Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động và công tác trả lương tại Công ty cổ phần sản xụất và chế biến Dầu khí Phú Mỹ ( PV Oil Phú Mỹ)

MỤC LỤC

 

 

DANH MỤC BẢNG, BIỂU iii

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ PHÚ MỸ (PV OIL PHÚ MỸ) 4

1.1. Khái quát về lao động và tiền lương 4

1.1.1.Khái niệm về lao động và tiền lương 4

1.1.1.2. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương 4

1.1.2. Một số nội dung của tiền lương 5

1.1.2.1. Tiền lương cơ bản 5

1.1.2.2. Phụ cấp 5

1.1.2.3. Tiền thưởng 6

1.1.2.4. Phúc lợi 6

1.1.2.5.Quỹ tiền lương 7

1.1.3. Tiền lương chính và tiền lương phụ 7

1.1.3.1.Tiền lương chính 7

1.1.3.2. Tiền lương phụ 7

1.1.3.3. Ý nghĩa 8

1.2. Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến sản xuất 8

1.2.1. Ý nghĩa 8

1.2.2. Phân tích tình hình lao động về mặt số lượng 9

1.2.2.1. Phân tích tình hình tăng, giảm công nhân sản xuất 9

1.2.2.2. Phân tích tình hình biến động các loại lao động khác 11

1.3. Phương pháp hạch toán 11

1.3.1. Hạch toán số lượng lao động 11

1.3.2. Hạch toán thời gian lao động 12

1.3.3. Hạch toán về kết quả lao động 12

1.4. Quản lý lao động 12

1.4.1 Khái niệm về quản lý lao đông 12

1.4.2. Vai trò của công tác quản lý lao động 13

1.4.3. Ý nghĩa của công tác quản lý lao dộng 14

1.5 Mối quan hệ giữa lao động và tiền lương 15

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ PHÚ MỸ (PV OIL PHÚ MỸ) 16

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của PV Oil Phú Mỹ 16

2.1.1. Lịch sử hình thành 16

2.1.2. Trụ sở 16

2.1.3. Nguồn vốn chủ sở hữu 16

2.1.4. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh 16

2.1.5. Quy mô sản xuẩt, quy trình công nghệ 17

2.2. Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của PV Oil Phú Mỹ 17

2.2.1. Nhiệm vụ 17

2.2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của PV Oil Phú Mỹ 18

2.3. Tổ chức quản lý sử dụng lao động trong Công ty 21

2.3.1. Đặc điểm về lao động 21

2.3.2. Tổ chức và quản lý sử dụng lao động trong Công ty 22

2.3.2.1. Tuyển chọn lao động 22

2.1.2.2. Thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi. 23

2.3.3. Tình hình quản lý và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong Công ty. 24

2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của PV Oil Phú Mỹ giai đoạn 2009-2010 25

