MỤC LỤC
MỤC LỤC . 1
Tóm tắt khóa luận 5
Lời nói đầu 6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC 8
1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu 8
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu 8
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 9
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân. 9
1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp 11
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu 12
1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp 13
1.1.3.2. Xuất khẩu tại chỗ 14
1.1.3.3. Xuất khẩu ủy thác 14
1.1.3.4. Xuất khẩu gia công 16
1.1.3.5. Buôn bán đối lưu 18
1.2. Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu 19
1.2.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường, xác định mặt hàng xuất khẩu 19
1.2.1.1. Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới 19
1.2.1.2. Xác định mặt hàng xuất khẩu 19
1.2.2. Lựa chọn đối tượng giao dịch. 22
1.2.3. Giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng 25
1.2.3.1 Giao dịch đàm phán 25
1.2.3.2 Ký kết hợp đồng xuất khẩu. 28
1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 29
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 30
1.3.1. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 30
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 32
1.3.2.1. Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường 32
1.3.2.2. Hiệu quả tài chính 32
1.3.2.3. Kết quả về mặt xã hội 33
1.3.2.4. Chỉ tiêu tổng hợp 34
1.3.2.5. Chỉ tiêu lợi nhuận 34
1.3.2.6. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu. 35
1.3.2.7. Các chỉ tiêu về sử dụng vốn 37
1.3.2.8. Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu 37
1.3.2.9. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu 37
1.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 38
1.4.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 38
1.4.1.1. Nhân tố chính trị – luật pháp. 38
1.4.1.2. Các nhân tố kinh tế – xã hội. 39
1.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 40
1.4.2.1. Cơ chế tổ chức quản lý công ty. 40
1.4.2.2. Khả năng tài chính 41
1.4.2.3 Vị trí địa lý 41
1.4.2.4 Uy tín của doanh nghiệp. 42
1.5. Kết luận 42
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 43
2.1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG 43
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.43
2.1.1.1. Tên địa chỉ của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG 43
2.1.1.2. Lịch sử hoạt động của công ty 43
2.1.1.3 Logo của công ty 45
2.1.2. Quy mô hiện tại của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG 45
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần đầu tư và Thương mại TNG 46
2.1.3.1 Chức năng 46
2.1.3.2. Nhiệm vụ chính của Công ty 46
2.1.3.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty 47
2.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất 47
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG 48
2.1.6. Các sản phẩm chính của công ty 52
2.1.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 54
2.2. Thực trạng hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG 57
2.2.1. Tình hình xuất khẩu của công ty trong thời gian vừa qua 57
2.2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của công ty 57
2.2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 60
2.2.1.3 Thị trường xuất khẩu của công ty 62
2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty 64
2.2.2.1. Phân tích tình hình xuất khẩu 64
2.2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu 65
2.2.2.2. Các biện pháp mà công ty đang áp dụng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. 70
2.2.3. Đánh giá chung về nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty. 72
2.2.3.1. Những thành tựu trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty 72
2.2.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế 77
2.3. Kết luận 79
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 80
3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong thời gian tới. 80
3.1.1. Định hướng của toàn ngành dệt may 80
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty 85
3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty. 86
3.2.1 Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động marketing 86
3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm 91
3.2.3. Thay đổi điều kiện cơ sở giao hàng 93
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 93
3.2.5. Áp dụng hình thức thương mại điện tử 97
3.2.6. Cải tiến phương thức thanh toán 98
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5674 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
2.1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
2.1.1.1. Tên địa chỉ của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
Tên tiếng anh: TNG INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TNG (Thái Nguyên Garment, Thái Nguyên Group)
Địa chỉ: Trụ sở chính 160 đường Minh Cầu, thành phố Thái Nguyên.
Số điện thoại: 02803856425 Fax: 02803856408
Email: info@tng.vn
Website: www.tng.vn
Đại diện: Ông Nguyễn Văn Thời.
Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị - Tổng giám đốc.
2.1.1.2. Lịch sử hoạt động của công ty
Những sự kiện quan trọng
- Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp may Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với số vốn điều lệ ban đầu là 659.4 tỷ đồng. Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 02/1/1980, với 2 dây chuyền sản xuất. Sản phẩm của Xí nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh.
