MỤC LỤC Trang
Lời cảm ơn
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I
Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt – Mỹ
I. Tổng quan về thị trường Mỹ 3
1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, dân cư 5
2. Vài nét về nền kinh tế Mỹ 5
3. Môi trường luật pháp và luật pháp trong thương mại Mỹ 12
4. Môi trường văn hóa xã hội Mỹ 21
II. Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt – Mỹ sau năm 1975 đến nay 23
CHƯƠNG II
Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm qua
I. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ từ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ thương mại 27
1. Quan hệ thương mại hai nước từ sau khi Mỹ xóa bỏ cấm vận với Việt Nam 28
2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực 28
3. Phân tích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ 30
II. Một số sự kiện nổi bật trong quan hệ thương mại hai nước thời gian gần đây 34
1. Cuộc chiến Catfish 35
2. Tranh chấp về thương hiệu sản phẩm 41
3. Hiệp định hàng dệt may song phương Việt – Mỹ 46
III. Khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong những năm tới 52
1. Hệ thống pháp luật phức tạp của Mỹ là một cản trở lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam 53
2. Năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam còn rất yếu trên thị trường Mỹ 53
3. Doanh nghiệp chưa quen với việc sử dụng các công cụ Internet trong kinh doanh 54
4. Bất đồng trong văn hóa kinh doanh hai nước 55
5. Chưa xây dựng được “Thương hiệu quốc gia” cho hàng Việt Nam 55
6. Việt Nam chưa là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới – WTO 56
CHƯƠNG III
Một số giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ
I. Nhóm các giải pháp vi mô 57
1. Tìm hiểu và nắm vững luật pháp thương mại Mỹ 57
2. Coi trọng yếu tố văn hóa, tập quán kinh doanh khi làm ăn với thương nhân Mỹ 62
3. Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ 66
3.1 Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp tại Mỹ 65
3.2 Tham gia hội chợ triển lãm tại Mỹ 71
3.3 Tham gia mạng lưới phân phối hàng nhập khẩu tại thị trường Mỹ 72
II. Nhóm các giải pháp vĩ mô 77
1. Hoạch định chính sách đối ngoại sắc bén và linh hoạt trong quan hệ với Mỹ 77
2. Mau chóng xây dựng hình ảnh cho “Made-in-Vietnam” trong lòng các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ 81
3. Tăng cường công tác vận động hành lang ở tầm vĩ mô hỗ trợ cho các doanh nghiệp (Lobby) 85
4. Đẩy nhanh lộ trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới – WTO 88
5. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho thương mại 89
6. Tạo dựng một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài 90
7. Tổ chức nghiên cứu sâu hơn nữa Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 92
Kết luận 92
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười tiêu dùng, từ trẻ em lên ba tới người già bảy mươi, thường chỉ dùng hàng hóa của những thương hiệu quen thuộc; đổi thương hiệu đối với họ là một điều khó khăn, miễn cưỡng, thậm chí gây ra những hiệu ứng về sức khỏe. Chính vì vậy mà phát sinh hiện tượng “nhái” hay ăn cắp thương hiệu, thay vì cạnh tranh bằng thương hiệu mới.
Thứ ba, thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Sau khi đã đăng ký với Nhà nước, doanh nghiệp có quyền sử dụng, quảng bá và khai thác mọi lợi ích khác từ thương hiệu của mình, như sang nhượng, cho thuê, hùn vốn, cấp quyền sử dụng và được pháp luật bảo vệ chống lại mọi sự xâm phạm như hàng nhái, hàng giả, ăn cắp và sử dụng trái phép thương hiệu.
Cuối cùng, thương hiệu là một tài sản, thương hiệu càng nổi tiếng thì tài sản ấy càng lớn, đến mức hàng ngàn hàng triệu lần món hàng mà nó đặt tên.