2.5. Phương hướng hoạt động của PV Oil Phú Mỹ giai đoạn 2011-2015 26

2.6. Tăng cường công tác tạo động lực trong lao động 27

2.6.4. Một số phương hướng phát trỉên nguồn nhân lực và hoàn thiện công tác sử dụng lao động 29

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ PHÚ MỸ (PV OIL PHÚ MỸ) 31

3.1. Thực trạng công tác tính và trả lương tại PV Oil Phú Mỹ 31

3.1.1. Quỹ tiền lương của đơn vị 31

3.1.2. Cách xây dựng đơn giá tiền lương, quỹ lương kế hoạch của đơn vị 31

3.1.3. Xác định các thông số để xây dựng đơn giá tiền lương 32

3.1.4. Xây dựng tổng quỹ lương năm kế hoạch 35

3.1.5. Công tác trả lương ở doanh nghiệp 36

3.1.6. Bảng thanh toán tiền lương tháng 5 năm 2011 41

3.2. Thực trạng về chính sách tiền lương của công ty qua thăm dò ý kiến của nhân viên 42

3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương của Công ty 45

3.3.1. Hoàn thiện việc xây dựng cấp bậc công việc 45

3.3.2. Về phương pháp tính lương và hình thức trả lương. 47

KẾT LUẬN 53

PHỤ LỤC 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2452 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động và công tác trả lương tại Công ty cổ phần sản xụất và chế biến Dầu khí Phú Mỹ ( PV Oil Phú Mỹ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng khả năng chuyên môn hoá, hơn nữa, theo kiểu tổ chức trên cho phép Công ty quản lý đồng thời dài hạn bằng các chức năng và ngắn hạn bằng các quyết định thừa hành. Những ưu điểm trên đều là yếu tố rất quan trọng đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh trong ngành nhiều bộ phận sản xuất và đòi hỏi sự chuyên môn hoá cao. Tuy nhiên, hình thức tổ chức bộ máy quản trị theo kiểu này không thể tránh khỏi sự phức tạp trong các mối quan hệ. Phòng tổ chức hành chính (TC-HC) - Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và quản lý hành chính. - Mua sắm trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, tài sản của Nhà máy. - Quản lý hồ sơ lý lịch CBCNV toàn Nhà máy, giải quyết chế độ tuyển dụng, sa thải, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thưởng...khi có quyết định của Giám Đốc Nhà máy. - Tham mưu cho Giám đốc Nhà máy về bộ máy quản lý - sản xuất - kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp yêu cầu phát triển của Nhà máy. Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu Nhà máy. Thực hiện công tác lưu trữ tài liệu mật theo quy chế sử dụng và bảo mật tài liệu. - Quản lý lao động tiền lương, theo dõi, thực hiện các chế độ lao động, tiền lương. - Thực hiện công tác quản lý đời sống, quản lý nhà ở, điện nước, mọi tài sản của Nhà máy. - Đảm bảo điều kiện làm việc, đi lại, ăn ở cho cán bộ công nhân viên. - Giải quyết các thủ tục pháp lý về họat động Nhà máy. - Lập và thực hiện kế họach về lao động tiền lương, tham gia lập và thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng và kế hoạch đào tạo. - Lập, theo dõi và tổng hợp việc thực hiện kế hoạch của Nhà máy hàng tuần, tháng, quí, năm. Phòng tài chính kế toán (TCKT) - Quản lý tài sản của Nhà máy theo quy định Nhà nước Nhà máy ban hành. - Lập kế họach tiếp nhận vốn và sữ dụng vốn đầu tư từ Nhà máy. - Thực hiện việc quản lý tài chính, hạch toán kế toán theo chế độ, chính sách của Nhà nước. - Tổng hợp và lập báo cáo thực hiện kế họach tài chính của Nhà máy - Thu xếp tài chính cho các dự án, đề tài. - Lập trình kế hoạch, báo cáo tài chính định kỳ và đột xuất của Nhà máy, Kiểm tra phân tích họat động tài chính, tham gia công tác kiểm kê nguồn vốn, vật tư, tài sản… đề xuất các biện pháp sử dụng có hiệu quả. - Xây dựng phân bổ quỹ tiền lương, chi phí quản lý cho Nhà máy và các đơn vị trực thuộc. - Tham gia soạn thảo, đàm phán, thực hiện các hợp đồng kinh tế của Nhà máy. Phòng kỹ thuật công nghệ (KT-CN) - Chịu trách nhiệm về vấn đề kỹ thuật Nhà máy. Lập hồ sơ kiểm tra, theo dõi, giám sát kỹ thuật, đôn đốc thi công các khỏan mục công trình khi được phê duyệt bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục. - Thực hiện công việc giám sát kỹ thuật tại Nhà máy theo thiết kế và các quy phạm hiện hành. - Chỉ đạo việc lập và xem xét các quy trình vận hành và tham mưu cho lãnh đạo phê duyệt quy trình chạy thử, quy trình vận hành và kế họach chuẩn bị vận hành. - Chủ trì lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng, đầu mối tổng hợp, kiểm tra và giám sát các công trình đầu tư xây dựng cơ bản. - Phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp thích hợp cho các sự cố kỹ thuật. - Phân tích và đề xuất các phương án kỹ thuật mang lại hiệu quả tối ưu cho sản xuất kinh doanh. - Chủ trì tổng hợp và lập kế họach mua sắm hàng năm cho Nhà máy. Quản lý xuất, nhập kho vật tư, thiết bị… - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hạng mục công trình, hệ thống bồn bể, công nghệ máy móc, thiết bị bao gồm: + Hệ thống bồn chứa và đường ống công nghệ. + Hệ thống thiết bị cứu hỏa + Các hệ thống máy móc, thiết bị của Nhà máy. + Hệ thống nhà văn phòng, phòng trực bảo vệ. + Báo cáo công việc tới Giám đốc. Phòng điều hành sản xuất (ĐHSX) - Chịu trách nhiệm về việc kiểm tra, xác nhận chất lượng và khối lượng nguyên liệu nhập, sản phẩm xuất và tồn kho. - Lập phương án tối ưu cho công tác vận hành và kiểm tra, giám sát các họat động sản xuất vận hành tại Nhà máy. - Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch xuất sản phẩm đảm bảo theo đơn đặt hàng. - Phân công, chỉ đạo bộ phận đốc công, giao việc vận hành cho các ca làm việc đảm bảo hợp lý. - Quản lý máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác sản xuất trong Nhà máy. Giám sát việc thực hiện công tác đảm bảo AT-PCCC của tòan bộ CBCNV. Đội bảo vệ an toàn và phòng cháy chữa cháy (AT-PCCC) - Chịu trách nhiệm chính về công tác AT-PCCC, giám sát vật tư thiết bị và con người của Nhà máy. - Nắm vững khối lượng công việc vận hành hàng ngày để chủ động phối hợp triển khai kế họach huấn luỵên PCCC cho công nhân hợp lý. - Xây dựng đựơc các phương án bảo vệ – PCCC hàng tháng, quý. - Lập kế họach kiểm tra thường kỳ tòan bộ hệ thống PCCC đảm bảo rằng hệ thống luôn ở trạng thái sẵn sàng họat động tốt. - Giám sát việc thực hiện công tác AT-PCCC và bảo vệ môi trường của CBCNV nhà máy. 2.3. Tổ chức quản lý sử dụng lao động trong Công ty 2.3.1. Đặc điểm về lao động Công ty mới được xây dựng trong điều kiện kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy công nhân vào Công ty được tuyển chọn kỹ lưỡng, có trình độ văn hoá, được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn kỹ càng. Lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất 57% và lao động gián tiếp 43%, bao gồm: Quản lý kinh tế. Quản lý kỹ thuật. Nhân viên hành chính. Nhân viên khác phục vụ cho sản xuất. Bảng 2.2: Bảng tình hình sử dụng lao động stt 2009 2010 So sánh Tổng số CB-CNV 131 154 23 Cán bộ lãnh đạo 12 14 2 Cán bộ quản lý 22 22 0 Chuyên viên + cán sự 25 30 5 Công nhân kỹ thuật 72 88 16 Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 23 lao động. Do nhu cầu mở rộng nâng cấp nhà máy và tăng cường sản xuất an toàn hiệu quả, cho nên công ty đã tuyển dụng thêm lao động để đáp được tình hình sản xuất. Như vậy việc sử dụng lao động của công ty có tiết kiệm, sử dụng lao động hợp lý có hiệu quả sức lao động để thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ của công ty. 2.3.2. Tổ chức và quản lý sử dụng lao động trong Công ty 2.3.2.1. Tuyển chọn lao động Công ty đã xác định: “Để tồn tại và phát triển không những phải có chiến lược sản xuất kinh doanh mà cần phải có chiến lược về lao động”. (Tức là phải xây dựng và phát triển một đội ngũ lao động phù hợp với các yêu cầu của sản xuất kinh doanh cả về số lượng và chất lượng, một đội ngũ lao động có đủ phẩm chất và kỹ năng cần thiết đáp ứng các mục tiêu sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như về lâu dài). Chính