MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO 3
1. Khái niệm hiệp định thương mại tự do FTA 3
1.1. Quan niệm truyền thống 3
1.2. Quan niệm mới về Hiệp định Thương mại tự do (FTA) 4
2. Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do FTA 4
2.1. Tự do hóa thương mại hàng hóa 4
2.2. Tự do hóa thương mại dịch vụ 5
2.3. Tự do hóa đầu tư 5
2.4. Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia ký kết hiệp định 6
2.5. Một số cam kết khác 6
3. Phân loại Hiệp định thương mại tự do FTA 6
3.1. Căn cứ theo quy mô, số lượng các thành viên tham gia 6
3.2. Dựa vào mức độ tự do hóa 8
4. Tác động của Hiệp định thương mại tự do FTA 9
4.1. Tác động đến các quốc gia thành viên 9
4.1.1. Tác động tích cực 9
4.1.2. Tác động tiêu cực 13
4.2. Tác động đến quá trình đa phương hóa 13
4.2.1. Tác động tích cực 14
4.2.2. Tác động tiêu cực 15
II. TÌNH HÌNH KÝ KẾT CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) TRÊN THẾ GIỚI 17
1. Khu vực châu Âu 18
1.1. Khu vực Tây Âu 18
1.2. Khu vực Trung và Đông Âu 18
2. Khu vực châu Mỹ 19
2.1. Khu vực Bắc Mỹ 19
2.2. Khu vực Trung và Nam Mỹ 20
3. Khu vực châu Á 20
3.1. Khu vực Đông Á 21
3.2. Khu vực Nam Á 21
4. Khu vực Trung Đông và châu Phi 21
4.1. Khu vực Trung Đông 21
4.2. Khu vực châu Phi 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TRONG KHU VỰC ASEAN 23
I. KHU VỰC ASEAN VÀ SỰ HÌNH THÀNH FTA Ở ASEAN 23
1. Giới thiệu chung về ASEAN 23
2. Một số nhân tố thúc đẩy và cản trở xu hướng hình thành FTA ở ASEAN 25
2.1. Các nhân tố thúc đẩy 25
2.2. Nhân tố cản trở 31
II. THỰC TRẠNG FTA Ở ASEAN 32
1. Tình hình chung về các FTA ở ASEAN 32
2. Chính sách FTA của khối ASEAN và của các nước thành viên ASEAN 35
2.1. Toàn cảnh xu hướng hình thành FTA của khối ASEAN 35
2.1.1. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 35
2.1.2. Các lộ trình FTA của ASEAN với các đối tác bên ngoài khối 36
2.1.3. Quan điểm tiếp cận và lộ trình chính sách FTA của khối ASEAN 38
2.2. Các nước thành viên ASEAN 39
2.2.1. Nhóm nước chủ động và tích cực tham gia xu hướng FTA 39
2.2.2. Nhóm ứng phó và tham gia muộn hơn và xu hướng FTA: Malaysia, Philipin, Indonesia, Bruney và nhóm CLMV 47
III. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA FTA TẠI ASEAN 57
CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG KÝ KẾT FTA CHO VIỆT NAM 63
I. TÌNH HÌNH THAM GIA CÁC FTA CỦA VIỆT NAM 63
1. Tổng quan tình hình tham gia các FTA của Việt Nam 63
2. Tình hình tham gia các FTA khu vực của Việt Nam 64
2.1. CEPT/AFTA 64
2.2. FTA ASEAN-Trung Quốc 67
3. Tình hình ký kết FTA song phương của Việt Nam 69
II. TÁC ĐỘNG CỦA LÀN SÓNG FTA SONG PHƯƠNG ĐẾN VIỆT NAM 72
1. Tác động về thương mại 73
2. Tác động đến đầu tư và cơ cấu kinh tế 73
3. Tác động đến hội nhập kinh tế quốc tế 74
4. Tác động đến quá trình cải cách thể chế 75
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC KÝ KẾT FTA CỦA VIỆT NAM 76
1. Sự cần thiết phải có một chính sách FTA cho Việt Nam trước làn sóng FTA thế giới và khu vực 76
2. Nguyên tắc lựa chọn đối tác 79
3. Phương thức tiếp cận và lộ trình chính sách FTA trong thời gian tới - Một số bài học rút ra từ thực tiễn FTA tại các nước ASEAN 80
3.1. Một số bài học rút ra từ thực tiễn FTA tại các nước ASEAN cho chính sách FTA của Việt Nam 80
3.2. Phương thức tiếp cận và lộ trình chính sách FTA trong thời gian tới 82
4. Những lưu ý về nội dung và đàm phán khi ký kết FTA với các nước phát triển 85
4.2. Vấn đề dịch vụ 87
4.3. Vấn đề đầu tư 89
4.4. Những “vấn đề Singapore” khác: mua sắm chính phủ và cạnh tranh 90
5. Công tác nghiên cứu và tham mưu chính sách 93
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
112 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2511 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và xu thế phát triển của hiệp định thương mại tự do (FTA) trong khu vực Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính trị tiềm tàng của ông chính là ông Sapuchai, Tổng giám đốc WTO lúc đó, một người đang cố gắng có thêm vốn liếng chính trị thông qua những thành công dự tính của khuôn khổ tự do hóa thương mại đa phương GATT/WTO. Tuy nhiên, ông Sapuchai kết thúc nhiệm kỳ của mình “trắng tay” với Vòng đàm phán Đôha vẫn chưa thể kết thúc, trong khi ông Thạt-xỉn có thể có trong tay tới 14 FTA song phương.
