Khóa luận Thực trạng và triển vọng hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam

Mục lục

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ- KHAI THÁC

DẦU KHÍ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 3

I. Những đặc diểm của hoạt động thăm dò- khai thác dầu khí

trên thế giới. 3

1. Dầu khí là nguồn tài nguyên quý, không tái tạo được. 3

2. Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là hoạt động có nhiều

rủi ro mang tính mạo hiểm kinh tế. 5

3. Ngành công nghiệp Dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn mà chủ

yếu là ngoại tệ mạnh. 5

4. Ngành công nghiệp Dầu khí đòi hỏi áp dụng công nghệ cao. 7

5. Hoạt động dầu khí mang tính quốc tế hoá cao. 8

II. Tình hình thăm dò- khai thác dầu khí trên thế giới. 9

1. Trữ lượng. 9

2. Tình hình thăm dò- khai thác dầu khí trên thế giới. 17

III. Hoạt động thăm dò- khai thác dầu khí của Việt Nam. 21

1. Giai đoạn trước 1987. 21

2. Giai đoạn 1987 đến nay. 23

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THĂM DÒ- KHAI THÁC

DẦU KHÍ Ở NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM. 31

I. Giới thiệu về Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 31

1. Sự hình thành của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 31

2. Nhiệm cụ của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 32

3. Các lĩnh vực hoạt động. 33

31. Lĩnh vực thượng nguồn. 33

3.2. Lĩnh vực trung nguồn. 34

3.3. Lĩnh vực hạ nguồn. 34

3.4. Lĩnh vực dịch vụ dầu khí. 36

3.5. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ. 37

II. Thực trạng hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí

ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 37

1. Cơ sở pháp lý của hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu

khí ở nước ngoài. 37

2. Tiềm lực kinh tế kĩ thuật của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 43

3. Tình hình đầu tư thăm dò – khai thác dầu khí ở nước ngoài của

Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 48

3.1. Số dự án và vốn đầu tư. 48

3.2. Khu vực đầu tư. 49

3.3. Phương thức đầu tư. 52

III. Đánh giá hoạt động thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài

của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam 55

1. Những thành tựu đạt được. 55

1.1. Số lượng dự án tăng dần qua các năm. 55

1.2. Khu vực đầu tư có tiềm năng dầu khí lớn hứa hẹn mang lại

lợi nhuận đầu tư lớn. 56

1.3. Bước đầu tạo dựng hình ảnh Petrovietnam trên thị trường thế giới. 57

1.4. Phát triển tốt các mối quan hệ hợp tác kinh doanh. 58

2. Những khó khăn và nguyên nhân. 58

2.1. Môi trường đầu tư dầu khí thế giới có nhiều biến động phức tạp. 58

2.2. Sự khác nhau về văn hoá, phong tục và tập quán kinh doanh. 59

2.3. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ. 59

2.4. Khả năng cạnh tranh yếu. 60

CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU

TƯ THĂM DÒ- KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG

CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM. 63

I. Triển vọng phát triển đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở

nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 63

1. Phương hướng phát triển của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 63

2. Mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng. 66

3. Định hướng phát triển đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở

nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 69

3.1. Tổng quan. 69

3.2. Phương thức thực hiện. 69

3.3. Khu vực ưu tiên đầu tư. 71

3.4. Hình thức triển khai. 75

II. Các giải pháp thúc đẩy đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở

nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 76

1. Giải pháp vĩ mô. 76

1.1. Bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động

đầu tư ra nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực dầu khí nói riêng. 76

1.2. Tăng cường hợp tác dầu khí cấp chính phủ và nhà nước. 80

1.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro. 81

2. Giải pháp vi mô. 81

2.1. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ. 81

2.2. Thuê tư vấn nước ngoài. 82

2.3. Tăng cường năng lực tài chính và kỹ thuật. 83

KẾT LUẬN. 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

PHỤ LỤC.

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và triển vọng hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được nước tiếp nhận đầu tư phê duyệt, doanh nghiệp phải nộp bản sao quyết định phê duyệt hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và báo cáo đăng ký thực hiện dự án. Trường hợp dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư phê chuẩn hoặc không triển khai hoạt động trong vòng 6 tháng kể từ khi được cấp Giấy phép đầu tư, doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét và gia hạn hoặc thu hồi Giấy phép đầu tư, tuỳ từng trường hợp. Quyết định 116 Đối tượng áp dụng của Quyết định bao gồm các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư 100% vốn hoặc góp vốn tham gia trong lĩnh vực hoạt động dầu khí bao gồm tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, bao gồm các hoạt động dịch vụ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động dầu khí. Khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được nước tiếp nhận đầu tư trả thay với điều kiện số thuế đã nộp ở nước ngoài này không vượt quá số thuế thu nhập tính theo thuế suất quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 10/03/1997. Quy định này cũng được áp dụng tương tự đối với trường hợp xác định thuế thu nhập cá nhân. Các thiết bị, phương tiện, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu ra nước ngoài để thực hiện dự án dầu khí được miễn thuế xuất khẩu và được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng bằng không (0%). Tương tự, các mẫu vật, tài liệu kỹ thuật nhập khẩu nhằm mục đích nghiên cứu, phân tích để thực hiện dự án dầu khí được miễn thuế nhập khẩu và không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Các thiết bị, vật tư chuyên dụng cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được, khi tạm nhập khẩu để gia công, chế biến, sau đó tái xuất khẩu để thực hiện dự án dầu khí thì được miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế theo quy định của Nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp tiến hành các dự án dầu khí ở nước ngoài được sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư ở nước ngoài phù hợp với nội dung, mục tiêu của dự án dầu khí đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư ở nước ngoài. Trong trường hợp số ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp không đủ để đầu tư theo tiến độ của dự án đã được phê duyệt, doanh nghiệp được mua số ngoại tệ còn thiếu tại các ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối ở Việt Nam. Ngoài ra, lãi vốn vay ngân hàng đối với số vốn đầu tư ra nước ngoài được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. 2. Tiềm lực kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Trong hơn 27 năm qua, kể từ ngày thành lập ngành (3/9/1975) và nhất là từ khi có Nghị quyết số 15-NQ-TW ngày 7/7/1988 của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khoá VI về phương hướng phát triển ngành Dầu khí đến năm 2000, ngành Dầu khí Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đưa nước ta vào danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới và đứng thứ 3 Đông Nam á về khai thác dầu thô. Bước đầu ngành Dầu khí đã được hình thành tương đối hoàn chỉnh (từ tìm kiếm thăm dò, khai thác tới chế biến, phân phối các sản phẩm dầu khí và kinh doanh dịch vụ). Từ chỗ hoạt động bằng vốn ngân sách, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã tạo được nguồn tích luỹ đầu tư phát triển (hơn 35.