Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty dịch vụ du lịch Đường Sắt Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về khách du lịch và các giải pháp thu hút khách 2

1.1. Một số lý luận cơ bản về khách du lịch và hoạt động kinh doanh lữ hành 2

1.1.1.1 Nhu cầu của khách du lịch : 3

1.1.1.2 ý nghĩa của việc nghiên cứu khách du lịch : 7

1.2. Khái quát về công ty lữ hành và hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế Inbound 8

1.2.1.1.Khái niệm. 8

1.2.1.2. Vai trò của các Công ty lữ hành 9

1.2.2. Các loại hình công ty lữ hành ( inbound , outbound, nội địa) 10

1.2.2.1. Công ty lữ hành quốc tế (inbound,outbound) 10

1.2.2.2. Công ty lữ hành nội địa 10

1.2.3. Hệ thống sản phẩm dịc vụ của công ty lữ hành và hoạt động khai thác khách của công ty lữ hành quốc tế khai thác khách Inbound. 10

1.2.3.1. Các dịch vụ trung gian. 11

1.2.3.2.Các chương trình du lịch trọn gói. 11

1.3.2.3.Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp. 11

1.3 Một số giải pháp thu hút khách du lịch 12

1.3.1 Marketing hỗn hợp trong hoạt động thu hút khách du lịch trong kinh doanh lữ hành quốc tế Inbound ( marketing mix ) 12

1.3.1.1.Chính sách sản phẩm 14

1.3.1.2.Chính sách giá 15

1.3.1.3. Chính sách phân phối 15

1.3.1.4.Chính sách khuyếch trương, quảng cáo 16

1.3.2. Các chính sách khác 17

1.3.2.1.Quan hệ với nhà cung cấp 17

1.3.2.2.Quan hệ với các hãng lữ hành gửi khách 18

1.3.2.3.Các chính sách khác 18

Chương 2: thực trạng về khách du lịch lịch nội địa và một số giải pháp thu hút khách tại công ty du lịch và dịch vụ Đường sắt hà nội 19

2.1 Khái quát về công ty dịch vụ du lịch Đường Sắt Hà Nội 19

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 19

2.1.2 Vài nét về phòng du lịch : 37

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 38

2.1.3.1. Môi trương kinh doanh vĩ mô ( chính trị, kinh tế, luật pháp) 38

2.1.3.2. Môi trường kinh doanh vi mô của doanh nghiệp ( đối thủ cạnh tranh, thị trường khách, ) 40

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 43

2.2.1. Chiến lược và thị trường mục tiêu: 43

2.2.1.1. Chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian qua: 43

2.2.1.2. Chiến lược marketing của Công ty đang áp dụng trong hoạt động kinh doanh 53

2.2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm gần đây 56

2.2.1.4.Phân tích SWOT của công ty trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế trên thị trường 56

2.2.2 Hoạt động khai thác thị trường khách du lịch nội địa của Công ty 58

2.2.2.1. Khái quát về nội địa: 58

2.2.2.2. Số lượng khách du lịch đến với công ty 58

2.2.2.3.Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch nội địa của Công ty: 59

2.2.2.4.Phân tích SWOT của Công ty đối với thị trường khách du lịch nội địa trong mối so sánh tương quan các thị trường khác: 60

2.2.3 Thực trạng các biện pháp Marketing hỗn hợp để thu hút thị trường khách du lịch nội địa tại Công ty. 63

2.2.3.1.Các biện pháp về quảng bá: 63

2.2.3.2.Các biện pháp về giá: 64

2.2.3.3.Các biện pháp về xúc tiến: 64

Chương 3 : Giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa của Công ty du lịch dịch vụ đường sắt trong 66

thời gian tới 66

3.1. Đặc điểm thị trường khách nội địa và xu hướng du lịch của khách nội địa hiện nay 66

3.2. Các giải pháp về Marketing hỗn hợp trong việc thu hút khách tại công ty 67

3.3 Các giải pháp và kiến nghị khác khác (về tổ chức, quản lý, nhân sự .) 70

3.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trực tiếp 70

3.3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm tour du lịch 70

3.3.3. Quan hệ tốt với khách hàng, thường xuyên chăm sóc khách hàng 72

3.3.4. Luôn đổi mới tour du lịch, tìm kiếm những điểm du lịch mới lạ: 72

3.3.5. Quan hệ tốt với các nhà cung cấp. 73

3.3.6. Tiến tới việc giảm giá tour nội địa, tăng khả năng cạnh tranh với các công ty du lịch khác 73

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty dịch vụ du lịch Đường Sắt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rạng tài chính của công ty năm 2001-2004 như sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 I Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn I.1 Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn Tài sản cố định/tổng tài sản % 76.99 73.71 75 60.55 Tài sản lưu động/tổng tài sản % 23.01 26.29 25 27.03 I.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/tổng nguồn vốn % 60.29 62.85 65 71.11 Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn % 39.71 37.15 35 28.89 II Khả năng thanh toán 1 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.58 1.52 1.55 1.67 2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0.54 0.56 0.53 0.56 3 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.05 0.04 0.04 0.07 4 Khả năng thanh toán nợ dài hạn Lần Nhìn vào bảng trên ta thấy tài sản cố định của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ nhiều. Trung bình hàng năm là trên 70 %, thậm chí có năm lên đến 77%( năm 2001). Đây là một khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch dịch dịch vụ do đó cần rất nhiều vốn lưu động Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn, đến doanh thu của doanh nghiệp. - Nguồn nhân lực của công ty: +/ Trình độ của nhân sự. Lao đông là hoạt động quan trọng nhất của con người. Lao động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội.Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết sự phát triển của đất nước. không những lĩnh vực sản xuất của cải vật chất mới đòi hỏi phải hao phí sức lao động mà ngay cả lĩnh vực du lịch dịch vụ cũng đòi hỏi hao phí sức lao động. trong hoạt động kinh doanh thì lao động có thể được phân làm nhiều loại với nhiều tiêu thức khác nhau. Đối chiếu với tình hình thực tế kinh doanh và hiệu quả của việc phân loại thì lao động của công ty dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội được phân loại như sau: Theo tiêu thức trình độ và tính chất của công việc. Công nhân viên có trình độ Cao đẳng trở lên; Công nhân viên có trình độ trung cấp; và công nhân viên có trình độ công nhân kỹ thuật.Với xu hướng cạnh tranh gay gắt như hiện nay các công ty luôn có xu hướng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh để đứng vững và phát triển trên thị trường. Vì vậy công ty đã và đang thực hiện bộ máy quản lý gọn nhẹ và hiệu quả. Trong thời gian qua Công ty liên tục thực hiện các biện pháp cải cách để ngày càng nâng cao hiệu quả kiểm soát của hệ thống tài chính kế toán, qua đó cho phép sử dụng hữu hiệu và tránh lãng phí tài sản của nhà nước trong hoạt động kinh doanh. Công ty cũng không ngừng rà soát và đẩy mạnh công tác lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh, qua đó bám sát hơn diễn biến thực tế kinh doanh và có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, xác định được tầm quan trọng của nguồn lực đối với sự phát triển của công ty, Ban lãnh đạo đã chú ý việc tuyển dụng và đào tạo cán bộ có trình độ, có khả năng đảm đương các nhiệm vụ do công ty giao phó, do vậy đã mang lại cho Công ty những thuận lợi nhất định về nguồn nhân lực. Hiện nay cán bộ công nhân viên của công ty là 201 người. Trong đó có 88 cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ tốt nghiệp trung học trở lên và 113 công nhân viên kỹ thuật. Trình độ và cơ cấu cán bộ công nhân viên như sau: Số lượng cán bộ công nhân viên trình độ đại học và cao đẳng trở lên là 65 người; chiếm 32,33 % tổng số cán bộ công nhân viên của công ty. Số lượng cán bộ công nhân viên trình độ trung cấp là 21 người; chiếm khoảng 10,45 % tổng số cán bộ công nhân viên của công ty. Số lượng công nhân kỹ thuật của công ty là 113 người; chiếm khoảng 56,22% tổng số cán bộ công nhân viên của công ty. Ta có biểu đồ tỷ lệ cơ cấu cán bộ công nhân viên như sau: 1.Công nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên 2.Công nhân viên có trình độ trung cấp 3.Lao động kỹ thuật. Bảng cơ cấu trình độ cán bộ công nhân viên năm 2004 Như ta đã thấy công ty là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, lên số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ rất cao. Đây là một diều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đi lên trong thời gian tới. Trên cơ sở của việc phân tích năng lực của từng nhân viên doanh nghiệp đã bố trí lao động của Công ty một cách hợp lý. Kết quả đạt được của doanh nghiệp năm 2004 là: Tiền lương bình quân tại các đơn vị là 761.000đ/người/tháng, đạt 89,5% chỉ tiêu kế hoạch của Công ty. Cùng với việc bổ sung lương thưởng của công ty, thu nhập bình quân CBCNV là 1.207.000đ/người/tháng, tăng 17% so năm 2003, vượt 0,3% chỉ tiêu kế hoạch của Công ty. Tình hình thay đổi nhân sự của công ty trong những năm qua. Đv: Người Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tỏng cán bộ công nhân viên 176 187 201 Nhân viên quản lý 51 73 88 Nhìn vào bảng trên ta thấy Tổng số tổng số lao động của Công ty tăng lên. Năm 2002 lao động chỉ có là 176 người, nhưng đến năm 2003 lên tới 187 người tăng 6.25 %. Năm 2004 số lao động là 201 người tăng 7.49 %. Lao động sản xuất có xu hướng giảm, lao động có trình độ có xu hướng tăng. Năm 2002 số lao động trong sản xuất là 125, năm 2003 số lao động trong sản xuất là 114 giảm là 7.8% so với năm 2002. Năm 2004 số lao động sản xuất là 111 giảm 2.63 % so với năm 2003. Năm 2002 số lao động trong lĩnh vực quản lý là 51 người, năm 2003 số lao động có trình độ là 73 người tăng 43.1 % so với năm 2002. năm 2004 số lao động có trình độ là 88 người tăng 20.55% so với năm 2003. Nguyên nhân của sự tăng, giảm này là do Công ty đang có thay đổi trong cơ cấu kinh doanh. Công ty có xu hướng kinh doanh sang lĩnh vực Du lịch Dịch vụ lên cần nhiều nhân viên có trình độ quản lý, hướng dẫn khách hàng. Công ty đang giảm bớt lao động sản xuất, thôi không kinh doanh khách sạn nũa mà chuyển sang kinh doanh văn phòng do đó không cần nhiều lao động phổ thông như nấu ăn, lễ tân.... Sự biến động được thể hiện qua các biểu đồ sau. 2.1.2 Vài nét về phòng du lịch : * Phòng du lịch - Được giao nhiệm vụ kinh doang lữ hành, thực hiện chế độ hạch toán nội bộ như các đơn vị trực thuộc Công ty. sử dụng tài khoản và con dấu của Công ty. - Cơ cấu tổ chức: + Trưởng phòng: Phụ trách công tác chung. Trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch và công tác kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về mọi hoạt dộng của phòng: Về chất lượng tour, tuyến, an ninh, bảo mật quốc gia, về công tác tài chính như: để thất thoát tiền, công nợ dây dưa khó đòi, kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ... + Phó phòng: Giúp việc cho trưởng phòng bao gồm 2 người. Một người phụ trách kinh doanh theo dõi, phối hợp khai thác thị trường khách nghỉ, thương mại và phát triển ngành nghề. Một người tham mưu định hướng, mở rộng thị trường du lịch. + Các nhân viên trực tiếp kinh doanh lữ hành. Bao gồm 28 nhân viên, chia làm 6 bộ phận. Bộ phận quản lý và hoạch toán bao gồm 3 nhân viên Bộ phận thị trường bao gồm 14 nhân viên trông đó có 5 nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực nội địa, 3 in bourd và 6 cộng tác viên cho bán hàng Bộ phận điều hành bao gồm 3 người trong đó 1 nhân viên phụ trách phía Bắc, một nhân viên phụ trách phía Nam và một nhân viên phụ trách xe. Bộ phận hướng dẫn bao gồm 3 người ( Phòng có ký hợp đồng cộng tác với 8 người) Bộ phận dịch vụ bao gồm 1 nhân viên Bộ phận vận chuyển bao gồm 1 người. 