Khóa luận Thực trạng và giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại Nhà máy đóng tàu 76

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . . .tr1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC . . tr3

1.1 Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực . tr3

1.2 Vai trò và ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức . tr3

1.3 Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực . tr4

1.4 Hoạch định nguồn nhân lực . tr4

1.5 Thiết kế và phân tích công việc . tr5

1.6 Kế hoạch hóa nguồn nhân lực . tr6

1.7 Tuyển mộ, tuyển chọn nguồn nhân lực . tr7

1.8 Bố trí nguồn lực và thôi việc . tr8

1.9 Định hướng phát triển nghề nghiệp . tr8

1.10 Đào tạo và phát triển . tr9

1.11 Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên . tr10

1.12 Trả công lao động . tr10

1.13 Các khuyến khích tài chính . . tr11

1.14 Quan hệ lao động . tr12

1.15 An toàn lao động . tr12

Kết luận chương 1 . tr14

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY

ĐÓNG TÀU 76 . tr15

2.1 Giới thiệu sơ lược Nhà máy đóng tàu 76 .tr15

2.1.1 Quá trình thành lập Nhà máy . .tr15

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ . tr16

2.1.3 Cơ cấu tổ chức . tr16

2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây . tr19

2.1.5 Chiến lược trong tương lai . . .tr21

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực tại Nhà máy đóng tàu 76 . tr22

2.2.1 Quy trình tuyển mộ, tuyển chọn . tr22

2.2.2 Đào tạo và phát triển . tr25

2.2.3 Tình hình nhân sự tại Nhà máy . tr26

2.2.3.1 Phân loại lao động tại Nhà máy .tr26

2.2.3.2 Hạch toán lao động tại Nhà máy . tr29

2.2.3.3 Cách tính tiền lương tại Nhà máy . tr36

2.2.4 Các khuyến khích tài chính tại Nhà máy . tr36

2.2.5 Quan hệ lao động tại Nhà máy . tr37

2.2.6 An toàn lao động tại Nhà máy . tr37

2.3 Ưu điểm . tr40

2.3.1 Quy trình tuyển mộ, tuyển chọn . tr40

2.3.2 Đào tạo và phát triển . tr41

2.3.3 Tình hình nhân sự tại Nhà máy . tr41

2.3.4 Các khuyến khích tài chính tại Nhà máy . tr41

2.3.5 Quan hệ lao động tại Nhà máy . tr42

2.3.6 An toàn lao động tại Nhà máy . tr42

2.4 Hạn chế . tr43

2.4.1 Quy trình tuyển mộ, tuyển chọn . tr43

2.4.2 Đào tạo và phát triển . tr43

2.4.3 Tình hình nhân sự tại Nhà máy . tr44

2.4.4 Các khuyến khích tài chính tại Nhà máy . tr44

2.4.5 Quan hệ lao động tại Nhà máy . tr44

2.4.6 An toàn lao động tại Nhà máy . tr45

2.5 Nguyên nhân tồn tại hạn chế . tr45

2.5.1 Quy trình tuyển mộ, tuyển chọn . tr45

2.5.2 Đào tạo và phát triển . tr45

2.5.3 Tình hình nhân sự tại Nhà máy . tr45

2.5.4 Các khuyến khích tài chính tại Nhà máy . tr46

2.5.5 Quan hệ lao động tại Nhà máy . tr46

2.5.6 An toàn lao động tại Nhà máy . tr46

Kết luận chương 2 . tr47

 

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ

NGUỒN NHÂN LỰC NHÀ MÁY . tr48

3.1 Các giải pháp . . tr48

3.1.1 Hoạt động thống kê nhân sự, Xác định nhiệm vụ, công việc . tr48

3.1.2 Hệ thống thu hút tuyển chọn, Đào tạo . tr51

3.1.3 Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên, Phát triển nghề nghiệp. tr52

3.1.4 Chế độ đãi ngộ . tr55

3.2 Kiến nghị . tr58

Kết luận . . tr60

Tài liệu tham khảo . tr61

Phụ lục 1 . tr62

Phụ lục 2 . tr63

Phụ lục 3 . tr65

Phụ lục 4 . tr66

Phụ lục 5 . tr70

 

