MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU Trang 1
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về tín dụng Trang 3
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại Trang 3
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Trang 3
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại Trang 3
1.1.3 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Trang 4
1.1.3.1. Nghiệp vụ nguồn vốn Trang 4
1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn Trang 6
1.1.3.3. Nghiệp vụ tín dụng Trang 6
1.1.3.4. Nghiệp vụ trung gian Trang 7
1.1.3.5. Nghiệp vụ tín khác Trang 7
1.1.3.6. Nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp Trang 8
1.2. Những vấn đề tín dụng Trang 8
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Trang 8
1.2.2. Phân loại tín dụng Trang 8
1.2.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng Trang 8
1.2.2.2. Căn cứ vào bảo đảm tín dụng Trang 9
1.2.2.3. Căn cứ vào mục đích tín dụng Trang 9
1.2.2.4. Căn cứ vào chủ thể vay vốn Trang 10
1.3. Nguyên tắc chung Trang 11
1.4. Điều kiện cho vay Trang 12
1.5. Thời hạn cho vay Trang 12
1.6. Lãi suất cho vay Trang 13
1.7. Giới hạn cho vay Trang 13
1.8. Quy trình cho vay tín dụng Trang 13
1.9. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế Trang 15
1.10. Chất lượng tín dụng Trang 17
1.11. Cơ sở thực tiễn Trang 17
1.11.1. Khái quát hoạt động của các NHTM ở Việt Nam Trang 17
1.11.2. Khái quát hoạt động của các NHTM trên tỉnh Đắk Lắk Trang 18
CHƯƠNG 2: Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
chi nhánh Đắk Lắk Trang 20
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Trang 20
2.1.1. Quá trình thành lập Trang 20
2.1.2. Quá trình phát triển Trang 20
2.1.3. Kế hoạch phát triển trong tương lai Trang 25
2.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk Trang 26
2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ Trang 26
2.2.2. Mô hình tổ chức bộ máy Trang 28
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Trang 29
2.2.4. Tình hình sử dụng lao động của ngân hàng TMCP Á Châu
chi nhánh Đắk Lắk Trang 31
2.3. Sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng TMCP Á châu chi nhánh Đắk Lắk Trang 31
2.4. Tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk lắk Trang 33
2.4.1. Hoạt động huy động vốn Trang 33
2.4.2. Hoạt động cho vay Trang 36
2.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Trang 38
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu Trang 39
2.4.5. Các chỉ tiêu phân tích Trang 40
CHƯƠNG 3: Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng
TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk – Nhận xét và đánh giá Trang 44
3.1. Thực trạng tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP Á Châu
chi nhánh Đắk Lắk Trang 44
3.1.1. Tình hình cho vay ngắn hạn Trang 45
3.1.2. Tình hình cho vay ngắn hạn theo các thành phần kinh tế Trang 47
3.1.3. Tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh doanh Trang 49
3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của NH TMCP Á Châu
chi nhánh Đắk Lắk Trang 50
3.2.1. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng trong việc cho vay
ngắn hạn Trang 50
3.2.2. Hiệu quả của tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Trang 56
3.3. Kết quả và hạn chế Trang 54
3.3.1. Những kết quả ngân hàng đạt được Trang 54
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Trang 53
CHƯƠNG 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn
tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk Trang 58
4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng
TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk Trang 58
4.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng Trang 58
4.1.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại
NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk Trang 58
4.1.2.1. Mở rộng mạng lưới hoạt động Trang 58
4.1.2.2. Tập trung vào người nông dân Trang 59
4.1.2.3. Đa dạng hóa tín dụng ngắn hạn Trang 59
4.1.2.4. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn Trang 60
4.1.2.5: Chủ động tìm đến khách hàng Trang 61
4.1.2.6. Hoạt động Marketing Trang 61
4.1.2.7. Xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng cao Trang 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 64
Kết luận Trang 64
Kiến nghị Trang 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 68
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2626 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chất lượng dịch vụ cao. Và để thực hiện chiến lược trên, ACB sẽ tiếp tục tích cực phát triển hệ thống kênh phân phối không chỉ là các chi nhánh và phòng giao dịch mà còn là hệ thống máy ATM và kênh ngân hàng điện tử để nâng cao năng lực phục vụ đối với khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm gắn với nhu cầu của người dân, xây dựng phong cách phục vụ của nhân viên theo hướng chuyên nghiệp và áp dụng hệ thống công nghệ hiện đại cho hoạt động ngân hàng.
