Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện cônng tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại dịch vụ Thái Ân

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP .iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iv

MỤC LỤC v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 4

1.1. Hợp đồng ngoại thương 5

1.1.1. Khái niệm 5

1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương 5

1.1.3. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng ngoại thương 5

1.2. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 6

1.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu 6

1.2.2. Làm thủ tục thanh toán quốc tế 7

1.2.3. Thuê phương tiện vận tải khi nhập khẩu 8

1.2.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa 9

1.2.5. Giục người bán giao hàng 9

1.2.6. Phối hợp với ngân hàng kiểm tra chứng từ 9

1.2.7. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu 9

1.2.8. Thanh toán, nhận bộ chứng từ 10

1.2.9. Nhận hàng từ nhà chuyên chở 10

1.2.10. Giám định số lượng, chất lượng hàng (nếu có) 11

1.2.11. Khiếu nại, đòi bồi thường khi hàng có tổn thất 12

Kết luận 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN

HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH TM – DV THÁI ÂN 13

2.1. Tổng quan về công ty TNHH TM – DV Thái Ân 14

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 14

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH TM – DV Thái

Ân 14

2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty 14

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 15

2.1.2.1. Chức năng của công ty 15

2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty 15

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 15

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức 15

2.1.3.2. Chức năng các phòng ban 16

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007 – 2009 17

2.1.5. Tầm quan trọng của việc hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 19

2.2. Thực trạng của công tác tổ chức thực hiện hợp đồnng nhập khẩu tại công ty

TNHH TM – DV Thái Ân 20

2.2.1. Các bước chuẩn bị 21

2.2.1.1. Xem mẫu 21

2.2.1.2. Đặt hàng 22

2.2.1.3. Ký kết hợp đồng 22

2.2.2. Xin giấy phép nhập khẩu 22

2.2.3. Làm thủ tục thanh toán quốc tế 23

2.2.4. Thuê phương tiện vận tải 23

2.2.5. Mua bảo hiểm cho hàng hóa 24

2.2.6. Giục người bán giao hàng 24

2.2.7. Làm thủ tục hải quan 24

2.2.8. Khai báo hải quan 25

2.2.8.1. Hàng nguyên container FCL 25

2.2.8.2. Hàng lẻ LCL 28

2.3. Những cơ hội và thách thức của công ty 2

2.3.1. Cơ hội 29

2.3.2. Thách thức 31

2.4. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH

TM – DV Thái Ân 33

2.4.1. Những mặt đạt được 33

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân 34

Kết luận 36

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH

TM – DV THÁI ÂN 38

3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng của công ty giai đoạn 2011 – 2015 39

3.1.1. Quan điểm 39

3.1.2. Mục tiêu 39

3.1.3. Định hướng 39

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập

khẩu tại công ty TNHH TM – DV Thái Ân 40

3.2.1. Giải pháp 1: Đẩy mạnh hoạt động vận chuyển hàng hóa 40

3.2.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế 41

3.2.3. Giải pháp 3: Phát huy hiệu quả hoạt động nhượng quyền thương mại 42

3.3. Kiến nghị đối với công ty và nhà nước 44

3.3.1. Về phía nhà nước 44

3.3.2. Về phía công ty 46

KẾT LUẬN 48

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

 

 

