Khóa luận Thực trạng về sử dụng vốn và những giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay

Trang

Phần mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Những đóng góp của khoá luận 3

6 Kết luận của khoá luận 4

Nội dung

Chương I Sử dụng có hiệu quả vốn với sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 5

1.1 Quá trình phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế việt nam. 5

1.1.1 Sự cần thiết phát triển DN vừa & nhỏ trong nền kinh tế thị trường 5

1.1.2 Tiêu chuẩn xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ 7

1.1.3 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 9

1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển của kinh tế ở Việt Nam. 13

1.2 Sử dụng vốn có hiệu quả với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 18

1.2.1 Vốn kinh doanh và vai trò của vốn kinh doanh 19

1.2.2 Đầu tư vốn kinh doanh 21

1.2.3 Nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 23

1.2.4 Sử dụng có hiệu quả vốn với sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta 26

Chương II Thực trạng về sử dụng vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 29

2.1 Thực trạng về sử dụng vốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VN 29

2.1.1 Bức tranh tổng quát nguồn gốc hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 29

2.1.2 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở nước ta 36

2.2 Đánh giá các chính sách sử dụng vốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta 45

2.2.1 Chính sách quản lý và sử dụng vốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong thời gian qua 45

2.2.2 Kết quả đạt được và những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ 52

2.2.3 Nguyên nhân của việc kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn kinh doanh ở doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh 53

Chương III Những giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả để phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay 56

3.1 Những cơ sở của các giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 56

3.1.1 Chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước ta về chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại cũng như trong tương lai 56

3.1.2 Cơ sở thứ nhất: Dựa vào khả năng tạo vốn ban đầu và cho quá trình phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 57

3.1.3 Cơ sở thứ hai: Căn cứ vào ưu thế và bất lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ 58

3.1.4 Cơ sở thứ ba: Căn cứ vào thực trạng, tình hình sử dụng vốn kinh doanh ở doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh 60

3.2 Những giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 62

3.2.1 Giải pháp khuyến khích đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu 62

3.2.2 Giải pháp sử dụng vốn kinh doanh để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ qua hình thức tín dụng 65

3.2.3 Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh qua hình thức liên doanh liên kết để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 71

3.2.4 Giải pháp khai thác sử dụng vốn kinh doanh từ nguồn bên trong doanh nghiệp 73

3.2.5 Giải pháp sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ 74

3.2.6 Giải pháp sử dụng có hiệu quả vốn lưu động trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ 76

3.2.7 Một số chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ 77

Kết luận 79

Danh mục tài liệu tham khảo 80

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng về sử dụng vốn và những giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản, năm 2002). Điều đáng lưu ý là trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực dân doanh tăng lên nhanh chóng thì khu vực nhà nước lại giảm mạnh do chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, thì những doanh nghiệp nhà nước nào mà Nhà nước không cần thiết phải nắm giữ 100% vốn, và không thể tiến hành cổ phần hoá cho có hiệu quả được, thì xử lý theo các giải pháp giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê. Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) đã nêu rất cụ thể là giải pháp này sẽ được áp dụng đối với những doanh nghiệp thuộc thuộc diện trên với qui mô nhỏ có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng. Trên đây chúng ta vừa xem xét thực trạng và sự phát triển của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong các giai đoạn, chúng ta đã thấy được sự lớn mạnh của loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên để tìm ra những giải pháp hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta, chúng tôi xin lấy doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành phần kinh tế thuộc khu vực dân doanh để phân tích vì: Các yếu tố sản xuất ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực dân doanh được sử dụng triệt để và hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhà nước. Sự tăng trưởng sản xuất ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực dân doanh có thể đem lại hiệu quả trong việc mở rộng việc làm và tăng thu nhập. Về triển vọng lâu dài doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực này có thể được nhìn nhận như một mảnh đất màu mỡ cho các nhà doanh nghiệp, những người đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp hoá trong tương lai của đất nước. Khu vực này cần phải có tác dụng tăng được sự tin tưởng của các nhà doanh nghiệp vào các mục tiêu và chính sách của Chính phủ. Sự tin tưởng vào tương lai lâu dài của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực dân doanh là một điều kiện kiên quyết cho đầu tư dài hạn và khả năng phát triển của chúng. Chúng ta có thể xem xét thực trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực dân doanh ở nước ta trên một số khía cạnh. 2.1.2 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở nước ta: a. Các doanh nghiệp ở thành thị: Bình quân mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực dân doanh ở thành thị đã tạo việc làm cho 15,5 người, trong đó có 13,1 người làm thuê và tạo ra tổng giá trị tăng thêm là 10.260 USD hay 702 USD cho mỗi lao động trong năm 1990 (bảng 4). Tổng tài sản trung bình là 25.636 USD hoặc 1.754 USD/lao động. Nguồn vốn vay ngoài của các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ không đáng kể, chỉ 1.528 USD tính trung bình chỉ bằng 3,6% tổng số vốn của doanh nghiệp. Tổng tiền công trả cho một lao động hằng năm là 331 USD, cao hơn một chút mức tiền công cho một lao động 290 USD của các doanh nghiệp nhỏ quốc doanh được điều tra. Bảng 4: Những chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành thị theo thành phố 1990. Đ.vị tính Hà Nội Hải Phòng TPHCM Toàn bộ ngoài quốc doanh Trung bình Trung vị Doanh thu USD 7.542 35.558 57.589 40.883 12.118 Giá trị tăng thêm - 4.989 7.873 14.238 10.260 4.621 Tiền công - 2.240 3.450 5.319 4.043 