Khóa luận Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện Chợ Mới

MỤCLỤC

Trang

LỜI CẢMTẠ. a

TÓMTẮT.b

MỤC LỤC. c

DANHMỤC BẢNGBIỂU. e

DANHMỤC CÁC HÌNH. g

CHƯƠNG1:ĐẶTVẤNĐỀ.1

1.1. Lído chọn đềtài. 1

1.2. Mụctiêu nghiên cứu. 1

1.3. Phạmvinghiên cứu. 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2

1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu. 2

1.4.2. Phương pháp phân tích. 3

CHƯƠNG2:CƠSỞLÝTHUYẾT. 4

2.1. Mộtsố kháiniệm. 4

2.1.1. Kháiniệmthương lái, bạn hàng xáo. 4

2.1.2. Kháiniệmvềgiá. 4

2.1.3. Kháiniệmvềphân phối. 4

2.2. Phân nhómcácloạihoamàu. 4

2.2.1. Phân nhómtrên cơsởthựcvậthọc.4

2.2.2. Phân nhómtheo bộ phận sử dụng. 5

2.2.3. Phân nhómtheo đặctính sinh học. 5

2.3. Nguồn gốccácloạihoamàu.6

2.3.1. Mộtsố loạicó nguốn gốcnhiệtđới. 6

2.3.2. Cácloạicó nguồn gốcởvùng Ánhiệtđớivàvùng khíhậu ôn hoà. 6

2.4. Vaitrò vàtầmquan trọng củangành sản xuấthoamàu. 6

2.4.1. Sự pháttriển củangành sản xuấthoamàu. 6

2.4.1. Sự pháttriển củangành sản xuấthoamàu trên thếgiới. 6

2.4.1. Sự pháttriển củangành sản xuấthoamàu ởnướcta. 6

2.4.2. Tầmquan trọng củangành sản xuấthoamàu. 8

2.4.2.1. Tính đadạng củacây rau, màu. 8

2.4.2.2. Thành phần dinh dưỡng củacây rau, màu. 8

2.4.2.3. Hiệu quảkinh tế.8

2.5. Phương hướng pháttriển rau màu. 9

2.6. Cácvấn đềvềrau an toàn. 11

2.6.1. Kháiniệmvềrau an toàn. 11

2.6.2. Cácchỉtiêu củarau an toàn. 11

2.6.2.1. Chỉtiêu nộichất.11

2.6.2.2. Chỉtiêu vềhình thái. 11

2.6.2.3. Cácnguyên tắctrong sản xuấtrau sạch.11

2.7. Cácdạng lý thuyết. 12

2.7.1. Lý thuyếtcung cầu. 12

2.7.1.1. Cung sản phẩmnông nghiệp. 12

2.7.1.2. Cầu sản phẩmnông nghiệp.13

2.7.1.3. Sự cân bằng cung cầu. 14

2.7.2. Lý thuyếtthịtrường nông sản. 15

2.7.2.1. Kháiniệm. 15

2.7.2.2. Cơcấu tổ chứcthịtrường nông sản. 15

2.7.2.3. Vaitrò củathịtrường nông sản. 16

2.7.2.4. Biên tếmarketing. 16

2.8. Liên kếtkinh doanh vớicông nghiệp vàkinh doanh.17

2.9. Tổ chứcthông tin quảng cáo, giớithiệu sản phẩmcủacơsởsản xuấtkinh doanh. 17

2.10. Vaitrò củatiêu thụ sản phẩm. 18

2.11. Đặcđiểmtiêu thụ sản phẩmnông nghiệp.19

2.12. Vaitrò củaliên kếtsản xuấttrong nền nông nghiệp sản xuấthàng hóa. 19

2.13. Phương hướng cảithiện marketing nông sản. 21

2.14. Hệthống cácchỉtiêu đánh giákếtquảvàhiệu quảsản xuất. 22

CHƯƠNG3:TỔNGQUANVỀHUYỆNCHỢMỚI.23

3.1. Đặcđiểmtự nhiên. 23

3.1.1. Vịtríđịalý. 23

3.1.2. Điều kiện khíhậu, thổ nhưỡng. 23

3.2. Tình hình chung củahuyện ChợMới. 23

3.2.1. Vềxây dựng cơsởhạtầng. 24

3.2.2. Vềsản xuấtnông nghiệp. 24

3.2.2.1. Vềsản xuấtnông nghiệp chung.24

3.2.2.2. Vềsản xuấthoamàu.25

3.2.2.3. Vềchăn nuôi. 25

3.3. Kếtluận.25

CHƯƠNG4 :THỰC TRẠNGSẢNXUẤTVÀTIÊUTHỤHOAMÀUHIỆNNAY

CỦAHUYỆNCHỢMỚI .27

4.1. Thựctrạng sản xuấthoamàu hiện nay. 27

4.1.1. Diện tích vàloạihoamàu sản xuất. 27

4.1.1.1. Diện tích trồng hoamàu củanông hộ. 27

4.1.1.2. Lựachọn loạihoamàu sản xuất. 28

4.1.2. Vốn sản xuất. 29

4.1.3. Lao động. 29

4.1.4. Thông tin phụcvụ cho sản xuất. 30

4.1.5. Năng suất. 31

4.1.6. Những khó khăn vàthuận lợitrong sản xuấthoamàu. 32

4.1.6.1. Khó khăn. 32

4.1.6.2. Thuận lợi.32

4.2. Thựctrạng tiêu thụ hoamàu hiện nay. 33

4.2.1. Kênh phân phối. 33

4.2.2. Giácả. 33

4.2.3. Thông tin vềgiácả. 34

4.2.4. Lựachọn ngườibán. 35

4.2.5. Thanh toán. 36

4.2.6. Những khó khăn vàthuận lợitrong tiêu thụ hoamàu. 36

4.2.6.1. Những khó khăn. 36

4.2.6.2. Những thuận lợi. 37

4.3. Hiệu quảkinh tế. 37

4.4. Quan điểmvềsản xuấtvàtiêu thụ rau an toàn. 37

4.5. Tình hình tiêu thụ tạiquacácchợnông sản. 38

4.6. Thông hợp tácxãtrong thờigian quatạiChợMới. 38

4.7. Phương hướng pháttriển. 39

CHƯƠNG5:GIẢI PHÁPSẢNXUẤTVÀTIÊUTHỤHOAMÀU

HUYỆNCHỢMỚI. 40