Sản phẩm dịch vụ chính:
Huy động vốn bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng (Nhận tiền gửi của khách hàng)
Sử dụng vốn bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng (Cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn lien doanh)
Các dịch vụ trung gian, dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng (Thực hiện thanh toán trong và ngoài nước)
Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
2.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk:
Căn cứ theo quyết định số 8.605/QD ngày 14/09/1998 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Á Châu về việc thành lập chi nhánh tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 26/11/1998 ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk chính thức hoạt động.
Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Á Châu Đắk Lắk
Trụ sở: Số 60 – 62 Lê Hồng Phong, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Điện thoại: 0500.3810195 – Fax: 0500.3810199
2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ:
Việc thành lập chi nhánh ngân hàng Á Châu Chi nhánh Đắk Lắk nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng hiện đại cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư.
Bổ sung thêm 1 kênh huy động vốn để phát huy tốt hơn nguồn vốn nội lực trên địa bàn, ngoài ra có thể tranh thủ thu hút thêm được nguồn vốn từ bên ngoài nhằm phục vụ tốt nền kinh tế địa phương.
Đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút thêm nhiều lao động, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk với những thời cơ mới, vận hội mới.
Thực hiện chủ trương mở rộng, phát triển các loại hình tổ chức tín dụng trên địa bàn trong những năm gần đây nhằm xây dựng phát triển một hệ thống ngân hàng đa năng, có tiềm lực về nguồn vốn, tài chính, công nghệ ngân hàng hiện đại, nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường tiền tệ tín dụng, chất lượng sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư tiếp cận dễ dàng hơn với ngân hàng.
Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại du lịch, dịch vụ, tập trung vốn đầu tư cho các ngành mũi nhọn, các công trình trọng điểm, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, việc thành lập ngân hàng TMCP Á Châu chí nhánh Đắk Lắk là xuất phát từ yêu cầu khách quan của nền kinh tế trên địa bàn, đồng thời cũng phù hợp với chủ trương của ngành ngân hàng, đáp ứng nguyện vọng của các doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân.
Trước yêu cầu chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá trình cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Ngân hàng TMCP Á Châu Đắk Lắk là một trong những NHTM lớn, uy tín trong và ngoài nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc cho vay và thu mua chế biến các mặt hàng lâm sản xuất khẩu, ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk còn cho vay nhập khẩu nhiều phương tiện, máy móc, thiết bị, công nghệ… mở rộng thị trường hoạt động với các loại hình dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
2.2.2. Mô hình tổ chức bộ máy:
Ban Giám Đốc
Phòng giao dịch ngân quỹ
Phòng kinh doanh
Phòng hàng chính – kế toán
Bộ phận hành chính
Bộ phận kế toán
Bộ phận giao dịch
Bộ phận ngân quỹ
Bộ phận dịch vụ tín dụng
Bộ phận xử lý chứng từ
Bộ phận thẩm định tài sản
Bộ phận tín dụng
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: phòng hành chính - kế toán)
Với sơ đồ tổ chức bộ máy cực kỳ đơn giản, gọn nhẹ như trên nên hoạt động của chi nhánh được thực hiện hiệu quả, cũng phù hợp với cơ chế thị trường đầy biến động.
Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của NHTM CP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk được sắp xếp tinh gọn, khoa học đảm bảo yêu cầu kinh doanh, phù hợp với tình hình đổi mới của ngành cũng như yêu cầu của thị trường.
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
- Ban giám đốc: Trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc ngân hàng TMCP Á Châu và cơ quan pháp luật trong việc quản lý vốn và tài sản.
