Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam

Mục lục

Lời nói đầu 4

Chương 1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư 6

1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài - vai trò và xu hướng 6

1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

1.1.2. Vai trò của FDI đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư 8

1.1.3. Các nhân tố tác động đến dòng chảy FDI. 11

1.1.3.1. Toàn cầu hoá 11

1.1.3.2. Khu vực hoá 11

1.1.3.3. Các sự kiện tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong tương lai gần. 11

1.1.4. Xu hướng đầu tư quốc tế và khu vực những năm tới 14

1.1.4.1. Xu hướng đầu tư quốc tế những năm tới 14

1.1.4.2. Xu hướng đầu tư khu vực những năm tới 17

1.2. Hoạt động xúc tiến đầu tư 20

1.2.1. Khái niệm xúc tiến đầu tư 20

1.2.2. Vai trò của xúc tiến đầu tư 22

1.2.3. Các bộ phận của chương trình xúc tiến đầu tư 23

1.2.3.1. Chính sách đầu tư. 23

1.2.3.2. Chiến lược xúc tiến đầu tư 23

1.2.3.3. Cơ quan thực thi chính sách xúc tiến đầu tư. 25

chương 2 Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam 28

2.1. Vài nét về hoạt động FDI tại Việt Nam 28

Biểu đồ 4- Tình hình vốn FDI đăng kí và thực hiện giai đoạn 1992-2002 31

2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư ở Việt Nam 38

2.2.1. Cơ quan phụ trách công tác xúc tiến đầu tư 38

2.2.1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư 39

2.2.1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh và thành phố 41

2.2.1.3. Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp 42

2.2.2. Các hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay tại Việt Nam 43

2.2.2.1. Tạo dựng hình ảnh 43

2.2.2.2. Tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng 44

2.2.2.3. Cung cấp các dịch vụ đầu tư 50

2.2.3. Nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư 52

2.2.4. Ngân quỹ cho hoạt động xúc tiến đầu tư 55

2.3. Đánh giá tổng quát về hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam 56

2.3.1. Thành công 56

2.3.2. Tồn tại 57

2.4. Một số bài học kinh nghiệm từ hoạt động xúc tiến đầu tư của Trung Quốc 59

Chương 3 Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư 61

3.1. Quan điểm, định hướng về công tác xúc tiến đầu tư trong giai đoạn 2001 – 2010. 61

3.2. Một số giải pháp 64

3.2.1. Thành lập Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia 64

3.2.1.1. Sự cần thiết có một cơ quan chuyên trách về xúc tiến đầu tư cấp quốc gia 64

3.2.1.2.Một số đề xuất trong quy trình thành lập Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia 65

