MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 3
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3
1.Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3
2. Đặc điểm. 3
3. Các hình thức FDI. 4
4. Vai trò của FDI. 5
4.1.Đối với nước chủ đầu tư: 5
4.2.Đối với nước nhận đầu tư: 6
II.QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM. 8
1.Quan điểm của Việt Nam trong thu hút FDI. 8
2.Chính sách thu hút FDI của Việt Nam. 10
III. FDI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1988-2003. 12
1.Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988-2003. 12
2.Tình hình triển khai hoạt động các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-2003. 17
3.Đánh giá về FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-2003 19
3.1. Kết quả đạt được. 19
3.2. Tồn tại. 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM. 26
I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM. 26
1.Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch Việt Nam. 26
1.1. Cơ sở lưu trú: 26
1.2. Các cơ sở ăn uống: 27
1.3.Hệ thống giao thông vận tải: 27
1.4. Hệ thống thông tin liên lạc: 27
1.5.Hệ thống cung cấp điện nước: 28
1.6.Các cơ sở vui chơi giải trí: 28
2. Tính tất yếu khách quan của việc thu hút FDI vào ngành du lịch Việt Nam. 29
II.THUẬN LỢI TRONG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM. 31
1.Bối cảnh quốc tế. 31
1.1.Xu thế hoà bình hoá và toàn cầu hoá. 31
1.2.Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ 31
2.Bối cảnh trong nước. 32
2.1.Chính trị xã hội ổn định. 32
2.2. Tiêm năng du lịch phong phú. 32
2.2.1.Tài nguyên thiên nhiên 32
2.2.2.Tài nguyên nhân văn. 33
2.3. Nguồn lao động dồi dào có tri thức. 35
II.THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG NGÀNH DU LỊCH (1988-2003) 35
1.Tình hình thu hút FDI vào ngành du lịch (1988-2003) 35
1.1. Nhịp độ thu hút vốn đăng ký. 35
1.2.Quy mô bình quân một dự án. 38
1.3. Phân bổ vốn đăng ký theo chủ đầu tư. 40
1.4.Phân bổ vốn đăng ký theo hình thức đầu tư. 41
1.5.Phân bổ vốn đăng ký theo vùng lãnh thổ. 43
1.5. Phân bổ vốn đăng ký theo loại hình kinh doanh. 44
2.Tình hình thực hiện vốn đầu tư đăng ký. 46
2.1. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện và vốn đầu tư đăng ký. 46
2.2. Cơ cấu phân bổ vốn thực hiện. 47
2.3. Tình hình rút giấy phép đầu tư 49
3.Đánh giá về FDI vào ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 1988-2003 52
3.1. Thành tựu. 52
3.1.1.Bù đắp sự thiếu hụt về vốn cho phát triển du lịch. 52
3.1.2.Góp phần tăng doanh thu của ngành du lịch. 53
3.1.3. Chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến. 54
3.1.4.Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực. 55
3.1.5.Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. 56
3.1.6.Đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ tăng thu ngoại tệ. 58
3.2.Tồn tại 59
3.2.1.Lượng vốn thu hút nhỏ so với nhu cầu. 59
3.2.2.Sử dụng vốn đầu tư mất cân đối 60
3.2.3.Cơ cấu đầu tư giữa các vùng chưa hợp lý. 60
3.2.4.Phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác chủ yếu. 61
3.2.5.Hình thức đầu tư chưa phong phú, khả năng góp vốn của Việt Nam còn hạn chế. 62
3.2.6. Trình độ công nghệ còn yếu kém và lạc hậu. 62
3.3.Nguyên nhân 63
3.3.1.Nguyên nhân khách quan 63
3.3.2.Nguyên nhân chủ quan 65
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM. 70
I.MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH (2001-2010) 70
1.Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 70
1.1.Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam nói chung. 70
1.2.Mục tiêu thu hút FDI của ngành du lịch. 70
2.Định hướng thu hút FDI của ngành du lịch Việt Nam. 71
2.1.Về lĩnh vực đầu tư. 71
2.2.Về địa điểm đầu tư. 72
2.3.Về chủ đầu tư. 73
2.4.Về hình thức đầu tư. 73
II.CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM. 74
1.Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nói chung. 74
1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI. 74
1.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật. 74
1.1.2. Tiếp tục đổi mới chính sách thu hút FDI. 76
1.2.Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước 78
1.3.Cải tiến thủ tục hành chính 80
1.4.Công tác cán bộ đào tạo. 80
2.Giải pháp cụ thể cho ngành du lịch. 81
2.1.Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch. 81
2.2.Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách khuyến khích đầu tư vào du lịch. 82
2.3.Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư. 83
2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch. 84
2.5.Trợ giúp về mặt tài chính cho các doanh nghiệp. 85
2.6.Tăng cường đào tạo lực lượng lao động trong ngành du lịch. 85
KẾT LUẬN 88
99 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3831 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án FDI ở Việt Nam.
Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch
Giai đoạn đầu quy mô bình quân một dự án chỉ đạt khoảng 10 triệu USD, nhưng từ năm1993 quy mô một dự án tăng dần, đến năm 1995 quy mô một dự án cấp mới đã đạt 45,7 triệu USD. Nguyên nhân là do trong những năm đầu, các nhà đầu tư còn chưa tin tưởng vào môi trường đầu tư ở Việt Nam nên các dự án đầu tư mới chỉ mang tính chất thăm dò. Mặt khác, từ khi mở cửa nền kinh tế, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam tăng mạnh, nhu cầu về dịch vụ lưu trú cũng tăng mạnh, và để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, các dự án đầu tư thường là cải tạo nâng cấp khách sạn cũ của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế mà ít xây dựng mới. Các dự án như vậy thường có mức vốn đầu tư không cao. Nhưng từ năm 1993, trong điều kiện môi trường đầu tư của nước ta ngày càng thuận lợi, có sức hấp dẫn cao và các nhà đầu tư nước ngoài đã có lòng tin đối với những chính sách đầu tư của Nhà nước Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đầu tư vào Việt Nam nhiều dự án có số vốn lớn để xây dựng mới các khách sạn, khu nghỉ mát, khu vui chơi giải trí, sân golf... đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy, quy mô một dự án đầu tư trong lĩnh vực này ngày càng có xu hướng tăng lên.
1.3. Phân bổ vốn đăng ký theo chủ đầu tư.
Cho đến nay du lịch Việt Nam đã thu hút được khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào du lịch. Tuy nhiên, cũng tương tự như ở các ngành khác, gần 80% vốn đầu tư có nguồn gốc từ các nước Châu Á. 10 nước dẫn đầu về FDI vào du lịch Việt Nam là: Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Brishish Virgin Islands, Nhật, Malaysia, Pháp, Thái Lan, Hà Lan. Trong số 10 nước này có tới 7 nước Châu Á. Bốn nước dẫn đầu về vốn và số dự án đầu tư vào du lịch Việt Nam là 4 nước công nghiệp mới (NIC). Chỉ riêng 4 nước châu Á này đã chiếm 50% số dự án và gần 70% lượng FDI vào du lịch Việt Nam.
Bảng 1: Danh sách 10 nước và vùng lãnh thổ đứng đầu về FDI vào du lịch Việt Nam tính đến cuối năm 2002.
Nước và vùng lãnh thổ
Số
dự án
Vốn đăng ký (USD)
Vốn pháp định (USD)
1.
Singapore
42
2.020.942.737
494.540.250
2.
Đài Loan
23
1.410.531.140
638.968.398
3.
Hồng Kông
63
1.389.485.695
657.517.169
4.
Hàn Quốc
15
701.941.849
197.026.474
5.
British VirginIslands
24
571.881.232
217.321.589
6.
Nhật
23
477.745.624
239.695.686
7.
Malaysia
9
282.690.000
98.715.030
8.
Pháp
14
203.101.639
93.956.060
9.
Thái lan
11
191.011.475
69.120.304
10.
Hà Lan
6
157.098.750
51.078.417
Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
Sự tập trung nguồn vốn đầu tư từ các nước Châu Á và đặc biệt là từ các nước NIC có thể do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, các nước Châu Á, đặc biệt là các nước NIC nhận thức được du lịch Việt Nam là một thị trường tiềm năng để giải quyết chu trình kinh doanh của họ và để vượt qua việc tăng giá chi phí sản xuất ở thị trường trong nước khi mức tăng trưởng kinh tế cao. Chiến lược đầu tư của họ ở Việt Nam phần lớn dựa trên lợi thế cạnh tranh của lương thấp và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đó là động cơ để họ chuyển giao công nghệ cần nhiều lao động cho Việt Nam với lương nhân công khá thấp và lực lượng lao động có kỷ luật.
Thứ hai, với lợi thế gần về địa lý, đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp các nước Châu Á giảm thiểu được chi phí giao dịch và giao thông.
Thứ ba, sự tương đồng về văn hoá với Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư Châu Á dễ dàng vượt qua các trở ngại khi tiến hành đầu tư ở nước sở tại hơn các nhà đầu tư khác.