Xét từ khía cạnh điều chỉnh chính sách, sau cuộc khủng hoảng 1997-1998, sức cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư của nền kinh tế Thái Lan cũng sụt giảm mạnh. Thái Lan đứng trước đòi hỏi đẩy mạnh cải cách trong nước và tạo ra xung lực mới cho quá trình tự do hóa nền kinh tế, thích ứng hiệu quả với làn sóng toàn cầu hóa. Chính quyền mới thời Thủ tướng Thạt-xỉn lúc đó đã coi việc hình thành các FTA song phương là động lực chính để Thái Lan cải cách và duy trì các lợi thế và ưu đãi trên một số thị trường xuất khẩu chủ chốt.
Chính phủ đã lựa chọn một chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào thương mại. Các FTA song phương đảm bảo mở rộng các thị trường xuất khẩu quan trọng cho hàng hóa, dịch vụ trong bối cảnh Vòng đàm phán Đôha bế tắc. Như vậy, chính sách thương mại quốc tế của Thái Lan vào cuối những năm 1990 đã được điều chỉnh sang hướng song phương sau khi “chung thủy” với chủ nghĩa đa phương trong suốt thập kỷ 1980 và ưu tiên chủ nghĩa khu vực trong hầu suốt thập kỷ 1990.
Thái Lan dưới thời Thủ tướng Thạt-xỉn chủ trương dùng các FTA song phương để hình thành những mối quan hệ chiến lược với một số nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Mỹ nhằm nâng cao vị thế chính trị- an ninh của Thái Lan trong khu vực.
Trung Quốc và Thái Lan đã nhanh chóng ký kết FTA song phương năm 2003 nhằm nâng cao quan hệ lên tầm “đối tác chiến lược”. Thủ tướng Thái Lan Thạt-xỉn lúc đó (2005) đã nói rằng Thái Lan “vinh hạnh” được Trung Quốc, quốc gia đầu tiên trong nhóm ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đề xuất xây dựng mối quan hệ chiến lược với Thái Lan. Trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2005 nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Thái Lan, ông Thạt-xỉn cũng từng nhấn mạnh hướng phát triển của mối quan hệ song phương này là hướng tới những lĩnh vực như chính trị quốc tế, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa.
Một đối tác chiến lược khác mà Thái Lan rất coi trọng, đó là Mỹ. Tầm quan trọng của FTA Thái Lan-Mỹ được Đại sứ Thái Lan tại Mỹ nhấn mạnh: Thứ nhất, giúp Thái Lan đảm bảo vị thế và cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ rộng lớn. Thứ hai, giúp Thái Lan duy trì khả năng cạnh tranh trước các đối thủ kinh tế khác. Thứ ba, đây là FTA toàn diện nhất mà Thái Lan đang theo đuổi, do vậy không chỉ có xuất khẩu của Thái Lan sẽ thêm thị trường mà Thái Lan sẽ đón nhận thêm luồng đầu tư, chuyển giao công nghệ từ Mỹ, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển mối quan hệ đối tác lâu dài với Mỹ. Tất cả những nhân tố này sẽ tạo động lực to lớn cho tăng trưởng kinh tế của Thái Lan [30].
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chính sách FTA, Thái Lan cũng vấp phải một số khó khăn. Đó là trở ngại từ các biện pháp tự vệ mà các nước phát triển dựng lên, sức ép cạnh tranh đối với các ngành ngân hàng, viễn thông, vận tải, lĩnh vực sở hữu trí tuệ và đặc biệt là vấn đề an ninh lương thực. Thái Lan gặp phải vấn đề về an ninh lương thực do trong khi theo đuổi các FTA, quan điểm tiếp cận của chính phủ Thái Lan đã không có sự tham vấn rộng rãi với các tầng lớp thành phần xã hội.
