MỤC LỤC
Mục lục
Lời nói đầu
Chương I 1
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TRONG CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 1
I. Khái quát chung về dịch vụ hàng hoá hàng không trong chuyên chở hàng hoá XNK 1
1. Khái niệm dịch vụ và dịch vụ hàng hoá hàng không 1
2. Đặc điểm của dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho bãi, dịch vụ chuyển phát nhanh 4
3. Vai trò của dịch vụ hàng hoá hàng không trong chuyên chở hàng hoá XNK 9
4. Một số cơ sở vật chất của các dịch vụ hàng hoá hàng không 11
5. Một số dịch vụ hàng hoá hàng không khác liên quan 15
II. Tổ chức thực hiện các dịch vụ hàng hoá hàng không 16
1. Tổ chức dịch vụ làm hàng 18
2. Tổ chức dịch vụ lưu kho bãi 24
3. Tổ chức dịch vụ chuyển phát nhanh 27
III. Cơ sở pháp lý của các dịch vụ hàng hoá hàng không 28
1. Các tổ chức quốc tế có quy định điều chỉnh các dịch vụ hàng hoá hàng không 29
2. Các quy định quốc tế cụ thể về dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho bãi và dịch vụ chuyển phát nhanh 30
IV. Trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hoá hàng không đối với hàng hoá và vấn đề phí dịch vụ 32
1. Trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với hàng hoá 32
2. Phí dịch vụ 34
Chương II 39
THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ HÀNG HOÁ HÀNG KHÔNG TẠI VIETNAM AIRLINES 39
I. Dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho bãi tại Vietnam Airlines 39
1. Dịch vụ làm hàng: 39
2. Dịch vụ lưu kho bãi: 57
II. Dịch vụ chuyển phát nhanh tại Vietnam Airlines 64
1. Một số quy định của Vietnam Airlines về dịch vụ chuyển phát nhanh: 66
2. Tổ chức dịch vụ chuyển phát nhanh tại Vietnam Airlines: 67
3. Cước dịch vụ chuyển phát nhanh: 68
III. Đánh giá tình hình kinh doanh các dịch vụ hàng hoá của Vietnam Airlines: 68
1. Kết quả kinh doanh các dịch vụ hàng hoá tại Vietnam Airlines 68
2. Ưu nhược điểm của các dịch vụ hàng hoá tại Vietnam Airlines 79
Chương III 86
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG TRONG CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ XNK TẠI VIETNAM AIRLINES 86
I. Định hướng phát triển các dịch vụ hàng hoá hàng không của Vietnam Airlines 86
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển 86
2. Dự báo thị trường dịch vụ hàng hoá hàng không đến năm 2010 và năm 2020 88
II. Các chiến lược phát triển chủ yếu của Vietnam Airlines đối với các dịch vụ hàng hoá hàng không đến năm 2010 89
1. Chiến lược mở rộng quy mô thị trường 90
2. Chiến lược đón đầu công nghệ trong lĩnh vực dịch vụ hàng hoá 90
3. Chiến lược chuyên môn hoá các loại dịch vụ hàng hoá hàng không 90
4. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 91
III. Kinh nghiệm phát triển các dịch vụ hàng hoá hàng không ở một số hãng hàng không quốc tế 91
1. Dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho bãi 91
2. Dịch vụ chuyển phát nhanh 98
IV. Giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ hàng hoá hàng không tại Vietnam Airlines 100
1. Các giải pháp vĩ mô 100
2. Các giải pháp vi mô 101
Kết luận 109
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và xu hướng phát triển một số loại hình dịch vụ trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tiếp nhận hàng hoá. Sau khi thanh toán cước phí, người gửi sẽ được nhận lại bản chính số 3 màu xanh biển dành cho người gửi. Đây là giấy tờ vô cùng quan trọng vì nó là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người gửi và nhà chuyên chở đồng thời là bằng chứng cho việc chấp nhận hàng hoá để chuyên chở của hãng hàng không và cũng được sử dụng như hoá đơn thanh toán cước phí vận chuyển.
Một số giấy tờ khác liên quan như giấy phép XNK nếu là hàng yêu cầu phải có giấy phép, giấy phép hải quan...
Tóm lại, dịch vụ làm hàng do xí nghiệp phục vụ mặt đất của Vietnam Airlines thực hiện thường gồm các công việc cụ thể sau đây:
Bốc dỡ hàng từ ô tô của khách hàng xuống sân bãi do nhân viên bốc xếp, nhân viên lái xe súc đảm nhiệm.
Chấp nhận hàng từ khách hàng, từ văn phòng khu vực, kho nhập, kho thành phố. Công việc này do nhân viên chấp nhận hàng hoặc nhân viên bốc xếp thực hiện.
