MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LƯ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH HẢI DƯƠNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về du lịch
1.1.2. Thị trường du lịch
1.1.3. Khái niệm khách du lịch
1.1.4. Tài nguyên du lịch
1.1.5. Sản phẩm du lịch
1.2. Khái quát về du lịch Hải Dương
1.2.1. Cơ cấu điều hành ngành Du lịch Hải Dương
1.2.2. Một số chương trình du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HẢI DƯƠNG
2.1. Điều kiện tự nhiên của Hải Dương
2.1.1.Vị trí địa lý
2.1.2. Địa hình
2.1.3.Khí hậu
2.1.4.Hệ thống sông hồ
2.1.5.Rừng và hệ sinh thái
2.2. Tài nguyên du lịch của Hải Dương
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.3. Thực trạng khai thác và phát triển du lịch của Hải Dương
2.3.1. Thực trạng về thị trường khách
2.3.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch
2.3.3. Thực trạng về nguồn lao động trong ngành du lịch tỉnh Hải Dương
2.3.4. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật
2.3.5. Thực trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch của Hải Dương
2.3.6. Thực trạng đầu tư vào du lịch
2.3.7. Đánh giá chung về tình hình hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm qua
Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI DƯƠNG
3.1. Một số định hướng phát triển du lịch Hải Dương
3.2. Các giải pháp khai thác và phát triển du lịch Hải Dương
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3322 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia tiên chỉ có bài vị và ngai thờ, quan Nam Tào, Bắc Đẩu có tượng đồng nhưng thờ trên núi Nam Tào, Bắc Đẩu
Thời trước Cách mạng, tuỳ từng năm mà chủ tế là quan triều hay quan tỉnh, thực hiện theo nghi thức quốc tế. Theo thông lệ thì quan tri huyện chịu trách nhiệm tổ chức lễ hội. Đây là công việc lớn, phức tạp, gồm nhiều công việc khác nhau về tiếp khách, nơi ăn, nghỉ, vui chơi, tế lễ, kiểm két, vệ sinh, an ninh cho hàng vạn khách hành hương từ mọi miền đất nước, từ quan triều cho đến thứ dân trong thời gian 5 ngày. Từ ngày 10 tháng 8, Tri huyện cùng các nhà chức trách của huyện xuống đền cắm đất, chia ô cho những người bán hàng phục vụ lễ hội, chỉ đạo việc vệ sinh, phân công trách nhiệm từng bộ phận, công bố những quy định về lễ hội
Về an ninh: Trương tuần hai xã phải trực tại đền cùng với số đinh tráng theo quy định. Lính khố xanh của huyện đóng tại hai nhà các, hai chánh tổng của Trạm Điền và Chi Ngãi (Ngại) trực ở hai hành lang. Mọi người làm việc tận tâm, chu đáo, lịch sự
Bộ phận an ninh hướng dẫn việc dựng quán bán hàng, đậu thuyền theo quy định, giữ trật tự, vệ sinh trong quá trình lễ hội, không thu tiền bến bãi
Phần lễ: Ngày 10 tháng 8 làm lễ mở cửa đền, chuẩn bị cho lễ hội hằng năm, đây là môt việc làm chiếu lệ, thực tế thì đền ngày nào cũng mở cửa tiếp khách
Lễ vật khai hội : Làng Vạn sắm 8 mâm, mỗi mâm một lợn sống khoảng 70 - 80 kg, đại diện cho 8 giáp. Dược Sơn 4 mâm tương tự, đại diện cho 4 giáp. Về bánh trái có: Bánh trong, bánh bột lọc, bánh chằng gừng, bánh rán, bánh phu thê, xôi mầu và mâm ngũ quả.
Trên đây là lễ vật của hai xã sở tại theo lệ, còn lễ vật của khách thập phương, quan lại các cấp thì có thể nói, cuộc sống đương đại có gì quý báu thì trên mâm lễ có thứ đó. Riêng dân chài lưới ở vùng duyên hải về hội, thường có lợn quay hay lợn sống để cả con, tế lễ xong mang xuống thuyền làm cỗ, ăn dần trong những ngày hội
Văn tế Đức thánh Trần Triều ngày trọng hội của bản xã, do chủ tế đọc:
Bát nguyệt, nhị thập nhật, chính kỳ tế văn
Duy:
Tuế thứ (Can Chi), bát nguyệt, nhị thập nhật.
Hải Dương tỉnh, Chí Linh huyện, Trạm Điền tổng, Vạn Yên xã; kỳ lão, sắc mục, lý hương dịch toàn xã, thượng hạ đẳng, cẩn dĩ khiết sinh, cụ soạn, phù lang thanh chước, thứ chi nghi cẩm kỳ cáo vu.