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu) và có đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, góp phần đưa nền kinh tế nước ta vượt qua khủng khoảng những năm đầu thập kỉ 90 và tạo đà cho công cuộc đổi mới đất nước. Trong những năm qua mức đóng góp của ngành Dầu khí cho ngân sách nhà nước là đáng kể, có năm đạt tới trên 25% tổng thu ngân sách (xem bảng 17). Ngành đã xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia kỹ thuật công nghệ, công nhân lành nghề, có trình độ kinh nghiệm. Bảng 17: Mức đóng góp của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cho ngân sách nhà nước Năm Ngoại tệ (triệu USD) Nội tệ (tỷ đồng) 1997 786 673 1998 676 653 1999 1,024 926 2000 1,789 1,049 2001 1,618 911 2002 1,849 3,762 Tổng 7,742 7,974 Nguồn: Báo cáo Dầu khí 7/2003 Về tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ, công nhân kỹ thuật: từ ngày thành lập đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật của ngành Dầu khí Việt Nam không ngừng lớn mạnh, những năm gần đây đã thay thế được nhiều chức danh mà trước đây phải thuê nước ngoài. Tổng số lao động hiện nay khoảng 16 nghìn người trong đó 83% là cán bộ khoa học và công nhân kỹ thuật với 0.9% có trình độ trên đại học, 29.1% đại học và cao đẳng, 11.2% trung cấp, 41.8% công nhân kỹ thuật. (Biểu đồ 4). Biểu đồ 4: Cơ cấu trình độ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam Trên đại học 0.9% Chưa có bằng cấp 17% Đại học và Cao đẳng 29.1% Công nhân kỹ thuật 41.8% Trung cấp 11.2% Nguồn: Báo cáo Dầu khí 7/2003 Quá trình tích luỹ vốn: trong suốt quá trình hoạt động, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã bảo toàn và phát triển được vốn, tình hình phát triển trong vòng 3 năm trở lại đây như sau: Bảng 18: Tình hình vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam Năm 2000 2001 2002 7/2003 Tổng nguồn vốn (tỷ VNĐ) 35,506 36,794 48,413 57,608 Trong đó, vốn chủ sỏ hữu (tỷ VNĐ) 23,365 28,806 35,207 37,315 Nguồn: Báo cáo Dầu khí 7/2003 PIDC Với mục tiêu lâu dài là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Việc mở rộng đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ra nước ngoài là một hoạt động vô cùng quan trọng của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ này ngày 28-12-2000 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam quyết định thành lập Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí (PIDC) trên cơ sở tổ chức lại Công ty Giám sát các hợp đồng chia sản phẩm dầu khí (PVSC). PVSC được thành lập năm 1993 với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giám sát các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí. Đến năm 1997, với mong muốn tạo dựng một đơn vị thực thụ điều hành hoạt động thăm dò- khai thác dầu khí, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã điều chỉnh giao thêm nhiệm vụ góp vốn và tham gia điều hành các hoạt động dầu khí cho công ty. Trong 3 năm 1997-2000, bên cạnh nhiệm vụ giám sát các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí tại Việt Nam, công ty đã đàm phán, ký kết, thành lập và tham gia điều hành một số liên doanh với các đối tác nước ngoài nhằm triển khai thăm dò- khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài chính thức được PIDC thực hiện từ năm 2001, cho đến nay là gần 3 năm. Mô hình tổ chức của PIDC được tóm tắt ở sơ đồ dưới: Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của PIDC 3. Tình hình đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam . 3.1. Số dự án đầu tư và vốn đầu tư. Thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam giao, Công ty Đầu tư- Phát triển Dầu khí (PIDC) đã nhanh chóng hoạch định chiến lược và triển khai hoạt động quốc tế. Tính đến nay PIDC đã có 8 dự án khâu thượng nguồn là các dự án: Dự án PM 304 Ma-lay-sia. Dự án PM 3 Ma-lay-sia. Dự án SK 305 Ma-lay-sia. Dự án NE Madura I In-đô-nê-sia. Dự án NE Madura II In-đô-nê-sia. Dự án Tamtsag Mông Cổ. Dự án Amara I-rắc. Dự án 433a&416b An-giê-ri. Vị trí các dự án được thể hiện sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2: Các dự án đầu tư dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam hiện nay Nguồn: www.pidc.com.vn 3.2. Khu vực đầu tư: Hiện nay PIDC đã tiến hành đầu tư vào hai khu vực chính là Châu Phi và Châu á trong đó có một dự án ở Châu Phi (An-giê-ri ) và 7 dự án ở Châu á. Trong số 7 dự án ở Châu á có 1 dự án ở Trung Cận Đông (I-rắc), 5 dự án ở Đông Nam á và một dự án ở Mông Cổ. Các nước đầu tư trong thời gian qua là: In-đô-nê-sia Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có 2 lô là Đông Bắc Madura I&II , ngoài khơi phía Đông đảo Jawa. Đây là dự án dầu khí thực hiện dưới hình thức đấu thầu và PIDC đã vượt qua các công ty dầu khí tham gia đấu thầu khác như Santos, Petronas, Pearl, PT Medco Energy International, PT Exindo Petroleum Tabuhan, PT Seleraya, Provident Indonesia Energy và PT Petroland Energy để cùng hai công ty của Hàn Quốc là KNOC và SK thắng thầu. Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí (PIDC) sẽ đầu tư hơn 9 triệu USD vào các hoạt động thăm dò ở hai lô này trong thời gian 3 năm (2003-2005). PIDC hiện nắm 20% cổ phần trong liên doanh khai thác dầu khí ở lô Madura II và công ty Dầu Mỏ Quốc Gia Hàn Quốc (KNOC) sở hữu phần còn lại. Trong dự án Madura I, PIDC sở hữu 20%, KNOC sở hữu 50% và SK sở hữu 30%. Ước tính, trữ lượng dầu thô có thể khai thác của Madura I &II tương ứng khoảng 40 triệu tấn và 30 triệu tấn (293.2 triệu thùng và 219.9 triệu thùng) tổng vốn đầu tư cho quá trình khai thác trong 25-30 năm ước tính hơn 1 tỷ USD cho cả 3 công ty tham gia 2 dự án này. Ma-lay-sia Ngoài 2 dự án PM 304 và PM 3 mà phần trăm góp vốn nhỏ (lần lượt là 4.5% và 12.5%), Tổng công ty Dầu khí Việt Nam còn có một dự án được thực hiện theo chương trình hợp tác dầu khí giữa các công ty dầu khí Quốc Gia của Việt Nam-Malaysia-Inđônêsia gồm PIDC, Petronas Carigali và Pertamina là dự án SK 305, ngoài khơi đảo Sarawak. Theo hợp đồng, PIDC sẽ góp 30% vốn, Petronas Carigaly Ma-lay-sia góp 40% và Pertamina In-đô-nê-sia góp 30% để lập ra một công ty liên doanh điều hành chung việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác. Lô SK 305 có diện tích trên 15.000 km2, độ sâu nước biển trung bình là 45m. Đây là khu vực được các công ty Shell, Agip và Opic tìm kiếm, thăm dò trong thời gian gần đây và đang được đánh giá là lô có nhiều tiềm năng dầu khí của Ma-lay-sia. I-rắc Hợp đồng khai thác mỏ Amara kí ngày 15/03/02, có hiệu lực từ ngày 29/04/02 trị giá 300 triệu USD được thực hiện thông qua chương trình hợp tác liên Chính phủ giữa Việt Nam và I-rắc, đây là một trong 3 hợp đồng I-rắc kí với các hãng dầu mỏ nước ngoài dưới thời cựu tổng thống Saddam Hussein. Mỏ này ước tính có trữ lượng 400-500 triệu thùng. Tuy nhiên dự án này đang phải tạm ngừng hoạt động do chiến tranh. PIDC đang tiếp tục theo dõi tình hình, tìm cách liên hệ với Bộ Dầu mỏ I-rắc, nghiên cứu các biện pháp giữ hợp đồng. An-giê-ri Hợp đồng lô 433a&416b được kí kết ngày 10/07/2002. PIDC giành được hợp đồng này thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế vòng 3 do Bộ Năng Lượng và Khoáng Sản An-giê-ri và Công ty Dầu khí Quốc gia An-giê-ri Sonatrach mở ra vào năm 2002. Theo hợp đồng này, hai bên sẽ tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí tại lô 433a&416b rộng 6472km2 ở khu vực Touggourt, cách thủ đô An-giê khoảng 700km về phía Tây Nam. Giai đoạn thăm dò dự kiến diễn ra khoảng 3 năm (2004-2006), sau khi tìm thấy và tiến hành khai thác dầu, tỉ lệ ăn chia tính theo phần góp vốn, phía Việt Nam 75%, phía An-giê-ri 