Xuất hàng. Đây là công việc chính yếu của một quá trình làm hàng cho hàng XK do nhân viên xuất hàng đảm nhiệm, bao gồm 8 bước. (1) Nhân viên này sẽ phải tiếp nhận tài liệu, thông tin như lịch bay, Pre- manifest, booking, cargo allowance v.v.. từ phòng thương mại khu vực, nhân viên tài liệu hàng xuất, phòng tài liệu hướng dẫn chất xếp, điện SITATEX, đại diện các hãng, bàn giao của nhân viên chấp nhận hàng. (2) Từ đó xác định vị trí để hàng, (3)chuẩn bị nhân lực, phương tiện, xe súc, các vật dụng cá nhân v.v...(4) Sau đó, nhân viên xuất hàng cần thông báo cho nhân viên chất xếp về chủng loại ULD cần sử dụng, cho phòng tài liệu hướng dẫn chất xếp về số lượng ULD cần sử dụng, rồi nhận và kiểm tra tình trạng ULD.(5) Bước tiếp theo, nhân viên xuất hàng phải kiểm tra sơ bộ lại tình trạng thực tế hàng hoá với PRE-MNF hoặc đại diện của hãng về kích thước, số lượng, trọng lượng, nội dung kiện hàng, đóng gói, nhãn mác. Trong khi thực hiện bước này, nhân viên xuất hàng phải tham khảo các quy định của quốc gia, hãng vận chuyển có liên quan, quy định của IATA. Nếu hàng không đủ điều kiện chấp nhận chuyên chở thì phải gia cố lại và báo cáo cán bộ tổ đội, đồng thời nhân viên xuất hàng còn phải hướng dẫn giám sát chất xếp hàng lên ULD, kiểm tra ULD, tấm che, lưới chốt, làm và treo thẻ cho từng ULD. (6) Nhân viên xuất hàng cần hoàn chỉnh báo cáo chất xếp, phiếu chuyển giao hàng xuất (Lưu ý hàng đặc biệt cần được sắp xếp theo đúng vị trí đã định). (7) Nhân viên xuất hàng bàn giao tài liệu cho bộ phận tài liệu hàng xuất, áp tải , lưu trữ; bàn giao phiếu chuyển giao hàng xuất và ULD cho nhân viên áp tải hàng. Sau đó, kiểm tra số lượng hàng hoá đã xuất với hàng hoá còn tồn trong kho, xoá dữ liệu trong máy (sổ). (8) Để kết thúc công việc xuất hàng, nhân viên xuất hàng phải làm vệ sinh gọn gàng nơi làm việc, ghi chép những bất thường vào sổ nhật ký công tác.
Làm báo cáo chất xếp do nhân viên chấp nhận hàng thực hiện.
Làm hoá đơn thu tiền dịch vụ do nhân viên tài liệu thực hiện.
áp tải hàng ra máy bay.
Đối với hàng nhập khẩu:
Trước hết, ta sẽ xem xét toàn bộ quy trình lưu thông hàng NK tại các sân bay ở Việt Nam trên 2 mặt là hàng hoá và tài liệu hàng hoá thông qua các sơ đồ lưu thông sau đây:
Hàng hoá:
Trả hàng cho khách tại sân
A/C
Dỡ hàng
Ktra sơ bộ
số lượng chất lượng
áp tải về kho
Bàn giao checker phân loại
Lưu kho
Trả cho khách
Kiểm soát HQ
Bốc xếp
lô hàng
Lạc tuyến
Chuyển tiếp, lạc tuyến
Chuyển kho xuất
-Tài liệu (T/L)
Trả T/L
cho khách
tại sân
Hàng để tại SB vàoBill,Good,
báo thư
Chuyển
thủ
tục
trả
hàng
A/C
Nhận T/L
KT
sơ
bộ
áp tải
về kho
Bàn
giao
cho TLN
TLN phân loại, ghi chú
checker
checker KT,ghi chú,phân loại,lập BB
TLN
HCT,LT chuyển kho xuất
Ghi chú:
TLN: Bộ phận tài liệu hàng NK; HCT: hàng chuyển tiếp, LT: hàng lạc tuyến
Checker: nhân viên kiểm tra; Bill: Không vận đơn; Good:
SB: sân bay, BB: biên bản; T/L: tài liệu
Sau khi hiểu được quy trình lưu thông hàng NK, ta sẽ xem xét những công việc cụ thể mà công ty làm hàng của Vietnam Airlines phải làm trong quá trình phục vụ hàng NK. Những công việc này bao gồm:
- Chuẩn bị nhận hàng và tài liệu theo sơ đồ sau đây:
A
Nhận điện và thông tin trước các chuyến bay
Có hàng hoá đặc biệt không
Thông báo ngay cho người nhận
Chuẩn bị các phương tiện PVĐB
Chuẩn bị phương tiện & nhân lực
Chuẩn bị vị trí xếp hàng trong kho
Thông báo cho các bên liên quan
B
Có
Không
Nhận hàng và tài liệu tại sân đỗ theo quy trình sau:
Có mặt tại SĐ ngay khi MB đóng chèn
Nhận TL từ tổ bay/ NV bàn giao TL
Phân phát bản sao CGO MNF
Xác định vị trí hàng dựa vào LIR
Giám sát dỡ hàng từ
MB xuống
Có hàng đặc biệt không?
Kt sơ bộ s.lượng hàng,
TL đối chiếu MNF
Có TL, hàng lạc tuyến không?
Có TL hàng chuyển tiếp không?
Có gì bất thường không?
áp tải hàng về kho
C
Ghi chú vào DSHH hoặc KVĐ
Ktra hàng
Ưu tiên dỡ hàng trước
Trả hàng tại MB
Ưu tiên áp tải về kho trước
Gửi trả lại A/C
Giao cho các bộ phận liên quan theo quy định
Lập biên bản bất thường
Y/C các bên
giám sát ký nhận
Trả hàng tại SĐ nếu đủ thủ tục
B
Có
Không
Có
Không
Có
Không
Có
Không
Ghi chú:
DSHH: danh sách hàng hoá
KVĐ: không vận đơn
Y/C: yêu cầu
SĐ: sân đỗ
LIR: Hướng dẫn gửi hàng
CGO MNF: danh sách hàng hoá
MB: máy bay.
Làm hàng tại ga hàng hoá: Nhân viên làm hàng cần kiểm tra xem có hàng đặc biệt không nếu có phải ưu tiên xếp hàng trước. Còn nếu không có phải mở ULD để kiểm tra hàng hoá đối chiếu với danh sách hàng hoá. Nếu có hàng lạc tuyến, phải gửi trả lại máy bay hoặc chuyển sang chuyến bay kế tiếp. Nếu có tài liệu và hàng hoá chuyển tiếp phải xếp riêng và bàn giao cho các bộ phận liên quan. Nếu không có hàng chuyển tiếp phải tiếp tục xem xét xem có gì bất thường không? Nếu có, phải lập biên bản bất thường và đề ra các biện pháp khắc phục. Nếu không, phải xếp hàng vào kho theo đúng vị trí đã chuẩn bị, đánh dấu vị trí và ghi chú những điều cần thiết vào không vận đơn và bản danh sách hàng hoá. Tiếp đến phải cập nhật thông tin vào máy tính, rồi bàn giao toàn bộ tài liệu cho nhóm thông tin. Cuối cùng, cần hoàn thiện báo cáo sau chuyến bay.
Thủ tục trả hàng quốc tế: Thủ tục này được mô tả theo sơ đồ sau đây:
Hướng dẫn khách sang quầy tài vụ
Người nhận xuất trình giấy báo hàng & các TL nhận hàng cần thiết
KT các giấy tờ được yêu cầu đã đầy đủ và hợp lệ chưa?
Có hàng đặc biệt không?
KT, cập nhật tên, địa chỉ, số CMT của người nhận vào máy tính
Giao KVĐ cho khách và hướng dẫn làm thủ tục HQ
HQ đã xác nhận chưa?
In phiếu thu tiền, phiếu xuất kho, lưu bản gốc, kẹp vào KVĐ
NV trả hàng A
Chuyển phiếu thu tiền, phiếu xuất kho cho NV tài vụ
Giải quyết với khách các thủ tục còn lại
Không làm thủ tục
Không chấp nhận
Hướng dẫn khách hoàn thiện hồ sơ
Trả lại hồ sơ nhận
hàng của khách
Giao lại KVĐ cho khách
Ghi lại tên, số CMT của người nhận trên KVĐ
B
Chưa
Có
Rồi
Không
Rồi
Thủ tục giao hàng: đây là công việc kết thúc quá trình phục vụ hàng NK. Thủ tục này cũng tiến hành theo một quy trình khoa học sau:
Người nhận hàng giao phiếu thu tiền, phiếu xuất kho cho NV giao hàng
NV giao hàng KTra CMT của người nhận hàng, phiếu thu tiền, phiếu xuất kho
Hồ sơ đã hợp lệ chưa?
NV giao hàng xác định vị trí
hàng trong kho & lấy hàng
Đối chiếu KVĐ & phiếu xuất kho
với số lượng & nhãn của kiện hàng
Không cháp nhận
Hướng dẫn khách hoàn thiện hồ sơ
Có gì bất thường không?
