MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU - 1 -
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU - 4 -
1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh xuất khẩu - 4 -
1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu - 4 -
1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp - 4 -
1.2.2 Xuất khẩu ủy thác - 5 -
1.2.3 Xuất khẩu thông qua gia công - 5 -
1.2.4 Tái xuất khẩu - 6 -
1.2.5 Buôn bán đối lưu - 6 -
1.3 Vị trí và vai trò của xuất khẩu. - 6 -
1.3.1 Vị trí của hoạt động xuất khẩu trong doanh nghiệp. - 6 -
1.3.2 Vai trò của xuất khẩu - 7 -
1.4 Nội dung của hoạt động kinh doanh xuất khẩu - 11 -
1.4.1. Nghiên cứu thị trường. - 11 -
1.4.2. Đàm phán và ký kết hợp đồng. - 12 -
1.4.3. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán. - 13 -
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu - 16 -
1.5.1 Các yếu tố khách quan - 16 -
1.5.2 Yếu tố chủ quan - 19 -
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA TÂN BÌNH (ALTA) - 22 -
2.1 Công ty cổ phần văn hoá Tân Bình. - 22 -
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. - 22 -
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ. - 24 -
2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động. - 25 -
2.1.4 Cơ cấu tổ chức. - 25 -
2.1.5 Tình hình công ty trong thời gian vừa qua. - 26 -
2.1.6 Chiến lược phát triển của công ty. - 27 -
2.1.7 Các dự án đã triển khai đầu tư. - 28 -
2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Alta trong thời gian qua. - 30 -
2.2.1 Thuận lợi và khó khăn. - 30 -
2.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh. - 31 -
2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty Alta. - 34 -
2.3.1 Hình thức xuất khẩu. - 34 -
2.3.2 Tình hình xuất khẩu của công ty Alta. - 35 -
2.3.3 Xuất khẩu theo nhóm hàng - 37 -
2.3.4 Xuất khẩu theo thị trường - 42 -
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty Alta - 54 -
2.4.1 Các yếu tố khách quan. - 54 -
2.5.2 Các yếu tố chủ quan - 61 -
2.6 Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty Alta trong thời gian vừa qua - 64 -
2.6.1 Những mặt tích cực. - 64 -
2.6.2 Những mặt còn hạn chế - 66 -
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG - KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA TÂN BÌNH - 69 -
3.1 Định hướng phát triển của công ty trong tương lai. - 69 -
3.2 Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần văn hóa Tân Bình. - 71 -
3.2.1 Giải pháp đối với công ty Alta. - 71 -
3.2.2 Giải pháp đối với các cơ quan quản lý. - 77 -
KẾT LUẬN - 83 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 85 -
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần văn hóa Tân Bình (Alta company), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty được chuyển đổi từ công ty Nhà nước và hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu từ khá sớm, công ty Alta có mối liên hệ khá mật thiết và gần gũi với các đối tác quốc tế. Hơn nữa, những sản phẩm xuất khẩu của công ty có chất lượng khá cao, do vậy tạo được sự tin tưởng thừ phía đối tác. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (2006), công ty Alta cũng theo đó xúc tiến các biện pháp xuất khẩu của mình. Chính vì những lý do đó, hiện nay công ty Alta đang thực hiện xuất khẩu theo hình thức trực tiếp. Với hình thức này, công ty muốn tận dụng triệt để sự năng động của các nhân viên xuất nhập khẩu, nhất là những người làm việc trong bộ phận marketing quốc tế, đồng thời, công ty cũng muốn nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và thông tin thế giới một cách nhanh nhất nhằm thỏa mãn thị trường kịp thời.
2.3.2 Tình hình xuất khẩu của công ty Alta.
Trong một vài năm trở lại đây, việc xuất khẩu của công ty Alta ngày một đem lại giá trị lớn hơn. Điều đó có sự tác động của nhiều yếu tố như chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhà nước, kinh tế thế giới theo chiều hướng đi lên dẫn đến nhu cầu tiêu dùng cao, nỗ lực từ phía công ty trong việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh và tìm chỗ đứng trên thị trường… Bên cạnh đó, vẫn còn những mảng tối trong bức tranh đầy màu sắc này. Đó là những cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị tác động đến các doanh nghiệp, những biến động của tỷ giá hối đoái, thiên tai, thảm họa xảy ra trên thế giới…đã ít nhiều tác động khiến hoạt động xuất khẩu của công ty trong một khoảng thời gian nhất định không đạt được kết quả như mong muốn.