Thánh vương Trần triều, khâm sai thiết chế, thống lĩnh thiên hạ thuỷ bộ chư doanh, đại nguyên soái, tổng quốc chính, Thái sư Thượng phụ, Thượng quốc công, Nhân vũ Hưng Đạo Đại vương, lịch triều phổ tặng khai quốc an trinh, hồng đồ tá tự, hiển linh trác vĩ, minh đức chí nhân, phong huân hiển liệt, chí trung, đại nghĩa, dực bảo trung hưng, thượng đẳng tôn thần, ngọc bệ tiền.
Nguyên Từ quốc mẫu, Thiên cảm thái trưởng công chúa, ngọc bệ hạ tiền.
Cung duy: Thanh vương sơn nhạc giáng thần, càn khôn chung khí, nãi vũ, nãi văn, chí tinh, chí tuý, nội tham thứ chính áo, trần tộ ư Thái sơn, ngoại đổng binh nhung, điển hồ nguyên ư đẳng thuỷ quốc tôn thần, gia tôn, tử thịnh, lưu đức thanh sử chi thư. Sinh danh tương, hoá danh thần, dư uy hiệp cường hồ chi quỷ, anh linh hiển hách, hạp kiếm minh nhi phạm nghiệt quỷ tiêu, đức trạch tại nhân phương độ mạc, nhi dương nhân khang,. tỉ dương dương chính khí, thiên thu chi hương hoả, nhi tân ngột ngột, sùng từ vạn cổ chi tinh linh phấy truy, từ nhân tiên khuất thu, nhật kỳ, lễ dụng trần chu nghi tái tự, phục vọng giám thử. Thành tuy chi phúc, bạ đẳng lương thiếp thế, kính vu an ninh vật ấp nhân khang, tề tư dân vụ thọ chỉ.
Đinh loại
Kính phối:
Thanh vương nhiên, tướng âm phù chi đại đức dã.
Khải thánh vương phụ, Khâm minh đại vương.
Khải thánh vương mẫu, kiền chúa chính trị phu nhân Thiên đạo quốc mẫu.
Tứ vương thánh tử đại vương.
Nhị vị vương nữ Hoàng thái hậu.
Trần triều điện suý, thịnh chưởng chiêu cảm hùng văn Phạm đại vương tôn thần.
Tiền hậu văn võ lưỡng ban, quan lĩnh đồng phối hưởng.
Cẩn cáo.
Văn tế của quan triều hay quan tỉnh tuỳ từng năm mà soạn, nhưng phần căn bản vẫn phải có nội dung như trên
Khách thập phương đến hội, công việc đầu tiên là phải lo phần lễ. Thông thường hội rất đông, không phải lúc nào cũng tới được trước thần tượng Đại vương, tìm được chỗ đặt mâm lễ lại càng khó. Vào những ngày hội, mỗi ngày có hàng trăm đoàn tế lễ. Người ta thường cử người đội lễ, làm các lễ nghi ở tiền tế hoặc ngoài sân, rồi vào thắp hương các ban thờ. Hiện nay việc thắp hương trong cung vào những ngày ngày hội đã bị cấm, người ta chỉ có thể khấn vái cầu phúc. Những người không biết khấn có thể nhờ các ông đồng, bà cốt khấn giúp, chỉ cần cho địa chỉ, tên họ và những yêu cầu cụ thể, tất nhiên là phải mất tiền
Bài khấn nôm hiện nay cho người đến nhờ lễ .
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hôm nay ngày ...tháng...năm (can chi)
Con chắp tay con lạy chín phương trời, mười phương đất, chư Phật mười phương.
Con lạy Trần triều hiển thánh Vương phụ, Vương mẫu, con lạy gia phong Nhân vũ Hưng Đạo Đại vương.
Con lạy Trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại vương.
Con lạy tứ vị thái tử Hưng Đạo Đại Vương.
Con lạy đệ nhất vương cô Quyên Thanh công chúa, văn võ song toàn, phu nhân tướng quân Phạm Ngũ Lão.
Con lạy tả quan Nam Tào, hữu quan Bắc Đẩu.
Và những điều cần cầu cho chủ lễ.