- Giám đốc:
Được ủy quyền ký kết các hợp đồng lao động liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, về các lĩnh vực trong phạm vi của chi nhánh, đại diện chi nhánh trước pháp luật về việc tố tụng, tranh chấp.
Được quyền quyết định về nhân sự khen thưởng, kỷ luật, chi trả lương, cho thôi việc, bổ nhiệm, ủy quyền đối với các chức danh điều hành và quản lý nhân viên theo chế độ ủy quyền của tổng giám đốc ngân hàng TMCP Á Châu.
Được ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh, kỹ thuật, nghề nghiệp, nội quy quản lý, các quy định này phải theo quy chế gốc của chủ tịch hội đồng quản trị.
- Phó giám đốc:
Do giám đốc phân công công việc chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám đốc các công việc được giao, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
Tham mưu, trợ giúp cho giám đốc trong công việc quản lý một số hoạt động của chi nhánh, đồng thời chỉ đạo trực tiếp phòng tín dụng và thanh toán quốc tế.
Được quyền thay mặt giám đốc giải quyết các công việc của chi nhánh khi giám đốc đi vắng.
- Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm chủ yếu trong hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn tham mưu cho giám đốc trong việc đầu tư cho vay, thẩm định hồ sơ và giải quyết cho vay (nếu trong mức thẩm định) hoặc đề xuất trình giám đốc chi nhánh giải quyết (sau khi có kiến nghị của ban tín dụng). Thực hiện công tác báo cáo thống kê nghiệp vụ theo quy định:
Lập hồ sơ và hợp đồng cho vay.
Nhận thế chấp và tài sản cầm cố.
Đôn đốc thu hồi nợ và thanh toán tài sản thế chấp.
Thanh lý hợp đồng khi khách hàng trả nợ xong.
Lập phiếu theo dõi và quản lý hồ sơ vay.
Tổng và báo cáo tín dụng.
Marketing để phát triển khách hàng.
- Phòng hành chính – kế toán:
Có nhiệm vụ tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đề ra kế hoạch cũng như các giải pháp thực thi. Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ của chi nhánh, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự của chi nhánh, ngoài ra còn có bộ phận thực hiện các chế độ lao động tiền lương, thi đua và kỷ luật. Thực hiện soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ thời gian làm việc, xây dựng nội dung thi đua nhằm năng cao năng suất lao động. Thực hiện các quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với nhau.
Hàng ngày bộ phận còn thực hiện chuyển khoản thu chi để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng.
- Phòng giao dịch - ngân quỹ: Có nhiệm vụ trong nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ và giải quyết cho vay sau khi có ý kiến của ban tín dụng (với những hồ sơ dưới 300 triệu đồng). Thực hiện công tác báo cáo thống kê nghiệp vụ tín dụng cũng như các nghiệp vụ khác có tại phòng, thực hiện thu mua bán ngoại tệ, mở tài khoản và các nghiệp vụ khác trong phạm vi được phép của phòng giao dịch.
2.2.4. Tình hình sử dụng lao động của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk:
Trình độ lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng sản phẩm của ngân hàng. Nó góp phần tạo nên uy tín cho ngân hàng. Bởi vậy, một ngân hàng muốn phát triển hoạt động kinh doanh tốt thì không thể không chú trọng đến nguồn nhân lực. Vì vậy, để phục vụ con người ngày càng tốt hơn tất yếu phải phát triển nền kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật mà muốn vận hành được điều đó thì phải có một lực lượng lao động phù hợp, đủ năng lực và trình độ.
Lao động là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó, từ khi được thành lập đến nay ngân hàng đã chủ động sắp xếp lại lực lượng lao động để phù hợp với quy mô, ngành nghề kinh doanh của mình.
