Khóa luận Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh

Cũng giống như nội dung chính của các lễ hội dân gian truyền thống khác là lễ hội Bạch Đằng bao gồm có hai phần: Phần lễ và phần hội.

Cuộc tế lễ trọng thị theo phong cách cổ truyền do ban tế và các cụ chủ trì diễn ra trong hậu cung của đền. Các vị chủ tế và bồi tế, đông xướng, tây xướng chấp sự đều mặc đồ lễ phục gồm quần trắng, áo trắng bên ngoài, mặc áo bằng sa tím, đầu đội mũ tế thêu kim tuyến. Sau khi cuộc tế lễ này kết thúc thì dân chúng và du khách vào tế lễ và dâng hương tưởng niệm Đức thần trần Hưng Đạo với tấm lòng ngưỡng mộ và tôn kính sâu sắc. Tiếp sau đó là nhân dân tổ chức nghi lễ rước tượng thần Trần Hưng Đạo từ đền Trần Hưng Đạo đến dền Yên Giang ( coi như ông đi nghỉ ngơi ở đình ) và ngày hôm sau rước tượng từ đình về đền Trần Hưng Đạo. Đám rước tượng thần Trần Hưng Đạo lớn vì có sự tham gia của đông đảo nhân dân trong xã, khách thập phương. Đi đầu đám rước là cờ tiết và cờ mao, hai cờ đều là biểu tượng cho uy đức của thần linh. Tiếp theo là hàng bát biểu, đi đằng sau là phường bát âm với đàn, sáo, nhị Tiếp đó là một tốp thanh niên diễn trò truyền thống của chiến thắng Bạch Đằng. Sau đó là hương án, tiếp đến là tượng Trần Hưng Đạo. Tượng Trần Hưng Đạo được đặt vào một cái kiệu bát cống sơn son thiếp vàng có lọng che do bốn thanh niên khiêng. Những người khênh kiệu bát cống phải là những thanh niên có lý lịch trong sáng, khoẻ mạnh và chưa vợ. Sau kiệu là các bô lão, chức sắc, chậm rãi bước đi trong bộ phục tế lễ. Đoàn rước dài hàng cây số với sự tham gia của hàng, chục hàng ngàn người.

 

doc85 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26.VuThiAnhHoa.doc
Tài liệu liên quan