Theo nhà kinh tế Kiat Sittheeman thuộc đảng Dân chủ đối lập, quá trình hoạch định chính sách thương mại của chính phủ Thái Lan có vấn đề vì chủ yếu là những quyết định từ trên xuống và thiếu sự tham gia cần thiết của các bên hữu quan, đặc biệt là những nhóm bị tác động bởi chính sách này. Còn Buntoon Sethsiroth, giám đốc tổ chức xã hội dân sự FTA Watch thì nhận xét về FTA Thái Lan-Trung Quốc rằng: “ những người nông dân ở miền Bắc Thái Lan đã bị tác động nặng nề bởi Hiệp định tác động mạnh nhất là những nông dân trồng tỏi, họ bỏ ruộng đất hoặc chuyển sang trồng cây khác”. Vấn đề lo ngại nhất chính là các FTA kiểu như vậy sẽ làm mất an ninh lương thực của Thái Lan [22].
Về lộ trình chính sách FTA, kể từ năm 2001 thì chính sách FTA trở thành trọng tâm của chính sách kinh tế đối ngoại của chính phủ Thủ tướng Thạt-xỉn. Cũng giống như Singapore, Thái Lan triển khai đồng thời một loạt sáng kiến FTA song phương với các đối tác như Australia, Newzealand, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Peru, Baranh, EFTA Nhìn chung, đa số lộ trình FTA mà Thái Lan khởi xướng hoặc tham gia mang tính toàn diện, có một số FTA mang tính linh hoạt, chọn lọc như với Trung Quốc và Ấn Độ.
Về ưu tiên ngành, các FTA sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực nông nghiệp, mang lại tiêu chuẩn quốc tế và công nghệ tiên tiến cho nền kinh tế Thái Lan, đặc biệt là các ngành chiến lược như thời trang, linh kiện ô tô, máy tính, điện tử, thiết bị nội thất, văn phòng. Với khu vực dịch vụ, phân ngành được ưu tiên sẽ là dịch vụ du lịch-lữ hành, chăm sóc y tế, xây dựng, công nghệ thông tin-truyền thông (ICT), dịch vụ hậu cần, dịch vụ giải trí và giáo dục.
- Nhận xét chung về trường hợp Thái Lan
Thái Lan đã chuyển mạnh hướng ưu tiên sang chính sách FTA song phương đồng thời cũng giảm bớt cam kết đối với kênh đàm phán đa phương GATT/WTO hiện nay. Quốc gia này tỏ ra cứng rắn hơn trong đàm phán tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp, cải cách các biện pháp chống bán phá giá hay những nhượng bộ về quyền sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn lao động.
Tuy nhiên, việc chuyển hướng mạnh sang chính sách hình thành nhiều FTA song phương cũng chưa đủ để mang đến những lợi ích kỳ vọng cho Thái Lan. Mặc dù các nguồn lực đàm phán thương mại đã được huy động và chuyển hướng sang các FTA nhưng cho tới nay rõ ràng Thái Lan vẫn chưa nhận được những gì nước này muốn gặt hái từ mặt trận FTA - không giảm trợ cấp nông nghiệp, quy định xuất xứ không thống nhất, không có cải cách về lĩnh vực chống bán phá giá [32]
Bên cạnh đó, quá trình thực thi FTA Thái Lan-Trung Quốc và FTA ASEAN-Trung Quốc thời gian qua cũng cho thấy tác động thực tế trái ngược với kỳ vọng ban đầu, thâm hụt thương mại giữa Thái Lan và Trung Quốc đã không giảm mà còn tăng, hơn nữa lợi thế cạnh tranh của ngành nông nghiệp, trồng trọt của Thái Lan đã không thắng nổi hàng nông sản của Trung Quốc ngay trên sân nhà, với mức thâm hụt hàng nông sản song phương là 591 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2006.
Nhìn vào trường hợp của Thái Lan có thể thấy, chính sách thương mại nói chung và chính sách FTA song phương của Thái Lan cần có sự tham vấn rộng rãi hơn với các nhóm thành phần trong hệ thống chính trị-xã hội, đặc biệt là những nhóm bị tác động, tổn thương bởi các FTA đang và sắp được triển khai. Có như vậy, các FTA mà Thái Lan ký kết mới thực sự phục vụ quá trình phát triển bền vững của quốc gia này.
