MỤC LỤC
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I. KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Sự phát triển của công nghệ thông tin và tác động của nó đến thương mại điện tử
2. Khái niệm thương mại điện tử
1.1.Thương mại điện tử theo nghĩa rộng
2.1.Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp
3. Các hạ tầng cơ sở và các đòi hỏi của thương mại điện tử
3.1. Nhận thức
3.2 Hạ tầng công nghệ
3.3. Thanh toán điện tử
3.4. An toàn, bảo mật
3.5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ
3.6. Bảo vệ người tiêu dùng
3.7. Tiêu chuẩn hoá công nghiệp và thương mại
3.8. Hạ tầng cơ sở pháp lý
3.9. An ninh quốc gia và đảm bảo an ninh trong TMĐT
3.10. Vai trò Chính phủ và quản lý Nhà nước về TMĐT
II. PHÂN LOẠI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Theo chủ thể tham gia
1.1 TMĐT trong khu vực kinh doanh
1.2. TMĐT giữa khu vực doanh nghiệp, kinh doanh và người tiêu dùng
1.3. Chính phủ/ cơ quan quản lý Nhà nước - Doanh nghiệp / người dân
2. Theo các giai đoạn tiến hành một giao dịch
III. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Điện thoại
2. Máy điện báo và máy Fax
3. Truyền hình
4. Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử
5. Internet và Web
IV. CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN NAY VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG TƯƠNG LAI
1. Các lĩnh vực hoạt động phổ biến của thương mại điện tử hiện nay
1.1. Thư tín điện tử (E-mail)
1.2. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - Electronic Data Interchưange)
1.3. Cửa hàng ảo hay bán hàng trên mạng (Virtual shop)
1.4. Thanh toán điện tử (Electronic Payment)
2. Xu thế vận động và phát triển thương mại điện tử
V. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.Những thuận lợi
2. Những khó khăn Trang 1
CHƯƠNG II
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở NHẬT BẢN
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI
II. SỰ XUẤT HIỆN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở NHẬT BẢN.
1. Sự xuất hiện thương mại điện tử ở Nhật Bản
2. Sự phát triển của Internet và tác động của nó đến Thương mại điện tử ở Nhật Bản
III. THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở NHẬT BẢN
1. Thực trạng thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng (thương mại điện tử B to C)
1.1. Các nhóm mặt hàng trên thị trường thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng ở Nhật Bản
1.2. Một số phương tiện tham gia vào thương mại điện tử ở Nhật và ảnh hưởng của nó tới thương mại điện tử
1.2.1. Internet
1.2.2. Máy tính cá nhân
1.2.3. Điện thoại di động
1.2.4. Vô tuyến truyền hình cáp
1.2.5. Thiết bị chơi điện tử
1.3. Quy trình giao dịch thương mại điện tử ở Nhật Bản
1.4. Đặc trưng của thương mại điện tử B to C ở Nhật Bản
1.4.1. Động lực thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử B to C ở Nhật Bản
1.4.2. Thế mạnh trong thương mại điện tử ở Nhật Bản
2. Thương mại điện tử B to B ở Nhật Bản
3. Các dịch vụ thanh toán điện tử ở Nhật Bản
3.1. Hệ thống Mondex
3.2. Thẻ tín dụng (Debit card) và thẻ giá trị tích trữ (Stored-Value-Card :SVC)
4. Phương diện pháp lý của thương mại điện tử ở Nhật Bản
III. QUY MÔ TĂNG TRƯỞNG THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B TO C TỪ 1999 ĐẾN 2004 Ở NHẬT BẢN
CHƯƠNG III
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
1. Sự cần thiết khách quan vận dụng thương mại điện tử vào nước ta
2. Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về thương mại điện tử
3. Những kết quả bước đầu trong quá trình triển khai thương mại điện tử và những vấn đề còn tồn tại
3. 1. Những kết quả đã đạt đuợc
3.2. Những vấn đề còn tồn tại
II. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO
1.Về phát triển nguồn nhân lực
1.1. Nhận thức về thương mại điện tử
1.2.Đào tạo kỹ năng
2. Về cơ sở hạ tầng
2.1. Hạ tầng pháp lý
2.2.Hạ tầng công nghệ
2.3. Hạ tầng đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho thương mại điện tử
2.4. Hạ tầng về tiêu chuẩn hóa thương mại điện tử
2.5. Hạ tầng cơ sở thanh toán điện tử
3. Về an ninh quốc gia
4. Về ứng dụng thực tế thương mại điện tử vào Việt Nam
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1913 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thương mại điện tử ở Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t thiết kế khắc phục những nhược điểm này và sẽ cho ra đời loại điện thoại di động có tốc độ kết nối nhanh hơn và có màn hình hiển thị rộng hơn.