3.2.2. Cải thiện nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư 69

3.2.3. Cải tạo nguồn quỹ và ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư 73

3.2.4. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm 75

3.2.4.1 Sự cần thiết phải có chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm 76

3.2.4.2 Xác định ngành mũi nhọn và các nguồn tiềm năng. 77

3.2.5. Cải thiện môi trường đầu tư 81

3.2.6. Cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư. 82

3.2.6.1. Chiến lược và kỹ thuật tạo dựng hình ảnh. 83

3.2.6.2. Chiến lược và kỹ thuật vận động những nhà đầu tư tiềm năng. 91

3.2.6.3. Nâng cấp các dịch vụ đầu tư 93

Kết luận 97

Tài liệu tham khảo 98

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư tại Việt Nam. Các thông tin được cung cấp ở đây chủ yếu liên quan đến luật đầu tư và danh sách các dự án ưu tiên. Tỷ lệ các loại tài liệu phát hành được tổng hợp trong bảng dưới đây: Bảng 2- Tỷ lệ các loại tài liệu được phát hành cho mục đích vận động các nhà đầu tư tiềm năng: Loại thông tin Tỷ lệ (%) Hướng dẫn đầu tư 35 Giới thiệu chung 19 Giới thiệu Luật đầu tư nước ngoài 43 Danh sách các khu chế xuất và khu công nghiệp 20 Danh sách các dự án ưu tiên 26 Danh sách các đối tác đầu tư tiềm năng 6 Các loại tài liệu khác 5 Nguồn: Điều tra về chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6/2003 Các loại sách quảng cáo trên đây đã góp phần đưa đến cho các nhà đầu tư tiềm năng một hình ảnh rõ ràng hơn về đất nước Việt Nam cũng như cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải không có những tồn tại trong việc phát hành sách quảng cáo. Vấn đề lớn nhất ở đây là chất lượng sách được tốt và thông tin không được cập nhật. Bên cạnh đó việc phân phối sách cũng chưa được tiến hành một cách kịp thời khi các nhà đầu tư có nhu cầu. Hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Sở Kế hoạch và Đầu tư đều phát hành danh sách các dự án ưu tiên cần huy động vốn FDI. Tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài cũng chưa tỏ ra hưởng ứng tích cực do đó kết qủa huy động chưa cao. Nguyên nhân có thể là các vấn đề sau: Trước hết bản danh sách chưa cung cấp những thông tin hấp dẫn các nhà đầu tư như các thông tin về lợi nhuận thu được, tình trạng của hạ tầng cơ sở, giá cả đầu tư, nguồn nhân công và chi phí nhân công, khả năng tiếp cận thị trường,... Mặc dù những chính sách ưu đãi và tài chính cũng được ghi rõ trong các danh sách này, mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư lại là vấn đề họ sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận khi đầu tư vào các dự án này. Ngược lại, một số thông tin được cung cấp trong bản danh sách lại khiến các nhà đầu tư cảm thấy bị hạn chế sự linh hoạt khi đưa ra các quyết định đầu tư. Quy định về hình thức đầu tư và quy mô dự án trong bản danh sách của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Sở Kế hoạch và Đầu tư là một trong các thông tin kiểu này. Bản danh sách của Hà Nội thậm chí còn chứa đựng các con số ước tính vốn pháp định và vốn vay, phần vốn góp của bên Việt Nam, thời gian của dự án và tỷ lệ xuất khẩu,... Đây hầu hết là các vấn đề rất nhạy cảm cần nhiều sự tính toán và cân nhắc. Dù đó chỉ là các thông tin để tham khảo nhưng nó cũng phần nào khiến các nhà đầu tư cảm thấy bị hạn chế. Một vài nhà đầu tư còn cho rằng các bản danh sách này được đề ra trên cơ sở mối quan tâm của chính phủ chứ không phải của các nhà đầu tư và họ nghi ngờ về khả năng sinh lợi của dự án.[17] Theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì việc công bố danh sách dự án ưu tiên chưa phải là một phương thức xúc tiến đầu tư FDI tốt bởi nó khiến các nhà đầu tư có cảm giác như họ đang hoạt động trong một nền kinh tế "Kế hoạch". Bởi vậy, thay vì đưa ra danh sách các dự án, Trung Quốc ngờ đây chỉ nêu tên các vùng miền kêu gọi đầu tư FDI.