Lệ công đức: Vào dịp hội khách thập phương ít hay nhiều đều bỏ tiền công đức để tỏ lòng thành trước thần tượng đức thánh, góp phần bảo tồn di tích. Người nghèo bỏ một hai xu, người giầu có khi bỏ vài chỉ vàng vào hòm công đức, ngày nay người ta có thể công đức hàng chục triệu đồng. Đây chưa kể vào các dịp trùng tu tôn tạo, có người công đức vài lạng vàng, hàng chục lạng bạc, hàng trăm quan tiền. Ngoài tiền bạc, người ta còn công đức các đồ tế khí hoặc những đồ dùng thiết thực cho nhà đền. Đây là tài sản quan trọng góp phần làm cho đền ngày càng khang trang. Hiện nay, lệ công đức bằng tiền và hiện vật không kém thời phong kiến, có người trong lễ hội công đức tới vài chục triệu đồng. Câu đối đại tự không còn chỗ treo.
Từ xưa tới nay, hội đền đồng thời cũng là hội chợ. Hàng quán xen dầy dọc hai bên đường từ cửa đền ra bờ sông, từ Nam Tào lên Bắc Đẩu. Người ta mang đến đây đủ loại hàng thiết yếu cho sinh hoạt gia đình và tín ngưỡng như: đồ gốm, đồ đồng, đồ gỗ sơn , quần áo, mũ , nón, võng, chiếu; các loại đồ trang sức, đồ chơi của trẻ em; các loại hàng ăn, các loại lương thực thực phẩm phục vụ sắm lễ tại chỗ
Việc tế lễ và rước sách được thực hiện theo một thể thức theo quy định của hai làng. Khách thập phương đến tế lễ do ban tổ chức hướng dẫn
Đồng bóng, mê tín dị đoan ở đền xưa khá nặng nề. Dân gian quan niệm rằng, Trần Hưng Đạo là một vị thánh, đánh thắng giặc Nguyên Mông, cứu dân độ thế, lại diệt được Phạm Nhan, tên Việt gian thường làm hại phụ nữ, vì thế cứ vào dịp hội, bất cứ việc gì khó khăn trong đời sống là người ta cầu xin đức thánh Trần phù hộ. Dựa vào tâm lý này, mà các ông đồng bà cốt tác oai tác quái không nhỏ
Hội trước CM có nhiều trò vui dân gian như: đấu vật, bơi trải, múa rối, tuồng, chèo... Bơi trải không chỉ là một trò vui mà còn như một nghi lễ để tế đức thánh, vì sinh thời, Đại vương có biệt tài thuỷ chiến. Hội vui nhất về ban đêm, vì phần lớn trò vui diễn ra ban đêm, trong đó có hàng chục chiếu chèo biểu diễn nhiều tích khác nhau tại sân đền. Khách lưu qua đêm hàng vạn người, không có nhà khách nào chứa nổi. Người ta ngủ trên thuyền, trong các nhà dân, nhưng phần lớn ngủ tại hành lang, sân đền và trong các quán hàng dọc theo bờ sông trước cửa đền. Những đêm dự hội như thế có thể trở thành kỷ niệm suốt cả đời người, thậm chí có đôi trai gái trở thành vợ chồng sau những ngày hội
Hội Kiếp Bạc là hội lớn của đất nước, hội lớn nhất của Hải Dương, có lịch sử 7 thế kỷ, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng nhiệt thành, được Nhà nước quan tâm. Trong 10 năm lại đây, đồ tế tự nhân dân cung tiến trị giá hàng trăm triệu đồng, tiền công đức cũng tới hàng tỷ đồng, nhà nước đầu tư các hạng mục cũng rất lớn. Việc tổ chức lễ hội, quản lý các mặt hoạt động đã đạt được kết quả đáng kể, các tệ nạn đã được khắc phục cơ bản. Lượng khách đến lễ hội hằng năm và tham quan di tích ngày càng tăng. Đây là cơ hội tốt để nâng cao tinh thần yêu nước, hun đúc lòng tự tin vào sức mạnh dân tộc trước hoạ xâm lăng, xây dựng nếp sống lành mạnh, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
* Hội hát trống quân Tào Khê - Đào Xá
Đào Xá nguyên là một làng của tổng Ngọc Cục, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương, cuối thế kỷ XIX, cắt chuyển về huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Đào Xá ở hữu ngạn sông Cửu Yên êm đềm, lắng đọng nhiều truyền thuyết, vang vọng những bài ca dân gian. Đối ngạn là làng Tào Khê của huyện Đường An, phía Bắc giáp làng Phù Ủng, quê hương danh tướng Phạm Ngũ Lão.
Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa Đào Xá mở hội, dân làng đón một gánh chèo về hát ở sân đình. Khi vào hát, mới có hai nhân vật ra giáo đầu đã lăn ra, “chết ngay”, các cụ cho là “Thánh vật”, từ đó hội làng chỉ mời các cặp hát ca trù của Tào Khê. Có lẽ từ đó mà hai làng có mối quan hệ mật thiết. Theo sự tích làng Tào Khê, vào thời Trịnh Sâm, có một bà phi tên là Nguyễn Thị Mỹ, con gái cụ Nguyễn Danh Quán, người làng Tào Khê, hát hay đứng đầu các ca công trong phủ chúa, chuyên dạy các cung nữ hát ca trù,được chúa ban ân tứ cho thu tiền hát xướng cửa đình của trấn Hải Dương. Năm 1780, bà qua đời, linh cữu được chuyển về quê, nơi mai táng sau này trở thành vùng đất cấm, cây cối um tùm như rừng, dân gian gọi là Mưỡu Tào. Tào Khê xưa nay nổi tiếng về hát ca trù và trống quân, thời nào cũng có nghệ nhân xuất sắc
Hằng năm, cứ vào dịp trung thu, Tào Khê và Đào Xá lại mở hội hát trống quân qua sông Cửu Yên từ chập tối cho đến quá nửa đêm, kéo dài suốt tuần trăng. Người đến xem và nghe hát chật hai bờ sông, phải kể đến con số hàng nghìn, đủ mọi tầng lớp. Đông nhất vào 9 - 10 giờ đêm. Bề rộng của sông Cửu Yên chỉ xấp xỉ 30 m, rất phù hợp cho lối hát đối qua sông. Tào Khê và Đào Xá là hai làng quê giữa một vùng văn hiến, quê hương của nhiều nhân tài xuất chúng, trong đó có thơ văn (1). Những bài ca đối đáp có các loại: Hát chào, hát mời, hát gọi, hát đố, hát yêu đương, hát ca ngợi quê hương. Hát trống quân là loại hát đối đáp, là một bộ phận của hát đúm, nam hát với nữ, những lứa tuổi ngang nhau hát với nhau, người ta chia ra từng nhóm, mỗi nhóm cử vài người có giọng tốt để hát, còn lại tập trung sáng tác để kịp thời đối đáp với đối phương. Thông thường mỗi nhóm có một hai người có khả năng sáng tác, thuộc Truyện Kiều, ca dao và những truyện nôm khuyết danh để vận vào mà sáng tác. Khi vào cuộc chơi, người ta thường giao ước với nhau qua lời hát giáo đầu, tránh dùng những lời thô tục hoặc sống sượng như:
Trống quân trống quýt trống còi,
Ta không lấy nó, nó đòi lấy ta.
Mà người ta thường mở đầu bằng câu:
Tháng tám anh đi chơi xuân,
Đồn đây có hội trống quân anh vào.
--------------------------
1). Đào Xá là quê hương giáo sư Phạm Huy Thông, một nhà khoa học tài danh, một nhà thơ nổi tiếng đầu TK XX. Tào Khê nay thuộc xã Thúc Kháng, quê hương của nhiều vị đại khoa và tác gia nổi tiếng như Phạm Quý Thích, Vũ Tông Phan, Phạm Quỳnh,...
* Lễ hội Đền Sượt
Thanh Cương linh từ hay Quang liệt miếu, nôm gọi là đền Sượt, ở tại làng Thanh Cương , phường Thanh Bình , Thành Phố Hải Dương, thờ Vũ Hựu , một danh tướng thời Lê sơ, quê tại làng Thanh Cương. Khi qua đời (16/11 năm Tân Tỵ - 1521) được tôn là Thượng đẳng phúc thần, Minh quốc linh ứng, Hiển Hựu đại vương và Thành hoàng làng
Đền Sượt được xây dựng từ sau khi Vũ Hựu qua đời. Công trình hiện còn mang dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Di tích đã được nhà nước xếp hạng năm 1992. Lễ hội đền Sượt tổ chức vào 10/3 hàng năm , kỷ niệm ngày sinh của Đại vương. Hội kéo dài tới 20/3. Trong những ngày lễ hội có tục đánh bệt tức đánh hổ. Đây là trò diễn dân gian độc đáo
Quá trình chuẩn bị lễ hội
Trước khi vào hội, đinh tráng từ 18 - 54 tuổi đều phải sắm gậy đánh bệt.
- Gậy cho dân đinh dài 7 thước ta (1 thước = 40cm).
- Gậy cho 5 người trực tiếp đánh hổ, dài 4 thước.
- Gậy cho nữ đồng trinh múa trước hàng quân, dài 1,2 thước.
Nấu rượu Hoàng tửu để tiến lễ Đại vương.
Nuôi lợn để lễ Đại vương.
1/3 Làng họp tại đền bàn việc tổ chức lễ hội.
Ban khánh tiết chuẩn bị nước mộc dục.
9/3, ông hành văn lập ban thờ để chuẩn bị rước văn tế về nhà.
Đinh tráng tập trung làm lễ cáo yết , mở cửa đền.