 

 

 

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại Nhà máy đóng tàu 76, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t. Nhận xét: Nhìn vào đồ thị Thi nâng bậc thợ cho công nhân trực tiếp sản xuất thể hiện trong 3 năm qua ta nhận thấy: Năm 2007 Nhà máy đảm bảo về lao động, thực hiện việc thi nâng bậc thợ cho 52 người đạt 95% so với kế hoạch đặt ra. Về khối gián tiếp Nhà máy đã hoàn thành quy chế lương theo quy định cứ 3 năm nếu không có sai phạm nghiêm trọng, không bị cảnh cáo sẽ được lên mức lương mới. Năm 2008 Nhà máy tiếp tục thực hiện việc thi nâng bậc thợ cho 63 công nhân viên đạt 97% kế hoạch đề ra và tăng 21% so với năm 2007. Khẳng định hơn nữa việc ổn định về lao động trong tổ chức. Măm 2009 do tình hình khó khăn về tài chính, tuy nhiên Nhà máy có tổ chức thi nâng bậc thợ cho 47 công nhân viên chiếm 94% so kế hoạch đề ra và giảm 26% so với năm 2008. 2.2.3 Tình hình nhân sự tại Nhà máy 2.2.3.1 Phân loại lao động tại Nhà máy Bảng 2.3: Tổng số lao động, Lao động trong danh sách, Lao động thời vụ, Lao động có việc làm thường xuyên thực hiện trong 3 năm qua (trang 27). Biểu đồ 2.3: Tổng số lao động, Lao động trong danh sách, Lao động thời vụ và Lao động có việc làm thường xuyên thực hiện trong 3 năm qua. Nhận xét: Tổng số lạo động của năm 2007 là 383 công nhân viên đạt 95% so với kế hoạch. Năm 2008 số lao động Nhà máy giải quyết được là 368 người chiếm 82% so với kế hoạch. Năm 2009 là năm Nhà máy giải quyết được số lao động là 435 người chiếm 118% so với kế hoạch. Tuy nhiên, lao động thực hiện trong danh sách là 280 người năm 2007 đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Năm 2008 là 323 người đạt 89% so với kế hoạch đề ra. Năm 2009 là 281 người đạt 94% so với kế hoạch. Lao động thời vụ năm 2007 là 103 người đạt 85% so với kế hoạch.. Năm 2008 là 45 người đạt 52% so với kế hoạch. năm 2009 là 154 người đạt 220% so với kế hoạch. Lao động thường xuyên năm 2007 là 280 người đạt 100% so với kế hoạch. Năm 2008 là 291 người đạt 80% so với kế hoạch. Năm 2009 là 281 người đạt 94% so với kế hoạch. 2.2.3.2 Hạch toán lao động tại Nhà máy Bảng 2.4: Tỷ lệ nhân viên quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất trong 3 năm qua. đvt: người NĂM NVQL CNSXTT TỔNG CỘNG SO VỚI NĂM TRƯỚC 2007 62 219 280 2008 73 250 323 Tăng 15% 2009 69 211 281 giảm 13% Nguồn: Văn kiện Đại hội Công nhân viên chức Nhà máy đóng tàu 76 năm 2007, 2008 và năm 2009. Nhận xét: Năm 2007 cứ 100 công nhân tương ứng với 29 cán bộ quản lý. Năm 2008 là 100 công nhân tương ứng với 30 cán bộ quản lý, lượng lao động tăng 15% so với năm 2007. Năm 2009 là 100 công nhân tương ứng với 33 cán bộ quản lý, lượng lao động giảm 13% so với năm 2008. Mặc dù, lượng công nhân trực tiếp sản xuất tăng vào năm 2008 tuy nhiên lực lượng cán bộ quản lý lại tăng hơn năm 2007 chứng tỏ rằng: Bộ máy quản lý doanh nghiệp cồng kềnh, kém hiệu quả, vì chi phí quản lý doanh nghiệp cao. Bảng 2.5: Bố trí trình độ Đại học, cao đẳng và trung cấp thực hiện công việc sản xuất kinh doanh trong 3 năm qua. đvt: người NĂM ĐẠI HỌC, CĐ TRUNG CẤP TỔNG CỘNG SO VỚI NĂM TRƯỚC 2007 45 235 280 2008 52 271 323 tăng 15% 2009 47 234 281 giảm 13% Nguồn: Văn kiện Đại hội Công nhân viên chức Nhà máy đóng tàu 76 năm 2007, 2008 và năm 2009. Nhận xét: Năm 2007 cứ 100 lao động có bằng Trung