Khóa luận Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội

Trước khi sáp nhập vào Hà Nội ta thấy rằng số lao động là thợ thủ công làm nghề Mây Tre Đan (MTĐ) chiếm tỷ lệ lớn nhất là 46%. Tiếp theo là lao động nông nghiệp với 40%. Số người làm công nhân chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ có 7%. Buôn bán, dịch vụ nơi đây không phát triển chỉ chiếm 5% số lao động. Qua điều tra phỏng vấn sâu thì đa số lao động nông nghiệp cho biết ngoài công việc chính là trồng lúa và trồng màu thì thời gian nông nhàn còn lại họ vẫn tham gian làm nghề MTĐ . Với số lượng lao động nghề MTĐ lớn như vậy thì có thể thấy Đông Phương Yên chính là làng nghề MTĐ truyền thống. Nghề MTĐ trong xã đã có từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Năm 2001 xã Đông Phương Yên có 6/7 thôn được cấp bằng công nhận là làng nghề MTĐ truyền thống với trên 50% lao động trong thôn làm nghề. Với hoạt động nghề nghiệp này người dân chủ yếu là lao động thủ công, không yêu cầu trình độ cao mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Nghề MTĐ là nghề thủ công mỹ nghệ, sử dụng nguyên liệu chính là cây mây, song, giang, nứa chẻ thành các nan mỏng và đan thành các sản phẩm khác nhau như: giỏ, làn, lãng hoa, đĩa mây, bát mây, bàn ghế mây

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng Tỷ lệ (%) 1 đến 2 người 57 28.5 3 đến 4 người 108 54.0 5 đến 6 người 27 13.5 Trên 6 người 8 4.0 Tổng số 200 100 Bảng 2.4 Số người trong độ tuổi lao động trong từng gia đình Đông Phương Yên là một xã thuộc vùng nông thôn nên các gia đình vẫn chủ yếu thuộc kiểu gia đình truyền thống, thường có 3 thế hệ: ông bà, cha mẹ và con cháu. Thông qua bảng số liệu ta thấy gia đình có từ 4 đến 6 người chiếm tỉ lệ cao nhất 56.5%. Gia đình có từ 1 đến 3 người chiếm tỷ lệ 25.5% và gia đình có trên 6 người chiếm 18%. Trong tất cả các gia đình được điều tra thì mỗi gia đình có ít nhất từ 1 đến 2 người trong độ tuổi lao động chiếm 28.5%. Có tới 54% số gia đình có từ 3 đến 4 người thuộc độ tuổi lao động. Điều này cho thấy nguồn lao động tại địa phương là rất dồi dào. Các thành viên trong gia đình lao động ở nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau sẽ đóng góp thêm vào thu nhập của cả gia đình, giúp cải thiện đời sống chung. 2.3 Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ - Hà Nội 2.3.1 Trước khi sáp nhập Hà Nội 2.3.1.1 Loại hình công việc Biểu đồ 2.2 Công việc chính của người dân trước khi sáp nhập Hà Nội Trước khi sáp nhập vào Hà Nội ta thấy rằng số lao động là thợ thủ công làm nghề Mây Tre Đan (MTĐ) chiếm tỷ lệ lớn nhất là 46%. Tiếp theo là lao động nông nghiệp với 40%. Số người làm công nhân chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ có 7%. Buôn bán, dịch vụ nơi đây không phát triển chỉ chiếm 5% số lao động. Qua điều tra phỏng vấn sâu thì đa số lao động nông nghiệp cho biết ngoài công việc chính là trồng lúa và trồng màu thì thời gian nông nhàn còn lại họ vẫn tham gian làm nghề MTĐ . Với số lượng lao động nghề MTĐ lớn như vậy thì có thể thấy Đông Phương Yên chính là làng nghề MTĐ truyền thống. Nghề MTĐ trong xã đã có từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Năm 2001 xã Đông Phương Yên có 6/7 thôn được cấp bằng công nhận là làng nghề MTĐ truyền thống với trên 50% lao động trong thôn làm nghề. Với hoạt động nghề nghiệp này người dân chủ yếu là lao động thủ công, không yêu cầu trình độ cao mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Nghề MTĐ là nghề thủ công mỹ nghệ, sử dụng nguyên liệu chính là cây mây, song, giang, nứa…chẻ thành các nan mỏng và đan thành các sản phẩm khác nhau như: giỏ, làn, lãng hoa, đĩa mây, bát mây, bàn ghế mây…Nghề MTĐ đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay, một số công đoạn khó thì do các nghệ nhân hoặc các thợ lành nghề làm, các công đoạn dễ còn lại thì người dân trong thôn ai cũng có thể tham gia, chính vì vậy trong xã không có tỉ lệ người thất nghiệp. Đây cũng là một lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hình 2.3 Cụ Thịnh và các cháu nhỏ đang làm hàng MTĐ Qua khảo sát cũng cho thấy nữ giới tham gia lao động nông nghiệp cao hơn nam giới (42.1% so với 37.7%), còn trong làm nghề MTĐ thì tỷ lệ này gần như ngang nhau, nam chiếm 46,2% và nữ là 45.8% (Bảng 2, Phụ lục III). Mặc dù qua số liệu ta không thấy có sự phân biệt giới trong công việc nhưng thực tế phụ nữ ngoài công việc chính thì hằng ngày họ còn phải làm thêm những công việc khác như: nội trợ, chăm sóc con cái, vì vậy họ hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi. Như vậy trước khi sáp nhập vào Hà Nội người dân trong xã chủ yếu là lao động nghề MTĐ và làm nông. Các nhà máy xí nghiệp chưa được xây dựng nhiều, hoạt động buôn bán dịch vụ cũng chưa phát triển nên tỷ lệ lao động trong hai lĩnh vực này là rất thấp. Tuy nhiên với vị trí địa lý thuận lợi là nằm gần trung tâm thủ đô Hà Nội thì tiềm năng lao động ở hai lĩnh vực này là rất lớn. 2.3.1.2 Thời gian lao động Biểu đồ 2.3 Thời gian lao động của người dân Qua biểu đồ thể hiện thời gian lao động của người dân trong một ngày là rất dài. Có tới 56% người dân có thời gian làm việc từ 8 đến 12h và 14 % làm việc trên 12h mỗi ngày. Chỉ có 24.5% người dân lao động với thời gian hợp lý từ 4 đến 8h/ngày. Thông qua bảng tương quan giữa nghề nghiệp và thời gian làm việc của người dân cho thấy: thời gian làm việc từ 4 đến 8h chủ yếu thuộc về người nông dân với 69.2%. Với thời gian trên 12h/ngày thì người làm nghề MTĐ chiếm tỷ lệ cao nhất với 96.4%. Điều này được giải thích do đặc thù nghề MTĐ là nghề thủ công truyền thống, những người thợ làm việc không theo một quy định nhất định về thời gian. Họ có thể làm việc liên tục từ sáng sớm cho đến tối khuya. Làm việc với thời gian dài như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nhiều người ngồi đan hàng MTĐ quá nhiều nên mắc các bệnh như: đau lưng, mờ mắt, khi tiếp xúc quá nhiều với các loại hóa chất bảo quản sản phẩm, thuốc nhuộm, sấy, hun hàng cũng gây ra một số bệnh ngoài da, bệnh hô hấp. Hoạt động tiểu thương và công nhân chủ yếu làm việc trong khoảng thời gian từ 8 đến 12h. Qua khảo sát cũng cho thấy có sự khác biệt về thời gian lao động giữa nam và nữ. Thời gian lao động hợp lý từ 4 đến 8h/ ngày ở nam cao hơn ở nữ (32.3% so với 17.8%). Thời gian lao động dài từ 8 đến 12h/ ngày thì nữ cao hơn nam (60.7% so với 50.5%). Như vậy sự phân công thời gian lao động theo giới trên địa bàn xã là chưa hợp lý.(Bảng 4, Phụ lục III) 2.3.1.3 Thu nhập và nhu cầu chi tiêu Tìm hiểu về thu nhập của người lao động là một đặc điểm quan trọng trong việc phản ánh đúng thực trạng các vấn đề về việc làm của người dân trong xã Đông Phương Yên. Với thời gian lao động dài như vậy nhưng thu nhập của họ rất thấp. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau đây: Thu nhập bình quân Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 1 triệu 35 17.5 Từ 1 đến dưới 2triệu 137 68.5 Từ 2 đến dưới 3triệu 22 11.0 Từ 3 đến 5triệu 6 3.0 Trên 5triệu 0 0 Tổng số 200 100 Bảng 2.5 Thu nhập bình quân hàng tháng của người dân Kết quả cho thấy có tới 86.5% người dân có thu nhập từ 1 đến dưới 2 triệu. Mức thu nhập này không phải là quá thấp so với thu nhập trung bình ở nông thôn hiện nay, nhưng mức thu nhập này không tương xứng với thời gian tương đối dài mà người dân lao động hằng ngày. Ngoài ra có 17.5% người dân có thu nhập bình quân hàng tháng dưới 1 triệu. Với mức thu nhập này thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu chi tiêu hàng ngày của một số gia đình. Để có thể làm rõ nhận định này tác giả đã hỏi thêm về thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình và thu nhập so với nhu cầu chi tiêu. Cụ thể có 44.5% số hộ gia đình có thu nhập từ 3 đến 5 triệu/ tháng. Mức thu nhập từ 2 đến 3 triệu của cả gia đình chiếm tỷ lệ 34%. (Câu 8, Phụ lục II ). Với đa số gia đình có từ 3 đến 4 người trong độ tuổi lao động mà tổng thu nhập phần lớn dưới 5 triệu thì có tới 49% người dân trả lời rằng mức thu nhập này không đảm bảo cuộc sống, 44.5% người dân cho biết chỉ vừa đủ chi tiêu. Số hộ gia đình có tiền tiết kiệm chỉ có 6.5% (Câu 9, Phụ lục II). Qua khảo sát cũng cho thấy những người có thu nhập thấp dưới 1 triệu phần lớn là những người lao động nông nghiệp (54.3%) và thợ nghề MTĐ (45.7%). Họ cũng là những người có trình độ thấp, 40% người có thu nhập dưới 1 triệu là người không biết chữ. Mức thu nhập cao trên 5 triệu chủ yếu thuộc về những người làm nghề buôn bán và dịch vụ. (Bảng 9, Phụ lục III). Với những người dân có công việc chính là làm hàng MTĐ thì giá thành sản phẩm rẻ, ngoài ra họ phải bỏ tiền gốc để mua nguyên liệu là giang, mây, song, nứa…thì tiền lãi còn lại không được bao nhiêu. Người làm nông cũng vậy, đến mùa thu hoạch lúa, màu bán đi cũng chỉ đủ để trả cho các chi phí giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu. Họ phải chật vật lắm mới xoay sở được các khoản chi tiêu trong gia đình. Qua bảng 3 ta nhận thấy nam giới có thu nhập cao hơn nữ giới. Mức thu nhập cao từ 2 đến 3 triệu thì nam chiếm 16.1% trong khi nữ là 6.6%. Mức thu nhập cao nhất là 3 đến 5 triệu tì nam chiếm 5.4% còn nữ chỉ có 0.9%(Bảng 3, Phụ lục III). Như vậy ta có thể nhận thấy rằng trước khi sáp nhập Hà Nội công việc chủ yếu của người dân trong xã là làm nghề MTĐ và làm nông. Thời gian lao động trong ngày là tương đối dài nhưng thu nhập thấp không đủ cho nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày. Đông Phương Yên vốn là làng nghề MTĐ truyền thống nhưng do giá thành sản phẩm rẻ, giá nguyên liệu ngày càng tăng cao nên nhiều hộ gia đình đã không còn mặn mà với nghề. Vì vậy khi được hỏi về việc có mong muốn thay đổi công việc hay không thì đã có tới 79.5% người dân trả lời rằng “có”. Nhu vậy đa số người dân nơi đây không hài lòng với công việc và thu nhập hiện tại, họ mong muốn tìm một công việc mới với thu nhập cao hơn để ổn định cuộc sống. 2.3.2 Sau khi sáp nhập Hà Nội 2.3.2.1 Loại hình công việc Sau khi sáp nhập Hà Nội trên địa bàn xã Đông Phương Yên diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Với lợi thế về vị trí địa lý nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ phát triển, nhiều công ty, doanh nghiệp được xây dựng. Cũng chính vì vậy mà cơ cấu việc làm của người dân trong xã Đông Phương Yên đã có những biến đổi lớn. Khi được hỏi về sự thay đổi công việc sau khi sáp nhập Hà Nội thì có 64% người dân trả lời rằng công việc của họ đã có thay đổi (Câu 17, Phụ lục II). Cụ thể điều này được thể hiện như sau: Biểu đồ 2.4 Công việc chính của người dân sau khi sáp nhập Hà Nội Qua bảng số liệu ta nhận thấy số lượng người làm công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất với 34.5%, tăng 27.5% so với trước khi sáp nhập Hà Nội. Số lượng người làm nghề MTĐ giảm mạnh từ 46 % thì nay chỉ còn 17%. Số lao động nông nghiệp cũng giảm từ 40% xuống còn 31.5%. Sau khi địa phương sáp nhập vào Hà Nội nhiều vùng đất nông nghiệp được quy hoạch để làm đường giao thông hoặc để xây dựng các KCN. Trong quá trình này một số người dân đã mất đất sản xuất nông nghiệp. Nếu như trước đây họ canh tác 1 mẫu ruộng vừa cấy lúa vừa trồng hoa màu thì nay chỉ còn lai 3 đến 4 sào để trồng lúa, vì vậy mà làm nông không còn là công việc chính của họ. Số người lao động MTĐ cũng giảm mạnh là do người làm nghề MTĐ làm việc với thời gian dài, giá thành sản phẩm rẻ dẫn đến thu nhập thấp nên họ luôn có tâm lý mong muốn tìm một công việc khác với thu nhập cao hơn. Khi các CT, DN trong và ngoài địa bàn xã tuyển dụng công nhân thì đã thu hút một lượng lớn lao động làng nghề nơi đây, vì vậy mà hoạt động sản xuất hàng MTĐ không còn được duy trì như trước. Cùng với sự phát triển của các KCN và đường giao thông thì các hoạt động buôn bán và dịch vụ nơi đây cũng phát triển. Số lượng lao động trong lĩnh vực này tăng từ 5% lên 12% sau khi sáp nhập Hà Nội. Tuy nhiên có một điều đáng chú ý là trước đây không có tỷ lệ người không có việc làm ổn định thì nay đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng này với tỷ lệ 2.5%. Con số này không phải là lớn nhưng có nguy cơ gia tăng nếu như không có phương án giải quyết. Số người không có việc làm ổn định này là lao động nông nghiệp và lao động thủ công MTĐ khi chuyển sang làm công nhân tại các công ty như: may mặc, sản xuất đồ chơi, lắp ráp xe máy…Sau một thời gian họ bỏ việc hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động do không đủ yêu cầu về tay nghề, sức khỏe, độ tuổi…Họ trở thành những người thất nghiệp. Hình 2.4: Công nhân đi làm tại KCN Phú Nghĩa Qua khảo sát cũng cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ nam và nữ trong các công việc làm nông và thợ thủ công. Riêng hoạt động buôn bán, dịch vụ thì tỉ lệ nữ cao hơn nam (15% ở nữ so với 8.6% ở nam), tỷ lệ nam làm công nhân (39.8%) cao hơn nữ (29.9%) . Do đặc thù của từng loại hoạt động nghề nghiệp hơn nữa sự chênh lệch tỷ lệ lao động nam và nữ không phải là quá lớn nên ta có thể thấy trên địa bàn xã không có sự phân biệt giới trong các loại hình công việc. (Bảng 10, Phụ lục III) Ta thấy có sự khác biệt về nghề nghiệp ở các độ tuổi của người lao động. Ở độ tuổi từ 18 đến 30 thì công việc chính của họ là công nhân với tỷ lệ 56.1%. Đây là một lựa chọn phù hợp với người lao động ở độ tuổi này. Còn đối với độ tuổi 31 đến 55 thì công việc chính của họ vẫn là công nhân chiếm 39%, ít hơn so với độ tuổi từ 18 đến 30. Ở độ tuổi này bắt đầu xuất hiện tỷ lệ người thất nghiệp, những CT, DN hạn chế nhận những người trên 40 tuổi trở lên vì thao tác của họ chậm