[18] Các trang web điện tử: Rất nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư đã hoặc đang dự định lập trang web điện tử cho mục tiêu vận động đầu tư. Đây là một công cụ hữu hiệu bởi thông tin không những được truyền tải nhanh, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý như các công cụ khác mà còn mang tính chất hai chiều. Thông tin phản hồi kịp thời từ phía các nhà đầu tư là cơ sở để các cơ quan xúc tiến điều chỉnh chất lượng hoạt động của mình cho phù hợp. Nội dung các thông tin cung cấp trên trang web thường bao gồm các thông tin về: Chức năng hoạt động của cơ quan xúc tiến Các bài miêu tả chi tiết về hình ảnh đất nước và tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay Danh sách các dự án đã đầu tư và các dự án đang kêu gọi đầu tư Luật đầu tư, tình hình ngân hàng và Tài chính, xuất nhập khẩu, hải quan, khu chế xuất, khu công nghiệp... Địa chỉ các khách sạn, ngân hàng, các tổ chức tư vấn, các hãng hàng không ... Bên cạnh đó các trang web cũng thường có các đường kết nối trực tuyến phục vụ cho việc đăng ký cấp phép hay đăng ký sử dụng các dịch vụ đầu tư qua mạng. Tuy nhiên, chất lượng các trang web này chưa cao, thông tin còn nghèo nàn và thiết kế chưa chuyên nghiệp. Thêm vào đó, các trang web này không được cập nhật thường xuyên, thiếu các cơ sở dữ liệu đầy đủ nên chưa phục vụ thiết thực cho nhu cầu tìm hiểu các cơ hội đầu tư. Trang web của Trung tâm xúc tiến Thương mại Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh được coi là tương đối có chất lượng về mặt thiết kế cũng như tính cập nhập của thông tin so với trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh. Bảng dưới đây thống kê ý kiến đánh giá của các nhà đầu tư về một số trang web của các cơ quan xúc tiến đầu tư trong khu vực: Bảng 3- Đánh giá chất lượng các trang Web của các Uỷ ban xúc tiến đầu tư trong khu vực Nội dung đánh giá Thái Lan (BOI) Malaixia (MiDA) Philippin (BOI) Trung Quốc (FDI) Việt Nam (MPI) Việt Nam (ITPC) Chất lượng thiết kế A A A B C A Dữ liệu cơ sở vè kinh tế vĩ mô A A A A C B Cách thức hoạt động kinh doanh A B B B D B Các thông tin pháp luật A A B A B A Giá cả đầu tư A A A B D B Cơ sở dữ liệu các dự án A B B Kết nối với các dịch vụ A A A A B A Kết nối với chính phủ A A A A B A Hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực A A B B D C Email A A A A A A Điều tra phản hồi A A Khả năng cập nhật A A A A D B A: Rất tốt C: Trung bình B: Tốt D: Yếu Thái Lan - BOI: Uỷ ban đầu tư - www.boi.go.th Malaixia - MiDA: Cục phát triển công nghiệp Malaixia - www.mida.gov.my Philippin - BOI: Uỷ ban đầu tư - www.boi.gov.ph Trung Quốc - Trang web đầu tư - www.fdi.gov.ch Việt Nam - MPI: Uỷ ban đầu tư - www.mpi.gov.Việt Nam Việt Nam - ITPC: Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư thành phố Hồ Chí Minh - www.itpc.hochiminh city.gov.vn. Nguồn: Điều tra về chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6/2003 Hội thảo giới thiệu ở nước ngoài Một số cơ quan xúc tiến tại Việt Nam đã tích cực tổ chức các cuộc hội thảo nhằm giới thiệu trực tiếp các cơ hội đầu tư, qua đó vận động các nhà đầu tư nước ngoài. Hình thức này cũng đem lại một số thành công nhất định, điển hình là thành công của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc. Họ đã tham gia một vài cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Chính phủ tổ chức. Mỗi cuộc hội thảo đã đem lại cho tỉnh này trung bình 2 dự án đầu tư FDI mới. Trong khi các Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh và thành phố khác chưa đạt được kết quả nào đáng kể thì Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc coi đây là công cụ thu hút đầu tư khá hữu hiệu. Theo các cơ quan chức năng Vĩnh Phúc thì điểm mấu chốt đem lại thành công cho các cuộc hội thảo chính là việc các cơ quan đã mời được các nhà đầu tư thành đạt hiệu quả ở Việt Nam tham gia và phát biểu ủng hộ Việt Nam. Trước năm 2001 chỉ còn một nhà đầu tư người Đài Loan tham gia nhưng hiện nay con số này đã là năm người. Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng hội thảo giới thiệu là biện pháp xúc tiến đầu tư hiệu quả nhất.[17] Tuy nhiên ngoài Vĩnh Phúc thì các cuộc hội thảo này chưa đem lại nguồn đầu tư đáng kể nào cho các tỉnh khác. Bởi vậy, hiệu quả của các cuộc hội thảo này vẫn còn là vấn đề phải bàn bạc. Các cơ quan xúc tiến đều nhận thấy họ chưa có đủ nguồn lực cần thiết, đặc biệt là tính chuyên nghiệp để tổ chức một cuộc hội thảo thật sự có chất lượng. So với các nước khác trong khu vực, chất lượng các cuộc hội thảo do các cơ quan xúc tiến đầu tư của Việt Nam tổ chức vẫn còn ở mức thấp. Một số cơ quan đã chọn giải pháp nhờ vào sự giúp đỡ của các tổ chức thương mại để nâng cao tính chuyên nghiệp của các cuộc hội thảo. Đôi khi họ còn uỷ thác hoàn toàn cho các tổ chức này. Giải pháp này đã góp phần cải thiện hiệu quả của các cuộc hội thảo do đó hình thức xúc tiến này ngày càng được coi là một công cụ hiệu quả trong thu hút đầu tư. Các biện pháp khác Hiện tại các cơ quan xúc tiến đầu tư đã có kế hoạch sản xuất các đĩa CD- CROM giới thiệu tổng hợp. Một vài cơ quan đã hoàn thành sản xuất và sắp sửa phát hành rộng rãi tới công chúng. Đây được coi là một biện pháp hứa hẹn hiệu quả xúc tiến đầu tư tuy nhiên thành công của nó chắc chắn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các đĩa CD - CROM cũng như cách thức tổ chức phân phối… cho tới thời điểm hiện tại thì đĩa CD - CROM vẫn chưa được phát hành cả ở trong nước cũng như ngoài nước. 2.2.2.3. Cung cấp các dịch vụ đầu tư Tất cả các cơ quan xúc tiến đầu tư khẳng định tầm quan trọng của các dịch vụ này và việc các nhà đầu tư được thoả mãn với các dịch vụ này cũng là phương thức xúc tiến hiệu quả nhất. Đã có nhiều cải thiện quan trọng trong quy trình trước cấp phép song các dịch vụ sau cấp phép vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu vẫn còn là trở ngại đối với đầu tư nước ngoài. Dịch vụ trước cấp phép Một điều dễ nhận thấy là chất lượng các dịch vụ trước cấp phép đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư đặc biệt là các Ban quản lý KCN, KCX đều cung cấp các dịch vụ hướng dẫn và tư vấn miễn phí cho các nhà đầu tư mới và giúp đỡ họ chuẩn bị thủ tục đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, theo ý kiến của các nhà đầu tư thì các cơ quan cần phát triển hơn nữa loại hình văn phòng cung cấp dịch vụ tổng hợp để tiết kiệm thời gian liên hệ cho các nhà đầu tư. Hiệu quả hoạt động của các văn phòng này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả quản lý của các UBND tỉnh. Một số UBND các tỉnh như Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là quản lý khá hiệu quả và thực hiện phối hợp tốt với các cơ quan chức năng liên quan.[17] Dịch vụ cấp phép Quá trình cấp phép so với một vài năm trước đây đã được đơn giản hoá và gọn nhẹ hơn rất nhiều. Thời gian cấp phép cũng đã giảm đáng kể. Đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư hay Ban quản lý KCX, KCN, toàn bộ quy trình chỉ được thực hiện trong 2 ngày. Đối với các dự án chỉ cần đăng ký, không cần thẩm định thì chỉ thời gian cấp phép chỉ là một ngày. Một trong những lý do giúp cho việc rút gọn thời gian cấp phép của các Sở Kế hoạch & Đầu tư và các Ban quản lý KCX, KCN là các cơ quan này đã có điều kiện xem xét dự án từ trước đó, khi giúp các nhà đầu tư chuẩn bị thủ tục đăng ký cấp giấy phép. Một số cơ quan còn cho phép nhà đầu tư tự lựa chọn ngày giờ nhận giấy phép đầu tư. Đối với các dự án cần được sự chấp nhận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay Chính phủ, thời gian cấp phép có thể kéo dài hơn song các Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ban