MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỊNH THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH. 4
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN 4
1.1.1 Hiến pháp 1946 4
1.1.2. Hiến pháp 1959 6
1.1.3. Hiến pháp 1980 7
1.1.4. Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung 8
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỊNH THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 10
1.2.1. Thẩm phán, vị trí, vai trò của người Thẩm phán 10
1.2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của người Thẩm phán 15
1.2.3. Tiêu chuẩn và nguồn Thẩm phán 16
1.2.4. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Thẩm phán 18
1.2.5. Tiền lương và các chế độ phụ cấp cho Thẩm phán 20
1.2.6. Khen thưởng và kỷ luật Thẩm phán 22
CHƯƠNG 2 24
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 24
2.1. THỰC TRẠNG CHẾ ĐỊNH THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN 24
2.1.1. Về chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán 24
2.1.3. Về số lượng và chất lượng Thẩm phán 36
2.1.4. Cơ chế quản lý Nhà nước đối với Thẩm phán 42
2.1.5. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng trên. 43
2.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN 46
2.2.1. Về chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán 46
2.2.2. Cải cách chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ khác cho Thẩm phán 50
2.2.3. Đảm bảo các điều kiện vật chất, tinh thần cho hoạt động của Thẩm phán 52
2.2.4. Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước đối với Thẩm phán. 54
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3898 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và hướng hoàn thiện chế định Thẩm phán Toà án nhân dân theo pháp luật hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi bổ sung năm 2007, 2008.
Trên đây là toàn bộ nghiên cứu các quy định của pháp luật về chế định Thẩm phán TAND từ khi Nhà nước ta thành lập cho tới nay. Phần đầu của luận văn đã cho thấy vai trò của người Thẩm phán trong hoạt động xét xử của Toà án thể hiện cụ thể trong các quy định của pháp luật qua từng thời kỳ phát triển. Chương 2 của luận văn sẽ tiếp tục phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về Thẩm phán, thực trạng và phương hướng hoàn thiện chế định này
Chương 2
Thực trạng và hướng hoàn thiện chế định thẩm phán Toà án nhân dân theo pháp luật hiện hành
2.1. Thực trạng chế định thẩm phán Toà án nhân dân
2.1.1. Về chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán
Thực hiện chủ trương tăng thẩm quyền trong lĩnh vực xử lý án hình sự, dân sự nên nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng nặng nề hơn. Yêu cầu đặt ra là có một chế độ tuyển chọn đáp ứng đủ số lượng Thẩm phán có trình độ để phục vụ hoạt động xét xử và xây dựng ngành Toà án ngày càng vững mạnh.
Có thể thấy rằng việc thay đổi chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân trong Hiến pháp 1992 là một sự đột phá, tạo ra một bước ngoặt phù hợp hơn với thời kỳ mới. Cho tới nay chế độ này vẫn giữ nguyên bản chất của nó, phù hợp với quy luật khách quan và với điều kiện hoàn cảnh nước ta hiện nay. Bằng việc thay đổi chế độ bổ nhiệm Thẩm phán, có thể thấy đội ngũ Thẩm phán được nâng lên về cả chất và lượng. Chế độ tuyển chọn Thẩm phán theo Hiến pháp 1992 sửa đổi và Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 cùng các văn bản hướng dẫn hiện hành có các quy định về một số nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất: Về biên chế Thẩm phán
Theo Nghị quyết số 730 của UBTVQH về việc bổ sung biên chế và số lượng Thẩm phán Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp thì việc tăng biên chế cho đội ngũ Thẩm phán được quan tâm đúng mức[13]. Năm 2009 và 2010 bổ sung 119 Thẩm phán cho Toà án nhân dân tối cao, bổ sung 112 biên chế cho Toà án nhân dân cấp tỉnh và 1269 biên chế cho Toà án nhân dân cấp huyện. Số lượng biên chế của Toà án quân sự các cấp về cơ bản được giữ nguyên số lượng [14].
Để đảm bảo đủ đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu công tác giải quyết xét xử các loại vụ án, Toà án nhân dân tối cao đã xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án quan trọng trong đó có Đề án biên chế cho ngành Toà án nhân dân. Theo đề án này thì dựa vào các tiêu chí, từng đơn vị trong ngành sẽ phân bổ biên chế cho đơn vị mình sao cho phù hợp nhất. UBTVQH đã thông qua tổng biên chế của ngành Toà án năm 2009 được tăng thêm 1500 người trong đó có 508 Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh[14]. Điều này đã củng cố phần lớn cho số lượng Thẩm phán của ngành trong thời gian qua vốn đã thiếu so với nhu cầu công việc.
Theo quy định, UBTVQH quyết định số lượng Thẩm phán Toà án các cấp theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao ( và sự thống nhất của Bộ trưởng Bộ quốc phòng đối với Thẩm phán TAQS các cấp ) ( Điều 42 Luật tổ chức TAND năm 2002). Mặc dù đã xây dựng và hoàn thiện các Đề án về biên chế số lượng Thẩm phán như vậy nhưng về cơ bản vẫn không đủ số lượng đáp ứng đòi hỏi nhiệm vụ công tác. Trong khi số lượng công việc ngày càng tăng, Thẩm phán không thể đảm đương một lúc nhiều trọng trách, xét xử một lúc nhiều vụ án sẽ rất dễ có tình trạng quá tải, có thể dẫn tới chồng chéo, sai lầm khi giải quyết công việc.
Thứ hai: Về điều kiện, tiêu chuẩn của Thẩm phán
Để đảm bảo cho Toà án độc lập xét xử, vấn đề quan trọng đầu tiên là xây dựng các tiêu chuẩn cần và đủ cho một chức danh tư pháp, trong đó có chức danh Thẩm phán, nhân vật trung tâm của hệ thống xét xử.
Cũng giống như nhiều quốc gia trên thế giới, Điều 37 Luật tổ chức TAND năm 2002 quy định các tiêu chuẩn chung cho Thẩm phán, có thể cụ thể hoá thành 3 tiêu chí bao gồm: tiêu chuẩn về chính trị, xã hội; tiêu chuẩn chuyên môn và tiêu chuẩn đạo đức sức khoẻ.
Về tiêu chuẩn chính trị, xã hội
Pháp luật hiện hành không quy định Thẩm phán phải là Đảng viên. Người làm chính trị là người tham gia vào các tổ chức chính trị như tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn, Mặt trận tổ quốc… để cùng xây dựng các chính sách, chủ trương mà Nhà nước tiến hành. Dù không nhất thiết là Đảng viên nhưng người Thẩm phán phải luôn theo đuổi lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có trình độ lý luận chính trị, và có những hiểu biết nhất định về xã hội. Tiêu chuẩn tuyển chọn Thẩm phán về chính trị xã hội này căn cứ vào quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 “ công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”
Với tư cách là người nhân danh Nhà nước đưa ra các quyết định, bản án có ý nghĩa răn đe kẻ phạm tội, đảm bảo an ninh và an toàn trong xã hội, các tiêu chuẩn về chính trị xã hội là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu tuyển chọn và xây dựng đội ngũ Thẩm phán đảm bảo về chất cho hoạt động xét xử . Tiêu chuẩn này đựơc hiểu là công dân Việt Nam không có hành vi nào gây tổn hại cho nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công dân đó phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước, có tinh thần kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện có hại cho Đảng, Tổ quốc và Nhân dân, các hành vi tham nhũng, quan liêu, hách dịch và cửa quyền. Công dân đó phải biết lắng nghe nhân dân, chịu giám sát của nhân dân, tận tình phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Công dân phải tham gia nhiệt tình vào các công tác xã hội, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc xử sự trong xã hội. Bản thân công dân đó phải chưa bao giờ bị kết án ngay cả khi đã được xoá án tích thì có thể được tuyển chọn vào hàng ngũ Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp. Yêu cầu về chuẩn chính trị, xã hội có ý nghĩa quan trọng, là một mặt không thể thiếu đối với nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó cho mỗi Thẩm phán, chính vì vậy mà có thể thấy rằng diện được tuyển chọn, bổ nhiệm phải là những người có uy tín chính trị, theo quy chế bổ nhiệm cán bộ nói chung hoặc dựa vào nguồn cán bộ trong ngành tại chỗ, từ dưới lên, cán bộ trong và ngoài Đảng, nơi nào thiếu có thể chọn cán bộ làm công tác pháp luật ở các ngành khác. Hiện nay cũng có quy định cụ thể và thống nhất về nguồn tuyển chọn cho đội ngũ này. Tiêu chuẩn trên mới được ghi nhận trong Hiến pháp 1980 cho đến nay nhưng cùng với các tiêu chuẩn khác đã tạo thành một “hạt nhân” không thể thiếu trong cơ chế tuyển chọn đội ngũ Thẩm phán giai đoạn hiện nay.