Một lý do khác là trong nhận thức của các nhà đầu tư, Việt Nam là một thị trường mới nổi, nhiều rủi ro nên các nhà đầu tư ở xa tận Châu Âu, Châu Mỹ... chưa sẵn sàng đầu tư vào thị trường này. Ngoài ra, lý do cũng có thể là Việt Nam chưa tập trung chú ý khai thác các nguồn vốn đầu tư từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ, chưa có chính sách khuyến khích đầu tư từ khu vực này.
Chính vì các dự án của các công ty ở các nước Châu Á chiếm tỷ trọng lớn cả về số dự án cũng như lượng vốn đầu tư nên lĩnh vực du lịch là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Để phát triển bền vững, ngoài việc thu hút vốn đầu tư từ các nước Châu Á, trong thời gian tới Việt Nam cần tập trung thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư có tiềm năng tài chính và kinh nghiệm quản lý giỏi từ Châu Mỹ và Châu Âu.
1.4.Phân bổ vốn đăng ký theo hình thức đầu tư.
Cũng như tình hình FDI trong cả nước, hình thức liên doanh chiếm đa số trong đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam.
Bảng 2: Phân bổ vốn cam kết FDI trong ngành du lịch theo hình thức FDI
Hình thức
kinh doanh
Dự án
Vốn đầu tư
Số
tuyệt đối
Tỉ lệ
(%)
Số tuyệt đối(triệu USD)
Tỉ lệ
(%)
100% vốn nước ngoài
6
1,7
35,71
0,4
Liên doanh
337
95,74
8797,81
97,9
HĐHTKD
9
2,56
152,97
1,7
Tổng
352
100
8986,49
100
Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch
Hơn 95% số dự án đầu tư vào du lịch Việt Nam là dưới hình thức liên doanh, gần 3% số dự án được đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm gần 2%. Nguyên nhân hình thức liên doanh chiếm phần lớn là các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng liên kết với các đối tác địa phương hơn là tiến hành đầu tư một mình để vượt qua những trở ngại như chi phí giao dịch cao cũng như sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ tại nước sở tại. Mặt khác, liên doanh có khả năng nâng cao vị trí chiến lược của công ty nước ngoài trong thị trường cạnh tranh vì đối tác địa phương có thể giới thiệu các mối quan hệ sẵn có, hơn nữa, có thể phá vỡ sự cạnh tranh bằng cách biến các nhà cạnh tranh tiềm năng thành đối tác. Không kém phần quan trọng, liên doanh giúp các nhà đầu tư nước ngoài vượt qua được các quy định của chính phủ, giảm chi phí giao dịch và các rủi ro về tài chính trong khi vẫn có thể cung cấp các cơ hội kết hợp cho phía đối tác. Nói cách khác, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia liên doanh như một phương tiện để tiếp cận thị trường và chính quyền địa phương thông qua đối tác địa phương của mình.
Tuy nhiên cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy hình thức đầu tư có thể thay đổi trong những năm tới. Lúc đầu, Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất (trong ngành du lịch, Việt Nam góp khoảng 32%), nước ngoài góp vốn bằng tiền và công nghệ mới (khoảng 68% trong du lịch). Nhưng hiện nay, ngày càng có nhiều liên doanh bị tan vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau như khó khăn giải phóng mặt bằng, do bên nước ngoài không đủ vốn, do các thủ tục hành chính kéo dài mà bên đối tác nước ngoài bị lỡ cơ hội đầu tư, mâu thuẵn trong quản lý liên doanh... Chính vì vậy, có nhiều khả năng sẽ xuất hiện hình thức đầu tư mới như xây dựng-chuyển giao (BT) và tỷ lệ của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài sẽ tăng lên và sẽ được ưa chuộng hơn trong thời gian tới.
1.5.Phân bổ vốn đăng ký theo vùng lãnh thổ.
Trong những năm 1988-1991, các dự án thường tập trung ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Lâm Đồng, các dự án ở phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án. Đến nay cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ đang dần chuyển dịch theo hướng ngày càng cân đối hơn. Đến cuối năm 2002 miền Bắc đã chiếm 40% tổng số dự án. Tuy thế, vẫn có sự chênh lệch về số vốn cam kết giữa các miền: FDI trong du lịch tập trung ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc và miền Trung.
Bảng 3: Địa bàn FDI vào du lịch Việt Nam đến cuối năm 2002.
