Khóa luận Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thanh Hoá

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU . 5

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 7

 I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ

 1. Khái niệm.

7

7

 1.1. Đầu tư quốc tế . 7

 1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài. . 9

 2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 9

 3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nước tiếp nhận đầu tư. 10

 3.1. Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư. 10

 3.2. Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư. 11

 II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .

13

 1. Động cơ của nhà đầu tư nước ngoài. 13

 1.1. Đầu tư định hướng thị trường. 13

 1.2. Đầu tư định hướng chi phí. 14

 1.3. Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu. 14

 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư về phía nước chủ nhà. 14

 2.1. Chính trị xã hội ổn định. 14

 2.2. Môi trường pháp lý. 15

 2.3. Cơ sở hạ tầng. 16

 2.4. Môi trường kinh tế. 16

 2.5. Bộ máy hành pháp. . 17

 2.6. Tiềm năng quốc gia. 17

 2.7. Chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước chủ nhà. 18

 2.8. Hoạt động vận động xúc tiến đầu tư. 18

 III. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA.

19

 1. Môi trường đầu tư. 19

 2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua. 23

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THANH 29

 I. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Ở THANH HOÁ. 29

 1. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 29

 2. Kinh tế . 30

 3. Xã hội. 34

 4. Các mặt hạn chế. 36

II. TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THANH HOÁ 37

 1. Thực trạng hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá. 37

 1.1. Quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá. . 37

 1.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá. 41

 1.3. Hình thức và đối tác đầu tư. 43

 1.4. Tình hình triển khai thực hiện dự án. 45

 2. Thực trạng quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thanh Hoá. 46

 2.1. Hoạt động cấp phép đầu tư. 46

 2.2. Công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng. 51

 2.3. Xây dựng ban hành và thực hiện các chính sách ưu tiên. 53

 2.4. Hoạt động vận động xúc tiến đầu tư. 57

 2.5. Các hoạt động quản lý khác. 57

 III. ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THANH HOÁ . 63

 1. Tác dụng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới Thanh Hoá. 58

 1.1. Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng. 58

 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 59

 1.3. Giải quyết công ăn việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động 60

 1.4. Chuyển giao công nghệ . 60

 1.5. Đóng góp cho ngân sách. 62

 2. Tồn tại của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thanh Hoá và nguyên nhân. 62

 2.1. Những tồn tại. 63

 2.2. Những nguyên nhân. 66

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THANH HOÁ.

69

 I. CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THANH HOÁ .

69

 1. Các cơ sở cơ bản xây dựng chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài . 69

 2. Một số cơ sở khác. 70

 2.1. Vận dụng quan điểm về Marketing. 70

 2.2. Kết hợp nội lực và ngoại lực. 71

 2.3. Tính khả thi . 72

 2.4. Tương quan giữa chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thanh Hoá và các tỉnh khác.

73

 2.5. Lợi ích kinh tế xã hội lợi ích lâu dài. 73

 II. NHU CẦU VÀ MỤC TIÊU THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THANH HOÁ TRONG THỜI GIAN TỚI .

73

 1. Mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2005. 73

 2. Nhu cầu về vốn. 75

 3. Phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. 76

 III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THANH HOÁ.