Hiện nay Docomo chiếm gần 60% thị trường điện thoại di động ở Nhật Bản, phục vụ cho gần 30 triệu người sử dụng, đây là một thị trường thương mại điện tử đầy tiềm năng. Bên cạnh Docomo còn có một số hãng khác tham gia vào thị trường này đó là: DDI 12%, IDD:7%, J-phone: 7.
1.2.4. Vô tuyến truyền hình cáp:
ở Nhật Bản , có khoảng 80 công ty truyền hình cáp tham gia cung cấp dịch vụ kết nối Internet. Số người sử dụng Internet trên mạng qua truyền hình cáp đang tăng lên đáng kể và vào cuối tháng 1/2000 là gần 200.000 người (năm 1998 là 21.000 người). Số người đăng ký sử dụng truyền hình cáp hiện nay ở Nhật là là hơn 15 triệu người và nhu cầu kết nối Internet ngày càng gia tăng. Đây có thể sẽ là một phương pháp phổ biến để kết nối Internet trong tương lai bởi phương pháp này có một lợi thế hơn hẳn so với máy tính cá nhân và I-mode, đó là tốc độ truy cập thông tin nhanh hơn nhiều lần (khoảng chừng 10 Mbps so với máy tính là 28 - 128 Kbps và I-mode là 9,6 Kbps.
1.2.5. Thiết bị chơi điện tử:
Hãng Sony được coi là ngọn cờ đầu trong việc cung cấp các dịch vụ kết nối Internet dưới dạng các máy chơi điện tử. Các dịch vụ này đầu tiên được Sony áp dụng ở 6 thành phố trên đất nước Nhật Bản và sau đó là 21 tỉnh thành vào năm 2001. Dịch vụ này được kết nối với Internet thông qua các loại thiết bị chơi điện tử như: Sega's Dreamcast và Playstation 2. Playstation 2 sẽ sử dụng dịch vụ này để kết nối với Internet, nơi mà các khách hàng có thể mua sắm các hàng hoá như: phần mềm, phim ảnh, âm nhạc.... một cách dễ dàng. Một Playstation 2 có thể có tốc độ xử lý dữ liệu tương đương với một máy tính Pentium III.
Bên cạnh Sony còn có một số các hãng khác như : Nitendo, Sega cũng tham gia vào thị trường này. Hiện tại, có khoảng 50% gia đình ở Nhật Bản có máy chơi game. Đây cũng có thể được coi là một thị trường thương mại điện tử tiềm năng ở Nhật Bản bởi nó thu hút được một lượng khách hàng lớn là giới trẻ.
1.3. Quá trình giao dịch thương mại điện tử B to C ở Nhật Bản:
Quá trình giao dịch thương mại điện tử B to C ở Nhật Bản bắt đầu từ trao đổi thông tin, thanh toán và kết thúc bằng việc phân phối sản phẩm. Hành vi giao dịch về cơ bản có thể chia làm 5 mức:
- Trao đổi thông tin.
- Đăng ký đặt trước.
- Chào đặt hàng.
- Thanh toán.
- Phân phối.
Một phần trong các công đoạn trên có thể chuyển sang bằng Internet và các công đoạn còn lại thì kết hợp với phương thức thực tế ở các cửa hàng sẵn có hoặc qua điện thoại. Internet tham gia vào công đoạn nào và mức độ tham gia nhiều hay ít tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại hàng hoá và mức độ xâm nhập của thương mại điện tử vào hàng hoá đó ra sao.
1.3.1. Cung cấp thông tin, tìm kiếm thông tin:
Đây là hành vi khởi đầu và cũng là hành vi quan trọng nhất. Người mua tìm kiếm các thông tin về hàng hoá mình cần mua trên mạng. Các thông tin này được cung cấp dưới các dạng như: các cataloge, sách hướng dẫn, bản ước giá...Người mua xem xét tất cả các dữ kiện về hàng hoá cần mua trước khi ra các quyết định tiếp theo. Các thông tin này dù chỉ là những thông tin ban đầu, nhưng nó đặc biệt quan trọng nhất là trong trường hợp hàng hoá có giá trị lớn như bất động sản hay ô tô. Thay vì phải trực tiếp đi tìm kiếm, dò hỏi, người mua chỉ việc ngồi nhà và truy cập trên Internet.Trong một số trường hợp, việc tìm kiếm, cung cấp thông tin còn có tác dụng đẩy nhanh tốc độ của việc đàm phán và giao kết hợp đồng.