STT
Tỉnh, thành phố
Dự án
Vốn đăng ký
Số tuyệt
đối
Tỷ trọng
(%)
Số tuyệt đối
(Triệu USD)
Tỷ trọng(%)
1
TP Hồ Chí Minh
121
42,91
4636,46
52,59
2
Hà Nội
81
28,72
2380,39
27
3
Lâm Đồng
3
1,06
764,92
8,68
4
Bà rịa-Vũng Tàu
19
6,74
227,46
2,58
5
Quảng Ninh
13
4,61
201,01
2,28
6
Hải Phòng
8
2,84
172,8
1,96
7
Đà Nẵng
8
2,84
112,85
1,28
8
Đồng Nai
2
0,71
76,729
0,87
9
Khánh Hoà
6
2,13
61,71
0,7
10
Vĩnh Phúc
3
1,06
46,05
0,52
11
Bình Dương
1
0,35
28,231
0,32
12
Hải Dương
2
0,71
22,654
0,26
13
Hà Tây
1
0,35
21,875
0,25
14
Bình Thuận
4
1,42
20,6267
0,23
15
Thừa Thiên Huế
3
1,06
10,49
0,12
16
An Giang
1
0,35
7
0,08
17
Lào Cai
1
0,35
7
0,08
18
Bến Tre
1
0,35
5,5
0,06
19
Quảng Nam
1
0,35
5
0,06
20
Cần Thơ
1
0,35
4,2
0,05
21
Tiền Giang
1
0,35
3
0,03
22
Bắc Ninh
1
0,35
0,08
0
Tổng
282
100
8816,245
100
Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch
Nhìn bảng ta có thể thấy, sự phân bố các dự án đầu tư vào ngành du lịch giữa các địa bàn đầu tư là không đồng đều.
Hiện tại mới chỉ có 22/61 tỉnh thành phố thu hút được FDI vào ngành du lịch. Các dự án FDI vào du lịch tập trung nhiều nhất ở một số trung tâm đô thị kinh tế, chính trị lớn có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi như Hà Nội, TPHCM. Riêng Hà Nội và TPHCM đã thu hút được 202 dự án (chiếm 71,63% số dự án đang hoạt động và 79,59% số vốn đăng ký).
80 dự án còn lại được phân bố đều cho 20 tỉnh, thành phố còn lại, trong đó Bà Rịa-Vũng Tàu thu hút được 19 dự án (chiếm tỷ trọng 6.74%), Quảng Ninh có 13 dự án, Hải PHòng 8 dự án, Đà Nẵng chiếm 6 dự án, Khánh Hoà chiếm 6 dự án, Bình Thuận 4 dự án các tỉnh còn lại thu hút được từ 1-3 dự án.
Như vậy mặc dù có nhiều tiềm năng khác nhau về du lịch song cho đến nay có đến 39 tỉnh, thành phố trong cả nước chưa thu hút được đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch. Nguyên nhân chính là do cơ sở hạ tầng ở những tỉnh này nhìn chung còn yếu kém về số lượng và chất lượng.
1.5. Phân bổ vốn đăng ký theo loại hình kinh doanh.
Xét trong tổng thể các dự án về đầu tư vào lĩnh vực du lịch đứng đầu là số dự án về lĩnh vực khách sạn du lịch (chiếm 56,03%), lĩnh vực xây dựng văn phòng căn hộ cho thuê chiếm 43,97% tổng số dự án (124/282 dự án).
Bảng 4: FDI vào du lịch nói chung đến cuối năm 2002
Lĩnh vực kinh doanh
Dự án
Vốn đầu tư
Số
tuyệt đối
Tỷ trọng (%)
Số tuyệt đối
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
Khách sạn-du lịch
158
56,03
3823,2
51,71
Văn phòng căn hộ
124
43,97
3570,96
48,29
Tổng
282
100
7394,16
100
Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch
Chỉ tính các dự án đang hoạt động, Không tính các dự án đầu tư vào khu đô thị.
Đối với hoạt động du lịch thuần tuý (khách sạn-du lịch) có sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư. Trong tổng số 158 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư là 3,82 tỷ USD thì lĩnh vực xây dựng khách sạn và dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng rất lớn 73,42 % (116/158 dự án) với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD. Các dự án xây dựng khu vui chơi giải trí, thể thao đứng thứ 2 với số vốn đầu tư 0,36 tỷ USD trong 17 dự án được cấp giấy phép (10,76%); số vốn và số lượng dự án đầu tư xây dựng khu du lịch và vào lữ hành, vận chuyển khách chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.
Bảng 5: FDI vào lĩnh vực khách sạn- du lịch Việt Nam đến cuối năm 2002.