77

 1. Chính sách đất đai . 77

 2. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng. 82

 3. Cải cách hành chính . 83

 4. Hỗ trợ ưu đãi . 85

 5. Chính sách tài chính . 87

 6. Hoạt động xúc tiến đầu tư. 88

 7. Phát triển nguồn nhân lực . 88

 8. Một số biện pháp khác . 89

KẾT LUẬN . . 91

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 92

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, của Thanh Hoá nói riêng đã có những cải thiện đáng kể. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dẫn đã ra đời và có hiệu lực từ năm 2000. Nghị quyết của chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã thực sự có tác dụng định hướng và tăng cường hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. + Riêng Thanh Hoá ý thức được vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài và có những cải cách đáng kể trong thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa vận động dưới sự tác động của cả các nhân tố khách quan và chủ quan mà Chỉ đạo của Đảng, nhà nước, chính phủ, đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Thanh Hoá có tác động mạnh nhất. 1.1.2. Số dự án và quy mô dự án Qua bảng số liệu trên (bảng 14) ta thấy số vốn trung bình của một dự án là 32.867.234USD. Như vậy vốn trung bình của một dự án đầu tư vào Thanh Hoá là tương đối cao, nhưng chỉ có hai năm là vốn đầu tư trung bình cao hơn con số này. Đó là năm 1994 :33.500.000USD (với dự án sản xuất mía đường Đài Loan – Việt Nam : 66.000.000) và năm 1995 : 186.883.366 USD (với dự án sản xuất xi măng Nghi Sơn : 373.000.000USD). Trong tổng số 14 dự án này thì : - Số dự án có số vốn đầu tư nhỏ hơn 1.000.000 USD là : 5 - Số dự án có số vốn đầu tư từ 1.000.000 USD đến 5.000.000 USD là: 7 - Số dự án có số vốn đầu tư hơn 50.000.000 USD là : 1 - Số dự án có số vốn đầu tư hơn 100.000.000 USD là :1 Như vậy các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá chủ yếu là các dự án nhỏ, chủ yếu là vốn đầu tư dưới 5 triệu USD. Chỉ có hai dự án có vốn đầu tư lớn là Xi măng Nghi Sơn : 373 triệu và Mía đường Đài Loan - Việt Nam : 66 triệu. Riêng hai dự án này đã chiếm tới 95,4% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá trong thời gian vừa qua. Điều này chứng tỏ sự chênh lệch lớn về số vốn đầu tư trong các dự án đầu tư vào Thanh Hoá. Phải chăng đó là do tiềm năng của Thanh Hoá chưa đủ lớn để thu hút các dự án lớn. 1.1.3. Tỷ lệ vốn pháp định trên vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn pháp định trên vốn đầu tư phản ánh phần vốn của chủ sở hữu trên tổng vốn đầu tư, phản ánh tỷ lệ rủi ro tài chính, khả năng thực hiện dự án. Dự án có tỷ lệ này cao thì rủi ro tài chính là thấp, khả năng thực hiện dự án là cao và ngược laị. Trong kinh doanh tỷ lệ này yêu cầu phải đạt từ 50% trở lên nhưng tại Thanh Hoá tỷ lệ này là: 33,54% - quá thấp so với yêu cầu. Phải chăng vì vậy mà tỷ lệ số dự án bị rút giấy phép đầu tư trước thời hạn là rất cao (6/14). 1.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thanh Hoá 1.2.1. Cơ cấu theo ngành Bảng 15: Cơ cấu đầu tư theo ngành Ngành Số dự án Số vốn đầu tư đăng ký(USD) Lâm nghiệp 3 1.716.733 Ngư nghiệp 1 2.500.000 Công nghiệp - Hàng tiêu dùng - Thực phẩm - Khoáng sản và hoá chất - Vật liệu xây dựng - Ngành khác 10 1 3 3 2 1 455.924.546 180.000 73.950.000 6.630.000 373.673.606 1.480.900 Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hoá Như vậy đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp (Chiếm tới 99%). Trong đó ngành sản xuất vật liệu xây dựng lại chiếm một tỷ lệ chủ yếu, tới 82%. Cho tới thời điểm hiện nay chưa có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào vào lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ ở Thanh Hoá được triển khai. Cơ cấu đầu tư theo ngành này là phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần tích cực vào việc nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng GDP. Tuy nhiên cơ cấu này chưa khai thác hết được các tiềm năng của Thanh Hoá : - Thanh Hoá là một tỉnh đông dân, lực lượng lao động dồi dào. Nhưng những dự án này chưa sử dụng nhiều lao động. - Thanh Hoá là một vùng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và cây công nghiệp. Nhưng những dự án này không đầu tư vào nông nghiệp. Đầu tư nước ngoài chưa gắn với nông nghiệp để phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Chưa có dự án nào đầu tư vào lĩnh vực du lịch, chưa khai thác được tiềm năng du lịch của Thanh Hoá. 1.2.2. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ Bảng 16: Cơ cấu đầu tư theo huyện, thị xã, thành phố. Địa phương Số dự án Số vốn đầu tư (USD) Tĩnh Gia 1 373.000.000 Thạch Thành 1 66.000.000 TP.Thanh Hoá 6 13.803.606 Sầm Sơn 1 2.500.000 KCN Lễ Môn 2 2.400.000 Hà Trung 1 1.480.900 Triệu Sơn 1 766.733 Bỉm Sơn 1 180.000 Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hoá Qua bảng số liệu trên ta thấy đầu tư nước ngoài vào Thanh Hoá phân bố không đều. Mới chỉ có 6 trên tổng số 24 huyện của Thanh Hoá là có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong số các huyện thị có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thì Tỉnh Gia với dự án nhà máy xi măng Nghi Sơn là địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên địa phương dẫn đầu về số dự án đầu tư nước ngoài vẫn là Thành Phố Thanh Hoá với 6/14 dự án. Từ việc nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá theo vùng lãnh thổ ta có thể nhận thấy: - Đầu tư trực tiếp vàoThanh Hoá không đều, chủ yếu tập trung vào những huyện thị, nơi có vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng tương đối phát triển. Các huyện miền núi với tài nguyên rừng và cây công nghiệp ngắn ngày chưa được đầu tư khai thác. Chính việc phân bố không đều của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm tăng sự phát triển giữa các huyện trong tỉnh. - Các địa phương của Thanh Hoá chưa thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Tỉnh Thanh Hoá cần phải chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng, có chính sách đặc biệt thu hút đầu tu nước ngoài vào các địa phương này. 1.3. Hình thức và đối tác đầu tư 1.3.1. Hình thức Theo luật đầu tư nước ngoài nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thì có thể tiến hành đầu tư theo các hình thức sau: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra khi xây dựng cơ sở hạ tầng nhà đầu tư nước ngoài còn có thể tiến hành theo các phương thức sau: BOT, BTO, BT. Tại Thanh Hoá đầu tư nước ngoài tiến hành dưới cả ba hình thức trên nhưng chủ yếu là hình thức doanh nghiệp liên doanh. Và cho đến thời điểm này vẫn chưa có dự án đầu tư nào vào cơ sở hạ tầng theo 3 phương thức trên. Cụ thể tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá dưới góc độ hình thức đầu tư như sau: Bảng 17: Cơ cấu đầu tư theo hình thức Hình thức Số dự án Vốn đầu tư (USD) Doanh nghiệp liên doanh 12 458.774.546 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 1 766.733 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 1 600.000 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá Như vậy phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài vào Thanh Hoá dưới hình thức là doanh nghiệp liên doanh, chiếm tới 12/14 dự án với số vốn là 458.774.546 USD tương đương với 99,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mỗi hình thức chỉ có một dự án chiếm một tỷ lệ vốn khiêm tốn. Trong các doanh nghiệp liên doanh thì phía đối tác Việt Nam thường chiếm từ 23%- 50% cổ phần. Phần vốn góp của phía Việt Nam chủ yếu là bằng giá trị quyền sử dụng đất. Sở dĩ phần lớn các dự án đầu tư vào Việt Nam đều dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh là vì thủ tục hành chính ở Thanh Hoá còn chưa được cải thiện, các nhà đầu tư nước ngoài chưa thông thạo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tỉnh Thanh Hoá chưa có biện pháp hữu hiệu giúp các nhà đầu tư tiếp cận và triển khai dự án đầu tư nhanh chóng. Vì vậy việc liên doanh với đối tác Việt Nam sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, đăng ký và xin cấp phép đầu tư. Đối tác đầu tư Đối tác đầu tư vào Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là các nhà đầu tư Châu á. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá cũng vậy. Thanh Hoá còn là một khu vực đầu tư ít được biết đến. Xem xét bảng số liệu sau đây ta có thể đánh giá được các đối tác đầu tư vào Thanh Hoá trong thời gian qua. Bảng 18 : Tình hình đối tác đầu tư vào Thanh Hoá Đối tác đầu tư Số dự án Số vốn đầu tư(USD) Nhật Bản 2 373.600.000 Đài Loan 2 66.766.733 Hồng Kông 2 4.550.000 Thái Lan 1 4.400.000 Nga 1 3.838.000 Trung Quốc 3 3.150.000 Hàn Quốc 2 2.680.000 Hungary 1 673.606 Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hoá Đầu tư nước ngoài vào Thanh Hoá chủ yếu là từ các nước Châu á (Chỉ có 2 dự án là của Nga và Hungary). Nước dẫn đầu về số dự án đầu tư tại Việt Nam là Trung Quốc với 3/14 dự án, nhưng nước dẫn đầu về vốn đầu tư lại là Nhật Bản với 02 dự án chiếm số vốn là 373.600.000 USD tương đương với 81,2% tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam. Như vậy qua việc phân tích tình hình đối tác đầu tư vào Thanh Hoá ta thấy Thanh Hoá cần có biện pháp tích cực xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Châu Âu và Châu Mỹ là những nhà xuất khẩu tư bản khổng lồ nhưng Thanh Hoá lại chưa thu hút được. Tiềm năng của Thanh Hoá vì thế cũng chưa được khai thác. 1.4. Về tình hình triển khai thực hiện dự án Trong số 14 dự án được cấp giấy phép đầu tư thì có 11 dự án đã đi vào hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 457.741.279 USD. Hai dự án đang triển khai hoạt động với số vốn đăng ký là : 2.400.000USD. Một dự án đang làm thủ tục hành chính và vừa bắt đầu triển khai xây dựng với số vốn là 180.000 USD, dự án này vừa được cấp phép vào ngày 01/10/2002. Về hình thức đầu tư thì trong số 11 dự án đã đi vào hoạt động thì 10 dự án là đầu tư dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, chỉ có một dự án là dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và không có dự án nào là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tính đến ngày 30 tháng 10 năm 2002 thì trong số 11 dự án đã đi vào hoạt động có 6 dự án bị rút giấy phép đầu tư trước thời hạn với số vốn đầu tư đăng ký là: 16.760.900USD chiếm 3,64% tổng số vốn đầu tư. Phần lớn các dự án bị rút giấy phép đầu tư là do gặp khó khăn về tài chính, hai bên không có thiện chí hợp tác, không thống nhất được trong việc định giá tài sản góp vốn (dự án sản xuất cây đầu lọc thuốc lá Kông Thanh ; dự án sản xuất nước ngọt – công ty liên doanh thực nghiệp Thanh Thái...) Số vốn của 7 dự án hiện đang hoạt động tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2002 là : 43.380.379 USD chiếm 96,36% tổng số vốn đăng ký đầu tư. Trong số 7 dự án này thì có 4 dự án đang hoạt động có hiệu quả đó là: Liên doanh xi măng Nghi Sơn; liên doanh đường mía Việt Đài; Liên doanh sản xuất đá ốp lát tự lập Việt Hưng; Liên doanh sản xuất gối, chiếu mành bằng tre, luồng. Hai dự án đầu tư vào khu công nghiệp đang trong quá trình triển khai thực hiện. Dự án Hợp đồng hợp tác kinh doanh sản xuất ván ghép Thanh Luồng với Đài Loan hiện đang gặp khó khăn về tài chính. 2. Thực trạng quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thanh Hoá 2.1. Hoạt động cấp phép đầu tư 2.1.1. Cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá - Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phạm vi cả nước. - Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, giúp chính phủ quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. - Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá thực hiện việc quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá theo chức năng và thẩm quyền. - Sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hoá là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá được uỷ quyền quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh, là cơ quan làm đầu mối giải quyết mọi thủ tục liên quan tới công việc của nhà đầu tư. - Bên cạnh Sở kế hoạch đầu tư, ở Thanh Hoá còn có Ban quản lý các khu công nghiệp cũng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng chỉ đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp theo sự uỷ quyền của Bộ kế hoạch và đầu tư. Hoạt động quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc chức năng và thẩm quyền của uỷ ban nhân dân tỉnh có những nội dung chủ yếu sau: - Căn cứ vào quy hoặch phát triển kinh tế – xã hội đã được duyệt, lập và công bố danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài tại địa phương, tổ chức vận động xúc tiến đầu tư. - Tham gia thẩm định dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương . - Tiếp nhận dự án đầu tư, thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương theo sự phân công của Chính phủ. - Giải quyết các thủ tục hành chính liên quan tới việc hình thành, triển khai, thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền. - Quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. - Kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. 