Thương hiệu là tài sản vô giá với doanh nghiệp như vậy, song hiện trạng xây dựng và bảo hộ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như thế nào? Theo số liệu điều tra của Báo Sài Gòn Tiếp thị trên 498 doanh nghiệp cả nước cho thấy: Đa số các doanh nghiệp chưa đầu tư đầy đủ về nhân lực và tổ chức cho việc phát triển thương hiệu. Chỉ có 16% số doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách/phòng tiếp thị chịu trách nhiệm chính về hoạt động tiếp thị. Đến 80% doanh nghiệp không có chức danh quản lý nhãn hiệu (brand manager). Về chi phí, có tới 20% số doanh nghiệp không chi cho xây dựng thương hiệu Theo bài “Hiện trạng xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam” trang 13 - Báo Sài Gòn Tiếp thị số ra ngày 14/11/2002
. Đặc biệt, các doanh nghiệp nhà nước ỷ lại được bảo hộ mà không coi trọng sở hữu thương hiệu của chính mình. Nhiều trường hợp các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các Tổng công ty, không thèm đăng ký sở hữu thương hiệu ngay trong nước. Đến khi doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài để xuất khẩu thì thường yêu cầu phải có đăng ký ở trong nước, lúc đó họ mới lo thủ tục đăng ký, thường kéo dài hàng năm, dẫn đến mất cơ hội làm ăn với nước ngoài.
b) Muốn bảo hộ thương hiệu, phải nẵm vững luật pháp
Sở hữu trí tuệ là khái niệm còn rất mới đối với không chỉ các nhà kinh doanh Việt Nam mà còn với các nhà kinh doanh ở các nước đang phát triển nói chung. Trong khi đó hệ thống luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ đã được hoàn thiện từ rất lâu và ngày càng trở nên phức tạp. Sự kém hiểu biết và bỡ ngỡ về sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường Mỹ đã trở thành nguyên nhân để những tổ chức cá nhân kinh doanh Mỹ lợi dụng để “đục nước béo cò” như đã thấy ở trên. Tuy nhiên, luật pháp nước Mỹ tất nhiên sẽ không đứng về phía những kẻ làm ăn cơ hội, mang tính phá quấy, cho dù có phức tạp song không thể mất đi tính minh bạch rõ ràng. Chỉ bằng cách nắm vững luật pháp thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể tự tin bước vào thương trường Mỹ sẵn sàng đối mặt với những địch thủ hùng mạnh và mưu lược hơn.
Ngay trong Hiệp định thương mại Việt Mỹ, vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ cũng đã được qui định hết sức minh bạch rõ ràng và không thiên vị bất cứ một bên nào. Điều 6 – chương II về quyền sở hữu trí tuệ ghi: “áp dụng điều 6bis Công ước Paris với sửa đổi cần thiết đối với dịch vụ”. Như vậy, trong trường hợp với quyền sở hữu thương hiệu, người nộp đăng ký nhãn hiệu sẽ bị từ chối hoặc nếu đã đăng ký rồi thì sẽ bị thu hồi đăng ký nếu nhãn hiệu đó là nổi tiếng và đã được đăng ký tại bất cứ một nước thành viên nào của công ước Paris (Mỹ và Việt Nam đều đã là thành viên của Công ước Paris). Ví dụ: IBM/Microsoft chưa đăng ký thương hiệu tại Việt Nam nhưng đây là nhãn hiệu rất nổi tiếng và đã được đăng ký tại Mỹ do vậy luật pháp không thể cho phép một doanh nghiệp Việt Nam đăng ký nhãn hiệu này cho mình tại Việt Nam. Cũng có thể áp dụng tương tự đối với nhãn hiệu Vinamilk của Việt Nam. Tất nhiên BTA cũng định nghĩa rõ thế nào là nổi tiếng. BTA còn qui định thời gian tối đa từ lúc đăng ký nhãn hiệu tới lúc cho ra sản phẩm là 3 năm, thời hạn hiệu lực của một nhãn hiệu là 10 năm (sau đó phải gia hạn lại). Nếu sau 3 năm không sử dụng thì cho dù thương hiệu có được đăng ký cũng có thể bị thu hồi. Trong tranh chấp nếu ai chứng minh được mình đã sử dụng thương hiệu này lâu dài và gắn bó với sự nổi tiếng của thương hiệu thì sẽ được đăng ký thương hiệu đó tại Mỹ. Hơn thế nữa, những thương hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam thì khi xem xét đơn đăng ký tại Mỹ cũng được ưu tiên.