vì vậy mà Công ty rất coi trọng chính sách tuyển chọn lao động. - Trước khi tuyển chọn lao động, Công ty tiến hành thu hút tìm kiếm (tuyển mộ) các ứng cử viên cho Công ty thông qua quảng cáo và qua các tổ chức giáo dục. - Thông qua quảng cáo là biện pháp đơn giản nhất, Công ty thông báo trên các tờ báo Lao động, báo Nhân dân hay trên các dịch vụ truyền tin. Trong thông báo Công ty thường xuyên nêu những nhiệm vụ chung của công việc và những yếu tố cần thiết như: bằng cấp, phẩm chất đạo đức của những người có nhu cầu được làm việc trong Công ty. Sau khi tuyển mộ xong, Công ty sẽ tiến hành tuyển chọn lao động thích ứng với từng nhiệm vụ, từng công việc. Quá trình tuyển chọn được Công ty tiến hành một cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Công ty yêu cầu những người đến xin việc nộp hồ sơ bao gồm: sơ yếu lý lịch gồm những thông tin: tuổi, giới tính, học vấn; những chứng chỉ về trình độ chuyên môn của người đến xin việc, và khám sức khoẻ qua hội đồng sức khoẻ của trung tâm y tế Công ty. Bước tiếp theo là phỏng vấn những người đã vượt qua thử thách ban đầu bằng cách cho các ứng cử viên trả lời những bài kiểm tra, những câu hỏi trắc nghiệm về kỹ năng, về sự thông minh của chính bản thân họ. Đồng thời cũng để đánh giá xem thái độ của họ đối với công việc ra sao. Công ty thực hiện bước này nhằm mục đích tạo cho người đại diện Công ty và nhân viên tương lai gặp gỡ, tìm hiểu về nhau nhiều hơn, qua đó Công ty sẽ quyết định xem ứng cử viên nào thích hợp với chức vụ, công việc còn trống của Công ty. Thử việc ( từ 1-6 tháng). Ký hợp đồng chính thức với người lao động sau thời gian thử việc. 2.1.2.2. Thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi. Những người làm việc ở các phòng nghiệp vụ tại văn phòng của Công ty thì làm việc theo giờ hành chính, những người lao động làm việc trực tiếp khác: bảo vệ, lái xe, tạp vụ... làm việc theo ca, tuỳ theo yêu cầu công việc cụ thể. Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương theo chế độ Nhà nước quy định, theo lương cấp bậc. Giờ làm việc của cán bộ công nhân viên áp dụng như sau: - Đối với khối làm việc theo giờ hành chính sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h30. - Khối theo ca: (bảo vệ, nhà ăn). + Ca sáng: từ 6 h đến 14 h nghỉ giữa giờ 30 phút. + Ca chiều : từ 14 h đến 22 h, nghỉ giữa giờ 30 phút. + Ca đêm : từ 22 h đến 6 h sáng hôm sau, nghỉ giữa giờ 45 phút. Một năm được nghỉ 8 ngày vào những ngày lễ, tết, quốc khánh theo quy định của Nhà nước. Số ngày làm việc theo chế độ được xác định theo công thức: NCCĐ = NL - (L + T + NC) Trong đó: NCCĐ : ngày làm việc theo chế độ quy định. NL : số ngày theo lịch trong một năm. L : số ngày nghỉ lễ trong một năm. T : số ngày nghỉ tết trong một năm. NC : số ngày nghỉ chủ nhật trong năm. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch sử dụng thời gian lao động giao cho các đơn vị. Sau 6 tháng, Công ty tổ chức phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của các đơn vị. Tính toán thời gian làm việc sẽ cho biết những thông tin về quỹ thời gian làm việc có thể và tối đa của doanh nghiệp cũng như của bản thân từng cán bộ công nhân viên trong năm, quý, tháng, tuần, thậm chí là trong ngày. Từ đó có thể so sánh để biết được mức độ sử dụng thời gian thực tế và những nguyên nhân không sử dụng hết thời gian có thể, tối đa. Thời gian làm việc có ảnh hưởng đến năng suất lao động, giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3.3. Tình hình quản lý và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong Công ty. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay đang đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề là tài sản quý giá của doanh nghiệp, là nguồn lực rất quan trọng, có tính chất quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Công ty có tren 100 cán bộ công nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên, nhiều kinh nghiệm đã và đang phát huy vai trò hết sức to lớn và toàn diện trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và quản lí Công ty. Công ty có chính sách duy trì đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật do chế độ chính sách về tiền lương mà Nhà nước ban hành còn nhiều bất hợp lý, đặc biệt là lương cho đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ còn quá thấp so với lương công nhân trực tiếp sản xuất, thêm vào đó mức thu nhập bình quân của Công ty chưa cao. Do vậy, để xây dựng một chế độ lương và thu nhập của cán bộ khoa học kỹ thuật nói riêng và toàn Công ty nói chung, Công ty có chính sách tăng lương hợp lí để có thể duy trì và thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật gắn bó với Công ty. Công ty đã bố trí sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đúng ngành nghề tạo điều kiện để cán bộ phát huy kiến thức chuyên môn đã được đào tạo và năng lực sở trường của từng người. Đồng thời thường xuyên mở lớp gửi đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ khoa học kỹ thuật của Công ty. Qua đó phát hiện bồi dưỡng đào tạo bổ nhiệm đề bạt nhiều cán bộ vào vị trí lãnh đạo chủ chốt của Công ty. Về chế độ lương và thu nhập, Công ty đã trả lương cho cán bộ khoa học kỹ thuật theo mức lương cấp bậc công việc cho từng chức danh. Xây dựng quy chế trả phụ cấp lương cho lao động giỏi, thêm mức thu nhập hàng tháng. Đây chỉ là giải pháp để động viên cán bộ công nhân viên. Nếu mức thu nhập chung toàn Công ty không nâng lên được thì thu nhập của cán bộ khoa học kỹ thuật cũng chưa thể tương xứng và càng không thể theo kịp thu nhập ở các văn phòng đại diện, các công ty nước ngoài. Hiện nay, cùng với khó khăn về sản xuất kinh doanh của Công ty còn đứng trước tình trạng thiếu cán bộ đầu đàn vừa có tiềm năng trí tuệ vừa có kinh nghiệm điều hành quản lý sản xuất có khả năng tiếp nhận công nghệ mới, giỏi ngoại ngữ. Giải quyết nhu cầu cán bộ khoa học kỹ thuật cho Công ty trong thời gian sắp tới là một trong những vấn đề lớn và bức thiết, cần có chủ trương và biện pháp tổng hợp. 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của PV Oil Phú Mỹ giai đoạn 2009-2010 Qua bảng thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của nhà máy năm 2010 cho thấy: Năm 2010 nhà máy đã hoàn thành các mục tiêu chủ yếu sau: Bảng 2.3: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2010 2009 So sánh tuyệt đối So sánh tương đối % 1 Tổng doanh thu 7812,72 7073,49 739,23 111,0 2 Doanh thu thuần tuý 7704,18 7003,79 700,39 110 - Giá vốn bán hàng 7203,14 6330,50 572,64 108,6 3 Lợi tức gộp 501,03 373,29 127,74 134,2 - Chi phí nghiệp vụ KD 380,07 299,29 8,078 126,9 4 Lợi tức từ HĐ.KD 120,88 73,90 46,98 163,5 5 Lợi tức hoạt động tài chính 5,37 2,95 2,42 182 6 Lợi tức bất thường -1,54 9,87 -11,41 -15,6 7 Lãi chưa phân phối 48,02 31,08 16,14 150,6 Từ số liệu ở bảng ta thấy năm 2010 các chỉ tiêu đều tăng so với năm 2009. Điều này cho ta biết đây sẽ là năm hoạt động có hiệu quả của nhà máy. - Tổng doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009 là: 739.299.990.000đ, tăng 111% với kỳ thực hiện năm 2009 với mức tăng tuyệt đối. - Giá vốn bán hàng năm 2010 tăng so với kỳ thực hiện năm 2009 là: 8,63% với mức tăng: 572.648.220.000đ. - Chỉ tiêu lợi nhuận: Là chỉ tiêu quan trọng nhất nó phản ảnh kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy qua một năm. Năm 2010 lợi nhuận trước thuế của nhà máy vượt mức KH là 18,21% với mức tăng: 19.212.530.000đ và vượt so với kỳ thực hiện năm 2009 là: 43,77% với mức tăng: 37.960.210.000đ. Như vậy trong năm 2010 nhà máy đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu KH chủ yếu như: Tổng doanh thu, tổng quỹ lương và lợi nhuận đều vượt KH cho ta thấy: Năm 2010 là năm thành công của XN trên thị trường kinh doanh xăng dầu, khẳng định việc giữ vững và phát triển thị trường và kinh doanh đa dạng hoá sản phẩm của nhà máy là phù hợp và đứng đắn. 2.5. Phương hướng hoạt động của PV Oil Phú Mỹ giai đoạn 2011-2015 Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của các ngành kinh tế, quốc phòng và tiêu dùng xã hội từ nay đến năm 2015 muốn vậy cần phát triển thị trường tiêu thụ trong điều kiện có cạnh tranh, xây dựng công ty ngày càng phát triển ; Nghị quyết nhiệm kỳ lần thứ 23 của Đảng bộ công ty và nghị quyết Đại hội công nhân viên chức công ty đầu năm 2009 đã xác định một số phương hướng và mục tiêu chủ yếu đến năm 2015 như sau : - Thực hiện tốt công tác nhập khẩu xăng dầu, đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại để đáp ứng yêu cầu về xăng dầu, Gas, Hoá chất cho thị trường VT, một số thị trường xung quanh và các trọng điểm kinh tế lớn, khu công nghiệp tập trung và các liên doanh với nước ngoài. - Mở rộng mạng lưới cung cấp trên bộ, trên sông, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu liên doanh thép, thuỷ tinh.v.v. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng mỗi năm từ 10 - 15 % cả về số lượng và giá trị hàng hoá. Chiếm lĩnh và cung cấp 70-75 % mức tiêu thụ của xã hội trên địa bàn khu vực. - Tăng cường công tác quản lý vốn, tăng vòng quay của vốn bình quân 10 lần một năm. Giảm công nợ, tạo nguồn vốn phục vụ kịp thời cho kinh doanh và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Giảm chi phí lưu thông, thực hành tiết kiệm, thực hiện pháp lệnh thống kê kế toán, đóng góp nghĩa vụ đầy đủ cho nhà nước. - Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị kỹ thuật , máy móc, quy trình công nghệ theo hướng tự động hoá và hiện đại hoá, tránh tụt hậu về mặt kỹ thuật, chuẩn bị đầy đủ và phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh để bước vào thế kỷ 21 thế kỷ khoa học, thông tin và trí tuệ hoà nhập được với sự phát triển của các ngành kinh tế trong cả nước. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối kho tàng, tài sản, con người, hàng hoá. Giữ vững an ninh chính trị trong và ngoài cơ quan, chống mọ biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, tăng cường kiểm tra, kiển soát, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi phù hợp với cơ chế thị trường. - Chăm lo cải thiện đời sống vật chất , tinh thần của người lao động, ổn định việc làm, bảo đảm và cải thiện thu nhập, tăng thu nhập bình quân 10 %/Năm. Cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện môi sinh môi trường và nơi làm việc. Làm tốt công tác xã hội và công tác từ thiện. Thực hiện công khai, công bằng xã hội và dân chủ trong mọi lĩnh vực góp phần thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, điều căn bản và quan trộng là công ty phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xăng dầu bằng một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu của công ty. Kết luận: Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn của thị trường xăng dầu trong cả nước nói chung và trên địa bàn Vũng Tàu nói riêng. Song với truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn năng động sáng tạo của CBCNV trong nhà máy và đặc biệt là được sự chỉ đạo của tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Sự giúp đỡ của cơ quan chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực phấn đấu trách nhiệm cao của toàn thể CBCNV trong nhà máy nên năm 2009 nhà máy đã hoàn thành mức kế hoạch được cấp trên giao cho. 2.6. Tăng cường công tác tạo động lực trong lao động Có rất nhiều cách để tạo động lực trong lao động, sau đây tôi xin chỉ ra một số cách chủ yếu để tạo động lực cho người lao động trong quá trình thực hiện công việc. 2.6.1.Tạo động lực bằng kích thích vật chất. Công tác tiền lương, tiền thưởng là một công cụ hiệu quả trong việc kích thích người lao động, nó là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để kích thích người lao động làm việc. Do đó Công ty phải biết tận dụng triệt để nhân tố này