2.1.2. Hoạt động cấp giấy phép đầu tư. Hoạt động này bao gồm các công việc : tiếp nhận dự án đầu tư, thẩm định và cấp giấy phép đầu tư. Trong tổng số 8 dự án đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thì có 4 dự án do uỷ ban nhân dân tỉnh cấp phép và trực tiếp quản lý với tổng số vốn là 1.970.339 USD, 2 dự án do ban quản lý khu công nghiệp quản lý và cấp phép với tổng số vốn là 2.400.000 USD, có 2 dự án do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp phép và quản lý với tổng vốn đầu tư là : 439.000.000 USD. Tuy nhiên cả những dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ kế hoạch và đầu tư, của ban quản lý khu công nghiệp thì cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài ở Thanh Hoá vẫn tham gia tiếp nhận dự án, hướng dẫn lập hồ sơ, thẩm định dự án.... Hiện nay, hoạt động cấp giấy phép đầu tư nói chung và cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng được thực hiện theo quy chế “thực hiện cơ chế một cửa “. Các nhà đầu tư nước ngoài, khi đầu tư vào ngoài khu công nghiệp thì liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, khi đầu tư vào các khu công nghiệp thì liên hệ với Ban quản lý các khu công nghiệp để được hướng dẫn thủ tục, cung cấp thông tin về pháp luật, cơ chế chính sách, quy hoạch, danh mục dự án đầu tư , giới thiệu dự án đầu tư, giới thiệu địa điểm, đối tác của các tỉnh và các thông tin khác liên quan đến hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thẩm định, triển khai dự án. - Khi có đối tác nước ngoài bàn về hợp tác đầu tư, đối tác trong tỉnh có văn bản báo cáo UBND tỉnh xin chủ trương đầu tư thông qua Sở Kế hoạch đầu tư (nếu là trong khu công nghiệp thì thông qua ban quản lý các KCN). Sở Kế hoach và đầu tư /Ban quan lý các khu công nghiệp có trách nhiệm tham khảo ý kiến của các ngành có liên quan, báo cáo UBND tỉnh trả lời nhà đầu tư trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được văn bản của nhà đầu tư. Trong trường hợp nhà đầu tư đầu tư vào các dự án thuộc danh mục các dự án kêu gọi đầu tư do UBND tỉnh phê duyệt, công bố thì không phải xin chủ trương đầu tư. Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư gồm : + Đối với dự án liên doanh Đơn xin cấp giấy phép đầu tư Hợp đồng liên doanh Điều lệ doanh nghiệp liên doanh Giải trình kinh tế kỹ thuật Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, khả năng tài chính của các bên tham gia liên doanh. Các văn bản liên quan cho từng dự án cụ thể + Đối với dự án 100% vốn nước ngoài Hồ sơ xin cấp giấy phép cũng giống như với dự án liên doanh trừ hợp đồng liên doanh. + Đối với dự án theo hợp đồng hợp tác kinh doanh Đơn xin cấp giấy phép đầu tư Hợp đồng hợp tác kinh doanh Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, khả năng tài chính của các bên Giải trình kinh tế kỹ thuật Hồ sơ xin điều chỉnh, bổ sung giấy phép đầu tư gồm: Đơn xin điều chỉnh, bổ sung Giấy phép đầu tư. Văn bản giải trình kết quả kinh doanh và lý do xin điều chỉnh, bổ sung Quyết nghị của hội đồng quản trị Các văn bản có liên quan cho từng dự án cụ thể Hồ sơ coi như hợp lệ khi đã đủ các nội dung như quy định trên. Chủ đầu tư, doanh nghiệp nộp ít nhất 03 bộ hồ sơ gốc, ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ quốc tế thông dụng là tiếng Anh. - Thời gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư (tính theo ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ) được quy định như sau: + Đối với các dự án được phân cấp cho UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư: Trong thời hạn 03 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ dự án, Sở KH và ĐT, ban quản lý các KCN có trách nhiệm nghiên cứu và gửi hồ sơ cho các ngành, địa phương liên quan xem xét. Trong thời hạn 05 ngày (đối với các dự án đăng ký cấp giấy phép đầu tư) và 07 ngày (đối với các dự án thẩm định cấp giấy phép đầu tư) kể từ khi nhận được yêu cầu thẩm định dự án, các ngành, địa phương liên quan phải tổ chức xem xét và có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư / Ban quản lý các khu công nghiệp để báo cáo thẩm định dự án trình UBND tỉnh phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư. Nếu quá thời hạn trên mà các ngành, các địa phương không có ý kiến trả lời, thì mặc nhiên được coi là đã chấp nhận dự án. Thời hạn thẩm định và cấp giấy phép đầu tư : * 15 ngày đối với các dự án đăng ký cấp giấy phép đầu tư * 20 ngày đối với các dự