Bảng 2.1: Tình hình lao động
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Theo trình độ
Đại học
30
37
45
Cao đẳng
12
12
15
Trung cấp
3
3
5
Theo giới tính
Nữ
25
29
33
Nam
20
23
32
Tổng số lao động
45
52
65
(Nguồn: Phòng hành chính – kế toán)
2.3. Sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng TMCP Á châu chi nhánh Đắk Lắk:
Sản phẩm thẻ: Thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ thanh toán và rút tiền nội địa, thẻ ghi nợ nội địa 365 Styles, thẻ ATM2+, thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu, thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit, thẻ ACB Visa Prepaid/MasterCard Dynamic, thẻ ACB Visa Electron/MasterCard Electronic.
Các sản phẩm huy động vốn:
+ Tiền gửi thanh toán: Tài khoản đầu tư trực tuyến, tiền gửi thanh toán bằng VNĐ, tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ, tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiền gửi ký quỹ bảo đảm thanh toán thẻ, tiền gửi thanh toán linh hoạt – lãi suất thả nổi.
+ Tiền gửi tiết kiệm: Tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ, tiết kiệm không kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNĐ, tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm lãi suất thả nổi, tiết kiệm – bảo hiểm Lộc Bảo Toàn.
Các sản phẩm tín dụng:
+ Cho vay tài sản đảm bảo: Vay đầu tư vàng, vay trả góp mua nhà ở - nền nhà, vay trả góp xây dựng – sữa chữa nhà, vay mua căn hộ Phú Mỹ Hưng thế chấp bằng căn hộ mua, vay mua biệt thự Riviera thế chấp bằng chính biệt thự mua, vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng, vay trả góp phục vụ sản xuất kinh doanh – làm dịch vụ, vay trả góp sản xuất kinh doanh, vay hỗ trợ tài chính du học, vay mua xe ôtô thế chấp bằng chính xe mua, vay cầm cố - thế chấp sổ tiết kiệm – giấy tờ có giá, vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, vay thế chấp chứng khoán chưa niêm yết, vay thẻ tín dụng (quốc tế - nội địa), vay phát triển kinh tế nông nghiệp, phát hành thư bảo lãnh trong nước.
+ Cho vay tín chấp: Hỗ trợ tiêu dung dành cho nhân viên công ty, thấu chi tài khoản (ACB Plus 50).
Các sản phẩm dịch vụ:
+ Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền trong nước, chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền chuyển từ trong nước, nhận tiền chuyển từ nước ngoài, nhận và chi trả kiều hối Western Union, chuyển tiền qua nước ngoài qua Western Union.
+ Các dịch vụ khác: Miễn phí chuyển khoản trong hệ thống cùng Internet Banking và Home Banking, dịch vụ giữ hộ vàng, dịch vụ thu đổi ngoại tệ, dịch vụ thanh toán mua bất động sản, dịch vụ Bankdraft đa ngoại tệ, dịch vụ thu hộ tiền điện tại ACB, dịch vụ quản lý tài khoản tiền nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán, séc du lịch American Express, dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân (PFC), trung tâm dịch vụ khách hàng 247, ACB Internet Banking – thêm bảo mật và thêm hình thức gửi tiền mới.
+ Sản phẩm liên kết: Bảo hiểm người vay, an tâm bảo gia, an phúc gia, chăm sóc y tế và tai nạn cá nhân.
2.4. Tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk lắk:
Hoạt động kinh doanh của NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk qua các năm đã đạt được các kết quả như sau:
2.4.1. Hoạt động huy động vốn:
Đối với hoạt động của một NHTM thì nguồn vốn là yếu tố quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nó trong tương lai, bởi vì vai trò của NH là đi vay để cho vay. Nguồn vốn còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của các NHTM.
Các nguồn vốn huy động phải chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn để cung ứng đầu tư cho phát triển kinh tế, để nguồn vốn huy động này ngày càng được mở rộng, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan và đúng với chủ trương của nhà nước.
Những năm gần đây tỷ giá ngoại tệ biến động, tình hình cạnh tranh lãi suất huy động trên thị trường ngày càng gay gắt, trước tình hình đó NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk phải áp dụng mức lãi suất phù hợp với thị trường nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, tạo lập uy tín của NH và đạt hiệu quả trong thu hút nguồn vốn huy động. Nguồn vốn của NH được huy động chủ yếu từ các nguồn:
Nội tệ (Gồm có tiền gửi cá nhân và tiền gửi của các tổ chức)
Ngoại tệ (chủ yếu là USD)
Tình hình kinh tế của Tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua có dấu hiệu tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, công tác huy động vốn của chi nhánh trong những năm qua tăng trưởng cao và ổn định. Do nắm bắt và phát huy kịp thời những thuận lợi có được chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Chính sách bảo hiểm tiền gửi đã tạo ra cơ chế bảo đảm về mặt pháp lý cho người gửi tiền, người dân đã có niềm tin hơn trong việc gửi vốn vào các NHTM nói chung.
Với phong cách phục vụ tận tình, lịch sự, chu đáo của tập thể cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo, tất cả vì lợi ích của khách hàng, chi nhánh đã phát huy được uy tín vốn có và ngày càng tạo được niềm tin đối với đong đảo khách hàng.
Bảng 2.2: Tình hình huy động nguồn vốn của NH TMCP Á Châu
chi nhánh Đắk Lắk
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Nội tệ
509.816
98,22
665.963
98,38
894.639
98,53
Ngoại tệ
9.263
1,78
10.961
1,62
13.373
1,47
Tổng số
519.079
100
676.924
100
908.012
100
(Nguồn: phòng hành chính - kế toán)
Bảng 2.3: Tốc độ tăng của nguồn vốn huy động của NH TMCP Á Châu
chi nhánh Đắk Lắk
Chỉ tiêu
2008/2007
2009/2008
±
%
±
%
Nội tệ
156.147
30,63
228.676
34,34
Ngoại tệ
1.698
18,33
2.412
22,01
Tổng số
157.845
30,41
231.088
34,14
Qua số liệu cho thấy những năm qua tình hình huy động vốn của NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk không ngừng tăng cao.
Năm 2007 tình hình huy động vốn của NH đạt 519.079 triệu đồng. Trong động vốn VNĐ đạt 509.816 triệu đồng và huy động USD đạt 9.263 triệu đồng. Do tình hình chính trị cũng như kinh tế của Tỉnh có nhiều biến động phức tạp đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như người sản xuất. Năm 2008 tổng số tiền huy động đạt 676.924 triệu đồng tăng 157.845 triệu đồng so với năm 2007. Trong đó: Tiền huy động bằng VNĐ đạt 665.963 triệu đồng tăng 30.63 % so với năm trước. Tiền huy động bằng USD đạt 10.691 triệu đồng tăng 18,33 % so với năm 2007.
Năm 2008 tình hình kinh tế Tỉnh đã có phần ổn định và phát triển sơn so với năm trước. Tuy nhiên, mặt hàng kinh tế mũi nhọn của Tỉnh là Cà phê vẫn ở mức giá thấp dẫn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp bị thua lỗ nên cũng đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của NH. Tuy vậy, NH đã có những biện pháp ứng phó phù hợp với từng tình hình biến động trên thị trường nên đã đạt được những kết quả khả quan so với những năm trước.
Năm 2009 tổng số tiền huy động đạt 908.012 triệu đồng. Trong đó: Tiền huy động bằng VNĐ đạt 894.639 triệu đồng tăng 228.676 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 34,34 % so với năm 2008. Tiền huy động bằng ngoại tệ đạt 13.373 triệu đồng triệu đồng tăng 22,01 % so với năm 2008. Nguyên nhân cũng là do tình hình chính trị của Tỉnh ổn định hơn cũng như nền kinh tế này càng phát triển đã làm cho việc huy động vốn của NH đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ lại giảm so với năm trước là do gặp phải khủng hoảng kinh tế và lạm phát cùng với tình hình tỷ giá ngoại tệ biến động phức tạp nên khách hàng có phần e ngại khi gửi tiền vào NH. Mặc dù vậy, nguồn vốn huy động từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ và đạt mức tăng trưởng cao.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ huy động vốn của TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk
2.4.2. Hoạt động cho vay:
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ đạo đem lại nguồn thu chủ yếu cho NH, mặc khác hoạt động này còn thể hiện một phần sức cạnh tranh, thị phần của NH so với các NH khác trên cùng địa bàn. NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk đã cố gắng không ngừng đã cố gắng không ngừng để việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất và an toàn nhất.