hơn, dễ đau bệnh hơn, vấn đề an toàn lao động ít được đảm bảo hơn, hơn nữa thời gian gắn bó với CT, DN để làm công nhân lành nghề là rất ít. Điều đó làm hạn chế cơ hội tìm được công việc ổn định của họ. Những người ở độ tuổi trên 55 thì đã hết tuổi lao động đối với nữ, đối với nam thì đây cũng là một độ tuổi khá cao, lẽ ra họ cần phải được an hưởng tuổi già nhưng kết quả khảo sát cho thấy có tới 48.4% số người trong độ tuổi này vẫn làm nông. Cụ Mò năm nay đã 69 tuổi nhưng vẫn đi cấy, cụ cho biết: “ mấy đứa cháu nhỏ đi học hết, bố mẹ nó thì cũng đi làm công nhân cả, xin nghỉ thì không được, tự nghỉ thì nó phạt rồi trừ lương, thế là còn mình tôi đi cấy thôi, cứ làm mỗi ngày một ít khi nào xong thì xong”. Với độ tuổi cao mà họ vẫn lao động những công việc nặng nhọc như vậy là không đảm bảo sức khỏe. Đây là một khó khăn lớn cho người dân nơi đây. 2.3.2.2 Thời gian lao động trong ngày Trước khi sáp nhập Hà Nội thời gian lao động của người dân đã dài thì nay khoảng thời gian này còn tăng lên dài hơn nữa. Cụ thể điều này còn thể hiện: Thời gian làm việc Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 4h 7 3.5 Từ 4h đến dưới 8h 21 10.5 Từ 8h đến 12h 143 71.5 Trên 12h 29 14.5 Tổng số 200 100 Bảng 2.6 Thời gian làm việc của người dân sau khi sáp nhập Hà Nội Thời gian lao động từ 8 đến 12h mỗi ngày chiếm đến 71,5%, và trên 12h là 14.5%. Hầu hết người dân đều làm việc vượt nhiều giờ so với thời gian lao động quy định. Điều này cho thấy áp lực công việc đối với họ là rất lớn. Họ không thể duy trì tần suất lao động này trong một khoảng thời gian dài vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress…Từ đó nguy cơ bỏ việc và thất nghiệp cũng tăng lên. Ngoài ra nữ giới cũng phải chịu nhiều áp lực công việc hơn do ngoài thời gian lao động chính họ còn phải chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái cũng gặp nhiều khó khăn. Thông qua mối tương quan giữa giới tính và thời gian lao động cho thấy nữ giới làm việc với thời gian dài hơn nam giới. Đặc biệt là ở mức trên 12h thì nữ chiếm 18.7% trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 9.6% (Bảng 11,Phụ lục III, ). Khi được hỏi về thời gian làm việc trong ngày chị Ngân (29 tuổi) cho biết: “ mình làm công nhân ở công ty may từ 7h sáng tới 5h chiều, tăng ca 2 tiếng nữa là tới 7h tối, về nhà nấu cơm ăn xong đã là gần 9h tối rồi nhưng hôm nào thấy khỏe thì vẫn tranh thủ làm thêm ít hàng MTĐ để kiếm thêm”. Thời gian lao động trên 8 đến 12h chủ yếu thuộc về độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi (87.7%). (Bảng 17, phụ lục III). Ngoài ra ta cũng nhận thấy rằng những người làm việc với thời gian dài vẫn là những người làm nông và những người thợ nghề MTĐ. (Bảng 19, Phụ lục III). 2.3.2.3 Thu nhập của người dân Khi được hỏi về vấn đề thu nhập sau khi sáp nhập Hà Nội thì có tới 76.5% người dân trả lời rằng thu nhập có khá hơn trước đây.(Câu 16, phụ lục II). Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau đây: Biểu đồ 2.5 Thu nhập của người dân Số lượng người lao động có thu nhập từ 2 đến 3 triệu chiếm 51%. Đây là một mức thu nhập khá cao. Mức thu nhập này phần lớn thuộc về những người là công nhân (46.1%). (Bảng 21, phụ lục III).Với mức lương cơ bản từ 1.3 đến 1.5 triệu/ tháng cộng thêm 3tiếng tăng ca mỗi ngày, làm thêm cả những ngày chủ nhật họ mới có được mức thu nhập như vậy. Mức thu nhập này không phải ổn định tháng nào cũng như tháng nào mà còn phải phụ thuộc vào thời gian làm việc nhiều hay ít của họ. Ngoài ra những người làm công nhân này cũng kiếm thêm thu nhập từ làm hàng MTĐ vào buổi tối, từ đó ta có thể thấy rằng áp lực về công việc và thời gian đối với họ là rất lớn. Mặc dù thu nhập của người lao động là khá cao nhưng với sự biến động của giá cả thị trường hiện nay như: giá xăng tăng, điện tăng kéo theo sự tăng giá của hàng loạt các mặt hàng, nhiều loại thực phẩm còn tăng giá lên gấp đôi khiến cho chi phí sinh hoạt hằng ngày của người dân cũng tăng lên rất cao. Chính vì vậy dù thu nhập có tăng nhưng không thể theo kịp mức tăng của giá cả nên người dân vẫn phải “dè dặt” mới đủ chi tiêu cho cuộc sống. Qua bảng số liệu cũng cho thấy vẫn còn một tỷ lệ lớn người dân có thu nhập từ 1 đến dưới 2 triệu (35.5%). Mức thu nhập này phần lớn thuộc về những người thợ nghề MTĐ với 33.8%. (Bảng 21, phụ lục III ). Sau khi sáp nhập Hà Nội giá thành các sản phẩm MTĐ có tăng nhưng kéo theo sự tăng giá của các nguyên liệu đầu vào nên thực chất tiền lãi từ làm nghề MTĐ không tăng so với trước khi sáp nhập. Cô Hải (41 tuổi) là một người thợ làm nghề MTĐ lâu năm cho biết: “ hàng MTĐ tăng 1.5 lần thì giá giang, nứa, mây đã tăng gần 3 lần. Ngày trước hàng đan được 1.200đ/chiếc thì giang chỉ có 500đ/ống, nay hàng lên 2000đ/ chiếc thì giang đã tăng tới 1500đ/ống rồi, không còn việc gì khác nữa thì cứ làm vậy thôi chứ lời lãi chẳng được bao nhiêu”. Ngoài ra ta thấy mức thu nhập cao trên 3triệu đến 5triệu vẫn thuộc về những người buôn bán và dịch vụ với 64.7%. Cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ nơi đây thì đây là một lĩnh vực lao động tiềm năng trong tương lai. Qua khảo sát cũng cho thấy thu nhập của người dân tỉ lệ thuận với trình độ học vấn của họ . Trình độ thấp thì thu nhập thấp và trình độ càng cao thì mức thu nhập cũng khá hơn. Cụ thể là mức thu nhập từ 1 đến dưới 2 triệu/ tháng chủ yếu thuộc về những người có trình độ tiểu học(42.3%). Mức thu nhập cao hơn từ 2 đến 3 triệu thì có 46.1% số lao động có trình độ THPT. Đối với trình độ cao là TC – CĐ – ĐH thì có 52.9% số lao động có thu nhập từ 3 đến 5 triệu/ tháng. Như vậy ta có thể thấy rằng trình độ học vấn là yếu tố quan trọng để giúp cho người lao động tìm được một công việc với thu nhập cao. 2.3.2.4 Mức độ ổn định và mức độ yêu thích công việc Sự ổn định trong công việc và tâm lý yêu thích công việc là một yếu tố quan trọng giúp người lao động có thể gắn bó lâu dài và phát triển công việc của mình. Vì vậy khi tìm hiểu được vấn đề này ta sẽ thấy rõ hơn tính chất công việc của họ. Về mức độ ổn định của công việc Điều này được thể hiện qua bảng sau: Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%) Ổn định 69 34.5 Thường xuyên thay đổi 131 65.5 Tổng số 200 100 Bảng 2.7 Mức độ ổn định của công việc Có 65.5% người dân cho biết rằng họ thường xuyên thay đổi công việc của mình. Đây là một tỷ lệ khá cao phản ánh sự bấp bênh, thiếu ổn định của những công việc mà người dân đang làm hiện nay. Những công việc này là những công việc lao động chân tay hoặc làm việc với thời gian quá dài mà thu nhập lại thấp như: lao động thủ công hoặc công nhân. Chị Nhiên (34 tuổi) là công nhân trong công ty may mặc cho biết: “ đi làm phải đứng truyền, ủi quần áo cả ngày mỏi hết tay chân, mùa hè thì nóng không chịu được, chủ quản ở