1.871 Lợi nhuận - 1.727 3.295 7.373 4.908 1.676 Tổng tài sản - 16.832 32.166 28.336 25.636 1.086 Vốn lưu động - 4.040 9.016 6.933 6.468 1.961 Nợ - 688 1.944 1.860 1.528 0 G.trị tăng thêm/1LĐ USD 397 412 990 702 445 Tài sản/lao động - 1.022 1.715 2.196 1.754 980 G.trị tăng thêm/vốn - 1,2 0,86 3,86 2,49 0,5 Tiền công trung bình - 212 217 441 331 261 Tỷ trọng LĐ làm thuê % 62 72 64 65 83 (Nguồn tài liệu: Kinh tế Việt Nam 1990-1995 Tạp chí kinh tế Việt Nam, số tháng 4 năm 1996) Chỉ tiêu khái quát này của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực ngoài quốc doanh ở thành thị hoàn toàn khác các doanh nghiệp nhà nước thể hiện ở bảng 5 Bảng 5: Những chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của các doanh nghiệp ở thành thị phân theo loại hình sở hữu 1990. Đ.vị tính Hộ gia đình Tư nhân Tổ hợp Hợp tác xã Quốc doanh Doanh thu USD 11.586 48.456 40.297 66.855 1.897.080 Giá trị tăng thêm - 3.592 12.590 11.774 13.410 360.364 Tiền công - 364 5.137 4.138 6.808 20.050 Lợi nhuận - 2.838 5.725 6.140 4.816 30.482 Tổng tài sản - 8.450 30.273 26.097 38.935 2.596.203 Vốn lưu động - 1.127 10.646 5.922 8.166 1.382.028 Nợ - 52 2.549 1.147 2.165 55.173 G.trị tăng thêm/1LĐ USD 648 813 809 505 4.011 Tài sản/lao động - 1.501 2.188 1.802 1.332 23.909 G.trị tăng thêm/vốn - 1,65 0,87 0,72 0,79 1,31 Tiền công trung bình - 344 402 313 255 290 Tỷ trọng LĐ làm thuê % 14 72 81 96 92 (Nguồn tài liệu: Kinh tế Việt Nam 1990-1995 Tạp chí kinh tế Việt Nam, số tháng 4 năm 1996) Đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực ngoài quốc doanh có vốn đầu tư thấp hơn nhiều và mức đầu tư cho một lao động cũng thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước. Vốn đầu tư cho một lao động của các doanh nghiệp nhà nước là 23.909 USD cao gấp 13 lần so với doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực ngoài quốc doanh. Nguồn vốn bên ngoài và số tiền nợ của doanh nghiệp nhà nước cũng cao hơn. Số liệu cho thấy mức lợi nhuận của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh cao hơn đáng kể so với doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực nhà nước với 1,6% so với doanh thu là 1,2% so với tổng vốn. Bình quân các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh có mức lợi nhuận cao hơn nhiều, tương ứng là 12,0 và 19,1. Chỉ có 4% doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh là thua lỗ, 4,8% có lợi nhuận bằng 0. Một số doanh nghiệp có lợi nhuận trên 1.675 USD và 25% có lợi nhuận trên 4.130 USD. Mức lợi nhuận bình quân cao 4.908 USD là do thực tế có một số doanh nghiệp có mức lợi nhuận rất cao 155.000 USD Dù sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực ngoài quốc doanh cũng kém đồng nhất, mức độ chênh lệch khá lớn, đa số các doanh nghiệp là nhỏ và một số ít các doanh nghiệp là vừa. Điều đó được phản ánh như có một nửa số doanh nghiệp có tổng tài sản nhỏ hơn 10.700 USD và 25% doanh nghiệp có tổng tài sản nhỏ hơn 3.850 USD, tính cho năm 1990 trong khi giá trị trung bình là 25.636 USD cũng tương tự, 1/2 số doanh nghiệp có giá trị tăng thấp hơn 4.630 USD và 25% thấp hơn 1.760 USD, trong khi đó 10% số doanh nghiệp lớn nhất đều có giá trị tăng thêm trên 26.000 USD. Hơn 82% số doanh nghiệp không vay vốn bên ngoài sự biến thiên về số lao động có ít hơn, 1/2 số doanh nghiệp có từ 5-12 lao động, chỉ 3% số doanh nghiệp có trên 50 lao động. Bản chất sự khác nhau của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực dân doanh, sự chênh lệch và thiếu đồng đều của nó không đáng ngạc nhiên lắm, nhưng cần quan tâm hơn cả là việc hoạch định chính sách cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực dân doanh này. Điều quan trọng hơn chúng ta có thể thấy được là các doanh nghiệp thành thị phía nam sử dụng lao động và vốn có hiệu quả hơn các doanh nghiệp phía bắc; giá trị tăng thêm trên một đơn vị tài sản cố định cũng cao gấp 3 lần ở phía bắc, sỡ dĩ như vậy là: do điểm khởi đầu liên quan đến cơ sở hạ tầng về kinh tế và vật chất ở phía nam phát triển cao hơn, nền kinh tế thị trường cũng phát triển hơn. Mặt khác, mặc dù thực tế các doanh nghiệp phía nam có thể hoạt động hiệu quả hơn, nhưng lại không có sự khác nhau lắm về mức độ lợi nhuận, điều đó cho chúng ta thấy rằng sự cạnh tranh của các doanh nghiệp phía nam cũng gay gắt hơn các doanh nghiệp ở phía bắc. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng trong phần lớn các trường hợp sự biến thiên của các giá trị trung bình được nêu trong bảng thường là rất lớn. Đối với tất cả các loại doanh nghiệp những giá trị trung bình ảnh hưởng bởi số ít các doanh nghiệp có vốn lớn, doanh thu cao, giá trị tăng thêm nhiều, do vậy sự biến thiên này đã đưa ra một bức tranh khá lạc quan về hoàn cảnh thực tại. Bản chất sự đồng nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực dân doanh cũng như từng loại hình doanh nghiệp có thể được giải thích bằng sự khác nhau giữa một bên là Hà Nội và Hải Phòng có giá trị tăng thêm trên một lao động thấp hơn mức trung bình, các hợp tác xã cũng không hoàn toàn giống nhau. Các hợp tác xã có năng suất lao động rất thấp, với giá trị tăng thêm trung bình trên một lao động chỉ có 505 USD và mức tiền công trung bình cũng rất thấp. Hơn một nửa số hợp tác xã có giá trị tăng thêm trên một lao động nhỏ hơn 312 USD, nên chúng cần được quan tâm và hỗ trợ về tài chính. Có thể nhận thấy rằng năng suất lao động ở các doanh nghiệp có qui mô lớn dường như cao hơn các doanh nghiệp có qui mô nhỏ. ở đây có mối tương quan chặt chẽ hợp lý giữa tổng doanh thu của doanh nghiệp với giá trị tăng thêm trên một lao động. Mối tương quan giữa tổng tài sản và năng suất lao động thì không rõ rệt nhưng cũng đáng chú ý. Khi phân tích các khoản mục trong tổng giá trị tăng thêm, ta thấy rõ mối tương quan chặt chẽ giữa qui mô của doanh nghiệp và năng suất lao động. Năng suất lao động cao hơn trong các doanh nghiệp có qui mô lớn hơn chỉ có thể là do vốn đầu tư cho một lao động có phần nào cao hơn trong các doanh nghiệp này. Mặc dù là quan trọng nhưng tỷ lệ qua phân tích thực tế là 0,46 giữa vốn trên lao động và năng suất lao động lại tương đối lỏng lẻo, điều đó chỉ ra rằng các nhân tố khác chỉ thứ yếu, ở đây có mối liên hệ chặt chẽ giữa mức tiền công và năng suất lao động cũng như toàn bộ lợi nhuận, điều đó cho thấy rằng năng suất lao động và lợi nhuận tạo ra là căn cứ chủ yếu để xác định tiền công trong từng doanh nghiệp. Do đó, mức tiền công ở các doanh nghiệp có qui mô lớn hơn cũng có chiều hướng cao hơn. Việc phân tích các doanh nghiệp ở mỗi thành phố cũng chứng minh cho kết quả về sử dụng vốn, giá trị tăng thêm trên một đơn vị vốn thì độc lập với qui mô của doanh nghiệp. Sự khác nhau giữa các yếu tố sản xuất và các doanh nghiệp có qui mô lớn không thật rõ rệt. Không có gì ngạc nhiên khi các doanh nghiệp hộ gia đình với số lượng lao động ít thì mối quan hệ giữa tổng giá trị và số lượng lao động thấp thì mối quan hệ giữa tổng giá trị và giá trị tăng thêm cho một lao động rất chặt chẽ. Việc so sánh mối quan hệ giữa việc tăng vốn đầu tư lao động và giá trị tăng thêm cho thấy một số doanh nghiệp hộ gia đình tồn tại với vốn và năng suất lao động thấp. Các doanh nghiệp tư nhân có mối quan hệ chặt chẽ giữa một bên là qui mô bao gồm cả tổng doanh thu và giá trị tăng thêm với một bên là năng suất lao động. Mối quan hệ chặt chẽ giữa năng suất lao động và mức tiền công ở loại hình doanh nghiệp này cho thấy việc xác định mức tiền công phụ thuộc vào năng suất lao động của doanh nghiệp, không chịu tác động của các cơ quan và các vấn đề khác. Mặc dù việc tăng cường vốn đầu tư có liên quan đến qui mô của các doanh nghiệp tư nhân, nhưng nó không chặt chẽ như các doanh nghiệp khu vực dân doanh khác. Phần nhiều các tổ hợp cũng có những điểm tương đồng giống như doanh nghiệp tư nhân, loại trừ mối mối quan hệ năng suất lao động với qui mô doanh nghiệp và mối quan hệ giữa năng suất lao động với tiền công thì có phần lỏng lẻo hơn. Điểm khác nhau giữa hợp tác xã với doanh nghiệp khu vực dân doanh là ở chỗ mối quan hệ giữa vốn đầu tư tăng thêm trên một lao động và giá trị tăng thêm trên một lao động rất chặt chẽ. Điều đó phản ánh một thực tế là phần lớn các hợp tác xã thường gặp khó khăn về vốn và năng suất lao động thấp hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. b. Các doanh nghiệp ở nông thôn: Doanh nghiệp hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân ở nông thôn đều nhỏ hơn đáng kể so với hai loại hình tương ứng ở thành thị. Tổng doanh thu của doanh nghiệp tư nhân trung bình ở nông thôn chỉ bằng khoảng 57% loại doanh nghiệp này ở thành thị. Trung bình một doanh nghiệp tư nhân nông thôn năm 1990 tạo ra được giá trị tăng thêm là 6.300 USD, trong khi đó doanh nghiệp tư nhân ở thành thị tạo ra giá trị tăng thêm là 12.600 USD. Sự khác nhau rõ rệt nhất giữa các doanh nghiệp nông thôn và thành thị là vốn đầu tư. Bình quân các doanh nghiệp ở thành thị có vốn đầu tư gấp 5 lần so với mỗi loại hình tương tự ở nông thôn thể hiện ở bảng 6: Bảng 6: Những chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình khu vực nông thôn và thành thị năm 1990. Đ.vị tính Doanh nghiệp hộ gia đình Doanh nghiệp tư nhân Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Doanh thu USD 11.586 4.127 48.456 27.693 Giá trị tăng thêm - 3.592 1.216 12.591 6.299 Tài sản - 8.451 1.847 3.273 5.679 Nợ - 196 33 2.549 347 G.trị tăng thêm/1LĐ USD 648 356 813 773 Tài sản/lao động - 1.501 538 2.188 709 Tiền công trung bình - 344 233 402 322 (Nguồn: Thời báo Tài chính số tháng 2/1991 - Tác giả Bạch Thị Minh Tuyết) Điểm khác nhau cơ bản giữa các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh ở nông thôn và thành thị là việc sử dụng nhiều lao động hơn, sự khác nhau này là từ 1-3 lần. Tài sản bình quân trên một lao động ở doanh nghiệp tư nhân vùng nông thôn chỉ là 709 USD, ở thành thị là 2.188 USD. Như vậy có thể thấy rằng năng suất lao động ở các doanh nghiệp nông thôn thấp hơn năng suất lao động ở thành thị. Sự khác nhau về năng suất lao động cũng được thể hiện trong mức tiền công. Đối với doanh nghiệp tư nhân mức tiền công ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị khoảng 20%. ở vùng nông thôn, các doanh nghiệp chế biến nông sản và sản xuất có xu thế chung là lớn hơn đáng kể so với dịch vụ. Bình quân về giá trị tăng thêm và năng suất lao động tăng gấp đôi. Năng suất lao động tính bằng giá trị tăng thêm một lao động và tiền công trung bình thay đổi rất nhiều giữa các ngành kinh tế khác nhau. Tuy nhiên cơ cấu ngành thay đổi giữa các tỉnh và năng suất lao động, mức tiền công thể hiện sự khác nhau về mặt địa lý, cụ thể là sự khác nhau giữa miền nam và miền bắc. Các doanh nghiệp ở nông thôn không có được cơ sở hạ tầng thuận lợi như các doanh nghiệp ở đô thị. Trình độ cơ khí hoá các doanh nghiệp nông thôn thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp ở thành thị. Trình độ cơ khí hoá giữa các tỉnh, các loại hình doanh nghiệp khác nhau không nhiều, nhưng cao nhất vẫn là các tỉnh phía nam. Hầu như tất cả các doanh nghiệp ở nông thôn đều là chủ sở hữu những máy móc mà họ sử dụng, còn việc đi thuê hoặc cho thuê máy móc thiết bị chỉ là cá biệt. Phần lớn các doanh nghiệp ở nông thôn mua máy mới, ngược lại các doanh nghiệp ở thành thị thường sử dụng máy cũ. Cũng như ở khu vực thành thị, mối tương quan giữa qui mô của doanh nghiệp và năng suất lao động