5.1. Giảipháp trong sản xuất. 40

5.1.1. Tăng cường công táckhuyến nông. 40

5.1.2. Đốivớichính quyền địaphuơng. 40

5.1.3. Pháttriển rau an toàn. 41

5.1.3.1. Vềsản xuấtrau an toàn. 41

5.1.3.2. Vềtiêu thụ rau an toàn.41

5.2. Giảipháp trong tiêu thụ. 42

5.2.1. Đốivớinông dân . 42

5.2.2. Đốivớithương lái.42

5.2.3. Đốivớidoanh nghiệp. 42

5.2.4. Đốivớichính quyền địaphương. 42

CHƯƠNG6:KẾTLUẬNVÀKIẾNNGHỊ.44

6.1. Kếtluận.44

6.2. Kiến nghị. 44

TÀI LIỆUTHAMKHẢO. 45

PHỤLỤC

pdf71 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện Chợ Mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau có thể hoạt động ở thị trường nông sản. - Người sản xuất và người tiêu dùng ở nông thôn. - Người sản xuất, người bán lẻ nông thôn và người tiêu dùng ở nông thôn. - Người sản xuất, người thu gom và người chế biến ở địa phương và người tiêu dùng ở nông thôn. - Người sản xuất, người thu gom và người chế biến ở địa phương, người bán buôn ở thành thị, người bán lẻ ở thành thị và người tiêu dùng ở thành thị. - Người sản xuất, người thu gom và người chế biến không ở địa phương, người bán buôn ở thành thị, người bán lẻ ở thành thị và người tiêu dùng ở thành thị. 15 P Giá cả sản lượng AD AS AS’ E E’ Q Q’ P’ * Hill và Insergent: mô tả tổng quát một dây chuyền phân phối nông sản như sau: Hình 6: Dây chuyền phân phối Theo mô tả trong hình 6 , hàng triệu người sản xuất bán sản phẩm của mình cho một số ít thương nhân, những người này thực hiện chức năng là mua gom các món hàng nhỏ lại thành những lô hàng lớn bán lại cho người bán buôn hoặc chế biến. Số người chế biến và bán buôn ít hơn rất nhiều so với người thu gom, và phía cuối dây chuyến mở rộng ra vì sản phẩm vào tay rất nhiều người bán lẻ và cuối cùng đến hàng triệu người tiêu dùng. Nguyên tắc chung mỗi lần chuyển giao quyền sở hữu đều kéo theo một lần định giá. Giá người nông dân bán cho các tổ chức tham gia dây chuyền phân phối là giá của người sản xuất. Giá mà người tiêu dùng phải trả là giá bán lẻ. Giá được ấn định từ người thu gom đến người bán lẻ được xem như là giá bán buôn. 2.7.2.3. Vai trò của thị trường nông sản Các hoạt động của thị trường có những vai trò sau: * Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về thời gian Thông qua tồn trữ và xử lý bằng các kỹ thuật giữ tươi, nhiều nông sản đáp ứng yêu cầu sử dụng quanh năm hoặc nhiều năm của người tiêu dùng. * Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về không gian địa lý Sản phẩm của một vùng, một nước được vận chuyển đến những vùng, những nước khác không sản xuất để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng. * Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về hình thức Do sức ép của công nghiệp người tiêu dùng cần những sản phẩm dưới hình thức “gần như hoàn thành” hoặc “hoàn thành” không phải qua nấu nướng. Như vậy, lĩnh vực thị trường (marketing nông sản) tạo ra giá trị thêm vào đối với nông sản. 2.7.2.4. Biên tế Marketing Biên tế marketing là khoảng cách giá cả giữa giá bán của người nông dân và giá mua của người tiêu dùng. Biên tế marketing tồn tại bởi hai nguyên nhân: - Lợi nhuận: Đây là phần thu lợi của người kinh doanh, là một trong những yếu tố quyết định giá cả bán ra cao hay thấp. - Chi phí marketing bao gồm tất cả mọi phí tổn của toàn bộ lượng nhập trong khâu vận chuyển (từ thương gia, người vận chuyển, người môi giới), khâu chế biến, dự trữ, bảo quản, hao hụt, thuế suất,... 16 Người sản xuất Người tiêu dùng Người bán lẻ Người thu gom người bán buôn Hai nguyên nhân trên làm cho biên tế marketing cao hay thấp: Chi phí marketing cao làm cho giá về phía người tiêu dùng lớn hơn nhiều so với giá bán ở nông hộ. Các yếu tố độc quyền trong hệ thống marketing thu lợi nhuận quá độ làm cho chênh lệch marketing tăng cao gây bất lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng. 2.8. Liên kết nông dân với công nghiệp và kinh doanh Muốn tạo nên một nền kinh tế gắn kết, phải tạo ra được thể chế tổ chức và cơ chế vận hành thích hợp đảm bảo để người nông dân tiếp cận được với mọi nguồn tài nguyên, tiếp cận được với khoa học công nghệ, với thị trường. Xưa nay nghĩ đến nông dân là nghĩ đến hạt lúa củ khoai, con trâu đi trước cái cày theo sau, thật khó hình dung được một mô hình kết hợp sản xuất tiểu nông với thị trường quốc tế hóa năng động với khoa học công nghệ phát triển hàng ngày hàng giờ. Để làm được điều kỳ diệu đó, các nước đã công nghiệp hóa thành công đã tìm ra nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Một trong những giải pháp đó là hình thức tổ chức sản xuất theo hợp đồng. Nông hộ tiểu nông luôn có 3 đòi hỏi khó đáp ứng là vốn, công nghệ và thị trường. Trên thế giới có một hình thức tổ chức đáp ứng được các yêu cầu trên, đó là: sản xuất nông sản theo hợp đồng (contract farming – CF) hay phương thức hợp đồng (contract system). Đây là hình thức tổ chức sản xuất gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến hoặc kinh doanh nông sản bằng hợp đồng hai chiều qui định các điều kiện sản xuất và tiếp thị nông sản hàng hóa. Nhờ chuyển tổ chức sản xuất từ liên kết ngang (người sản xuất/ người thu gom/ người chế biến/ người kinh doanh lớn xuất khẩu) sang hình thức liên kết dọc theo ngành hàng (sản xuất- chế biến- kinh doanh), phương thức hợp đồng đem lại tác dụng to lớn sau đây: - Chuyển một phần lợi nhuận của người mua bán trung gian hoặc công ty kinh doanh sang cho nông dân sản xuất, trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. - Chia một phần rủi ro về tiếp thị và tiêu thụ trong quá trình sản xuất – chế biến nông nghiệp cho công ty chế biến tham gia gánh chịu, nông dân chỉ còn lo rủi ro về sản xuất nguyên liệu. - Nối kết thông tin hai chiều giữa thị trường tiêu dùng với người sản xuất, nhờ đó sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh dịch tễ do thị trường đòi hỏi, tăng khả năng cạnh tranh và giá trị của sản phẩm. - Tập trung nhiều hộ sản xuất tiểu nông nhỏ lẻ thành các vùng sản xuất hàng hóa với chất lượng đồng đều và khối lượng tập trung. - Gắn công nghiệp chế biến và hoạt động kinh doanh dịch vụ với địa bàn kinh tế nông thôn, góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hóa, công nghiệp hóa, thúc đẩy liên kết nông nghiệp – công nghiệp. 2.9. Tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh Hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình, thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Có thể sử dụng các thông tin đại chúng như đài, báo, tạp chí, áp phích, tờ rơi Quảng cáo nói lên những công dụng và tiện lợi về việc sử dụng sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Tùy theo từng loại sản phẩm và đối tượng tiêu dùng mà có hình thức quảng cáo thích hợp. Bao bì, đóng gói, mẫu mã và các nhãn mác sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng là một hình 17 thức quãng cáo có hiệu quả. Tham gia các hội chợ thương mại là một hình thức tốt và có hiệu quả để giới thiệu sản phẩm và có thể qua hội chợ để ký kết hợp đồng tiêu thụ và thu hút khách hàng. Đối với các loại nông sản xuất khẩu cần tích cực và chủ động trong việc tham gia các hội chợ thương mại quốc tế. Tổ chức các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay trong cơ sở sản xuất kinh doanh hay ở những nơi thuận lợi vừa giới thiệu sản phẩm, vừa bán sản phẩm cũng là một hình thức quãng cáo tốt. Hoặc tham gia các hội chợ, triển lãm qua đó giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng tiêu thụ, tổ chức hội nghị khách hàng. Đối với sản phẩm chế biến cần đăng ký sản phẩm của mình cả về quy cách, nhãn mác, giúp cho cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo sở hữu công nghiệp về sản phẩm của mình. Tránh làm hàng giả và lợi dụng uy tín của những người khác. 2.10. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó chính là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng. Có thể biểu diễn tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh theo sơ đồ sau: Hình 7: Tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh Tổ chức tốt và có hiệu quả việc tiêu thụ sản phẩm sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến quá trình sản xuất. Tiêu thụ hết và kịp thời những sản phẩm làm ra là một tín hiệu tốt cho cơ sở sản xuất kinh doanh bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho quá trình tiếp theo. Giá trị sản phẩm được thực hiện cho phép cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng hợp lý nguồn vốn sản xuất, tránh ứ đọng vốn và nhanh chóng thực hiện quá trình tái sản xuất. Thực hiện tiêu thụ nhanh chóng và kịp thời sản phẩm làm ra còn rút ngắn được thời gian lưu kho, lưu thông và chu kỳ sản xuất kinh doanh của sản phẩm. Như vậy, tiêu thụ tốt sản phẩm là cơ sở thông tin về thị trường cho người sản xuất. Ngược lại, sản phẩm không được tiêu thụ là tín hiệu xấu đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải tìm ra nguyên nhân (về lưu thông hay về sản xuất) để có biện pháp kịp thời cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đối với lĩnh vực tiêu dùng, tiêu thụ tốt sản phẩm sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng đồng thời còn có tác dụng điều chỉnh và hướng dẫn tiêu dùng mới, đặc biệt đối với những sản phẩm mới. Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất phải hướng tới tiêu dùng và lấy tiêu dùng làm mục tiêu họat động sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong đầu mối này. Thông qua tiêu thụ sản phẩm mà nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng về số lượng, mẫu mã, chủng loại mặt hàng. Tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động nằm trong lĩnh vực lưu thông, có nhiệm vụ chuyển tải những kết quả của lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng vì vậy tiêu thụ sản phẩm kịp thời và nhanh chóng là tiền đề quan trọng thực hiện phân phối sản phẩm và kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp. 18 Các yếu tố sản xuất Sản xuất Sản phẩm Tiêu thụ Từ những vấn đề trên, việc tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp. 2.11. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Những đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, với sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản. Những đặc điểm đó là: - Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng và khu vực. Đăc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn chặt với điều kiện tự nhiên mang tính chất vùng. Lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của các vùng là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh và tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm. Có sản phẩm chỉ thích ứng với một vùng, thậm chí tiểu vùng và lợi thế tuyệt đối có được coi như là những đặc điểm mà ở các vùng khác, khu vực khác không có. Đối với những loại sản phẩm khá phổ biến mà vùng nào có thì phải có những hình thức tiêu thụ thích hợp. - Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến cung – cầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản. Sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao ở đầu vụ, cuối vụ, và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ là một biểu hiện của đặc điểm này. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm để đảm bảo cung cầu tương đối ổn định là một yêu cầu cần dược chú ý trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm. - Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú và trở thành nhu cầu tối thiểu hàng ngày của mỗi người, với thị trường rất rộng lớn nên việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm phải hết sưc linh hoạt. Sản phẩm cồng kềnh, tươi sống, khó bảo quản chuyên chở xa, vì vậy cần tổ chức các chợ nông thôn, các cửa hàng lưu động và nhiều hình thức linh họat để thuận tiện cho người tiêu dùng, hoặc sơ chế trước khi đưa tiêu thụ, đồng thời phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng riêng khi vận chuyển, bảo quản. - Một bộ phận lớn như nông sản, lương thực, thực phẩm được tiêu dùng nội bộ hoặc với tư cách là tư liệu sản xuất, vì vậy phải tính đến nhu cầu đó một cách cụ thể để tổ chức tốt việc tiêu thụ đối với nông sản được coi là hàng hóa vượt ra ngoài phạm vi tiêu dùng của gia đình, của cơ sở sản xuất kinh doanh. Như vậy những đặc điểm trên đây cần được tính đến trong việc tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. 2.12. Vai trò của liên kết sản xuất trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa Liên kết kinh tế là một tất yếu của phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội. Liên kết kinh tế giữa nông hộ, trang trại, hợp tác xã và các doanh nghiệp nông nghiệp – những chủ thể của nền kinh tế nông thôn với các tổ chức kinh tế khác, tổ chức đào tạo nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ là sự tất yếu của sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội. Sự tất yếu của liên kết là do: - Sản xuất nông nghiệp cần thiết bị hiện đại, kỹ thuật sản xuất và sản phẩm dịch vụ từ các tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhà nước và doanh nghiệp. - Nông thôn cần có cơ sở hạ tầng để thông tin, đưa sản phẩm ra thị trường, mua sản phẩm đầu vào. 19 - Nông sản phẩm dựa trên quy định sản xuất sinh học phân tán trên diện rộng ở các đơn vị sản xuất nhỏ nhưng cần được chế biến, bảo quản, chuyên chở một cách tập trung, qui mô lớn, nhất là đối với các nông sản xuất khẩu. - Nông dân là những người sản xuất nhỏ, ít vốn, trình độ học thức thấp nên để có thể tiếp cận với khoa học công nghệ họ cần được hỗ trợ của các tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ. - Trong nền kinh tế hàng hóa, người sản xuất và doanh nghiệp chế biến phải cạnh tranh về hiệu quả kinh doanh. Chỉ có các mô hình tổ chức kinh doanh hiệu quả mới có thể tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa. Sự cạnh trạnh đòi hỏi các chủ thể kinh tế liên kết lại để cùng tồn tại. Công nghiệp chế biến cần có đầu vào nguyên liệu ổn định để có thể hoạt động một cách có hiệu quả. Trong nền kinh tế hàng hóa, việc áp dụng kỹ thuật mới, quyết định sản phẩm nào để sản xuất, và phân phối sản phẩm phần lớn do thị trường chi phối. Có 3 nhóm yếu tố chính cấu thành thị trường: nguyên tắc hay luật lệ của trao đổi kinh tế, chủ thể cá nhân hay tổ chức thực hiện trao đổi, và hạ tầng của cơ sở của thị trường. Các nhân tố thuộc nhóm thứ nhất là các định chế như quyền sử dụng đất, thị trường lao động, tập quán phong tục; các chủ thể trong nhóm yếu tố thứ hai là các thành viên như nông hộ, tư thương, doanh nghiệp, tổ chức của nông dân như hợp tác xã, hội hiệp ngành sản xuất. Như vậy liên kết là tiền đề để xây dựng thị trường giao sau của nền kinh tế thị trường hiện đại cho các vùng nông nghiệp hàng hóa phát triển. Thị trường hàng hóa giao sau là một loại thị trường giao dịch mà ở đó diễn ra việc thương thảo, ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng việc giao hàng và thanh toán tiền sẽ diễn ra vào một thời điểm trong tương lai. Trong thị trường nông phẩm hiện nay ở nước ta còn nhiều yếu tố hạn chế: - Người sản nông hay nông dân sản xuất nhỏ riêng lẻ không có đầy đủ thông tin về kỹ thuật sản xuất, thông tin về giá cả thị trường. - Hệ thống chế biến bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển, người nông dân bị áp lực phải bán sản phẩm của mình làm ra ngay sau khi thu hoạch. - Người nông dân không có đủ vốn để đầu tư vào hệ thống sản xuất có hiệu quả nhất, và không có năng lực vốn để đầu tư cho thị trường tương lai. - Vì sản xuất riêng lẻ nên người sản xuất không có sức mạnh thương lượng giá cả thị trường. - Các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư và không có chiến lược lâu dài về duy trì ổn định thị trường và nắm thị trường một cách bền vững. - Hệ thống cung cấp dịch vụ cho nông dân như khuyến nông, tín dụng, chương trình phát triển chưa được phối hợp một cách nhịp nhàng. Trong thời gian qua sự tham gia nhiều hơn của Việt Nam vào thị trường nông sản thế giới đã đồng thời với giảm can thiệp của Chính phủ vào giá cả. Nông dân đang phải đối đầu với sự biến động giá cả trên thị trường thế giới và đã làm cho giá bán của họ không ổn định và càng khó dự đoán. Không ổn định và khó dự đoán kèm theo với đặc điểm chu kỳ đầu tư lâu dài đã gây khó khăn rất nhiều cho nông dân, nhất là nông dân trồng cây lâu năm. Mặc khác, hệ thống khuyến nông hiện nay chú trọng đến sự chuyển giao thông tin về kỹ thuật sản xuất mà xem nhẹ việc cung cấp cho nông dân thông tin 20 thị trường và cung cấp cho nông dân những kỹ năng trong việc ra quyết định về kinh doanh và không phối hợp với các chương trình cung cấp tín dụng. Sự liên kết giữa tổ chức Nhà nước lo về cung cấp dịch vụ khuyến nông và tín dụng với các nhà khoa học có thể được thúc đẩy thông qua sự phối hợp giữa các tổ chức và chương trình, dự án của chính phủ và các biện pháp chính sách. Sự liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến phân phối dựa trên lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia vào liên kết. Sự liên kết marketing này dễ dàng phát triển hơn thông qua hợp tác xã 2.13. Phương hướng cải thiện marketing nông sản Lợi nhuận marketing thường ổn định và không cao, tuy nhiên chi phí marketing thường rất cao. Do đó giảm chi phí marketing là vấn đề có ý nghĩa trong việc cải thiện hiệu quả marketing. Hệ thống chính sách cần tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau: - Khuyến khích mở rộng hình thức hợp tác xã dịch vụ đầu vào và đầu ra ở nông thôn. - Cải thiện hệ thống bán lẻ theo hướng nâng cao về quy mô doanh số trên một đơn vị bán lẻ. Để giảm chi phí marketing trên đơn vị sản phẩm bán lẻ, kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nên phát triển các loại hình sau: + Siêu thị. + Cửa hàng chiết khấu: các công ty kinh doanh nông sản sử dụng cửa hàng bán lẻ theo phương thức “chiết khấu”. Người bán lẻ nhận hoa hồng theo phần trăm của giá bán lẻ do công ty qui định. Chi phí marketing giảm một cách đáng kể vì đầu tư cho các quầy hàng đơn giản hơn và ít chi phí quảng cáo hơn. + Sát nhập ngành: hệ thống này khép kín quá trình marketing. Nó bao gồm các giai đoạn: mua sản phẩm từ nông dân – chế biến – bán trực tiếp đến khách hàng. Loại hình này có lợi thế trong việc giảm được chi phí trung gian vì quá trình marketing là quá trình chuyển giao quyền giao quyền sở hữu từ các giai đoạn khác nhau để đến khách hàng, mỗi lần chuyển giao phát sinh chi phí giao dịch, mặc cả, và lợi nhuận cho người trung gian. Tuy nhiên hệ thống này đòi hỏi quy mô vốn đầu tư lớn và trình độ quản lý cao. - Cải thiện việc phân loại và đóng gói sản phẩm. - Thiết lập hệ thống thông tin thị trường: trong marketing nông sản, người sản xuất thường gặp bất lợi do thiếu thông tin thị trường bởi vì họ sản xuất ở những nơi rất xa thị trường tiêu thụ, đặc biệt là những loại sản phẩm dễ bị hỏng, giá của chúng thường biến động lớn. Nếu biết thông tin kịp thời người sản xuất sẽ hưởng lợi do nâng cao khả năng mặc cả đối với người trung gian, người tiêu dùng cũng hưởng lợi do đáp ứng nhu cầu nhanh chóng ( không ảnh hưởng đến biến động giá) và người trung gian phải cải tiến công nghệ thực hiện quá trình marketing nhằm đáp ứng kịp thời cho thị trường (nền tảng cho việc giảm chi phí marketing). Do đó, thu thập và phân phối thông tin về một số sản phẩm chủ yếu một cách kịp thời là cần thiết. 21 2.14. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất * Tổng chi phí sản xuất: Tổng chi phí sản xuất = Tổng chi phí vật chất + Tổng chi phí lao động (bao gồm lao động nhà và lao động thuê) * Giá trị tổng sản lượng: Giá trị tổng sản lượng = Tổng sản lượng x đơn giá sản phẩm * Lợi nhuận: Lợi nhuận = Giá trị tổng sản lượng - Tổng chi phí sản xuất * Thu nhập: Thu nhập = Lợi nhuận + chi phí lao động nhà * Tỉ suất lợi nhuận/chi phí: Tỉ suất lợi nhuận/chi phí = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng. * Tỉ suất thu nhập/chi phí: Tỉ suất thu nhập/chi phí = Thu nhập/Tổng chi phí sản xuất Chỉ tiêu này có ý nghĩa một đồng chi phí sản xuất bỏ ra tthu được bao nhiêu đồng thu nhập tương ứng. 22 Chương 3 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHỢ MỚI 3.1. Đặc điểm về tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Huyện Chợ Mới là một trong 4 huyện cù lao của tỉnh An Giang được bao quanh bởi sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, phù sa bồi đắp hàng năm. Huyện có diện tích tự nhiên là 35.571 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 23.585 ha. Huyện gồm các xã: Hoà An, Hội An, An Thạnh Trung, Mỹ An, Long Kiến, Long Giang, Long Điền A, Long Điền B, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phú Xuân, thị trấn Chợ Mới và thị trấn Mỹ Luông. Bảng 2: Ví trí địa lý của Chợ Mới Nguồn niên Giám Thống Kê huyện Chợ Mới năm 1997-2002 3.1.2. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Chợ Mới nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với miền nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình từ 25 – 280C, tổng tích nhiệt hàng năm lên đến 9.800 – 10.0440C. Tổng lượng bức xạ trong năm dao động từ 148 – 162 Kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình cả năm 2.226 – 2.279 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1.520 – 1.580 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm trên 905 lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa không đáng kể. Về độ ẩm, lượng mưa tăng thì độ ẩm tăng, khả năng bốc hơi giảm. Tốc độ gió giao động theo khu vực, trung bình 1,8 m/giây. Có 2 chế độ gió phụ thuộc vào 2 mùa. Có hệ thống sông, kênh, rạch, lớn nhỏ chằng chịt rất thuận lợi cho việc cung cấp nước ngọt quanh năm. Mùa lũ thường xảy ra vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, nước sông lớn, dòng chảy tràn vào các bờ và gây lũ lụt. Mức độ ngập lụt giảm dần về phía hạ lưu. Nguồn nước dồi dào tạo điều kiện cho huyện phát triển một nền kinh tế - xã hội gắn liền với sản xuất công – nông – ngư nghiệp. Về đất đai thì loại đất chủ yếu ở huyện Chợ Mới là đất phù sa được sự bồi tụ của các sông: sông Tiền sông Hậu và sông Vàm Nao. 3.2. Tình hình chung của huyện Chợ Mới Từ năm 1994 – 2000 huyện đã tập trung cho đầu tư phát triển diện tích từ việc phát triển hệ thống đê bao kiểm soát lũ. Diện tích gieo trồng đã tăng từ 49.572 ha năm 1995 lên 54.529 ha năm 2000, tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này khoảng 17,37%. Với cơ cấu chủ yếu là độc canh 3 vụ lúa và một phần nhỏ diện tích đất gò cao, bãi bồi trồng màu và xen một lúa một màu, mức độ tăng trưởng gần như đã đạt ngưỡng. 23 Phía Vị trí địa lý Chiều dài (km) Bắc Giáp Thanh Bình Đồng Tháp 23,217 Tây Bắc Giáp Phú Tân 6,106 Đông Cao Lãnh 9,439 Đông Nam Lấp Vò 19,610 Tây Châu Thành, Châu Phú 14,483 Tây Nam Thành Phố Long Xuyên 18,128 Từ 2001 – 2005 huyện đã tập trung cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững và liên tục phát triển cho kinh tế hộ nông thôn. Theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Chợ Mới lần thứ III nhiệm kỳ 2001 – 2005, tháng 4 năm 2001 UBND huyện Chợ Mới đã xây dựng đề án “chuyển dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 2001 – 2005 huyện Chợ Mới” và dự án “Vùng nguyên liệu rau màu xuất khẩu huyện Chợ Mới”. Tháng 7 năm 2002 Huyện uỷ đã xây dựng “chương trình hành động về đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010”. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, sự chỉ đạo tập trung và đầu tư đúng mức, nông nghiệp và nông thôn Chợ Mới đã có sự phát triển vượt bậc. 3.2.1. Về xây dựng cơ sở hạ tầng Đến nay huyện đã cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống đê bao với tổng chiều dài 908 km chống lũ triệt để cho 21.033/22.084 ha đất sản xuất nông nghiệp (92,5%), nhựa hoá 132 km đường, phủ kín lưới điện quốc gia toàn huyện, xây dựng 139 trạm bơm điện với kinh phí đầu tư 153 tỷ đồng, trong đó có 72 trạm được phụ vụ cho sản xuất hoa màu. Đây chính là yếu tố quyết định cho việc chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Bảng 3: Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn Nguồn: Báo cáo chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện Chợ Mới, năm 2003 3.2.2. Về sản xuất nông nghiệp 3.2.2.1. Về sản xuất nông nghiệp chung Huyện Chợ Mới thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Năm 2005, huyện đạt giá trị sản xuất 68,6 triệu đồng/ha đất nông nghiệp, tăng 6,1 triệu đồng/ha so năm 2004. Với diện tích canh tác 22.138 ha, huyện chọn giống là khâu đột phá, thủy lợi là yếu tố quyết định trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiệu quả cao gắn với thị trường tiêu thụ. Phòng Nông nghiệp huyện qui họach 16 vùng chuyên canh màu ở 16 xã, hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu để chuyển diện tích đất trồng lúa sang trồng các lọai rau màu có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ. Riêng năm 2005, huyện thực hiện thêm 6 công trình kênh tạo nguồn, 138 công trình thủy lợi nội đồng và 48 công trình thủy lợi phục vụ các vùng chuyên canh rau màu. 24 Hạng mục ĐVT Số lượng Kinh phí (tỷ đồng) Dân TW Huyện Vay Tổng số Đê bao Triệu m2 11,8 54 54 Cống dưới đê Cái 650 Nhựa hoá nông thôn Km 132 72 72 Trạm bơm điện Trạm 139 15 5 6 26 Huyện cũng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả cao. Trong năm 2005, chương trình đã tổ chức 156 buổi tập huấn kỹ thuật, hội thảo chuyên đề, điểm trình diễn cho gần 40.000 hộ nông dân tham gia, nội dung hướng dẫn thực hiện nhiều mô hình như: - Nhân giống lúa chất lượng cao - Mô hình ngô - bò - Mô hình cỏ - bò, ngô - bò - giun quế - lươn - gừng... Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất được đa số nông dân thực hiện, trong năm có 29.469 ha sản xuất 3 vụ: đông xuân, hè thu và vụ 3 áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng, tăng 20.000 ha so năm 2004, tiết kiệm trên 3.000 tấn giống, tương đương số tiền hơn 7 tỷ đồng... Tính chung một ha áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1156.pdf
Tài liệu liên quan