Tiêu chuẩn chuyên môn
Như đã nói, nghề nghiệp thẩm phán là một nghề đặc thù. Tiêu chuẩn tuyển chọn nhìn chung khắt khe hơn so với nghề nghiệp khác. Tuy nhiên điểm giống với mọi nghề nghiệp khác chính là ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cho dù ở vị trí công tác chuyên nghành nào thì tiêu chuẩn này cũng là tiêu chuẩn cần phải có. Điều 37 Luật tổ chức TAND năm 2002 tiếp tục quy định: “Công dân Việt Nam…có trình độ cử nhân Luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp luật, có năng lực làm công tác xét xử…thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán”. Tiêu chuẩn này được hiểu như sau:
Thứ nhất: “Có trình độ cử nhân Luật” được hiểu là phải có bằng tốt nghiệp Đại học về chuyên ngành Luật do các trường Đại học trong nước có chức năng đào tạo về chuyên ngành Luật theo quy định cấp. Riêng đối với những người có bằng cử nhân Luật do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp thì được công nhận là có “trình độ cử nhân Luật” khi người đó được cử đi học bằng học bổng từ ngân sách Nhà nước hoặc theo các hiệp định, dự án, liên kết về đào tạo được ký kết giữa Chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam với Chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Thứ hai: “ Đã đào tạo về nghiệp vụ xét xử” là phải có chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ xét xử do cơ quan có chức năng đào tạo các chức danh tư pháp cấp; nếu chứng chỉ do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận
Thứ ba: “ Có thời gian làm công tác pháp luật” là thời gian thực tế công tác kể từ khi được xếp vào ngạch công chức. Như vậy thời gian thử việc hoặc làm theo hợp đồng với cơ quan Toà án, thời gian tham gia học tập, đào tạo để có bằng cử nhân Luật, làm các nhiệm vụ khác như kế toán, văn thư, thủ quỹ… cũng không đựơc tính vào thời gian làm công tác pháp luật. Thời gian làm công tác pháp luật còn dùng để làm căn cứ bổ nhiệm Thẩm phán các cấp. Thời gian làm công tác pháp luật từ 4 năm trở lên được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND cấp huyện, Thẩm phán Toà án Quân sự khu vực: từ 10 năm trở lên được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND cấp tỉnh, Thẩm phán TAQS cấp Quân khu, 15 năm trở lên để xét bổ nhiệm Thẩm phán TAND tối cao, Toà án Quân sự trung ương.
Thứ tư: “Có năng lực làm công tác xét xử” là có khả năng hoàn thành tốt công tác xét xử những loại vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tương ứng mà người đó có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán theo nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị quản lý công chức hoặc có những bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật có giá trị được công bố hoặc được áp dụng vào thực tiễn.
Tiêu chuẩn đạo đức, sức khoẻ
Năng lực, trình độ xét xử và đạo đức phẩm chất trong sáng không thể tách rời nhau ở người Thẩm phán TAND. Có năng lực thì đạo đức mới được phát huy, có đạo đức thì năng lực mới giữ vững phẩm chất trong sạch. Nếu người Thẩm phán có năng lực xét xử cao nhưng không có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp thì sẽ chỉ là những vị “quan toà độc tài và vô cảm”, không bảo vệ được công bằng và lẽ phải. Tiêu chuẩn đạo đức, sức khoẻ là một tiêu chuẩn rất quan trọng đối với Thẩm phán.
Mỗi xã hội đều có quan niệm về đạo đức riêng, trong xã hội hiện đại bên cạnh đạo đức xã hội còn xuất hiện khái niệm đạo đức nghề nghiệp. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp là một tiêu chuẩn được đòi hỏi rất cao ở bất lỳ nước nào mà không chỉ có Việt Nam. Đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán gắn liền với hoạt động xét xử của Thẩm phán. Đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán phải được thể hiện ở những yếu tố như:
Thứ nhất: Nói tới Thẩm phán có đạo đức nghề nghiệp là nói tới người Thẩm phán có trình độ năng lực nhất định, thường xuyên trau dồi kiến thức để nâng tầm hiểu biết của mình. Thẩm phán có đạo đức nghề nghiệp là người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, bảo vệ cho công bằng và lẽ phải.
Thứ hai: Do đặc thù nghề nghiệp của Thẩm phán là độc lập đưa ra phán quyết, không bị ảnh hưởng ý kiến bởi bất kỳ có quan, tổ chức, cá nhân nào. Thẩm phán lấy năng lực và trình độ lý luận của mình để đưa ra nhận định chính xác, đó chính là bản lĩnh nghề nhgiệp của Thẩm phán. Bản lĩnh nghề nghiệp của người Thẩm phán được xây dựng trên cơ sở tính tự quyết, tinh thần học hỏi, độc lập và khách quan, vô tư, trong sáng và công bằng trước mọi vấn đề. Người Thẩm phán phải dựa trên cơ sở quan trọng là Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình.
Thứ ba: Phán quyết của Thẩm phán được đưa ra có tác động rất lớn tới quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan và tổ chức. Phán quyết đó không thể tuỳ tiện vì có thể gây ra những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng lớn tới uy tín của người Thẩm phán và cả một nền công lý, pháp luật của Nhà nước. Từ khâu điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, xét xử và ra bản án Thẩm phán phải thực sự giương cao tinh thần trách nhiệm, không lơ là chủ quan ở bất cứ sự việc, giai đoạn nào. Có như vậy, người Thẩm phán luôn luôn phải ý thức được trách nhiệm nặng nề nhưng vinh quang của mình trong suốt quá trình làm việc.
Bên cạnh những điều kiện không thể thiếu trên, Luật tổ chức TAND năm 2002 còn quy định tiêu chuẩn về sức khoẻ đối với đối tượng có khả năng được bổ nhiệm làm Thẩm phán. Sức khoẻ là sức mạnh về thân thể, không có bệnh tật trong cơ thể, có sức khoẻ để có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Pháp luật quy định Thẩm phán phải là người có sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sức khoẻ là tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức song đối với người Thẩm phán sức khoẻ con bao gồm yếu tố ngoại hình không bị dị tật, dị hình ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế hoặc thực hiện nhiệm vụ của người Thẩm phán.
Ba tiêu chuẩn trên hoà quyện với nhau thành một thể thống nhất không tách rời. Khi tuyển chọn Thẩm phán không được thiên lệch bất kỳ yếu tố nào, nếu không sẽ không đáp ứng được yêu cầu công tác của ngành. Ngoài những tiêu chuẩn chung, pháp luật còn quy định những tiêu chuẩn cụ thể cho Thẩm phán Toà án từng cấp. Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 và Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT/TANDTC-BQP-UBTUMTTQVN ngày 01/4/2003 quy định cụ thể các tiêu chuẩn này.
Thứ ba: Về nhiệm kỳ Thẩm phán
Nhiệm kỳ của Thẩm phán có ảnh hưởng lớn tới hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán, đặc biệt là nguyên tắc làm việc độc lập của Thẩm phán. Trong cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán ở các nước đều chú ý tới việc quy định vấn đề này cho Thẩm phán và các chức danh tư pháp nói chung. Pháp luật quy định nhiệm kỳ Thẩm phán nhằm mục đích tăng trách nhiệm của Thẩm phán trong công việc xét xử của mình. Nhiệm kỳ của Thẩm phán hiện nay theo pháp luật Việt Nam quy định là 5 năm.
ở Malaixia và úc thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán suốt đời, ở Mỹ như đã nêu thực hiện cả hai thời hạn suốt đời và nhiệm kỳ có thời hạn. Vậy tại sao có sự khác nhau như thế trong cơ chế tuyển chọn ở các nước? Pháp luật các nước có những quy định khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và nền chính trị của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, theo nhận xét chung của rất nhiều các công trình nghiên cứu cho rằng nhiệm kỳ hiện nay của Thẩm phán nước ta là quá ngắn. Thực tế nhiệm kỳ quá ngắn như vậy sẽ tạo một tâm lý không ổn định cho Thẩm phán trong quá trình đương nhiệm.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp là Thẩm phán phục vụ cho công tác xét xử. Chất lượng Thẩm phán hiện có chuyển biến hơn rất nhiều so với những năm đầu thực hiện cơ chế tuyển chọn. Bên cạnh đó, nền kinh tế, xã hội ngày càng phát triển và đang trên đà hội nhập mạnh mẽ khu vực và thế giới, việc học tập kinh nghiệm và những tiến bộ của các nước tiên tiến không còn là điều mới mẻ nữa.
Hầu hết các Thẩm phán khi đã được bổ nhiệm làm Thẩm phán lần đầu, có nhiều kinh nghiệm nên đều được bổ nhiệm lại ở nhiệm kỳ tiếp theo. Những Thẩm phán có đủ tiêu chuẩn 5 năm một lần bổ nhiệm lại thực sự không cần thiết khi mà thủ tục bổ nhiệm lại lần sau không có sự khác nhau cơ bản. Đây chính là tồn tại mà pháp luật hiện giờ chưa điều chỉnh được hết. Một số ý kiến khác lại cho rằng nếu quy định nhiệm kỳ Thẩm phán suốt đời sẽ gây nên một sức ỳ cho Thẩm phán bởi không có gì đảm bảo cho việc cách chức chức danh Thẩm phán của họ khi Thẩm phán vi phạm pháp luật. Hơn nữa, nền kinh tế nước ta hiện tại còn kém phát triển, Thẩm phán chưa đủ trình độ như Thẩm phán các nước phát triển khác nên không thể vội vàng thay đổi nhiệm kỳ.
Theo ý kiến cá nhân em, quan điểm thứ hai có yếu tố hợp lý. Trước hết chúng ta không thể ngay lập tức thay đổi nhiệm kỳ cho Thẩm phán. Việc bổ nhiệm lại Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay cũng là một mục đích phấn đấu của các Thẩm phán đang đương nhiệm rồi. Để được bổ nhiệm lại, Thẩm phán Toà án buộc phải cố gắng trong công việc, tạo uy tín và lòng tin trong có quan, đơn vị. Đây là một “cách” bảo đảm chất lượng hoạt động của Thẩm phán đồng thời vẫn giữ được tính kỷ luật của Thẩm phán. Khi không hoàn thành tốt nhiệm vụ Thẩm phán có thể bị cách chức bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nếu có thể quy định nhiệm kỳ của Thẩm phán cao hơn 5 năm thì việc ổn định công tác của Thẩm phán có thể được đáp ứng tốt hơn trong quá trình làm việc và cống hiến của mỗi Thẩm phán Toà án nhân dân. Đây cũng là một phương án cần phải tính tới.
Thứ tư: Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm( và bổ nhiệm lại ) Thẩm phán
Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT ngày 1/4/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thì thấy rằng Thẩm phán được đề nghị bổ nhiệm lần đầu cần 9 loại giấy tờ, nếu tái nhiệm thì cần 8 loại giấy tờ[15]. Mỗi lần Thẩm phán hết nhiệm kỳ phải làm lại toàn bộ hồ sơ mới. Pháp luật quy định như vậy trên cơ sở quản lý chặt chẽ hồ sơ của Thẩm phán tuy nhiên trên thực tế quá trình này không cần thiết, nó còn tạo nên sự phiền hà cho người Thẩm phán.
Thứ năm: Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán
Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án các cấp hiện nay tuân theo quy định tại Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong quá trình làm việc của Hội đồng tuyển chọn cho thấy Hội đồng đã phát hiện nhiều trường hợp đơn vị đề nghị không đủ điều kiện theo quy định để trình bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm Thẩm phán. Các Hội đồng cũng đã xem xét nhiều trường hợp Thẩm phán vi phạm kỷ luật, đạo đức để đề nghị kỷ luật, miễn nhiệm và cách chức. Tuy nhiên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán các cấp cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ Thẩm phán, mặt khác có sự tiếp cận Thẩm phán từ phía nhân dân để có một cách đánh giá, nhìn nhận toàn diện về Thẩm phán, tránh sự phiến diện, một chiều.