cấp tương ứng với 20 lao động có bằng Đại học, cao đẳng. Năm 2008 là 100 lao động có bằng Trung cấp tương ứng với 20 lao động có bằng Đại học. Năm 2009 là 100 lao động có bằng Trung cấp tương ứng với 21 lao động có bằng Đại học, cao đẳng chiếm chứng tỏ rằng: Bộ máy quản lý doanh nghiệp cồng kềnh, kém hiệu quả, vì chi phí quản lý doanh nghiệp cao. Tỷ lệ công nhân học nghề ngày càng giảm chứng tỏ doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đào tạo, và chưa có hướng mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Bảng 2.6: Phân bổ lao động trong 3 năm qua. đvt: người NĂM CN PHỤC VỤ CNSX CHÍNH TỔNG CỘNG SO VỚI NĂM TRƯỚC 2007 15 204 219 2008 17 233 250 tăng 14,1% 2009 13 199 212 giảm 15,2% Nguồn: Văn kiện Đại hội Công nhân viên chức Nhà máy đóng tàu 76 năm 2007, 2008 và năm 2009. Nhận xét: Năm 2007 cứ 100 công nhân sản xuất chính tương ứng với 8 công nhân phục vụ. Năm 2008 là 100 công nhân sản xuất chính tương ứng với 8 công nhân phục vụ. Năm 2009 là 100 công nhân sản xuất chính tương ứng với 7 công nhân phục vụ chứng tỏ rằng: Dây truyền sản xuất ngày càng cải thiện, giảm chi phí phục vụ, tăng năng suất lao động. Bảng 2.7: Phân loại sức khỏe trong 3 năm qua. đvt: người phân loại sức khỏe 2007 2008 2009 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) loại 1 111 39.64 172 53.25 133 47.33 loại 2 91 32.50 85 26.32 97 34.52 loại 3 67 23.93 56 17.34 44 15.66 loại 4 8 2.86 8 2.48 6 2.14 loại 5 3 1.07 2 0.62 1 0.36 bệnh nghề nghiệp 0 - 0 - 0 - Viêm siêu vi 0 - 0 - 0 - TỔNG 280 100.00 323 100.00 281 100 Nguồn: Văn kiện Đại hội Công nhân viên chức Nhà máy đóng tàu 76 năm 2007, 2008 và năm 2009. Biểu đồ 2.4: Phân loại sức khỏe trong 3 năm qua. Nhận xét: Trong năm 2007 có 111 lao động sức khỏe loại 1chiếm đa số, có 91 lao động sức khỏe loại 2, có 67 lao động sức khỏe loại 3, có 8 lao động sức khỏe loại 4, có 3 lao động sức khỏe loại 5, không có lao động nào bị nhiễm siêu vi và bệnh nghề nghiệp. Năm 2008 Nhà máy đã cải thiện nhiều môi trường làm việc, quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên nên có 172 lao động sức khỏe loại 1chiếm đa số, có 85 lao động sức khỏe loại 2, có 56 lao động sức khỏe loại 3, có 8 lao động sức khỏe loại 4, có 2 lao động sức khỏe loại 5, không có lao động nào bị nhiễm siêu vi và bệnh nghề nghiệp. Trong năm 2009 có 133 lao động sức khỏe loại 1chiếm đa số, có 97 lao động sức khỏe loại 2, có 44 lao động sức khỏe loại 3, có 6 lao động sức khỏe loại 4, có 1 lao động sức khỏe loại 5, không có lao động nào bị nhiễm siêu vi và bệnh nghề nghiệp. Trong tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy thuộc công nghiệp nặng, độc hại, … nên năng suất lao động còn hàn chế, một số lao động trẻ suy giảm, bỏ việc trong khi những lao động lành nghề lớn tuổi chưa đến tuổi nghỉ hưu có sức khỏe hạn chế, nên chăng Nhà máy cần cải thiện môi trường làm việc hơn nữa. Bảng 2.8: Tổng quỹ lương trong 3 năm qua TỔNG QUỸ LƯƠNG đvt: Triệu đồng NĂM KẾ HOẠCH THỰC TẾ CHÊNH LỆCH TỶ LỆ (%) SO VỚI NĂM TRƯỚC 2007 11,270 12,848 1,578 114.00 Tăng 66% 2008 19,500 13,115 (6,385) 67.26 Tăng 2% 2009 16,000 19,512 3,512 121.95 Tăng 49% Nguồn: Văn kiện Đại hội Công nhân viên chức Nhà máy đóng tàu 76 năm 2007, 2008 và năm 2009. Biểu đồ 2.5: Tổng quỹ lương thực hiện trong 3 năm qua. Nhận xét: Tổng quỹ lương của Nhà máy