quản lý KCX, KCN cũng có thể giúp rút gọn thời gian này bằng việc phối hợp tích cực với các cơ quan chức năng liên quan. Dịch vụ sau cấp phép Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể song đây vẫn được xem là khâu yếu nhất trong các dịch vụ đầu tư. Các nhà đầu tư sau khi nhận được giấy phép đầu tư phải tiếp tục liên hệ với rất nhiều cơ quan chức năng liên quan về các vấn đề như đất đai, lao động, thuế, giấy phép xuất nhập khẩu. Hiện nay, một số văn phòng cung cấp dịch vụ tổng hợp sau cấp phép đã được thành lập và đang hoạt động, tuy nhiên dường như mới chỉ ở các khu chế xuất và khu công nghiệp do Ban quản lý ở những nơi này vốn đã là cơ quan có chức năng đảm nhiệm hầu hết các thủ tục sau cấp phép. Các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp và khu chế xuất, do đó gặp ít trở ngại hơn so với các nhà đầu tư bên ngoài. Một số Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp như Hải Phòng còn cung ứng các dịch vụ miễn phí khi cấp giấy phép nhập khẩu, giới thiệu nguồn lao động, cấp giấy phép hoạt động. Tất cả các cơ quan đã và đang nỗ lực giải quyết các vấn đề được xem là trở ngại đối với các nhà đầu tư. Một vài Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh còn tổ chức các cuộc gặp mặt với các nhà đầu tư xem xét các vấn đề trở ngại của họ và tìm cách giải quyết Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai năm nào cũng tổ chức các cuộc gặp mặt như vậy đều đặn theo các quỹ với sự tham gia của đầy đủ các cơ quan chức năng có liên qan. Bên cạnh đó, UBND tỉnh còn tổ chức các cuộc gặp mặt riêng với từng nhóm các nhà đầu tư từ Nhật Bản, TrungQuốc và Hàn Quốc. -------***------- Mặc dù môi trường đầu tư đã được cải thiện đáng kể, hiện vẫn còn rất nhiều trở ngại. Giải phóng mặt bằng, thủ tục hải quan, nguồn lao động và thuế vẫn là những vấn đề bức xúc nhất mà các nhà đầu tư phản ánh tới Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố và các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất. Thêm vào đó những thay đổi bất ngờ, khó dự đoán trước về luật hay các chính sách của nhà nước cũng gây hoang mang cho các nhà đầu tư. Đây là những vấn đề cản trở hiệu quả của những nỗ lực thu hút đầu tư ở các tỉnh và địa phương cả nước. 2.2.3. Nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư Nguồn nhân lực: Tình trạng thiếu hụt nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư hiện đang là vấn đề nổi cộm ở các Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng như các Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp. Lấy phòng quản lý đầu tư nước ngoài của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội làm ví dụ, hiện tại chỏ có 6 nhân viên đang làm việc tại đây tuy nhiên văn phòng lại phải đảm nhiệm mọi vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó bao gồm cả thu hút đầu tư lẫn cung cấp dịch vụ sau cấp phép. Với khối lượng công việc lớn nhưng lại thiếu các trang thiết bị, các Sở Kế hoạch và Đầu tư như Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội không thể đủ lực để đáp ứng được hết yêu cầu của các nhà đầu tư hay tích cực tiếp xúc với các nhà đầu tư. Do đó rất nhiều Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ tập trung vào quá trình cấp phép mà chưa chú trọng được nhiều đến các dịch vụ sau cấp phép. Trình độ và năng lực: Trình độ, khả năng sử dụng ngoại ngữ cũng như năng lực marketing của đội ngũ tiến hành công tác xúc tiến cũng đang là những vấn đề chính hạn chế hiệu quả của bất kỳ chương trình xúc tiến đầu tư nào. Các cơ quan xúc tiến tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi có chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên tốt nhất với nhiều người được đào tạo ở nước ngoài, còn rất nhiều cán bộ, nhân viên cấp tỉnh vẫn chưa qua đào tạo bài bản để có thể đảm nhiệm tốt công tác xúc tiến