án thẩm định cấp giấy phép đầu tư. + Đối với các dự án thuộc thẩm định cấp giấy phép đầu tư của Bộ KHĐT: Sở Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các cơ quan có liên quan, thẩm định báo cáo UBND tỉnh có văn bản trả lời bộ KHĐT trong thời gian 10 ngày. Có thể tóm tắt quy trình cấp giấy phép đầu tư ở Thanh Hóa như sau: Sở KH và ĐT: - Tổ chức thẩm định (trong vòng 7 ngày sau khi nhận hồ sơ hợp lệ) - Trình kết quả thẩm định hồ sơ cho UBND tỉnh (trong vòng 05 ngày sau khi thẩm định) UBND tỉnh: Trong vòng 07 ngày sau khi nhận kết quả thẩm định và hồ sơ hợp lệ: - Đề nghị Bộ KHĐT cấp phép - cấp giấy phép đầu tư - Không cấp phép Chủ đầu tư nộp ít nhất 03 bộ hồ sơ gốc hợp lệ cho Sở KH và ĐT Sở lao động thương binh xã hội hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện các quy định của pháp luật lao động cho các doanh nghiệp theo các nguyên tắc ưu tiên tuyển chọn lao động tại địa phương nơi doanh nghiệp thuê đất. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh gửi về sở KH và ĐT danh sách các thành viên hội đồng quản trị, ban lãnh đạo doanh nghiệp, địa chỉ liên lạc, tiến độ triển khai dự án. Trong thời hạn 05 ngày, Sở KH và ĐT cấp giấy xác nhận đăng ký nhân sự. Sau khi có giấy xác nhận của Sở KH và ĐT, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu tại Công an tỉnh. Công an tỉnh có trách nhiệm quan hệ với các đơn vị khắc dấu và đăng ký dấu theo quy định của ngành và giao kết qủa cho nhà đầu tư trong thời hạn không quá 10 ngày. kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Các thủ tục khác như đăng ký mở tài khoản tại ngân hàng, đăng ký thuế, chế độ kế toán .... doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm việc trực tiếp với các cơ quan có chức năng để thực hiện. 2.2. Công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhận thức rõ điều đó, UBND tỉnh Thanh Hoá, các cơ quan chức năng đã quan tâm xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh. 2.2.1. Chính sách phát triển khu công nghiệp. Quy hoặch và xây dựng các khu công nghiệp để các nhà đầu tư tiến hành sản xuất kinh doanh ở trong đó là một cách làm vừa mang lại lợi ích cho nhà đầu tư, vừa mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội. Hiện nay ở nước ta có tới 1/3 tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và cũng 1/3 số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện ở các khu công nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của các cụm, khu công nghiệp Thanh Hoá đã ban hành quy hoạch lãnh thổ công nghiệp của tỉnh. Theo đó thời kỳ 1996-2010 xác định tỉnh Thanh Hoá có 4 Khu công nghiệp đó là: - KCN Thanh Hoá - Sầm Sơn - KCN Nghi Sơn - KCN Lam Sơn - Mục Sơn - KCN Bỉm Sơn - Thạch Thành. Trong đó, Khu công nghiệp Lễ Môn và Khu công nghiệp Nghi Sơn được bổ sung danh mục các Khu công nghiệp ưu tiên đầu tư đến năm 2000 theo Quyết Định số 713/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Việc tiến hành quy hoặch các khu công nghiệp là một giải pháp nhằm làm sống động tình hình đầu tư ở Thanh Hoá. Việc quy hoặch khu công nghiệp đã bắt đầu làm chuyển dịch địa bàn đầu tư, sản xuất của các doanh nghiệp. Khi tiến hành đầu tư vào các khu công nghiệp nhà đầu tư rất thuận lợi trong việc xin phép đầu tư (thẩm định đơn giản hơn ...)và việc triển khai thực hiện dự án (Việc đền bù giải phóng mặt bằng dễ dàng hơn). Sau khi được quy hoặch cảng Lễ Môn đã thu hút được hai dự án đầu tư nước ngoài với số vốn là:2.400.000 USD 2.2.2. Cơ sở hạ tầng khác Ngoài việc phát triển khu công nghiệp Thanh Hoá cũng rất chú trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở bên ngoài khu công nghiệp, hệ thống giao thông, bưu điện, điện nước .... Tuy nhiên Thanh Hoá là một tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển nhất là ở các huyện vùng sâu vùng xa. Việc phát triển cơ sở hạ tầng lại đòi hỏi vốn lớn trong khi nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng ở Thanh Hoá lại không nhiều. Vậy nên việc phát triển cơ sở hạ tầng còn là một vấn đề nan giải. Hiện nay Thanh Hoá chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng. 2.3. Xây dựng ban hành và thực hiện các chính sách ưu tiên. Để khuyến khích đầu tư vào địa bàn và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội Thanh Hoá đã ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài vào Thanh Hoá. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá ngoài việc được hưởng ưu đãi đầu tư theo các quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam còn được hưởng các ưu đãi đầu tư khác. Cho đến thời điểm hiện nay thì các ưu đãi đầu tư nước ngoài vẫn chưa nhiều và chưa cụ thể, Thanh Hoá vẫn còn đang tiếp tục xây dựng để hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư. Thanh Hoá vừa qua đã ban hành chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp: Nội dung cụ thể như sau: Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào Khu công nghiệp Lễ Môn: Các dự án nằm trong danh mục thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Lễ Môn (có quy định danh mục và tiêu chuẩn các dự án được thu hút đầu tư kèm theo) thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài được hưởng ưu đãi đầu tư ở mức thấp nhất về nghĩa vụ, cao nhất về quyền lợi trong các qui định hiện hành của Nhà nước, ngoài ra còn được hưởng ưu đãi đầu tư như sau: - Đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư nằm trong danh mục thu hút đầu tư, được lựa chọn đầu tư vào Khu công nghiệp Lễ Môn: Được hưởng giá thuê lại đất có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh ở mức thấp nhất so với tất cả các khu công nghiệp trong cả nước. Các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp Lễ Môn trong 5 năm đầu được ngân sách tỉnh cấp hỗ trợ vốn đầu tư bằng 10 % thuế VAT doanh nghiệp thực nộp hàng năm (phần ngân sách tỉnh được hưởng). Các dự án sản xuất trong Khu công nghiệp được miễn lệ phí tuyển dụng lao động . Các dự án có sử dụng lao động từ 500 lao động trở lên, theo thể loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn, được ngân sách tỉnh cấp hỗ trợ thu hút lao động một lần 1.000.000 đ/1 lao động . Các dự án đầu tư trong giai đoạn 2000 - 2005, có đào tạo công nhân kỹ thuật cao (thời gian đào tạo liên tục từ 2 năm trở lên) được ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí đào tạo cho mỗi lao động . - Về thủ tục hành chính: * Ban Quản lý các khu công nghiệp Thanh Hoá thực hiện quản lý khu công nghiệp Lễ Môn có trách nhiệm : Hướng dẫn thủ tục lập dự án vào khu công nghiệp. Cấp chứng chỉ quy hoạch cho dự án đầu tư vào khu công nghiệp. Tiếp nhận hồ sơ dự án và cấp giấy phép đầu tư nước ngoài theo uỷ quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư . Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước không sử dụng vốn nhà nước. Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư các dự án đầu tư vào khu công nghiệp sử dụng vốn nhà nước . * Thời gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư cho các dự án nêu trên là 15 ngày. Thẩm định qui hoạch mặt bằng dự án đầu tư tại khu công nghiệp Lễ Môn trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt . Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công (phần xây lắp) của các dự án đầu tư . Cấp giấy phép và quản lý lao động trong khu công nghiệp . Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Lễ Môn được làm thủ tục Hải quan tại Khu công nghiệp . Thực hiện quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại của các doanh nghiệp khu công nghiệp Lễ Môn theo uỷ quyền của Bộ Thương mại. - Danh mục các dự án đầu tư và ngành nghề thuộc các lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư vào KCN Lễ Môn: Các dự án đầu tư theo hình thức : Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao (BOT) thuộc danh mục được nhà nước khuyến khích. Các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ cao, chế tạo và gia công vật liệu từ nguồn nguyên liệu trong nước : + Sử dụng công nghệ sinh học, ứng dụng qui trình công nghệ mới trong việc sản xuất thuốc chữa bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng; thức ăn cho người và vật nuôi; kích tố trong sinh sản, phân bón sinh học đạt tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật tiên tiến... + Sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, bán dẫn, thiết bị viễn thông; công nghiệp phần mềm. + Sản xuất gạch lát trang trí cao cấp, thiết bị về sinh cao cấp, vật liệu xây dựng cao cấp. Chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản. Sản xuất hàng dệt, may, hàng da, nhựa cao cấp, dụng cụ học tập, đồ chơi. Các ngành nghề truyền thống: Chạm trỗ, khảm sơn mài, khắ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2316Dau tu FDI o Thanh Hoa.doc
Tài liệu liên quan