1.3.2. Đăng ký đặt trước:
Đây là hành vi chào hàng chính thức, đăng ký trước khi ký hợp đồng. ở Nhật Bản hiện nay việc đặt trước vé du lịch, vé vào cửa, đặt trước hội trường để tổ chức đám cưới... được diễn rất phổ biến thông qua mạng.
1.3.3. Đặt chào hàng:
Là thể hiện ý chí mua hàng thông qua mạng. Hành vi này thường gặp ở các trường hợp bán lẻ qua mạng. Nếu nhìn từ góc độ người tiêu dùng thì các mặt hàng có giá trị lớn như bất động sản và ô tô thường không được đặt mua trực tiếp qua mạng mà người mua thường gặp gỡ trực tiếp với nhau để ký kết hợp đồng.
1.3.4. Thanh toán:
Là việc tiến hành thanh toán tiền hàng qua mạng bằng các phương tiện kỹ thuật số, kỹ thuật mạng. Trong dịch vụ thanh toán điện tử, thông tin được trao đổi qua mạng đương nhiên là các dữ liệu kỹ thuật số. Tiền giấy được thay thế bằng tiền điện tử và các lệnh chuyển tiền cũng được điện tử hoá để tăng tính tiện dụng cho người tiêu dùng. Bản thân các dữ liệu ở đây không có giá trị tiền tệ mà chỉ đơn thuần là các lệnh chuyển tiền đã được điện tử hoá.
1.3.5. Phân phối:
Các hàng hoá, dịch vụ có thể phân phối thông qua mạng chỉ gồm các nhóm tài chính, nhóm dịch vụ. Tuy nhiên hiện nay, ở Nhật Bản cũng đã bắt đầu thử nghiệm phân phối trên mạng với cả một số mặt hàng như vé vào cửa của một số hình thức vui chơi giải trí.
Có thể nói mặc dù Internet ở Nhật Bản phát triển, nhưng do người tiêu dùng còn ở mức độ chưa thành thạo lắm nên mức độ hoàn tất quá trình giao dịch thương mại điện tử trên Internet còn nhiều hạn chế. Mặt khác, mức độ giao dịch trên Internet còn phụ thuộc vào đặc tính cụ thể của từng loại hàng hóa, dịch vụ. Đối với các mặt hàng có giá trị lớn thì thương mại điện tử thường chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm thông tin và đặt chào hàng trên mạng. Người tiêu dùng sau khi thu thập thông tin sẽ trực tiếp tìm đến các cửa hàng thực sự. Nhưng các mặt hàng như tài chính, dịch vụ thì tỉ lệ thương mại điện tử thực hiện qua Internet là hơn 90%.
Mức độ hoàn tất giao dịch trên Internet của một số nhóm mặt hàng được thể hiện qua bảng sau:
Mặt hàng
Quá trình giao dịch thơng mại điện tử
1
2
3
4
5
Máy tính và linh kiện
X
-
X
X
-
Sách, đĩa CD
X
-
X
X
-
Quần áo, trang sức
X
-
X
X
-
Thực phẩm
X
-
X
X
-
Sở thích, tạp hoá, đồ gia dụng
X
-
X
X
-
Quà tặng
X
-
X
X
-
Hàng hoá khác
X
-
X
X
-
Du lịch
X
X
X
X
-
Giải trí
X
X
X
X
-
ô tô
X
X
-
-
-
Bất động sản
X
X
-
-
-
Tài chính
X
X
X
X
-
Dịch vụ
X
X
X
X
X
X: có thực hiện trên Internet.
X: có thể thực hiện hoặc không thực hiện trên Internet.
- : Không thực hiện trên Internet.
1. Cung cấp, tìm kiếm thông tin.
2. Đăng ký, đặt trước.
3. Đặt hàng.
4. Thanh toán.
5. Phân phối.
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng, tuỳ thuộc vào đặc tính của hàng hoá, dịch vụ mà cách áp dụng Internet cũng khác nhau. Có những hàng hoá thì quá trình giao dịch trên mạng chỉ dừng lại ở cung cấp, thu thập thông tin như : ô tô và bất động sản nhưng cũng có những mặt hàng thì từ cung cấp thông tin đến cả việc thanh toán hay phân phối đều được tiến hành trên mạng như dịch vụ và tài chính. Chính vì vậy, tuỳ từng sản phẩm, hàng hoá mà các nhà kinh doanh sẽ có các biện pháp thích hợp trong việc liên kết chặt chẽ với các cửa hàng thực sự để có thể đưa sản phẩm, hàng hoá đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất.