năm 2007 là 12,848 triệu đồng, đạt 114% so với kế hoạch, tăng 66% so với năm 2006. Năm 2008 là 13,115 triệu đồng, đạt 67% so với kế hoạch, tăng 2% so với năm 2007. Năm 2009 là 19,512 triệu đồng, đạt 122% so với kế hoạch, tăng 29% so với năm 2008. Bảng 2.9: Thu nhập bình quân. THU NHẬP BÌNH QUÂN đvt: đồng NĂM KẾ HOẠCH THỰC TẾ CHÊNH LỆCH TỶ LỆ (%) SO VỚI NĂM TRƯỚC 2007 2,350,000 2,796,000 446,000 118.98 Tăng 28% 2008 3,600,000 2,970,000 (630,000) 82.50 Tăng 6% 2009 3,500,000 3,670,000 170,000 104.86 Tăng 24% Nguồn: Văn kiện Đại hội Công nhân viên chức Nhà máy đóng tàu 76 năm 2007, 2008 và năm 2009. Biểu đồ 2.6: Thu nhập bình quân thực hiện trong 3 năm qua. Nhận xét: Thu nhập bình quân đầu người cán bộ công nhân viên trong Nhà máy nhìn chung có tăng nhưng không đáng kể, so với tình hình kinh tế xã hội hiện nay lạm phát ngày càng leo thang. Nhà nước đã điều chỉnh mức lương cơ bản cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên Nhà máy gặp khó khăn về tài chính nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cán bộ công nhân viên. Ngoài ra cũng phần nào đánh giá được trình độ thành thạo kỹ thuật, kỹ xảo của người lao động còn hạn chế. Mức độ trang bị máy móc thiết bị, mức độ cơ giới và tự động hóa còn yếu: Máy móc phục vụ chủ yếu cũ kỹ không đáp ứng điều kiện sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Quá trình tìm nguồn đầu vào còn hạn chế, nguồn việc làm có lợi nhuận, và lợi nhuận cao còn thiếu. Trình độ tổ chức, quản lý, sử dụng đòn bẩy kích thích lao động chưa đạt hiệu quả. Chế độ lương bổng, khen thưởng, kỷ luật tương đối công bằng, rõ ràng tuy nhiên do tài chính gặp khó khăn nên Nhà máy đã rất nỗ lực gồng mình để đem lại công ăn việc làm cho gần 300 cán bộ công nhân viên lao động, nên kết quả lương bình quân năm 2009 là 3.670.000 đồng. 2.2.3.3 Cách tính tiền lương tại Nhà máy Cách tính tiền lương Nhà máy nhìn chung tương đối rõ ràng, Áp dụng theo quy chế tiền lương ban hành, chi tiết xem phần phụ lục 05 đính kèm. 2.2.4 Các khuyến khích tài chính tại Nhà máy Mặc dù Nhà máy đóng tàu 76 đang gặp khó khăn về tài chính tuy nhiên các khuyến khích tài chính vẫn được thực hiện như sau: Đối với cán bộ các phòng, ban, xưởng chi nhánh với hình thức áp dụng Hi (Hi là hệ số năng suất) cho từng CB.CNV dựa vào: Điều kiện làm việc, năng suất lao động khối lượng công việc, độ phức tạp và trách nhiệm công việc. Hệ số phân loại K: là hệ số áp dụng phân loại A,B,C: K= 1,2; 1,1; 1,0 căn cứ vào một trong những nội dung sau: K = 1,2 cho những người hoàn thành công việc được giao, hỗ trợ giúp đỡ chung công việc, đúng giờ đủ ngày công. K = 1,1 cho những người hoàn thành nhiệm vụ còn có sơ sót, đi muộn, về sớm. K = 1,0 cho những người có một trong các điểm sau: Chưa hoàn thành nhiệm vụ, trì trệ trong công việc, còn sai sót nhiều chuyên môn, đi muộn, về sớm có truyền thống. Đối với công nhân viên lao động trực tiếp trả lương theo khoán sản phẩm, thì người lao động được trả lương thêm giờ khi người sử dụng lao động yêu cầu làm thêm số lượng công việc, khối lượng sản phẩm ngoài bản giao khoán được giám đốc phê duyệt. Các phòng, ban, xưởng đã được định biên theo chức danh phải hoàn thành chức năng nhiệm vụ theo “ trách nhiệm quyền hạn của phòng, ban “. Giờ công văn phòng làm việc 40 giờ / tuần, xưởng, ban dự án … làm 48 giờ /tuần