2.2.2. Nhóm ứng phó và tham gia muộn hơn và xu hướng FTA: Malaysia, Philipin, Indonesia, Bruney và nhóm CLMV
Malaysia và Philippine cũng bắt đầu cân nhắc các FTA song phương của riêng mình một cách nghiêm túc vì không muốn bị rơi vào thế bất lợi trong thương mại quốc tế. Malaysia và Philippine cũng tham gia làn sóng FTA song phương khi xúc tiến hình thành FTA song phương với ba nền kinh tế lớn là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Ngày 10/05/2004, Malaysia đã ký kết Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) với Mỹ, làm nền tảng cho một FTA song phương trong tương lai. Cả Malaysia và Philippine đều đang tiến hành đàm phán hình thành FTA song phương với Nhật Bản và Trung Quốc.
Malaysia
Tình hình tham gia FTA của Malaysia
Bảng 4: Tình hình tham gia FTA của Malaysia
Tên các FTA
Hiện trạng
1
Khu vực Thương mại tự do ASEAN
đang thực thi
2
EPA Malaysia-Nhật Bản
đang thực thi
3
FTA ASEAN- Trung Quốc
đang thực thi
4
FTA ASEAN- Hàn Quốc
đã ký kết
5
FTA Malaysia-Hàn Quốc
đã ký kết
6
PTA giữa 8 nước đang phát triển
đã ký kết
7
FTA ASEAN- Ấn Độ
đã ký Hiệp định khung, đang đàm phán FTA
8
EPA ASEAN-Nhật Bản
đã ký Hiệp định khung, đang đàm phán FTA
9
Hệ thống ưu đãi thương mại của Tổ chức hội nghị Hồi giáo
đã ký Hiệp định khung, đang đàm phán FTA
10
FTAASEAN-Australiavà NewZealand
đang đàm phán
11
FTA Malaysia-Australia
đang đàm phán
12
FTA Malaysia- New Zealand
đang đàm phán
13
FTA Malaysia- Pakistan
đang đàm phán
14
FTA Malaysia- Hoa Kỳ
đang đàm phán
15
FTA ASEAN- EU
đang đàm phán
16
FTA Đông á (EAFTA)
đã đề xuất, đang tham vấn và nghiên cứu
17
FTA Malaysia- Chile
đã đề xuất, đang tham vấn và nghiên cứu
18
CECA Malaysia- Ấn Độ
đã đề xuất, đang tham vấn và nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ ADB (2006), “Asia Development Outlook 2006”, Manila.
Mặc dù tham gia vào xu hướng hình thành các FTA song phương và khu vực chậm hơn so với một số quốc gia trong khu vực song Malaysia cũng đã bắt kịp khá nhanh. Tính đến cuối năm 2006, bên cạnh các FTA đa biên thuộc khung khổ hợp tác của ASEAN với các nước đối tác, Malaysia đã ký kết, đang đàm phán và nghiên cứu FTA song phương với 7 đối tác như Nhật Bản (ký kết năm 2005), Pakistan (thực thi đầy đủ đầu năm 2007), Australia (đang đàm phán), Chile (bắt đầu đàm phán từ tháng 11/2006), New Zealand (đã tiến hành 6 phiên họp), Hàn Quốc (đàm phán diễn ra song song với đàm phán FTA ASEAN-Hàn Quốc), Ấn Độ (kết thúc nghiên cứu chung), Mỹ (đang diễn ra các cuộc họp của Hội đồng hỗn hợp). Malaysia cũng đã bày tỏ ý muốn đàm phán FTA song phương với Singapore và Thái Lan.
Chính sách FTA của Malaysia
Chính sách thương mại của Malaysia là thực hiện tự do hóa thương mại dựa trên cơ sở quy định của hệ thống thương mại đa phương (WTO). Malaysia coi việc theo đuổi các FTA song phương và khu vực là sự bổ sung cho kênh tự do hóa đa phương.
Phạm vi điều chỉnh của các FTA của Malaysia thường là hoạt động thương mại hàng hóa, tuy nhiên kể từ khi WTO ra đời, đặc biệt trong làn sóng hình thành FTA hiện nay thì lĩnh vực thương mại dịch vụ đã trở thành một nội dung chính của các sáng kiến FTA song phương và khu vực. Điều này giúp cho các đối tác tham gia FTA có thể đàm phán nhanh hơn và sâu hơn trong các vấn đề thương mại đang bế tắc tại kênh đa phương như “các vấn đề Singapore” hay các vấn đề thương mại mới.