25%. Mông Cổ PIDC có tham gia với lô Tamtsag. Đây là hợp đồng PIDC được lựa chọn tham gia, hiện nay đang khai thác tại 05 giếng 19-3, 19-12, 19-10, 19-13, 19-14, sản lượng trung bình khoảng 3,031 thùng/tuần. PIDC đang tiếp tục liên lạc và cập nhật thông tin về hoạt động thăm dò- khai thác tại khu vực này. 3.3. Phương thức đầu tư. Phương thức đầu tư hay phương thức thực hiện các dự án đầu tư dầu khí được biểu hiện thông qua hình thức hợp đồng trong đầu tư dầu khí. Trên thế giới hiện nay tồn tạo nhiều dạng hợp đồng dầu khí, có thể kể ra một số dạng hợp đồng sau: Hợp đồng tô nhượng (CC-Concession Contract): Thực chất đây là hợp đồng cho thuê đất để tiến hành thăm dò khai thác. Theo hợp đồng này, Nhà nước cho phép các công ty (nhà thầu) tiến hành thăm dò- khai thác. Nhà thầu để có được quyền này phải trả một khoản hoa hồng rất lớn và tự bỏ vốn, tiến hành thăm dò- khai thác và trả thuế cho nước chủ nhà. Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC-Production Sharing Contract): Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí là dạng được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay đặc biệt là những nước đang phát triển ở khu vực Châu á và Trung Cận Đông. Lý do là nó đáp ứng được sự mong muốn và quyền lợi của các bên tham gia, cả phía nhà đầu tư và phía nước chủ nhà. Hợp đồng liên doanh (JOC- Joint Operating Contract): Hợp đồng liên doanh tạo nên một pháp nhân của nước chủ nhà, nghĩa là pháp nhân này chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước chủ nhà một cách toàn diện như những doanh nghiệp khác. Thông thường, nước chủ nhà có tỷ lệ cổ phần tham gia là 51% nhằm chủ động kiểm soát hoạt động của liên doanh. Phía nhà đầu tư nước ngoài gánh chịu toàn bộ rủi ro cho cả phía nước chủ nhà trong quá trình thăm dò cho tới khi có phát hiện dầu khí thương mại. Việc hoàn trả chi phí được trích từ phần chia sản phẩm theo tỷ lệ thoả thuận. Hợp đồng dịch vụ (RC-Risk Contract): Là hình thức nước chủ nhà thuê nhà thầu nước ngoài làm công tác thăm dò- khai thác sau đó nhà thầu sẽ được trả bằng tiền hoặc phần trăm dầu khai thác được. Hình thức hợp đồng này xuất phát từ Nam Mỹ nhưng đã nhanh chóng được áp dụng trên thế giới. Các nước áp dụng hình thức hợp đồng này chủ yếu là nước có tiềm năng dầu khí lớn như các nước Trung Cận Đông. Để hiểu hơn sự khác biệt giữa các loại hợp đồng trên ta có thể theo dõi bảng dưới: Bảng 19: Sự khác biệt giữa các loại hợp đồng. Yếu tố so sánh Dạng hợp đồng Tô nhượng (CC) Phân chia sản phẩm(PSC) Liên doanh (JOC) Dịch vụ (RC) Đầu tư vốn Nhà Thầu Nhà Thầu Nhà thầu và nước chủ nhà Nhà thầu Tư cách pháp nhân Không có Không có Có Không Quyền sở hữu và định đoạt sản phẩm Nhà Thầu Nhà Thầu và nước chủ nhà Nhà thầu và nước chủ nhà Chủ nhà Chế độ thuế phải nộp Nhà Thầu Nước chủ nhà trả thay (Trừ thuế thu nhập cá nhân) Liên doanh Nước chủ nhà trả thay (Trừ thuế thu nhập cá nhân) Quyền điều hành Nhà Thầu Nhà thầu Liên doanh Nhà thầu Khả năng chuyển giao công nghệ Kém Tốt Rất tốt Kém Khả năng kiểm soát của nước chủ nhà Kém Tốt Rất tốt Tốt Các hợp đồng mà Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đầu tư trong thời gian qua được thực hiện dưới 2 dạng chính là hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) và hợp đồng dịch vụ (RC) trong đó có 2 dự án do PIDC trực tiếp điều hành là dự án Amara I-rắc và dự án 433a&416b An-giê-ri. Hình thức hợp đồng, quyền điều hành và phần trăm tham gia của phía Việt Nam được thể hiện qua bảng sau: Bảng 20: Các hợp đồng dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam hiện nay Hợp đồng Dạng hợp đồng Nước chủ nhà Nhà điều hành % tham gia của Việt Nam PM304 PSC Ma-lay-sia Amerada Hess. 