để “đánh” vào tâm lý người lao động nếu muốn họ làm việc với tất cả “bầu nhiệt huyết” của mình. Tiền lương trả đúng, công bằng hợp lý sẽ tạo ra tâm lý thoải mái, yêu công việc, hăng say phấn đấu tăng năng suất lao động và thu nhập của người lao động. Việc khuyến khích lợi ích vật chất cũng có thể dựa trên các chế độ về thưởng, phụ cấp, trợ cấp...của Nhà nước hoặc do doanh nghiệp quy định, tuy nhiên phải áp dụng các chế độ này một cách hợp lý và năng động. Ví dụ: Công ty cần lập quỹ thưởng để trả thưởng cho người lao động trong những trường hợp đặc biệt như phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuật... 2.6.2. Tạo động lực về mặt tinh thần cho người lao động Tạo động lực về mặt tinh thần cho người lao động có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với công tác quản trị nguồn nhân lực. Cũng như khuyến khích vật chất, khuyến khích về tinh thần cũng mang lại hiệu quả nhất định trong quá trình thực hiện công việc. Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc theo yêu cầu của công việc. Công ty phải tạo điều kiện thuận lợi làm giảm mức căng thẳng, mệt mỏi tạo không khí phấn khởi tại nơi làm việc. Áp dụng thời gian làm việc một cách linh động phù hợp với đặc thù riêng của công ty. Tạo bầu không khí dân chủ, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa Công ty và người lao động của Công ty, giữa người lao động với nhau để người lao động cảm thấy mình được tôn trọng, do đó họ sẽ phát huy hết tiềm năng của mình. Xây dựng và trao tặng cho công nhân viên các danh hiệu thi đua như: lao động tiên tiến, anh hùng lao động... Xây dựng các hình thức khen thưởng bên cạnh thưởng bằng tiền là giấy khen, bằng khen đồng thời tổ chức khen thưởng công khai nhằm tạo ra tâm lý phấn chấn cho những người đạt thành tích. Đến tận nhà thăm hỏi, động viên mỗi khi cán bộ công nhân viên ốm đau tai nạn hay có chuyện buồn... Có thể nói khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động là một nguyên tắc hết sức quan trọng nhằm thu hút, tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động trong quá trình làm việc. Tuy nhiên Công ty không nên quá coi trọng khuyến khích lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà phải kết hợp chặt chẽ hai loại khuyến khích này với việc thưởng phạt nghiêm minh thì công tác tạo động lực mới đạt hiệu quả. 2.6.3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động. Đối với mỗi doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo, cho chiến lược con người là yếu tố quyết định sản xuất. Với đà phát triển như hiện nay, trong tương lai Công ty sẽ ngày càng được mở rộng. Vì vậy con người là yếu tốquan trọng cho Công ty hoàn thành nghĩa vụ sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của đào tạo là tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ và công nhân lành nghề để đảm đương nhiệm vụ của Công ty. Trong 2 năm qua công tác đào tạo xây dựng đội ngũ nhân viên ở Công ty đã được tiến hành thận trọng.Trước tình hình có nhiều thử thách, Công ty cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo thì mới đáp ứng được đòi hỏi của tình hình. Đối với bộ phận lao động quản lý, đối tượng đào tạo là nhân viên các phòng, các kỹ thuật viên để nắm bắt được các kiến thức về kinh tế thị trường, tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ công tác. Về hình thức đào tạo có thể mở các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn hoặc gửi người vào các trường đại học. 2.6.4. Một số phương hướng phát trỉên nguồn nhân lực và hoàn thiện công tác sử dụng lao động Mặc dù cơ cấu lao động trong công ty hiện nay được bố trí là tương dối hợp lý nhưng để đáp ứng yêu cầu trong tương lai, công ty đã đề ra những chính sách nhân sự khá đúng đắn: - Những người lao động kiêm nhiều chức vụ trong công ty hoặc giữ một vị trí chức vụ quan trọng chủ chốt nhất thiết phải là người có trình độ sâu rộng về các lĩnh vực trong hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến lĩnh vực mình đang đảm nhận, đồng thời cũng cần thiết phải hiểu biết về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của công ty. Nếu người đang đảm nhận chức vụ đó không đáp ứng được yêu cầu của công việc thì công ty sẽ phải tiến hành tổ chức đào tạo ngay hoặc thực hiện tuyển dụng lao động mới thay thế. - Ngoài việc sắp xếp người lao động vào vị trí phù hợp với trình độ của mình, công ty còn thực các chính sách đãi ngộ nhằm kích thích, tạo động lực cho người lao động. + Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch. + Thưởng phát minh sáng kiến mới. + Thưởng định kỳ đánh giá và nâng lương, nâng bậc. Các hình thức thưởng này sẽ làm cho người lao động cảm thấy mình được quan tâm hơn và đó là động lực lớn để người lao động gắn bó với công ty. Trong năm tới công ty đã đặt ra mục tiêu về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là: + Bằng mọi cách nâng cao chất lượng lao động thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn. + Sẵn sàng sa thải những CBCNV- lao động không đủ trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc. + Giảm thiểu mức lao động có trình độ trung cấp. + Các cán bộ công nhân viên đảm nhận các lĩnh vực hành chính trong các phòng ban của công ty buộc phải có trình độ từ cao đẳng trở lên. + Thực hiện mức độ trả lương, khen thưởng kỷ luật phù hợp với cấp bậc, mức độ và chất lượng công việc mà người lao động đảm nhận. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ PHÚ MỸ (PV OIL PHÚ MỸ) 3.1. Thực trạng công tác tính và trả lương tại PV Oil Phú Mỹ 3.1.1. Quỹ tiền lương của đơn vị Nguồn hình thành quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được Tổng Công Ty giao. Quỹ tiền lương dự phòng. Quỹ tiền lương khác theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty. Sử dụng quỹ tiền lương : quỹ lương quy định được sử dụng như sau: Trích ít nhất 76% tổng quỹ lương để trả trực tiếp hàng tháng cho người lao động, bao gồm cả lương cơ bản, lương chức danh, lương khoán theo sản phẩm. Trích không quá 10% tổng quỹ lương để thưởng cho CBCNV có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh. Trích không quá 2% tổng quỹ lương để trả lương khuyến khích cho người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề giỏi. Trích 12% tổng quỹ lương để lập quỹ dự phòng cho năm sau. 3.1.2. Cách xây dựng đơn giá tiền lương, quỹ lương kế hoạch của đơn vị Việc xây dựng đơn giá tiền lương theo khoản 1 và khoản 2, điều 5 nghị định số 206/2004/NĐ-CP để làm căn cứ trả lương cho người lao động phù hợp với giá tiền công và quan hệ cung cầu trên thị trường. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh sau đây có thể xây dựng đơn giá tiền lương: Tổng doanh thu. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Lợi nhuận. Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ. BẢNG 3.1. BẢNG XÂY DỰNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG NĂM KẾ HOẠCH STT Chỉ tiêu ĐVT Số báo cáo năm trước (năm 2008) Kế hoạch năm 2009 I Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh tính đơn giá 1 Tổng sản phẩm (kể cả quy đổi) 2 Xăng M3 248,846 248,846 3 Tổng doanh thu Tỷ đồng 2.827,306 2.837,306 4 Tổng chi phí (chưa có lương) Tỷ đồng 2.435,123 2.535,123 5 Lợi nhuận Tỷ.đồng 293.258 302,183 6 Tổng các khoản phải nộp cho ngân sách NN Tỷ.đồng 80 90.5 II Đơn giá tiền lương 1 Định mức lao động Giờ công/m3 0.8 0.80 2 Lao động định mức người 130 130 3 Lao động thực tế sử dụng bình quân Người 130 130 4 Hệ số lương theo cấp bâc công việc bình quân 4.0 3.36 5 Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá 0.05 0.05 6 Lương tối thiểu của công ty lựa chọn Tr.đồng 1.651 1,950 7 Quỹ tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm tính trong đơn giá Tr.đồng 514,626 514,626 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan da sua 3.doc
Tài liệu liên quan