ở khu vực nông thôn khá rõ ràng. Nếu coi qui mô của doanh nghiệp là giá trị tăng thêm tạo ra thì mối quan hệ đó chặt chẽ hơn khi qui mô là tổng doanh thu. Có thể giải thích điều đó là do tính phong phú, đa dạng của nó và do có nhiều doanh nghiệp dịch vụ trong số các doanh nghiệp điều tra mà mức lãi của nó không nhiều. Các doanh nghiệp sản xuất ở nông thôn cho thấy mối tương quan giữa giá trị tăng thêm trên một lao động và các điều kiện tạo ra tổng giá trị tăng thêm (0,71) gần giống như các doanh nghiệp thành thị. Mối tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu ở các doanh nghiệp nông thôn năm 1990 thể hiện ở bảng 7: Bảng 7: Sự tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu ở các doanh nghiệp nông thôn năm 1990. Đơn vị tính: % P/A P/O P/G Q/A Q/O P/Q Chung cho các DN nông thôn 0,44 0,59 0,24 0,19 0,17 0,35 - Doanh nghiệp hộ gia đình 0,47 0,49 - - - 0,25 - Doanh nghiệp tư nhân 0,4 0,57 0,3 0,34 0,27 0,57 - Doanh nghiệp chế biến nông sản 0,43 0,42 - - - 0,49 - Doanh nghiệp sản xuất 0,44 0,71 0,3 0,4 0,24 0,31 P/A: Giá trị tăng thêm của một công nhân/tổng thu nhập. P/O: Giá trị tăng thêm của một công nhân/tổng giá trị tăng thêm. P/G: Giá trị tăng thêm của một công nhân/tổng tài sản có. Q/A: Tổng tài sản có trên một công nhâ/tổng thu nhập. Q/A: Tổng tài sản có trên một công nhâ/tổng giá trị tăng thêm. P/Q: Giá trị tăng thêm trên một công nhân/ tổng số tài sản có trên một công nhân Mối tương quan giữa mức đầu tư (tổng tài sản/lao động) và qui mô doanh nghiệp khá chặt chẽ. Việc đánh giá này cho thấy, hỗn hợp yếu tố sản xuất thì không thay đổi nhiều theo qui mô doanh nghiệp, thậm chí đối với cả các doanh nghiệp vốn lớn, sử dụng nhiều lao động. Điều đó cũng cho thấy rằng, vốn không thể thay thế cho lao động trong việc phát triển qui mô doanh nghiệp. Phân tích sâu hơn có thể thấy rằng mối liên hệ giữa vốn đầu tư (tính bằng tổng tài sản cho một lao động) và năng suất lao động cũng không chặt chẽ. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp hộ gia đình thì các yếu tố khác ngoài vốn đầu tư dường như quyết định năng suất lao động, nhưng đối với các doanh nghiệp tư nhân thì mối quan hệ giữa vốn và năng suất lao động lại rất chặt chẽ. Điều đó có thể thấy khi so sánh năng suất lao động giữa doanh nghiệp chỉ sử dụng công cụ cầm tay với các doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị. Cũng như đối với các doanh nghiệp thành thị, hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn khác nhau không đáng kể. Từ sự phân tích trên, ta rút ra những khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn. Thứ nhất: Doanh nghiệp vùng nông thôn bắt đầu hoạt động trong tình thế vô cùng bất lợi, đó là tình trạng kém phát triển ở vùng nông thôn. Thứ hai: Các doanh nghiệp vùng nông thôn còn non yếu về trình độ kỹ thuật và công nghệ thấp kém, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp, khả năng cạnh tranh rất hạn chế. Thứ ba: Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh chưa đáp ứng được các yêu cầu của việc phát triển nhanh chóng rộng rãi công nghiệp nông thôn.Hệ thống đường sá, bến bãi, kho tàng cũng như hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc ở nông thôn rất yếu kém. Những khó khăn này không chỉ ngăn cản sự thâm nhập vào thị trường mới của các doanh nghiệp mà còn gây trở ngại cho sản xuất của các doanh nghiệp vùng nông thôn. Thứ tư: Sự đơn điệu về nguồn vốn đã làm không ít các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nông thôn lâm vào tình trạng thiếu vốn. Vốn quá thiếu, mức đầu tư cho một chỗ làm việc quá nhỏ (chênh lệch nhiếu so với các doanh nghiệp thành thị), đã dưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn lâm vào tình trạng không có khả năng mở rộng đầu tư theo chiều sâu, nâng cao trình độ cơ khí hoá sản xuất cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Khoảng cách về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành thị cũng vì thế mà càng xa. Thứ năm: Sự hạn hẹp về nguồn cung ứng vật tư kỹ thuật và thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như về mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan ở trong và ngoài vùng ngày càng hạn chế, khả năng thích ứng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Quan hệ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa có điều kiện mở rộng đã ảnh hưởng đến khả năng sản xuất. 2.2-Đánh giá các chính sách sử dụng vốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta. 2.2.1. Chính sách quản lý và sử dụng vốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong thời gian qua: Bất cứ nước nào muốn phát triển kinh tế cũng đều cần có vốn. Tuy nhiên, vốn được tạo lập từ đâu và bằng hình thức nào đều phụ thuộc rất lớn vào chính sách và cơ chế vốn, quản lý và sử dụng vốn của nước đó. Thông thường, vốn được huy động từ hai nguồn: Từ trong nước và từ nước ngoài. Song từ nguồn nào đi chăng nữa, nó cũng chỉ được sinh ra trong quá trình tiết kiệm và tích luỹ của mỗi cá nhân và nhà nước. Vốn được chu chuyển và giao dịch phục vụ các nhu cầu của nền kinh tế thông qua nhiều kênh, xoay quanh thị trường vốn. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vốn được tập trung theo cơ chế thị cấp phát và giao nộp, do vậy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không được hưởng sự ưu tiên đó. Vốn trong nền kinh tế được sử dụng kém hiệu quả. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã thi hành chính sách kinh tế nhiều thành phần và sự chuyển dịch cơ cấu giữa các thành phần kinh tế trong quá trình phát triển. Về phương diện vốn mỗi thành phần kinh tế được phép huy động vốn từ các nguồn khác nhau với các hình thức phong phú và đa dạng. Với sự thừa nhận khu vực kinh tế ngoài quốc doanh bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã và các hộ thủ công nghiệp cá thể. Do đặc điểm sở hữu vốn khác nhau cho nên chính sách quản lý và sử dụng vốn đối với từng loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh không giống nhau. Nhưng ta có thể đánh giá chính sách sử dụng vốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Từ những đóng góp to lớn của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ta có thể thấy rằng qua thực tế của nền kinh tế thị trường mấy năm gần đây, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh là vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong hiện tại và cả tương lai, đó là điều không thể phủ nhận được nhưng khi nói đến vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, thì một thực tế khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa phát huy hết được hết vai trò của mình đó là môi trường để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển chưa hoàn toàn thuận lợi. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thoát thai và gắn liền với nền kinh tế ngoài quốc doanh, nhưng trong nhiều năm trước đây khu vực này bị ngăn cấm, đố kỵ. Để xem xét, đánh giá các chính sách quản lý và sử dụng vốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong thời gian qua, ta có thể chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn trước khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực (tháng 6/1999): Trong giai đoạn này các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong khuôn khổ của Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty và các nghị định của Chính phủ. Khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển nổi bật về số lượng, phạm vi hoạt động đa dạng. Đến năm 1994 tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong GDP là 98% trong nông, lâm ngư nghiệp; 76,5% trong thương nghiệp bán lẻ; 91% trong dịch vụ và 28% trong công nghiệp. Tuy nhiên nhìn chung nhà nước chưa xác định chiến lược hợp lý để phát triển loại hình doanh nghiệp này. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế đã được thừa nhận, nhưng chưa được đánh giá đúng mức. Các chính sách đưa ra còn nặng về chức năng quản lý, chưa có tác dụng khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chính sách phần nhiều chưa phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, việc cố gắng tạo ra sự bình đẳng máy móc trong chính sách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như đối với doanh nghiệp lớn vô hình chung đã cản trở sự phát triển của doanh nghiệp nói chung. Chủ trương khuyến khích phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ dừng lại ở chủ trương mà chưa có những chính sách cụ thể tạo ra khuôn khổ pháp lý rõ ràng, hợp lý và tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho các doanh nghiệp này hoạt động và phát triển. Thực tế, việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn này chưa được chú ý đúng mức, chưa có tổ chức và chưa có liên hệ chặt chẽ với các tổ chức tương ứng của khu vực này trên thế giới. Chưa có một tổ chức thống nhất đại diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và chính điều này phần nào hạn chế sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Cũng từ thực tế cho thấy, trong giai đoạn này hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là yếu kém, thiếu vốn nghiêm trọng và hiệu quả sử dụng vốn thấp, các doanh nghiệp tuy hoạt động kinh doanh trong môi trường của nền kinh tế thị trường nhưng lại ở trong tình trạng gần như chưa có thị trường vốn, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo và sử dụng vốn. Các phương tiện kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý tài chính nghèo nàn, các thể thức kế toán chưa hoàn chỉnh, pháp luật kinh doanh vừa thiếu vừa lỏng lẻo và chưa đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu quản lý và kiểm soát các hoạt động tài chính doanh nghiệp. Dẫn tới tình hình tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ nghèo nàn, nhà xưởng , máy móc, thiết bị thiếu thốn không có công nghệ tiên tiến. Do vậy, nhiều doanh nghiệp chỉ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực, sản xuất thủ công qui mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp mà khả năng tài chính không tương xứng với năng lực và qui mô kinh doanh lại thường khuyếch chương khả năng vốn bằng các hình thức vay, huy động vốn, chiếm dụng vốn dẫn tới tình trạng vỡ nợ, mất khả năng chi trả. Vai trò quản lý tài chính của nhà nước thì tỏ ra yếu kém không thể quản lý và kiểm soát được. Cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gần như chỉ dừng lại các chính sách, chế độ thuế, trong khi các chính sách về vốn, quản lý chi phí lại thả nổi. Đối với các doanh nghiệp này thì cơ chế quản lý tài chính có khác những doanh nghiệp nhà nước. Sự khác biệt rõ nhất là ở cơ chế sử dụng vốn tín dụng và chính sách lãi suất cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng vốn tín dụng đối với các khu vực kinh tế tư nhân chỉ chiếm khoảng 10%, còn đối với doanh nghiệp nhà nước là 90% trong khi đó 1/2 số doanh nghiệp này hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ à nợ nần chồng chất. Lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại đối với khu vực ngoài quốc doanh thường cao hơn lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ về mặt tài chính đối với khu vực kinh tế tư nhân thì không được quan tâm. Trợ cấp tài chính chủ yếu vẫn duy trì theo khu vực kinh tế, chứ không theo mặt hàng. Thực chất cơ chế tài chính đối với cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMOI.DOC
  • docBIA LE THI HOA.doc
Tài liệu liên quan