Chính phủ Malaysia xác định rất rõ bốn mục tiêu trong đàm phán các FTA của mình là: Thứ nhất, tìm kiếm điều kiện tiếp cận thị trường nước ngoài tốt hơn thông qua cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Thứ hai, tạo thuận lợi và xúc tiến hơn nữa quá trình phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư của đất nước. Thứ ba, nâng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Malaysia. Và thứ tư là xây dựng năng lực cho những lĩnh vực mục tiêu thông qua phối hợp và hợp tác kỹ thuật.
Malaysia ủng hộ những sáng kiến FTA có nội dung và phạm vi điều chỉnh toàn diện. Các FTA/EPA mà Malaysia khởi xướng hay tham gia không chỉ dừng lại ở các biện pháp tự do hóa và mở cửa thị trường. Các cam kết đó còn bao gồm một cách toàn diện những lĩnh vực như hoạt động đầu tư, thuận lợi hóa thương mại, quyền sở hữu trí tuệ Malaysia còn đưa ra các cam kết hợp tác kinh tế trên một loạt những lĩnh vực như chính sách cạnh tranh, quy định tiêu chuẩn và hợp chuẩn, công nghệ thông tin và truyền thông, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và triển khai, hợp tác tài chính, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và thương mại phi giấy tờ. Do đó, Malaysia đã chủ trương đàm phán các FTA có phạm vi điều chỉnh rộng hơn những cam kết khung tại WTO.
Ngoài ra, đối với các FTA được ký dưới dạng các Hiệp định Đối tác Kinh tế gần gũi hơn (CEP) mà Malaysia tham gia vừa qua, nội dung của các hiệp định này cũng có phạm vi điều chỉnh và mức độ cam kết toàn diện hơn các FTA thông thường, bên cạnh nội dung tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ còn có đầu tư, thuận lợi hóa thương mại và hợp tác kinh tế, kỹ thuật. Tiến trình xây dựng các FTA khu vực và song phương cũng sẽ mang lại tính đoán định được và sự ổn định về mặt pháp lý không chỉ cho các chính phủ mà quan trọng hơn cho khu vực doanh nghiệp để họ có môi trường chính sách minh bạch, dự báo được, phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Một vấn đề cần lưu ý trong chính sách FTA của Malaysia đó là Malaysia rất quan tâm tới vấn đề chênh lệch phát triển, tính đa dạng của mỗi thành viên và các khu vực nhạy cảm của mỗi nền kinh tế. Cụ thể, Malaysia quan ngại cho 2 ngành sản xuất ô tô và thép của mình. Vì vậy, cần áp dụng nguyên tắc linh hoạt đối với tốc độ và trình tự thực thi cam kết tự do hóa trong các FTA mà Malaysia tham gia. Bên cạnh đó, cần có những nội dung về hợp tác phát triển, các biện pháp cải tạo thuận lợi và xây dựng năng lực cho các thành viên kém phát triển hơn.
Nhận xét chung về trường hợp Malaysia
Mặc dù triển khai các sáng kiến FTA có phần muộn và thụ động ban đầu, song Malaysia đang thúc đẩy rất nhanh các lộ trình hình thành FTA song phương với các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Australia và Hàn Quốc.Duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh trước các nước trong khu vực ASEAN và trước sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc đã trở thành mục tiêu hàng đầu thúc đẩy Malaysia điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng cân bằng hơn giữa các kênh đa phương và khu vực, song phương.
Philippine
Tình hình tham gia FTA của Philippine
Philippine tham gia vào làn sóng FTA hiện nay chậm hơn Singapore và Thái Lan. Lúc đầu các sáng kiến FTA mà Philippine tham gia chủ yếu ở cấp độ khu vực và thuộc khung khổ các FTA do ASEAN đề xuất với các đối tác như CER, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Philippine đã ký kết FTA song phương đầu tiên với Nhật Bản (2006) và đang chuẩn bị đàm phán FTA song phương với Mỹ sau khi đã ký TIFA với cường quốc này. Một số đối tác thương mại khác cũng đang đề xuất hình thành FTA song phương với Philippine như Baranh và Đài Loan.
