Khóa luận Thực trạng về hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam và giải pháp thúc đẩy sự phát triển hàng hoá

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SƠ CẤP VÀ HÀNG HOÁ CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 4

I - Khái niệm thị trường sơ cấp 4

II - Vai trò của thị trường chứng khoán sơ cấp và mối quan hệ với thị trường thứ cấp. 4

1.Vai trò của thị trường chứng khoán sơ cấp 4

1.1. Đối với nền kinh tế quốc dân 5

1.2. Đối với chính phủ 5

1.3. Đối với các doanh nghiệp 6

1.4 Đối với công chúng đầu tư 6

2. Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp 7

III - Hàng hoá trên thị trưòng chứng khoán 7

1. Khái niệm về chứng khoán 8

2. Phân loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán 8

2.1 Cổ phiếu 8

2.2 Trái phiếu 12

2.3. Các công cụ phái sinh 15

2.4. Chứng chỉ quỹ đầu tư 18

IV - Phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp 18

1. Chủ thể và mục đích phát hành 19

1.1 Chính phủ 19

1.2. Các doanh nghiệp 19

1.3 Quĩ đầu tư chứng khoán: 20

2. Phương thức phát hành 20

2.1. Phát hành riêng lẻ 20

2.2. Phát hành ra công chúng 21

3. Điều kiện phát hành ra công chúng 22

V- Niêm yết chứng khoán 23

1. Những lợi ích của việc niêm yết chứng khoán 24

2. Những bất lợi của việc niêm yết chứng khoán 24

3. Các tiêu chuẩn niêm yết 25

4. Công ty niêm yết với yêu cầu công bố thông tin 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HÀNG HOÁ CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 27

I. Khái quát chung 27

II - Hàng hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam 28

1. Các loại chứng khoán được pháp luật Việt Nam quy định 28

1.1 Cổ phiếu 29

1.2 Trái phiếu 30

2. Tiêu chuẩn để trở thành hàng hoá của thị trường chứng khoán tập trung 32

III - Thực trạng về chứng khoán của thị trường chứng khoán Việt nam. 37

1. Tình hình phát hành 37

1.1 Tình hình các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành 37

1.2 Tình hình phát hành trái phiếu sau hơn hai năm hoạt động. 41

1.3 Tình hình phát hành cổ phiếu sau hai năm TTCK đi vào hoạt động 47

2. Tình hình niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam 52

2.1. Tình hình niêm yết cổ phiếu 53

2.2. Tình hình trái phiếu niêm yết 58

2.3. Tình hình thực hiện việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam 59

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG HOÁ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 62

I - Tiềm năng phát triển hàng hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam 62

1. Nhu cầu vốn của nền kinh tế 62

2. Tiềm năng về cung chứng khoán 62

3. Tiềm năng về cầu chứng khoán 63

II- Kinh nghiệm của thế giới về giải pháp phát triển hàng hoá cho thị trường chứng khoán 64

III - Giải pháp phát triển hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam 67

1. Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ về chứng khoán và thị trường chứng khoán 67

2. Giải pháp về phát hành chứng khoán 69

2.1 Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phát hành cổ phiếu 69

2.2 Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy việc phát hành trái phiếu 71

3. Nhóm giải pháp về phát triển chứng khoán niêm yết 74

4. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của việc công bố thông tin 77

IV-Triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên những nỗ lực từ phía cơ quan quản lý nhà nước. 79

1. Những nỗ lực từ phía cơ quan quản lý nhà nước 79

2. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt nam từ nay đến năm 2002 do UBCKNN đề ra. 80

