Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam

Quế cũng thường được trồng ở trên nương, rẫy, trên các sườn núi tạo thành các vùng quế tập trung có diện tích lớn, đặc biệt quế còn được trồng theo phương thức nông lâm kết hợp như đã trình bày ở phần trên. Đây là loại hình trồng quế với qui mô lớn và thường tạo thành các trang trại quế. Diện tích của các trang trại này phụ thuộc vào đất đai mà Nhà nước giao cho cũng như lao động, tiền vốn của các hộ gia đình. Hiện nay các hộ gia đình đã đầu tư bằng mọi nguồn vốn có thể có để thuê nhân công phát băng, đào hố, khai thác vỏ quế đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Gây trồng quế trên nương rẫy mở ra khả năng cung cấp sản phẩm nhiều, đồng thời ngăn chặn được hiện tượng phát nương, phá rừng, chống được sói mòn, bảo vệ môi trường. Việc trồng quế trên nương rẫy cùng với trồng xen cây theo phương thức nông lâm kết hợp đã làm tăng thu nhập cho bà con nông dân đặc biệt là trong thời kì cây quế còn bé. Theo điều tra của các nhà nghiên cứu, những hộ áp dụng phương thức trồng quế này hàng năm có thu nhập rất cao khoảng từ 50 đến 100 triệu đồng một năm.

doc90 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4190 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời gian, khoảng 1,5 đến 2 năm tính cả thời gian gieo ươm hạt và chăm sóc cây con. Việc sản xuất giống bằng hạt là một việc làm phức tạp, trải qua nhiều công đoạn, nhiều khâu chọn lọc theo yêu cầu kĩ thuật và kinh tế. Tuy nhiên cách này có mặt lợi là cây giống có sức sống mạnh và chất lượng cây tốt. Bước đầu tiên là người ta phải chọn hạt giống quế, thông thường người ta chọn hạt ở những cây quế nhiều tuổi và thu hạt vào lúc quả chín. Sau khi thu hạt thì phải bảo quản hạt cẩn thận tránh hao hụt và mất khả năng nảy mầm của hạt. Bước thứ hai là chọn đất gieo ươm, gieo ươm cây quế cũng như gieo ươm nhiều loại cây lâm nghiệp khác, phải chọn đất thích hợp, đất phải là đất tốt, tơi xốp, pha cát, nhiều mùn. Sau khi gieo hạt thì phải làm dàn tạo bóng râm cho cây non. Trong quá trình cây con sinh trưởng phải có sự điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với cường độ tăng dần ánh sáng để cây con thích hợp từ từ với ánh sáng. Trong suốt thời gian cây con sinh trưởng, người trồng phải sử dụng phân bón và thường xuyên chăm sóc cây con như tưới nước, làm cỏ, phòng chống sâu bệnh có hại. Hiện nay, việc áp dụng kĩ thuật ươm cây quế giống bằng bầu đã đem lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian ươm cây, cây giống sau khi gieo 1 năm thường đạt chiều cao trung bình 30 cm, có 10- 14 lá, đường kình cổ rễ 0,5- 0-7 cm và có thể đem trồng đại trà được. Trồng quế bằng cây con có bầu thường đạt tỷ lệ sống cao, chủ động thời vụ và cây trồng có khả năng phục hồi nhanh sau khi trồng. ở một số địa phương xa trung tâm gieo trồng hoặc điều kiện đi lại khó khăn, đồng bào các dân tộc đã biết tận dụng những cây quế mọc tự nhiên ở trong rừng làm giống. Cách làm này tuy khắc phục được một phần khó khăn về giống nhưng không đảm bảo chất lượng cây trồng, thường hay có hiện tượng thoái hoá giống. Vì vậy ở những nơi nhân dân gây trồng nhiều quế thì nhất thiết phải lập vườn ươm qui mô từ nhỏ đến lớn để gieo ươm quế với số lượng lớn sau đó cung cấp cho các hộ trồng quế ở một bản, một xã hoặc rộng hơn nữa. Sản xuất giống bằng hạt có ưu điểm là cây con nếu được chăm sóc tốt sẽ phát huy những ưu thế mới. Nhưng lại phải đầu tư nhiều vốn, nhiều công chăm sóc và mất nhiều thời gian, phải dành đất lập vườn ươm, mua sắm dụng cụ lao động…. Hiện nay ở một số địa phương sản xuất nhiều quế thì bà con đã lập các vườn ươm công nghiệp, tức là dùng máy móc từ khâu làm đất, làm bầu, cấy hạt, nhào trộn chất dinh dưỡng trong bầu, tưới nước, phun thuốc trừ sâu cho tới khâu vận chuyển. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao, không cần nhiều nhân công, giá thành đầu tư ban đầu có thể cao nhưng nếu tính về sản xuất lâu dài thì lại rất rẻ. Cây giống sản xuất ra đạt yêu cầu, có thể kéo dài thời gian sản xuất trong năm, khắc phục một phần quan trọng tính chất thời vụ của ngành trồng quế. Tuy nhiên việc áp dụng máy móc thiết bị hiện nay còn rất hạn chế do đặc điểm địa hình ở các địa phương trồng quế rất khó khăn. Địa hình vườn ươm thường là sườn đồi dốc nên việc đưa máy móc vào sản xuất gặp nhiều bất lợi. Sản xuất giống bằng chồi non Sau khi thu hoạch vỏ và chặt cây quế sát gốc một thời gian thí các chồi non sẽ mọc xung quanh gốc. Mỗi gốc thường có khoảng 3- 4 chồi. Khi chồi non cao khoảng 50- 60 cm thì tiến hành tỉa bớt chỉ để lại mỗi gốc một đến hai chồi các xa nhau và tiếp tục chăm sóc để trở thành rừng quế. Phương pháp sản xuất giống này có hiệu quả cao và có ưu thế hơn nhiều so với các phương pháp sản xuất khác. phương pháp này không phải dành đất lập vườn ươm, mặt khác lại tiết kiệm được nhiều tiền vốn và lao động. Có thể coi phương pháp này không cần mất chi phí để sản xuất giống. Thời gian sản xuất giống bằng cách này thường ngắn hơn so với các cách khác do chồi non được thừa hưởng bộ rễ từ cây mẹ nên sức sống rất mạnh. Trồng quế bằng chồi non thông thường chỉ mất khoảng 6- 7 năm là có thể khai thác trong khi sản xuất bằng phương pháp khác phải mất từ 8- 10 năm hoặc lâu hơn thế. Phẩm chất của quế sản xuất bằng chồi non cũng rất tốt, đủ khả năng xuất khẩu. Tuy nhiên phương pháp này chỉ tiến hành được một kì, nếu kéo dài hơn thì sức sống của cây sẽ giảm sút dẫn đến phẩm chất quế sẽ kém. Sản xuất giống bằng cành Cây quế cũng có khả năng sinh sản vô tính bằng cách chiết cành, giâm hom giống như cách làm thông thường đối với cây cam, chanh…Người ta chọn lựa những cành lớn, thẳng, có triển vọng phát triển tốt và khi cắt đi không ảnh hưởng tới cây mẹ. Thời gian sản xuất thường ngắn, chỉ khoảng 3- 5 tháng kể từ khi cành quế được đem chiết. Khi chiết cành nên chon những cây khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt không bị sâu bệnh và không nên tiến hành quá nhiều lần đối với một cây, chỉ nên tiến hành chiết cây đến đời thứ hai. Nếu làm đến đời thứ ba sẽ làm cho cây kém phẩm chất ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Trên đây là ba phương pháp sản xuất giống quế được áp dụng phổ biến trong ngành trồng quế ở cả 4 vùng sản xuất chính. Tuy nhiên phương pháp sản xuất giống bằng hạt lại phổ biến hơn cả. Dù chọn phương pháp nào để sản xuất giống thì cũng nên chọn cây mẹ khoẻ mạnh, phát triển tốt, không bị sâu bệnh, cây có hàm lượng tinh dầu cao trong vỏ thì cây giống mới tốt. Đây chính là điều quan trọng nhất đối với khâu chọn giống như ông cha ta đã dạy: “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”. Có thể nói khâu chọn giống là một khâu khá quan trọng trong quá trình sản xuất quế, nó sẽ quyết định chất lượng vỏ quế khi thu hoạch. 