4.5 PM3 PSC Ma-lay-sia Talisman 12.5 SK 305 PSC Ma-lay-sia PCPP 30 NE Madura I PSC In-đô-nê-sia KNOC 20 NEMadura II PSC In-đô-nê-sia KNOC 20 Tamtsag PSC Mông Cổ SOCO 5 Amara RC I-rắc PIDC 100 433a&416b RC An-giê-ri PIDC 75 Nguồn: báo cáo dầu khí 7/2003 III. Đánh giá hoạt động thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty dầu khí Việt Nam 1. Những thành tựu đạt được. 1.1. Số lượng dự án tăng dần qua các năm. Tuy mới hoạt động chính thức trong lĩnh vực đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí được 3 năm nhưng PIDC đã có bước phát triển đáng kể trong những năm qua. Nếu như năm đầu tiên 2001 có thể nói là năm bước đệm cho quá trình đầu tư ra nước ngoài, là năm PIDC chủ yếu tìm hiểu và thăm dò thị trường thì năm 2002 đã có 2 dự án được ký kết và năm 2003 tiếp tục với 3 dự án được ký kết. Với đặc trưng sử dụng công nghệ cao và số tiền đầu tư lớn, không phải dễ dàng để các nước chủ nhà có thể giao dự án đầu tư của mình cho một công ty mà họ chưa biết rõ, đặc biệt lại xuất phát từ một nước vốn có nền công nghiệp không mấy phát triển. Điều này đã nói rõ được thành công của PIDC trong việc tìm hiểu, tìm kiếm và chuẩn bị từ những bước đầu tiên là tài liệu địa chất cho tới các tài liệu thầu. Không chỉ thành công trong việc tìm kiếm dự án thăm dò, PIDC còn thành công trong việc tìm kiếm đối tác, các đối tác của PIDC chủ yếu là các công ty dầu khí Quốc gia hoạt động có uy tín như KNOC (Hàn Quốc), Petronas Carigaly (Ma-lay-sia), Pertamina (In-đô-nê-sia)… Đây tuy chưa phải là các công ty dầu khí hàng đầu thế giới nhưng có năng lực kĩ thuật và khả năng điều hành phù hợp với trình độ của ta. 1.2. Đầu tư tại các nước giàu tiềm năng dầu khí và hứa hẹn mang lại lợi nhuận đầu tư lớn: Các dự án đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài mà Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã tham gia chủ yếu thực hiện ở các khu vực có tiềm năng dầu khí lớn. Điển hình là dự án khai thác mỏ Amara ở I-rắc, một nước thuộc khu vực Trung Cận Đông - khu vực chiếm tới 66.43% trữ lượng dầu mỏ thế giới Ngoài việc đầu tư vào khu vực có tiềm năng dầu khí lớn của thế giới là Trung Cận Đông, dự án thăm dò- khai thác mỏ ở An-giê-ri cũng đánh dấu bước triển khai thành công sau một loạt cố gắng tiếp cận các nước trong khu vực Châu Phi. Khu vực Châu Phi cũng là khu vực có tiềm năng dầu khí lớn, kỹ thuật thăm dò- khai thác chưa phát triển thuận lợi cho các công ty dầu khí non trẻ như PIDC. Các dự án của PIDC trong thời gian qua chủ yếu là các dự án thăm dò và phát triển mỏ, tuy còn rủi ro về phát hiện dầu khí thương mại nhưng trong thời gian tới nếu các dự án này thành công và đưa vào khai thác một cách hiệu quả sẽ hứa hẹn mang lại nguồn lợi nhuận đầu tư lớn. Việc có được nguồn lãi đầu tư lớn không chỉ phục vụ mục tiêu tăng lợi nhuận mà khi đã có lãi từ các dự án cũng có nghĩa ta có khả năng đầu tư vào các dự án có quy mô lớn hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn hay có thể thâm nhập vào những nước và khu vực mà ta hiện nay chưa thể hoặc không thể vào được do hạn chế về vốn. 1.3. Bước đầu tạo dựng hình ảnh Petrovietnam trên thị trường thế giới. Hình ảnh và uy tín là những thứ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của bất cứ công ty nào. Quá trình tạo dựng hình ảnh của bất cứ công ty nào trên thị trường thế giới đều phải trải qua một giai đoạn dài và được đánh giá trên nhiều tiêu chí. Như đã nói ở trên, do tính chất đặc thù của hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí nên trong công tác đấu thầu dự án các nước chủ nhà thường chọn các nhà thầu có uy tín, có thời gian hoạt động lâu năm, có số dự án đã tham gia lớn và hiệu quả