KẾT LUẬN 83

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng về hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam và giải pháp thúc đẩy sự phát triển hàng hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ham gia mua cổ phiếu lần đầu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, theo quy định, pháp nhân được mua từ 10-20%, cá nhân được mua từ 5-10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Việc giới hạn quyền và tỷ lệ cổ phiếu được mua của cá nhân và pháp nhân như trên đã làm hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư dẫn tới làm chậm quá trình cổ phần hóa. Việc cổ phần hoá không quy định công bố thông tin ra công chúng nên chỉ được tiến hành trong nội bộ các doanh nghiệp, điều này không đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi cho các nhà đầu tư. Đây là một trở ngại làm cho công tác cổ phần hoá chưa được sự hưởng ứng, tham gia đông đảo của công chúng đầu tư ngoài doanh nghiệp. Việc xác định giá trị thực tế của các doanh nghiệp không bắt buộc phải do kiểm toán độc lập thực hiện và việc giao cho bộ tài chính thẩm quyền xác định giá trị doanh nghiệp có mức vốn trên 10 tỷ đồng sẽ không đảm bảo cho việc định giá chính xác và khách quan. Bên cạnh đó việc xác định giá trị lợi thế chỉ được tính tối đa là 30 % vào giá trị thực tế của doanh nghiệp sẽ làm hạ thấp giá trị của doanh nghiệp khiến cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có uy tín không mấy mặn mà với vấn đề cổ phần hoá. Luật doanh nghiệp 1999 trên cơ sở tổng hợp và hợp nhất các luật công ty và luật tư nhân ban hành năm 1990, là nền tảng cho việc hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp tham gia vào phát hành và kinh doanh chứng khoán. Luật này còn tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp cổ phần được phát hành cổ phiếu và trái phiếu, công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành trái phiếu huy động vốn (đây là một tiến bộ so với Luật công ty trước đây). Tuy nhiên Luật doanh nghiệp còn quy định 1 số điều khoản chưa rõ ràng như: Quy trình phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc công ty cổ phần đựơc quy định trong luật còn chung chung, chưa cụ thể và thiếu chặt chẽ. Điều này khiến cho hoạt động phát hành cổ phiếu trong thời gian qua diễn ra khá phức tạp. Nhiều doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu theo đúng quy định của pháp luật lại gặp nhiều khó khăn do các điều khoản có liên quan đến việc pháp hành cổ phiếu của công ty cổ phần quy định trong Luật còn chung chung, chưa cụ thể, quy trình phát hành chứng khoán ( đối với công ty cổ phần) và chuyển đổi hình thức sở hữu (đối với doanh nghiệp cổ phần hoá) không rõ ràng. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm đối với vấn đề phát hành lại không đưa ra những hướng dẫn cụ thể, hợp lý cũng như không hỗ trợ một cách hiệu quả việc phát hành của những công ty này. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở này để lách luật, thành lập và phát hành cổ phiếu không theo quy định của luật doanh nghiệp. Gần đây theo kết quả điều tra cho thấy có khoảng 3000 doanh nghiệp thực sự chưa bao giờ tồn tại và hoạt động mặc dù đã được cấp giấy phép thành lập , trong đó có một số công ty cổ phần sau khi phát hành cổ phiếu để huy động vốn (thậm chí còn vượt xa mức vốn điều lệ của công ty) đã biến mất không để lại dấu vết gì. Tình trạng này nếu không được giải quyết nhanh chóng sẽ gây lại những tác hại rất lớn về sau này. Một điểm hạn chế tồn tại trong Luật Công ty 1990 và vẫn chưa được khắc phục trong Luật doanh nghiệp 1999 hiện nay, đó là không quy định rõ ràng cơ quan quản lý việc thành lập và đăng ký kinh doanh. Chính việc quy định không rõ ràng về đăng ký kinh doanh nên các cơ quan