Người lao động làm thêm giờ được trả theo đơn giá tiền lương như sau: Làm thêm ngày thường 150% lương cơ bản. Làm thêm ngày nghỉ hàng tuần 200% lương cơ bản. Làm thêm vào ngày lễ 300% lương cơ bản. Lương hội họp, học tập, nghỉ phép năm. Công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân phục vụ khi Nhà máy hoặc xưởng cử đi họp hoặc học tập chính trị, nâng bậc, an toàn lao động, nghỉ phép năm … tham gia các hoạt động đoàn thể thì được hưởng 100% lương cơ bản. Ngoài ra, trong công việc khó khăn phức tạp, những vị trí thi công đòi hỏi trình độ tay nghề, kỹ thuật cao … các cán bộ kỹ thuật phụ trách, chủ nhiệm công trình có quyền nhân hệ số khuyến khích anh em hoàn thành nhiệm vụ. Buổi trưa hàng ngày, Nhà máy có một xuất cơm cho toàn bộ cán bộ công nhân viên chức lao động. Vào buổi tối, nếu theo yêu cầu tiến độ cần tăng ca ngoài một xuất cơm tối còn phát thêm sữa cho anh em đảm bảo sức khỏe lao động sản xuất, hoặc ngày chủ nhật cũng có chế độ theo quy định. 2.2.5 Quan hệ lao động tại Nhà máy Nhà máy hoạt động trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động được thực hiện qua bộ luật lao động và bản thỏa ước lao động tập thể, đó cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các quan hệ lao động và tranh chấp lao động. Nhà máy luôn bảo đảm việc làm, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động qua việc giải quyết các chế độ, chính sách luôn phù hợp và nhanh chóng, bảo đảm quyền lợi kịp thời cho người lao động. Trong những năm gần đây, Nhà máy luôn chú ý đến việc cải thiện điều kiện làm việc, đầu tư công tác môi trường và vệ sinh công nghiệp ngày càng hoàn chỉnh. Công tác an toàn vệ sinh và phòng chống cháy nổ được lãnh đạo nhà máy quan tâm và đặt lên hàng đầu. Công tác bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường luôn được cải thiện, công tác chăm lo và bảo vệ sức khỏe cán bộ công nhân viên lao động luôn thực hiện thường xuyên. 2.2.6 An toàn lao động tại Nhà máy Ngày làm việc không quá 8 giờ, tuần làm việc không quá 48 giờ, thống nhất theo giờ như sau: Sáng từ 7h30 đến 12 h, chiều từ 13h đến 16h30. Riêng đối với bảo vệ và thường trực theo ca trực, giờ giấc bắt đầu làm việc và kết thúc mỗi ca theo sự phân công của thủ trưởng đơn vị trực tiếp. Đối với lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, thời giờ làm việc được rút ngắn theo quy định của Nhà nước. Nhà máy khuyến khích, các phòng, ban, xưởng, chi nhánh nâng cao chất lượng công tác, sử dụng thời gian hợp lý, tăng năng suất lao động nhằm rút ngắn ngày làm việc trong tuần (40giờ / tuần) theo nghị định của Chính phủ. Đối với lái xe con thời giờ làm việc, thời giờ kết thúc theo yêu cầu của thủ trưởng trực tiếp. Ngày nghỉ hàng tuần: Là ngày chủ nhật. Riêng đối với những việc đột xuất phải làm việc vào ngày chủ nhật thì được nghỉ bù vào ngày kế tiếp, hoặc do sự cố về điện thì chuyển ngày làm việc và ngày nghỉ trong tuần đã được thỏa thuận và có thong báo riêng. Đối với các bộ phận công việc khác do đặc điểm không nghỉ đúng ngày quy định thì được nghỉ bù trong tháng là 04 ngày. Nghỉ lễ Rỗ Quốc tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch: 01 ngày Nghỉ lễ 30/4&1/5: 02 ngày Ngày quốc khánh 2/9: 01 ngày Nghỉ tết dương lịch 1/1: 01 ngày Tết âm lịch (ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm): 04 ngày Các ngày nghỉ lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Đối với người làm công tác bảo vệ thường trực trong các ngày lễ, tết thì được nghỉ bù và nếu không nghỉ bù thì được hưởng lương thêm giờ theo quy định của bộ luật lao động. Nghỉ việc riêng được hưởng lương trong các trường hợp sau đây: Người lao động kết hôn: nghỉ 03 ngày. Con người lao động kết hôn: nghỉ 01 ngày. Bố mẹ (cả hai bên chồng hoặc vợ), vợ hoặc chồng, con chết: nghỉ 03 ngày. Người lao động có thể nghỉ việc riêng không hưởng lương theo thỏa thuận. Nhưng phải làm đơn nói rõ lý do, mục đích nghỉ và được thủ trưởng đơn vị đồng ý có sự xác nhận của công đoàn cơ sở. Quy định các trường hợp làm thêm và số giờ làm thêm trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong năm: Trường hợp đột xuất phải làm thêm giờ thì thời giờ làm thêm không vượt quá 50% số giờ được quy định trong mỗi ngày tức là không vượt quá 12 giờ/ ngày. Tổng số giờ làm thêm trong năm không quá 200 giờ. Người lao động làm việc 10 tháng trong Nhà máy thì nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương theo quy định sau: 12 ngày /năm đối với người làm việc trong điều kiện bình thường, 14 ngày đối với công việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc điều kiện sống khắc nghiệt gồm thợ sắt, thợ hàn, thợ sơn gõ rỉ trong hầm tàu, sà lan. Ngoài số ngày nghỉ trên cứ 5 năm công tác liên tục thì được cộng thêm 01 ngày. Ngày nghỉ hằng năm nếu đi bằng phương tiện ô tô, tàu thủy, tàu hỏa mà số ngày đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường. Khi nghỉ phép phải có đơn xin nghỉ ghi rõ địa chỉ nơi nghỉ, thời gian nghỉ báo cho P. TCHC trước 03 ngày. Số ngày nghỉ phép trong năm được ghi nhận đến hết quý I của năm sau, nếu người lao động không nghỉ phép năm vì lý do yêu cầu công tác có sự thỏa thuận của lãnh đạo thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa nghỉ (kể cả những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 10 nghị định 195 CP mà chưa nghỉ hết hoặc chưa nghỉ phép năm). Ngoài giờ làm việc CB.CNV không có yêu cầu công việc không được ở lại Nhà máy. Đối với CBCNV xưởng, chi nhánh: Tất cả CB.CNV của xưởng, chi nhánh phải có mặt trước giờ làm việc ít nhất là 05 phút để chuẩn bị vào ca. Trường hợp được giao huy động thợ thời vụ để bảo đảm công việc kịp tiến độ thì lập danh sách riêng báo cáo trước một ngày. Được duyệt mới được vào xưởng làm việc. Trước khi chính thức làm việc nhà máy sẽ huấn luyện ATLĐ cho người lao động đúng quy định. Trong giờ lao động sản xuất không được đi lại từ tổ này sang tổ khác nếu không được sự phân công của thủ trưởng quản lý trực tiếp. Ngoài giờ làm việc nếu không được phép của lãnh đạo thì CB.CNV không được vào xưởng. Đối với khách hàng ngoài nhà máy: Xuất trình giấy tờ cần thiết cho nhân viên thường trực. Để xe đúng nơi quy định hoặc hướng dẫn của nhân viên thường trực. Liên hệ với bộ phận tiếp khách đăng ký nội dung làm việc để được hướng dẫn cụ thể. Trong khi làm việc nếu có sự cố hỏa hoạn, thì phải tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ tiếp việc hoặc nhân viên thường trực. Trường hợp khách cần xuống hiện trường (được sự đồng ý của lãnh đạo) phải có người hướng dẫn. Trong trường hợp cần thiết xưởng sẽ giải quyết cho mượn trang bị bảo hộ lao động cá nhân để đảm bảo an toàn cho khách công tác. Khi làm việc CB.CNV phải ăn mặc gọn gàng, bảo đảm ATLĐ. Khối gián tiếp ăn mặc đồng phục: Nam áo sơ mi, quần tây, bỏ áo trong quần. Nữ áo sơ mi, quần tây, bỏ áo trong quần hoặc trang phục khác gọn gàng lịch sự. Khối sản xuất: Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo ngành nghề. Các ngày lễ, hội họp: Nữ đồng phục hoặc áo dài. Nam: quần tây, áo sơ mi thắt cà vạt. Chấp hành lịch khám sức khỏe định kỳ của nhà máy. Mọi người phải tuân thủ các quy phạm tiêu chuẩn về ATLĐ, vệ sinh công nghiệp, trách nhiệm kiểm tra, thực hiện chế độ bảo dưỡng chăm sóc máy móc thiết bị, dụng cụ được giao sử dụng. Có chế độ khoán công cho tổ máy, tổ điện vệ sinh bảo dưỡng máy công cụ và thiết bị đảm nhận, bố trí lao động thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp, xây dựng khu vực phân loại rác thải công nghiệp và rác thường để có biện pháp xử lý. Trường hợp nơi làm việc, máy móc thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm để có biện pháp khắc phục. Ưu điểm 2.3.1 Quy trình tuyển mộ, tuyển chọn Đối với những người đang làm việc trong tổ chức: Đây là những người đã quen với công việc trong tổ chức, họ đã qua thử thách về lòng trùng thành. Tiết kiệm được thời gian làm quen với công việc, quá trình thực hiện công việc diễn ra liên tục không bị giãn đoạn, hạn chế tối đa quyết định sai trong đề bạt và thuyên chuyển lao động. Đối với những người làm ngoài tổ chức: Đây là những người được trang bị những kiến thức tiên tiến và có hệ thống. Những người này có cách nhìn mới đối với tổ chức. Họ có khả năng làm thay đổi cách làm cũ của tổ chức mà không sợ những người trong tổ chức phản ứng. 2.3.2 Đào tạo và phát triển Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc. Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc. Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát. Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp. Tạo ra được lợi thế cạnh tranh, sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp. Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai, có cái nhìn, cách tư duy mới trong công việc và là động lực để họ sáng tạo. 2.3.3 Tình hình nhân sự tại Nhà máy Tổng số lạo động thực hiện trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 tương đối ổn định. Ngoài lao động thực hiện trong danh sách Nhà máy đã chủ động thuê lao động thời vụ để đảm bảo tiến độ đề ra. Lao động thường xuyên đạt từ 80% trở lên trong 3 năm qua. Dây truyền sản xuất ngày càng cải thiện, giảm chi phí phục vụ, tăng năng suất lao động. Trong năm 2008 Nhà máy đã cải thiện nhiều môi trường làm việc, quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên nên sức khỏe loại 1 là 172 người, cao hơn năm 2007 và 2009. Tổng quỹ lương của Nhà máy trong 3 năm qua tăng đáng kể, thu nhập bình quân đầu người cán bộ công nhân viên trong Nhà máy nhìn chung có tăng. Chế độ lương bổng, khen thưởng, kỷ luật tương đối công bằng, rõ ràng. 2.3.4 Các khuyến khích tài chính tại Nhà máy Đối với khối gián tiếp: Tạo ra sự nhất quán trong cách tăng lương và tiện theo dõi. Là những khuyến khích tài chính có nhiều tác dụng tốt đối với người lao động. Thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Đối với khối trực tiếp: Trả lương theo hình thức khoán từng tổ nhóm khuyến khích sự hợp tác và làm việc đồng đội, tạo ra các nhóm lao động đa kỹ năng. Khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ và đặc biệt có ý nghĩa đối với việc xây dựng một lực lượng lao động linh hoạt. 2.3.5 Quan hệ lao động tại Nhà máy Công đoàn tích cực tham gia quản lý, tổ chức các phong trào hành động trong công nhân viên chức lao động. Tham gia phong trào thi đua lao động sản xuất, thúc đẩy nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phong trào bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, công sở thoáng đẹp. Phong trào rèn luyện học tập nâng cao trình độ về kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ. Công đoàn hoạt động xã hội đóng góp quỹ vì người nghèo, hội người cao tuổi, nạn nhân chất độc màu ra cam với số tiền gần 30 triệu đồng. Ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt tại miền trung gần 40 triệu đồng. Hưởng ứng phong trào xây dựng nhà tình nghĩa cho cán bộ chiến sỹ trong lực lượng vũ trang 3 triệu đồng. Ủng hộ các phong trào từ thiện, chung một tấm lòng tại địa phương với tổng số tiền 2 triệu đồng. Chăm lo các cháu thiếu nhi, học sinh giỏi là con của cán bộ công nhân viên, tết trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi gần 70 triệu đồng. Công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng đội ngũ công nhân viên chức lao động. Hoạt động nữ công. Công tác kiểm tra, hoạt động tài chính công đoàn. Công tác xây dựng tổ chức công đoàn. 2.3.6 An toàn lao động tại Nhà máy Hàng năm, Nhà máy kết hợp Sở LĐ TBXH tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về quy trình, biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn về điện, an toàn khi sử dụng chai oxy, gas, an toàn khi làm trên cao … Nhà máy đều tổ chức lịch khám sức khỏe định kỳ một lần trong năm. Tại những nơi làm việc trên cao, các cầu thang lên xuống, khu vực có điện, khu vực đang thi công đều có biển báo hiệu để cảnh báo nguy cơ mất an toàn cho người và trang thiết bị phục vụ. Có hội đồng bảo hộ lao động, có quy chế hoạt động của hội đồng bảo hộ lao động. Có mạng lưới an toàn vệ sinh viên từ cấp cơ sở, hàng tháng cấp phát dụng cụ, trang bảo hộ cá nhân cho công nhân viên lao động. Lãnh đạo Nhà máy kiêm trưởng ban bảo hộ lao động nên sâu sát, xử lý kịp thời những nguy cơ gây mất an toàn lao động. Có chế độ phụ cấp hàng tháng theo quy chế từ 10% đến 30% lương cơ bản. Hạn chế Quy trình tuyển mộ, tuyển chọn Khi đề bạt những người đang làm việc trong tổ chức, phải đề phòng thành lập nhóm ứng cử viên không thành công tạo ra xung đột như chia bè phái, gây mâu thuẫn nội bộ. Không thay đổi được chất lượng lao động. Tuyển người ngoài tổ chức mất thời gian hướng dẫn họ làm quen với công việc. Thường xuyên tuyển người ngoài tổ chức gây tâm lý thất vọng cho người trong tổ chức vì họ nghĩ rằng họ sẽ không có cơ hội được thăng tiến, và sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khi thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Nếu tuyển những người từ các đối thủ cạnh tranh phải chú ý đến các điều bí mật của đối thủ cạnh tranh, nếu không họ sẽ kiện. Đào tạo và phát triển Trình độ tay nghề của công nhân còn chưa cao, chưa đáp ứng đồng bộ trong việc đóng mới tàu biển với các yêu cầu về kỹ thuật, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG KLTN 30 12.doc
  • docBảng 2.1 trang 20.doc
  • docBảng 2.3 trang 27.doc
  • docLỜI CAM ĐOAN ...30 12.doc