cao. Trong thời gian mới tham gia thị trường rất khó khăn cho ta vì các nước chủ nhà chưa biết đến, họ chỉ biết Petrovietnam như một đơn vị đại diện cho nước chủ nhà thu hút đầu tư và thăm dò- khai thác dầu khí ở Việt Nam. Hiện nay, sau một quá trình hoạt động và đã đầu tư một số dự án, hình ảnh của Petrovietnam trên thế giới sẽ có nhiều đổi khác, các nước chủ nhà sẽ đối xử với Petrovietnam không phải như một đơn vị đại diện của một quốc gia nữa mà là một công ty đầu tư thăm dò- khai thác. Uy tín của Petrovietnam trong lĩnh vực đầu tư thăm dò- khai thác cũng sẽ dần tăng lên cùng với sự tăng lên của số dự án mà ta có. 1.4. Phát triển tốt các mối quan hệ hợp tác kinh doanh. Quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới trong thời gian qua ngày càng phát triển theo hướng tốt đẹp, quan hệ hợp tác-liên minh về kinh tế kéo theo đó là hợp tác trong ngành dầu khí ngày càng được thúc đẩy giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Các dự án của ta trong thời gian qua một phần có được nhờ quan hệ liên minh hợp tác giữa Việt Nam và I-rắc (dự án phát triển mỏ Amara), Việt Nam và An-giê-ri (dự án 433a&416b) hay các dự án dựa trên hợp tác 3 bên giữa Việt Nam-Malaysia-Inđônêsia. Trong các dự án đó, có 2 dự án mà PIDC trực tiếp đứng ra điều hành là dự án Phát triển mỏ Amara tại I-rắc và dự án 433a&416b tại An-giê-ri. Đây có thể nói là một thách thức không nhỏ cho PIDC nhưng cũng là một điều kiện để ta tích luỹ thêm kinh nghiệm cho thời gian tới. 2. Những hạn chế và nguyên nhân: 2.1. Môi trường đầu tư dầu khí thế giới có nhiều biến động phức tạp. Ngành Dầu Khí Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế thế giới những năm trở lại đây phát triển không ổn định kéo theo việc tiêu thụ năng lượng có phần chững lại. Hoạt động đầu tư thăm dò-khai thác dầu khí trên thế giới liên tục biến động, giá dầu thô lên xuống thất thường. Thêm vào đó liên tục có những mâu thuẫn kinh tế và chính trị giữa các nước trên thế giới đặc biệt là giữa các nước phát triển với các nước có tiềm năng dầu khí lớn hoặc có vị trí chiến lược trên bản đồ kinh tế thế giới. Những biến động xấu trên gây ra không ít khó khăn đặc biệt với ngành Đầu tư Dầu khí non trẻ của Việt Nam.. Chiến tranh I-rắc đầu năm nay đã làm gián đoạn một trong những dự án đầu tư ra nước ngoài của ta hứa hẹn mang lại lợi nhuận rất cao mà việc có được tiếp tục thực hiện dự án này không đang phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực của Chính phủ trong thời gian tới. 2.2. Sự khác nhau về văn hoá, phong tục và tập quán kinh doanh. Mỗi nước có một nền văn hoá, phong tục và tập quán kinh doanh khác nhau và không thể áp dụng phong tục, tập quán kinh doanh của nước này vào nước khác được. Không phải dễ dàng cho các nhà đầu tư có thể nhanh chóng thích nghi được với môi trường kinh doanh mới mà phải mất thời gian khá dài tìm hiểu, nghiên cứu. Trong quá trình mới hoạt động Petrovietnam gặp phải những khó khăn do những khác biệt trên là không tránh khỏi và phải cần một thời gian để ta có thể thích nghi với thông lệ quốc tế nói chung và của từng nước nói riêng. Có thể lấy một ví dụ đơn giản, trong các dự án đã có của Petrovietnam ở nước ngoài có nhiều dự án tại các nước đạo Hồi như I-rắc, In-đô-nê-sia. Là các nước đạo Hồi nên hàng năm họ thường có tháng Ra-ma-đa - tháng ăn chay của người theo đạo Hồi vì vậy mọi hoạt động kinh doanh trong tháng này sẽ bị ngừng trệ và Petrovietnam buộc phải theo tập quán này. Hơn nữa, những cán bộ của Petrovietnam làm việc tại các nước theo đạo Hồi vào các tháng Ra-ma-đa cũng cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề sinh hoạt. 2.3. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ. Hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí là hoạt động mang tính quốc tế hoá cao đòi hỏi các nhà đầu tư khi tham gia phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã trở thành thông lệ. Trong khi chưa có luật đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân theo một văn bản pháp lý cao nhất là Nghị định số 22/1999/NĐ ngày 14/4/2001 của Chính phủ về Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định trong nghị định như quy định về thẩm định và quyết định đầu tư hay quy định về chu chuyển ngoại tệ vẫn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế trong hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí. Điển hình như qui định về thời gian thẩm định và quyết định đầu tư: Nghị định số 22/1999/NĐ ngày 14/4/2001 của Chính phủ quy định thời gian phê duyệt tối đa là 30 ngày trong khi đó theo thông lệ quốc tế thời gian chấp nhận chào thầu và gửi thầu chỉ là dưới 3 ngày, vì vậy nhiều trường hợp ta phải xin bên nước chủ nhà cho nộp thầu muộn, nếu họ không chấp nhận là không thể nộp kịp gói thầu. Các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính cũng tạo không ít khó khăn cho hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ra nước ngoài. Hiện nay chưa có một văn bản nào cho phép các doanh nghiệp trong nước được vay các khoản tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước phục vụ các hoạt động đầu tư ra nước ngoài vì vậy tình trạng đi vay các ngân hàng thương mại nước ngoài là phổ biến. 2.4. Khả năng cạnh tranh yếu. Khả năng cạnh tranh là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại của một công ty. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh gồm: Uy tín của công ty. Khả năng tài chính . Nguồn nhân lực . Kỹ thuật công nghệ. Trong bốn yếu tố kể trên yếu tố uy tín đã được phân tích ở trên và có thể nói Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã phần nào tạo dựng được uy tín của mình tuy nhiên trong thời gian tới chúng ta vẫn phải nỗ lực rất nhiều để uy tín và hình ảnh của mình càng ngày càng được biết đến rộng rãi hơn. Với đặc điểm của đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí là thời gian đầu tư lâu, thường là 25-30 năm cho một dự án, trong đó thời gian bắt đầu có lợi nhuận cũng phải từ 7-10 năm vì vậy trong quá trình đầu tiến hành đầu tư ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ các dự án chưa có lại phải đi đầu tư vào các dự án mới tạo ra rất nhiều khó khăn trong khâu huy động vốn. Trong khi đó việc thực hiện phân bổ vốn của Tổng công ty cũng chưa hợp lý làm cho một số bộ phận cần vốn lại không có vốn để đầu tư trong khi đó vốn lại để ứ đọng. Nguồn nhân lực: trong quá trình phát triển hơn 10 năm của mình, ngành dầu khí đã đào tạo được một số lượng cán bộ có tay nghề, có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động dầu khí. Tuy nhiên nếu chỉ so với trình độ của các nước trong khu vực như Ma-lay-sia hay In-đô-nê-sia thôi ta cũng có nhiều thua kém chứ chưa nói tới việc tiếp cận với trình độ của thế giới. Các tập đoàn đầu tư dầu khí lớn trên thế giới đều có cán bộ địa chất nắm bắt tình hình của từng khu vực cụ thể, vì vậy những thông tin mà họ có được về các khu vực đầu tư là các thông tin có giá trị và có tính tin cậy cao trong khi đó việc lấy thông tin đầu tư của ta chủ yếu có được nhờ việc mua lại tài liệu nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với rủi ro đầu tư cao. Vấn đề nguồn nhân lực ảnh hưởng rất nhiều tới việc tiếp cận và nắm bắt công nghệ. Một trong những tính chất của đầu tư thăm dò khai thác dầu khí là áp dụng những cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctran tien linh.DOC
Tài liệu liên quan