đầu tư. Tại Trung tâm xúc tiến Thương mại Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các nhân viên đều có thể sử dụng tiếng Anh và một vài người biết tiếng Nga, Đức và Pháp. Tuy nhiên ở cấp tỉnh thì chỉ có một vài người có khả năng sử dụng ngoại ngữ do đó các nhà đầu tư thường phải tự mang theo các bản dịch sẵn hoặc phiên dịch của họ tới các cuộc họp mặt tổ chức tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp. Hầu hết đội ngũ nhân viên của các cơ quan xúc tiến cũng chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết về marketing và thuyết trình. ý kiến của hầu hết các nhà đầu tư được phỏng vấn trong cuộc điều tra chất lượng hoạt động xúc tiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều khẳng định chất lượng đào tạo của đội ngũ nhân viên trong các cơ quan chức năng của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu. Dưới đây là bảng tổng kết những đánh giá của họ về năng lực cán bộ nhân viên:[17] Bảng 4- Đánh giá năng lực và trình độ của đội ngũ nhân viên đảm trách hoạt động xúc tiến đầu tư Kỹ năng và năng lực Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Kỹ năng quản lý 5% 10% 45% 40% Năng lực làm việc 2% 22% 44% 32% Khả năng sử dụng ngoại ngữ 2% 13% 49% 32% Sự năng động 0% 24% 38% 38% Sự chân thực 2% 21% 57% 20% Kỹ năng maketing 0% 12% 48% 41% Nguồn: Điều tra về chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6/2003 Công tác đào tạo: Hầu hết các Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo cán bộ nhân viên và đang tích cực tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức đồng thời cử cán bộ ra nước ngoài tham gia các khoá học nâng cao trình độ. Tuy nhiên quỹ tài chính dành cho công tác này vẫn còn hạn chế nên số cơ quan tổ chức thực hiện tốt vẫn chưa nhiều. Trong các hội thảo bàn về công tác đào tạo, hầu hết các cơ quan đều đặc biệt quan tâm đến đào tạo ngoại ngữ. Một vài cơ quan cũng đề cập đến việc đào tạo nghiệp vụ kinh doanh song việc nâng cao kỹ năng maketing thì hoàn toàn chưa được lưu ý tới cho dù đây vẫn được coi là điểm yếu nhất của đội ngũ cán bộ, nhân viên nước ta. Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh được coi là nơi có những chương trình đào tạo nhân viên tốt nhất nhờ có sự ủng hộ và giúp đỡ của nhiều cơ quan và tổ chức nước ngoài. Bên cạnh việc đào tạo nước ngoài, Trung tâm còn tổ chức những khoá học đặc biệt về vấn đề hướng tới xuất khẩu sang thị trường Mỹ và thị trường ngoài nước. Các chương trình học bổng nước ngoài cũng đang được xúc tiến mạnh mẽ. Tuy nhiên vẫn chưa có một khoá học chính thức nào đào tạo về kỹ năng xúc tiến đầu tư dành cho cán bộ nhân viên. Chế độ đãi ngộ Trừ Trung tâm xúc tiến Thương mại Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan xúc tiến đầu tư khác đều chưa có một hệ thống đãi ngộ riêng biệt dành cho cán bộ nhân viên đảm nhiệm công tác xúc tiến đầu tư. Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gần đây đã cho phép Trung tâm xúc tiến Thương mại Đầu tư thành lập quỹ khen thưởng và chế độ đãi ngộ riêng cho cán bộ nhân viên của Trung tâm. 2.2.4. Ngân quỹ cho hoạt động xúc tiến đầu tư Hiện nay chưa có nguồn ngân quỹ riêng phân bổ từ ngân sách nhà nước dành cho công tác xúc tiến đầu tư. Chi phí cho các hoạt động này vẫn lấy từ nguồn ngân quỹ dành cho các hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố. Điều này phần nào lý giải cho việc hàng năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ tiến hành được một số ít hoạt động xúc tiến đầu tư và chưa có được cải thiện nào đáng kể trong hoạt động của các trang web điện tử. ở các địa phương, tài chính càng là vấn đề bức xúc đối với tất cả các cơ quan. Mọi chi phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư đều lấy từ ngân sách của tỉnh, do đó mức chi phí cũng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nhận