1.4. Đặc trưng của thương mại điện tử B to C ở Nhật Bản:
Sự phát triển của thương mại điện tử chịu ảnh hưởng không chỉ của đặc tính sản phẩm, hàng hoá mà còn chịu ảnh hưởng của cơ cấu ngành, cơ cấu lưu thông và môi trường cạnh tranh. Đây một mặt là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy hay cản trở thương mại điện tử nhưng mặt khác nó lại tạo cho thương mại điện tử của Nhật Bản mang những đặc thù riêng không giống như thương mại điện tử ở một số nước khác đặc biệt là so với Mỹ.
Vào năm 1999- 2000 thế mạnh thương mại điện tử ở Nhật Bản được bộc lộ rõ. Một trong số đó là Mobile - EC với kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, hay việc thanh toán tại các conbini, việc sử dụng đa dạng các hình thức chuyển phát tại nhà hoặc sự liên kết với các cơ sở hạ tầng phân phối cao độ trên đất nước Nhật Bản đã tạo cho thương mại điện tử ở Nhật Bản mang đặc trưng riêng của mình.
1.4.1. Động lực thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử B to C ở Nhật Bản:
Mức độ phát triển thương mại điện tử ở Nhật Bản phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Đặc tính cố hữu của hàng hoá.
- Cơ cấu ngành, cơ cấu lưu thông.
- Môi trường cạnh tranh.
Cơ cấu ngành, cơ cấu lưu thông
Thương mại điện tử
Môi trường cạnh tranh
Đặc tính hàng hóa
Đặc tính của hàng hoá là những tính chất riêng có của hàng hoá. Những hàng hoá này có thể thích ứng được với thương mại điện tử ra sao, có thể phát huy được nhiều hay ít các ưu điểm của thương mại điện tử như thế nào đều do đặc tính của hàng hoá đó quyết định. Mặt hàng PC (bao gồm máy tính cá nhân và các linh kiện đi kèm với nó), đĩa cd được thương mại điện tử hóa từ rất sớm là do nó phát huy được đặc tính của nó đối với thương mại điện tử.
Sự phát triển của thương mại điện tử không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hàng hoá mà còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành, cơ cấu lưu thông. Cơ cấu ngành ở đây thể hiện ở mối liên quan giữa các nhà kinh doanh với những người bán lẻ, khoảng cách từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, mức độ trật tự của ngành, tính độc quyền, tập quán thương mại...
Môi trường cạnh tranh cũng ảnh hưởng tới sự phát triển thương mại
điện tử ở Nhật Bản. Sở dĩ có sự cạnh tranh là do có sự giới thiệu các tiền lệ
tiên tiến ở nước ngoài hay sự tham gia của các công ty nước ngoài vào thị trường Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh trong các lĩnh vực. Các doanh nghiệp Nhật Bản buộc phải nâng cao vị thế của mình bằng mọi cách. Sự cạnh tranh này không chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài mà còn xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau. Điều này vô hình chung đã thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Trong lĩnh vực sản xuất ô tô thì ngay giữa các hãng sản xuất ô tô trong nước như Toyota, Honda, Mitsubishi,... cũng đã có sự cạnh tranh khốc liệt chưa kể đến sự tham gia vào thị trường thương mại điện tử của một số hãng ô tô nước ngoài của Mỹ như: Auto bytel.japan hay Carpoint...Hay trong lĩnh vực kinh doanh sách, sự xuất hiện hàng loạt các trang web của một số nhà xuất bản có tên tuổi như: Kadogawa, ... của các cửa hàng bán lẻ với các dịch vụ vận chuyển sách đến tận nhà (hãng Yamato) làm cho tình hình cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. Đặc biệt sự thành công trong việc kinh doanh của Amazon. com- một trang web của Mỹ- tại thị trường Nhật Bản đã làm cho các nhà kinh doanh Nhật Bản phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải tiến các phương thức kinh doanh thương mại điện tử để cạnh tranh có hiệu quả hơn và kết quả là mặt hàng sách trở thành mặt hàng có tỉ lệ thương mại điện tử hoá cao hơn hẳn so với các mặt hàng khác.