Từ năm 2007 đến năm 2009, hoạt động xuất khẩu của công ty Alta được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.3: So sánh giá trị xuất khẩu công ty Alta từ năm 2007 đến năm 2009
Giá trị xuất khẩu (USD)
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
2007
2008
2009
Giá trị (USD)
Tỷ lệ +/-(%)
Giá trị (USD)
Tỷ lệ +/-(%)
4,831,506
4,895,667
3,333,879
64,161
1.33
-1,561,788
-31.09
(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty Alta năm 2010)
- Năm 2007, doanh thu xuất khẩu của công ty đạt khá cao (4,831,506 USD) chiếm hơn 40% doanh thu của toàn công ty. Con số này tiếp tục tăng thêm 64,161 USD năm 2008, lên mức 4,895,667 USD, tương đương với 1.33%. Mức tăng này tuy không lớn và còn chưa đạt kế hoạch đề ra (hơn 5 triệu USD), song với tình hình kinh tế khi đó và so với toàn ngành thì đây vẫn là một con số chấp nhận được. Tình hình xuất khẩu của công ty chỉ thực sự ảm đạm vào năm 2009 khi doanh thu xuất khẩu giảm tới 1,561,788 USD, tức hơn 31.09%, xuống còn 3,333,879 USD.
Biểu đồ 2.1: Giá trị xuất khẩu của công ty Alta từ năm 2007 đến năm 2009
(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty Alta năm 2010)
- Vậy, những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên.
+ Trước hết là do tác động khách quan từ tình hình kinh tế thế giới. Năm 2008, cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ bắt đầu xuất hiện, kéo theo mối lien hệ với ngân hàng. Cuộc khủng hoảng này nhanh chóng lan sang châu Âu và các quốc gia phát triển ở châu Á và tạo thành cuộc suy thoái tồi tệ nhất của kinh tế toàn cầu kể từ năm 1938. Tuy vậy, Việt Nam nói chung và công ty Alta lại chưa bị tác động ngay trong năm 2008, hơn nữa, nhờ một số đơn hàng đã ký với Nhật và EU ngay trong năm 2007 mà công ty Alta không những không bị sụt giảm kim ngạch xuất khẩu mà còn tăng thêm hơn 64,000 USD. Nhưng đến năm 2009 thì công ty không thể tiếp tục đà tăng trưởng đó, khi một loạt thị trường tại châu Âu không còn đặt hàng như Đức, Anh, Bỉ….khiến doanh thu xuất khẩu của công ty bị sụt giảm nghiêm trọng.
+ Kế đến phải nói tới các chính sách của công ty, đặc biệt là năm 2009. Dù gặp nhiều khó khăn và mất thị trường, song ban giám đốc công ty lại quyết định tập trung vào việc khai thác các khách hàng mới mà không chú trọng thật sự vào công tác giữ chân khách hàng cũ. Việc dự báo mức độ khó khăn của nền kinh tế cũng còn hạn chế, do đó làm giảm hiệu quả từ những quyết sách về thị trường.
+ Đội ngũ nhân viên marketing quốc tế của công ty làm việc chưa thật sự chuyên nghiệp khi không có những cảnh báo sớm cho ban giám đốc. Họ cũng thất bại trong việc duy trì ổn định tại các thị trường lớn. Điều đó đã làm cho công ty Alta có một năm 2009 đầy khó khăn với doanh thu xuất khẩu giảm hơn 30% so với năm trước đó.
+ Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận tất cả nỗ lực của cán bộ công nhân viên công ty Alta. Khi nhận ra những vấn đề nan giải nhất của thị trường, dù không phải là sớm, song ban giám đốc cũng đã ra một số quyết định hợp lý như tăng cường công tác Marketing tại các thị trường truyền thống hơn nữa, hay đẩy mạnh xuất khẩu bao bì tự hủy là mặt hàng thân thiện với môi trường và được ưu chuộng tại nhiều nước châu Âu….Do đó làm giảm những thiệt hại mà công ty Alta phải gánh chịu
2.3.3 Xuất khẩu theo nhóm hàng
Là một công ty xuất nhập khẩu hoạt động kinh doanh đa mặt hàng, trong thời gian vừa qua, công ty Alta không ngừng tập trung vào các mặt hàng chủ yếu để củng cố ưu thế của mình, đồng thời cũng tận dụng những chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và các cơ hội mà nền kinh tế thế giới mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mới. Sau đây là bảng giá trị xuất khẩu của công ty Alta từ năm 2007 đến 2009
Bảng 2.4: Giá trị xuất khẩu theo nhóm hàng của công ty Alta từ năm 2007 đến năm 2009
So sánh 2009/2008
Mức độ a/h (%)
-22.71
-5.37
-4.07
0.27
-31.90
Tỷ lệ +/-(%)
-29.42
-80.09
-29.91
10.05
-31.09
Giá trị (USD)
-1,111,989
-263,024
-199,330
12,555
-1,561,788
So sánh 2008/2007
Mức độ a/h (%)
19.45
-7.26
-4.21
-6.65
1.33
Tỷ lệ +/- (%)
33.09
-51.88
-23.37
-72.04
1.33
Giá trị (USD)
939,720
-350,579
-203,243
-321,737
64,161
2009
Tỷ lệ (%)
80.00
1.86
14.01
4.13
100
Giá trị (USD)
2,667,217
62,140
467,067
137,455
3,333,879
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - công ty Alta)
2008
Tỷ trọng (%)
77.19
6.64
13.61
2.56
100
Giá trị (USD)
3,779,206
325,164
666,397
124,900
4,895,667
2007
Tỷ trọng (%)
58.77
13.99
18.01
9.23
100
Giá trị (USD)
2,839,486
675,743
869,640
446,637
4,831,506
Nhóm hàng
Bao bì
Hạt nhựa táí sinh
Hạt nhựa màu chủ
Hàng khác
Tổng cộng
Về tỷ trọng giá trị xuất khẩu:
- Trong cả 3 năm, mặt hàng bao bì luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của toàn công ty với 58.77% vào năm 2007, 7.19% vào năm 2008 và tăng lên 80% vào năm 2009. Đứng ngay sau mặt hàng bao bì nhựa là hạt nhựa màu chủ (Masterbach) khi mặt hàng này cũng chiếm tỷ trọng khá cao, 18.01% năm 2007, 13.61% năm 2008 và 14.01% năm 2009. Tuy nhiên, việc xuất khẩu hạt nhựa màu chủ lại có tính không ổn định khi tỷ trọng của nó giảm trong năm 2008 và 2009 so với năm 2007. Trong khi đó thì nhóm hàng hạt nhựa tái sinh lại không thể đáp ứng được sự kỳ vọng của công ty khi chỉ chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu, thậm chí trong năm 2009 chỉ còn chiếm 1.86%. Các mặt hàng nhỏ lẻ khác như hộp giấy, tăm tre, túi vải …. chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ, khoảng 5%, và có xu hướng ổn định.
Tỷ trọng giá trị xuất khẩu các mặt hàng của công ty Alta từ năm 2007 đến 2009 được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu các mặt hàng của công ty Alta từ năm 2007 đến năm 2009
Năm 2009
Năm 2008
Năm 2007
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - công ty Alta)
- Nguyên nhân của vấn đề trên được giải thích như sau:
+ Bao bì là mặt hàng truyền thống của công ty trong nhiều năm qua và được ban giám đốc xác định là mặt hàng chủ lực. Chất lượng mặt hàng bao bì cũng được đánh giá là tốt so với các đối thủ cạnh tranh. Theo một báo cáo của ban giám đốc, các đối tác của công ty tỏ ra rất hài lòng về chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm. Vì vậy mà bao bì luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu và giữ được vị trí này trong nhiều năm liên tiếp.
+ Năm 2007, khi nền kinh tế thăng hoa, việc xuất khẩu các mặt hàng khác của công ty Alta cũng theo đó mà gặp nhiều thuận lợi hơn. Song, năm 2008 và 2009, những tác động xấu từ kinh tế thế giới khiến công ty Alta không thể tập trung đầu tư dàn trải vào tất cả các mặt hàng. Vì vậy mà việc xuất khẩu hạt nhựa màu chủ, hạt nhựa tái sinh và một số mặt hàng khác đã bị chững lại khiến tỷ trọng của chúng trong tổng giá trị xuất khẩu bị giảm sút đáng kể.
Về giá trị xuất khẩu các mặt hàng.
Mặt hàng bao bì đạt giá trị 2,839,486 USD năm 2007, và tăng lên 3,779,206 USD năm 2008, tức 33.09%. Tuy vậy lại bị sụt giảm đến 1,111,489 USD năm 2009, xuống mức 2,667,217 USD.
Mặt hàng hạt nhựa màu chủ cũng có mức giảm đáng kể, từ 869,640 USD năm 2007 xuống 666,397 USD năm 2008 và 447,067 USD năm 2009 với các tỷ lệ giảm tương ứng từng năm là 23.37% và 29.91%.
Mặt hàng hạt nhựa tái sinh dù đã đóng góp tới 675,743 USD năm 2007 song đã không thể duy trì mức tăng trưởng khi chỉ còn lại 325,164 USD năm 2008 và 62,140 USD năm 2009.
Các mặt hàng còn lại nhìn chung cũng có mức suy giảm nhất định trong các năm 2008 và 2009.
Biểu đồ 2.3: Giá trị xuất khẩu các mặt hàng của công ty Alta từ năm 2007 đến năm 2009
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - công ty Alta)
Như vậy, ngoài mặt hàng bao bì có tăng trưởng dương trong năm 2008 thì các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu khác của công ty đều bị sụt giảm về mặt giá trị. Đặc biệt trong năm 2009, hoạt động xuất khẩu của công ty Alta gặp rất nhiều khó khăn, tất cả các mặt hàng đều tăng trưởng âm, khiến tổng giá trị xuất khẩu của toàn công ty chỉ đạt 3,333,879 USD, bằng 68% so với năm 2008.
- Những nguyên nhân của tình trạng trên:
+ Mặc dù năm 2008 là năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tuy nhiên công ty Alta và kinh tế Việt Nam vẫn chưa phải gánh chịu hậu quả trực tiếp, và vẫn còn một số đơn hàng đã ký từ năm 2007, nên chỉ có các mặt hàng nhựa tái sinh và hạt nhựa màu chủ là bị sụt giảm đôi chút trong khi mặt hàng bao bì được công ty quan tâm đầu tư đã có mức tăng khá đáng kể. Trong hơn 900,000 USD giá trị tăng thêm của ngành bao bì, phải kể đến một tỷ lệ rất lớn của bao bì tự huỷ, vì đây là mặt hàng thân thiện với môi trường, rất được ưa chuộng tại Nhật Bản, Mỹ và một số nước EU.
+ Tuy nhiên, do ban giám đốc công ty đã không đánh giá được hết mức độ tàn phá của cơn bão tài chính trên, cộng thêm việc suy thoái lan rộng ra hầu hết các nước trên thế giới nên tất cả các mặt hàng của công ty đều có sự sụt giảm rất lớn về mặt giá trị. Nhiều đơn hàng bị mất tại thị trường Châu Âu, trong khi thị trường Châu Á hầu như bị đóng băng.
+ Mặt khác, giá nguyên vật liệu nhập khẩu cũng như trong nước tăng cao và khan hiếm dẫn tới việc sản xuất của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó cũng ảnh hưởng lớn tới việc xuất khẩu.
Về mức độ ảnh hưởng.
Khi có sự biến động về mặt giá trị xuất khẩu thì các mặt hàng cũng kéo theo sự biến động của tổng kim ngạch xuất khẩu. Những mặt hàng mà biến động càng lớn thì mức độ ảnh hưởng của nó càng nhiều.
+ Năm 2008, mặt hàng bao bì tăng trưởng khá cao (3.09%) đã kéo tổng KNXK lên 19.45% trong khi các mặt hàng hạt nhựa lại có mức tăng trưởng âm, ảnh hưởng không tốt tới giá trị xuất khẩu của toàn công ty khi kéo giá trị này giảm 4.21% và 7.26%. Những mặt hàng nhỏ lẻ còn lại cũng làm ảnh hưởng -6.65% đối với tổng KNXK.
+ Năm 2009, khi mà GTXK của mọi mặt hàng đều giảm sút thì việc chúng góp phần làm tổng KNXK đi xuống là điều hiển nhiên. Mức độ ảnh hưởng của từng mặt hàng bao bì, hạt nhựa màu chủ, hạt nhựa tái sinh đến tổng GTXK lần lượt là -22.71%; -4.075; -5.37%.
Như vậy, trong cả 3 năm, khi có sự biến động về mặt GTXK thì mặt hàng bao bì luôn tác động nhiều nhất tới tổng GTXK của toàn công ty. Vì vậy trong thời gian tới, muốn kéo tổng giá trị xuất khẩu lên thì việc cần làm và quan trọng nhất đối với công ty Alta là đẩy mạnh việc giới thiệu, chào bán sản phẩm này ở các thị trường mới đồng thời củng cố thêm những thị trường cũ, cùng với đó là nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
2.3.4 Xuất khẩu theo thị trường
2.3.4.1 Tình hình chung
Kể từ khi chuyển đổi cơ cấu thành một công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đến nay, công ty Alta đã thực hiện việc xuất khẩu của mình qua nhiều nước thuộc nhiều khu vực trên thế giới, đồng thời cũng luôn tìm kiếm những khách hàng mới nhằm mở rộng thị trường và tăng doanh thu.
Trong giai đoạn từ 2007 đến 2009, thị trường xuất khẩu của công ty khá đa dạng, từ châu Á, châu Âu, cho đến châu Mỹ với doanh thu xuất khẩu luôn chiếm một phần rất lớn trong tổng doanh thu của cả công ty.
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty Alta từ năm 2007
đến năm 2009
Thị trường
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
I.Châu Âu
889,212
18.40
253,134
5.17
223,423
6.70
Italia
285,930
5.92
180,293
3.68
48,721
1.46
Hà Lan
133,009
2.75
72,841
1.49
-
-
Đức
189,049
3.91
-
-
-
-
Anh
199,379
4.13
-
-
106,687
3.20
Bỉ
81,845
1.69
-
-
68,015
2.04
II.Châu Á
2,331,072
48.25
2,432,977
49.70
1,741,478
52.24
Malaysia
460,907
9.54
328,257
6.71
505,069
15.15
Singapore
410,730
8.50
468,280
9.57
450,643
13.52
Indonesia
509,582
10.55
569,526
11.63
208,365
6.25
Trung Quốc
574,700
11.89
613,701
12.54
431,957
12.96
Nhật Bản
375,152
7.77
453,213
9.26
145,444
4.36
III. Châu Úc, Châu Mỹ
1,417,300
33.35
2,209,556
45.13
1,368,977
41.06
Newzealand
192,210
4.08
-
-
38,333
1.15
Australia
257,075
5.33
473,004
9.26
-
-
Mỹ
906,074
18.75
1,431,036
29.23
1,324,117
39.71
Canada
250,863
5.19
305,516
6.24
6,527
0.2
Tổng cộng
4,831,506
100
4,895,667
100
3,333,879
100
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - công ty Alta)
Nhìn một cách tổng quát, trong tổng giá trị xuất khẩu của toàn công ty trong cả 3 năm thì giá trị xuất khẩu vào thị trường Châu Á luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có hướng tăng đều trong các năm.
Năm 2007 chiếm 48.25%
Năm 2008 chiếm 49.70%
Năm 2009, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và doanh thu bị sụt giảm, nhưng giá trị mà thị trường này đóng góp vào tổng kim ngạch lại tăng lên mức 52.24%, chiếm hơn một nửa tổng giá trị xuất khẩu của toàn công ty.
Việc xuất khẩu vào thị trường Châu Á là rất ổn định và dần dẫn tới việc bão hòa thị trường. Ở đây cũng tập trung rất nhiều đối thủ cạnh tranh đặc biệt là trong lĩnh vực bao bì nhựa. Có thể nhận ra rằng, khách hàng lớn nhất của công ty ở thị trường này vẫn là Trung Quốc khi kim ngạch xuất khẩu sang đất nước đông dân số nhất thế giới này duy trì ở mức trên 400,000 USD, chiếm hơn 11% tổng giá trị xuất khẩu. Vì vậy, công ty Alta cần tiếp tục coi trọng thị trường này và phải xem đây là thị trường xuất khẩu chủ lực, cần dành nhiều ưu tiên nhằm bù đắp vào những thị trường khác mà công ty bị mất vào tay các đối thủ hoặc không thể xuất khẩu do tình hình kinh tế diễn biến tồi tệ.
Trong khi đó tại thị trường Châu Âu, thị trường được xem là tiềm năng nhất của công ty thì việc xuất khẩu lại không ổn định khi công ty mất khá nhiều khách hàng trong các năm 2008 và 2009. Nếu năm 2007, giá trị xuất khẩu vào thị trường này còn đạt 889,212 USD, chiếm 18.40%, thì bước sang năm 2008 và 2009, tỷ lệ này đã giảm rất lớn xuống còn 5.17% và 6.70%. Điều này có thể được lý giải như sau:
Châu Âu là một thị trường rất khó tính với trình độ dân trí cao và những yêu cầu khắt khe hơn hẳn các thị trường khác. Các sản phẩm muốn xuất được vào đây bắt buộc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về mẫu mã, bao bì đóng gói, đặc biệt là an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, thời gian giao hàng và cách thức làm việc chuyên nghiệp cũng là một vấn đề đáng phải quan tâm.
Về phía công ty Alta, mặc dù các sản phẩm có thể đáp ứng các yêu cầu của phía đối tác, nhưng cũng cần một khoảng thời gian nhất định để các nước Châu Âu có thể kiểm chứng sản phẩm. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của công ty Alta còn hạn chế về mặt số lượng cũng như trình độ. Điều này gây nên khá nhiều khó khăn trong việc tiến hành tiếp thị, đàm phán với các đối tác chuyên nghiệp bên phía Châu Âu.
Năm 2008 và 2009, thế giới bị cơn bão tài chính tồi tệ quét qua và Châu Âu chính là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Không chỉ các nước có nền kinh tế nhỏ mà các cường quốc như Anh, Pháp, Italia, Đức… cũng rơi vào suy thoái. Năm 2009, kinh tế của các nước thành viên EU có mức tăng trưởng -0.2%, thấp nhất trong vòng một thế kỷ qua. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức tồi tệ, lên tới 9.5%, chỉ số giá tiêu dùng liên tục hạ do người dân và doanh nghiệp giảm chi tiêu để ứng phó với tình hình suy thoái tệ nhất trong hơn 60 năm qua.Chính các yếu tố này đã khiến cho việc xuất khẩu vào Châu Âu gặp khó khăn hơn bao giờ hết và việc công ty Alta bị mất thị trường cũng là điều dễ hiểu.
Điểm sáng nhất ở thị trường Châu Âu nằm ở Anh. Sau một năm 2008 không thể có đơn hàng từ xứ sở sương mù, những tưởng thị trường này đã bị mất, giống như thị trường Đức thì bất ngờ sang quý IV năm 2009, nhờ tình hình kinh tế có những diễn biến bớt u ám (tăng trưởng 0.1%), Vương quốc Anh tiếp tục quay trở lại với công ty Alta. Giá trị xuất khẩu tại thị trường này đạt cao nhất Châu Âu với 106,687 USD, chiếm 3.20% tổng giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, thị trường Italia mặc dù giảm qua các năm nhưng nhìn chung là ổn định hơn các thị trường khác khi vẫn xuất khẩu được trong từng năm. Vì vậy công ty Alta cần coi trọng thị trường này và có những biện pháp nhằm giữ vững và phát triển thị trường này hơn nữa.
Các thị trường còn lại thuộc châu Mỹ và châu Úc nhìn chung đều có xu hướng giảm giá trị xuất khẩu trong năm 2009. Tại Canada, giá trị xuất khẩu vào đây sau khi nhích lên 305,516 USD vào năm 2008 so với con số 250,863 USD của năm 2007, đã bị tụt dốc bất ngờ với chỉ 6,527 USD vào năm 2009, chiếm tỷ trọng không đáng kể, 0.2% tổng giá trị xuất khẩu. Thị trường Australia đã hoàn toàn không được nhắc tới ở đây khi không nhận được một đơn hàng nào từ đất nước chuột túi. Newzealand thì có phần khả quan hơn, song giá trị xuất khẩu cũng chỉ đạt 1.15%.
Điều đáng quan tâm nhất và cũng là tín hiệu tích cực nhất đối với toàn ngành xuất khẩu của công ty là việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ gặp rất nhiều thuận lợi, đem lại doanh thu rất cao mặc dù đất nước này cũng phải trải qua một năm tồi tệ. Trong cả ba năm, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ luôn đạt cao nhất, đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nếu năm 2007, giá trị xuất khẩu vào Mỹ đạt 906,074USD, chiếm 18.75% thì sang năm 2008 đã vọt lên mức 1,431,036 USD, chiếm 29.23%. Năm 2009 tuy không còn giữ được gá trị xuất khẩu như năm 2008, song do doanh thu xuất khẩu của công ty giảm mạnh, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này đã chiếm tới 39.71%. Đây là một thành công ngoài sức mong đợi của toàn công ty, ghi nhận những nỗ lực làm việc, chiến lược mở rộng thị trường của công ty Alta. Trong thời gian tới, công ty Alta cần duy trì vị thế xuất khẩu vào thị trường Mỹ, vì đây là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, nhu cầu và sức mua của người dân là rất lớn. Bên cạnh đó, cũng cần triển khai các biện pháp marketing một cách có hiệu quả, không ngừng cải tiến quy trình sản xuất nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm nói chung. Có như vậy, sản phẩm của công ty Alta mới có chỗ đứng và ngày một mở rộng hơn không chỉ ở thị trường Mỹ mà còn ở các thị trường khác trên toàn thế giới.
Tình hình doanh thu xuất khẩu theo thị trường của công ty Alta từ năm 2007 đến 2009 được thể hiện qua biều đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu theo thị trường của công ty Alta từ năm 2007 đến năm 2009
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - công ty Alta)
2.3.4.2 Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty Alta
Thị trường Mỹ
- Đặc điểm nền kinh tế Mỹ: Mỹ là thị trường khá hấp dẫn, lý tưởng của ngành nhựa với dân số đông (khoảng 300 triệu người theo số liệu năm 2009), đa số sống ở thành thị, có thu nhập quốc dân cao, GDP lên tới 14,256 tỷ USD và GDP bình quân đầu người là 47,500 USD năm 2009. Hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 25 tỷ USD các sản phẩm nhựa – đứng đầu thế giới và con số này vẫn tiếp tục tăng theo các năm. Thị trường nhập khẩu của Mỹ chủ yếu là từ các nước châu Á và khu vực Mỹ Latinh.
- Tình hình xuất khẩu của công ty Alta vào thị trường Mỹ: Trong một số năm qua, cùng với một số thay đổi lớn từ tình hình kinh tế thế giới và trong nước, công ty Alta đã xúc tiến rất nhiều các biện pháp xuất khẩu vào thị trường béo bở này. Kim ngạch xuất khẩu tăng qua từng năm, từ 906,074 USD năm 2007 lên 1,431,036 USD năm 2008 và 1,324,117 USD năm 2009. Tỷ trọng xuất khẩu cũng tăng đều và đến năm 2009 đã đạt 39.71%, cao nhất trong tất cả các thị trường xuất khẩu của công ty. Điều này được giải thích bởi các nguyên nhân sau:
Mỹ là thị trường tiêu dùng lớn, lại khá dễ tính, không đòi hỏi các yêu cầu khắt khe như thị trường EU hay Nhật Bản, vì vậy các sản phẩm có chất lượng tốt của công tyAlta có thể dễ dàng xuất khẩu vào đây.
Năm 2008 và 2009, thế giới phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề khiến cho những nền kinh tế lớn khác chịu tác động sâu rộng, nguồn cung cho thị trường Mỹ bị hạn chế vì vậy mà mặc dù có giảm sút về nhu cầu, các nhà nhập khẩu của Mỹ vẫn hướng về Việt Nam như một sự thay thế và công ty Alta đã biết tận dụng thời cơ để tăng tỷ trọng xuất khẩu của mình
Kim ngạch xuất khẩu của công ty Alta vào Mỹ trong một số năm qua được mô tả qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.5: Giá trị xuất khẩu của công ty Alta vào thị trường Mỹ từ năm 2007 đến năm 2009
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - công ty Alta)
Nếu so sánh với toàn công ty thì xuất khẩu vào thị trường Mỹ cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và khi gặp suy thoái kinh tế thì mức giảm lại thấp hơn. Điều này được thể hiện như sau:
Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ so với toàn công ty
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - công ty Alta)
Theo đó, nếu chọn năm 2006 làm gốc với giá trị xuất khẩu toàn công ty là 3,821,530 USD và giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ là 571,624 USD thì qua năm 2007 và 2008, trong khi giá trị xuất khẩu toàn công ty chỉ tăng 126.43% và 128.11% thì con số tương ứng ở thị trường Mỹ là 158.51% và 250.35%. Đặc biệt trong năm 2009, giá trị xuất khẩu toàn công ty sụt giảm nghiêm trọng, xuống mức 87.24% thì thị trường Mỹ vẫn đem về mức tăng 231.64%.
Mặc dù việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ của công ty Alta gặp khá nhiều thuận lợi và ổn định qua các năm, nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn quá nhỏ bé so với nhu cầu khổng lồ của thị trường này, chỉ chiếm 0.005% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ và khoảng 2% so với giá trị xuất khẩu nhựa của VN vào Mỹ
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty Alta vào thị trường Mỹ: Hiện nay, công ty Alta đang xuất khẩu vào Mỹ các sản phẩm chủ yếu sau:
- Hạt nhựa màu chủ
- Bao bì tự hủy
Đây là các sản phẩm chủ lực của công ty, được đầu tư lớn về máy móc và nguyên liệu sản xuất. Công ty cũng đã có những biện pháp, chính sách marketing nhằm quảng bá hình ảnh và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm này. Thêm vào đó, năm 2010, kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu hồi phục, tăng trưởng trong quý 1 là 3.7%, quý 2 là 2.4%, khiến cho nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao. Chính quyền của tổng thống B. Obama cũng có nhiều chính sách ưu đãi nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Công ty Alta nên nắm bắt cơ hội này để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu của mình nhằm tìm kiếm tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu sau một năm 2009 đầy những khó khăn và suy giảm.
Song hạn chế lớn nhất của công ty Alta hiện nay là chưa có đội ngũ nhân viên thực sực chuyên nghiệp, am hiểu sâu sắc thị trường Mỹ cũng như trong các mối quan hệ ngoại thương. Điều này làm cho việc xuất khẩu gặp khó khăn hơn và ảnh hưởng tới kế hoạch chung của công ty.
- Chính sách nhập khẩu của Mỹ: Cùng với việc nhập khẩu khá lớn lượng hàng hóa bên ngoài, Mỹ cũng có các biện pháp hữu hiệu bằng con đường thuế quan và chống bán phá giá. Vào cuối tháng 1 năm 2010, Mỹ đã ra phán quyết áp thuế chống bán phá giá 76.11% đối với hàng nhựa PE có quai của 2 công ty Fotai Vietnam và Advange Polybag. Rất may, đây không phải hai loại hàng hóa xuất khẩu của công ty Alta, tuy vậy chúng ta vẫn phải hết sức thận trọng, vì nếu bị áp thuế chống bán phá giá, lợi nhuận thu được sẽ không đáng kể và công ty sẽ bị mất thị trường.
Thị trường Trung Quốc
Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam luôn trong thế bị động khi nhập siêu của chúng ta luôn ở mức xấp xỉ 10 tỷ Đôla. Đây thực sự trở thành một vấn đề hết sức nan giải với các nhà chức trách. Hiện Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc nhàm làm cân bằng cán cân thương mại. Các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là lúa gạo, dầu thô, thủy hải sản, nhựa… Công ty Alta cũng đã nhìn thấy tiềm năng xuất khẩu từ thị trường này và trong một số năm qua đã triển khai nhiều biện pháp để tìm chỗ đứng của mình trong thị trường hơn 1 tỷ dân.
Năm 1998, ngay từ khi cổ phần hóa, công ty Alta đã liên hệ với một số nhà nhập khẩu từ Trung Quốc. Song, quan hệ giữa hai bên chỉ dừng lại mức thâm nhập thị trường và tìm hiểu lẫn nhau. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc tỏ ra khá e dè trước các sản phẩm của công ty Alta và thườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tran tien dat-106401166.doc
- Tran tien dat-106401166.pdf