3. Hiệp định Hàng dệt may song phương Việt - Mỹ (Vietnam – US Bilateral Textile Accord)
3.1 Bối cảnh đặt ra vấn đề về Hiệp định hàng dệt may Việt - Mỹ
a) Xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ tăng đột biến sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực
Trước khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực vào 10/12/2001, Mỹ không phải là thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam. Trong năm 2001, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào hai trị trường chính EU và Nhật Bản tương ứng là 512 triệu USD và 617 triệu USD trong khi vào thị trường Mỹ chỉ là con số ít ỏi khoảng 50 triệu USD. Với kim ngạch như vậy, năm 2001, Việt Nam đứng thứ 64 trong số những nước xuất khẩu dệt may vào Mỹ . Cùng trong năm này, Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng hơn 70 tỉ USD hàng dệt may, vì vậy, Việt Nam chỉ là nhà xuất khẩu dệt may vô cùng bé vào thị trường Mỹ.
Số liệu 9 tháng đầu năm 2002 cho thấy mức độ tăng “chóng mặt” của xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ. Xuất khẩu của riêng 9 tháng này đã bằng 10,8 lần xuất khẩu của cả năm 2001.
Bảng 3: Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ 1994-2002 (Đơn vị: triệu USD)
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
9 tháng 2002
Giá trị
2,66
16,73
23,6
25,9
26,3
34,7
50
50
540
(Nguồn: US Census Bureau-2001; Số liệu 9 tháng/2002 lấy từ Bộ Thương mại Việt Nam)
Bộ thương mại Việt Nam cho biết nếu theo tốc độ xuất khẩu như hiện nay thì đến hết năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Mỹ sẽ đạt ít nhất 800 triệu USD, chiếm trên 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu.
b) Các doanh nghiệp trong ngành dệt may Mỹ đang ra sức thúc ép chính phủ Mỹ mau chóng ký kết một Hiệp định hàng dệt may song phương với Việt Nam
Các doanh nghiệp này cho rằng Hiệp định là cần thiết để bảo vệ cho các nhà sản xuất trong nước khỏi khả năng thâm nhập ồ ạt của hàng Việt Nam vào Mỹ trong những năm tới. Họ lập luận rằng Việt Nam với chi phí lao động thấp, được hưởng MFN, lại không bị hạn chế gì vào thị trường Mỹ sẽ là một mối đe dọa với sản xuất trong nước. Nếu không có Hiệp định này sẽ dẫn đến hàng loạt người mất việc làm và các công ty phải đóng cửa vì một ngành công nghiệp đã bị đánh gục trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, thêm vào đó chính phủ lại đi “ban phát” hàng loạt các lợi ích thương mại cho các nước khác.
Hiệp hội các nhà sản xuất dệt may Mỹ (American Textile Manufacturers Institute - ATMI) đã công bố rằng ngành dệt may Mỹ đang đối diện với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng năm 1930, với hơn 100 nhà máy dệt phải đóng cửa và 60.000 công nhân mất việc riêng trong năm 2001. Theo bài báo: “ATMI Urges Congress, Administration to Adop more Equitable Trade Policies” 7/2/2002, có trên trang web:
Trong năm 2001, đã có 4 thống đốc của các bang sản xuất dệt may thúc giục tổng thống Mỹ “nhận ra rằng ngành công nghiệp dệt may của Mỹ, cũng như ngành công nghiệp thép đang đối diện với cuộc khủng hoảng sống còn mà không phải lỗi tại nó” Theo bài báo đăng tải trên trang web:
. Sau khi thấy chính phủ Mỹ ra tay bảo hộ cho ngành sản xuất thép, gỗ, và cá nheo Mỹ gần đây, ngành này cũng đang “đòi” được hưởng sự “quan tâm” tương tự.
c) Cho đến nay vẫn chưa có một đàm phán chính thức nào giữa Việt Nam và Mỹ về Hiệp định hàng dệt may
Chương VII, Điều 3 của Hiệp định thương mại Việt Mỹ cho phép hai nước đàm phán để đưa ra một Hiệp định khung về dệt may và các sản phẩm dệt may. Như vậy, trrong thời gian chưa ký kết hiệp định này hoặc chưa có hành động đơn phương của Mỹ thì hàng dệt may xuất khẩu từ Việt nam sang Mỹ sẽ không bị áp dụng hạn ngạch. Tháng 2/2002, Nhà đàm phán Đặc biệt của Mỹ về hàng dệt may (Special Nagotiator on Textiles) của Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đã tới Việt Nam nhằm bắt đầu các cuộc đàm phán sơ bộ về Hiệp định hàng dệt may. Tuy nhiên các cuộc đàm phán chính thức vẫn chưa diễn ra và khung thời gian cho những cuộc đàm phán này vẫn chưa được ấn định.
3.2 Những bất lợi Việt Nam sẽ phải đối phó xung quanh vấn đề Hiệp định dệt may song phương Việt-Mỹ
a) Các lợi ích từ các qui định quốc tế về thương mại dệt may sẽ bị vuột khỏi tầm tay nếu cho tới năm 2005 Việt Nam vẫn đứng ngoài WTO
Hiệp định đa sợi (Multi-fiber Arrangement - MFA): Hiệp định này (sau đây gọi tắt là MFA) được ký kết tại Geneva vào cuối tháng 12 năm 1973 dưới sự bảo trợ của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) và được chấp nhận bởi 50 quốc gia trong đó có Mỹ. Từ 1974 tới 1995, MFA qui định các điều kiện để một quốc gia có thể áp đặt hạn ngạch lên việc nhập khẩu dệt may khi thấy ngành công nghiệp trong nước của quốc gia này đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc gia tăng mạnh nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển.
Tuy nhiên, MFA có qui định là cho phép nước nhập khẩu được áp đặt các mức hạn ngạch khác nhau đối với từng nước xuất khẩu. Điều này mâu thuẫn với nguyên tắc sau này của GATT là: đối xử công bằng đối với các nước bạn hàng và ưu tiên áp dụng quan thuế hơn là các biện pháp hạn chế về số lượng.
Hiệp định hàng dệt may (Agreement on Textile & Clothing – ATC): Năm 1995, Hiệp định hàng dệt may (sau đây gọi tắt là ATC), sau khi được thông qua ở vòng đàm phán Uruguay (vòng đàm phán này dẫn đến việc thành lập WTO) đã thay thế cho MFA. ATC ra đời nhằm đưa các hoạt động thương mại về dệt may trên thế giới vào một khuôn khổ chung của WTO, giống như các sản phẩm khác. Hiệp định này buộc các nước thành viên cam kết sẽ loại bỏ các loại hạn ngạch hiện tại lên hàng dệt may nhập khẩu sau thời gian 10 năm tới. Giai đoạn chuyển tiếp này sẽ kết thúc vào 1/1/2005 là thời gian để các nhà sản xuất ở các nước công nghiệp phát triển chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh đang ngày càng gay gắt từ phía các nước đang phát triển. Việt Nam hiện tại không phải là thành viên của WTO và vì vậy không được tham gia vào ATC.
Điều này tạo ra rất nhiều bất lợi cho Việt Nam trong giao dịch thương mại về dệt may với Mỹ. Nếu Việt Nam bị áp đặt hạn ngạch của Mỹ trong khi vẫn chưa là thành viên WTO vào năm 2005 thì Việt Nam sẽ ở vào vị trí cực kỳ bất lợi so với những nước là thành viên của WTO vì họ sẽ được tự do bán hàng dệt may của nước mình trên thị trường quốc tế dưới chế độ Phi hạn ngạch. Mặt khác các nhà đầu tư tiềm năng vào Việt Nam khi nhìn ra được bối cảnh sau BTA này sẽ không lựa chọn để đầu tư vào một ngành công nghiệp mà sẽ không thể cạnh tranh nổi trên thị trường thế giới sau năm 2005.
b) Quốc hội Mỹ có thể gây ảnh hưởng không tốt tới Hiệp định
Tuy luật pháp Mỹ không yêu cầu các Hiệp định dệt may song phương ký với nước ngoài phải có sự thông qua của Quốc Hội, song Quốc hội có thể gây ảnh hưởng tới các điều khoản của Hiệp định. Ngay từ các cuộc họp bàn để thông qua Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, Quốc hội Mỹ đã tranh cãi rất nhiều về Hiệp định Dệt may trong tương lai sẽ ký với Việt Nam. Một số nghị sĩ thúc ép chính quyền Bush phải thương thảo một hiệp định dệt may riêng rẽ trong đó áp đặt hạn ngạch nhập khẩu lên hàng dệt may của Việt Nam, lấy lý do là việc nhập khẩu đó sẽ làm phương hại nghiêm trọng tới ngành công nghiệp dệt may của Mỹ.
Hơn nữa, Quốc hội có thể vin vào một số vấn đề như nhân quyền, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ... để gây ảnh hưởng xấu tới Hiệp định.
Trong Báo cáo về nhân quyền 2001, Mỹ đã tự ý xếp Việt Nam vào số các nước có tình trạng nhân quyền kém. Nhiều nghị sĩ quốc hội còn yêu cầu phải có các điều khoản gắn mức hạn ngạch Việt Nam được hưởng với những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực quyền lao động, giống như hiệp định về hàng dệt may giữa Mỹ và Campuchia năm 1999.
Tháng 4/2002, Mỹ đã đặt Việt Nam vào danh sách những nước chịu theo dõi theo Điều luật đặc biệt 301 – là những nước bị Mỹ cho rằng đã không thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong chuyến đi điều tra BTA hàng năm đầu tiên vào tháng 5/2002, trợ lý của Đại diện thương mại Mỹ Jon Huntsman nhấn mạnh với phía Việt Nam rằng “vấn đề quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề “nền móng” cho mối quan hệ thương mại của chúng ta” và cảnh báo việc Việt Nam không thực hiện đầy đủ các hành động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ dẫn đến các hành động trả đũa từ phía Mỹ Theo báo cáo Quốc hội Mỹ “Vietnam-US Textile Agreement Debate” trên trang web của Congressional Report Services - CRS
. Theo Hiệp định thương mại Việt Mỹ, Việt Nam đã cam kết thực hiện việc bảo vệ nhãn hiệu thương mại trong vòng 12 tháng và bảo vệ bản quyền trong vòng 18 tháng sau khi Hiệp định đi vào hiệu lực. Việc thực hiện các cam kết này sẽ được phía Mỹ theo dõi một cách sát sao.
3.3 Những lý lẽ ủng hộ Việt Nam trong quá trình đàm phán một Hiệp định dệt may song phương với Mỹ
a) Việt Nam chưa thể gọi là “mối hiểm họa” cho ngành công nghiệp dệt may Mỹ
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi Hiệp định thương mại đi vào hiệu lực có tăng đột biến lên 540 triệu USD trong 9 tháng thì con số này vẫn là quá nhỏ bé so với hơn 70 tỉ USD nhập khẩu dệt may của Mỹ trong năm ngoái. Việt Nam vẫn còn kém xa Trung Quốc, nước mà trong quí 1/2002 đã xuất hàng dệt may sang Mỹ với giá trị 1,5 tỉ USD.
Hơn nữa, giai đoạn vừa qua là giai đoạn Mỹ chưa áp đặt quota cho hàng dệt may Việt Nam và Việt Nam đang phải tìm mọi cách để xuất hàng vào Mỹ nhằm lấy số lượng. Thậm chí phải chấp nhận giảm giá đôi chút và hợp tác với các doanh nghiệp nước khác trong một số giai đoạn gia công (mỗi nước làm một công đoạn nhưng đảm bảo sao cho công đoạn tại Việt Nam được Mỹ công nhận hàng có xuất xứ từ Việt Nam). Mỹ sẽ căn cứ vào số lượng này để áp đặt hạn ngạch lên Việt Nam trong Hiệp định dệt may song phương sẽ được ký kết vào thời gian tới. Mặt khác, những số liệu này có thể không phải là dấu hiệu của mô hình quan hệ thương mại dệt may hai nước trong tương lai bởi vì một số chuyến giao hàng dự định vào cuối 2001 đã bị hoãn lại tới quí 1/2002 để được hưởng mức thuế MFN. Vì vậy mà xuất khẩu của năm 2001 có lẽ giảm xuống trong khi xuất khẩu của quí 1/2002 vì thế mà được đội lên nhiều lần.
Cho dù Việt Nam có thực sự chiếm lĩnh thị trường Mỹ trong tương lai thì điều này có thể là do hàng Việt Nam đã đánh bật được hàng của một nước đang phát triển khác tại thị trường Mỹ chứ không phải cạnh tranh trực tiếp với ngành công nghiệp dệt may của Mỹ.
b) Bảo hộ quá sâu sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp Mỹ
Nhân tố quan trọng nhất khiến nền kinh tế Mỹ trở thành một nền kinh tế năng động và thành công nhất trên thế giới chính là nhân tố “cạnh tranh tự do”. Tuy nhiên gần đây có thể thấy chính phủ Mỹ đã can thiệp quá sâu vào hoạt động của thị trường thông qua hàng loạt các vụ bảo hộ cho ngành công nghiệp thép, công nghiệp gỗ và công nghiệp cá da trơn trong nước. Giờ đây, để bảo vệ ngành dệt may trong nước khỏi sự cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, Mỹ đã qui định hạn ngạch dệt may cho tất cả các nước này. Điều này sẽ không khuyến khích ngành dệt may của Mỹ hiện đại hóa và cải cách nâng cao tăng năng suất, và sẽ không đủ sức tham gia vào cuộc cạnh tranh quốc tế sau khi chế độ hạn ngạch dệt may bị bãi bỏ theo Hiệp định hàng dệt may (ATC) vào năm 2005.
áp đặt hạn ngạch lên hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tạo nên những rào cản đối với thương mại và sẽ làm phương hại tới người tiêu dùng Mỹ. Về mặt lý thuyết, hạn ngạch sẽ hạn chế số lượng sản phẩm dệt may mà người tiêu dùng Mỹ có thể tiếp cận, do đó sẽ hạn chế sự lựa chọn của họ và nâng cao giá cả của các sản phẩm này. Điều này theo đó sẽ làm giảm tiêu dùng của người Mỹ vào các hàng hóa của các ngành công nghiệp khác, làm sức mua của người tiêu dùng Mỹ bị yếu đi.
Mặt khác hạn ngạch cũng làm giảm nguồn thu của Việt Nam từ xuất khẩu và do vậy cũng giảm khả năng của Việt Nam trong việc mua hàng hóa của Mỹ. Thực tế, khi ngành dệt may của Việt Nam phát triển sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu các nguyên liệu cho ngành này. Các nhà sản xuất bông thô của Mỹ, một trong những mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Mỹ vào Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi theo. Trong quí 1/2002 khi xuất khẩu dệt may từ Việt Nam vào Mỹ tăng nhanh thì nhập khẩu bông thô của Mỹ vào Việt Nam cũng tăng gấp đôi lên tới 8,4 triệu USD.
Vào tháng 8/2001, bốn Hiệp hội thương mại của Mỹ - đại diện cho các nhà bán lẻ, nhà nhập khẩu hàng dệt may- đã gửi lá thư cho tổng thống Bush yêu cầu ông từ chối bảo hộ thêm cho ngành công nghiệp dệt may. Họ chỉ ra rằng ngành công nghiệp này vốn đã được bảo hộ quá nhiều với hơn 1.000 hạn ngạch và các mức thuế rất cao cho nhập khẩu. Theo bài báo: “President Bush urged to Reject Additional Textile Protections” 8/2/2001 trên trang web: http:www.imra.org/public/pages.index.cfm?pageid=280
Tháng 3/2001 các Hiệp hội này cũng đã yêu cầu Đại diện thương mại Mỹ Zoellick hoãn lại cuộc đàm phán về dệt may với Việt Nam.
c) Thời gian còn quá sớm để Mỹ nói về một hạn ngạch cho hàng dệt may từ Việt Nam
Hiệp định thương mại Việt Mỹ mới chỉ chính thức đi vào hiệu lực được chưa đầy một năm, thời gian này chưa đủ để định hình một mô hình quan hệ thương mại của hàng dệt may Việt Mỹ theo mức thuế MFN. Mức hạn ngạch phải dựa trên cơ sở thực tế quá trình thực hiện lâu dài, nếu áp đặt quá sớm thì mức này có thể quá thấp hoặc có thể áp dụng không đúng cho từng loại mặt hàng. Trong trường hợp của Campuchia, Mỹ đã để khoảng thời gian là hơn 2 năm từ khi trao MFN tới khi ký Hiệp định dệt may với nước này.
III. Khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong những năm tới
Mỹ là một thị trường đầy triển vọng cho Việt Nam song cũng lắm chông gai. Đặc biệt giữa hai nước có một khoảng cách rất lớn về điều kiện kinh tế xã hội, Mỹ là một nước tư bản chủ nghĩa đã tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ hàng trăm năm nay trong khi Việt Nam mới đang “chập chững” trên con đường phát triển đất nước. Sự chênh lệch đó làm cho hàng hóa Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường Mỹ.
Trên đây đã phân tích khá cụ thể về một số vướng mắc trong quan hệ thương mại Việt - Mỹ những năm gần đây, cụ thể là về vấn đề cá da trơn, bảo hộ thương hiệu, hàng dệt may, những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra từ những vụ việc này cũng đồng thời là những khó khăn chủ yếu Việt Nam đã đang và sẽ gặp phải trong thời gian tới tại thị trường Mỹ. Có thể tổng kết lại những khó khăn chính như sau:
1. Hệ thống luật pháp phức tạp của Mỹ sẽ là một cản trở lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam
Thị trường Mỹ mở cửa đem lại nhiều cơ hội làm ăn mới cho doanh nghiệp Việt Nam nhưng đồng thời cũng đem lại không ít khó khăn vì các doanh nghiệp chưa hiểu rõ luật pháp Mỹ. Trong số hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ vừa bị trả về có tới 34,25% số hàng hóa mắc lỗi không ghi đúng nhãn mác hàng hóa Theo bài báo “Một năm thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ” đăng trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam & Thế giới, số ra ngày 15/12/2002
, để lại bài học nhãn tiền cho các doanh nghiệp Việt Nam vốn xưa nay quen lối làm ăn đại khái.
Đặc biệt trong vụ các nhà nuôi cá nheo Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa, những “chiêu bài” mà họ sử dụng để chống lại cá Việt Nam đều khiến phía Việt Nam “không thể lường trước được” và vẫn phải chịu “lép vế” vì chúng đều “đúng luật”, luật pháp Mỹ cho phép họ làm như vậy. Ngay cả các vụ “ăn cắp” thương hiệu, nhiều vụ việc nghe chừng như rất vô lý nhưng đều là những việc “pháp luật không cấm”, trong đó những kẻ cố tình gây ra là những kẻ nắm vững pháp luật (đến mức biết từng khe hở của nó) còn hậu quả rơi vào những người còn đang trong “mớ bòng bong” của luật pháp.
Trong tương lai, chắc chắn sẽ còn nhiều vụ việc tranh chấp xảy ra trong quan hệ thương mại Việt Mỹ mà đa phần trong số đó là do phía Việt Nam chưa thông thạo luật pháp Mỹ. Thế mới biết thị trường Mỹ bên cạnh hương thơm còn có nhiều gai!
2. Năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam còn rất yếu trên thị trường Mỹ
Theo Tạp chí Thông tin thương mại của Bộ Thương mại, số ra ngày 12/08/2002, Bộ Tài Chính đến tháng 8 đã hoàn thành khảo sát về khả năng canh tranh của một số mặt hàng Việt Nam khi thực hiện Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ. Kết quả cho thấy khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Mỹ đang rất yếu. Nông sản (một trong những mặt hàng được coi là nhiều tiềm năng của ta) cũng không có nhiều lợi thế. Hai mặt hàng khác có kim ngạch xuất khẩu cao là dệt may và da giày cũng không đóng góp được nhiều do hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp (nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm 70-80% giá trị sản phẩm, thêm vào đó phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam làm hàng xuất khẩu thường sử dụng mẫu mã được làm sẵn theo đơn đặt hàng. Chi phí thiết kế mẫu mã được tính vào trị giá sản phẩm trong khi đó nhiều nhà kinh doanh nước ngoài đã nhận xét một số mẫu thiết kế sản phẩm của Việt Nam rất đẹp và độc đáo, rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu hàng với mẫu thiết kế của mình mà không cần bắt chước hay nhái mẫu của công ty khác).
3. Doanh nghiệp chưa quen với việc sử dụng các công cụ Internet trong kinh doanh
Việc sử dụng các tiện ích của Internet trong kinh doanh và mua hàng của doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ là rất phổ biến. Doanh nghiệp Mỹ sử dụng trang web như là tấm danh thiếp để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình tới các đối tác, khách hàng trong nước và trên khắp thế giới. Người tiêu dùng Mỹ thì càng ngày càng có xu hướng ngồi ở nhà để đi “shopping”. Thậm chí, họ có thể sử dụng điện thoại di động có kết nối với mạng internet đi siêu thị, gửi mail đặt hàng và có nhân viên siêu thị chuyên chở hàng đến tận nhà. Ngay cả những thứ có giá trị tương đối lớn như vé máy bay cũng có thể ngồi tại nhà thông qua hệ thống “mua vé điện tử” (e-ticket) trên máy tính đặt vé (tất nhiên phải có thẻ tín dụng được ngân hàng chấp nhận), trước giờ bay chỉ cẩn xuất trình tại sân bay bản sao xác nhận qua máy tính để nhận thẻ lên máy bay.
Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sử dụng các công cụ Internet để kinh doanh là một lĩnh vực vô cùng mới mẻ. Theo số liệu điều tra đăng trên bài “Để phát triển e-commerce”, Thời báo kinh tế Việt Nam số ra ngày 25/10/2002 thì mới chỉ có khoảng 3% (khoảng 3.000) doanh nghiệp Việt Nam là có xây dựng website riêng, 8% tham gia có tính chất phong trào hoặc mới bắt đầu nghiên cứu sử dụng, còn lại 90% chưa tham gia và thậm chí chưa biết cách sử dụng. Đây là một thực trạng đáng lo ngại vì giao dịch qua mạng Internet ngoài tính tiện lợi, tốc độ nhanh còn giúp doanh nghiệp giảm rất nhiều chi phí.
4. Bất đồng trong văn hóa kinh doanh hai nước
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung nhiều vào việc rèn luyện chuyên môn, ngoại ngữ mà có phần chưa quan tâm đúng mức tới vai trò của văn hóa trong kinh doanh. Đặc biệt, Mỹ là quốc gia có nền văn hóa tuy trẻ nhưng rất đặc trưng, như đã phân tích ở Chương I. Chính vì vậy, tuy văn hóa Mỹ có chiều tương đồng nhiều hơn với văn hóa Châu Âu song ngay cả người Châu Âu khi làm ăn với doanh nghiệp Mỹ cũng không ít lần bị shock (culture shock). Trong khi đó văn hóa Việt Nam là văn hóa á Đông lại càng có nhiều điểm trái ngược với văn hóa Mỹ, nên nếu không có ý thức tìm hiểu và tiếp thu một cách tích cực văn hóa trong kinh doanh của nước bạn thì chỉ cần một hiểu nhầm tưởng là nhỏ trong vấn đề văn hóa có thể phá hỏng cả một hợp đồng cả triệu đôla.
Ví dụ, thương nhân Mỹ là những người rất chú trọng về mặt thời gian nên trong trong các cuộc làm ăn của họ, người Mỹ có khuynh hướng đi thẳng vào vấn đề, định đoạt mau chóng mọi chuyện. Nếu họ không bán được hàng cho bạn họ sẽ bỏ đi bán cho người khác. Trong khi đó, thương nhân Việt Nam thường bị phàn nàn là không có tác phong công nghiệp, không có thói quen đúng giờ và quí trọng thời gian. Sự chậm chễ này có thể làm cho thương nhân Mỹ hiểu rằng đối phương không có hứng thú gì với vụ làm ăn và bỏ đi tìm đối tác mới. Nếu thương nhân Việt Nam không hiểu được điều này và “tăng tốc” tác phong làm việc của mình lên thì sẽ bị lỡ nhiều cơ hội làm ăn có lợi.
5. Chưa xây dựng được “thương hiệu quốc gia” cho hàng Việt Nam
Cho tới nay doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Mỹ còn chưa có khái niệm sâu sắc lắm về nhãn hiệu “Made-in-Vietnam”. Phần lớn chỉ biết Việt Nam qua cuộc chiến tranh với Mỹ từ hàng chục năm trước. Trong số những người đã dùng hàng “Made-in-Vietnam” thì có nhiều người giải thích rằng “nghe thấy tên Việt Nam nên tò mò muốn dùng thử xem sao”. Chẳng thế mà tại một hội chợ triển lãm nước ngoài, rất ít người chú ý tới gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng khi có một doanh nghiệp nhanh trí treo một biển hiệu đề chữ “Việt Nam” thật to ở trước gian hàng thì các đoàn khách lũ lượt kéo nhau vào xem vì tò mò.
Việc chậm xây dựng thương hiệu quốc gia cho hàng Việt Nam còn rất nguy hiểm ở chỗ tạo cho các doanh nghiệp thói quen ỷ lại làm hàng gia công cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan tot nghiep.ThaiThuPhuong.Nhat1K36A.doc