1.4.2. Thế mạnh trong thương mại điện tử ở Nhật Bản:
a. Các phương tiện thông tin đa dạng:
Điện thoại di động, máy nhắn tin sử dụng được dịch vụ I-mode (một dich vụ điện thoại di động có thể kết nối Internet ) có khả năng tạo ra một thị trường thương mại điện tử mới đầy triển vọng. Có thể thấy rõ các tác dụng trong thương mại điện tử B to C của điện thoại di động. Thứ nhất, nó mở rộng thêm tầng lớp người sử dụng Internet, tạo ra dịch vụ lưu thông thông tin mới và tạo ra một hình thức kinh doanh mới hoạt động cùng với các máy tính cá nhân và các cửa hàng thực sự. Trong lĩnh vực này, Nhật Bản có khả năng là nước sẽ đi đầu về mặt kỹ thuật và bí quyết kinh doanh. Loại hình này thu hút được phần đông khách hàng là phụ nữ và lớp trẻ. Tỷ lệ phổ cập máy điện thoại di động ở Nhật Bản là khá cao nên việc lôi cuốn thêm nhiều tầng lớp người dân Nhật Bản tham gia dịch vụ này sẽ trở thành thế mạnh của Nhật Bản trong tương lai. Thứ hai, I-mode tỏ ra có ưu điểm hơn so với máy tính cá nhân kết nối Internet ở chỗ thông tin ở đây là trọn gói nên không bị đánh phí theo tỷ lệ thời gian và việc thanh toán được thực hiện bằng cách nộp uỷ thác phí. Do vậy mà các dịch vụ thông tin thu phí nơi được gọi là các 'conbini thông tin " đang gia tăng. Hãng Bandai là một hãng đứng đầu Nhật Bản về sản xuất đồ chơi trẻ em đã rất thành công trong việc kết hợp I-mode, các trang web với các cưả hàng thực sự. Hãng này có 630 nghìn người sử dụng dịch vụ thông tin thu phí (conbini thông tin), và là công ty hàng đầu trong việc cung cấp thông tin kỹ thuật số qua dịch vụ I-mode với nhịp độ tăng trưởng 18 nghìn người một tuần.
Ngoài điện thoại di động sử dung dịch vụ I-mode, máy chơi điện tử được phổ biến tại các hộ gia đình sẽ là một trong những thiết bị thương mại điện tử chủ lực cho các gia đình trong tương lai.
Mặt khác, ở Nhật Bản , trên một số phương tiện như ô tô có sử dụng các bản đồ điện tử (carbani) chỉ dẫn đang ẩn chứa khả năng trở thành một phương tiện mới phục vụ cho thương mại điện tử. Các bản đồ điện tử này có khả năng tham gia vào thương mại điện tử dưới các hình thức như: có thể đặt trước, đăng ký các dịch vụ vui chơi giải trí như quán cà phê, du lịch,...trong khi đang đi xe.
Hơn thế nữa, các kiốt được đặt ở trước cửa các siêu thị (các conbini) cũng có nhiều tác dụng. Khách hàng không cần phải khởi động máy tính tại nhà mà có thể mua bán một cách dễ dàng trên Internet tại các kiốt đặt ngay
trước cửa các siêu thị. Hình thức này cũng đã thu hút được một lượng người
không có máy tính điện tử ở nhà tham gia vào thương mại điện. Đối với một số người Nhật Bản có không nhiều thời gian thì việc đi ra phố hay trên đường đi làm về họ sẽ rất thuận lợi khi tiện thể mua bán hàng hoá tại các kiốt này.
b. Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới các siêu thị nhỏ ( Các Conbini):
Trong đất nước Nhật Bản nhỏ bé, các siêu thị đóng vai trò chủ yếu trong lĩnh vực thương mại điện tử. Siêu thị có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản. Người ta ước tính rằng trung bình người dân Nhật Bản cần có 10 phút đi bộ là có thể bắt gặp một siêu thị. Các siêu thị này hoạt dộng gần như 24/24 giờ ở Nhật Bản.
Tập đoàn siêu thị lớn nhất Nhật Bản hiện nay là Seven - Eleven - Japan Co. Tập đoàn này có hơn 8.000 cửa hàng với lượng khách trung bình một tuần là hơn 50 triệu người. Vào tháng 1/2000, Seven - Eleven công bố liên doanh với 7 công ty khác để cung cấp các sản phẩm du lịch, âm nhạc, điện thoại di động, máy tính, phần mềm, sách, hoa...,các thông tin về giải trí, các hãng sản xuất và bán ô tô và nhiều dịch vụ khác qua trang Web: dream.com. Tháng 6/2000 liên doanh này chính thức đi vào hoạt động. Seven- Eleven lắp đặt các thiết bị thông tin ở khắp các cửa hàng. Hàng hoá được đặt thông qua các thiết bị thông tin này hoặc có thể thông qua máy tính ở các hộ gia đình. Việc thanh toán và giao hàng có thể thực hiện ở ngay tại các siêu thị hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng, hoặc có thể thông qua trang web bằng cách sử dụng thẻ tín dụng. Nhìn chung người Nhật Bản vẫn còn tỏ ra e dè trong việc sử dụng thẻ tín dụng trên Internet nên phương thức trả tiền tại siêu thị đã thu hút được số đông người tiêu dùng ở Nhật Bản. Thêm vào đó, các khách hàng có thể ghé qua siêu thị gần nhất và lấy hàng bất cứ lúc nào. Điều này cũng giúp cho các siêu thị có thể giao hàng cho nhiều người một lúc mà không cần phải đem hàng đến tận nhà cho khách hàng nhiều lần và không phải chờ đợi khách hàng khi họ vắng nhà.
Seven - Eleven bắt đầu kinh doanh mặt hàng sách trên Internet vào cuối tháng 11/1999 trên cơ sở hợp tác với softbank. Khách hàng có 3 sự lựa chọn sau trong việc thanh toán tiền hàng: 1. Thanh toán tiền và nhận sách ở các siêu thị Seven - Eleven. 2. Thanh toán tại siêu thị và nhận sách qua dịch vụ giao nhận tại nhà. 3. Thanh toán bằng thẻ tín dụng và nhận sách thông qua dịch vụ giao nhận tận nhà. Theo chủ tịch của tập đoàn Seven - Eleven thì có tới 93% khách hàng ở Nhật Bản chọn cách đầu tiên là thanh toán và nhận hàng đã đặt ngay tại siêu thị của Seven - Eleven.
Bên cạnh Seven - Eleven còn có hãng Lawson với việc lắp đặt các kiôt ở đầu các conbini và hãng này đang tham gia mạnh mẽ vào Internet. Hãng này có doanh thu 40 tỷ yên 1 năm, các trang web của hãng ngoài việc tiếp nhận thông tin của các conbini gần đó còn thực hiện phân phối, chuyển phát hàng tại nhà đối với các sản phẩm lớn. Trong tương lai, hãng có dự định mở rộng dịch vụ này đối với một số mặt hàng khác như: thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu.
c. Mạng lưới dịch vụ phân phối và thanh toán rộng khắp và hoạt động với cường độ cao:
Dịch vụ chuyển phát tại nhà của một số hãng vận tải, dịch vụ đổi tiền hay chuyển phát nhanh tận nhà đều đang gia tăng một cách nhanh chóng tại Nhật Bản. Mạng lưới này hoạt động rộng khắp trên đất nước Nhật Bản thường xuyên, liên tục suốt 24/24 giờ. Có một điều chắc chắn rằng các nhà lưu thông đang ngày càng đóng vai trò quan trọng như là hạt nhân của việc bán hàng thông qua Internet.
d. Các cửa hàng thương mại vừa và nhỏ và các shopping portal:
Trong khi các công ty lớn đang dốc thời gian vào để xắp xếp và điều phối giữa mạng lưới lưu thông đã có với các cửa hàng của mình, thì các cửa hàng vừa và nhỏ đã tham gia rất sôi động vào thương mại điện tử. Các cửa hàng này với sự thịnh vượng và thích ứng nhanh của nó là một đặc trưng của thương mại điện tử Nhật Bản hiện nay, nó như một động lực thúc đẩy các công ty cỡ lớn lỗ lực hơn nữa tham gia vào thương mại điện tử.
Shopping portal hiểu như là các trang web dịch vụ chuyên cung cấp, tìm kiếm các thông tin trên thị trường đang tham gia một cách nỗ lực vào thương mại điện tử nhằm đa dạng hoá các nguồn thu nhập vốn trước đây chỉ thu được từ quảng cáo. Một số hãng cung cấp thông tin lớn nhất ở Nhật Bản hiện nay là Infoweb với 3,5 triệu hội viên, Sonet với 900 nghìn hội viên. Ngoài các dịch vụ cung cấp thông tin thông thường, các hãng này còn cung cấp các dịch vụ thanh toán uỷ thác thông qua thẻ ID. Trong tương lai các trang Shopping portal sẽ có xu hướng tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào thị trường thương mại điện tử và doanh thu của nó sẽ có triển vọng tăng với tỷ lệ khá cao.
2. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ở Nhật Bản (thương mại điện tử B to B).
Thương mại điện tử B to B đã thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý ở Nhật Bản. Nó đang được xem như một lực lượng chủ đạo trong việc phục hồi nền kinh tế Nhật Bản đang ở giai đoạn trì trệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật Bản trên thị trường thế giới .
Theo điều tra của hiệp hội xúc tiến thương mại Nhật Bản ( ECOM ) , trong vòng 9 tháng ( từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2002 ) có 350 doanh nghiệp tham gia vào Thương mại điện tử được công bố trên Internet, báo, tạp chí và các phương tiện thông tin khác. Con số này đã tăng rất nhiều so với năm 1999 (295 doanh nghiệp ).
Năm 2000 cũng là năm xuất hiện thị phần điện tử ( E – marketshare) trên thị trường Thương mại điện tử . Điều này cũng làm cho giao dịch Thương mại điện tử B to B trở nên dễ dàng hơn đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ .
Thương mại điện tử B to B là một phương tiện được thực hiện thông qua Internet để nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của các doanh nghiệp, giúp cho các công ty tạo ra được các cơ hội kinh doanh cho mình, cũng như dễ dàng hơn trong việc đánh giá chính xác nhu cầu người tiêu dùng, giảm tối thiểu được các bản kiểm kê hàng và tất nhiên là giảm được các chi phí liên quan. Không những thế nó còn tạo ra được mối quan hệ ổn định giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và là một phương tiện huy động vốn rất có hiệu quả cho các doanh nghiệp.
ECOM đã tiến hành điều tra quy mô thị trường Thương mại điện tử B to B cùng với bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản (METI) và đã đưa ra kết quả tổng doanh số của thương mại điện tử B to B đạt 22 nghìn tỷ yên vào năm 2000, 34 tỷ yên vào 3/2002 và sẽ tăng lên đến 111 nghìn tỷ yên vào năm 2005. Từ các con số trên có thể nói Thương mại điện tử B to B đã ăn sâu vào thị trường Nhật Bản.
Thương mại điện tử phát triển mạnh trong các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ... và ít tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, mỏ... Điều này chứng tỏ có một lỗ hổng lớn giữa các ngành trong quá trình thực hiện thương mại điện tử ở Nhật Bản.
Ngày 13/3/2002 tại Tokyo, công ty công nghệ thông tin lớn nhất thế
giới IBM Japan phối hợp với hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản xây dựng một “cơ sở hạ tầng áp dụng chung” (CAI-Comon Application Infrastructure) cho hệ thống thương mại điện tử B to B trong ngành sản xuất ô tô ở Nhật Bản. Hệ thống này ra đời với mong muốn sẽ rút ngắn được quá trình thực hiện thương mại điện tử. ”cơ sở hạ tầng ứng dụng chung” sẽ quy định những tiêu chuẩn đặc trưng về thương mại điện tử B to B và một số ứng dụng khác thông qua việc điều hành quá trình giao dịch trên Internet. Đây là một mạng lưới thông tin liên kết các nhà kinh doanh trong ngành ô tô với nhau. Mạng bắt đầu hoạt động vào 10/2000 và chịu sự quản lý bởi trung tâm JNX- do viện nghiên cứu ô tô Nhật Bản thiết lập. Bằng cách tiếp cận với JNX các nhà kinh doanh có thể thực hiện trao đổi thông tin một cách hiệu quả và chính xác, bao gồm các giao dịch như: đặt, thiết kế và chuyển giao dữ liệu với nhiều nhà máy qua mạng. Thông qua hình thức này, các nhà sản xuất ô tô hay các linh kiện ô tô sẽ dễ dàng tiếp cận với bạn hàng, đạt được hiệu quả kinh doanh cao với chi phí giảm đáng kể. Đã có 350 hãng kinh doanh ở Nhật Bản đã sử dụng JNX. Trong tương lai, hình thức này sẽ được mở rộng sang một số lĩnh vực khác như: các nhà xây dựng, các nhà sản xuất máy công nông nghiệp, nguyên vật liệu thô, tài chính, phân phối và giáo dục…
3. Các dịch vụ thanh toán điện tử ở Nhật Bản
Thanh toán điện tử là một khâu đặc biệt quan trọng trong thương mại điện tử. Hiện nay, Nhật Bản đang áp dụng một số dịch vụ thanh toán sau:
3.1. Hệ thống Mondex:
Hệ thống Mondex nếu nói một cách đơn giản thì hoàn toàn giống với tiền mặt, có tính lưu thông linh hoạt và không bị lộ bí mật cá nhân do sử dụng kỹ thuật số. Bản phát hành tiền điện tử được gọi là originator. Trình tự thanh toán của hệ thống này như sau:
1.Trước tiên các originator phát hành giá trị đối chiếu với tiền gửi ở Ngân hàng tham gia sau khi nhận được lệnh của người sử dụng.