quản lý nhà nước nước chỉ nắm được doanh nghiệp khi họ đăng kí kinh doanh. Còn khi các công ty đã bước vào hoạt động thì không có một cơ quan cụ thể nào làm đầu mối quản lý các công ty nay, dẫn đén tình trạng hiện nay ở Việt Nam, các công ty chịu sự quản lý chồng chéo của rất nhiều các cơ quan quản lý như cơ quan thuế, cơ quan quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân.... Đối với hoạt động phát hành chứng khoán của các tổ chức tín dụng, kể từ khi Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực đến nay, gần như chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn cho việc thực hiện. Trong khi đó hầu hết các văn bản ra đời trước khi có luật các tổ chức tín dụng vẫn còn hiệu lực và đang gây trở ngại cho việc đưa chứng khoán của các ngân hàng ra niêm yết, đặc biệt là các văn bản có liên quan tới chứng khoán đều ra đời trước khi có luật các tổ chức tín dụng, ví dụ như quy định về phát hành trái phiếu của các ngân hàng thương mại được thực hiện theo quyết định số 212-QĐ-NH1 ngày 22/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Nghị định 01/2000/NĐ-CP về quy chế phát hành trái phiếu chính phủ đã thể hiện sự quan tâm của chính phủ trong vấn đề tạo lập hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt nam. Tuy vậy, việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai những công việc như phát hành, lưu ký, đăng ký trái phiếu chính phủ còn gặp phải một số vấn đề cần phải được giải quyết, cụ thể: Đối với phương thức bán lẻ qua hệ thống kho bạc và đại lý qua các tổ chức phát hành: trái phiếu phát hành qua hình thức này có thể là trái phiếu niêm yết hoặc không niêm yết. Tuy nhiên để đảm bảo đủ điều kiện niêm yết thì các điều kiện về mệnh giá và kỳ hạn của trái phiêú cần phải được thống nhất. Trước đây, một đợt phát hành trái phiếu qua hệ thống kho bạc có thể kéo dài vài tháng với ngày phát hành rải rác trong suốt cả đợt phát hành (vì ngày khách hàng mua là ngày phát hành trái phiếu đó). Với cách phát hành như vậy thì không thể đưa trái phiếu vào giao dịch được. Hiện tại phương thức bán lẻ và đại lý cũng có thể phát hành theo từng đợt như vậy, nhưng cần có sự cải tiến bằng cách quy định tất cả những trái phiếu phát hành một đợt phải có cùng ngày phát hành. + Thị trường chứng khoán có phát triển ổn định hay không phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó nguồn hàng cung cấp cho thị trường là một trong những nhân tố có tính chất quyết định. Vì vậy việc nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực phát hành nói riêng, cho toàn bộ hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định và đúng hướng đã được đề ra, từng bước bắt kịp với đà phát triển chung của thị trường chứng khoán thế giới. 1.2 Tình hình phát hành trái phiếu sau hơn hai năm hoạt động. a. Tình hình phát hành trái phiếu chính phủ để niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Từ tháng 7 năm 2000, sau khi chính phủ ban hành Nghị định 01/2000/NĐ-CP về quy chế phát hành trái phiếu chính phủ, Bộ Tài Chính đã áp dụng phương pháp phát hành mới là đấu thầu trái phiếu chính phủ qua Trung tâm giao dịch chứng khoán. Cho đến cuối năm 2001, trung tâm giao dịch chứng khoán đã tổ chức 7 đợt đấu thầu trái phiếu kho bạc qua Trung Tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với tổng khối lượng trái phiếu phát hành được là 600 tỷ đồng. Hai đợt đấu thầu đầu tiên (vào ngày 26/7/2000 và 15/8/2000) đã thành công với tổng giá trị trúng thầu mỗi đợt là 300 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu tương ứng là 6,55%/năm và 6,6%/năm. Năm đợt đấu thầu tiếp theo không thành công, số lượng đơn vị đặt thầu và khối lượng đặt thầu giảm dần. Có tất cả 28 đơn vị được công nhận là thành viên đấu thầu trái phiếu chính