Lĩnh vực
Dự án
Vốn đầu tư
Số tuyệt
đối
Tỷ trọng
(%)
Số tuyệt đối
(Triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
Khách sạn
116
73,42
2413,2
63,12
Khu du lịch
14
8,86
1010
26,42
Lữ hành
11
6,96
40
1,05
Khu vui chơi giải trí, thể thao
17
10,76
360
9,42
Tổng
158
100
3823,2
100
Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch
Chỉ tính các dự án đang hoạt động, Không tính các dự án đầu tư vào khu đô thị.
Như vậy ta có thể thấy rằng FDI trong du lịch hiện nay mới coi trọng nhu cầu phục vụ lưu trú mà ít quan tâm hơn đến các nhu cầu khác. Chỉ tính riêng 3 năm 1993, 1994, 1995 và không kể đến các dự án hết hạn và giải thể đã có 57 khách sạn và 82 tổ hợp văn phòng - căn hộ cho thuê được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép xây dựng.
Trong khi đó cũng trong thời gian này, chúng ta chỉ cấp giấy phép được cho 6 dự án lữ hành, vận chuyển khách, 8 dự án xây dựng khu vui chơi giải trí thể thao và 5 dự án xây dựng khu du lịch và hầu hết các dự án này có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các dự án xây dựng khách sạn và tổ hợp văn phòng - căn hộ cho thuê.
Việc đầu tư tràn lan xây dựng các khách sạn là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không bền vững. Cụ thể là hiện tượng thừa khách sạn, thiếu nơi vui chơi diễn ra phổ biến, công suất phòng trung bình giảm từ 70% giai đoạn 1991 - 1995 xuống còn dưới 40%, kéo theo việc giảm giá phòng và cạnh tranh không lành mạnh làm giảm đáng kể hiệu quả đầu tư. Vì vậy để du lịch phát triển bền vững cần thiết phải thay đổi cơ cấu đầu tư hiện nay để có thể cân đối việc phục vụ tất cả các nhu cầu của du khách du lịch và nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư.
2.Tình hình thực hiện vốn đầu tư đăng ký.
2.1. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện và vốn đầu tư đăng ký.
Bắt đầu từ năm 1989, các dự án FDI đã bắt đầu triển khai thực hiện vốn đầu tư. Tính đến 8/2003 tổng số vốn FDI thực hiện trong lĩnh vực du lịch đạt hơn 3 tỷ USD (gồm cả vốn thực hiện của các dự án đã hết hạn và các dự án giải thể trước thời hạn) đạt 33,5% tổng vốn đăng ký. Tỉ lệ thực hiện vốn cam kết ở mức 33,05% là tương đối tháp so với mức trung bình của cả nước là khoảng 50%. Điều này chứng tỏ đã có sự thay đổi quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài. Ban đầu, các nhà đầu tư thấy môi trường đầu tư là thuận lợi nhưng sau đó họ đã ý thức được những hạn chế và trở ngại trong việc thực hiện các dự án du lịch. Tiến độ thực hiên vốn đầu tư được thể hiện rõ trong đồ thị sau đây:
Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư - Tổng cục Du lịch
Từ năm 1989, lượng vốn thực hiện trong ngành du lịch không ngừng tăng lên cho tới năm 1994 do những thuận lợi của môi trường đầu tư và tỉ suất lợi nhuận cao trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên, việc kinh doanh khách sạn tràn lan trong những năm 93, 94 khiến lượng khách sạn dần dần trở nên quá tải, tỉ suất lợi nhuận trong lĩnh vực này có nguy cơ giảm dần. Các nhà đầu tư bắt đầu dè dặt trong việc thực hiện vốn đầu tư đã cam kết. Họ đã nhận ra việc đầu tư vào xây dựng các khách sạn chứa đựng nhiều rủi ro do quá nhiều người cùng chơi trên một sân chơi nhỏ hẹp. Và đó chính là nguyên nhân khiến cho lượng vốn thực hiện trong năm 1995, 1996 giảm đi. Vào năm 1997, việc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài năm 1996 đã tỏ ra có hiệu quả, tạo được lòng tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư tại Việt Nam khiến cho lượng vốn thực hiện trong năm này tăng lên. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, các chủ đầu tư lớn của Việt Nam trong ngành du lịch như Singapore, Malayxia, Thái Lan...lâm vào khó khăn tài chính và phải hoãn việc thực hiện vốn đầu tư dẫn tới việc giảm sút liên tục lượng vốn thực hiện trong những năm tiếp theo. Từ năm 2000, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã qua đi nhưng do môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều hạn chế nên lượng vốn đăng ký cũng như thực hiện trong lĩnh vực du lịch không những không phục hồi mà còn có nguy cơ giảm sút. Để khắc phục tình trạng trên, việc tăng cường cải thiện môi trường đầu tư vào ngành du lịch có ý nghĩa rất quan trọng.