2. Người sử dụng thông qua ATM hay điện thoại chuyên dụng sẽ tự mình rút giá trị từ tài khoản tiền gửi ở ngân hàng.
3. Thanh toán ở cửa hàng hay giữa các cá nhân được sử dụng bởi máy chuyên dụng hay máy đọc thẻ (card reader).
4. Cửa hàng bán lẻ có thể sử dụng giá trị đã nhận vào việc thanh toán hay có thể ghi thêm vào tài khoản tiền gửi của mình thông qua ngân hàng.
5. Ngân hàng tham gia sẽ gửi lại cơ quan phát hành nếu còn dư giá trị thanh toán .
Hệ thống thanh toán này hiện mới chỉ đang ở mức độ thử nghiệm, tỷ lệ người sử dụng không cao lắm bởi nó đòi hỏi người sử dụng phải thành thạo về máy móc. Hơn nữa về phía người tiêu dùng vẫn còn lo ngại về sự mất giá trị điện tử của hệ thống này. Trong tương lai có thể phương thức thanh toán này sẽ thu hút được nhiều người tham gia hơn nếu cải thiện được tính tiện ích của nó.
3.2. Thẻ tín dụng (Debit card) và thẻ giá trị tích trữ (Stored-Value-Card :SVC)
Thẻ tín dụng (Debit card) được bắt đầu sử dụng tại Nhật Bản vào 12/1984. Tuy nhiên lúc đầu loại hình này chưa phát triển lắm do nó đòi hỏi nhiều thủ tục phức tạp nên đến mới chỉ dừng lại như một dịch vụ không có mấy sức hấp dẫn. Đến tháng 1/1999, Nhật Bản thành lập hiệp hội hợp tác thẻ Debit trên quy mô toàn quốc và chính thức cung cấp dịch vụ này. Khi bắt đầu cung cấp dịch vụnày, chỉ có 8 tổ chức tài chính, 8 nhóm doanh nghiệp tham gia. Tới 8/1999 đã có tới 926 tổ chức tài chính và 162 doanh nghiệp đã trở thành hội viên chính thức và quan sát viên. Trình tự thanh toán của phương thức này như sau:
1. Người thanh toán có thẻ để thanh toán
2. Các doanh nghiệp đồng minh xây dựng hệ thống trên internet kết nối với ngân hàng và có thể thực hiện thanh toán.
3. Nếu người sử dụng thanh toán bằng Debit card (thẻ tín dụng) thì lệnh chuyển tiền từ các doanh nghiệp đồng minh sẽ được gửi đến các tổ chức tài chính mà người sử dụng có tài khoản và số tiền tương ứng sẽ được khấu trừ ngay trên tài khoản của người sử dụng.
Số tiền được rút ra từ tài khoản của người sử dụng sau khi tập trung về các tổ chức tài chính được chuyển vào tài khoản của các doanh nghiệp đồng minh thông thường sau 2-3 ngày làm việc.
Tháng 4/2000 hệ thống này được sử dụng dễ dàng hơn nhờ vào việc thành lập trung tâm nhận ủy thác. Khi đó các thông tin (các lệnh thanh toán) của các doanh nghiệp đồng minh sẽ được thông qua các trung tâm này. Số giao dịch bằng hệ thống này đến 7/1999 là hơn 40.000 giao dịch với số tiền là hơn 1.000 tỷ yên.
Thẻ giá trị tích trữ (SVC- Stored Value Card) là một loại tiền điện tử mà giá trị tích trữ của nó đã được điện tử hóa trên bộ nhớ của thẻ và dù ở bất cứ hình thái nào thì người sử dụng vẫn nắm giữ được giá trị của nó một cách trực tiếp. Nếu như phương tiện của thẻ tín dụng là thẻ từ thì phương tiện của thẻ giá trị tích trữ là thẻ thông minh (Intelligent Card IC) với dung lượng lớn hơn hẳn và mức độ đảm bảo an toàn cao hơn hẳn nên xu hướng của người Nhật là dùng thẻ này làm chức năng thay túi tiền.Tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với thẻ giá trị tích trữ so với thẻ tín dụng là nó đòi hỏi số vốn ban đầu lớn, chi phí máy móc thiết bị để đọc thẻ cao, ngoài ra còn một số chi phí khác như chi phí đào tạo nhân viên cao.
Khác với người dân ở các nước Âu Mỹ, người dân Nhật Bản có xu hướng tiết kiệm cao. Nếu như người Âu Mỹ quan niệm tiền trong tài khoản ở Ngân hàng là để thanh toán thì người Nhật Bản lại cho rằng tài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19336.doc