Bảng 5: Tình hình tham gia FTA của Philippine
Tên các FTA
Hiện trạng
1
Khu vực Thương mại tự do ASEAN
đang thực thi
2
FTA ASEAN- Trung Quốc
đang thực thi
3
EPA Philippine- Nhật Bản
đã ký kết
4
FTA ASEAN- Hàn Quốc
đã ký kết
5
FTA ASEAN- Ấn Độ
đã ký Hiệp định khung, đang đàm phán FTA
6
EPA ASEAN-Nhật Bản
đã ký Hiệp định khung, đang đàm phán FTA
7
FTA ASEAN-Australia và NewZealand
đang đàm phán
8
FTA ASEAN- EU
đang đàm phán
9
FTA Đông Á (FTA ASEAN+3)
đã đề xuất, đang tham vấn và nghiên cứu
10
FTA Philippine- Pakistan
đã đề xuất, đang tham vấn và nghiên cứu
11
FTA Philippine- Hoa Kỳ
đã đề xuất, đang tham vấn và nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ ADB (2006), “Asia Development Outlook 2006”, Manila
Chính sách FTA của Philippine
Chính phủ Philippine coi việc hình thành FTA là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên chính sách này cũng gặp phải sự phản đối từ một số học giả trong nước. TS Joseph Yap, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Philippine (PIDS) cho rằng “Các hiệp định thương mại tự do không cần và không đủ cho tăng trưởng kinh tếvì tăng trưởng không ấn tượng chủ yếu xuất phát từ các vấn đề trong nước như chưa hình thành được một khu vực nông nghiệp hiện đại, thể chế yếu kém và tình trạng bất bình đẳng thu nhập” [35].
Chính phủ Philippine nhìn chung chọn đối sách theo từng trường hợp cụ thể và mang tính thụ động, thay vì có được một chiến lược FTA mang tính hệ thống [29]. Do đó nội dung và cách tiếp cận đối với từng đối tác FTA cũng khác nhau.
Ví dụ, với FTA song phương với Nhật Bản, xuất phát từ chiến lược ưu tiên phát triển mối quan hệ “đối tác” với một nền kinh tế công nghiệp phát triển nhằm tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư và ODA nên chính phủ Malaysia khá nhượng bộ đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản. Cụ thể, trong khi Philippine phải xóa bỏ ngay thuế quan đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Nhật Bản thì Nhật Bản đã không áp dụng ngay mức thuế quan 0% với một loạt ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Philippine sang Nhật như chuối, dứa, xoài, lê, đu đủ (nông sản), hải sản, sản phẩm bán dẫnmà áp dụng mức thuế quan 10% đến 20% và cam kết dỡ bỏ các mức thuế quan này sau 11 năm kể từ khi JPEPA có hiệu lực. Hơn nữa, Philippine cỉ được miễn không cắt giảm thuế quan đối với hai mặt hàng là gạo và muối trong khi Nhật Bản được miễn tới 239 chủng loại sản phẩm, từ các loại nấm cho tới guốc mộc. Chính vì lý do ưu tiên quan hệ với Nhật Bản mà Hiệp định JPEPA đã được đàm phán khá “kín”, ít tham vấn các thành phần trong xã hội, đặc biệt là khu vực nông dân. Trong khi đó, Philippine lại chọn cách tiếp cận toàn diện đối với FTA song phương với Mỹ và tiến hành tham vấn rộng rãi với các tổ chức phi chính phủ và xã hội nhân sự.
Về lộ trình chính sách, Philippine đang tham gia đầy đủ vào các sáng kiến FTA song phương của toàn khối ASEAN. Philippine đã và đang ưu tiên nguồn lực cho FTA song phương với các đối tác thương mại lớn như Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ. Hồi tháng 11/2006 Tổng thống Philippine Gloria Macapagal-Arroyo từng phát biểu mong muốn đạt được FTA song phương với Mỹ vào tháng 7/2007 vì quyền đàm phán nhanh (TPA) của Tổng thống Mỹ Bush hết hạn vào thời gian này trong khi lưỡng Viện đều đã do đảng Dân chủ kiểm soát [33]. Ngày 28/2/2007 thì hai bên Philippine và Mỹ đã chính thức đồng ý tiến hành một FTA song phương toàn diện Mỹ-Philippine.
Nhận xét chung về trường hợp Philippine
Chính phủ Philippine tiếp cận chính sách FTA mang tính ứng phó và theo tình huống cụ thể. Về dài hạn, Philippine cần xây dựng một khung khổ đàm phán FTA có tính hệ thống để không dẫn đến kết cục “hiệu ứng bát mỳ ý” như Bhagwati từng cảnh báo [29]. Một chính sách FTA thích hợp cần xử lý tốt những nội dung như phạm vi điều chỉnh và khung khổ thể chế của FTA, tiêu chí chọn đối tác và cơ chế vận hành của FTA đó để hướng tới những mục tiêu phát triển rộng lớn hơn.