đây lại khắt khe nên người ta nghỉ nhiều. Chị cũng định tháng sau nghỉ ở nhà một thời gian rồi từ từ xem có công ty nào khác tuyển người thì lại nộp hồ sơ đi làm tiếp”. Chú Thơm (40 tuổi) là một người thợ MTĐ thì nói: “ hàng MTĐ này có lúc làm không hết việc, có lúc lại chơi không, tùy vào chủ hàng họ nhận được nhiều họ giao nhiều, nhận được ít họ giao ít, cũng có đợt chủ có nhiều hàng giao cho dân mình nhưng ở chợ không có bán giang, mây nên mình cũng không nhận làm được”. Về mức độ yêu thích công việc Đối với đa số lao động nông thôn họ không có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp nên sự yêu thích và tâm huyết với công việc là rất ít. Điều này được thể hiện bằng bảng số liệu sau: Mức độ yêu thích Số lượng Tỷ lệ (%) Không yêu thích 61 30.5 Bình thường 107 53.5 Yêu thích 28 14.0 Rất yêu thích 4 2.0 Tổng số 200 100 Bảng 2.8 Mức độ yêu thích công việc Như vậy phần lớn người lao động cảm thấy “bình thường” với công việc mình đang làm (53.5%). Công việc đối với họ đơn giản chỉ là để kiếm thu nhập phục vụ cho nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống chứ không có gì thú vị. Điều này thể hiện rõ nhất đối với những người là công nhân, họ làm công ty này được mấy tháng thấy chán thì nghỉ rồi lại nộp hồ sơ xin vào công ty khác. Anh Phong (25 tuổi) là một công nhân trong DN lắp ráp xe máy cho biết : “đi làm 2 năm mà mình chuyển đến 4 công ty rồi, làm ở đâu cũng được một thời gian là thấy chán. Công ty mình đang làm bây giờ đến tháng sau mà không tăng lương thì mình nghỉ ở nhà một thời gian rồi đi học lái xe”. Qua biểu đồ cũng cho thấy có 30.5% người dân không yêu thích công việc mình đang làm. Đó chủ yếu là lao động thủ công MTĐ và người làm nông. Những công việc này chủ yếu là lao động chân tay với thời gian dài, thu nhập lại thấp và không ổn định nên họ không hề mặn mà với công việc. Chính vì điều này mà làng nghề MTĐ truyền thống ở xã Đông Phương Yên đang dần mai một và sự yêu nghề, tâm huyết với nghề chỉ còn lại trong số ít những nghệ nhân lâu năm. 2.3.2.4 Những khó khăn trong vấn đề việc làm của người dân Đông Phương Yên sau khi sáp nhập Hà Nội Việc tìm hiểu khó khăn của người dân trong vấn đề việc làm sẽ phản ánh một cách chính xác, kỹ lưỡng về thực trạng việc làm trong từng lĩnh vực lao động, từ đó mới có thể định hướng được các giải pháp giúp người dân khắc phục khó khăn, ổn định công việc. Biểu đồ 2.6 Những khó khăn trong vấn đề việc làm của người dân Qua bảng số liệu ta thấy khó khăn lớn nhất mà người lao động nơi đây gặp phải là thời gian lao động dài chiếm tỷ lệ 49.5%. Những người gặp khó khăn này nhiều nhất là công nhân với 88.4%. ( Bảng 22, phụ lục III). Hầu như họ phải làm việc trung bình 12h mỗi ngày. Mức thời gian đã vượt xa quy định về thời gian lao động. Tuy người công nhân được trả lương cho thời gian tăng ca nhưng chỉ 9.000đ/tiếng. mức tiền công này là quá thấp so với công sức họ đã bỏ ra. Chị Phương là một lao động trong công ty đồ chơi trẻ em cho biết: “mỗi ngày mình tăng ca 3 tiếng chỉ được thêm có mấy chục ngàn mà mệt lắm, hôm nào chủ quản cũng bắt công nhân tăng ca, hôm nào mệt hoặc ở nhà có việc gì xin nghỉ tăng ca họ cũng không cho, nếu tự nghỉ thì họ trừ thưởng chuyên cần của cả tháng. Họ còn tính điểm nữa, mỗi lần nghỉ tính 1 điểm, khi nào tới 10 điểm thì họ cho nghỉ việc luôn, khổ vậy đấy”. Ngoài ra thợ thủ công MTĐ có 