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện cônng tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại dịch vụ Thái Ân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhập khẩu là một hoạt động rất quan trọng không thể thiếu trong hoạt động thương mại quốc tế. Nhập khẩu cho phép phát huy tối đa nội lực trong nước đồng thời tranh thủ được các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới. Nhập khẩu thúc đẩy tái sản xuất mở rộng liên tục và có hiệu quả vì vậy khuyến khích sản xuất phát triển. Tuy nhiên, hoạt động nhập khẩu chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp nên công ty cần lập kế hoạch nhằm chủ động thích nghi và đối phó với những biến đổi từ môi trường xung quanh. Chẳng hạn, việc điều chỉnh tỉ giá USD liên ngân hàng lên cao như thời gian vừa qua đã khiến doanh số bán hàng bị ảnh hưởng, sản phẩm công ty hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài vào nên gây tác động trực tiếp khiến giá bán sản phẩm cao hơn mà người tiêu dùng là người trực tiếp gánh chịu. Hay quy định mới theo Thông tư số 32/2009/TT-BCT của Bộ Tài Chính về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm gây ung thư có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may mà công ty cần nắm bắt kịp thời và chủ động đăng kí kiểm hóa trước để tránh mất thời gian và chi phí cho mỗi lô hàng nhập về. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty vẫn còn đang bỏ ngõ, việc nắm bắt thông tin trên thị trường thời trang chưa hoàn thiện và đầy đủ. Công tác dự báo nhu cầu, xác định nhu cầu của thị trường còn chưa thực sự bám sát, nhạy bén để đưa ra chiến lược thích hợp. Công ty chỉ đơn thuần nhập khẩu các mặt hàng thời trang khi mặt hàng đó hết, và nhập các loại mặt hàng của mùa mới về chứ chưa chú trọng nhiều đến công tác nghiên cứu thị trường thời trang Việt Nam sâu sắc. Hoạt động mở rộng thị trường còn chậm, chưa tích cực nghiên cứu các thị trường tiềm năng ở các nơi khác. Vấn đề đặt ra là cần có một chiến lược toàn diện để đảm bảo đạt hiệu quả nhập khẩu cao nhất. Bởi hiện các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chuyên nghiệp trong việc mua bán hàng hóa với nước ngoài, vẫn còn tình trạng nhiều doanh nghiệp nhập khẩu do thiếu kiến thức về thương mại quốc tế nên đã bị lừa trong các thương vụ mua bán với nước ngoài, khả năng ngoại ngữ của ta vẫn còn yếu kém, nghiệp vụ chưa chuyên sâu để có thể đàm phán với nước ngoài giành phần lợi nhất về phía mình. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH TM – DV THÁI ÂN Thực trạng của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH TM – DV Thái Ân được thể hiện dưới sơ đồ các bước sau: Sơ đồ 2.1: Các bước chuẩn bị thực hiện hợp đồng nhập khẩu Mua bảo hiểm cho hàng hóa Giục người bán giao hàng Phối hợp với ngân hàng kiểm tra chứng từ Làm thủ tục hải quan Các bước chuẩn bị Xin giấy phép nhập khẩu Làm thủ tục thanh toán quốc tế Thuê phương tiện vận tải khi nhập khẩu 2.2.1 Các bước chuẩn bị 2.2.1.1 Xem mẫu Công việc này nhìn bên ngoài có vẻ như đơn giản nhưng đó lại là quá trình phức tạp và liên quan đến nhiều phòng ban trong công ty. Việc đi xem mẫu và đặt hàng của công ty không thực hiện thông qua email hay fax hoặc bằng catalogue, mà sẽ được thực hiện bằng các chuyến công tác nước ngoài tại nơi xuất khẩu hàng. Một nhóm kết hợp bao gồm các cán bộ cấp cao thuộc các nhãn hàng, phòng Marketing & Thiết kế, phòng Xuất nhập khẩu, bộ phận Store Setup, phòng IT. Nhóm sẽ do Giám đốc chỉ định người làm trưởng đoàn để ra quyết định cuối cùng, thông thường trưởng đoàn là cán bộ cấp cao của nhãn hàng mà công ty đang muốn nhập khẩu. Đôi