2.2. Cơ cấu phân bổ vốn thực hiện.
Phân bổ vốn thực hiện theo lĩnh vực đầu tư.
Lượng vốn thực hiện tập trung chủ yếu trong tiểu ngành khách sạn chiếm tỷ trọng 50,53% với tổng vốn thực hiện là 1.501 triệu USD. Các dự án xây dựng văn phòng đứng thứ 2 chiếm 37,05% với số vốn thực hiện là 1.100,39 triệu USD. Lượng vốn thực hiện trong tiểu ngành lữ hành, xây dựng khu vui chơi giải trí, khu du lịch chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn.(11,78% vốn thực hiện được đổ vào lĩnh vực xây dựng khu du lịch, khu vui chơi giải trí và chỉ có 0,64% vốn thực hiện được rót vào lĩnh vực lữ hành). Việc phân bổ vốn giải ngân không đồng đều giữa các tiểu ngành như trên là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc cơ bản: vốn chảy vào khu vực có lợi nhuận cao.
Bảng 6: Phân bổ vốn thực hiện trong ngành du lịch Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư tính đến cuối năm 2002.
Lĩnh vực
Vốn đầu tư thực hiện
Vốn đăng ký(triệu USD)
Vốn TH/Vốn ĐK
(%)
Số tuyệt đối
(triệu USD)
Tỉ lệ
(%)
Khách sạn
1501
50,53
3997,33
37,55
Lữ hành
19
0,64
48,2
39,42
Khu du lịch, khu VCGT
350
11,78
1370
25,55
Văn phòng căn hộ
1100,39
37,05
3570,96
30,81
2970,39
100
8986,49
33,05
Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch
Tuy nhiên, các dự án trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn lại đạt tỷ lệ thực hiện cao hơn các dự án đầu tư vào khu du lịch, khu vui chơi giải trí (37,55% đối với lĩnh vực khách sạn và 39,42% đối với lĩnh vực lữ hành). Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do việc đầu tư vào lĩnh vực lữ hành, khách sạn có thời gian quay vòng vốn nhanh hơn, độ rủi ro ít hơn, môi trường đầu tư ổn định hơn.
Phân bổ vốn thực hiện theo tỉnh, thành phố.
Trong thời gian qua, tuy Đảng và Nhà nước có nhiều nỗ lực nhằm thu hút FDI vào các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa nhưng vốn thực hiện FDI trong ngành du lịch vẫn tập trung chủ yếu ở các trung tâm đô thị lớn có kinh tế phát triển, hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc khá hoàn thiện như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu...
Bảng 7: Tình hình thực hiện FDI ở 10 tỉnh thành phố lớn trên cả nước trong lĩnh vực du lịch tính đến cuối năm 2002.
STT
Tỉnh, thành phố
Dự án
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
Số tuyệt đối
Tỷ trọng
(%)
Số
tuyệt đối
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
Số tuyệt
đối
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
1
TP Hồ Chí Minh
121
42,91
4636,46
52,59
1539
33,2
2
Hà Nội
81
28,72
2380,39
27
909,3
38,2
3
Lâm Đồng
3
1,06
764,92
8,68
217,2
28,4
4
Bà Rịa-Vũng Tàu
19
6,74
227,46
2,58
80,98
35,6
5
Quảng Ninh
13
4,61
201,01
2,28
38,59
19,2
6
Hải Phòng
8
2,84
172,8
1,96
54,43
31,5
7
Đà Nẵng
8
2,84
112,85
1,28
27,08
24
8
Đồng Nai
2
0,71
76,729
0,87
19,95
26
9
Khánh Hoà
6
2,13
61,71
0,7
21,04
34,1
10
Vĩnh Phúc
3
1,06
46,05
0,52
14,92
32,4
Tổng
264
8680,379
2922,49
Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch
Các số liệu cho thấy chỉ riêng 10 thành phố này đã chiếm 98,4% vốn thực hiện. Tỉ lệ thực hiện vốn đầu tư ở những thành phố này cũng cao so với mức bình quân của ngành là 33,05%: ở Hà Nội tỷ lệ thực hiện vốn đăng ký là 38,2%, TP Hồ Chí Minh là 33,2%, Bà Rịa- Vũng Tàu là 35,6%, Hải Phòng là 31,5%, Khánh Hoà là 34,1%...Trong khi đó tỉ lệ thực hiện vốn đăng ký ở 12 tỉnh thành còn lại chỉ đạt khoảng 15,5%. Nguyên nhân là do tại những tỉnh thành phố này, hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thông tin liên lạc... kém phát triển hơn gây trở ngại cho các nhà đầu tư khi triển khai các dự án.
2.3.Tình hình rút giấy phép đầu tư
Sau 15 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, đến nay trong ngành du lịch đã có khoảng 70 dự án bị rút giấy phép đầu tư (chiếm 19% tổng số dự án được cấp giấy phép) với số vốn giải thể là 1.592 triệu USD (chiếm 17,5% tổng vốn đầu tư). Đây là tỷ lệ cao so với tình hình khu vực có vốn FDI nói chung: 18% về số dự án và 15% về số vốn đầu tư. Tuy nhiên, số dự án bị rút giấy phép đầu tư qua các năm là không giống nhau.
Bảng 8: Tình hình rút giấy phép đầu tư của các dự án FDI vào ngành du lịch Việt Nam thời kỳ 1988-2002.
Năm
Số dự án
Vốn giải thể (triệu USD)
Khách sạn-du lịch
Văn phòng
căn hộ
Tổng
Khách sạn
-du lịch
Văn phòng
căn hộ
Tổng
1988-1990
0
0
0
1991-1993
21
5
26
148,9
38,981
188
1994
3
0
3
37,208
37,2
1995
2
2
4
59,2
11,371
70,6
1996
7
5
12
354,643
248,785
603
1997
9
1
10
436,575
16,2
453
1998
8
0
8
146,9
147
1999
6
1
7
90,507
3
93,5
2000
0
2001
0
2002
0
Tổng
56
14
70
1273,933
318,337
1592
Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch
Do đặc điểm của các dự án đầu tư vào du lịch là thời hạn hoạt động của các dự án thường dài tới 20-30 năm (ngắn nhất thì cũng phải 10-15 năm) nên hầu hết các dự án bị rút giấy phép đầu tư không phải do hết thời hạn đăng ký kinh doanh mà là do những nguyên nhân khác như: không triển khai thực hiện, triển khai không đúng với quy định trong giấy phép đầu tư, vi phạm quy định của pháp luật của Việt Nam, hoặc do không còn khả năng tiếp tục triển khai. Đồng thời các dự án bị rút giấy phép đầu tư tập trung chủ yếu trong lĩnh vực khách sạn du lịch. Nhìn bảng số liệu ta thấy, số dự án bị rút giấy phép đầu tư tập trung ở các năm 1991-1993, và các năm 1996-1998. Nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ rất sớm của các dự án trong những năm 1991, 1992 là:
Bên nước ngoài không có khả năng về tài chính, không có khả năng về chuyên môn, không có thiện chí làm ăn nghiêm túc tại Việt Nam.
Một số dự án, chủ đầu tư nước ngoài lợi dụng lúc Việt Nam mới mở cửa, thiếu kinh nghiệm đã nhảy vào xin giấy phép để giữ chỗ, sau đó mới đi tìm nguồn vốn hoặc tìm đối tác để chuyển giao nhằm thu chênh lệch. Nhưng khi không thu xếp được vốn hoặc không chuyển giao được giấy phép thì họ tự ý bỏ luôn.
Một số dự án ngay từ khi xin giấy phép đầu tư đã tỏ ra không có tính khả thi như tỷ lệ vốn pháp định trên vốn đầu tư quá thấp nên chủ đầu tư không thể thu xếp được nguồn vốn vay cho dự án (ví dụ Công ty liên doanh làng du lịch Hà Nội được cấp giấy phép năm 1989, có vốn pháp định là 1,75 triệu USD chỉ bằng 4% tổng vốn đầu tư 32,35 triệu USD. Với tỷ lệ như vậy nên suốt 3 năm liền bên nước ngoài không thu xếp được nguồn vốn cho dự án và cuối cùng đã phải rút giấy phép đầu tư), hoặc do bên Việt Nam không nắm vững luật pháp, tình hình thực tế và không được hướng dẫn một cách đầy đủ nên khi đàm phán với nước ngoài đã ép bên nước ngoài chấp nhận những điều kiện quá có lợi cho bên Việt Nam nhưng thực tế không thể đảm bảo cho lợi ích của nhà đầu tư, vì vậy sau khi được cấp giấy phép bên nước ngoài cũng tự ý bỏ luôn. Chẳng hạn trường hợp dự án khách sạn South Pacific ở Nha Trang, bên Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất với mức 66,7 USD/năm/m2, gấp 3,7 lần mức cao nhất trong khung giá quy định của Bộ Tài chính, làm cho tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam đạt 37,5%, bên nước ngoài chiếm 62,5%, nhưng tỷ lệ chia lợi nhuận lại là 50:50. Đây là dự án rất hấp dẫn đối với bên Việt Nam và bên nước ngoài cũng chấp nhận nhưng sau khi có giấy phép thì bên nước ngoài không quay trở lại nữa.