- Ngày 07/5/1981 tại quyết định số 124/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái sáp nhập Trạm may mặc Gia Công thuộc công ty Thương nghiệp vào Xí Nghiệp, nâng tổng số vốn của Xí nghiệp lên 834,7 tỷ đồng và năng lực sản xuất của Xí Nghiệp tăng lên 08 dây chuyền. Năm 1981 doanh thu của Xí Nghiệp tăng gấp đôi năm 1980.
- Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của hội đồng bộ trưởng về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp được thành lập lại theo quyết định số 708/QĐ-UB ngày 22/12/1992 cảu UBND tỉnh Bắc Thái. Theo đó số vốn điều lệ của Công ty được tăng lên 577.2 triệu đồng.
- Năm 1992 Xí nghiệp đầu tư 2.773 triệu đồng để đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước EU và Đông Âu.
- Năm 1997 Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty May Thái Nguyên với tổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng theo quyết định số 676/QĐ-UB ngày 04/11/1997 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Cũng trong năm 1997, Công ty may liên doanh với Công ty may Đức Giang trực thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam thành lập công ty may Liên doanh Việt Thái với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng với 8 chuyền may.
- Năm 2000, Công ty là thành viên của Hiệp hội may Việt Nam (Vitas).
- Ngày 02/01/2003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng theo quyết định số 3744/QĐ-UB ngày 16/12/2002.
- Năm 2006 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng theo nghị quyết Đại hội cổ đông ngày 13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy TNG Sông Công với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng.
- Ngày 18/03/2007 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 54.3 tỷ đồng theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông ngày 18/03/2007, phê duyệt chiến lược phát triển công ty đến 2011 và định hướng chiến lược cho các năm tiếp theo.
- Ngày 17/05/2007 Công ty đã đăng ký Công ty Đại chúng với Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
- Ngày 28/08/2007 Đại hội đồng cổ đông xin ý kiến, biểu quyết đổi tên công ty thành Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG.
2.1.1.3 Logo của công ty
- Được đăng ký phát minh sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ngày 24 tháng 8 năm 2005
Ý nghĩa của logo TNG: TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Garment, tên giao dịch của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên trước đây. Trong chiến lược phát triển thành tập đoàn đa ngành, TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Group. Biểu tượng TNG màu đỏ, nằm trong quả cầu màu xanh muốn nói đến thương hiệu TNG lớn mạnh mang tầm quốc tế.
Slogan – triết lý kinh doanh của công ty:
KHÁCH HÀNG LÀ NGƯỜI TRẢ LƯƠNG CHO CHÚNG TA
2.1.2. Quy mô hiện tại của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG
Qua chặng đường hình thành và phát triển Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, quy mô được mở rộng, các xí nghiệp được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ liên hoàn trong sản xuất theo dây chuyền có trình độ chuyên môn cao, đời sống của người lao động được nâng cao, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín và tạo dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác trong và ngoài nước.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô hiện tại của công ty
TT
Chỉ tiêu
Năm 2010
Đơn vị
1
Doanh Thu thuần
622,83
Tỷ đồng
2
Lợi nhuận
26,946
Tỷ đồng
3
Vốn kinh doanh
510,818
Tỷ đồng
(Nguồn: Phòng kế toán)
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần đầu tư và Thương mại TNG
2.1.3.1 Chức năng
Tiến hành việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tiến hành kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao.
Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn an toàn xã hội. Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách Nhà nước.
2.1.3.2. Nhiệm vụ chính của Công ty
Tổ chức sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề theo đúng bản đăng ký kinh doanh và mục đích thành lập công ty;
Bảo toàn và phát triển vốn góp cổ đông;
Xây dựng và thực hiện chính sách về tài chính, tín dụng, giá cả và đầu tư phát triển nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng hàng sản xuất.
Nghiên cứu luật pháp quốc tế, các thông lệ kinh doanh cần nắm vững nhu cầu thị hiếu, giá cả các loại sản phẩm may mặc, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, phục vụ sản xuất kinh doanh may mặc thời trang.
Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng cổ đông đề ra và theo đúng pháp luật của Nhà nước Việt Nam cho phép;
Nghiên cứu các đối tượng cạnh tranh để đưa ra các phương án xuất khẩu giữ vững các thị trường có lợi nhất.
Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chế độ quản lí tài sản, tài chính, lao động, tiền lương, quản lí và thực hiện phân phối theo lao động, không ngừng đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ văn hóa tay nghề cho các cán bộ công nhân viên của công ty.
Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
2.1.3.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
Sản xuất và mua bán hàng may mặc, đồng thời kết hợp với sản xuất bao bì giấy, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc.
Đào tạo nghề may công nghiệp;
Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị phòng cháy chữa cháy;
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp;
Vận tải hàng hóa đường bộ, vận tải hàng hóa;
Dịch vụ Xuất khẩu, ủy thác xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa;
Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh;
Đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và dân cư;
Mua bán thiết bị máy vi tính, máy văn phòng, thiết bị viễn thông, dịch vụ cho thuê hosting, đăng ký tên miền, thiết kế website, dịch vụ cho thuê máy chiếu, sửa chữa máy văn phòng, mua bán máy, thiết bị, phụ tùng, vật tư cơ khí, dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, cải tạo công trình cơ khí, điện nước, gia công sản phẩm cơ khí.
2.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất
Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG gồm 3 chi nhánh sản xuất chính là Việt Đức, Việt Thái và Việt Mỹ (sắp tới đây là nhà máy ở Phú Bình, dự định sẽ đưa vào sản xuất quý II năm 2011). Tai 3 chi nhánh này đều tổ chức thành các dây chuyền sản xuất. Chi nhánh Việt Đức có 14 chuyền, Việt Thái có 16 chuyền, Việt Mỹ có 60 chuyền. Các dây chuyền đều được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, mỗi công nhân thực hiện một hoặc một số bước nhất định. Ba chi nhánh đều có mô hình sản xuất khép kín: cắt, may, là, đóng gói, nhập kho.
Mỗi chi nhánh đều có các bộ phận sản xuất phụ trợ đó là đội cơ điện, vận tải, có nhiệm vụ phục vụ các công việc về cơ, điện, sửa chữa phụ tùng, hỏng hóc về máy móc và các nhu cầu chuyên chở của công ty cũng như của khách hàng.
Các chi nhánh này đều chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc chi nhánh và các phòng ban chức năng.
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Kho nguyên vật liệu.
Kho phụ liệu.
Tổ may
Kỹ thuật hướng dẫn
Là hơi sản phẩm
KCS kiểm tra
Đóng gói, đóng hàng
Xuất sản phẩm
Tổ cắt
Kỹ thuật thiết kế sơ đồ cắt.
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG được tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Bộ máy quản lý của công ty được chia thành các phòng, ban nhằm quản lý tốt nhất mọi hoạt động trong công ty
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty , toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty và có nhiệm vụ:
Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh và chủ trương chính sách dài hạn trong việc phát triển của Công ty ;
Quyết định cơ cấu vốn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty ;
Bầu, bãi nhiệm Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát;
Các nhiệm vụ khác do Điều lệ quy định.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty , có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định.Có nhiệm vụ:
Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất của Công ty;
Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của Công ty;
Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc;
Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ của Công ty;
Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông;
Các nhiệm vụ khác do điều lệ quy định
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG hiện có 5 thành viên, gồm:
Ông Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch
Bà Lý Thị Liên - Ủy viên