thức của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác xúc tiến đầu tư. Chỉ từ năm 2000 trở lại đây chi phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư mới được coi là một khoản chi phí hợp lý và hợp pháp. Song do định nghĩa xúc tiến đầu tư chưa được xây dựng một cách rõ ràng nên rất nhiều khoản chi không liên quan cũng được gộp vào đây. Một vài Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp còn cho rằng theo Nghị định 36 thì Ban quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp không được phép tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài nên ngân quỹ cho hoạt động này rất hạn chế. Ngân quỹ eo hẹp là vấn đề hạn chế rất nhiều khả năng tiến hành các hoạt động xúc tiến một cách hiệu quả của các cơ quan chức năng. Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một kế hoạch dài hạn về ngân quỹ dành cho xúc tiến đầu tư. Mọi chi phí sẽ vẫn được trích ra từ ngân sách chi dùng cho mỗi năm. Các cơ quan xúc tiến vì thế cũng rất khó phát triển một kế hoạch xúc tiến dài hạn. Điều này cũng lý giải tại sao hiện nay chúng ta chỉ có những chương trình xúc tiến cho từng thời điểm. Các chương trình sản xuất đĩa CD-ROM hay lập website của các cơ quan thường được tài trợ vốn từ khu vực tư nhân. Khi hết chương trình tài trợ thì các website cũng không thể tiếp tục được cập nhật. 2.3. Đánh giá tổng quát về hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam 2.3.1. Thành công Cùng với các hoạt động tích cực cải thiện môi trường đầu tư, các hoạt động xúc tiến đầu tư cũng đã đóng góp không nhỏ vào những tiến bộ trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm gần đây. Có được kết quả này trước hết là nhờ những đổi mới tích cực về nội dung và phương thức thực hiện vận động xúc tiến đầu tư. Chúng ta đã có được những kế hoạch và chương trình chủ động, có hiệu quả. Xác định được xúc tiến đầu tư cũng như xúc tiến thương mại là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các Bộ, ngành, các tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp, chúng ta đã thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại các Bộ, ngành, Tổng công ty và đặt các cơ quan đại diện nước ta tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động vận động thu hút đối tượng nước ngoài. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ ngoại giao, Bộ thương mại đã tổ chức phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước và các tập đoàn đa quốc gia, các tập đoàn và công ty lớn và đề ra chính sách vận động thu hút đầu tư phù hợp cho giai đoạn hiện tại và kịp thời điều chỉnh các đối sách trong quá trình nghiên cứu luật pháp, chính sách và biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực. Trên cơ sở quy hoạch ngành, sản phẩm, lãnh thổ và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư được phê duyệt, các ngành, các địa phương đã chủ động tiến hành vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể, trực tiếp đối với từng dự án, trực tiếp với từng tập đoàn, công ty, nhà đầu tư có tiềm năng. Các Bộ, ngành, cơ quan đã có sự tập trung chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời các nhà đầu tư hiện đang có dự án hoạt động giúp họ giải quyết tốt các vấn đề phát sinh đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng để vận động có hiệu quả và có sức thuyết phục nhất đối với các nhà đầu tư mới. Các cơ quan xúc tiến cũng đã đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư, lập các Website, tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ với các nhà đầu tư nước ngoài. 