2.1.3 Các  yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 2.1.3.1. Môi trương kinh doanh vĩ mô ( chính trị, kinh tế, luật pháp) *Môi trường kinh tế: Trong các nhân tố của môi trường vĩ mô thì nhân tố kinh tế là quan trọng nhất và quyết định đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty. Bởi vì, kinh tế quyết định đến khả năng thanh toán của khách du lịch. Khi kinh tế phát triển, đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân cao hơn, đời sống được cải thiện và khi đã thoã mãn được tất cả những nhu cầu thiết yếu thì người ta sẽ có xu hướng chuyển sang thoã những nhu cầu cao hơn, đó là nhu cầu thứ yếu. Khi nắm bắt được tình hình kinh tế phát triển, công ty sẽ tiến hành xây dựng các chương trình du lịch sao cho phù hợp với khả năng thanh toán của khách du lịch. Theo báo cáo của Chính phủ, trên cơ sở tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 9 tháng đầu năm 2002 và triển khai thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra, dự báo các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển KT-XH năm 2002 sẽ cơ bản hoàn thành với 11 chỉ tiêu trên 14 chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, dự kiến GDP sẽ tăng trưởng ở mức 6,9%-7% so với kế hoạch là 7-7,3%. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ 7,04% chỉ đứng sau Trung Quốc, chứng tỏ rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng được xếp vào một trong những nước phát triển nhanh trong khu vực. Kinh tế tăng trưởng nhanh đồng nghĩa với việc thu nhập và đời sống của nhân dân được tăng lên từng ngày. Điều này kéo theo sự phát triển cho một số ngành dịch vụ, hàng tiêu dùng... và ngành du lịch cũng là một trong những ngành có được những điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có những bước phát triển đáng kể. Kể từ khi nước ta thực hiện chính sách chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường hàng hoá, thực hiện mở cửa hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế liên tục tăng nhanh. Trong giai đoạn 1991-1997 tốc độ tăng trưởng bình quân GDP đạt khoảng 8%. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao kéo theo thu nhập bình quân trên một đầu người của đất nước cũng tăng lên. Hiện nay thu nhập bình quân trên một đầu người của Việt Nam đạt trên 400 USD. Với mức thu nhập như vậy, đời sống người dân được tăng lên rất nhiều. Ngày nay người ta không chỉ nghĩ đến ăn, mặc... mà nhu cầu du lịch cũng đã xuất hiện trong rất nhiều người Việt Nam. Đối với ngành du lịch kể từ khi đất nước chuyển đổi cơ chế ngành du lịch cũng bước sang một trang mới. Ngày càng nhiều người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam cũng ngày một tăng lên. Trong năm 2002 được coi là một năm phát triển nhất của ngành du lịch Việt Nam. Trong khi ngành du lịch của các nước trên thế giới còn đang trong cuộc khủng hoảng do khủng bố, chiến tranh, thì ngành du lịch Việt Nam đã đón một số lượng khách du lịch quốc tế tương đối lớn. Trong năm 2002, ước tính Việt Nam đã đón khoảng trên 2.600.000 lượt khách, tăng 11,5% so với năm 2001.Trong đó số khách đi bằng đường hàng không là 1.514.500 lượt khách chiếm 58,3% tổng số khách đến, tăng 17%; bằng đường biển là 307.380 lượt khách chiếm 11,8% tổng số khách đến, tăng 7,9%; bằng đường bộ là 778.120 lượt khách chiếm 29,7% tổng số khách đến tăng 3,6% so với năm 2001. * Yếu tố về chính trị-luật pháp: Chế độ chính trị của nước ta hiện nay được coi là tương đối ổn định và vững chắc được thế giới công nhận là điểm đến an toàn và thân thiện. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta ngày càng thông thoáng hơn. Thể hiện nhất quán quan điểm mở rộng hợp tác, giao lưu thân thiện với các nước trên thế giới phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần đây Việt Nam tham gia xây dựng nhiều mối quan hệ quốc tế: Tham vào tổ chức ASEAN, tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC), đặc biệt là Việt Nam đã bình thường quan hệ hoá với Mỹ. Hệ thống luật pháp của nước ta ngày càng kiện toàn một cách đầy đủ và đồng bộ hơn với nhiều bộ luật, pháp lệnh, quy định... cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý của Nhà nước tạo ra khung hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong các hoạt động kinh doanh của mình hơn. Trong lĩnh vực du lịch hiện nay có nhiều văn bản pháp luật ra đời nhằm phục vụ cho các hoạt động của ngành như: Pháp lệnh du lịch, Nghị định 27-2000/NĐ/CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, Nghị định 47/2001/NĐ/CP về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, tổ chức thanh tra du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lữ hành và thành tra du lịch. Dự án xây dựng luật du lịch đã được Quốc hội chấp nhận và đưa vào nội dung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong giai đoạn 2002-2007. Việt Nam cũng đã tham gia vào rất nhiều các tổ chức du lịch của khu vực và thế giới như tổ chức du lịch thế giới WTO, hiệp hội du lịch châu á - Thái Bình Dương PATA, tổ chức du lịch Đông Nam á ASEANTA... Yếu tố chính trị và luật pháp của nhà nước ta đã tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển nghành du lịch nói chung và sự phát triển của công yt dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội nói riêng. 2.1.3.2. Môi trường kinh doanh vi mô của doanh nghiệp ( đối thủ cạnh tranh, thị trường khách,…) * Thị trường khách: Trong một vài năm gần đây, công ty dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội đã chú trọng nhiều đến việc mở rộng và phát triển thị trường khách du lịch nội địa. Vì nhu cầu đi du lịch của người Việt Nam tăng hơn so với thời gian trước là do điều kiện kinh tế cao hơn, quỹ thời gian nhàn rỗi dài hơn. Về phía công ty, công ty dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội đã chú trọng hơn rất nhiều đến nguồn khách nội địa, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá cho sản phẩm du lịch. Tạo ra các chương trình độc đáo, hấp dẫn phù hợp với khả năng thành toán, sở thích của khách. Hiện nay, số lượng khách du lịch nội địa đến với công ty dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội đã tăng lên rất nhiều. Theo thống kê của công ty thì trong năm 2002, Trung tâm đã đón được 6120 lượt khách du lịch nội địa. Và dự định trong những năm tới thì số lượng khách này sẽ tăng cao hơn nữa. Để có được điều đó là do khách du lịch đến với Trung tâm luôn nhận được thái độ đón tiếp niềm nở của cán bộ công nhân viên cùng với những chương trình du lịch mới mẻ, hấp dẫn, chất lượng phục vụ tốt.. Thị trường khách du lịch là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty dịch Du lịch đường sắt Hà Nội. Bởi vì, mức độ tăng trưởng của thị trường khách quy định mức độ hấp dẫn của thị trường. Khi thị trường đó là hấp dẫn thì công ty sẽ xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể thâm nhập, phát triển và mở rộng thị trường. Công ty sẽ sử dụng tất cả mọi nguồn lực của mình để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất tại thị trường đó. Hiện nay, công ty dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội đã phân khách ra làm hai loại chính: Thị trường khách có nhu cầu đi du