Còn sự đổ vỡ của các dự án FDI vào du lịch trong những năm 1996-1998 có thể là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do ảnh hưởng khách quan của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính hoặc bị phá sản nên mất khả năng thực hiện các dự án ở Việt Nam dẫn tới việc số dự án bị rút giấy phép trong những năm 1997, 1998 tăng mạnh so với các năm khác.
Thứ hai, việc lựa chọn đối tác nước ngoài của ta còn thiếu chặt chẽ, bộc lộ những sai sót. Nhiều đối tác nước ngoài không có vốn hoặc không đủ năng lực tài chính, mà chỉ vào Việt Nam làm môi giới, bán giấy phép hoặc hợp đồng. Nhiều đối tác không có chuyên môn mà vẫn liên doanh làm khách sạn- du lịch... Có đối tác chưa tuân theo đầy đủ luật Việt Nam. Điều này đã dẫn tới tình trạng đổ bể chậm triển khai hoặc không triển khai được nhiều dự án.
3.Đánh giá về FDI vào ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 1988-2003
3.1. Thành tựu.
3.1.1.Bù đắp sự thiếu hụt về vốn cho phát triển du lịch.
Từ năm 1988 đến nay, gần 3 tỷ USD vốn FDI đã được giải ngân vào ngành du lịch Việt Nam. Lượng vốn FDI này đã góp phần bù đắp cho sự thiếu hụt về vốn để phát triển ngành du lịch. Có thể nói, FDI đóng một vai trò quan trọng góp phần cải thiện đáng kể những mặt yếu kém của ngành trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Các dự án FDI vào các khách sạn, trung tâm thương mại, tổ hợp văn phòng căn hộ đã mang lại bộ mặt mới cho các thành phố. Tại thủ đô, một loạt các khách sạn mang tầm cỡ quốc tế đã được xây dựng và bước vào kinh doanh như: khách sạn Metropole, Daewoo, Tháp Hà Nội, Meritus, khách sạn SAS, khách sạn Hilton... Tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ trong vòng dăm năm nhiều khách sạn đồ sộ mọc lên khắp mọi phường, mọi quận; trong đó phải kể đến khách sạn New World, khách sạn Ommi, Equatorial, Royal. Dọc miền Trung cũng đã có được những khách sạn tầm cỡ như Century ở Huế, Palace ở Đà Lạt, Novotel ở Phan Thiết. Còn những thành phố nhỏ như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang, Vũng Tàu... cũng thu hút được không ít vốn FDI vào kinh doanh du lịch, khách sạn. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến cuối năm 2002 cả nước có số lượng cơ sở lưu trú như sau:
Bảng 9: Cơ sơ lưu trú của ngành du lịch tính đến cuối năm 2002.
Số lượng
Số phòng
Khách sạn
1.904
53.026
Nhà nghỉ
68
7.603
Biệt thự
52
1.310
Làng du lịch
11
357
Căn hộ cho thuê
19
249
Bãi cắm trại
8
83
Cơ sở lưu trú khác
1.205
9.876
Tổng
3.267
72.504
Nguồn: Website: www.Vietnamtourism.gov
Hệ thống cơ sở lưu trú của Việt Nam không chỉ phong phú về số lượng mà chất lượng cũng ngày càng được nâng cao. Hiện cả nước có 850 khách sạn được xếp hạng sao (chiếm 45% tổng khách sạn toàn ngành), trong đó có khoảng 110 khách sạn được xếp hạng từ 3 đến 5 sao. Trong số này có 13 khách sạn 5 sao, 19 khách sạn 4 sao và 78 khách sạn 3 sao. Hầu hết các khách sạn 4 sao, 5 sao đều thuộc về các doanh nghiệp có vốn FDI.
3.1.2.Góp phần tăng doanh thu của ngành du lịch.
Tính đến năm 2002, các dự án đầu tư FDI trong lĩnh vực du lịch đã có tổng doanh thu là 1.519,54 triệu USD. Doanh thu từ khu vực FDI trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu của toàn ngành du lịch.
Bảng 10: Doanh thu từ các doanh nghiệp FDI trong du lịch 1991-2002
Năm
Doanh thu khu vực FDI
Doanh thu
toàn ngành
(triệu USD)
Khu vực FDI
so với toàn ngành(%)
Số tuyệt đối
(triệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch việt nam.doc