Các giáp chuẩn bị làm bánh dầy, cỗ chay, cỗ mặn, mổ lợn cho ngày trọng hội. Giã bánh giầy ở đây là một mỹ tục , được cả làng hưởng ứng, gọi là Hội giã bánh.
Sáng 10/3, rước cỗ ra đình. Khoảng 7 giờ, làm lễ mộc dục.
11/3, làm lễ bái yết, 4 giáp tế yết tại đền, mỗi giáp làm một mâm cỗ. Bưổi tối tổ chức hát chèo.
12/3, tế xuân, làng giết một con trâu đực, đặt trên giá. Tế lễ xong, chia theo suất đinh của cả làng.
13/3, các ông đám và ông hoá (1) làm lễ tại đền. Lễ có gỏi cá, xôi, rượu
Rước văn từ đền về nhà ông hành văn.
14/3, chuẩn bị tạ rằm, mỗi giáp làm thịt một lợn cấn khoảng 50kg
--------------------
1). Ông Đám là người của một giáp đăng cai hộ năm đó; Ông Hoá là người của giáp cử ra thu lễ trong những ngày hội.
15/3, tổ chức rước văn từ nhà ông hành văn ra đền.
16, 17, 18/3, làm cỗ hát tại đình, 6 người một mâm.
19/3 , Chuẩn bị lễ tạ
20/3, lễ tạ, tổ chức rước Đức thánh từ đình , qua lăng về đền. Hôm ấy tổ chức thả cây đám ở ao đình. Cây đám (2) nổi và trôi về phía xóm nào thì xóm đó năm ấy may mắn, cây đám chìm thì là điềm không may.
* Lễ hội Đền Quát
Đền Quát tức là đền thờ Yết Kiêu, một gia nô trung thành của Trần Hưng Đạo, tại tả ngạn sông Đò Đáy (sông Quát) thôn Hạ Bì , xã Yết Kiêu , Gia Lộc. Nguyễn Hữu Thế , hiệu là Yết Kiêu, là con ông Nguyễn Hữu Hiệu, quê tại Hạ Bì. Mẹ là Vũ Thị Duyên, người làng Lôi Động, huyện Thanh Hà.
Sinh trưởng trong một gia đình ngư dân nghèo, cha mất sớm, từ nhỏ Phạm Hữu Thế đã phải lặn lội sông nước kiếm ăn và nuôi mẹ. Truyền thuyết kể rằng, năm 15 tuổi, trong một lần đi gánh nước, ông thấy hai con trâu trắng húc nhau trên bờ sông. Vốn có sức khoẻ, ông dùng đòn ống đánh trâu. Chúng hoảng sợ bỏ chạy. Ông nhặt được hai cái lông trâu, đặt xuống nước , nước rẽ làm đôi. Ông cho đó là lông trâu thần, liền nuốt vào bụng. Từ đó thân thể ông cường tráng, trí dũng phi thường, bơi lội dưới nước như đi trên đất bằng.
Giai thoại trên chỉ là một cách lý giải về sức khoẻ và tài trí của Nguyễn Hữu Thế được rèn luyện qua thực tế cuộc sống. Do có biệt tài bơi lội, Nguyễn Hữu Thế được tuyển vào làm gia nô cho Trần Hưng Đạo. Ông lập công lớn trong hai cuộc khánh chiến chống Nguyên, được lịch sử ghi nhận như một danh tướng. Dân chài quê ông vốn nghèo nàn, một tấc đất phơi chài cũng không có nên trước khi qua đời, ông đề nghị vua Trần cho mỗi hộ dân chài làng ông 3 thước (72 m2) đất làm nơi phơi chài lưới không mất thuế. Nhà vua y cho. Luật ấy được thi hành đến triều Nguyễn.
Sau khi Yết Kiêu qua đời, nhân dân lập đền thờ và được tôn làm Thành hoàng, tổ chức lễ hội kỷ niệm ông vào 15 tháng giêng. Thông lệ , hội bắt đầu từ 10 - 20 tháng Giêng. Trước cách mạng, Hạ Bì có 8 giáp và 9 hà chài. Mỗi hà làm ăn một phương, chỉ đến tết và lễ hội mới về làng.
Lễ hội tại đình
10/1, mở cửa đền làm lễ mộc dục.
11/1, mỗi giáp mổ một con lợn cúng thành hoàng. Cúng xong, thịt chia làm 5 phần, chia theo thứ bậc khác nhau.
12 - 14/1, làm cỗ trực nhật do những người có phẩm hàm trong làng đăng cai, cứ 6 người một mâm, mỗi ngày từng người thay nhau sắm cỗ.
15/1, thi cỗ hộp (1)của những ông cai đám.
Bắt đầu vào hội , thần tượng Yết Kiêu được rước từ miếu từ đền về đình. Đoàn rước có múa tứ linh, đòn bát cống rước tượng Yết Kiêu và phu nhân. Trong những ngày hội sân đình có các trò diễn dân gian.
Lễ hội dưới sông
Đây là lễ hội độc đáo vá hấp dẫn. Thông lệ , hội diễn ra trong ba ngày, từ 16 - 18/1. Ngay những ngày đầu hội, thuyền các hà chài đã trở về tập kết san sát bên sông. Sáng 16, khi mọi việc đã chuẩn bị xong, tượng Yết Kiêu và phu nhân được rước ra bờ sông, đặt trên bệ cao , nhìn ra sông nước, để các ngài “duyệt” con cháu thao diễn thuỷ chiến. Các hà chài dự bơi trải đều phải đến lễ trước thần tượng Thành hoàng, mong ngài phù hộ cho cuộc sống trên sông nước trong năm may mắn.
--------------------
1). Cỗ hộp là loại cỗ đặc biệt của Hội đền Quát, gồm có xôi nén, gà luộc, chuối, rượu, chè kho, do những giai ngoại có tài làm cỗ thực hiện.
Ngày 16 bơi chiềng , biểu diễn cho khách xem đồng thời cũng là tập dượt.
Ngày 17, bơi phân loại
Ngày 18, bơi tranh giải nhất, nhì, ba.
ngày 19, tiết tục tế lễ tại đình
Ngày 20, kết thúc hội, các hà chài tạm biệt cố hương, trở về các con sông quen thuộc quăng chài, thả lưới, theo cuộc sống thường nhật, hẹn xuân sau trở về.
Hội đền Yết Kiêu nay vẫn được duy trì, đây là nơi có truyền thống bơi trải xuất sắc của tỉnh.
- Các loại hình nghệ thuật dân gian
Trò vui dân gian trong những ngày hội
Trong những ngày hội, ngoài phần lễ là các trò diễn dân gian, những trò này không chỉ lấy làm vui mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. từ trò diễn dân gian mà ông cha ta đã nâng lên thành các môn nghệ thuật truyền thống. Có những trò vui trở thành phổ biến trong lễ hội như: hát chèo, hát quan họ, đấu vật, kéo co, chọi gà..., có những trò vui chỉ có ở từng hội, như: đánh thó ở hội Cối Xuyên (Gia Lộc), thi quăng chài ở hội Từ Xá (Thanh Miện), thi mâm ngũ quả ở Chùa Minh Khánh (Thanh Hà)… Dưới đây là những trò vui thường thấy trong những ngày hội ở Hải Dương.
1- Hát chèo hay còn gọi là chèo sân đình. Nói sân đình là nói tính phổ biến, trong thực tế người ta ta có thể biểu diễn ở sân chùa, sân đền...Chèo nguyên thuỷ không có sân khấu, người ta giải chiếu ra sân rồi biểu diễn, người xem có thể đứng, ngồi xung quanh. Xưa gọi là đi xem hát, vì vừa nghe hát vừa xem biểu diễn, tức là nghe và nhìn. Các tích chèo sân đình hầu hết là tích cổ điển, như: Phạm Tải Ngọc Hoa, Trống Trân Cúc Hoa, Trương Viên, Tấm Cám, Nhị Độ Mai, Lưu Bình Dương Lễ...Khi diễn ở địa phương nào, người ta lại sáng tác một vài đoạn, lấy từ sự tích địa phương vào phần giáo đầu để được lòng chủ và cũng vui lòng khách.
2- Hát ca trù hay còn gọi là hát cô đầu, khi biểu diễn chỉ có một cô đào vừa gõ sênh vừa hát một làn điệu gọi là ca trù và một nhạc công đánh đàn tam, một người kéo nhị hoặc hồ, bên ngoài có một người cầm chầu, tức là người đánh trống chầu giữ nhịp, hết một câu lại gõ tom, chát. Người đánh trống chầu thường là các vị chức dịch trong các làng xã. Những cô đào tài hoa có thể vừa kéo nhị, vừa gõ sênh vừa hát, không cần nhạc công.
3- Hát đúm hình thành do những người đi cấy, đi cày, làm cỏ đồng, những cô cắt cỏ bên sông với những anh lái đò dọc, rồi trở thành trò vui trong các ngày hội làng mùa xuân, mùa thu. Ví dụ:
Lời anh lái đò dọc:
Hỡi cô cắt cỏ bên sông,
Có muốn lấy chồng thì xuống với anh.
Lời cô cắt cỏ:
Anh ơi ghé mũi lại đây,
Để em xắn váy bước vào mũi anh.
Ngày nay người ta còn ghi được một số câu hát đúm, lời thơ mộc mạc, chất phác nhưng cũng rất ý nhị, sâu sắc, để từ đó ra đời những câu ca dao bất hủ cùng năm tháng. Quá trình hát đối đáp, người ta có thể lấy các tích trong truyện cổ, truyện nôm, ca dao, rồi sáng tác một vài câu cho phù hợp với hoàn cảnh và tình cảm của từng người, từng bên. Khi hát người ta chia làm hai phe, nam một bên, nữ một bên, mỗi phe 5 - 10 người, kể cả người xui hát, đứng cách xa nhau chừng 20 - 30 m như ở hai bên sân đình, hồ đình hoặc hai bên bờ sông hẹp để có một khoảng cách cần thiết, nhưng cũng không xa quá để khi hát có thể nghe rõ, nếu ban ngày có thể nhìn rõ mặt nhau. Khi hát con trai thường hát trước.
4- Hát trống Quân là một cách hát theo nhịp một loại trống đặc biệt, lời theo thể thơ lục bát. Theo truyền thuyết hát trống quân có từ thời Hai Bà Trưng và tồn tại đến nay. Trống được tạo ra trên một mảnh đất bằng phẳng, người ta đào một cái hố sâu rộng chừng 50 cm, kiểu hàm ếch, trên đặt một mâm gỗ, tương tự như một mặt trống; đóng một cọc cách hố chừng 15 m, chăng một dây thừng qua mặt mâm đến đầu cọc. Khi hát, người ta lấy một đoạn tre dài khoảng 40 cm, đánh lên đoạn dây trên mặt mâm, theo nhịp hát, tạo ra một âm thanh trầm ấm đặc biệt. Có thể thay mâm gỗ và dây thừng bằng mâm thau và dây thép nhưng âm thanh không trầm ấm như mâm gỗ, thứ âm thanh gợi nhớ về một quá khứ xa xăm của dân tộc. Hát trống quân cũng như hát đúm, chia làm nhiều nhóm, nhiều lứa tuổi khác nhau; nam một bên, nữ một bên; người ta thường đứng cách nhau 20 - 30m, thường hát hai bên hồ hay bên sông, hát trống quân thường diễn ra vào mùa thu, giữa tuần trăng sáng, từ chập tối đến nửa đêm.
5- Múa rối nước là một loại hình múa rối, sân khấu đặt trên mặt nước, người ta điều khiến con rối ngầm dưới nước, tạo nên sự bất ngờ và sinh động, đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam. Hải Dương có hai phường trò rối nước nổi tiếng là Bồ Dương (Ninh Giang) và An Liệt ( Thanh Hà).
6- Đi cầu kiều hay còn gọi là cầu thùm. Người ta chọn một cấy tre dài và thẳng, đặt gốc ở bờ, cách mặt nước chừng 1 m; đóng hai cọc ở ao hay hồ cách bờ 6 - 7 m, buộc dây vào ngọn tre ở tư thế thăng bằng, trên cọc có một cờ nhỏ. Ai đi hết cầu, giật được lá cờ thì thắng cuộc. Nhiều người chỉ đi được một đoạn cầu đã rơi xuống nước, cũng vì thế mà gọi là cầu thùm. Trò vui đi cầu thùm nay vẫn còn nhưng không phổ biến như xưa.
7- Bơi trải là trò vui khá phổ biến ở vùng sông nước Hải Dương, bắt nguồn từ truyền thống thuỷ chiến xa xưa. Ở đền Quát (Gia Lộc) và Chùa Hào Xá ( Thanh Hà) bơi trải không chỉ là một trò vui mà như một nghi thức tế Thành hoàng. Thuyền bơi trải có thể đan bằng tre hoặc đóng bằng gỗ, kiểu thon dài, mũi nhọn, lướt sóng nhẹ nhàng, dài 8 - 9 m, mỗi thuyền có từ 14 - 18 người, trong đó có một người cầm lái, một người gõ mõ cầm nhịp, mặc áo dài, thắt lưng đỏ, còn lại là những tay chèo, đóng khố, cởi trần. Khi thi người ta có thể cho từ 3 - 6 trải bơi cùng một lúc, nếu nhiều hơn phải chia làm nhiều đội đấu loại trước khi vào chung kết.