lịch với chất lượng phục vụ cao. Và thị trường khách không chú ý nhiều đến chất lượng phục vụ mà đơn giản là được tham gia vào các chuyến đi. Với mỗi loại thị trường, trung tâm sẽ đưa ra các chương trình du lịch với giá cả phù hợp để mỗi đối tượng khách hài lòng với chất lượng, hình thức du lịch mà họ đã lựa chọn, để lần sau họ lại chọn công ty dich vụ Dl đường sắt Hà Nội đi du lịch chứ không lựa chọn một công ty khác. Phần lớn khách du lịch đến với Trung tâm thường có khả năng thanh toán cao, thường là "Tây ba lô", khách công sở, các gia đình giàu có ở Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Với đối tượng khách là học sinh,sinh viên Trung tâm thường phục vụ với mức giá thấp để có thể thu hút được một lượng khách lớn, đặc biệt là trong thời gian không phải là mùa vụ chính. * Đối thủ cạnh tranh: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đã là kinh tế thị trường thì dứt khoát sẽ có sự cạnh tranh. Vì nền kinh tế thị trường của Việt Nam là nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước, cho nên trong quá trình cạnh tranh luôn có sự điều tiết của các doanh nghiệp Nhà nước để tránh cạnh tranh độc quyền. Trên thị trường Hà Nội hiện nay, hoạt động kinh doanh lữ hành đã và đang diễn ra hết sức sôi nổi, quyết liệt và mạnh mẽ với sự hiện diện của hàng trăm, hàng nghìn công ty lữ hành kể cả quốc doanh, liên doanh lẫn tư nhân. Các công ty này hoạt động trên các lĩnh vực và các mảng lữ hành khác nhau, cả lữ hành quốc tế lẫn lữ hành nội địa. Trong trường hợp này, công ty dịch vụ Du lịch đương sắt Hà Nội sẽ phải lựa chọn ra cho mình đâu là đối thủ mà Trung tâm cần cạnh tranh. Để từ đó Trung tâm đưa ra các phương án, chiến lược, sách lược cạnh tranh sao cho có thể đạt được hiệu quả cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để xác định ai là đối thủ cạnh tranh của Trung tâm trên thị trường cần phải thực hiện các công việc hay đặt ra các câu hỏi để: Xác định xem ai có cùng thị trường mục tiêu với mình. Sản phẩm, dịch vụ có khả năng thay thế hay cùng loại. Vị trí địa lý có gần kề hay không. Tình hình trạng thái có tương tự không (sản phẩm, dịch vụ có giống nhau hay không). Sau khi đặt ra những câu hỏi thì Trung tâm sẽ xác định đâu là đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường. Trên thị trường Hà Nội hiện nay có một số công ty du lịch của Nhà nước hoạt động mạnh trong mảng lữ hành quốc tế và nội địa mà công ty dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội xem như là đối thủ cạnh tranh của mình: Công ty du lịch Công đoàn, trung tâm du lịch hà nội torserco, du lịch Vận tải thuỷ, Star tour, Vina tour, du lịch Bến Thành-công ty tại Hà Nội... Đây là các doanh nghiệp lữ hành có nhiều đặc điểm tương đồng với công ty về thị trường mục tiêu, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, giá cả, truyền thống, uy tín và danh tiếng trên thị trường. Các doanh nghiệp này đều có khả năng tài chính khá mạnh, có hệ thống văn phòng đại diện rộng khắp ở những vị trí đầu mối giao thông thuận lợi. Do cùng tập trung vào mảng thị trường chính là khách du lịch là cán bộ,công chức… nên mức độ cạnh tranh giữa công ty dịch vụ dl đường sắt Hà Nội và các công ty này là rất quyết liệt. Theo tính chất của ngành, sản phẩm của các công ty này thường là giống nhau. Cho nên chúng không thể cạnh tranh với nhau về sản phẩm được, mà chúng chỉ có thể cạnh tranh với nhau về giá và chính chất lượng của sản phẩm. Công ty nào đưa ra thị trường một mức giá phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng của chương trình du lịch, đảm bảo được lợi nhuận thì công ty đó sẽ chiến thắng và chiếm lĩnh được thị trường đó. Ngoài việc cạnh tranh bằng giá thì các công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào uy tín và danh tiếng của mình trên thị trường nữa thì mới thu hút được khách.công ty dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội có đầy đủ các điều kiện để có thể cạnh tranh với các công ty trên địa bàn Hà Nội: Mức giá bán của công ty dịch vụ Du lịch Hà Nội cũng không cao hơn so với các công ty khác trên địa bàn. Ngoài ra, công ty còn có uy tín và danh tiếng rất cao trong khu vực hoạt động cũng như trên phạm vi cả nước. Vì vậy, điều đó đã tạo điều kiện rất lớn để công ty dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội có thể hoạt động một cách có hiệu quả trên thị trường Hà Nội.  2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 2.2.1. Chiến lược và thị trường mục tiêu: 2.2.1.1. Chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian qua: * Mục tiêu chiến lược của công ty Bất kể công ty nào cũng vận hành theo chiến lược "quản lí chiến lược" Quản lí chiến lược có vai trò quan trọng. Chiến lược kinh doanh là tổng hợp hệ thống các mục tiêu. Một chiến lược của công ty có 3 mục tiêu cơ bản. -Khả năng sinh lợi nhuận. -Thế lực trong kinh danh -An toàn trong kinh doanh Với vị thế, vai trò thuận lợi của ngành Đường sắt đã tạo đà cho Công ty Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội phát triển. Tiềm năng của ngành tất lớn vì vậy trong năm 2001, công ty đã phấn đấu 5898 khách du lịch nội địa tăng 1,7 lần so với năm 2000, 5116 khách du lịch quốc tế vào Việt Nam theo tour tăng 1,72 lần so với năm 2000, 920 khách Việt Nam và nước thứ 3 ra nước ngoài du lịch tăng 1,47 lần so với năm 2000. Để hoạt động của công ty được phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới công ty đã đề ra một số biện pháp nhằm chiếm lĩnh thị trường du lịch và ngày một mở rộng phạm vi thị trường của công ty. Về mảng kinh doanh du lịch quốc tế chủ động, sản phẩm của công ty chưa nhiều, số lượng khách còn ít chủ yếu là khách Trung Quốc do vậy chiến lược cho hoạt động này không pohải tập trung vào lợi nhuận mà phải tập trung vào khai thá nguồn khách mở rộng thị trường, xây sựng kế hoạch lập trương trình đặc sắc, đặc thù riêng, tạo ra các sản phẩm có uy tín, tìm các biện pháp để tour của công ty có thể đứng trên thị trường khai thác hiệu quả tối đa nguồn khách. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế bị động, sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường đặc biệt là tour du lịch cho khách Trung Quốc, lượng khách có xu hướng ổn định, sản phẩm có uy tín...do đó mục tiêu lợi nhuận được quan tâm hơn. Bên cạnh đó, công ty có kế hoạch nghiên cứu mở rộng thị trường, khai thác tối đa nguồn khách. Còn đối với hoạt động kinh doanh du lịch nội địa, sản phẩm mang đặc trưng của ngành Đường sắt do vậy lượng khách khá đông và ổn định. Mục tiêu lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu. Cùng với nó là nâng cao chất lượng, tìm cách mở rộng thị trường thu hút khách. * Xác định thị trường mục tiêu của công ty Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội Trong hoạt động kinh doanh lữ hành , vấn đề thị trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi tổ chức kinh doanh . Do vậy các nhà hoạt động kinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường thích hợp. Xác định rõ thị trường tiềm năng và thì trường hiện tại của mình là ai? Cơ cấu khách ở phần thị trường đó như thế nào? Khi xác định thị trường tiềm năng của mình, công ty cần phân đoạn thị trường tiềm năng theo tiêu thức: địa lý, nhân khẩu và mục đích của chuyến đi. Hiện nay công ty đãvà đang phân đoạn thị trường tiềm năng theo tiêu thức khu vực địa lí nhằm giups cho công ty nghiên cứu và quản lí thị trường dễ dàng hơn, đặc biệt có điều kiện nắm vững được thị trường này hơn. Trong hoạt động nghiên cứu, xác định thị trường trung tâm xác định nội dung chủ yếu là tìm khả năng thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường hoạt động của mình thành 3 loại: - Kinh doanh lữ hành nội địa. Hoạt động chính của mảng kinh doanh này là tổ chức và khai thác cho khách trong nước đi thăm quan du lịch các tuyến điểm trong nước. Từ khi nền kinh tế chuyển đổi cơ chế, thu nhập dân cư tăng lên; thời gian nhàn rỗi ngày càng nhiều; đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội; Thành Phố Hồ Chí Minh… Nhu cầu của con người là không có giới hạn, không chỉ thoả mãn những nhu cầu thiết yếu mà còn thoả mãn những nhu cầu đặc biệt và nhu cầu đi du lịch ngày càng trở nên quen thuộc trong đời sống xã hội. Trước những đòi hỏi của nhu cầu trên, công ty đã xây dựng một hệ thống tour du lịch nội địa phục vụ khách du lịch trong nước. Công ty đã chủ động xây dựng hơn 20 chương trình phía Bắc và hơn 10 chương trình xuyên Việt. Các chương trình ngắn ngày từ 2 đến 4 ngày và chương trình xuyên Việt lên tới trên 10 ngày với các mức giá khác nhau chương trình được thực hiện thông qua thoả thuận với khách hàng. Chương trình được thiết kế nhiều nhu vậy là một số cố gắng nỗ lực của công ty. Các cơ sở cung ứng mà công ty thường chọn là các đối tác quen thuộc, các đơn vị trong ngành đặt tại địa phương. Giá của chương trình du lịch trọn gói được tính với mức giá của tất cả các dịch vụ phát sinh. Cách thức này giúp công ty có thể chủ động trong việc xây dựng các chương trình du lịch có sẵn. Chương trình du lịch đưa ra đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng cả về thời gian và chi phí cho chuyến đi. Hoạt động kinh doanh du lịch nội địa trong năm phát triển mạnh nhất vào tháng 5,6,7 Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa Chỉ tiêu Đv 2000 2001 So sánh Chênh lệch Tỉ lệ % Số lượng khách Lượt 3469 5898 2429 70,02 Qua ĐS - 2145 3702 1557 72,587 Doanh thu 1000đ 1916360 2650945 734585 38,33 Chi phí - 1.558.766 2.384.748 825.982 52,98 Lợi nhuận - 357.594 266.197 -91.397 -25,55 Nguồn: Công ty Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội Qua bảng kinh doanh du lịch nội địa ta có thể thấy những cố gắng của công ty. Số khách nội địa tăng nhanh với tỉ lệ 70,02%. Trong đó số lượng khách đi bằng đường sắt tăng 72,587%. Doanh thu năm 2001 tăng 734585 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ 38,33%. Tuy nhiên lợi nhuận của công ty giảm 991.397 nghìn đồng do tốc độ gia tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí. Có thể nói năm 2001 là năm đầy gay go và quyết liệt nhưng lượng khách đăng kí đi du lịch nội địa vẫn tăng cao so với năm 2000 là do những nguyên nhân sau: -Trong năm qua, nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao đặc biệt cơn sốt du lịch biển nên số lượng khách đi biển trong vụ hè tăng. -Công ty phát huy được thế mạnh của chính nghành đường sắt, một phần làm giảm giá thành các chương trình du lịch. -Do xác định đúng đối tượng khách là các trường học, các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn Hà Nội nơi có lượng khách đi du lịch rất đông. -Công ty có các công ty tại các điểm du lịch nên đảm bảo việc duy trì chất lượng sản phẩm của công ty mặt khác luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp. Kinh nghiệm có sẵn qua nhiều năm kinh doanh du lịch nội địa của các cán bộ nhân viên trong công ty Tuy nhiên mảng kinh doanh nội địa vẫn còn một số yếu kém: -Tận dụng chưa triệt để tiềm năng to lớn của nghành, chưa tạo ra nhiều việc làm cho các nhân viên trong nghành đường sắt. -Khách mua chương trình du lịch của công ty vẫn chủ yếu được khai thác qua mối quan hệ của nhân viên công ty. -Do đặc điểm của du lịch là tính thời vụ rất cao, nên kinh doanh du lịch nội địa tập trung chủ yếu vào những tháng đầu xuân du lịch tín ngưỡng. Do vậy số lượng khách của công ty không ổn định qua các tháng, lượng khách lớn thường tậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc17895.DOC
Tài liệu liên quan