Indonesia
Tình hình tham gia FTA của Indonesia
Indonesia chủ yếu tập trung tham gia vào các FTA thuộc khung khổ ASEAN mà nước này là một thành viên tham gia như FTA ASEAN-Trung Quốc, FTA ASEAN-Nhật Bản, FTA ASEAN-Hàn Quốc, FTA ASEAN-Ấn Độ, FTA ASEAN-CER (Australia và New Zealand). Mặc dù chậm hơn hai nước láng giềng ASEAN là Singapore và Thái Lan, song với các sáng kiến FTA song phương, Indonesia cũng đang theo đuổi hình thành FTA song phương với 11 đối tác là Nhật Bản, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Nam Phi, Đông Timo, Australia, New Zealand và EFTA.
Bảng 6: Tình hình tham gia FTA của Indonesia
Tên các FTA
Hiện trạng
1
Khu vực Thương mại tự do ASEAN
đang thực thi
2
FTA ASEAN- Trung Quốc
đang thực thi
3
FTA ASEAN- Hàn Quốc
đã ký kết
4
PTA giữa 8 nước đang phát triển
đã ký kết
5
FTA ASEAN- Ấn Độ
đã ký Hiệp định khung, đang đàm phán FTA
6
EPA ASEAN- Nhật Bản
đã ký Hiệp định khung, đang đàm phán FTA
7
FTA Indonesia- Pakistan
đã ký Hiệp định khung, đang đàm phán FTA
8
FTA ASEAN- Australia và New Zealand
đang đàm phán
9
FTA Indonesia- Nhật Bản
đang đàm phán
10
FTA ASEAN- EU
đang đàm phán
11
FTA Đông Á (EAFTA)
đã đề xuất, đang tham vấn và nghiên cứu
12
CECA Indonesia- Ấn Độ
đã đề xuất, đang tham vấn và nghiên cứu
13
FTA Indonesia- EFTA
đã đề xuất, đang tham vấn và nghiên cứu
14
FTA Indonesia- Hoa Kỳ
đã đề xuất, đang tham vấn và nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ ADB (2006), “Asia Development Outlook 2006”, Manila
Chính sách FTA của Indonesia
Chính phủ Indonesia đã chuyển hướng chính sách kinh tế đối ngoại từ ưu tiên kênh tự do hóa đa phương thuộc khung khổ WTO sang tích cực tham gia các sáng kiến hình thành FTA song phương với một loạt các đối tác thương mại chính.
Chính phủ Indonesia quan niệm rằng bước chuyển trong tư duy chính sách xuất phát từ ba căn cứ: Thứ nhất, những khó khăn và bế tắc trên kênh đàm phán đa phương tại WTO; thứ hai, sự tham gia ngày càng sâu rộng của các nước láng giềng ASEAN vào xu hướng FTA hiện nay; thứ ba, các sáng kiến FTA đang trở thành công cụ thúc đẩy quá trình hợp tác và liên kết trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Á.
Tuy vậy chính sách theo đuổi các FTA của Indonesia cũng gặp phải một số khó khăn xuất phát từ nội tại nền kinh tế, chính trị nước này. Trước hết, Indonesia đang phải trải qua một quá trình chuyển đổi với những thay đổi về mặt chính trị. Indonesia đang gặp phải rất nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, do đó không đủ nguồn lực chủ động triển khai chính sách FTA một cách toàn diện, mà chủ yếu là ứng phó để thích nghi phần nào với xu hướng FTA đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới. Cùng với quá trình phi tập trung hóa thì các chính quyền địa phương đã gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng, làm cho quá trình hoạch định chính sách thêm phức tạp. Thực tế này ảnh hưởng mạnh tới các chính sách thương mại và đầu tư, tạo ra những rào cản đối với dòng thương mại liên tỉnh.
Sáu nhóm vấn đề lớn trong nước mà Indonesia phải tập trung nguồn lực để giải quyết là: (1)Khoảng trống nguồn nhân lực; (2) Đội ngũ doanh nhân và tinh thần kinh doanh chưa ổn định tốt; (3)Tệ quan liêu trong bộ máy công quyền; (4) Vấn đề tham nhũng; (5) Nhận thức mập mờ về nền kinh tế thị trường, đặc biệt là thái độ định kiến với vấn đề tập trung sở hữu; (6) Tình trạng xung đột cục bộ, nhóm khủng bố vũ trang bắt đầu hoạt động mạnh, phong trào Hồi giáo cực đoan được củng cố. Tất cả những biểu hiện này gây ra tâm lý bất ổn trong giới đầu tư và kinh doanh. Hệ quả là Indonesia đang mất khả năng cạnh tranh so với Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, đặc biệt trong vấn đề thu hút FDI và thương mại quốc tế.
Để vực dậy nền kinh tế, chính phủ Indonesia coi thu hút đầu tư nước ngoài là chìa khóa để đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono từng phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Độc lập năm 2006 rằng “để đạt được tốc độ tăng trưởng 6.7% trong năm 2006, đầu tư nước ngoài chính là yếu tố cốt lõi” và việc ký kết các FTA song phương chính là công cụ để thực hiện ưu tiên này.
Song ý thức được những thách thức đối với các ngành kinh tế trong nước vốn thiếu hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, Indonesia lúc đầu đã khá thận trọng trong việc lựa chọn đưa ngành kinh tế chủ chốt vào nội dung đàm phán các FTA song phương. Bản thân các bộ ngành trong chính phủ Indonesia cũng chưa thực sự đồng thuận về chính sách FTA, một số Bộ và cơ quan thì ủng hộ, số khác thì không phản đối nhưng nghi ngờ về lợi ích thực sự của các sáng kiến FTA song phương mà Indonesia đang theo đuổi.
Nhóm ủng hộ chính sách FTA thì cho rằng các cải cách bên trong sẽ có thêm động lực từ các FTA được ký kết, trong khi đó nhóm nghi ngờ thì coi các FTA song phương với những đối tác lớn hơn và giàu có hơn sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho Indonesia như kỳ vọng và thậm chí còn là “phản tác dụng”.
Phân tích của Chandra (2004) [21] thì khuyến cáo rằng Indonesia không nên “chạy đua theo” các nước láng giềng trong làn sóng FTA hiện nay vì vấn đề cốt yếu là chọn đúng đối tác FTA. Hơn nữa, sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp cũng như nông nghiệp nội địa của Indonesia chưa đủ mạnh để tận dụng cơ hội của các FTA song phương.Việc chuyển quá nhanh sang công cụ FTA song phương có thể làm mất cân bằng chính sách kinh tế đối ngoại của nước này.
Chính phủ Indonesia thiếu những mục tiêu rõ ràng và có tính hệ thống khi tham gia đàm phán FTA song phương với các đối tác thương mại chủ chốt (như Nhật Bản và Mỹ) vì bấy lâu nay chính phủ chỉ thụ động ứng phó với các lời đề nghị ký kết FTA song phương từ các đối tác thương mại chính này. Vấn đề của Indonesia không chỉ nằm ở chỗ các ngành kinh tế nội địa chưa sẵn sàng, mà còn là thực trạng Indonesia thiếu một đội ngũ đàm phán có năng lực và nắm bắt được nhu cầu của người dân.
Về lộ trình chính sách, lúc đầu Indonesia tham gia đàm phán và ký kết các FTA song phương và khu vực khá thụ động, sau đó chính phủ Indonesia ngày càng tích cực bắt kịp làn sóng FTA trong khu vực và trên thế giới với việc triển khai đồng thời 11 sáng kiến FTA song phương với các nước đối tác.
Nhận xét chung về trường hợp Indonesia
Xuất phát từ điều kiện kinh tế trong nước, chính sách thương mại của Indonesia là sự kết hợp của cả biện pháp gia tăng bảo hộ với thúc đẩy tự do hóa ở cả ba cấp độ song phương, khu vực và đa phương. Do đó, việc ký kết các FTA cũng chỉ là một trong các công cụ chính sách mà chính phủ Indonesia sử dụng để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Trước sức ép từ làn sóng FTA trong khu vực và trên thế giới, rõ ràng chính phủ Indonesia đang đứng trước yêu cầu phải xây dựng một chính sách thương mại nhất quán hơn và phù hợp với đòi hỏi của bối cảnh mới, hình thành một lộ trình chính sách FTA có tính hệ thống hơn thay vì mang tính ứng phó và lựa theo từng đối tác FTA như vừa qua.
Chính phủ Indonesia cần có những nghiên cứu kịp thời để làm rõ ngành kinh tế chủ chốt nào sẽ có lợi hoặc phải trả giá từ việc hình thành các FTA song phương kể trên, đồng thời xác định được những biện pháp cải cách trong nước cần thiết để thực thi tốt các FTA song phương đã và sẽ ký kết.
Nhóm CLMV và Bruney
Nhóm CLMV là tên viết tắt bốn thành viên mới của ASEAN là Lào, Myanma, Campuchia và Việt Nam. Nhìn chung, nhóm CLMV là những quốc gia kinh tế chuyển đổi và đang mới bắt đầu thực hiện những cam kết đầu tiên về hội nhập khu vực trong khuôn khổ ASEAN/AFTA nên nhóm này chưa định hình rõ chính sách FTA của riêng mình. Vì vậy, đại đa số các FTA mà các thành viên CLMV đã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7319.doc