2.1.2. Về tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác cho Thẩm phán
Trong những năm gần đây, Nhà nước ta thực hiện công cuộc cải cách chế độ tiền lương cho toàn bộ công chức và viên chức Nhà nước đã mang lại sự đảm bảo cuộc sống tốt hơn so với trước. Nếu so sánh với các số liệu cũ sẽ thấy được sự tiến bộ đáng kể của chế độ tiền lương cho Thẩm phán Toà án nhân dân, cụ thể như sau:
Theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 về việc phê chuẩn bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành Toà án được áp dụng từ ngày 01/10/2004 thì bảng lương Thẩm phán được quy định như sau:
+ Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện vào ngạch A1, gồm 9 bậc với hệ số bậc lương thấp nhất là 2,34, bậc cao nhất là 4,98
+ Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh vào ngạch A2, gồm 8 bậc với hệ số bậc lương thấp nhất là 4,40, bậc cao nhất là 6,78
+ Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao vào ngạch A3, gồm 6 bậc với hệ số bậc lương thấp nhất là 6,20, bậc cao nhất là 8,00
Nếu so sánh với hệ số bậc lương trong Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQH K9 ngày 17/5/1993 thì bậc lương của Thẩm phán được nâng cao lên rất nhiều [17] (Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện có 10 bậc, hệ số bậc thấp nhất 2,16, bậc cao nhất 4,25 ; Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh có hệ số bậc lương cao nhất là 5,70; Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có hệ số bậc cao nhất là 7,10 ). Đây là một tiến bộ của pháp luật trong việc điều chỉnh bậc lương cho Thẩm phán, điều đó cũng có nghĩa là mức lương của Thẩm phán sẽ cao hơn so với trước. Tuy nhiên theo quy định mới trong bảng lương của Thẩm phán Toà án các cấp so với bảng lương của công chức, cán bộ khác cùng loại thì không thấy có sự khác biệt. Điều đó có nghĩa là không có sự ưu tiên về hệ số lương trong bảng lương cho chức danh Thẩm phán.
Ngày 6/1/2009, xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ nội vụ và Bộ trưởng Bộ tài chính, Chính phủ ra Nghị định số 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung là 650.000 đồng[18]. Như vậy so với lần tăng lương trước có thể thấy mức lương tối thiểu ngày càng cao, do đó mức lương của Thẩm phán cũng tăng thêm. Hiện tại tiền lương của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện là 3.237.000 đồng, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh là 4.407.000 đồng, thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là 5.200.000 đồng.
Cùng với đợt tăng lương cơ bản là sự biến động của nền kinh tế, về nhu cầu thiết yếu của đời sống, người Thẩm phán cũng không nằm ngoài vòng quay đó. So với nhiều nước trên thế giới, trung bình tiền lương Thẩm phán tại Việt Nam thấp hơn nhiều. Mức đãi ngộ của Nhà nước dành cho Thẩm phán ít hoặc nhiều có ảnh hưởng không nhỏ tới sự độc lập khách quan khi xét xử, vì vậy sự đãi ngộ không nằm ngoài mục đích là nâng cao chất lượng hoạt động của Thẩm phán TAND. Ngành Toà án nhân dân có một chế độ ưu đãi riêng chính bởi hoạt động nghề nghiệp đặc thù bên cạnh tiền lương là khoản thu nhập chính. Tuy nhiên khoản ưu đãi hiện nay còn rất “khiêm tốn”. Vì vậy tiền lương vẫn là khoản thu nhập chủ yếu của Thẩm phán. Tiền lương phải đảm bảo bù đắp sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình làm việc và sáng tạo.
Theo quy định tại pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003, sửa đổi bổ sung qua các năm 2007, 2008 thì Thẩm phán không được tham gia vào các công việc kinh doanh, buôn bán…[7], ngoài tiền lương và khoản ưu đãi ít ỏi họ thực sự không còn nguồn thu nào khác. Bên cạnh đó, với nền kinh tế thị trường đang ngày càng xâm nhập sâu sắc vào cuộc sống đã tạo ra những thay đổi toàn diện tới trị an xã hội. Nhiều tệ nạn và vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu tới nền chính trị, kinh tế và xã hội cho nên nhiệm vụ của Thẩm phán và ngành Toà án ngày càng nặng nề hơn bao giờ hết. Nhằm đảm bảo cho Thẩm phán yên tâm công tác, không bị chi phối bởi yếu tố kinh tế, đồng thời nhằm thu hút nhân tài cho ngành Toà án, giảm bớt hiện tượng ‘chảy máu chất xám” ngành Toà án, xuất phát từ tính đặc thù nghề nghiệp, từ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của Thẩm phán thì việc điều chỉnh lương phù hợp cho ngành Toà án nhân dân, của Thẩm phán nói riêng là một việc làm bức thiết hiện nay.