8- Cờ người cũng là cờ tướng, bắt nguồn từ Trung Quốc, chỉ khác cờ tướng ở chỗ, quân cờ đóng bằng nam nữ chưa vợ, chưa chồng. Nam một bên, nữ một bên. Đóng tướng, sĩ phải là người có nhan sắc. Tướng trang phục như võ tướng, có hai lá cờ đuôi nheo cắm sau lưng rất oai vệ; sĩ đóng vai quan văn, đội mũ cánh chuồn chững chạc. Quân bên nữ mạc áo dài đỏ, chít khăn, thắt lưng xanh, đi hài thêu, môi son, má phấn. Nam mặc áo dài trắng, áo the ngoài, thắt lưng, chít khăn khác mầu bên nữ. Tướng ngồi ghế tựa, quân ngồi ghế đẩu; mỗi người cầm một biển gỗ, sơn son thiếp vàng, viết tên quân cờ hai mặt, có cán chừng một mét. Khi vào chơi cờ các đấu thủ phải qua khảo trịch. Khi đánh, hai đấu thủ vẫn đi trên bàn cờ thông thường; đi quân nào, có thừa sai phất cờ, dóng trống để quân đi đúng vị trí. Quân bị triệt, phải ra ngoài. Như vậy, người đi xem không chỉ xem đánh cờ mà còn được xem những người đóng quân cờ.
9- Cờ Bỏi cũng là một hình thức đánh cờ người, nhưng quân không phải bằng người mà chỉ bằng những thẻ gỗ sơn son thiếp vàng, có cán dài chừng 1 m, viết tên quân cờ hai mặt, cắm vào các ô đã định sẵn trên sân. Người đánh phải tự nhấc quân mà đi, trước khi đi phải có hiệu lệnh bằng trống bỏi. Cờ bỏi là một hình thức mở rộng bàn cờ để nhiều người được xem trong ngày hội.
10- Tổ tôm điếm cũng như tổ tôm thường, chỉ khác là mỗi người đánh ngồi một điếm, 5 người ngồi ở 5 điếm cách nhau vài ba mét, trên một đường tròn, tuỳ theo sân rộng hay hẹp mà đặt các điếm cho phù hợp với không gian. Mỗi điếm có một giá cắm bài. Giữa sân có một điếm để chia bài, có giá để bài nọc. Những nơi có điều kiện có thể che rạp cả sân để tránh mưa nắng. Đánh bài có trống và thanh la làm hiệu, có người chạy bài giữa các điếm. Khi ăn bài hoặc dậy khàn, dậy thiên khai, hoặc ù đều có hiệu trống riêng, ví dụ: Ăn bài thì đánh một tiếng trống, phỗng thì đánh hai tiếng, dậy thiên khai đánh 4 tiếng, ù thì đánh liền một hồi, không ăn thì đánh một tiếng thanh la, khi còn lưỡng lự, suy nghĩ thì đánh một tiếng tùng, một tiếng cắc. Đánh sai hiệu lệnh thì không những không được ăn mà còn bị phạt.
11- Đáo đĩa. Đánh đáo là một trò chơi phổ biến của trẻ em nam và có nhiều cách đánh khác nhau, nhưng chỉ có đáo đĩa là thu hút nhiều người trong ngày hội. Khi đánh người ta cắm ba bốn cộ tre xuống hồ, ao hay sông cách bờ ba bốn mét, cũng có khi đặt trên sân. Trên cọc đặt một cái nia, giữa nia để một cái đĩa cỡ 12 cm. Người chơi gọi là con, người đứng ra tổ chức gọi là cái. Người chơi cầm đồng xu cả vào đĩa, đồng xu nằm trong đĩa thì được thường gấp bao nhiêu lần tuỳ quy ước của cái, khoảng cách xa hay gần, đồng nào bật ra ngoài nia thì cái thu, đồng nào văng ra ngoài nia thì người chơi được nhận lại.
12- Đánh mãng. Nếu đánh đáo là trò chơi của con trai thì đánh mãng chủ yếu của con gái. Trò này phổ biến ở phía Bắc Thanh Hà. Khi đánh các em vạch hai vạch thẳng trên sân phẳng, cách nhau khoảng 4 m, vạch trên đặt đứng hai nửa viên gạch lục theo đường vạch, cách nhau chừng 1,5 m. Mỗi lần có hai người chơi, mỗi người phải tự ghè một viên mãng bằng mảnh ngói mũi, đường kính khoảng 7 cm. Khi chơi hai người đứng ở dưới vạch dưới. Động tác thứ nhất, cả hòn mãng vào hòn gạch, nếu đúng là được. Động tác thứ hai, đứng một chân, chân còn lại co lên, đặt hòn mãng trên đầu gối, nhấy lên 3 bước, tay hất hòn mãng xuống hòn gạch, nếu đúng là được. Động tác thứ ba, quặp hòn mãng vào khe ngón chân cái, ngẩy ba bước, văng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL (175).doc