khi có trong các chuyến công tác có sự tham gia của Giám đốc, nếu đó là những chuyến hàng quan trọng, khi đó đương nhiên quyền quyết định cuối cùng thuộc về Giám đốc. 2.2.1.2. Đặt hàng Việc đặt hàng không phải đơn giản là quá trình đặt hàng về số lượng xong là kết thúc. Đây là cả một quá trình dàm phán về các điều khoản trong hợp động nhập khẩu (đối với đối tác xuất khẩu mới hợp tác kinh doanh) hay đó là quá trình đàm phán về giá cả cùng các ưu đãi (đối với đối tác đã quen thuộc) để tiến tới việc ký kết hợp đồng nhập khẩu có lợi cho cả hai bên. 2.2.1.3. Kí kết hợp đồng Chịu trách nhiệm chính trong qui trình này là các cán bộ chủ chốt thuộc phòng Xuất nhập khẩu. Sau khi đã quyết định chọn được sản phẩm, trưởng đoàn sẽ có những cuộc hẹn với đối tác xuất khẩu để bàn bạc về các điều khoản trong hợp đồng nhập khẩu. Các điều khoản mà công ty đặc biệt chú trọng quan tâm trong đàm phán là giá trị mặt hàng và giá trị lô hàng, số lượng, phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán, xuất xứ hàng hóa, bộ chứng từ mà bên xuất khẩu sẽ gửi cho bên nhập khẩu trước khi hàng về gồm những gì, là bản chính hay bản sao (tùy theo điều kiện thanh toán)… Việc ký kết hợp đồng nhập khẩu với nhà xuất khẩu được thực hiện qua fax hoặc email, đây là điều khoản mà công ty luôn đề nghị với nhà xuát khẩu. Các lần đặt hàng sau chỉ cần xem mẫu, đàm phán cá vấn đề chính yếu và đặt hàng, không cần phải tốn thời gian soạn thảo hợp đồng để có được chữ ký của bên xuất khẩu. 2.2.2 Xin giấy phép nhập khẩu Theo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 12 của Chính phủ do Bộ Thương mại ban hành, từ ngày 1/5, chỉ còn 8 nhóm hàng và mặt hàng xuất nhập khẩu cần giấy phép của Bộ Thương mại. Trong đó mặt hàng dệt may được tự do nhập khẩu khi đã đảm bảo các điều kiện về hàm lượng formadehyle có trong sản phẩm nên công ty không cần phải xin giấy phép nhập khẩu. 2.2.3 Làm thủ tục thanh toán quốc tế Công ty trong vấn đề thanh toán luôn đặt uy tín và niềm tin lên hàng đầu nên thường không sử dụng các phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) mà kết hợp cả hai phương thức: ghi sổ nợ và TTR. Điều này rất phù hợp với phong cách làm việc của người châu Âu vì họ muốn giải quyết công việc nhanh, gọn, không mất quá nhiều thời gian cho những công việc giấy tờ. Bộ chứng từ thanh toán gồm: Lệnh chuyển tiền (theo mẫu sẵn), một bản Đơn mua ngoại tệ , một bản Hợp đồng, 1 bản chính và 1 bản sao Hóa đơn Thương mại, 1 bản chính và 1 bản sao Phiếu đóng gói, 1 bản chính và 1 bản sao Tờ khai hải quan, 1 bản chính Sau khi hợp đồng nhập khẩu được kí kết, nhân viên phòng nhập khẩu sẽ chuyển bộ hồ sơ đầy đủ gồm hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói mỗi thứ một bản chính và một bản sao y qua phòng kế toán. Nhân viên kế toán sẽ kiểm tra các chứng từ và điền đầy đủ thông tin trên Lệnh chuyển tiền và Đơn mua ngoại tệ đã được giám đốc kí duyệt đem lên ngân hàng thanh toán. Nhân viên ngân hàng phụ trách mảng thanh toán quốc tế có nhiệm vụ kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ, nếu hợp lệ thống nhất giữa các chứng từ và đầy đủ thì sẽ kí đóng dấu xác nhận “đã thanh toán” ghi kèm số tiền được thanh toán. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ giữ bộ hồ sơ sao y, trả lại cho nhân viên công ty bản gốc kèm tờ khai và “Điện chuyển tiền” – căn cứ này, nhân viên phòng nhập khẩu sẽ scan gửi qua mail cho nhà cung cấp ở nước ngoài làm bằng chứng thanh toán để họ sản xuất theo hợp đồng. 2.2.4 Thuê phương tiện vận tải khi nhập khẩu Khi đã nhận được xác nhận về thời gian giao hàng của bên nước ngoài, nhân viên phòng nhập khẩu sẽ liên hệ nhà vận chuyển đã được trưởng phòng xuất nhập khẩu chỉ định để hỏi giá cước. Đối với những lô hàng gấp thì công ty sẽ lựa chọn vận chuyển bằng hàng không để đảm bảo tiến độ, các lô hàng không gấp sẽ vận chuyển bằng đường biển, đa số các lô hàng đều vận chuyển bằng đường biển. Thường nhân viên này sẽ cung cấp thông tin về địa chỉ nhà xưởng của người bán để tính cước giao hàng door, tên hàng hóa, số lượng hàng. Khi đó nhà vận chuyển sẽ báo giá cước chuyên chở, giá lấy hàng từ nhà kho kèm các chi phí sẽ bị thu bên đầu xuất khẩu, gọi là phí local charge. Sau khi được trưởng phòng xuất nhập khẩu duyệt, nhân viên này sẽ báo hãng tàu hoặc hãng hàng không liên hệ nhà cung cấp để gửi hàng. 2.2.5 Mua bảo hiểm cho hàng hóa Công ty đã lựa chọn các nhà chuyên chở uy tín và có mối quan hệ làm ăn lâu dài, đứng ra phụ trách khâu vận chuyển hàng hóa của công ty. Tuy các lô hàng đa số mua theo ex-work và FCA, các lô hàng từ trước đến giờ không bị hư hao, mất mác, … và giá trị hàng không quá lớn nên công ty không mua bảo hiểm cho hàng hóa. Khi có vấn đề trục trặc xảy ra do hàng về trễ thì công ty thường làm việc trực tiếp với đối tác và nhà vận chuyển trên mối quan hệ hữu nghị và vấn đề thường được giải quyết nhanh chóng. 2.2.6 Thúc người bán giao hàng Khi đã thanh toán tiền hàng cho người bán, nhân viên phòng nhập khẩu sẽ gửi điện chuyển tiền từ ngân hàng Xuất nhập khẩu Eximbank, đây là ngân hàng chuyên đứng ra giúp công ty thanh toán các khoản công nợ quốc tế. Lúc này người bán sẽ kiểm tra tài khoản ngân hàng của họ, khi xác nhận tiền đã vào tài khỏan thì sẽ cung cấp lịch sản xuất, tiến độ giao hàng cho nhân viên phòng nhập khẩu của công ty. Căn cứ trên lịch trình sản xuất này, nhân viên phòng nhập khẩu sẽ theo dõi ngày sản xuất, ngày hàng có sẵn để gửi đi và báo cho nhà chuyên chở biết ngày để lấy hàng từ kho người bán. 2.2.7 Phối hợp với ngân hàng kiểm tra chứng từ Do công ty chọn phương thức thanh toán là TTR do vậy khâu thanh toán được thực hiện rất đơn giản. Đối với các lô hàng thanh toán Trả trước TTR 100% thì công ty không cần phối hợp với ngân hàng để kiểm tra bộ chứng từ mà chỉ phối hợp với nhà chuyên chở để theo dõi hàng về. Còn các trường hợp Trả trước một khoản đặt cọc thì khi nhận được Hóa đơn từ người bán, nhân viên phòng nhập khẩu sẽ kiểm tra các thông tin gồm tên hàng, quy cách hàng hóa, số lượng, đơn giá, số tiền, xuất xứ hàng hóa, … Khi các thông tin này đã phù hợp thì sẽ chuyển qua phòng kế toán để thanh toán các khoản còn lại để người bán nhanh chóng giao hàng. 2.2.8 Làm thủ tục hải quan Để tiến hành làm thụ tục hải quan cho các lô hàng nhập về, nhân viên phòng nhập khẩu sẽ đăng kí kiểm hóa hàng hóa trước, sau đó mới mở tờ khai. Theo quy định của Bộ Công Thương, các sản phẩm có nguồn gốc từ vải phải qua kiểm định hàm lượng Formaldehyde và trong tiêu chuẩn giới hạn cho phép mới được nhập khẩu vào Việt Nam. Để tiết kiệm thời gian, nhân viên công ty thường đăng kí kiểm định hàm lượng này trước khi lô hàng về đến Việt Nam. Việc kiểm hóa sẽ do Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 – 49 Pasteur, quận 1, T.P. Hồ Chí Minh phụ trách. Nhân viên giao nhận sẽ mua trước bộ hồ sơ: Đăng kí kiểm tra chất lượng hàng hóa Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng hàng hóa Và chuẩn bị bộ hồ sơ đăng kí kiểm hóa gồm một bản copy của: Hóa đơn Thương mại – Commercial Invoice Phiếu đóng gói – Packing List Hợp đồng – Contract Giấy chứng nhận xuất sứ - Ceritficate of Origin Vận đơn đường biển hoặc hàng không (Bill of Lading hoặc Airway Bill) Theo đó, nhân viên này sẽ khai toàn bộ nội dung chi tiết trên