Cùng với công cuộc cải cách chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp nghề nghiệp cho Thẩm phán cũng được điều chỉnh cho cao hơn. Có thể thấy hàng loạt những thay đổi, cụ thể là:
Quyết định số 154 của Thủ tướng chính phủ ngày 12/3/1996 đang áp dụng việc thực hiện chế độ bồi dưỡng phiên toà cho Thẩm phán [19]. Theo đó Thẩm phán là chủ toạ phiên toà được hưởng 15.000đồng/người/ngày. Nguồn kinh phí này nằm trong kế hoạch ngân sách Nhà nước chi trả.
Quyết định số 171/2005, quyết định của Thủ tướng chính phủ ngày 8/7/2005 quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm cho Thẩm phán [20], theo đó Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện được hưởng phụ cấp là 30% tiền lương; Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh được hưởng phụ cấp bằng 25% tiền lương; Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao mức phụ cấp là 20% tiền lương. So với trước 120.000 đồng/người/tháng thì đây là một tiến bộ có lợi cho Thẩm phán. Đồng thời, phụ cấp trách nhiệm này sẽ không được tính là khoản để hưởng các chế độ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.
Đối với những Thẩm phán làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, Nhà nước quy định chế độ phụ cấp khu vực cho họ. Cũng giống như đối với cán bộ, công chức nói chung, hiện nay có 7 mức: 0,1; 0,2; 0.3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Phụ cấp đặc biệt có 3 mức: 30%, 50%, 100% mức lương đang hưởng.
Đối với những Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo thì được hưởng thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo, có thâm niên công tác vượt khung thì hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% bậc lương đang hưởng, từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán Toà án nhân dân mà pháp luật đã và đang quy định là tương đối đáp ứng với tính chất công việc người Thẩm phán đảm nhận và sức lực người Thẩm phán bỏ ra. Chế độ này khích lệ cho họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nâng cao chất lượng hoạt động và uy tín của ngành Toà án nhân dân. Nhưng vẫn còn những bất cập cụ thể trong cơ chế tiền lương của Thẩm phán, so với đặc thù công việc, so với sức lao động trí óc mà các Thẩm phán bỏ ra thì thực sự tiền lương của họ không có sự ưu tiên so với các công chức, cán bộ bình thường khác. Chỉ có thể được đảm bảo về cơ sở, vật chất, về điều kiện kinh tế nói chung thì mới đảm bảo được xây dựng một đội ngũ cán bộ trong sạch, không quan liêu, không vi phạm, phấn đấu cho công việc, thu hút nhân lực và tài lực xây dựng một đất nước vững mạnh về mọi mặt.
2.1.3. Về số lượng và chất lượng Thẩm phán
Thứ nhất: Về số lượng Thẩm phán Toà án nhân dân
So với 2 năm trước, số lượng Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp tăng lên đáng kể. Hiện nay, Toà án nhân dân tối cao có 120 Thẩm phán, Toà án nhân dân cấp tỉnh có 1118 Thẩm phán. Số lượng Thẩm phán Toà án quân sự các cấp là 141 người. Theo Nghị quyết 716 của UBTVQH trong đó Toà án quân sự trung ương có 19 Thẩm phán, Toà án quân sự quân khu và tương đương có 54 Thẩm phán, Toà án quân sự khu vực có 68 Thẩm phán. So với các Toà án nhân dân, Toà án quân sự các cấp là có số lượng biên chế và số lượng Thẩm phán ổn định hơn [14].
Trong năm 2009, đội ngũ cán bộ của các Toà án tiếp tục được củng cố và kiện toàn. Việc thiếu cán bộ lãnh đạo ở một số Toà án địa phương về cơ bản đã được khắc phục. Trong năm qua, Chủ tịch nước đã bổ nhiệm và bổ nhiệm lại 53 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã bổ nhiệm và bổ nhiệm lại 16 cán bộ cấp vụ và 19 cán bộ cấp phòng của Toà án nhân dân tối cao; 371 Chánh án, Phó chánh án Toà án địa phương ( Toà án nhân dân cấp tỉnh 49, Toà án nhân dân cấp huyện 310, Toà án Quân sự cấp quân khu 06 và Toà án quân sự khu vực 06 ). 967 Thẩm phán Toà án địa phương ( Toà án nhân dân cấp tỉnh 270, Toà án nhân dân cấp huyện 670, Toà án quân sự cấp quân khu 15 và Toà án quân sự khu vực 12 ). Chánh án Toà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và hướng hoàn thiện chế định Thẩm phán Toà án nhân dân theo pháp luật hiện hành.doc