phủ tại trung tâm giao dịch chứng khoán gồm 9 công ty chứng khoán, 15 ngân hàng thương mại, và 4 công ty bảo hiểm. Tuy nhiên trong các phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ trên thị trường chứng khoán, số lượng thành viên tham gia đặt thầu cao nhất cũng chỉ 9 đơn vị; thậm chí trong đợt đấu thầu lần thứ 4 ngày 12/9/2000 không có một đơn vị nào tham gia đặt thầu. Bên cạnh đó việc đấu thầu trái phiếu kho bạc và bán lẻ trái phiếu Chính phủ cũng rất khó khăn.Trong phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ phát hành 300 tỷ đồng ngày 26/6/2001 chỉ có hai thành viên đấu thầu trái phiếu chính phủ qua trung tâm giao dịch thông tham gia đợt đấu thầu này, nhưng do lãi suất đặt thầu thấp nhất (7,2%/năm) vẫn cao hơn so với lãi suất chỉ đạo (7%/năm), nên không có tổ chức trúng thầu đợt này. Từ đầu năm 2002 đến nay, Trung tâm giao dịch thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức được 24 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trong đó 12 đợt đấu thầu trái phiếu do kho bạc nhà nước phát hành và 12 đợt đấu thầu trái phiếu do Quỹ hỗ trợ phát triển phát hành. Các loại trái phiếu phát hành có kỳ hạn từ 5 đến 10 năm với lãi suất chỉ đạo từ 7,4% đến 9,1 %/năm. Đối tượng tham gia đấu thầu 26 tổ chức được cấp phép. Nhưng điều đáng nói là gần đây, các tổ chức này cũng không mấy quan tâm đến mặt hàng trái phiếu Chính phủ. Thống kê cũng cho thấy, trong số 12 đợt đấu thầu ttrái phiếu do kho bạc nhà nước phát hành, chỉ có 7 đợt có kết quả; còn trong 12 đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ do quỹ hỗ trợ phát triển phát hành cũng chỉ có 5 đợt có kết quả; 12 đợt đấu thầu còn lại hoặc không có thành viên tham gia hoặc có thành viêm tham gia nhưng lãi suất đặt thâù cao hơn lãi suất trần do Bộ tài chính đưa ra. Qua 24 đợt đấu thầu mới có 321 tỷ đồng trái phiếu trúng thầu trong tổng số gần 1000 tỷ đồng trái phiếu mang ra đấu thầu. Như vậy trung bình khối lượng trái phiếu trúng thầu mỗi đợt đạt 13,5 tỷ đồng. Thực tế này đã cho thấy, kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán vẫn không đem lại hiệu quả. Đối với phát hành theo phương thức bảo lãnh, ngày 15/9/2000, Bộ Tài Chính đă phát hành 500 tỉ đồng trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm với lãi suất 6,6%/năm. Có 3 đơn vị tham gia bảo lãnh phát hành là Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Song các tổ chức bảo lãnh trên đã nắm giữ toàn bộ trái phiếu mà không phân phối, chào bán ra công chúng. Tổng giá trị trái phiếu chính phủ và trái phiếu ngân hàng đầu tư phát triển niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay là 3.366 tỉ VND (205,4 triệu USD ), xấp xỉ 0,7% GDP, trong đó trái phiếu chính phủ là 3.208 tỷ đồng. Năm 2-3 năm 4-5 năm ( tỷ VNĐ ) 6-10 năm (tỷ VNĐ ) 2000 0 1.100 0 2001 0 1.632 0 2002 0 151 326 ( Nguồn: Dự thảo Lộ trình phát triển thị trường vốn 7/2002) Đánh giá tình hình hoạt động sau 2 năm, nguyên nhân chủ yếu khiến cho hoạt động đấu thầu trái phiếu chính phủ kém hiệu quả là do: Lãi suất trái phiếu chính phủ chưa thực hiện được vai trò lãi suất chuẩn cho thị trường, lãi suất chỉ đạo còn chưa thực sự hấp dẫn. Nhìn chung lãi suất trái phiếu thấp hơn so với mặt bằng lãi suất hiện nay; lãi suất chỉ đạo trong đấu thầu thường thấp hơn lãi suất đặt thầu thấp nhất nên không có đơn vị nào trúng thầu. Đối tượng tham gia đấu thầu và bảo lãnh còn ít, chủ yếu là có 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, một số công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. Hiện tổng số thành viên được công nhận là 28 thành viên. Phiên đấu thầu lớn nhất cũng chỉ xó 9 thành viên tham gia, phiên ít nhất chỉ có 2 thành viên tham gia. Điều này làm hạn chế khả năng thành công của các phiên đấu thầu. Ngoài lý do là thời điểm đấu thầu chưa phù hợp, chưa xác định được nhu cầu của các thành viên tham gia. Nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho công chúng đầu tư và các tổ chức tài chính ít quan tâm đến trái phiếu chính phủ là do cơ chế điều hành lãi suất chỉ đạo chưa phù hợp với mặt bằng lãi suất thực tế của thị trường. Cơ chế bảo lãnh phát hành còn thiếu các quy định đảm bảo sự phân phối trái phiếu ra công chúng , nên vô hình chung biến hình thức này thành một tổ hợp nhận thầu nhưng lại được hưởng phí bảo lãnh khá cao. Điều này ngoài việc đã ảnh hưởng đến thị trường thứ cấp của các trái phiếu trên, còn gây trở ngại cho hình thức đấu thầu qua Trung tâm giao dịch chứng khoán vì các ngân hàng thương mại sẽ tham gia bảo lãnh phát hành với phí cao hơn. Gần đây nhiều ngân hàng thương mại liên tục phát hành trái phiếu và kỳ phiếu với mức lãi suất trên 8%/năm.; tại VCB là 8,15%, tạiICB là 8,1%. Mức vốn huy động của mỗi ngân hàng trong từng đợt đạt khoảng vài ngàn tỷ đồng. Nhà đàu tư kể cả pháp nhân và thể nhân đương nhiên sẽ chọn hình thức mua trái khoán của ngân hàng vì ngoài việc được hưởng mức lãi suất cao hơn còn có nhiều tiện ích khác. Đặc biệt, ngân hàng sẵn sàng mua lại các trái khoán của mình bắt kỳ lúc nào với lãi suất trả cho người thụ hưởng thường được tính là lãi suất tiết kiệm gần nhất với thời hạn nắm giữ trái khoán. Như vậy xét về cả hai mặt lợi ích kinh tế và tính thnah khoản, trái khoán của ngân hàng phát hành hấp dẫn hơn trái phiếu chính phủ. Sự năng động trong công tác huy động vốn của hệ thống ngân hàng vô hình chung đã làm tê liệt dần kênh phát hành trái phiếu chính phủ thông qua thị trường chứng khoán. Ngoài ra, Bộ tài chính hiện nay vẫn phát hành trái phiếu chính phủ theo phương thức bán lẻ với lãi suất cao hơn lãi suất đấu thầu đối với trái phiếu cùng kỳ hạn. Chính vì vậy, các nhà đầu tư có thể ưa chuộng trái phiếu bán lẻ hơn là giao dịch trên thị trường thứ cấp. b. Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp Mặc dù Luật công ty 1990 đã quy định việc phát hành trái phiếu của công ty cổ phần, nhưng thực tế chưa có doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo Luật này. Chỉ tới khi nghị định số 120/CP ngày 17/9/1994 của chính phủ được ban hành kèm theo quy chế tạm thời về phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước thì trái phiếu doanh nghiệp nhà nước mới bắt đầu được phát hành. Nhiều doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu về vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành điện và xi măng, đã trình lên Bộ tài chính phương án phát hành cổ phiếu và được chấp nhận triển khai thực hiện. Tháng 9/1994 đến tháng 6/1995, nhà máy xi măng Anh Sơn đã phát hành trái phiếu thông qua hệ thống kho bạc trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho các đối tượng là cán bộ, nhân dân là người Ngệ An, sống và làm việc ở trong và ngoài nước. Đợt huy động này dự kiến huy động 52 tỷ đồng trái phiếu có thời hạn 3-5 năm, với lãi suất 15%. Tuy nhiên sau gần 10 tháng phát hành, nhà máy chỉ huy động được 7,7 tỉ đồng, trong đó trái phiếu có thời hạn 3 năm chiếm tới 79%. Năm 1997, đề án phát hành trái phiếu của công ty thép Miền Nam cũng được Bộ tài chính phê duyệt với khối lượng dự kiến huy động là 9,2 tỷ đồng, thời hạn trái phiếu là 25-30 năm, lãi suất công bố hàng năm và được tính toán dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó đối tượng mua trái phiếu là cán bộ công nhân viên của công ty. Hiện nay các bộ ban ngành địa phương cũng có kế hoạch phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các dự án và công trình như Tổng công ty hàng không Việt Nam dự kiến phát hành trái phí để mua phương tiện bay, Bộ xây dựng có nhu cầu huy động vốn để cho một số dự án xây dựng các khu đô thị mới, dự án các khu công nghiệp. Bên cạnh đó một khối lượng đáng kể trái phiếu của các tổ chức tín dụng đã được phát hành theo hướng dẫn của quyết định số 212/QĐ-NH1 ngày 22/9/1994 của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành thể lệ phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển, hướng dẫn việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Từ năm 1998 đến nay, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam đã liên tục tổ chức các đợt phát hành trái phiếu có thời hạn từ 1-5 năm. trong vòng hơn 1 tháng kể từ ngày 17/4/1999, ngân hàng đã phát hành được 1900 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn từ 2-5 năm, trong đó loại trái phiếu kỳ hạn 2 năm chiếm tới 80%, lãi suất trả trước là 12,5%. chỉ tính riêng 2 đợt (đợt 1 và 2) năm 2000, tổng số lượng trái phiếu đã phát hnàh lên tới 1.069.350 triệu đồng với kỳ hạn trái phiếu 5 năm, với lãi suất năm đầu là 6,5% (đợt 1) và 6,55% (đợt 2) và đưa ra niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán. Năm 1999, công ty cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam (Vietnam International Leasing Company-VILC), thông qua ngân hàng công thương Việt nam làm đại lý phát hành, đã phát hành hai đợt trái phiếu với tổng khối lượng là 20 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động được thông qua phát hành trái phiếu là nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình huy động của một số doanh nghiệp. Đây là hình thức huy động vốn ưu việt và có tiềm năng lớn, đặt biệt khi ngân hàng hiện nay chỉ có thể đáp ứng được vốn vay ngắn hạn, thì các khoản vay thông qua phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán đã đáp ứng được nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp. Trái phiếu doanh nghiệp nhà nước còn được Bộ tài chính đảm bảo thanh toán nên có rủi ro rất thấp, giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện giảm chi phí lãi suất. Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay cho thấy khối lượng trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành còn hết sức khiêm tốn, doanh nghiệp hầu như không phát hành trái phiếu, trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, không có một loại trái phiếu doanh nghiệp nào được giao dịch ngoại trừ trái phiếu của Ngân hàng đầu tư phát triển . Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do những hạn chế sau: Các doanh ngiệp chưa quen với hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, trong khi đó thủ tục xét duyệt, phê chuẩn đề án phát hành trái phiếu lại rất phức tạp nên họ đã chuyển sang hình thức huy động trực tiếp từ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, góp vốn liên doanh liên kết hoặc vay ngân hàng. Các bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty vẫn nhận được nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước nên vẫn chưa có kế hoạch phát hành trái phiếu với mức lãi suất khá thấp. Điều này cũng đã thực sự gây khó khăn cho những doanh nghiệp khác, muốn phát hành trái phiếu để huy động vốn với lãi suất cao hơn. Đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh, mặc dù hầu hết đều đáp ứng được điều kiện mức vốn điều lệ để niêm yết theo nghị định 48/1998/NĐ_CP nhưng đa số lại có tỷ lệ nợ quá hạn quá cao (so với điều kiện niêm yết) nên đây là trở ngại đáng kể khi các ngân hàng này muốn phát hành trái phiếu niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Việc tham gia của các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các tổ chức bảo lãnh phát hành, các tổ chức định mức tín nhiệm. Do vậy, các doanh nghiệp vẫn chưa có được sự hỗ trợ tích cực trong quá trình phát hành trái phiếu để huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Và thủ tục phát hành trái phiếu theo thông tư số 02/UBCK ngày 28/09/2001 của UBCKNN còn phức tạp và chưa có các định chế trung gian đồng bộ. 1.3 Tình hình phát hành cổ phiếu sau hai năm TTCK đi vào hoạt động Hoạt động giao dịch chứng khoán trong thời gian qua cho thấy: So với trái phiếu, đầu tư vào cổ phiếu có sức hấp dẫn thấp hơn đối với mọi nhà đầu tư, trái phiếu chưa thể trở thành hành hoá chủ đạo do kém tính hấp dẫn. Sau khi thực hiện Luật doanh nghiệp, số doanh nghiệp thành lập tăng lên nhanh trong 9 tháng đầu năm 2000 ( là 9863 doanh nghiệp), gấp hơn 3 lần số doanh nghiệp mới thành lập cùng kỳ năm 1999 (2.706 doanh nghiệp); Đồng thời số vốn mới đăng ký (9.397 tỷ đồng) tăng lên gấp hai lần so với cùng kỳ năm 1999 nhờ các thủ tục và điều kiện để thành lập doanh nghiệp đã linh hoạt và mềm dẻo hơn. Tuy nhiên, hầu hết số doanh nghiệp mới thành lập đều là các công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần rất ít, và số công ty cổ phần này có vốn điều lệ rất nhỏ không đáp ứng được các điều kiện tham gia niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán. Đặc trưng của thị trường chứng khoán Việt nam đó là việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của thị trường sơ cấp cũng như sự phát triển của thị trường chứng khoán. Do vậy, hoạt động phát hành cổ phiếu có quan hệ mật thiết với vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, nhằm huy động vốn trong công chúng đưa vào đầu tư cho hoạt động kinh tế bằng cách phát hành cổ phiếu và được đánh giá là kênh tạo hàng hoá dồi dào nhất cho thị trường chứng khoán Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà thành công ty cổ phần, nhằm huy động vốn trong công chúng đưa vào đầu tư cho hoạt động kinh tế bằng cách phát hành cổ phiếu và được đánh giá là kênh taọ hàng hoá dồi dào nhất cho thị trường chứng khoán. Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được thực hiện từ năm 1992, nhưng thời kỳ đầu hoạt động cổ phần hoá diễn ra khá ì ạch, phải đến khi có chính sách phù hợp hơn với thực tế, trên phạm vi cả nước, tiến độ thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã có những bước nhảy vọt khá tốt. Chỉ riêng năm 1998, là năm ban hành nghị định 44/1998/NĐ-CP, đã có 90 doanh nghiệp được cổ phần hoá, nghiã là gấp 3 lần so với các năm trước đó. Tính đến hết năm 2000, cả nước có trên 600 doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá với tổng số vốn điều lệ trên 2000 tỉ đồng, Đến tháng 8 năm 2002 con số này đã lên tới trên 900 doanh nghiệp, trong số trên 900 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá có ít nhất 80 doanh nghiệp đă đủ điều kiện tham gia thị trường chứng khoán. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng nhưng vẫn chưa đạt được những kế hoạch mà nhà nước đặt ra, năm 2000 chỉ đạt được 36% kế hoạch năm. Quá trình cổ phần hoá ở Việt nam vẫn bị đánh giá là trì trệ và kém hiệu quả. Nguyên nhân vẫn xuất phát từ nhân tố chủ quan trong tổ chức chỉ đạo và thực hiện tại các doanh nghiệp. Có thể thấy một số nguyên nhân căn bản sau: Một số Bộ và địa phương, Tổng công ty nhà nước chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa chủ trương của cổ phần hoá; do đó thiếu chủ động, cương quyết trong tổ chức triển khai. Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được đẩy mạnh. Vẫn còn tồn tại số lượng không ít các giám đốc doanh nghiệp nói riêng và các cán bộ quản ý nói chung vẫn say sưa với cơ chế bao cấp, luôn trông chờ nhà nước bảo trợ, sợ hãi đối mặt trực diện với thị trường...biểu hiện rất rõ ở số cán bộ kém năng lực kinh doanh, ham hưởng thụ, thích ô dù che chắn cho vị trí của mình. Công vào đó, một số cán bộ cơ quan cấp trên như tổng công ty và cơ quan tham mưu của các Bộ, ngành sợ tuột khỏi tay doanh nghiệp thành viên khi cổ phần hoá các doanh nghiệp này, vì thế họ tìm đủ mọi lý lẽ để trì hoãn, kéo dãn tiến độ thực hiện. Một số thủ tục về kỹ thuật thực hiện cổ phần hoá còn rườm rà, mang nặng tính hành chính không cần thiết. Như việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo Thông tư 104/BTC ngày 18/7/1998 quá rườm rà và phiền hà cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý. Tình trạng thành lập Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp dẫn đến các thủ tục quá nhiêu khê nhưng trách nhiệm cá nhân lại không rõ ràng khi quyết định mức giá trị cụ thể đã làm cho yêu cầu xác định giá trị thực của doanh nghiệp chưa đạt được yêu cầu như mong muốn. Đây là một khâu vướng mắc nhất trong quá trình cổ phần hoá mà rất cần được sửa đổi, điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế. Việc thực hiện các quy định công khai tài chính của doanh nghiệp chưa thành nền nếp thường xuyên. Các thông tin tài chính về cổ phần hoá chỉ được phổ biến trong nội bộ doanh nghiệp và các cơ quan liên quan, chưa được phổ biến ra bên ngoài. Đây cũng là một trở ngại cho công tác cổ phần hoá do chưa được sự hưởng ứng tham gia đông đảo cuả công chúng đầu tư bên ngoài doanh nghiệp. Mặt khác việc bán cổ phiếu hiện do chính doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện nên còn thiếu tính minh bạch và khách quan. Nhà nước vẫn chưa có chính sách cụ thể cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, trong khi đó có rất nhiều các doanh nghiệp liên doanh sẵn sàng chờ để được cổ phần hoá. Theo tin từ Bộ tài chính thì hiện nay đã có hơn 20 doanh nghiệp xin đăng ký chuyển đổi thành công ty cổ phần. Như vậy tiềm năng cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán từ các công ty này là rất lớn. Tuy nhiên xét về góc độ là nguồn cung chứng khoán cho thị trường chứng khoán thì thực tế cho thấy, qua hơn hai năm Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM hoạt động, việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán diễn ra khá mờ nhạt. Kể từ khi chính thức ra đời đến hết năm 2001, đã có 9 công ty tham gia niêm yết nhưng tuyệt nhiên không có một công ty nào trong số này đã từng một lần phát hành cổ phiếu để huy động vốn, hình thức nêm yết trên thị trường chứng khoán chỉ nhằm mục đích tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu. Thị trường phát hành chỉ khởi động một cách khá ì ạch vào đầu năm 2002 khi mà HAPACO chuẩn bị kế hoạch phát hành một đợt chứng khoán với số lượng 1 triệu cổ phiếu mới. Tuy nhiên, đợt phát hành này đã gặp rất nhiều khó khăn và phải trì hoãn một lần. Cho đến hiện nay đã có 19 công ty tham gia niêm yết nhưng ngoài HAPACO, mới chỉ có REE là công ty thứ hai được phép phát hành một đợt cổ phiếu bổ sung với số lượng 7,5 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, đây lại là phương án sử dụng quỹ đầu tư phát triển, khoản chênh lệch do bán cổ phiếu quỹ, phần lợi nhuận để lại và số tiền thuế thu nhập được miễn giảm để tăng vốn điều lệ của công ty. Sự yếu kém và mờ nhạt trong hoạt động phát hành cổ phiếu trong thời gian qua có thể được lý giải trên những nguyên nhân cơ bản sau đây: Thứ nhất, những vướng mắc về cơ chế, chính sách của nhà nước đối với việc phát hành chứng khoán ra công chúng: Các vướng mắc trong cơ chế, chính sách của nhà nước đối với việc phát hành chứng khoán ra công chúng được tập trung vào vấn đề chính: Thủ tục phát hành còn phức tạp : Thủ tục hành chính là một trong những yếu tố gây trở ngại đối với quá trình phát hành chứng khoán ra công chúng. theo nghị định 48/1998/NĐ-CP của chính phủ, trong vòng 45

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKLTNVA1.doc
  • docbiaLV.doc
Tài liệu liên quan