Ông Lã Anh Thắng - Ủy viên
Bà Lương Thị Thúy Hà - Ủy viên
Ông Nguyễn Việt Thắng -Ủy viên
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC XÍ NGHIỆP MAY
Phòng kế toán
Phòng tổ chức HCQT
PGĐ chuẩn bị sx
PGĐ kỹ thuật
PGĐ chất lượng
Phân xưởng may
Phòng KH vật tư 1,2
Phòng thiết bị
Phòng kỹ thuật
Phòng KCS 1,2
Quản đốc
Phó quản đốc chất lượng
Các tổ may
Điều độ
CÁC PHÂN XƯỞNG ĐỘC LẬP
Phân xưởng thêu
Phân xưởng giặt
Phân xưởng bao bì
TGĐ
Phòng TCCB-HCQT
Phòng thiết kế mẫu
Phòng KDXK 1,2
Phòng KDND 1,2
Phó TGĐ Lã Anh Thắng
Phòng CNTT
Phòng KSNB
Phòng QLLĐ-TL-BH
Phòng TB-VT
Phó TGĐ Nguyễn Huy Hoàng
Phòng BHLĐ-DGNB
Trung tâm đào tạo
Phòng bảo vệ
Phó TGĐ Lý Thị Liên
Phòng XNK
Phòng XDCB
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Phòng Kế toán
Sơ đồ 2.2: Mô hình khung bộ máy quản lý công ty năm 2010
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu
Ban kiểm soát gồm 03 thành viên:
Bà Bùi Thị Thắm - Trưởng ban
Ông Nguyễn Văn Đức - Ủy viên
Ông Chu Thuyên - Ủy viên
Ban giám đốc
Ban giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc, do Hội đồng Quản trị công ty bổ nhiệm. Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông về các quyết định của mình. Tổng giám đốc có nhiệm vụ:
Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh;
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ Công ty theo đúng Điều lệ Công ty, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng Quản trị;
Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo sự phân cấp của Điều lệ Công ty;
Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty trước Hội đồng quản trị;
Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Công ty.
Phó tổng Giám đốc là người hỗ trợ cho Tổng giám đốc trong hoạt động điều hành Công ty trong mảng công việc được giao.
Các phòng chức năng
- Phòng thị trường: Tổ chức thiết kế mẫu may mẫu chào hàng và xây dựng giá thành để ký kết hợp đồng. Cân đối, điều tiết và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đơn hàng tại các chi nhánh.
- Phòng kỹ thuật công nghệ: làm chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về công tác kỹ thuật, CN. Kiểm tra sản phẩm được khách hàng duyệt trước khi vào sản xuất, lập hồ sơ hàng cho các chi nhánh.
- Phòng xuất nhập khẩu: Chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về công tác marketing và xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu và thành phẩm.
- Phòng tổ chức hành chính: Chức năng quản lý nhân sự, quản lý lao động tiền lương và công tác quản trị hành chính của công ty. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Phòng kế toán tài chính: thực hiện công tác kế toán của các chi nhánh, trung tâm và văn phòng công ty. Kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu và giá thành sản xuất, xây dựng cơ bản. Tổng hợp và phân tích báo cáo quyết toán tài chính tháng quý năm của toàn công ty.
- Phòng xây dựng cơ bản: Thực hiện kế hoạch đầu tư, chiến lược đầu tư và sửa chữa lớn của công ty. Thực hiện giám sát kỹ thuật các hạng mục công trình xây dựng cơ bản.
- Phòng quản lý thiết bị: Xây dựng kế hoạch duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị công cụ dụng cụ cho sản xuất và phương tiện vận tải.
- Phòng công nghệ thông tin: chức năng quản lý hệ thống mạng nội bộ, quản lý Website của công ty. Nghiên cứu, ứng dụng phần mềm quản lý vào công tác quản lý của công ty.
* Nhận xét về cơ cấu tổ chức:
Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn và hợp lý đối với một Công ty cổ phần. Tuy nhiên để phát triển và hội nhập thành công thì cần tiếp tục đổi mới hoàn thiện bộ máy và đẩy mạnh chính sách thu hút nhân tài.
2.1.6. Các sản phẩm chính của công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tập trung chủ yếu vào các sản phẩm sau:
Hàng áo Jackets: Jacket chất liệu Micro, Jacket áo choàng dài, Jacket có bông, hàng jile, áo choàng, hàng trượt tuyết, hàng ép nhiệt Seam sealing, hàng đồng phục. ác loại áo Jacket này chủ yếu dùng để xuất khẩu sang thị trường các nước EU, Canada… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về áo rét mùa đông.