phiếu đăng kí này, gồm tên hàng hóa, đặc tính, xuất sứ, số lượng, … và trình giám đốc hoặc người được uỷ quyền đaị diện doanh nghiệp kí tên và đóng dấu để đảm bảo tính chính xác về mặt nội dung trước pháp luật. Và đưa bộ hồ sơ này cho cán bộ đăng kiểm, sau khi kiểm tra bộ hồ sơ hợp lệ và đẩy đủ, cán bộ kiểm tra sẽ kí tên nhằm xác nhận việc tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra hàng hóa. Nhân viên công ty sẽ phải đóng ứng trước một triệu đồng/ lô phí kiểm định này. Khi hoàn tất mọi thủ tục, cán bộ đăng kiểm sẽ lưu lại bộ hồ sơ copy và trả lại phiếu “đăng kí kiểm tra chất lượng hàng hóa”. Lúc này, nhân viên công ty sẽ cầm tờ khai kèm theo phiếu đăng kí này để mở tờ khai. Khai báo hải quan Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vân đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O - delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng. Sau đó nhân viên giao nhận sẽ cầm D/O kèm bộ hồ sơ đi khai hải quan gồm: Giấy giới thiệu của công ty (1 bản theo mẫu) Phiếu tiếp nhận tờ khai hải quan (1 bản theo mẫu) Tờ khai hải quan (2 bản, 1 bản cán bộ hải quan giữ và 1 bản người khai hải quan lưu) Tờ khai trị giá tính thuế (2 bản, 1 bản cán bộ hải quan giữ và 1 bản người khai hải quan lưu) Phụ lục tờ khai (1 bản, đối với hàng nhiều chủng loại, không thể thể hiện hết trên tờ khai) Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế (nếu có) Phiếu đóng gói Packing List (1 bản gốc) Hóa đơn thưong mại ( 1 bản gốc) Hợp đồng (1 bàn sao y) Vận đơn đường biển (Bill of Lading ) Bản sao hóa đơn cước vận tải (đối với các lô hàng nhập khẩu theo FOB hoặc ex-work) Giấy ủy quyền (Bản sao y nếu ngươì kí trên tờ khai không phải ngươì đại diện doanh nghiệp) Lệnh giao hàng hoặc Thông báo hàng đến (Delivery order hoặc Notice of Arrival) Nhân viên giao nhận sẽ mang bộ chứng từ này đển nộp cho cán bộ hải quan tiếp nhận hồ sơ, sau đó ngồi chờ lấy số tiếp nhận hồ sơ trên bảng điện tử được cập nhật tự động trên hệ thống. Cán bộ hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và bộ hồ sơ có đầy đủ hay không. Nếu hợp lệ, nhân viên gia nhận sẽ qua quầy cán bộ hải quan kế bên để nộp lệ phí rồi ngồi chờ phân kiểm và tính thuế. Sau khi thu phí mở tờ khai, cán bộ hải quan sẽ phát hành 2 biên lai gồm một biên lai đỏ và một biên lai tím, cán bộ hải quan sẽ giữ biên lai tím và trả laị cho nhân viên giao nhận biên lai đỏ để mang về thanh toán lại với công ty. Khi nộp lệ phí hải quan xong, hồ sơ sẽ được chuyển qua tính thuế. Trong khi chờ được phân kiểm và tính thuế, nhân viên giao nhận sẽ theo dõi thông tin được cập nhật tự động trên máy tính để biết được ngươì sẽ kiểm hóa và liên hệ. Cán bộ phụ trách khâu thuế sẽ kiểm tra doanh nghiệp áp mã thuế có đúng không. Trường hợp áp mã sai thì hồ sơ sẽ bị trả lại cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ và nhân viên giao nhận sẽ nhận và sửa lại bộ hồ sơ cho đúng và hợp lệ. Bộ hồ sơ áp mã thuế đúng sẽ được chuyển qua bộ phận kiểm hóa. Nhân viên giao nhận sẽ ghi lại số điện thoaị và tên cán bộ kiểm hóa để liên hệ. Đồng thời kiểm tra vị trí hàng hóa nằm ở kho nào của cảng dựa trên thông báo hàng đến hoặc lệnh giao hàng. Sau đó sẽ mang lệnh giao hàng đến văn phòng hải quan giám sát của cảng để được đối chiếu với bảng lược khai hàng - Manifest. Thường trước khi tàu cập cảng, thuyển trưởng hay chủ tàu sẽ phaỉ nộp bản này để hải quan giám sát chặt chẽ. Cán bộ hải quan sẽ kiểm tra các thông tin chi tiết trên lệnh giao hàng. Trong quá trình ngổi đợi phân kiểm, nhân viên giao nhận sẽ giám sát trên bảng diện tử để theo dõi lô trên bảng điện tử, số tờ khai hiện lên tại bước nào thì sẽ bị kiểm hóa theo bước đó, trường hợp không thấy thì lô hàng có thể được miễn kiểm, nhân viên giao nhận có trách nhiệm hỏi lại cán bộ hải quan để xác nhận. Nếu lô hàng bị kiểm hóa, cán bộ kiểm hóa sẽ kiểm tra về sự phù hợp của tên hàng hóa trên tờ khai, số lượng, chất liệu, xuất sứ hàng hóa nếu có dấu hiệu nghi ngờ thì yêu cầu giám định. Sau khi hoàn tất sẽ ghi lại kết quả kiểm hóa lên mặt sau của tờ khai rồi chuyển cho cục trưởng cục hải quan kí và chuyển trả lại cho nhân viên giao nhận. Kiểm hoá về sự phù hợp xuất xứ, số lượng, tính chất hàng hoá trên tờ khai. Trong trường hợp đặc biệt nếu có phát hiện dấu hiệu nghi ngờ có thể yêu cầu giám định về chất liệu sản phẩm.Thông thường, cán bộ hải quan sẽ kiểm tra bằng mắt thường, đối với những hàng hoá có tính chất đặc biệt thì có yêu cầu về nghiệp vụ (gọi là đi giám định) và thường doanh nghiệp phải trả cho chi phí giám định này. Đa phần các lô hàng nhập khẩu của công ty là hàng định danh như: quần áo, kiếng mát, túi xách nên không phải kiểm định mà có thể tra trực tiếp trên biểu thuế nhập khẩu. Sau khi lô hàng được kiểm tra là phù hợp thì sẽ chuyển qua cán bộ phụ trách tính thuế nhập khẩu. Ở khâu này sẽ thực hiện biện pháp nghiệp vụ so sánh số thuế doanh nghiệp đã áp mã trên tờ khai với các mặt hàng đồng loại, có tính chất tương đương, hàng cùng có xuất xứ. Nếu phát hiện doanh nghiệp áp mã thấp hơn thì cán bộ hải quan sẽ ra quyết định điều chỉnh thuế. Trong trường hợp doanh nghiệp không đồng ý thì làm phiếu yêu cầu tham vấn giá, trong khi chờ đợi sự chấp thuận của tổng cục trưởng cục hải quan thì doanh nghiệp vẫn phải nộp đúng số thuế do cán bộ hải quan chỉ định.Khi đã nộp thuế đầy đủ cán bộ hải quan sẽ chuyển cục trưởng ký duyệt thông quan. Lúc này nhân viên công ty sẽ liên lạc về phòng kế toán của công ty, thông báo số thuế cần nộp và số tài khoản của hải quan, phòng kế toán có nhiệm vụ sắp xếp thanh toán nhanh chóng để đảm bảo lô hàng được lấy về kho nhanh chóng. Sau khi đã thanh toán, phòng kế toán sẽ fax tờ điện chuyển tiền lên chi cục hải quan, lúc này cán bộ hải quan sẽ kiểm tra tiền đã vô tài khoản hay chưa và sẽ ra quyết định thông quan cho doanh nghiệp. Một số trường hợp ngoại lệ, doanh nghiệp sẽ được hưởng ân hạn thuế trong vòng 45 đến 90 ngày tuỳ tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều kiện được ân hạn thuế là doanh nghiệp phải kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, đây là nhóm hàng chịu quản lý rui ro về giá và chất lượng của nhà nước. Lấy hàng về: Hàng nguyên container FCL Khi nhận được thông báo hàng đến (N/A) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container vè kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng Nhân viên giao nhận cầm tờ khai, lệnh giao hàng qua hãng tàu để đóng phí cược container, phí lưu container và gia hạn mượn vở container nếu có. Khi đã được hãng tàu đóng dấu xác nhận cấp container thì nhân viên giao nhận sẽ cầm lệnh này xuống thương vụ cảng lấy phiếu EIR qua hải quan phòng điều độ để dánh dấu thanh lý sau đó đưa tài xế phiếu này để đi thanh lý cổng. Lưu ý là khi vô phòng điều độ hãng tàu xe thu thêm phí hạ container là 20.000 đồng, cấp seal là 40.000 đồng. Hàng lẻ LCL Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định và làm các thủ tục như trên. Khi đã có tờ khai đã được đóng dấu thông quan của cán bộ hải quan, nhân viên giao nhận sẽ cầm D/O. Lệnh giao hàng vào kho cảng, và làm phiếu xuất kho từ cảng. Đóng tiền lưu kho nếu hàng lưu ở cảng vượt quá số ngày cho phép của hãng tàu. Thông thường sẽ được miễn phí lưu kho trong vòng 5 ngày kể từ ngày hàng đến. Sau đó nhân viên giao nhận sẽ cầm phiếu xuất kho, lệnh giao hàng kèm theo tờ khai qua hải quan kho kế bên để đóng dấu thanh lý. Lúc này nhân viên quản lý kho sẽ giữ một bản lệnh giao hàng, tài xế xe sẽ giữ phiếu xuất kho đem ra hải quan cổng thanh lý và chở hàng về kho công ty. 2.3 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY TNHH TM – DV THÁI ÂN TRONG THỜI GIAN TỚI 2.3.1 Cơ hội 2.3.1.1 Tăng trưởng dựa vào lợi thế thương hiệu Thông qua hình thức nhượng quyền, công ty sẽ được kinh doanh, phân phối sản phẩm độc quyền trên thị trường Việt Nam. Đồng thời, khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, công ty sẽ trở thành nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cho hoạt động kinh doanh và mặc nhiên có được những khách hàng truyền thống của hệ thống. Hơn nữa, uy tín của một mắt xích trong hệ thống nhượng quyền sẽ quyết định uy tín của cả một hệ thống, đặc biệt là đối với những hệ thống nhượng quyền mới phát triển. Thực hiện hợp đồng nhượng quyền, công ty sẽ được phép kinh doanh, phân phối hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu, nhãn hiệu, hình thức quảng cáo hay các biểu tượng mang tính thương mại khác, cũng như có quyền tiếp cận các số liệu về hoạt động kinh doanh của hệ thống nhượng quyền từ phía đối tác, các bí quyết công nghệ tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng để đạt hiệu quả cao nhất. 2.3.1.2 Thu hút thêm nhiều nhà đầu tư do công ty đang trên đà làm ăn hiệu quả và rất phát triển Bởi theo Ông Nguyễn Tuấn Thiên Ân, Giám Đốc Quản Lý Danh Mục Đầu Tư của Quỹ phát biểu: “Kể từ khi khai trương đến nay, Thái Ân đã rất thành công với các cửa hàng Mango của mình. Công ty hiện phân phối nhiều thương hiệu thời trang rất được ưa chuộng bởi tầng lớp trung thượng lưu sành điệu Việt Nam. Cũng như các hãng thời trang đã chọn Thái Ân là đối tác của mình, chúng tôi quyết định đầu tư vào Công ty vì khả năng phát triển thương hiệu hiếm có bằng cách phối hợp năng lực tiếp thị chuyên nghiệp cộng với khả năng phán đoán xu hướng thời trang và sự nhạy bén trong việc chọn địa điểm. Chúng tôi và các hãng thời trang nói trên đều rất tin tưởng vào tiềm năng phát triển của ngành bán lẻ thời trang ở Việt Nam.” 2.3.1.3 Giúp công ty độc quyền về hệ thống phân phối và trở thành một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực sản phẩm thời trang Kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền về thương mại đang là một hình thức khá phổ biến trên thế giới nhưng vẫn còn xa lạ với thị trường Việt Nam. Hiện chỉ có một số thương hiệu lớn của Việt Nam đã mạnh dạn kinh doanh dưới hình thức này ra thế giới như Phở 24 với chuỗi cửa hàng có mặt ở thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, … hay KFC, Mc Donald – chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh đã được một số doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng nắm bắt kinh doanh. Tuy nhiên về sản phẩm quần áo thời trang, phụ kiện kiếng mát, giày dép, túi xách, … thì vẫn còn mới mẻ. Công ty đã trở thành đối tác độc quyền về nhượng quyền thương mại của các thương hiệu thời trang lớn số 1 thế giới như Be be, La senza, Versace, … Qua đó giúp công ty tạo được một vị thế riêng trên thị trường, sản phẩm của công ty sẽ không bị nhầm lẫn với các thương hiệu thời trang của đối thủ cạnh tranh, góp phần tối đa hóa lợi nhuận và công ty cũng có thể an tâm về giá cả bán ra, tránh được sự so sánh về giá do độc quyền phân phối. 2.3.1.4 Tiếp cận được cách bố trí cửa hàng theo tiêu chuẩn Châu Âu Khâu trang trí nội thất bên trong độc đáo, sang trọng. Các sản phẩm trưng bày và thiết kế cho cửa hàng hầu hết đều là sản phẩm nhập khẩu như tay nắm cửa, thảm lót sàn, đèn chiếu, …với một sự kiểm tra khắt khe về chất lượng cùng đội ngũ chuyên gia, kĩ sư từ nước ngoài giúp công ty xây dựng một hệ thống các cửa hàng hiện đại và đồng nhất như các nhà phân phối các sản phẩm này trên thế giới. Đây chính là một hệ thống nhận diện thương hiệu đặc trưng, giúp công ty tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo vì khách hàng đã quá quen thuộc với các thương hiệu nổi tiếng này, đặc biệt là khách hàng nước ngoài với thói quen tiêu dùng sản phẩm này ở nước họ nên họ sẽ là các khách hàng tiềm năng và lâu dài mà công ty cần khai thác tối đa. 2.3.1.5 Hàng nhập khẩu đa phần là sản phẩm đang được bán chạy, theo kịp xu hướng thời trang đang thịnh hành trên thế giới Sản phẩm được nhập theo catalogue mới nhất nên luôn tạo niềm phấn khích nơi khách hàng. Với những mẫu thiết kế lạ mắt, chưa từng có tại Việt Nam giúp sản phẩm của công ty luôn thu hút được sự quan tâm chú ý của những vị khách hàng sành điệu về thời trang. Còn đối với những khách hàng mới và tiềm năng, sản phẩm của công ty sẽ tạo ra khuynh hướng thời trang mới để khách hàng có thể bắt nhịp và theo kịp thời đại. Đây là điều mà các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước không thể làm được do yếu về vốn và năng lực. Dòng sản phẩm của công ty phong phú và đa dạng, luôn có sự kết hợp độc đáo giữa các sản phẩm một cách đồng bộ như ngoài quần áo, còn có kiếng mát, túi xách,… 2.3.1.6 Được hỗ trợ về bộ quảng cáo cho sản phẩm Như các tạp chí thời trang, sản phẩm trưng bày mẫu,…cùng các chương trình khuyến mãi đặc biệt. Các chương trình khuyến mãi luôn được công ty cập nhật và áp dụng rộng rãi ở thị trường Việt Nam cùng lúc so với trên thế giới. Hình ảnh xuất hiện trong các banner quảng cáo là các siêu mẫu lừng danh thế giới, hiện thu hút được sự chú ý và yêu thích của đông đảo khán giả. Giúp khách hàng càng yên tâm về chất lượng vì sản phẩm do chính thần tượng họ ưa thích sử dụng, tạo tâm lý “bắt chước” ở một bộ phận lớn nơi khách hàng; phải mặc như thế nào cho hợp thời trang, và theo kịp với thần tượng của mình. 2.3.2 Thách thức 2.3.2.1 Do kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền nên công ty có thể phải chịu ảnh hưởng từ những rủi ro của hệ thống mình nhận nhượng quyền Công ty phải cân bằng được các hạn chế trong dây chuyền với khả năng điều hành hoạt động kinh doanh tốt. Bên cạnh đó, một rủi ro trong kinh doanh nhượng quyền là mong đợi của công chúng khi đến sử dụng, mua dịch vụ hay hàng hóa từ một cửa hàng trong hệ thống nhượng quyền thương mại, nếu thái độ phục vụ của một nhân viên ở một cơ sở không tốt có thể dẫn đến những nhận xét tiêu cực của khách hàng đối với bất kỳ cơ sở nào mang cùng thương hiệu. Hoặc chỉ cần có những tin đồn thất thiệt về một khâu sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ chuỗi cung ứng. 2.3.2.2 Hiện nay hầu hết hàng các sản phẩm thời trang mang thương hiệu của nước ngoài có mặt tại Việt Nam đều là hàng Trung Quốc Giá rẻ, mẫu mã lại phong phú và đa dạng, hàng giả nhưng “nhái” hết sức tinh vi làm cho người tiêu dùng e ngại khi dùng các sản phẩm thương hiệu ngoại. Những khách hàng đã quen dùng hàng hiệu, đôi khi còn mua nhầm phải hàng nhái. Huống hồ những khách hàng mới lần đầu làm quen với hàng hiệu, nhầm lẫn là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một phần lớn khách hàng lại thích dùng hàng nhái do giá rẻ hơn nhưng vẫn tạo sự sang trọng, quí phái. Các mẫu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung luan van.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docTRANG BIA.doc
Tài liệu liên quan