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Đắk Lắk để đầu tư. Đầu tư chủ yếu của chi nhánh là cho vay chủ yếu là đối với các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp tư nhân, tập trung vào các ngành kinh tế then chốt của Tỉnh như sản xuất kinh doanh và chế biến cà phê xuất nhập khẩu, chế biến lâm sản xuất khẩu. Góp phần tham gia đầu tư xây dựng theo hướng công nghiệp hóa chủ trương của Đảng, Nhà Nước. Bên cạnh đó chi nhánh còn chú trọng và triển khai đầu tư cho các thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp. Góp phần thành công chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh.
Bảng 2.4: Quy mô và tỷ lệ tín dụng qua từng năm của NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Ngắn hạn
385.883
78,4
525.521
74,9
722.811
70,6
Trung và dài hạn
106.049
21,6
176.320
25,1
301.454
29,4
Tổng số
491.932
100
701.841
100
1.024.265
100
(Nguồn: Phòng hành chính kế toán)
Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng của quy mô hoạt động tín dụng của NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008/2007
2009/2008
±
%
±
%
Ngắn hạn
139.638
36,18
197.290
37,54
Trung và dài hạn
70.271
66,27
125.134
70,97
Tổng số
209.909
42.67
322.424
45,94
Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động tín dụng các năm cho thấy:
Tổng các khoản đầu tư cho vay trong năm 2007 là 491.932 triệu đồng. Trong đó, cho vay ngắn hạn đạt 385.883 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn đạt 106.049 triệu đồng
Tổng các khoản đầu tư cho vay năm 2008 tăng 209.909 triệu đồng so với năm 2007. Trong đó tổng dư nợ ngắn hạn tăng 139.638 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 36,18 % so với năm 2007. Tổng dư nợ trung và dài hạn tăng 70.271 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 66,27 % so với năm 2007.
Tổng các khoản đầu tư cho vay năm 2009 tăng 322.424 triệu đồng với tốc độ tăng là 45,94 % so với năm 2008. Trong đó, cho vay ngắn hạn tăng 197.290 triệu đồng so với năm trước với tốc độ tăng là 37,54 %. Tín dụng trung và dài hạn tăng 125.134 triệu đồng so với năm 2008, với tốc độ tăng là 70.97 %.
Qua số liệu cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Á Châu chi nhánh Đắk Lắk đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như dư nợ cho vay ngắn hạn tăng, dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng tăng trưởng ổn định.
Cùng với tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung dài hạn trong những năm qua đã có tốc độ tăng trưởng khá cao. Phần lớn các khoản tín dụng trung dài hạn của chi nhánh đều đầu tư vào các dự án lớn và các công trình trọng điểm của chính phủ và của địa phương, trong đó cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, thương mại và dịch vụ… Điều này được thể hiện rõ qua chi tiết dư nợ tín dụng theo ngành nghề.
2.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi, Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk luôn đảm bảo quỹ thu nhập đạt được lợi nhuận, đảm bảo đủ chi trả lương cho cán bộ theo chế độ quy định.
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
±
%
±
%
Doanh thu
14.556
18.959
24.154
4.403
30,25
5.195
27,40
Chi phí
11.178
12.910
16.548
1.732
15,49
3.638
28,18
Lợi nhuận
3.378
6.049
7.606
2.671
79,07
1.557
25,74
(Nguồn: Phòng hành chính – kế toán)
Đối với doanh thu: Qua bảng số liệu trên ta thấy về doanh thu có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm. Doanh thu năm 2008 là 4.556 triệu đồng, tăng thêm 4.403 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng là 30,25 %. Năm 2009 đạt doanh thu là 14.154 triệu đồng, tăng thêm 5.195 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 27,40 %. Nguồn thu chủ yeues là do thu nhập từ lãi suất cho vay.
Đối với chi phí: Chi phí năm 2008 tăng thêm 1.732 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng với tốc đọ tăng là 15,49 %. Năm 2009 chi phí tăng thêm 3.638 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 28,18 %. Ta thấy tổng chi phí năm 2009 so với năm 2008 và 2007 tăng mạnh, mặc dù chi phí tăng là không tốt nhưng tăng ở đây là do doanh thu tăng thì chi phí tăng là điều đúng tuy nhiên ngân hàng không vì thế mà không quan tâm đến vấn đề này, vì vậy cần phải có những biện pháp thích hợp để giảm bớt chi phí hoạt động, nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong những năm tới.
Đối với lợi nhuận: Ta thấy chi phí tăng dần theo doanh thu một cách hợp lý chứng tỏ chính sách đầu tư của ngân hàng đạt hiệu quả cao vì thế mà lợi nhuận qua các năm cũng tăng liên tục. Năm 2008 tăng thêm 2.671 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 79,07 %, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1.557 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 25,74 %.
Với những sự tăng trưởng về cả doanh thu và lợi nhuận trên cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk trong những năm qua là rất tốt, dù cho tổng chi tăng nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho ngân hàng, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự nổ lực, phấn đấu làm việc của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng và ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk cần phải luôn phát huy trong những năm tới.
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu chung: Bao gồm phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử Mác – LêNin.
Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp sử dụng để nghiên cứu xem xét các sự vật, hiện tượng trong sự vận động của nó và trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng đó. Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn những vấn đề chính của đề tài để nghiên cứu, để đạt được những kết quả tốt nhất thì các chỉ tiêu nghiên cứu phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giải thích lẫn nhau.
Phương pháp duy vật lịch sử Mác – LêNin: Là phương pháp dùng để nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và giải thích các vấn đề, sự kiện trong quá khứ. Mục đích để nghiên cứu quá trình lịch sử để có những nhận thức và kết luận chính xác sau khi phân tích nguyên nhân, kết quả của vấn đề phân tích và xu hướng ảnh hưởng của sự kiện trong quá khứ đến hoạt động đang diễn ra trong hiện tại, từ đó dự đoán hoạt động trong tương lai.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp thống kê kinh tế: là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp của thống kê. Nội dung là điều tra thu thập tài liệu; tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu; phân tích tài liệu qua phân tích mức độ của hiện tượng; phân tích tình hình biến động và mối liên hệ lẫn nhau giữa các hiện tượng.
Phương pháp thu thập và xử lí thông tin:
+ Thu thập thông tin sơ cấp: chủ yếu là tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nhân viên tính dụng tại đơn vị nghiên cứu để thu thập thông tin.
+ Thu thập thông tin thứ cấp: là những tài liệu có sẵn có liên quan tới lý luận và thực tiễn của đề tài như báo cáo, tạp chí, sách báo, các kết quả nghiên cứu trước đây.
Phương pháp so sánh: Là phương pháp chủ yếu được sử dụng để phân tích về tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk. Phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu so sánh phải cùng các điều kiện sau: Thống nhất về nội dung phản ánh, thống nhất về phương pháp tính toán, số liệu thu thập phải cùng một khoảng thời gian tương ứng, các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một đại lượng biểu hiện. Nhằm xem xét đánh giá để rút ra kết luận về hiện tượng kinh tế.
Phương pháp so sánh bao gồm:
+ So sánh số tuyệt đối: Là biểu hiện quy mô lượng giá trị của một số chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng hiện vật, giá trị… So sánh số tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế giữa các khoàng thời gian khác nhau để thống nhất được quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó.
+ So sánh số lượng tương đối: Nó biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức độ của đối tượng nghiên cứu. Số tương đối cho phép phân tích các đặc điểm của hiện tượng trong mối quan hệ so sánh với nhau.
2.4.5. Các chỉ tiêu phân tích:
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một khoảng thời gia