Hàng quần: quần tây, quần sooc Cargo pants, quần lửng ngắn Cargo shorts, quần trượt tuyết, váy các loại, các chất liệu Denim, hàng đồng phục. Các loại quần sooc, quần lửng chủ yếu dùng để xuất khẩu sang thị trường các nước EU, Canada, Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông, Đông Nam Á… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vào mùa hè, xuân, thu.
Bảng 2.2: Một số hợp đồng lớn đã thực hiện
(ĐVT: Nghìn hàng hóa)
Đối tác
2008
2009
2010
Hàng hóa
The Children’s place
10.352
8.568
6.500
Quần sooc các loại, quần lửng
Columbia sportswear
14.168
6.293
12.000
Hàng Jacket các loại
The Capital Garment
3.180
4.110
6.000
Hàng Jacket các loại
Panpacific Co., LTD
1.135
1.253
1.550
Hàng Jacket các loại
Fleetreet
1.800
2.577
2.830
Hàng Jacket nữ các loại
Comtextile
1.729
469
Quần sooc các loại, quần lửng
Habitex
1.000
Hàng Jacket các loại
Steve & Barry
161
Quần sooc các loại, quần lửng
Enter B
576
590
Hàng Jacket các loại
Young Shin
162
253
Hàng Jacket các loại
FTN
382
485
Hàng Jacket các loại
Won Jeom
242
275
Hàng Jacket các loại
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành may hiện nay, phần lớn sản phẩm của Công ty được xuất khẩu theo các đơn đặt hàng trước. Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo kiểu dáng và tiêu chuẩn đặt hàng của nhà tiêu thụ với các yêu cầu khá nghiêm ngặt về nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như những quy định khác có liên quan.
Bên cạnh ngành truyền thống là may mặc Công ty còn triển khai một số hoạt động khác như sản xuất bao bì, nguyên phụ liệu ngành may, vận tải hàng hóa, đào tạo nghề may, dịch vụ xuất nhập khẩu, vận tải hàng hóa,….Tuy nhiên, các hoạt động này mới chỉ đáp ứng nhu cầu trong nội bộ công ty, chưa trực tiếp đem lại doanh thu và lợi nhuận.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Từ bảng tổng hợp (trang bên) ta thấy: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng 149.298.895.949 đồng hay tăng 31.53% so với năm 2009. Điều này cho thấy năm 2010 công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Đặc biệt khoản giảm trừ doanh thu năm 2010 là bằng 0 chứng tỏ không có việc giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại do hỏng, sai sót,… điều này cho thấy doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình sản xuất hiệu quả hơn so với năm 2009.
Giá vốn hàng bán năm 2010 tăng 100.669.440.186 đồng tức là tăng 26.07% so với năm trước. Tuy tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn nhưng doanh nghiệp cũng cần phải xem xét tìm các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí hơn nhằm giảm giá vốn tăng lợi nhuận.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng, cụ thể chi phí bán hàng tăng 45.84%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 64.29% so với năm 2009. Doanh nghiệp cần xác định nguyên nhân xem tại sao chí phí lại tăng và có cách khắc phục hợp lý từ đó làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009, 2010
(ĐVT: VNĐ)
Nội dung
Năm 2009
Năm 2010
Mức biến động so với năm trước
Số tiền
Tỷ lệ %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
473.530.263.078
622.829.159.027
149.298.895.949
31,53%
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2.182.436.232
-2.182.436.232
-100,00%
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
471.347.826.846
622.829.159.027
151.481.332.181
32,14%
4. Giá vốn hàng bán
386.189.413.867
486.858.854.053
100.669.440.186
26,07%
5. lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
85.158.412.979
135.970.304.974
50.811.891.995
59,67%
6. Doanh thu hoạt động tài chính
10.542.025.016
8.592.378.552
-1.949.646.464
-18,49%
7. Chi phí tài chính
24.468.942.418
35.525.596.966
11.056.654.548
45,19%
trong đó: chi phí lãi vay
19.219.135.484
22.800.562.585
3.581.427.101
18,63%
8. Chi phí bán hàng
10.504.580.976
15.319.585.106
4.815.004.130
45,84%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
40.839.265.371
67.095.497.145
26.256.231.774
64,29%
10. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
19.887.649.230
26.622.004.309
6.734.355.079
33,86%
11. Thu nhập khác
86.493.889
1.120.355.397
1.033.861.508
1195,30%
12. Chi phí khác
22.415.465
796.342.012
773.926.547
3452,65%
13. Lợi nhuận khác
64.078.424
324.013.385
259.934.961
405,65%
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
19.951.727.654
26.946.017.694
6.994.290.040
35,06%
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
2.100.601.426
1.966.904.074
-133.697.352
-6,36%
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN
17.851.126.228
24.979.113.620
7.127.987.392
39,93%
17. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
3.631
3.181
-450
-12,39%
(Nguồn phòng tài chính kế toán)
Bảng 2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
(ĐVT: VNĐ)
Các nhân tố làm tăng lợi nhuận
Làm lợi nhuận tăng lên
Tỷ lệ phần trăm (%)
Các nhân tố làm giảm lợi nhuận
Làm lợi nhuận giảm đi
Tỷ lệ phần trăm (%)
Các khoản giảm trừ doanh thu
2.182.436.232
1,44
Giá vốn hàng bán
-100.669.440.86
69,55
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
149.298.895.949
98,56
Doanh thu hoạt động tài chính
-1.949.646.464
1,35
Chi phí tài chính
-11.056.654.548
7,64
Chi phí bán hàng
-4.815.004.130
3,33
Chi phí quản lý doanh nghiệp
-26.256.231.774
18,14
Tổng
151.481.332.181
100
-144.746.977.102
100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy nhân tố làm tăng lợi nhuận nhiều nhất là khoản thu từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm đến 98,56%. Như vậy có thể thấy trong năm 2010 công ty đã nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu hơn làm tăng doanh số bán hàng cũng như lượng hàng xuất đi, đem lại thêm lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó việc giảm các khoản giảm trừ doanh thu cũng giúp lợi nhuận tăng lên.
Do hoạt động sản xuất được tăng cường hơn nên các loại chi phí trong doanh nghiệp đều tăng điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp làm lợi nhuận giảm so với năm trước tổng cộng là 42.127.890.452 đồng. Giá vốn hàng bán tăng cũng là nhân tố làm giảm lợi nhuận, doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa.
Như vậy, nhìn chung lợi nhuận năm 2010 đã tăng lên đáng kể so với năm 2009, thể hiện sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp tục đưa công ty tăng trưởng và phát triển hơn
2.2. Thực trạng hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
2.2.1. Tình hình xuất khẩu của công ty trong thời gian vừa qua
2.2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của công ty
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG là công ty chuyên xuất khẩu hàng may mặc. Trải qua hơn 30 năm hoạt động và phát triển, TNG đã trở nên khá quen thuộc với các hãng cung cấp hàng may mặc trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ và Canada. Năm 2005 Công ty đã được The Children’s Place của (Hoa Kỳ) trao tặng danh hiệu “Nhà cung cấp tốt nhất trong năm”. Đạt được điều này, bên cạnh chất lượng và giá thành sản phẩm không thể không kể đến sự đóng góp của hoạt động marketing.
Trong những năm tới, Công ty xác định thị trường xuất khẩu vẫn là chủ lực. Đối với khách hàng truyền thống: Công ty luôn duy trì và không ngừng củng cố, phát triển mối quan hệ với khách hàng truyền thống để họ luôn cảm thấy hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Hàng năm công ty tổ chức gặp gỡ, trao đổi đánh giá quá trình làm việc trong năm để lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, từ đó rút kinh nghiệm trong giai đoạn tiếp theo.
Qua từng giai đoạn phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty cũng tăng dần theo từng thời kỳ.
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty năm 2009, 2010
(ĐVT: USD)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2009
Năm 2010
Tổng nhập
Tổng xuất
Tổng nhập
Tổng xuất
Kim ngạch
USD
22.920.905,60
23.929.136
29.901.171,79
31.253.311,91
(Nguồn: Phòng XNK)
Nhìn vào bảng tổng hợp ta có thể thấy tổng kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu của công ty đều tăng so với năm 2009 cụ thể:
Bảng 2.6: So sánh mức biến động kim ngạch XNK năm 2009, 2010
Chỉ tiêu
Chênh lệch
Tổng nhập
Tổng xuất
Số tiền (USD)
%
Số tiền (USD)
%
Kim ngạch
6.980.266,19
30,45%
7.324.175,91
30,61%
Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng 6,9 triệu USD tương ứng tăng 30,45%. Đối với TNG, nguyên liệu chiếm tới 65%-70% giá vốn hàng bán, năm 2010 giá nguyên vật liệu đầu vào ổn định, phần lớn sản phẩm của Công ty đều thực hiện dưới dạng hợp đồng mua nguyên vật liệu, xuất thành phẩm, còn gọi là FOB (Free on Board). Nguyên vật liệu tốt với giá cạnh tranh sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí, qua đó giúp công ty tăng lợi nhuận đáng kể.
Mặt khác, với một số hợp đồng chỉ định thầu giá cả nguyên vật liệu được khách hàng chấp nhận trước khi ký kết. Do đó ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu đến doanh thu và lợi nhuận cũng hạn chế hơn.
Nguyên vật liệu của Công ty được cấp bởi nhiều nguồn khác nhau, cả trong nước (7,2%) và nước ngoài (92,8%). Nguồn cung cấp nguyên phụ liệu của Công ty chủ yếu là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, do chất lượng đáp ứng được yêu cầu, chủng loại phong phú và giá cả cạnh tranh. Do vậy, khi đơn đặt hàng tăng lên thì kim ngạch nhập khẩu của công ty cũng tăng theo để có đủ nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Trải qua quá trình hoạt động, Công ty đã hợp tác và xây dựng được mối quan hệ truyền thống ổn định với các nhà cung cấp (kể cả các nhà cung cấp được chỉ định) từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, … đồng thời để tiếp cận các thị trường này, Công ty có người của Công ty đại diện tại Thành Phố Thượng Hải, Trung Quốc để tìm nguồn, kiểm tra chất lượng, tiến độ và giá cả nhằm chủ động nguồn nguyên, phụ liệu kịp thời cho sản xuất.
Bảng 2.7: Một số hợp đồng mua nguyên, phụ liệu đã được thực hiện
(ĐVT: Nghìn USD)
Đối tác
Tên hợp đồng
2008
2009
2010
Hàng hóa
LIBERTY MILLSLTD
01 TN – LM(TCP 07)
(22/12/2006)
111
Vải chính, vải lót các loại
KAI CHERNG ENTER PRICE
01 TN – KC (CS – F09)
4.320
2.300
3.607
Vải chính, phụ liệu các loại
REALTY TEXTILE CO., LTD
02 TN – RT (TCP – 09)
(09/01/2009)
160
1.070
1.520
Vải chính, vải lót các loại
JANGKI TEXTILE CO., LTD
01 TN – JK (CAP – 09)
(02/1/09)
142
64
125
Vải chính, vải lót các loại
OS – SONG
01 TN – OS ( CAP – 09)
(02/1/2009)
109
110
756
Vải chính, vải lót các loại
FULTIDE ENTERPRISE CO., LTD
01 TN – FT (CAP – SPR)
(02/1/2009)
864
910
1.280
Vải chính, vải lót các loại
AN HUI GARMENT ZHONGTIAN
01 TN – AN, ZN (CAP – 09)
(02/1/2009)
2.800
552
764
Vải các loại
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Mặc dù nguồn cung cấp nguyên phụ liệu trong nước không sẵn (92,8% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu) song nguồn cung cấp từ các nước Trung Quốc, Hồng Kong … lại khá dồi dào, phong phú, giá cả hợp lý và rất cạnh tranh. Ngoài ra đây là những thị trường có ngành may mặc khá phát triển, vị trí địa lý lại khá thuận lợi nên việc tiếp cận các nguồn cung này khá dễ dàng. Nhờ xây dựng được quan hệ tốt với các nhà cung cấp, Công ty đã tìm kiếm được nguồn nguyên vật liệu đáp ứng hơn 90% nguyên phụ liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất đến hết năm 2010 và các năm tiếp theo.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2010 tăng hơn 7 triệu USD so với năm 2009 tương ứng tăng 30,61%. Trải qua c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 239.doc