Mang hàng ra ngoài kho để HQ kiểm tra
Ký tên, ghi rõ thời gian
người giao, người nhận hàng
Giao hàng cho chính khách nhận hàng
Y/C người làm chứng xác minh tình trạng hàng
Chuẩn bị đầy đủ chứng từ tài liệu
Lập biên
bản bất thường
Chuẩn bị các thủ tục bồi thường
OK
Chưa
có
Không
Chưa
b, Trách nhiệm của Vietnam Airlines đối với hàng hoá:
Cũng giống như hầu hết các hãng hàng không trên thế giới, Vietnam Airlines đang trong quá trình hội nhập vào ngành hàng không dân dụng toàn cầu. Do các công ty làm hàng của Vietnam Airlines là các công ty trực thuộc hãng nên trách nhiệm của các công ty làm hàng đối với hàng hoá trong quá trình làm hàng chính là trách nhiệm của Vietnam Airlines đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển Chính vì thế, các công ty làm hàng của Vietnam Airlines cũng có trách nhiệm đối với hàng hoá tương tự như quy định của IATA về trách nhiệm của hãng vận chuyển đối với hàng hoá. Cụ thể, giới hạn trách nhiệm của Vietnam Airlines về mất mát, tổn thất, hoặc chậm trễ đối với hàng hoá là 250 Francs vàng/ Kg hoặc 20USD/Kg với 1 ounce vàng bằng 42,22 USD, trừ phi người gửi khai báo một giá trị của lô hàng lớn hơn. Ngoài ra, trách nhiệm này còn tính thêm khoả phụ phí nếu cần thiết. Nói như vậy có nghĩa là nếu như trong quá trình làm hàng mà hàng hoá bị tổn thất, mất mát, chậm giao cho người nhận do trách nhiệm của Vietnam Airlines thì Vietnam Airlines phải bồi thường theo tỷ lệ trên.
1.3. Phí dịch vụ làm hàng của Vietnam Airlines:
1.3.1. Cơ sở định phí:
Bảng phí phục vụ hàng hoá của Vietnam Airlines thường do các công ty làm hàng của từng sân bay quốc tế đệ trình lên Ban kế hoạch tiếp thị hàng hoá- TCT HKVN phê duyệt. Bảng phí này không cố định mãi mãi mà có sự thay đổi tuỳ thuộc một số cơ sở sau:
Mức phí nhỏ nhất do IATA ban hành: Nhằm hướng dẫn việc định phí dịch vụ hàng hoá và tránh cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng hàng không thành viên trong kinh doanh dịch vụ làm hàng và cũng để thống nhất phí làm hàng, IATA có ban hành mức phí dịch vụ làm hàng nhỏ nhất. Vietnam Airlines cũng dựa vào mức phí này để định giá cho hoạt động dịch vụ làm hàng của mình.
Chính sách giá cả dịch vụ của Vietnam Airlines: Đây là yếu tố căn bản dẫn đến những quyết định tăng hay giảm phí dịch vụ làm hàng của Vietnam Airlines. Nhiều trường hợp để khuyến khích khách hàng tăng cường sử dụng dịch vụ làm hàng tại Vietnam Airlines, hãng đã chủ động giảm phí dịch vụ này.
Cạnh tranh giữa các hãng vận chuyển hàng không trong khu vực và trên thế giới: Đã là một ngành dịch vụ thì sự cạnh tranh giữa các công ty cùng kinh doanh loại hình dịch vụ này là không thể không có. Hiện nay, để tạo ra tính hấp dẫn của mình trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ mặt đất cho máy bay, hàng hoá, hành khách, các hãng hàng không đang liên tục cố gắng giảm giá mọi dịch vụ hàng không trong đó có dịch vụ làm hàng. Khi cạnh tranh giữa các công ty làm hàng của các hãng hàng không hoặc các công ty làm hàng cá thể càng ngày càng gay gắt thì giá cả dịch vụ hàng hoá cũng là một yếu tố cần thường xuyên chú ý để điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thị trường.
Chi phí dành cho hoạt động làm hàng của Vietnam Airlines: Vietnam Airlines cũng có riêng bộ phận theo dõi tình hình chi phí của dịch vụ này, đó là phòng tài chính kế toán của các công ty làm hàng. Khi thấy chi phí dành cho làm hàng tăng lên thì tất nhiên để bù đắp khoản chi này, Vietnam Airlines bắt buộc phải tăng giá dịch vụ làm hàng.
1.3.2. Các loại phí làm hàng:
Vietnam Airlines cũng đưa ra nhiều loại phí làm hàng tương tự như các loại phí làm hàng của các hãng hàng không khác trên thế giới. Trong phần này ta sẽ trực tiếp tham khảo một bảng giá dịch vụ làm hàng của Vietnam Airlines.
Bảng giá xử lý hàng hoá áp dụng từ ngày 15/9/2002
1.