50% người cho rằng khó khăn của họ là thời gian làm việc một ngày quá dài mà thu nhập chẳng bao nhiêu. Khó khăn tiếp theo mà người dân trong xã gặp phải trong vấn đề việc làm là thiếu vốn với tỷ lệ 27.5%. Công việc thiếu vốn nhiều nhất là tiểu thương với tỷ lệ 95.8%. Những người làm trong lĩnh vực buôn bán này trước đây cũng chủ yếu là lao động nông nghiệp. Sau khi sáp nhập vào Hà Nội trên địa bàn diễn ra quá trình ĐTH mạnh mẽ, đất sản xuất nông nghiệp được quy hoạch để làm đường giao thông, các KCN hoặc các công trình khác, người dân được đền bù một khoản tiền lớn nhưng họ chủ yếu dùng vào chi tiêu cho gia đình như: xây nhà, mua sắm đồ đạc, vật dụng trong gia đình. Khi đã sắm sửa đầy đủ thì chỉ còn lại một số ít vốn họ mới đầu tư vào hoạt động buôn bán, dịch vụ. Trong khi đó đặc thù của hoạt động công việc này là cần nhiều vốn đầu tư để xoay vòng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả, chính vì vậy khi kinh doanh, buôn bán họ vấp phải vấn đề lớn nhất là thiếu vốn. Ngoài ra người lao động cũng gặp phải một số khó khăn khác trong công việc như chưa được đào tạo về tay nghề, hoặc không nơi tiêu thụ sản phẩm nhưng những khó khăn này chiếm một tỷ lệ nhỏ. 2.3.2.5 Nhu cầu trong vấn đề việc làm của người dân Từ những khó khăn trong vấn đề việc làm ta có thể thấy nhu cầu của người dân cũng chính là giải quyết những khó khăn đó. Cụ thể những nhu cầu này được thể hiện trong bảng theo trật tự như sau: Thứ tự ưu tiên Những nhu cầu, đề xuất của người dân. 1 Tăng lương, giảm thời gian lao động tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài địa bàn xã. 2 Hỗ trợ vốn để sản xuất, mở rộng buôn bán, kinh doanh. 3 Sản phẩm làng nghề Mây tre đan được thu mua với giá cao hơn. 4 Có trung tâm giới thiệu việc làm để người dân dễ dàng tìm được công việc phù hợp. 5 Chính quyền quan tâm hơn đến làng nghề, có chính sách quy hoạch và phát triển làng nghề truyền thống. Không để mai một. 6 Chính quyền xã, các tổ chức Đoàn, Hội thường xuyên thông báo cho người dân những thông tin mới về những hỗ trợ, chính sách, các dự án về việc làm và những vấn đề mới sau khi sáp nhập Hà Nội. Bảng 2.8 Sắp xếp thứ tự ưu tiên nhu cầu của người dân Như vậy ta thấy nhu cầu lớn nhất của người dân là được tăng lương, giảm thời gian làm việc tại các CT, DN. Đây chính là nhu cầu của những người làm công nhân trong các CT, DN trên địa bàn trong và ngoài xã. Nhu cầu này của người dân là rất chính đáng và cấp thiết. Hiện tại đa số công nhân phải làm việc với thời gian quá dài nhưng mức thu nhập lại không tương xứng với công sức họ bỏ ra. Hơn thế nữa chế độ ưu đãi, tiền thưởng cho công nhân ở một số CT, DN cũng không có hoặc có rất ít. Thu nhập thấp khiến cho người lao động gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, chính điều này cũng tạo nên sự không ổn định trong công việc của họ. Vì vậy việc tăng lương, giảm thời gian tăng ca cho công nhân là một trong những giải pháp giúp họ giảm áp lực thích nghi tốt hơn với công việc, có nhiều điều kiện chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhu cầu tiếp theo của người dân là mong muốn được hỗ trợ nhiều vốn hơn để có thể mở rộng quy mô sản xuất hàng MTĐ, không chỉ sản xuất nhỏ lẻ ở các hộ gia đình mà còn có điều kiện để mở xưởng, thành lập CT, DN chuyên sản xuất MTĐ xuất khẩu. Như vậy không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan