MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU .1
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH THEO LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
I. Khái quát chung về đầu tư nước ngoài 3
1. Khái niệm đầu tư nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu .3
II. Một số vấn đề cơ bản về doanh nghiệp liên doanh theo luật
đầu tư nước ngoài tại Việt nam 6
1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của một doanh nghiệp
liên doanh .6
2. Những quan điểm của Nhà nước Việt nam về thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài theo hình thức doanh nghiệp
liên doanh .21
III. Vài nét về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh
tại Việt nam .28
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI
TẠI CÔNG TY DẦU KHÍ ĐÀI HẢI (DHP)
I. Khái quát về Công ty Dầu khí Đài Hải (DHP) .33
1. Sự cần thiết phải liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực
khí gas hoá lỏng (LPG), nhựa đường tại Việt nam .33
2. Sự ra đời Công ty Dầu khí Đài Hải (DHP) .39
3. Mục đích và nhiệm vụ chính của Công ty Dầu khí
Đài Hải (DHP) 40
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành quản lý của Công ty
Dầu khí Đài Hải (DHP) .41
II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Dầu khí Đài Hải (DHP) .46
1. Giai đoạn đầu (Từ năm 1995 đến năm 1997) .46
2. Giai đoạn mở rộng (Từ năm 1998 đến nay) 53
III. Đánh giá chung về hoạt động liên doanh với nước ngoài tại
Công ty Dầu khí Đài Hải (DHP) .57
1. Ưu điểm . .57
2. Những tồn tại chủ yếu . .60
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
TĂNG CƯỜNG LIÊN DOANH CÓ HIỆU QUẢ VỚI NƯỚC NGOÀI
TẠI CÔNG TY DẦU KHÍ ĐÀI HẢI (DHP)
I. Định hướng phát triển của Công ty .63
II. Những giải pháp nhằm tăng cường liên doanh có hiệu quả
với nước ngoài tại Công ty Dầu khí Đài Hải (DHP). .64
1. Giải pháp đối với Công ty Dầu khí Đài HảI (DHP) 64
2. Kiến nghị đối với Nhà nước 69
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .75
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động liên doanh tại công ty dầu khí Đài Hải (DHP), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng góp đáng kể trong kết quả tổng thể đạt được của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt nam thời gian qua, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá phục vụ và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp to lớn của hoạt động liên doanh với nước ngoài nói riêng và hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung đối với nền kinh tế đất nước thì từ năm 1997 trở lại đây nhịp độ thu hút đầu tư nướcngoài đặc biệt hoạt động liên doanh với nước ngoài có chiều hướng giảm sút. Bên cạnh những yếu tố khách quan như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực và sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng trở nên gay gắt…, do những hạn chế của bản thân môi trường kinh doanh tại Việt nam, những bất cập của một số cơ chế, chính sách, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này còn yếu kém, thủ tục hành chính phiền hà, tồn tại nhiều bất cập, thì sự giảm sút này còn có nguyên nhân do chính các doanh nghiệp Việt nam tham gia làm đối tác trong các liên doanh gây nên. Trong thời gian vừa qua xảy ra tình trạng có rất nhiều các công ty liên doanh sau một thời gian hoạt động đã đệ trình cơ quan chủ quản xin chuyển đổi thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, như Công ty TNHH Coca Cola Việt nam, Công ty TNHH Shell Codamo Việtnam,…Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do mâu thuẫn giữa bên Việt nam và nước ngoài trong quá trình quản lý điều hành Công ty. Bên Việt nam vẫn chưa thể làm quen được với những phương pháp quản lý tiên tiến của bên nước ngoài trong liên doanh, vẫn tồn tại cung cách quản lý lãnh đạo kiểu Việt nam: chậm chạp, không hiệu quả dẫn đến việc ra quyết định trong công ty liên doanh không được thuận lợi, thậm chí nhiều khi các đối tác trong công ty phải dùng đến biện pháp bỏ phiếu trong cuộc họp Hội đồng quản trị của công ty để biểu quyết cho một vấn đề mà hai bên không thể dung hoà quan điểm. Những người tham gia lãnh đạo công ty liên doanh do bên Việt nam cử ra do trình độ, tầm nhận thức hạn chế nên nhiều khi bên Việt nam chưa phát huy được vai trò là chủ nhà với thủ tục hành chính, luật pháp, điều kiện kinh doanh, đặc tính người lao động Việt nam…và đã không thể hiện được mình là chỗ dựa vững chắc cho liên doanh khiến đối tác nước ngoài cảm nhận rằng dường như bên Việt nam không vì lợi ích của Công ty liên doanh. Đây cũng là một hạn chế của hoạt động liên doanh do phía Việt nam đóng góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không phải góp vốn bằng tiền. Đặc biệt luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam quy định về nguyên tắc nhất trí đối với những vấn đề lớn của Công ty liên doanh. Nguyên tắc nhất trí này mặc dù nhằm nâng cao vị thế của bên Việt nam trong liên doanh nhưng đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ ra quyết định trong những vấn đề quan trọng vì trong trường hợp hai bên bất đồng quan điểm thì cứ phải bàn đi bàn lại nhiều lần, gây lãng phí thời gian, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Đối với người nước ngoài chữ “tín” được coi trọng hàng đầu, đã hứa đã nhận lời là phải thực hiện, nhưng ở người Việt nam bất kể là những người ở chức vụ cao hay những cán bộ công nhân bình thường phần đông thì lại có một thói quen xấu là dễ hứa và dễ quên. Chính điều này đã làm giảm độ tín nhiệm của nhà đầu tư nước ngoài đối với đối tác Việt nam. Và nó đã giải thích vấn đề tại sao bên nước ngoài chưa thể cất nhắc những người Việt nam vào những vị trí quan trọng trong Công ty. Muốn khắc phục được tình trạng trên hơn ai hết các doanh nghiệp Việt nam tham gia liên doanh phải tự nhận thức và hoàn thiện mình, lấy nguyên tắc “Hai bên cùng có lợi” làm kim chỉ nam cho hoạt động liên doanh. Khi xảy ra mâu thuẫn phải xử lý những va chạm, mâu thuẫn này theo hướng củng cố sự hợp tác giữa hai bên, vì sự tồn tại và phát triển của công ty liên doanh. Đồng thời bên Việt nam phải lựa chọn kỹ các thành viên tham gia hội đồng quản trị và tham gia ban lãnh đạo công ty liên doanh với các tiêu chuẩn như trọng chữ tín, có năng lực, bản lĩnh, có kiến thức kinh doanh để vừa có thể tham gia điều hành hoạt động của Công ty vừa đóng vai trò đối trọng trong quá trình ra quyết định cuối cùng của liên doanh trong việc so sánh với bên nước ngoài. Bên Việt nam phải phát huy được vai trò chủ nhà, phải thể hiện được mình là chỗ dựa vững chắc không thể thiếu trong liên doanh trong việc giải quyết những những vấn đề về thủ tục hành chính, những quy định luật pháp, điều kiện kinh doanh…
Chương II
Thực trạng liên doanh với nước ngoàI tạI công ty dầu khí đàI hảI (dhp)
kháI quát về công ty dầu khí đàI hải (DHP)
1. Sự cần thiết phải liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực khí gas hoá lỏng (LPG) và nhựa đường tại Việt nam
Doanh nghiệp liên doanh là một hình thức đầu tư nước ngoài trực tiếp, do đó tính tất yếu của việc thành lập các doanh nghiệp liên doanh nằm trong bản chất khách quan của sự vận động của dòng đầu tư nước ngoài trực tiếp.
Để phát triển và phổ cập sử dụng khí gas hoá lỏng trong dân dụng, trong công nghiệp, và muốn hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng lưới đường bộ giao thông thì phải có vốn, trang thiết bị hiện đại và trình độ tổ chức quản lý nghiệp vụ. Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, giải quyết vấn đề vốn ngoại tệ và kỹ thuật tiên tiến là vấn đề nan giải nhất. Trong thời gian gần đây, người ta đã giải quyết vấn đề này bằng con đường hợp tác liên doanh với các công ty dầu khí nước ngoài. Đây là một khuynh hướng đang phát triển ở các nước đang phát triển, và là một hình thức cao của quá trình hợp tác kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật tiên tiến, tranh thủ kinh nghiệm, còn góp phần mở rộng nguồn khách hàng, mở ra các cơ hội về việc làm, cải thiện đời sống người lao động.
Việc thành lập các liên doanh về khí gas hoá lỏng đã đáp ứng nhu cầu sử dụng gas làm chất đốt (nhiên liệu sạch) của người dân, phục vụ cho sản xuất ở các cơ sở công nghiệp. Gas được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1920 ở Mỹ. Đến nay, hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều sử dụng gas. Gas đã được sử dụng từ trước năm 1957 ở miền Nam Việt nam và đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, với mức tiêu thụ khoảng 400 tấn, năm 1964 tăng trưởng lên 1.900 tấn, năm 1975 tại khu vực này với 16 triệu dân với mức tiêu thụ gas chỉ vào khoảng 15.000 tấn/năm, có nghĩa là mức tiêu thụ xấp xỉ khoảng 1kg/đầu người. Khi đó thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối tồn trữ nhập khẩu LPG với công suất là 1.800 tấn, trong đó 600 tấn là thuộc kho chứa của Công ty Shell Hà lan, 1.200 tấn là công suất sức chứa của Công ty ESSO của Mỹ.
Năm 1975 sau khi kết thúc chiến tranh thống nhất đất nước, nền kinh tế Việt nam bị tàn phá nặng nề, lệnh cấm vận của Mỹ càng phong toả khả năng phát triển kinh tế kiến thiết xây dựng lại đất nước, ngoại tệ thiếu hụt trầm trọng thêm vào cơ chế chính sách bao cấp của Việt nam giá điện rẻ, thì củi, than, dầu hoả lại là nhiên liệu chủ yếu của người dân. LPG nhập khẩu từ nước ngoài đi vào ngõ cụt, mặc dù một số đơn vị kinh tế tại Sài gòn tiếp tục nhập LPG từ Đông Âu và Liên xô, nhưng cho đến năm 1984 thì dừng nhập khẩu hoàn toàn. Sau một thời gian gián đoạn như vậy, đến năm 1992, sau 5 năm cải tổ mở cửa nền kinh tế, những nhà đầu tư nước ngoài mới trở lại Việt nam khảo sát thị trường tìm cơ hội đầu tư, mức sống và thu nhập của hầu hết dân Việt nam đã tăng và nhu cầu sử dụng gas đã trở lại. Sau năm 1993 những công ty dầu khí nước ngoài bắt đầu hợp tác với các công ty trong nước thành lập những công ty liên doanh sản xuất khí gas, thiết lập hệ thống kho cảng bồn chứa mạng lưới tiêu thụ, khiến cho giá gas rẻ hơn nhiều so với thời kỳ đầu. Thêm vào đó Chính phủ nhận thức sâu sắc về vấn đề bảo vệ môi trường và đa dạng hoá nhiên liệu, Chính phủ Việt nam đã khuyến khích người dân và các ngành sản xuất công nghiệp sử dụng gas làm nhiên liệu đốt và sản xuất để đề phòng rừng quốc gia bị chặt phá nặng nề, chính vì vậy mà việc sử dụng gas ngày càng được phổ cập đến các hộ gia đình, các nhà sản xuất. Nhu cầu về sử dụng gas của người dân ngày càng tăng, và trong tương lai còn tăng nhiều, cụ thể năm 1992 nhu cầu chỉ có 400 tấn, năm 1993 nhu cầu tăng lên 5.000 tấn, năm 1994 là 16.330tấn, 1995 là 35.000 tấn, đến năm 1999 nhu cầu đã đạt tới mức 220.000 tấn, năm 2000 là 260.000 tấn, năm 2001 là 398.000 tấn và năm 2002 nhu cầu là 540.000 tấn. Từ năm 1999 trở về trước Việt nam phải nhập toàn bộ số lượng Gas này, nhưng sau khi nhà máy tách khí Dinh cố tại Vũng tàu với công suất 270.000 tấn một năm chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 1999 thì Việt nam chỉ phải nhập khẩu mỗi năm từ 40.000 tấn đến 90.000 tấn để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước. Theo dự báo nhu cầu sử dụng gas sẽ còn tăng nhiều trong những năm tới.
Có lẽ nắm bắt được nhu cầu này nên thời gian đầu chỉ có hai doanh nghiệp của nhà nước sản xuất phân phối khí gas như Petrolimex, SaigonPetro, nhưng cho đến thời điểm hiện nay thì cả nước đã có đến 15 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đó có 4 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và 11 doanh nghiệp liên doanh với hệ thống thiết bị công nghệ dây chuyền hiện đại, đáp ứng nhu cầu sử dụng gas của người dân và các cơ sở sản xuất của Việt nam, cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo việc làm cho hàng vạn lao động.
Việc thành lập các liên doanh về khí gas hoá lỏng còn tiết kiệm chi phí chất đốt, tiết kiệm diện tích sử dụng cho nhân dân, tiết kiệm thời gian đun nấu và không ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được các nguồn nguyên liệu khác. Nhiên liệu là các loại năng lượng cung cấp để vận hành các loại máy móc thiết bị, công cụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển của sản xuất và đời sống, loài người đã trải qua sử dụng các loại nhiên liệu như: củi, than, xăng dầu, điện, gas,…Tuỳ thuộc vào trình độ sản xuất, điều kiện và mức sống mà mức độ cơ cấu sử dụng các loại nhiên liệu trên ở mỗi nước, mỗi khu vực ở từng thời kỳ là khác nhau. Trên thực tế sử dụng mỗi loại nhiên liệu trên có những ưu nhược điểm khác nhau. Củi có ưu điểm là giá thành rẻ, dễ sử dụng, thiết bị đơn giản, nhưng có nhược điểm là diện tích sử dụng lớn, khói nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường, hệ số an toàn không cao, nguồn cung cấp hạn chế dần. Than có ưu điểm là giá thành rẻ, thiết bị đơn giản rẻ tiền, nhưng có nhược điểm là diện tích sử dụng lớn, sinh khói và khí độc gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng dầu có ưu điểm giá thiết bị rẻ, dễ đầu tư nhưng lại có nhược điểm là giá thành cao, sinh khói và dễ gây ô nhiễm môi trường. Còn việc sử dụng điện thì có ưu điểm là giá thiết bị không đắt nhưng giá thành cao, hệ số an toàn không cao, thời gian lâu. Để khắc phục nhược điểm của các nhiên liệu trên cũng như tạo ra những nguồn nhiên liệu, năng lượng mới, ở các nước phát triển đã khai thác và sản xuất ra loại nhiên liệu mới phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống đó là khí gas hoá lỏng (LPG). Gas là hỗn hợp hoá lỏng của khí Butan và Propan. Với các ưu điểm: ngọn lửa mạnh, nhiệt lượng cao, nhanh gọn, sạch sẽ, tiện dụng, giá cả hợp lý, không ô nhiễm môi trường, khí gas rất được ưa chuộng và trở thành nguồn nhiệt năng lý tưởng và hiện đại được sử dụng rộng rãi trong đời sống dân dụng (đun, nấu trong hộ gia đình, bếp ăn tập thể) và trong công nghiệp (sấy khô, hàn cắt kim loại). Theo các chuyên gia tính toán thì khi đốt một 1kg khí gas hoá lỏng sẽ tạo ra nhiệt lượng tương đương 5-7kg củi, tương đương 2-3 lít dầu, tương đương1,8 lít xăng, tương đương 13,7 Kwh đIện.
Ngoài ra, việc liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực gas này tận dụng được nguồn vốn của nước ngoài đầu tư vào sản xuất và kinh doanh. Tiếp thu được công nghệ tiên tiến về sản xuất bảo quản khí hoá lỏng và kinh doanh mặt hàng này trên thị trường. Tận dụng được kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và quản lý trong lĩnh vực khí gas hoá lỏng. Giải quyết việc làm lâu dài cho nhiều lao động của Việt nam. Như chúng ta đều biết khí hoá lỏng (LPG) là một hỗn hợp dễ cháy khi có mồi lửa và luôn ở trong trạng thái áp lực cao; nếu xảy ra sự cố cháy nổ sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng cho con người và tài sản trong khu vực. Vì vậy công tác an toàn phải thực hiện một cách rất nghiêm ngặt. Thời gian đầu ở Việt nam mới có quy phạm an toàn cho hệ thống nồi hơi và bình sinh khí axetylen, chưa có quy phạm đối với các loại bình chịu áp lực và các thiết bị áp lực cao dùng để chứa và sản xuất khí Gas hoá lỏng, chưa có quy phạm đối với việc sử dụng gas; không có đủ kỹ sư, cán bộ quản lý điều hành và lực lượng công nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Thời gian đầu các liên doanh đã áp dụng những quy phạm đảm bảo an toàn của các nước tiên tiến. Qua quá trình học hỏi kinh nghiệm từ các nước này thông qua hoạt động liên doanh với nước ngoài, hiện nay Việt nam đã xây dựng được hệ thống quy phạm an toàn dùng cho sản xuất và sử dụng khí gas hoá lỏng.
Sự cần thiết phải liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực nhựa đường xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trong việc nâng cao hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống giao thông đường xá để phát triển kinh tế đất nước và tiết kiệm chi phí giá thành. Giao thông và vận tải đóng một vai trò quan trọng trong sự đổi mới cơ cấu kinh tế và là nhu cầu thường xuyên, cấp bách, là hai yếu tố định hướng cho việc bố trí cơ cấu kinh tế. Trong thời gian qua, với những cố gắng liên tục, Việt nam đã xây dựng được một mạng lưới đồng bộ rộng khắp. Hiện nay tại Việt nam có khoảng 105.645km đường bộ trong đó đường quốc lộ 10.764km, tỉnh lộ là 15.645km. Đường đô thị 2.571km, đường khác 76.605km. Tình trạng chất lượng rất xấu và hỏng nặng, tất cả các mặt đường bị mài mòn, không bằng phẳng, rạn nứt, ổ gà, biến dạng, nhiều đoạn bị phá tận nền. Ngay những đoạn đường tốt thì tiêu chuẩn thiết kế thi công quá lạc hậu. Một hệ thống đường như vậy không thể đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội. Vì lẽ đó Nhà nước Việt nam đã nhìn nhận và vạch ra một kế hoạch dài hạn để ưu tiên phát triển giao thông vận tải đường bộ như là một phần chính trong kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng của Việt nam. Việc mở mang mạng lưới đồng bộ rộng khắp, từ các trục đường quốc gia, các nút giao thông toả ra khắp các tỉnh, huyện, xã, các vùng và đặc khu kinh tế, lên biên giới, Tây nguyên qua Lào, CamPu Chia, Nam Trung quốc, đường quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh sẽ được từng bước thực hiện. Các mục tiêu chủ yếu về xây dựng đường xá trong thời gian tới như sau: Bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo phục hồi 10.764 km đường quốc lộ. Rải nhựa cho 4.000 km đường đá dăm và cấp phối trên tuyến đường quốc lộ quan trọng. Xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại một hệ thống đường bộ hoàn hảo ở các thành phố trước hết là thủ đô Hà nội, Hải phòng,v.v…Nâng cấp và dần dần dải nhựa cho các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ và xuống xã. Để thực hiện mục tiêu trên cần phải sử dụng một lượng nhựa đường rất lớn. Thế nhưng nguồn cung cấp hiện tại và tương lai gần khoảng 8 đến 10 năm nữa vẫn hoàn toàn dựa vào nhập khẩu. Ngành dầu khí Việt nam chắc chắn còn một thời gian dài nữa mới có cơ sở nhà máy lọc dầu để sản xuất ra sản phẩm nhựa đường phục vụ cho tiêu dùng trong nước. Theo kế hoạch thì nhà máy lọc dầu đầu tiên hiện đang xây dựng tại Dung Quất, Quảng Ngãi sử dụng nguyên liệu là dầu thô khai thác tại vùng biển Việt nam lại không có khả năng sản xuất nhựa đường. Từ bối cảnh kinh tế trên việc liên doanh với nước ngoài để cung ứng ổn định nhựa đường phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Ngoài ra những tiến bộ kỹ thuật về ngành xây dựng đường chắc chắn sẽ được phổ cập tại Việt nam thông qua các liên doanh. Nhất là việc thi công mặt đường, rải nhựa. Thi công cơ giới và công xưởng hoá các trạm trộn dần dần sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn, tiến tới thay thế toàn bộ các phương pháp thi công cũ. Vì vậy cung ứng nhựa đường lỏng là phương thức tối ưu cho công nghệ làm đường này. Thay vì hiện nay chúng ta cứ phải nhập khẩu nhựa đường thùng phuy, giá thành cao, không kinh tế mà không đáp ứng được nhu cầu thì lợi ích liên doanh với nước ngoài trong việc xây dựng trạm tiếp nhận và phân phối nhựa đường là rất to lớn là giảm giá thành nhựa đường từ 20% đến 30% dẫn tới giảm giá thành xây dựng đường khoảng 10%.
Ngoài ra, do đặc tính của nhựa đường có độ nhớt cao tại những nhiệt độ nhất định của môi trường xung quanh nên đại đa số các loại nhựa đường cần được làm nóng trước để có thể vận chuyển thuận lợi. Tại các nhà máy lọc dầu, các loại nhựa đường được cung ứng với số lượng lớn được bảo quản tại nhiệt độ cao để khi vận chuyển đến khách hàng chúng có thể được sử dụng nhanh chóng. Đặc tính này đòi hỏi phải có công nghệ làm nóng nhựa đường bằng những thiết bị chuyên dụng như tồn trữ nhựa đường bằng hệ thống bồn có thiết bị làm nóng chuyên dụng, vận chuyển bằng xe bồn có thiết bị làm nóng, những xe bồn này có công suất khoảng từ 10 tấn đến 20 tấn. Nói chung theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, chỉ có thể cung ứng nhựa đường bằng xe bồn chuyên dụng cho khoảng cách dưới 150km kể từ nhà máy lọc dầu. Tính đến nay thì cả nước đã có khoảng 7 công ty nhựa đường trong đó có tới 5 công ty là công ty liên doanh và 1 công ty là công ty 100% vốn nước ngoài với các hãng dầu khí nước ngoài nổi tiếng như: Caltex, Shell, CPC, ESSO…Nhu cầu sử dụng nhựa đường ở Việt nam trong những năm tới tăng rất nhanh nhưng do vốn đầu tư cho cơ sở sản xuất sản phẩm này đòi hỏi rất lớn, phải có trang thiết bị hiện đại, kinh nghiệm quản lý giỏi nên liên doanh với nước ngoài là rất cần thiết.
2. Sự ra đời Công ty Dầu khí Đài Hải (DHP)
Ngày 17 tháng 12 năm 1994 Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư nay là Bộ kế hoạch và đầu tư đã cấp giấy phép đầu tư số 1086/GP cho phép thành lập Công ty liên doanh giữa các bên, gồm:
- Bên Việt nam: Công ty phá dỡ tàu cũ và dịch vụ tàu biển Hải Phòng nay đổi tên là Công ty xuất nhập khẩu và dịch vụ tàu biển Hải phòng (CODITAB); trụ sở đặt tại số 5 Bến Bính, Ngô Quyền, Hải phòng.
- Bên nước ngoài:
+ Chinese Petroleum Corporation (CPC); trụ sở đặt tại số 83 đường Chung Hwa, khối phố 1, khu Chung Cheng, Đài Bắc, Đài loan;
+ Ching Fong Global Corporation; trụ sở đặt tại tầng 14, 180 đường Chung Hsiao E, khối phố 4, khu Ta-An, Đài bắc, Đài loan;
Công ty liên doanh có tên gọi là Công ty Dầu khí Đài Hải, tên giao dịch là DAIHAI PETROL CORPORATION (DHP), trụ sở đặt tại số 70 Ngô Quyền, Hải phòng. Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân có con dấu riêng.
Vốn đầu tư của Công ty liên doanh là 11.028.000 USD, vốn pháp định của Công ty liên doanh là 11.028.000USD, trong đó:
- Bên Việt nam góp 3.308.000 USD, chiếm 30% vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng 60.000 m2 đất tại đường Ngô Quyền, Hải phòng trong 22 năm, trị giá 2.902.000 USD, giá trị nhà xưởng và các công trình kiến trúc hiện có.
- Bên nước ngoài góp 7.720.000 USD, chiếm 70% vốn pháp định; trong đó:
+ CPC góp 3.860.000 USD, chiếm 35% vốn pháp định bằng thiết bị, máy móc và tiền nước ngoài;
+ Ching fong góp 3.860.000 USD, chiếm 35% vốn pháp định bằng tiền nước ngoài;
Thời hạn hoạt động của Công ty liên doanh là 25 năm kể từ ngày được cấp phép đầu tư.
3. Mục đích và nhiệm vụ chính của Công ty Dầu khí Đài Hải (DHP)
Tồn trữ, phân phối khí gas hoá lỏng (LPG), nhựa đường và các sản phẩm dầu khí liên quan, cụ thể:
+Xây dựng hệ thống kho chứa và trạm bơm khí gas hoá lỏng (LPG), nhựa đường
+Xây dựng xưởng sản xuất và hệ thống kiểm tra bình gas, nhựa đường
+Tổ chức mạng lưới tiêu thụ LPG, nhựa đường ở HảI phòng, Hà nội và các tỉnh trong cả nước.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành quản lý của Công ty Dầu khí Đài HảI (DHP)
Công ty Dầu khí Đài Hải là công ty liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, là một công ty trách nhiệm hữu hạn, một pháp nhân Việt nam. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công ty liên doanh là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị cử ra ban Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc hoạt động sản xuất của Công ty.
4.1 Hội đồng quản trị
Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công ty liên doanh. Theo tỷ lệ góp vốn và quy mô kinh doanh. Hội đồng quản trị của Công ty liên doanh Đài Hải có 9 thành viên và mỗi bên tham gia cử ra 3 thành viên.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 03 năm. Do đặc điểm sản xuất, kinh doanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị ở hai nhiệm kỳ đầu là do CPC chỉ định. Từ các nhiệm kỳ sau do các bên luân phiên chỉ định theo thứ tự CPC, CODITAB, CHINGFONG. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm chức Tổng giám đốc trong trường hợp cần thiết.
Hội đồng quản trị tổ chức cuộc họp thường lệ vào cuối năm để đánh giá hoạt động của Công ty liên doanh trong năm và bàn phương hướng hoạt động trong năm tiếp theo. Ngoài ra do yêu cầu của công việc, có thể triệu tập các cuộc họp đột xuất của Hội đồng quản trị.
Các cuộc họp Hội đồng quản trị được triệu tập bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc theo yêu cầu của 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị hay căn cứ các kiến nghị của Tổng giám đốc hoặc phó Tổng giám đốc thứ nhất. Các cuộc họp Hội đồng quản trị chỉ có giá trị nếu có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng quản trị.
Các Nghị quyết của Hội đồng quản trị về những vấn đề sau phải được Hội đồng thông qua với nguyên tắc nhất trí:
+ Thông qua kế hoạch sản xuất, kinh doanh, ngân sách và việc vay vốn của Công ty liên doanh.
+ Sửa đổi bản điều lệ của Công ty liên doanh.
+ Bổ nhiệm hoặc bãi miễn chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty liên doanh.
Những vấn đề sau phải được Hội đồng quản trị thông qua với nguyên tắc đa số(2/3 số thành viên dự họp thông qua):
Các khoản chi tiêu vượt quá 1.000.000 USD trong giai đoạn xây dựng khu cảng LPG và vượt quá 800.000 USD khi đã hoàn thành việc xây dựng.
Chỉ định và thay thế Công ty Kiểm toán.
Bổ nhiệm hoặc bãi miễn Ban thanh tra.
Quyết định mức lương cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và các chức vụ quản lý của Công ty.
Quyết định hình thành các loại quỹ, nguyên tắc sử dụng quỹ.
4.2 Ban giám đốc
Ban giám đốc công ty liên doanh Dầu khí Đài Hải là bộ máy do Hội đồng quản trị cử ra, đảm nhiệm chức năng quản lý mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của Công ty Liên doanh và phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về các hoạt động đó.
Ban Giám đốc công ty gồm 01 Tổng Giám đốc và 01 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc do CPC chỉ định, Phó Tổng giám đốc do Công ty CODITAB chỉ định.
Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Quyết định các khoản chi phí dưới 1.000.000 USD trước khi xây dựng khu cảng LPG, nhựa đường và ít hơn 800.000USD khi đã hoàn tất xây dựng khu cảng LPG, nhựa đường.
Kế hoạch mua sắm trang thiết bị, phụ tùng.
Lựa chọn các công ty tư vấn, thiết kế và ra quyết định.
Lựa chọn thiết bị sản xuất thiết bị phụ trợ.
- Tuyển dụng và thay thế lao động của Công ty liên doanh ngoại trừ Phó Tổng giám đốc thứ nhất.
Ký kết hợp đồng giữa Công ty liên doanh với các tổ chức kinh doanh hay các tổ chức khác của Chính phủ.
Những yêu cầu về công nghệ, sáng chế, bí quyết sản xuất, kinh doanh của Công ty liên doanh.
Các công việc sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng máy móc thiết bị cho hoạt động của Công ty.
Đề nghị Hội đồng quản trị về yêu cầu mở rộng quyền hạn của Chủ tịch và Tổng giám đốc.
Đại diện cho Công ty trước toà án, Tổ chức Trọng tài và các cơ quan của Chính Phủ về mọi quyết định có liên quan đến các hoạt động của Công ty có liên quan đến bất kỳ bên thứ ba nào.
Trong trường hợp có sự bất đồng ý kiến về việc quản lý kinh doanh của Công ty liên doanh giữa Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc thứ nhất thì ý kiến của Tổng giám đốc là quyết định và Phó Tổng giám đốc có quyền bảo lưu ý kiến để đưa ra Hội đồng quản trị xem xét.
4.3 Các phòng ban chức năng: bao gồm phòng hành chính, phòng Marketing, phòng kế toán tài vụ, phòng sản xuất và an toàn, chi nhánh Hà nội.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Dầu khí ĐàI Hải
(File: So do bo may quan ly cua Cong ty (KLTN)
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dầu khí ĐàI HảI (DHP)
Giai đoạn đầu (Từ năm 1995 đến năm 1997)
Trong giai đoạn này nhiệm vụ chính của Công ty liên doanh là tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống bồn bể với dung tích 1.000 MT, hệ thống đường ống, hệ thống bơm nạp LPG, hệ thống cầu cảng LPG chuyên dụng 5.000DWT, toàn bộ hệ thống được thiết kế với công suất sản xuất gas là 100.000MT/năm. Song song với việc xây dựng, Công ty liên doanh phải nhập khẩu LPG từ nước ngoài bằng ISO-tank để thâm nhập thị trường, quảng bá sản phẩm mang nhãn hiệu DHP tới người tiêu dùng.
Kế hoạch xây dựng
Để đáp ứng được công suất và quy mô đầu tư như trên cũng như để thuận tiện cho quá trình sản xuất và kinh doanh, các bên tham gia liên doanh đã quyết định chọn cơ sở phá dỡ tàu cũ của CODITAB làm địa điểm chính để xây dựng. Khu đất có diện tích 60.000m2, nằm gần cảng chùa Vẽ, một mặt giáp với sông Cấm, một phía giáp với đường Ngô Quyền, nguyên là cơ sở phá dỡ tàu cũ và kho sắt vụn của CODITAB. Với những đặc điểm trên việc chuyển đổi mục đích sang đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa và cơ sở sản xuất và kinh doanh khí gas hoá lỏng rất thuận lợi vì tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện có: đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, kho bãi, văn phòng làm việc, thuận tiện cho việc xây dựng cầu tàu và hệ thống kho tiếp nhận khí hoá lỏng từ các tàu LPG chuy