2.3.2 Kĩ thuật trồng quế Sau khi đã ươm cây được một thời gian, cây con đạt yêu cầu thì người ta đem trồng đại trà trên đất rừng. Trồng quế là một phong tục tập quán lâu đời của đồng bào các dân tộc Dao, Mường, Cà tu, Cà toong, Bu… ở nước ta. Các vườn quế, rẫy quế được coi là tài sản quí giá của từng gia đình, ông bà, cha mẹ khi chết đi thường để lại các vườn quế cho con cháu. Có nơi sự giàu có thường được đo bằng diện tích các vườn quế. Theo phong tục của một số dân tộc, khi con cái xây dựng gia đình riêng, ông bà cha mẹ thường chia đất, chia rẫy cho con cháu để họ trồng quế. Có nơi người dân thường tổ chức trồng quế vào đầu năm mới như một lễ hội và đây là một tập quán tốt. Một năm thường có hai mùa trồng quế, mùa xuân vào các tháng 2 và 3, mùa thu vào các tháng 8,9. Tuỳ vào thời tiết của từng vùng mà bà con trồng quế vào thời gian khác nhau. Ở Yên Bái, quế thường được trồng vào các tháng đầu xuân, các tỉnh miền trung trồng vào vụ thu khi đã có mua nhiều, đất ẩm, thời tiết dịu mát, tránh được gió nóng mùa hè. Quế thường được trồng trong vườn của các hộ gia đình, xung quanh làng bản, ở các khu công sở, trường học. Quế được gây trồng trong vườn hộ gia đình được gọi là vườn rừng quế. Đặc điểm của loại hình trồng nầy là diện tích không lớn, chỉ khoảng 1 đến 2 ha mỗi hộ nhưng đất rừng được sử dụng có hiệu quả. Hàng năm các hộ có sản phẩm quế để bán, đồng thời tiếp tục trồng bổ sung. Quế được trồng thuần loại, có nhiều cỡ tuổi khác nhau từ nhỏ đến lớn. Lao động để xây dựng vườn rừng chủ yếu huy động từ các hộ gia đình, vốn đầu tư cũng do các hộ này tự bỏ ra sau mỗi lần bán sản phẩm quế. Chính nhờ cây quế mà hàng trăm hộ dân có tiền xây được nhà kiên cố, sắm được ti vi, xe máy và các thiết bị khác trong gia đình. Ưu điểm của loại hình trồng quế này là có thể huy động tối đa sức người, sức của trong những vùng trồng quế, tuy nhiên nhược điểm là vốn đầu tư không nhiều, lao động thiếu nên việc mở rộng diện tích gặp nhiều khó khăn nếu không có sự giúp đỡ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác. Quế cũng thường được trồng ở trên nương, rẫy, trên các sườn núi tạo thành các vùng quế tập trung có diện tích lớn, đặc biệt quế còn được trồng theo phương thức nông lâm kết hợp như đã trình bày ở phần trên. Đây là loại hình trồng quế với qui mô lớn và thường tạo thành các trang trại quế. Diện tích của các trang trại này phụ thuộc vào đất đai mà Nhà nước giao cho cũng như lao động, tiền vốn của các hộ gia đình. Hiện nay các hộ gia đình đã đầu tư bằng mọi nguồn vốn có thể có để thuê nhân công phát băng, đào hố, khai thác vỏ quế đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Gây trồng quế trên nương rẫy mở ra khả năng cung cấp sản phẩm nhiều, đồng thời ngăn chặn được hiện tượng phát nương, phá rừng, chống được sói mòn, bảo vệ môi trường. Việc trồng quế trên nương rẫy cùng với trồng xen cây theo phương thức nông lâm kết hợp đã làm tăng thu nhập cho bà con nông dân đặc biệt là trong thời kì cây quế còn bé. Theo điều tra của các nhà nghiên cứu, những hộ áp dụng phương thức trồng quế này hàng năm có thu nhập rất cao khoảng từ 50 đến 100 triệu đồng một năm. Mật độ trồng quế phụ thuộc vào cường độ và mục đích kinh doanh. ở những nơi có cường độ kinh doanh cao, có khả năng tận dụng hết các phụ phẩm trung gian, mật độ trồng có thể lên tời 10.000 cây/ha. Ở những nơi có cường độ kinh doanh thấp, mật độ quế trồng có thể chỉ ở mức 3000 cây/ha. Trước khi tiến hành trồng quế, người ta phải đào hố, mỗi hố cách nhau từ 2- 3 m tuỳ theo mật độ trồng, mỗi hố rộng 0,25 m2, nên đào hố thẳng hàng để sau này tiện chăm sóc cây con. Sau khi đào hố thì đổ mùn hoặc lá cây rụng xuống và bón phân trước. Sau đó mới đem cây con trồng vào trong hố. Nên trồng cây con bằng bầu thì cây sẽ có tỷ lệ sống cao. Trong thời gian từ 3- 4 năm đầu kể từ khi trồng quế phải tiến hành chăm sóc thường xuyên. Nội dung của chăm sóc là tiến hành trồng bổ sung những cây con đã chết và điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp. Loại bỏ các cây cỏ hoang dại lấn át cây trồng, nhổ những cây con yếu ớt, bị sâu bệnh… và tiến hành phòng trừ sâu bệnh cho rừng quế. Khi rừng quế đã khép tán cần điều chỉnh mật độ thích hợp cho từng giai đoạn. Công tác điều chỉnh rừng quế đảm bảo cho rừng quế đủ ánh sáng, đủ không gian dinh dưỡng để sau này cây quế đạt được năng suất và chất lượng cao. Tuỳ theo mật độ trồng, từ năm thứ 5 trở về sau có thể tiến hành chặt cành tỉa thưa, sản phẩm tỉa thưa có thể tận thu để chưng cất tinh dầu quế. Cần tiên hành phòng chống bệnh hại cho quế không để các dịch hại như dịch sâu róm hại quế như đã từng xảy ra ở Quảng Nam gây thiệt hại rất lớn cho bà con các dân tộc. 2.3.4 Khai thác và chế biến vỏ quế Việc khai thác vỏ quế đã có từ lâu đời ở nước ta. Từ khi còn thu hái tự nhiên cho đến khi biết trồng quế, nhân dân ta đã nhận biết và tích luỹ dần được những kinh nghiệm cơ bản như mùa vụ, kĩ thuật bóc vỏ, phân loại, kĩ thuật chế biến và bảo quản vỏ quế. Thông thường cây quế chỉ được khai thác có một lần nhưng đối với những giống quế quí hiếm và yêu cầu vỏ không nhiều thì người ta tiến hành khai thác một phần vỏ về một phía của cây sau đó tiếp tục nuôi cây để khai thác lần sau. Trong sản xuất, do yêu cầu số lượng sản phẩm nhiều nên người ta có thể khai thác toàn bộ vỏ cây trong một mùa khai thác gọi là khai thác trắng. Ưu điểm của phương pháp khai thác này là thu được nhiều sản phẩm, dễ áp dụng. Ngoài ra người ta còn áp dụng phương pháp khai thác chọn tức là chỉ khai thác những cây có đường kính đạt yêu cầu trong một mùa khai thác. Phương pháp này có ưu điểm là thu được những sản phẩm theo ý muốn nhưng khó bố trí khai thác và chu kì kinh doanh thường kéo dài. Ở nước ta, quế thường được khai thác vào các mùa mưa bởi đây là lúc khí hậu thích hợp cho khai thác, nắng ấm, mưa nhiều, lượng tinh dầu tích tụ nhiều trong vỏ, mặt khác vỏ cây cũng dễ bóc tách lại dai không bị gãy vỡ, tỷ lệ hao hụt sẽ giảm. Khi khai thác quế thường theo các bước sau: Chuẩn bị rừng khai thác, bóc thăm dò thử một số cây Bóc vỏ khoanh gốc thường có chiều dài từ 40- 60 cm Chặt ngã cây, chặt các cành nhỏ Bóc vỏ ra khỏi thân cây theo qui cách đã xác định Thao tác bóc vỏ cần chú ý: để bóc được nhiều khoanh vỏ đẹp và hợp với qui định xuất khẩu thì khi lột vỏ ra khỏi thân cây cần chú ý không để lòng thanh quế bị ma sát, hai đầu không bị nứt, không bị thủng lỗ, mắt chết. Vỏ quế khai thác trên cùng một cây thường được chia ra thành các loại sau: + Vỏ quế bóc ở thân cây: đoạn cách gốc 1m đến nơi cây tỉa cành vỏ thường dày, lượng tinh dầu trong vỏ cao, vỏ thẳng đẹp ít bị thủng do có ít mắt chết và ít bị vênh. Nhân dân ta thường gọi loại quế này là quế Trung Châu. Đây là loại quế tốt nhất. + Vỏ quế bóc từ ngọn cây và các cành lớn thường được gọi là quế Thượng căn. Loại quế này thường có nhiều lỗ thủng do có nhiều mắt chết và hàm lượng tinh dầu cũng ít hơn trong vỏ quế Trung Châu. Khi bóc vỏ loại quế này cần chú ý hạn chế tối đa sự xây xước do các mắt chết ở thân cây tạo nên. + Vỏ quế Hạ căn là vỏ quế bóc từ đoạn thân sát gốc có đặc điểm là vỏ dày nhưng hàm lượng tinh dầu thấp và thường bị cong vênh. + Vỏ quế chi là vỏ quế bóc từ những cành cây nhỏ. Thông thường quế trồng sau 6 đến 7 năm là có thể tiến hành khai thác tỉa thưa được. Với loại quế khai thác ở tuổi 15 thì có thể tỉa thưa từ 2 đến 3 lần để điều chỉnh mật độ cho thích hợp. Thường thì cứ phải sau 15 năm thì rừng quế mới cho khai thác chính được, tuy nhiên trong quá trình đợi khai thác chính người ta tiến hành tỉa thưa và dùng các sản phẩm tỉa thưa này làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và hương liệu. Các loại quế tốt dùng vào mục đích làm dược liệu thì thời gian kéo dài 20 năm. 2.3.5 Kĩ thuật chế biến vỏ quế Tuỳ theo chất lượng và qui cách sản phẩm vỏ quế khác nhau mà kĩ thuật chế biến cũng khác nhau như quế Kẹp, quế Chống (Quảng Nam, Quảng Ngãi), quế Thanh ( Thanh Hoá), quế Quỳ (Nghệ An) thì kĩ thuật chế biến rất tỉ mỉ và công phu. Để chế biến được quế tốt dùng vào mục đích làm dược liệu chữa bệnh phải tốn nhiều công sức từ việc lựa chọn cho được cây quế tốt, xác định vị trí và qui cách lấy vỏ, bóc vỏ, xử lí vỏ, tạo dáng đẹp sau đó phải phơi khô mất từ 15 đến 20 ngày. Để tạo dáng đẹp cho thanh quế, trước khi cho thanh quế lên bàn kẹp để uốn hình, vỏ quế thường được ủ 3- 4 ngày cho dai, mềm dễ uốn, tinh dầu trong vỏ quế đã tương đối ổn định. Trong khi ủ không để cho lòng vỏ quế bị ẩm mốc, có thể dùng rượu hoặc cồn lau sạch lòng thanh quế. Bàn kẹp gồm nhiều thanh tre hoặc gỗ dùng để uốn thanh quế thành hình theo ý muốn. Trong quá trình tạo dáng, vỏ quế được phơi nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực diện hoặc nơi có nhiệt độ cao. Khi phơi, lòng thanh quế phải được úp xuống tránh sự bay hơi của tinh dầu. Trong quá trình tạo dáng, bàn kẹp phải luôn siết chặt để tạo dáng theo ý muốn. Khi vỏ quế đã khô thì tháo thanh kẹp ra, tu sửa lại thanh quế, phân loại và đem bảo quản. Có nơi nhân dân thường đẽo vát hai đầu thanh quế để lộ ra phần nhục quế hoặc dùng sáp ong để bịt kín hai đầu thanh quế. Quế được bảo quản trong các hộp kẽm hoặc trong các hộp có bọc nhiều lớp vải mỏng và mềm, làm như vậy có thể bảo quản quế được rất lâu mà không bị mất mùi. Khi phơi tạo dáng cho thanh quế nhất thiết phải làm đúng các qui tắc như vậy quế mới đủ điều kiện xuất khẩu. Chế biến vỏ quế gia vị dùng vào chế biến thực phẩm thường đơn giản nhưng khối lượng rất lớn có khi lên đến hàng trăm tấn trong một mùa vụ, một năm. Thông thường việc chế biến vỏ quế thô rất đơn giản nhưng cũng đòi hỏi công phu theo các bước sau: vỏ quế sau khi bóc xong, đem phơi khô, phân loại và đóng vào các thùng gỗ có bọc túi polyêtylen hoặc giấy hút ẩm. Khi đóng gói cần chú ý không làm các thanh quế bị vỡ trong quá trình vận chuyển. Khi xếp phải đủ chặt để khi vận chuyển quế không va đập vào nhau gây hao hụt. Yêu cầu chính là quế không bị mốc, không bị mất mùi vị, thanh quế phải đạt kích thước nhất định, đảm bảo các tiêu chuẩn về thực phẩm, phải được bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ thích hợp, không để quế lẫn xăng dầu, các chất dễ nhiễm mùi như hoá chất, nước mắm, cá… Không nên bảo quản quế quá lâu bởi vì để lâu quế dễ bị mất mùi vị, ẩm mốc không đảm bảo chất lượng xuất khẩu. Tinh dầu quế được chế biến từ vỏ, lá, cành, ngọn, mầm non trong quá trình khai thác. Hàng năm người trồng quế đều có thể khai thác các phụ phẩm của cây quế để ép lấy tinh dầu. Thiết bị chưng cất tinh dầu thường dùng hiện nay là các thiết bị chưng cất bằng hơi nước, hiệu suất nhìn chung còn thấp, tỷ lệ hao hụt cao, 100 kg vỏ quế thường chưng cất được khoảng 2 lít tinh dầu; 1000 kg cành, lá, rễ chỉ chưng cất được 5 lít tinh dầu. Hàm lượng Anđehyt Cinamic trong tinh dầu chưng cất từ lá thường chỉ đạt 70%. Chính vì điều này mà những năm qua nước ta chưa xuất khẩu tinh dầu quế do hiệu suất thấp nên không có doanh nghiệp nào dám đứng ra xuất khẩu sản phẩm này mặc dù giá của nó trên thị trường thế giới rất cao. 2.4 Chất lượng quế Việt Nam Trên thị trường thế giới, quế Việt Nam được đánh giá là có chất lượng tốt hơn cả so với quế cùng loại của một số nước khác. Để nhận biết chất lượng quế tốt hay không thường căn cứ vào các chỉ tiêu như hàm lượng tinh dầu, hàm lượng Anđehyt cinamic, độ dày của vỏ, kích thước và trọng lượng của các thanh quế, mùi vị đặc trưng, lớp nhục quế, hình dạng thanh quế. Trong nhân dân có nơi thường mài thanh quế với nước đun sôi để nguội để xem màu sắc ( quế trắng hay quế đỏ) hoặc ăn thử để xem quế đắng hay ngọt, xem nhục quế dày hay mỏng và nguồn gốc xuất xứ. Cách phân biệt này phải là những người có kinh nghiệm và rất nhạy cảm về mặt hàng quế thì mới tiến hành được. Ở các nước nhập khẩu quế, khi đánh giá chất lượng mặt hàng quế người ta thường lấy hàm lượng tinh dầu tính ra ml/100mg quế khô tuyệt đối. Hàm lượng tinh dầu càng lớn thì chất lượng quế càng tốt và như vậy giá quế sẽ càng cao và ngược lại. Chúng ta có thể thấy chất lượng vỏ quế Việt Nam qua bảng sau đây: Bảng 11: Chỉ tiêu hoá học của một số loại quế trên thế giới. Loại quế Các chỉ tiêu so sánh Độ ẩm (% max) Tổng hàm lượng tro ( % khô, max) Lượng tinh dầu ( ml/100mg, min) Quế Srilaca 12 5 0,7- 1 Quế Trung Quốc 12 4 1,3- 1,7 Quế Indonesia 12 6 0,8- 1,0 Quế Việt Nam 14 6 2- 3,5 Quế Madagasca 12 7 0,3- 0,4 Nguồn: Nguyễn Năng Vinh- Kĩ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu- NXB KHKT 1997 Qua bảng trên chúng ta có thể thấy hàm lượng tinh dầu của cây quế Việt Nam gấp 2 đến 3 lần quế cùng loại của các nước khác. Do hàm lượng tinh dầu của quế Việt Nam cao hơn hẳn so với các sản phẩm cùng lợi của các nước khác mà giá quế của Việt Nam thường cao hơn giá quế của các nước khác. Chất lượng quế Việt Nam cao như vậy sở dĩ Việt Nam được thiên nhiên cực kì ưu đãi, ban cho những giống quế quí có hàm lượng tinh dầu cao, lại có điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai thổ nhưỡng cực kì tốt nên cây quế có điều kiện phát triển cho phẩm chất rất tốt. Mặc dù chất lượng quế của Việt Nam cao gấp nhiều lần so với quế của các nước khác nhưng quế Việt Nam vẫn chưa thống lĩnh thị trường thế giới do diện tích trồng quế của ta còn quá nhỏ bé, sản lượng cao nhất hiện nay của chúng ta mới chưa đến 7000 tấn trong khi nhu cầu nhập khẩu của thế giới gấp hàng chục lần. Trong thời gian tới, khi chúng ta mở rộng diện tích, lúc đó sản lượng tăng mạnh thì quế Việt Nam chắc chắn chiếm một vị trí xứng đáng trên thị trường thế giới. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU QUẾ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA Những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu quế 1.1 Những thuận lợi Việt Nam là một trong số rất ít nước trên thế giới có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất quế. Có thể khẳng định tiềm năng về khí hậu, đất đai và nhân lực sản xuất quế ở nước ta rất dồi dào nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa khai thác hết khả năng đó. Đối với ngành sản xuất quế thì điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quyết định, còn đối với ngành xuất khẩu quế thì có thể kể ra một số thuận lợi sau: Thứ nhất là về chất lượng quế của nước ta hơn hẳn các nước khác. Điều này được chứng minh ở Bảng 10. Mặc dù chất lượng quế của Việt nam vượt trội so với các nước khác nhưng lợi thế này của chúng ta vẫn chưa được phát huy hết. Trong những năm qua, quế Việt Nam được các bạn hàng đánh giá rất cao nhưng do lượng xuất khẩu của chúng ta còn nhỏ nên chúng ta chưa khống chế được thị trường. Trong thời gian tới, nếu như được quan tâm đúng mức, cây quế của chúng ta chắc chắn sẽ có một vị trí mạnh hơn trên thị trường thế giới. Thứ hai là về giá mặt hàng quế trên thế giới so với các loại nông, lâm sản khác khá cao. Hiện nay giá vỏ quế thô đang đứng ỏ mức 1,39 USD/kg. Đây là một mức giá không phải loại nông, lâm phẩm nào cũng có thể đạt được. Với mức giá hấp dẫn như vậy ngành xuất khẩu quế sẽ vẫn thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh. Thứ ba là về thị trường tiêu thụ, do tính chất đặc biệt, cây quế được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng nên có thể nói hiện nay trên thế giới không có nước nào không sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ cây quế. Trong khi đó chỉ có rất ít nước có khả năng sản xuất ra loại hàng đặc biệt này. Chính vì vậy mà ngành xuất khẩu quế của chúng ta sẽ rất có triển vọng về thị trường tiêu thụ. Thứ tư là ngành xuất khẩu quế của chúng ta gặp một thuận lợi nữa là các sản phẩm như vỏ quế thô, hoa quế... khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản hay Hàn Quốc đều được miễn thuế. Các thị trường trên do nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này rất cao nên để khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu, họ đã miễn thuế cho mặt hàng quế. Thứ năm là chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm trong đó có mặt hàng quế của Việt Nam. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và đưa ra nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp. Đây là một thuận lợi rất lớn trong ngành sản xuất cũng như xuất khẩu quế của chúng ta. Bên cạnh đó cùng với sự nỗ lực của người dân, cây quế đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong các loại lâm sản đối với các mặt kinh tế, như xã hội cũng như sinh học. Kể từ khi đổi mới, Đảng và Nhà nước rất khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu mọi loại hàng hoá. Cùng với chủ trương trên là hàng loạt chính sách hỗ trợ xuất khẩu của các Bộ, các ngành như chính sách thuế, chính sách tín dụng xuất khẩu, chính sách thưởng xuất khẩu… đã tạo không khí hồ hởi trong các tổ chức và cá nhân tham gia xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản nói chung và ngành xuất khẩu quế nói riêng. Trong các loại cây trồng đang được các địa phương đưa vào áp dụng ở các khu vực miền núi hiện nay thì cây quế là một loại cây đang gây được sự chú ý của nhiều nơi và nó đang được trồng thử nghiệm ở nhiều địa phương. Ngoài bốn vùng quế chính giới thiệu ở trên hiện nay cây quế đang được trồng thử nghiệm ở một số địa phương có điều kiện phù hợp với sự sinh trưởng của cây quế như Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Cạn, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên. Trong một vài năm tới, nếu cây quế trồng thử nghiệm ở các địa phương trên mà phát triển tốt thì triển vọng về sản lượng quế là rất lớn. Như vậy khoảng vài năm nữa, thị phần quế của Việt Nam sẽ được mở rộng. 1.2 Những khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nói trên cũng không thể không kể đến những khó khăn mà ngành sản xuất và xuất khẩu quế gặp phải trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Thứ nhất, đối với ngành sản xuất thì thiếu vốn là một trở ngại rất lớn để phát triển sản xuất. Mặt khác trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn, giao thông đi lại vẫn còn rất khó khăn cũng đang là những vấn đề đặt ra không chỉ đối với ngành sản xuất và xuất khẩu quế. Thứ hai là về công nghệ chế biến, trong xuất khẩu quế hiện nay, chúng ta gặp phải một vấn để khó khăn là hiện tượng chất lượng vỏ quế thô không đồng đều do công nghệ chế biến của chúng ta còn quá lạc hậu và việc phân loại còn chưa thống thống nhất nên nhiều khi giá cả của chúng ta thấp hơn so với các nước khác. Thứ ba là mặc dù mặt hàng quế được một số nước miễn thuế nhưng trong xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế hiện nay, sự bảo hộ thị trường nông lâm sản của các quốc gia trên thế giới cực kì khắt khe. Bằng nhiều cách, các nước đưa ra các rào cản phi thuế quan như kiểm dịch thực vật, vệ sinh thực phẩm, nhãn mác hàng hoá… Những rào cản này đang là một trở ngại rất lớn đối với không chỉ ngành xuất khẩu quế. Thứ tư là, do khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, việc áp dụng các thành quả của khoa học kĩ thuật vào sản xuất nói chung và sản xuất nông, lâm nghiệp nói riêng đã đem lại kết quả là năng suất của các sản phẩm nông lâm tăng lên một cách mạnh mẽ, vượt trội so với hàng chục năm trước đây. Việc đưa máy móc vào sản xuất nông, lâm cũng dẫn đến kết quả là giá thành sản xuất giảm đi đáng kể nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trong các nước xuất khẩu nông, lâm sản hiện nay là một điều đương nhiên. Chính điều này đã làm cho giá cả của hầu hết các loại nông, lâm sản buôn bán trên thị trường thế giới hiện nay giảm xuống một cách nhanh chóng. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt này đã làm khốn đốn biết bao nhiêu nông dân ở các nước đang phát triển. Đó chính là những trở ngại rất lớn mà ngành xuất khẩu các sản phẩm nông lâm nói chung và xuất khẩu quế nói riêng đang gặp phải trong giai đoạn hiện nay. Điều này đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần phải nỗ lực rất nhiều thì mới có thể vượt qua những trở ngại trên đây. Khối lượng và kim ngạch Trong các mặt hàng nông, lâm sản xuất khẩu của Việt Nam thì mặt hàng quế chiếm một tỷ lệ hơi khiêm tốn. Lí do mặt hàng này là một loại gia vị nên nó không được tiêu dùng nhiều như gạo hay các mặt hàng khác. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu khẩu mặt hàng quế của nước ta đã vững vàng chiếm lại những thị trường cũ và tìm kiếm được những thị trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam.Doc
Tài liệu liên quan