Giá xử lý hàng hoá thông thường
Đơn vị tính
Mức thu VND
Hàng XK
Kg
580
Hàng NK
Kg
700
Giá tối thiểu
Lô hàng/ lần
35.000
2.
Giá xử lý hàng hoá đặc biệt
2.1
Hàng thông thường phát nhanh theo yêu cầu
Giao hàng sau khi máy bay hạ cánh từ 3 giờ - 6 giờ
Kg
1.475
Giao hàng sau khi máy bay hạ cánh từ 6 giờ - 9 giờ
Kg
1.065
Giao hàng sau khi máy bay hạ cánh từ 9 giờ - 12 giờ
Kg
910
Giá phục vụ hàng tối thiểu
Lô hàng/ lần
71.500
2.2
Hàng phát chuyển nhanh (express cargo)
Giao hàng sau khi máy bay hạ cánh từ 1h 30’ - dưới 3 h
Kg
1.670
Giao hàng sau khi máy bay hạ cánh từ 3 giờ - 6 giờ
Kg
1.475
Giao hàng sau khi máy bay hạ cánh từ 6 giờ - 9 giờ
Kg
1.065
Giá phục vụ hàng tối thiểu
Lô hàng/ lần
71.500
2.3
Phục vụ hàng quý hiếm (valuable cargo)
Hàng XK
Kg
730
Hàng NK
Kg
912
Giá tối thiểu
Lô hàng/ lần
684.000
2.4
Phục vụ động vật sống (live animal)
Hàng XK
Kg
730
Hàng NK
Kg
912
Giá tối thiểu
Lô hàng/ lần
100.000
2.5
Phục vụ quan tài (human remains)
KVĐ
700.000
Nguồn:Công văn số 1131/CHK-TC ngày 23 tháng 8 năm 2002
Qua bảng phí xử lý hàng hoá (phí làm hàng) trên, ta thấy cách lập bảng phí của Vietnam Airlines không khác nhiều so với nhiều bảng phí của các hãng HK khác. Tuy nhiên, mức phí phục vụ hàng hoá còn khá cao so với một số hãng HK trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ, phí phục vụ hàng quý hiếm của Singapore airlines là 30 SGD, hay 289000 VND.
2. Dịch vụ lưu kho bãi:
2.1. Các quy định của Vietnam Airlines về dịch vụ lưu kho bãi:
Bên cạnh các quy định chung về phục vụ hàng hoá hàng không mà Vietnam Airlines đặt ra tại các văn bản luật nói chung, TCT HKVN đã đưa ra một số hướng dẫn cho dịch vụ lưu kho bãi của riêng các kho hàng như: Quy trình quản lý kho, hướng dẫn bảo quản hàng hoá tại kho.
2.2. Tổ chức dịch vụ lưu kho bãi tại Vietnam Airlines:
2.2.1. Quy trình lưu kho hàng hoá:
Đối với hàng XK:
Hàng XK chỉ lưu kho tại các kho hàng hoá của Vietnam Airlines khi chủ hàng yêu cầu. Vì hàng hoá chưa đáp ứng được điều kiện chấp nhận hàng của Vietnam Airlines hoặc vì hàng hoá chưa thể thông quan được nên chủ hàng sử dụng dịch vụ lưu kho của Vietnam Airlines để đảm bảo an toàn cho hàng hoá. Nói chung, quá trình thực hiện lưu kho của Vietnam Airlines không khác nhiều về nguyên tắc so với dịch vụ này của các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới. Nghĩa là, kho hàng cũng tổ chức lưu kho theo các bước như đã trình bày tại chương I. Điều khác nhau rõ nét giữa kho hàng của Vietnam Airlines và các kho hàng của các hãng hàng không khác nằm ở mức độ hiện đại của các phương tiện phục vụ trong kho và cơ sở vật chất của kho. Ngoài ra, thời gian tính lưu kho đối với hàng XK tại kho hàng của Vietnam Airlines là không tính lưu kho ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ và 2 ngày trước ngày hàng được dự định vận chuyển.
Đối với hàng NK:
Hàng NK thường xuyên được lưu kho hơn hàng XK do hàng NK đến sân bay cần một khoảng thời gian đủ để thông báo cho người nhận và một lượng thời gian nữa để người nhận chuẩn bị nhận hàng. Sau khi áp tải hàng từ sân bay về kho, kho hàng sẽ tổ chức tiếp nhận hàng hoá dựa trên không vận đơn gửi kèm lô hàng và danh sách hàng hoá do cơ trưởng bàn giao. Nhờ các giấy tờ này, nhân viên kho hàng có thể xác định tính chất hàng, thông tin về người nhận hàng để từ đó đưa ra phương án xếp hàng và bảo quản hàng trong kho thích hợp. Tại Vietnam Airlines, các tài liệu hàng hoá kèm theo để làm căn cứ trả hàng cho người nhận sẽ được đưa về bộ phận tài liệu của kho hàng để nhân viên tài liệu xử lý thông tin đưa lên mạng SITATEXT và nhập thông tin vào mạng nội bộ của TCT HKVN. Nhờ đó, mọi thông tin về lô hàng NK sẽ nhanh chóng được cập nhật trên mạng này, vì vậy các văn phòng khu vực sẽ lập tức có được mọi thông tin của lô hàng để kịp thời chỉ đạo xử lý nếu có trường hợp bất thường xảy đến với lô hàng. Bộ phận tài liệu cũng có nhiệm vụ thhông báo cho người nhận khi hàng đến sân bay để họ chuẩn bị đến nhận hàng kịp thời.
b, Trách nhiệm của Vietnam Airlines:
Do dịch vụ lưu kho bãi của Vietnam Airlines được tổ chức tại các công ty dịch vụ mặt đất của Vietnam Airlines đóng tại các sân bay quốc tế nên trách nhiệm của Vietnam Airlines đối với hàng hoá lưu kho cũng giống như đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển hay trong quá trình làm hàng. Bởi vì khi hàng hoá vào lưu trong kho của ga hàng hoá của Vietnam Airlines tại các sân bay quốc tế, hàng hoá vẫn nằm trong quá trình vận chuyển của Vietnam Airlines và vẫn nằm trong sự chăm sóc của hãng. Chỉ khi nào Vietnam Airlines đã giao hàng cho đúng người nhận ghi trong vận đơn của lô hàng thì trách nhiệm của hãng mới kết thúc. Ngoài ra, thời hạn lưu kho lớn nhất cho hàng hoá là 1 tháng. Sau thời gian này, nếu người nhận không đến nhận hàng thì hàng hoá sẽ được thanh lý theo hình thức đấu giá. Tiền thu được sẽ bù đắp các chi phí của kho hàng và còn lại sẽ đưa vào kho bạc Nhà nước theo quy định.
2.3. Các loại phí lưu kho của Vietnam Airlines:
Vietnam Airlines thường dựa vào giá lưu kho quốc tế để đưa ra mức giá lưu kho phù hợp với tình hình dịch vụ lưu kho bãi của hãng. Vì trang thiết bị dành cho dịch vụ lưu kho bãi của hãng còn chưa đạt trình độ thế giới nên phí lưu kho do vậy phải xem xét thêm yếu tố cơ sở vật chất của từng kho hàng của mỗi sân bay. ở đây, ta sẽ tham khảo trực tiếp bảng giá dịch vụ lưu kho bãi gần đây nhất của Vietnam Airlines.
Bảng giá lưu kho của TCT HKVN áp dụng từ 15/9/2002
1.
Giá lưu kho hàng NK thông thường
Đơn vị tính
Mức thu VND
1.1
Đối với các lô hàng đến đủ một lần
* thời gian tính lưu kho bắt đầu kể từ ngày thứ 3 từ khi chuyến bay đến, không tính lưu kho ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, và ngày phát hàng.
ã Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5
- Lô hàng nhỏ hơn hoặc bằng 100 kg
Kg/ ngày
1.000
- Lô hàng lớn hơn 100 kg
+ 100 kg đầu
Kg/ ngày
1.000
+ trọng lượng ngoài 100 kg đầu
Kg/ ngày
290
ã Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 9
Kg/ ngày
700
ã Từ ngày thứ 10 trở đi
Kg/ ngày
1.000
Giá lưu kho tối thiểu
KVĐ/ lần
43.000
1.2
Đối với lô hàng đến nhiều lần, kể từ lần thứ 2
* Không tính lưu kho ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, ngày phát hàng.
ã Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 (trừ 2 ngày đầu của lô hàng thứ nhất đến)
- Lô hàng nhỏ hơn hoặc bằng 100 kg
Kg/ngày
1.000
- Lô hàng lớn hơn 100 kg
+ 100 kg đầu
Kg/ ngày
1.000
+ Trọng lượng ngoài 100 kg đầu
Kg/ngày
290
Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 9
Kg/ ngày
700
Từ ngày thứ 10 trở đi
Kg/ngày
1.000
Giá lưu kho tối thiểu
KVĐ/lần
43.000
2
Giá lưu kho hàng XK thông thường
* Không tính lưu kho ngày thứ 7, CN, ngày lễ, 2 ngày trước ngày hàng được dự định vận chuyển (kể cả ngày tiếp nhận), ngày hàng được vận chuyển
ã Giá lưu kho
- 3 ngày đầu
Kg/ ngày
305
- Từ ngày thứ 4
Kg/ ngày
610
- Từ ngày thứ 9
Kg/ ngày
1.064
ã Giá lưu kho tối thiểu
KVĐ/lần
40.000
* Ghi chú: Trường hợp hàng đã được xác nhận chỗ nhưng do lỗi của hãng vận chuyển nên không đi đúng kế hoạch phải lưu kho, thì hãng vận chuyển sẽ trả tiền lưu kho cho khoảng thời gian tính từ sau ngày dự định bay đến khi lô hàng được thực sự vận chuyển theo mức giá như trên.
3
Giá lưu kho các loại hàng đặc biệt
3.1
Hàng đã được xuất kho nhưng không nhận hàng trong ngày và các lô hàng đã xuất kho nhưng sau đó gưỉ lại:
Giá lưu kho bổ sung tính theo ngày dương lịch kể từ ngày gửi lại
Kg/ ngày
1.000
Giá tối thiểu
KVĐ/lần
43.000
3.2
Giá lưu kho đối với hàng được chuyển tiếp về các kho trong thành phố
Nếu khách yêu cầu chuyển hàng về thành phố sau khi hàng đã về đến sân bay thì thời gian bắt đầu tính lưu kho như trường hợp nhận hàng tại kho hàng (từ ngày thứ 3 kể từ khi hàng đến sân bay). Nếu khách yêu cầu chuyển hàng về thành phố trước khi hàng về đến sân bay thì thời gian bắt đầu tính lưu kho từ ngày thứ 3 kể từ ngày hàng về đến kho trong thành phố.
3.3
Hàng giá trị
Tiền lưu kho được tính theo ngày dương lịch kể từ ngày máy bay đến đối với hàng nhập và ngày tiếp nhận đối với hàng xuất.
- Giá lưu kho
Kg/ngày
4.270
- Giá tối thiểu
KVĐ/ngày
715.000
3.4
Hàng chứa trong kho lạnh
Thời gian tính lưu kho từ khi máy bay đến đối với hàng nhập và từ khi tiếp nhận hàng hoá đối với hàng xuất. Tiền lưu kho được tính theo ngày(24h/ngày)
- Giá lưu kho đối với hàng NK
Kg/ngày
835
-- Giá lưu kho đối với hàng XK
Kg/ngày
435
- Giá tối thiểu
KVĐ/ngày
136.000
3.5
Động vật sống
Thời gian tính lưu kho từ khi máy bay đến đối với hàng nhập và từ khi tiếp nhận hàng hoá đối với hàng xuất. Tiền lưu kho được tính theo ngày(24h/ngày)
- Giá lưu kho
Kg/ngày
835
- Giá tối thiểu
KVĐ/ngày
136.000
3.6
Vũ khí chất nổ
Thời gian tính lưu kho từ khi máy bay đến đối với hàng nhập và từ khi tiếp nhận hàng hoá đối với hàng xuất.
- Giá lưu kho
Kg/ngày
2.900
- Giá tối thiểu
KVĐ/ngày
136.000
3.7
Hàng nguy hiểm
Thời gian tính lưu kho từ khi máy bay đến đối với hàng nhập và từ khi tiếp nhận hàng hoá đối với hàng xuất. Không tính lưu kho:
Đối với hàng nhập: nhận trong vòng 3 giờ kể từ khi máy bay hạ cánh.
Đối với hàng xuất: tiếp nhận trong vòng 3 giờ trước giờ máy bay cất cánh.
- Giá lưu kho
Kg/ngày
1.370
- Giá tối thiểu
KVĐ/ngày
72.000
Nguồn:Công văn số 1131/CHK-TC ngày 23 tháng 8 năm 2002
Việc định phí lưu kho theo ngày của Vietnam Airlines cũng phù hợp thông lệ quốc tế. Song nếu Vietnam Airlines muốn trở thành một điểm trung chuyển HK trong khu vực Đông Nam á, thì nên tham khảo cách tính phí lưu kho theo tuần của Singapore Airlines. Cách tính này rõ ràng đơn giản dễ tính hơn tính theo ngày vì có trường hợp chủ hàng đã thanh toán phí lưu kho trong ngày hôm nay nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan luôn trong ngày nên lại phải thanh toán phí lưu kho thêm một lần nữa nếu hôm sau mới xong thủ tục hải quan.So với phí lưu kho của các hãng HK lớn khác trong khu vực, phí lưu kho của Vietnam Airlines còn khá cao nhất là khi so sánh về trình độ hiện đại của các trang thiết bị phục vụ dịch vụ lưu kho bãi. Chẳng hạn, phí lưu kho của Singapore airlines cho mỗi tuần sau hai ngày miễn phí chỉ có 0,3 đô la Singapore/1kg, tương đương 2680VND và phí lưu kho tối thiểu đối với một lô hàng trong một tuần chỉ có 7,5 đô la Singapore (67000VND).Mỗi ngày lưu kho chủ hàng chỉ chịu phí lưu kho là 382VND còn của Vietnam Airlines là 1000VND/ ngày. Phí lưu kho của Vietnam Airlines cao như vậy là xuất phát từ thực tế kho hàng của Vietnam Airlines thường không đủ khả năng tiếp nhận khối lượng hàng lớn, do đó lấy phí lưu kho cao để người nhận phải đến lấy hàng sớm. Vô hình chung phí lưu kho cao làm cho Việt Nam không trở thành một điểm trung chuyển hàng không hấp dẫn đối với các hãng HK quốc tế khác khi muốn vào khu vực Đông Nam á.
II. Dịch vụ chuyển phát nhanh tại Vietnam Airlines
Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hoá XNK ngày càng phát triển khi nền kinh tế nước ta đang hướng mạnh về xuất khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới được mở rộng nhanh chóng theo quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Đặc biệt nhu cầu chuyển phát nhanh các loại chứng từ hàng hoá XNK, các giấy tờ giao dịch quan trọng đang gia tăng với tốc độ chóng mặt. Vì vậy, hiện nay trên thị trường chuyển phát nhanh hàng hoá tại Việt Nam đã có sự góp mặt của một số hãng chuyển phát nhanh lớn nổi tiếng như DHL, CPN, FEDEX, EMS v.v... và một số hãng vận chuyển hàng chuyển phát nhanh mặt đất như Vietfracht, TNT của công ty Vietrans. Khoá luận này không đi nghiên cứu dịch vụ chuyển phát nhanh của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ này tại Việt Nam mà chỉ tìm hiểu Vietnam Airlines đã vận chuyển hàng chuyển phát nhanh quốc tế qua đường HK như thế nào. Thực tế, các công ty chuyên doanh dịch vụ chuyển phát nhanh như Vietfracht, Vietrans, hay EMS chính là các đại lý thường xuyên của Vietnam Airlines khi họ muốn gửi hàng chuyển phát nhanh bằng máy bay chứ không chỉ dùng xe tải của chính công ty họ. Ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa Vietnam Airlines và các công ty này qua sơ đồ sau:
Người gửi
(xuất phát)
Cty chuyên doanh CPN tại Việt Nam
Vietnam Airlines
Cty chuyên doanh CPN ở nước khác
Người nhận (Đích đến)
Người gửi Việt Nam có hàng muốn gửi nhanh cho người nhận ở nước ngoài phải đưa hàng đến các công ty chuyên doanh chuyển phát nhanh (CPN) tại Việt Nam và đăng ký dịch vụ này tại đây đồng thời trả phí theo giá cước CPN mà các công ty này đưa ra. Nếu các công ty chuyên doanh CPN cần vận chuyển hàng hoá này qua đường HK có thể đưa hàng đến Vietnam Airlines để đăng ký dịch vụ này tại đây. Thông thường, các công ty chuyên doanh hàng CPN có sẵn hợp đồng đại lý hàng CPN với Vietnam Airlines nên khi hàng CPN của các công ty này đến các sân bay quốc tế để đi trên các chuyến bay của Vietnam Airlines thì ngay lập tức chúng sẽ được ưu tiên làm hàng nhanh chóng cũng như được thông quan và kiểm tra an ninh nhanh nhất như có thể để sau đó được chất vào khoang máy bay của chuyến bay gần nhất. Như vậy, quan hệ giữa Vietnam Airlines và các công ty chuyên doanh dịch vụ chuyển phát nhanh là quan hệ thông qua các hợp đồng đại lý. Cước phí mà Vietnam Airlines tính cho các đại lý như vậy của mình thường thấp hơn cước phí mà các công ty này đòi của người gửi hàng lẻ. Như vậy, có thể nói rằng Vietnam Airlines không trực tiếp nhận gửi hàng CPN từ người gửi hàng lẻ như một số hãng HK chuyên kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh khác (FEDEX, DHL).
1. Một số quy định của Vietnam Airlines về dịch vụ chuyển phát nhanh:
Thực tế, trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm vận tải HK, người ta thường chia ra 3 cấp sản phẩm như sau:
Sản phẩm vận tải cơ bản (Basic product):là dịch vụ vận tải hàng hoá HK từ sân bay đến sân bay.
Sản phẩm vận tải kết hợp (Combined product): là dịch vụ vận tải hàng hoá từ sân bay đến sân bay nhưng sử dụng kết hợp được nhiều loại hình vận tải: HK- Đường biển- Đường bộ mà trong đó chỉ có một không vận đơn được phát hành cho toàn bộ lộ trình của hàng hoá từ điểm đầu đến điểm cuối.
Sản phẩm vận tải bổ sung (Added product): là việc thoả mãn một mức cao các nhu cầuvề dịch vụ vận tải hàng hoá HK của khách hàn