2.3.2. Tồn tại Bên cạnh các tiến bộ đạt được, vẫn còn không ít những vấn đề tồn tại đang hạn chế rất nhiều nỗ lực vận động thu hút đầu tư của các Bộ, ngành, cơ quan. Hầu hết các hạn chế này đều xuất phát từ cách thức tổ chức và các hoạt động của các cơ quan xúc tiến đầu tư bên cạnh một vài khó khăn khách quan nhất định. Trước hết việc phân định nghĩa vụ và trách nhiệm giữa các phòng ban liên quan trong các cơ quan xúc tiến đầu tư còn chưa rõ ràng nên hiệu quả hoạt động còn chưa được phát huy tối đa. Sự chồng chéo trong hoạt động và lãng phí cùng xuất phát từ cơ cấu tổ chức này. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư còn lỏng lẻo mà nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chúng ta vẫn chưa có một chiến lược xúc tiến tổng thể cấp quốc gia. Các địa phương chủ yếu vẫn tự đặt ra các chiến lược của riêng mình dựa trên cơ sở những yêu cầu đầu tư cũng như tiềm năng của mỗi địa phương mà không có sự giúp đỡ, chỉ đạo cụ thể từ cơ quan Trung ương. Thêm vào đó, nguồn tài chính eo hẹp trích từ ngân sách hàng năm của mỗi địa phương khiến cho các hoạt động xúc tiến được tổ chức một cách rời rạc không có sự phối hợp, liên kết. Hiện chưa có một kế hoạch dài hạn để đảm bảo sự liên kết nhịp nhàng cũng như sự liên tục giữa các hoạt động xúc tiến của mỗi cơ quan ở từng địa phương thì đương nhiên cũng khó có được sự phối hợp giữa các địa phương và với cơ quan Trung ương. Cuối cùng, điểm hạn chế nhất hiệu quả của các chương trình xúc tiến đầu tư đã xây dựng được là trình độ và năng lực của cán bộ nhân viên đảm nhận công tác xúc tiến, những người chịu trách nhiệm biến các chương trình, kế hoạch thành kết quả thực tế. Điều này đặt ra một yêu cầu cấp thiết là bộ, ngành, cơ quan phải chú trọng hơn nữa tới công tác cán bộ và đào tạo những năm tới. 2.4. Một số bài học kinh nghiệm từ hoạt động xúc tiến đầu tư của Trung Quốc Không nên nhấn mạnh vào “kế hoạch”: Các nhà đầu tư thường mong muốn được hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Họ tin rằng họ có thế chiến thắng nếu tự do cạnh tranh trên thị trường nhưng họ sẽ thất bại nếu cạnh tranh với các công ty nhà nước trong một nền kinh tế kế hoạch. Do đó nếu đó là một nền kinh tế có sự kết hợp của nhiều cơ chế thì nên nhấn mạnh vào thông điệp “thị trường hoá” đến các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thường bị tác động bởi các yếu tố liên quan bên ngoài công việc kinh doanh. Các yếu tố này có thể là các cuộc tiếp xúc với các quan chức nhà nước , thủ tục nhập cư và thủ túc hải quan, các tiện nghi hay các dấu hiệu khác của sự tăng trưởng, tiến bộ và thịnh vượng. Sự phối hợp hoạt động trong nội bộ các cơ quan có ý nghĩa rất quan trọng. Khái niệm “Văn phòng cung cấp dịch vụ tổng hợp” có ý nghĩa rất quan trọng với các nhà đầu tư vốn e ngại cac thủ tục hành chính phức tạp. Thông tin về mối liên hệ giữa các Bộ, ban, ngành liên quan cần phải được cung cấp một cách rõ ràng tới các nhà đầu tư. Thông tin vể các dự án đầu tư thành công có ý nghĩa rất lớn: Hình ảnh các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tốt có thể mang lại một hiệu quả xúc tiến đầu tư mà các cơ quan xúc tiến đầu tư không thể tạo ra được… Ngược lại nếu lan tràn các thông tin về những dự án đầu tư kém hiệu quả thì rất khó kiểm soát được các tác động tiêu cực tới việc thu hút đầu tư . Thành công của các tập đoàn Unilever, P&G, Coca Cola, Volkswagen và Boeing tại Trung Quốc đã tạo được ấn tượng rất tốt đẹp với giới đầu tư quốc tế. Uỷ ban xúc tiến đầu tư nên có một vị trí cao trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Uỷ ban xúc tiến đầu tư là cơ quan chính trực tiếp quan hệ với các nhà đầu tư, nên có một vị trí tương đối trong cơ cấu của Chính phủ và độc lập với các bộ phận khác, nhất là các cơ quan liên quan đến kế hoạch,thực hiện chức năng quản lý tài sản Nhà nước. Một cơ cấu như vậy sẽ đưa tới cho các nhà đầu tư thông điệp là” đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có ý nghĩa quan trọng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn- Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan