MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 01
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ XÚC
TIẾN XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 03
I. Xúc tiến thương mại 03
1. Khái niệm và nội dung của xúc tiến thương mại 03
2. Xúc tiến xuất khẩu, một bộ phận của xúc tiến thương mại 03
3. Vai trò của xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu 05
II. Các nhân tố tác động đến hoạt động xúc tién thương mại
nói chung và xúc tiến xuất khẩu nói riêng 09
1. Các nhân tố trong nước 09
2. Các nhân tố bên ngoài 13
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU NÓI RIÊNG CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 17
I. Quá trình hình thành Cục Xúc tiến thương mại-Cơ quan quản
lý các hoạt động XTTM và XTXK của Việt Nam 17
1. Những chuyển biến về nhận thức trong công tác xúc tiến thương
mại và xúc tiến xuất khẩu những năm qua ở Việt Nam 17
2. Vị trí và nhiệm vụ của Cục Xúc tiến thương mại 20
II. Tình hình xúc tiến thương mại nói chung và đặc biệt xúc tiến
xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2001 21
1. Các thống kê về hoạt động ngoại thương nói chung và đặc biệt hoạt
động xuất khẩu nói riêng của Việt Nam trong thời gian qua 21
2. Các chính sách mới ban hành của Chính Phủ đối với hoạt động
xúc tiến thương mại nói chung và xúc tiến xuất khẩu nói riêng 26
3. Hoạt động xúc tiến thương mại nói chung và xúc tiến xuất khẩu
nói riêng của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua 29
a. Trước khi thành lập Cục xúc tiến thương mại 29
b. Sau khi Cục xúc tiến thương mại được thành lập 43
4. Đánh giá hoạt động XTTM nói chung và XTXK nói riêng 50
a. Đánh giá chung 50
b. Nguyên nhân của những yếu kém và bất cập trong công tác xúc
tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu hiện nay 53
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU NÓI RIÊNG Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 56
I. Mục tiêu và phương hướng phát triển ngoại thương của Việt
Nam từ nay đến năm 2010 56
1. Các cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế nước ta trong quá
trình phát triển 56
2. Mục tiêu và phương hướng phát triển XNK của nước ta trong thời
kỳ tới 58
3. Định hướng công tác xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu
đến năm 2010 61
II. Các giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nói chung
và xúc tiến xuất khẩu nói riêng của Việt Nam đến năm 2010 65
1. Giải pháp về chính sách Nhà nước 65
2. Giải pháp ở góc độ doanh nghiệp 70
KIẾN NGHỊ-ĐỀ XUẤT 80
KẾT LUẬN 84
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2201 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu hoạt động xúc tiến thương mại nói chung và đặc biệt xúc tiến xuất khẩu nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lãm ở nước ngoài năm 1999 đã diễn ra khá rầm rộ.
Hội chợ, triển lãm trong nước:
Trong năm 1999 các đơn vị trong nước đã tổ chức trên 100 hội chợ thương mại quốc tế, hội chợ chuyên ngành và hội chợ thương mại của địa phương.
Hội chợ thương mại hoặc chuyên ngành mang tính quốc tế:
Hội chợ chủ yếu diễn ra ở các thành phố lớn như Hà nội, t/p Hồ Chí Minh, một số được tổ chức ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và một số ít tỉnh đồng bằng ở cả hai miền Nam, Bắc. Các hội chợ này thường có quy mô lớn, thu hút được sự tham gia khá đông đảo của các doanh nghiệp trong nước và một số doanh nghiệp nước ngoài và thường do các doanh nghiệp chuyên doanh hội chợ thực hiện trực tiếp hoặc với sự bảo trợ của các cơ quan nhà nước và sự tài trợ hoặc hợp tác của đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài thường chiếm khoảng 10-15% số gian hàng (một số hội chợ tổ chức ở Hà Nội, t/p Hồ Chí Minh tỷ lệ này cao hơn). Những hội chợ này đã tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt nam giới thiệu những sản phẩm mới, có chất lượng cao với các các khách hàng trong và ngoài nước, góp phần mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Những cuộc hội thảo, toạ đàm tổ chức trong khuôn khổ các hội chợ, triển lãm đã giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được thị hiếu, yêu cầu của người tiêu dùng, bạn hàng, những công nghệ, kĩ thuật mới có thể đưa vào sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Một vài địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ đã rất thành công trong việc tổ chức một số hội chợ quốc tế, thực sự là một dịp để các doanh nghiệp trong và ngoài nước khuếch trương sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng và đối tác. Tuy nhiên nhìn từ góc độ xúc tiến xuất khẩu sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài nhất là các doanh nghiệp đang tìm kiếm nhà cung cấp còn nhiều hạn chế mặc dù các công ty tổ chức hội chợ của ta đã rất cố gắng trong khâu này. Nguyên nhân của tình hình trên là công tác công tác tiếp thị, thông tin, tuyên truyền về hội chợ còn chưa tốt, các hội chợ được tổ chức quá dày, chủ đề ôm đồm, trùng lặp , thiếu chiều sâu (kể cả một số hội chợ chuyên ngành), các đơn vị tổ chức nhiều khi còn nặng về lấy hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình làm mục tiêu hàng đầu, chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hội chợ chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp tham gia. Sự cạnh tranh giữa các đơn vị tổ chức dẫn đến sự phân tán số doanh nghiệp tham dự, làm giảm hiệu quả của hội chợ. Một số hội chợ chịu sự chi phối hoặc can thiệp quá sâu của các công ty hội chợ triển lãm nước ngoài mặc dù chỉ với danh nghĩa là đơn vị “phối hợp tổ chức”. Về phía mình đôi khi các doanh nghiệp tham gia thiếu sự chủ động và chuẩn bị chu đáo, tham gia vì được “yêu cầu” chứ không phải xuất phát từ kế hoạch kinh doanh, khuyếch trương sản phẩm của đơn vị mình.
Hội chợ thương mại toàn quốc hoặc địa phương:
Hội chợ loại này được tổ chức ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, chủ yếu nhằm mục đích khuyếch trương thành quả kinh tế của tỉnh, thành phố mình, thúc đẩy trao đổi buôn bán và hợp tác với địa phương khác trong nước. Một số hội chợ toàn quốc có chiều sâu như Hội chợ Hàng Việt nam Chất lượng cao, Hội chợ thời trang... được dư luận đánh giá khá tốt. Tuy nhiên cũng như hội chợ mang tính quốc tế, có không ít trường hợp các hội chợ trong nước được tổ chức mà thiếu sự chuẩn bị chu đáo, nặng về số lần hội chợ được tổ chức và số lượng các đơn vị tham gia, thiếu chiều sâu, thậm chí bị khách tham quan đánh giá là nhàm chán.
Tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài:
Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại ở các thị trường ngoài nước, các doanh nghiệp ngày càng tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm tổ chức ở nước ngoài nhất là các thị trường quan trọng như: EU, Mỹ, Nhật, Trung Đông, ASEAN... Năm 1999 các doanh nghiệp chuyên doanh hội chợ, triển lãm đăng kí tổ chức đoàn đi 56 hội chợ, triển lãm ở nước ngoài. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã chủ động tìm kiếm, liên hệ và tự mình tham gia vào các hội chợ quốc tế ở nước ngoài. Các hoạt động này đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo lập và nâng cao uy tín cuả các sản phẩm “made in Vietnam” trên các thị trường quốc tế. Các tổ chức xúc tiến thương mại đã quan tâm đàm phán, giao dịch với các đối tác nước ngoài để dành được một số ưu đãi cho các doanh nghiệp Việt nam tham gia hội chợ (miễn, giảm giá thuê gian hàng, giá dịch vụ...). Đây là một yếu tố rất quan trọng trong điều kiện các doanh nghiệp của ta, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn nhiều khó khăn về kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại. Thông qua hoặc kết hợp trong các kì hội chợ các doanh nghiệp đã có dịp tiếp xúc trực tiếp với bạn hàng, tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của khách hàng. Cũng thông qua hội chợ nhiều hợp đồng xuất khẩu đã được kí kết, nhiều đối tác kinh doanh, đầu tư nước ngoài đã được xác định. Tuy nhiên có một số vấn đề cần lưu ý trong việc tham gia các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài:
-Hội chợ, triển lãm ở nước ngoài có nhiều, đa ngành có, chuyên ngành có nhưng việc tham gia thường rất tốn kém. Trong điều kiện các doanh nghiệp của ta đang có rất nhiều khó khăn về mặt tài chính, tham gia hội chợ, triển lãm nào cần có sự lựa chọn, tính toán hiệu quả kĩ lưỡng. Cách thức tham gia thế nào cũng là yếu tố cần phải cân nhắc. Những việc này thuộc quyền quyết định của mỗi một doanh nghiệp tham gia nhưng vai trò định hướng, hỗ trợ của các tổ chức xúc tiến thương mại kể cả các doanh nghiệp chuyên doanh hội chợ, các hiệp hội ngành hàng rất quan trọng. Nếu công tác nghiên cứu thị trường làm không tốt, không nắm bắt được nhu cầu của thị trường nước sở tại, nắm không chắc chủ đề hội chợ, đối tượng hoặc điều kiện tham gia sẽ dẫn đến tham gia không có hiệu quả mà chi phí rất tốn kém.
-Một số doanh nghiệp chuyên doanh tổ chức hội chợ thu phí quá cao, nhiều khi bất hợp lí, làm số doanh nghiệp có khả năng tham gia bị hạn chế. Từ đó nhiều doanh nghiệp tách ra tham gia hội chợ một cách đơn lẻ dẫn đến việc gian hàng bố trí rời rạc, không tạo ấn tượng mạnh đối với khách thăm quan.
-Nghiệp vụ tham gia hội chợ ở một số doanh nghiệp còn hạn chế. Có những doanh nghiệp coi doanh thu bán hàng mẫu tại chỗ là thước đo chính của sự thành công khi tham gia một hội chợ. Một số khác thiếu sự chuẩn bị kĩ lưỡng, đến hội chợ thường bị động, cách trình bày, bố trí gian hàng thiếu khoa học. Có doanh nghiệp chỉ chủ động đi mời chào, kết hợp tìm hiểu về đối tác, bạn hàng và cả đối thủ, sản phẩm cạnh tranh. Xúc tiến sau hội chợ còn ít được các doanh nghiệp quan tâm.
Về mặt quản lí nhà nước sau khi ban hành Nghị định 32, việc cấp phép tổ chức hội chợ tại địa phương được giao cho các địa phương trực tiếp thực hiện, Bộ Thương mại chỉ chịu trách nhiệm duyệt kế hoạch cho các doanh nghiệp chuyên doanh hội chợ triển lãm tổ chức cho các doanh nghiệp Việt nam tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế tổ chức ở nước ngoài. Bên cạnh những mặt được đã nêu ở trên việc thực hiện Nghị định 32 cho đến nay cũng cho thấy một số bất cập trong hoạt động hội chợ, triển lãm cần được xem xét, xử lí:
Nghị định ban hành đã 8 tháng nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn và giải thích của các ngành liên quan làm cho việc thực hiện gặp nhiều khó khăn. Thậm chí đến nay một số ngành ở trung ương còn có quan điểm khác nhau về những nội dung của công tác quảng cáo thương mại, làm cho việc ban hành các văn bản hướng dẫn hiện vẫn mới chỉ ở trong khâu dự thảo.
Có tình trạng cạnh tranh giữa các địa phương, nơi nào cũng muốn tổ chức hội chợ. Giữa các đơn vị tổ chức hội chợ của địa phương với các đơn vị tổ chức hội chợ ở trung ương và các đơn vị khác cũng có sự cạnh tranh, dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử, gây khó dễ trong việc cấp phép tổ chức cho các đơn vị không phải của tỉnh, thành phố mình.
Chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực hội chợ, triển lãm làm chưa tốt. Có hiện tượng đơn vị thậm chí cá nhân không có chức năng kinh doanh hội chợ, triển lãm mượn danh nghĩa của các đơn vị chuyên doanh để đứng ra tổ chức hội chợ để tư lợi nhưng cơ quan quản lí nhà nước tại địa phương chậm phát hiện và chậm có biện pháp xử lí.
Việc tổng kết, báo cáo kế hoạch và kết quả thực hiện công tác hội chợ, triển lãm thương mại của các địa phương còn chưa có nề nếp và làm còn chậm.
Công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường:
Năm 1999 công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Riêng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức trên 20 đoàn với gần 500 lượt thương nhân tham gia đi nghiên cứu thị trường nước ngoài. T/p Hồ Chí Minh đã tổ chức được 18 đoàn với 220 thương nhân tham gia, chưa kể số đi lẻ. Ban Xúc tiến Thương mại tuy mới chính thức đi vào hoạt động chưa đầy một năm cũng đã đưa hơn 60 lượt thương nhân đi khảo sát, nghiên cứu thị trường. Những thị trường được quan tâm nhiều là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Đông, Australia, Newzealand, Canada. Nhiều tổ chức xúc tiến mới thành lập, khả năng đi các thị trường xa còn hạn chế đã biết tập trung sức vào những thị trường gần nhưng có nhiều tiềm năng như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Bên cạnh những chuyến đi mang tính nghiên cứu, các doanh nghiệp của chúng ta còn tham gia nhiều diễn đàn, hội thảo, tọa đàm quốc tế. Vấn đề cần đặt ra ở khâu này là việc lựa chọn, xây dựng chuyến đi sao cho khoa học, có hiệu quả. Khảo sát của ICT/Ban Xúc tiến Thương mại cho thấy việc tổ chức các chuyến khảo sát của các doanh nghiệp hỗ trợ xuất khẩu còn lúng túng, thiếu bài bản. Sự tham gia của không ít doanh nghiệp vào các đoàn khảo sát, tìm kiếm thị trường chưa đạt hiệu quả vì các doanh nghiệp này thiếu sự chuẩn bị thích hợp và chưa biết cách tận dụng các cơ hội này một cách tốt nhất. Việc cử người tham gia các chuyến đi khảo sát, tiếp thị cũng như đi dự hội chợ ở nước ngoài đôi khi không xuất phát từ yêu cầu của công việc, có trường hợp để cho kẻ xấu lợi dụng để phạm pháp. Trình độ giao tiếp kinh doanh kể cả vốn ngoại ngữ của nhiều nhà kinh doanh còn yếu.
Công tác thu thập và cung cấp thông tin:
Trong nền kinh tế có sự cạnh tranh, thông tin giữ một vai trò vô cùng quan trọng, đôi khi mang tính quyết định. Việc giới thiệu thông tin thị trường, cơ hội kinh doanh được triển khai và duy trì trên tất cả các báo, tạp chí, bản tin của Bộ Thương mại, của các ngành và hầu hết các địa phương trong cả nước. Nhiều cuộc tọa đàm, giới thiệu về thị trường nhất là các thị trường lớn, thị trường mới đã được tổ chức. Không ít các ấn phẩm, tài liệu về thị trường, sản phẩm đã được phát hành. Thông tin trên mạng ngày càng trở nên phổ biến với chất lượng kĩ thuật ngày càng cao, đề tài ngày càng thêm phong phú. Nhiều doanh nghiệp thông qua những thông tin thu thập được đã tìm được bạn hàng, kí được hợp đồng. Tuy nhiên tình trạng thiếu thông tin không phải chỉ có ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn xảy ra ở cả các doanh nghiệp lớn của nhà nước. Mặt khác trong lĩnh vực này còn một số vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, xử lí:
Thông tin do các tổ chức xúc tiến thương mại cung cấp còn dàn trải, thiếu tính hệ thống. Giữa các tổ chức này thiếu sự điều phối, hợp tác, phân công hợp lí, mạnh ai nấy làm dẫn đến tình trạng nhiều thông tin trùng lặp, chi phí tốn kém mà hiệu quả lại thấp trong khi có những mảng thông tin nhất là thông tin đã qua xử lí, thông tin chuyên sâu lại rất thiếu.
Chất lượng thông tin được cung cấp còn thấp, nhiều thông tin thu thập được ở nhiều doanh nghiệp còn nhiều khiếm khuyết.
Vẫn tồn tại quan điểm cho rằng doanh nghiệp chỉ là nơi tiếp nhận thông tin chứ không phải là nơi cung cấp thông tin. Xuất phát từ cách nhìn nhận như vậy nên doanh nghiệp chỉ quan tâm đòi hỏi thông tin trong khi các tài liệu xúc tiến của chính doanh nghiệp như catalô giới thiệu sản phẩm, bảng báo giá, chào hàng nội dung không đầy đủ, trình bày thiếu tính chuyên nghiệp. Thực ra doanh nghiệp không chỉ là nơi thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng mà còn là nơi cung cấp thông tin cho khách hàng. Thông tin càng đầy đủ, càng chính xác thì càng có nhiều cơ hội bán được hàng.
Các Đại diện thương mại Việt nam ở nước ngoài (Thương vụ) giữ một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa biết tận dụng nguồn thông tin này.
Công tác tư vấn kinh doanh:
Hiện nay ở nước ta số doanh nghiệp vừa và nhỏ kể cả nhà nước lẫn tư nhân đang ngày càng tăng về số lượng. Đặc điểm của các doanh nghiệp này là rất năng động, thu hút được nhiều lao động nhưng khả năng tài chính hạn hẹp, năng lực cán bộ còn yếu về nhiều mặt, khả năng vươn xa, tiếp cận thị trường rất hạn chế. Những doanh nghiệp này rất cần được hỗ trợ, tư vấn đặc biệt về kinh doanh xuất nhập khẩu. Mạng lưới các tổ chức tham gia của doanh nghiệp do vậy đã thu hút được hơn 200 học viên từ nhiều địa phương tham gia. Đối tượng tham gia các khoá học do Ban Xúc tiến Thương mại và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tổ chức chủ yếu đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra còn một số khoá học khác do các tổ chức xúc tiến thương mại địa phương tổ chức và thực hiện. Những khoá học nói trên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các doanh nghiệp trong quá trình phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nói riêng và năng lực cạnh tranh nói chung và tham gia vào kinh tế khu vực và thế giới. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cả ở phía tổ chức lẫn ở phía tham gia (các doanh nghiệp) nhưng công tác đào tạo vẫn còn một số mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình. Đó là:
Nội dung đào tạo thiếu tính hệ thống, mang tính bốc thuốc, mới chỉ được đặt trong bối cảnh của một số ít doanh nghiệp, chưa xuất phát từ nhu cầu và định hướng chung của nền kinh tế.
Các hoạt động sau đào tạo nhằm mục đích kiểm tra tính thực tiễn, mức độ tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn của những người được đào tạo và đơn vị sử dụng họ ít được quan tâm.
Việc lựa chọn học viên đôi khi không đúng với yêu cầu làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo cũng như việc ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc.
Sau khi Cục Xúc tiến Thương mại được thành lập
Tình hình chung về XTTM và XTXK kể từ khi thành lập Cục XTTM
Quản lý vĩ mô của Chính phủ: Chính phủ và các Bộ đã ra định hướng và nhiều quyết sách cụ thể nhằm khuyến khích xuất khẩu như Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về điều hành XNK hàng hoá thời kỳ 2001-2005, Nghị quyết 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 về việc bổ sung một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001, Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Quyết định 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2002, Thông tư 61/2001/TT-BTC ngày 1/8/2001 hướng dẫn chi hỗ trợ cho hoạt động phát triển thị trường, đẩy mạnh XTTM, Thông tư 62/2001/TT-BTC ngày 8/1/2001 hướng dẫn chi hoa hồng trong giao dịch môi giới xuất khẩu v.v.
Hình thành mạng lưới các tổ chức XTTM: bao gồm Cục XTTM, Trung tâm XTTM địa phương, các hiệp hội ngành hàng. Trên 35 tỉnh, thành phố đã thành lập trung tâm XTTM, các địa phương khác có phòng chuyên trách thuộc Sở TM, gần 60 hiệp hội ngành hàng đã đăng ký hoạt động, trong đó có một số hiệp hội hoạt động rất tích cực như Hiệp hội thuỷ sản, dệt may, cà phê v.v.
Hỗ trợ hầu hết các doanh nghiệp XTTM và phát triển xuất khẩu: đây là mảng công việc mà hầu hết các tổ chức XTTM triển khai khá tốt, được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao, góp phần khuyếch trương sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới cũng như trực tiếp giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, hợp tác đầu tư và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Các hoạt động được các tổ chức XTTM thường xuyên triển khai bao gồm:
+ Tổ chức tư vấn và cung cấp cho các doanh nghiệp VN thông tin thị trường, giới thiệu đối tác, bạn hàng, cơ hội kinh doanh thường kỳ.
+ Tổ chức đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo, phát hành sách báo, tài liệu nâng cao kỹ năng XTTM và kiến thức về thị trường, pháp lý, rào cản thương mại, tập quán tiêu dùng, kênh phân phối hàng, marketing xuất khẩu v.v. cho các doanh nghiệp.
+ Tổ chức triển lãm hội chợ trong và ngoài nước (trong nước khoảng 180 cuộc/năm, ngoài nước khoảng 80 cuộc/năm), tổ chức các đoàn DNVN khảo sát thị trường nước ngoài và mời khách hàng nước ngoài khảo sát các doanh nghiệp VN
+ Bước đầu hỗ trợ DNVN áp dụng thương mại điện tử vào các giao dịch kinh doanh, giới thiệu sản phẩm.
Các lợi ích tài chính mà doanh nghiệp được hưởng: chưa nhiều, chủ yếu thông qua 05 đoàn liên Bộ, ngành khảo sát thị trường trọng điểm (được hỗ trợ 50% vé máy bay, riêng châu Phi là 100%) và qua việc thực hiện Thông tư 61/2001/TT-BTC.
Hoạt động của Cục XTTM từ khi thành lập đến nay
Kể từ khi thành lập cho đến nay, Cục XTTM đã từng bước phát huy vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực XTTM và đã đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống XTTM của cả nước. Cụ thể kể từ năm 2001 đến nay, Cục XTTM đã đạt được một số kết quả như sau:
Nghiên cứu, xây dựng chính sách, biện pháp, kế hoạch XTTM
Với vai trò là cơ quan đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý nhà nước về XTTM, Cục XTTM đã tích cực tham gia nghiên cứu và đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách, biện pháp và kế hoạch XTTM như tham gia rà soát đề xuất sửa đổi Luật Thương mại và tham gia vào soạn thảo Luật Cạnh tranh và Chống độc quyền và đóng góp ý kiến vào một số chính sách văn bản quản lý Nhà nước liên quan đến hoạt đông XTTM. Ngoài ra, 06 đề án nghiên cứu nhằm đẩy mạnh công tác XTTM và hoạt động xuất khẩu của VN như: đề án “Đổi mới và hoàn thiện quản lý Nhà nước về công tác XTTM”, “Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của VN”, “Nghiên cứu kế hoạch XTTM cho ngành giầy dép và thuỷ sản”... cũng được triển khai.
Nhằm tạo hành lang pháp lý và cơ chế hỗ trợ DN đẩy mạnh hoạt động XTTM theo hướng tập trung các nguồn lực cho một số chương trình XTTM mở rộng thị trường trọng điểm và hỗ trợ một phần chi phí XTTM cho doanh nghiệp.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Thương mại, Cục đã xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại-đầu tư-du lịch tại thị trường Hoa Kỳ 2002-2003, Chương trình XTTM có mục tiêu để đẩy mạnh xuất khẩu.
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao năng lực hoạt động XTTM của Việt Nam, Cục đã phối hợp với chuyên gia trong nước và quốc tế tiến hành khảo sát, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị về hoạt động đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, tiến hành đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.
Xây dựng và phát triển hệ thống các tổ chức XTTM của VN
Một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động XTTM trong thời gian dài là việc xây dựng và phát triển có hệ thống tổ chức XTTM. Nhận thức được điều này, Cục XTTM đã từng bước hỗ trợ Sở Thương mại các tỉnh trong công tác XTTM, thành lập và vận hành các trung tâm XTTM địa phương, từng bước hình thành hệ thống mạng lưới XTTM tại VN. Hệ thống này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các DN tại địa phương trong hoạt động XTTM. Đến nay đã có trên 20 tỉnh và thành phố trực thuộc TƯ đã thành lập tổ chức XTTM.
Cục XTTM đang triển khai việc thành lập ba Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh; xây dựng thư viện thông tin thương mại tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; thành lập Trung tâm phát triển sản phẩm (nghiên cứu mẫu mã mới, vật liệu mới, bao bì, nhãn mác sản phẩm); và chuẩn bị thành lập 03 Trung tâm giới thiệu sản phẩm VN tại Hoa Kỳ, Nga, Dubai. Các trung tâm này, cùng với mạng lưới các Sở Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, các Hiệp hội ngành hàng sẽ hình thành một mạng lưới thu thập thông tin, xử lý thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp, giới thiệu đối tác và các hoạt động XTTM khác mang tính hiệu quả và thực tiễn cao.
Cung cấp thông tin, biên tập và phát hành ấn phẩm
Hoạt động XTTM chỉ thực sự có hiệu quả khi chúng ta có đầy đủ thông tin về thương mại có giá trị cao và sát với thực tế. Để cung cấp các thông tin này trên diện rộng, Cục XTTM đã tổ chức cung cấp cho các doanh nghiệp VN thông tin thị trường, giới thiệu đối tác, bạn hàng, cơ hội kinh doanh thường kỳ qua các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Thương mại, Bản tin thị trường, trang Web của Cục XTTM (www.vietrade.gov.vn) và qua mạng lưới của các Sở Thương mại. Với những thông tin cụ thể và chi tiết hơn, Cục XTTM đã trực tiếp tư vấn và cung cấp thông tin trực tiếp cho hàng trăm doanh nghiệp về công tác XTXK và TM, cơ hội kinh doanh, đối tác tiềm năng... Ngoài ra Cục XTTM cũng đang chuẩn bị xây dựng Thư viện và bộ phận thông tin tư liệu phục vụ các DN trong và ngoài nước.
Về công tác biên tập phát hành: đến nay Cục đã biên soạn và phát hành trên 25 đầu sách nhằm tuyên truyền, quảng bá sản phẩm của VN ra nước ngoài và giới thiệu môi trường, cơ hội kinh doanh của VN cho các nhà kinh doanh nước ngoài, cũng như cung cấp thông tin thị trường cho các DNVN. Việc phổ biến các thông tin về VN bước đầu được tiến hành một cách có hệ thống và thường kỳ, tới hệ thống các thương vụ VN ở nước ngoài, các đại diện kinh tế của nước ngoài tại Việt Nam, và các tổ chức XTTM, các hiệp hội ngành hàng quốc tế. Các DN VN cũng có cơ hội nắm bắt được các thông tin tổng quát về môi trường pháp lý, quy định hải quan, qui chế kiểm tra chất lượng, chính sách bảo hộ, đặc điểm thị trường v.v. của nước ngoài thông qua các ấn phẩm trên.
ứng dụng và phát triển thương mại điện tử
Cùng với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh (thương mại điện tử), đơn vị đã xây dựng trang Web về XTTM (www.vietrade.gov.vn) nhằm giới thiệu và cung cấp các thông tin về thị trường, bạn hàng, qui định luật pháp cho các DN trong và ngoài nước. Hiện đã giới thiệu trên một nghìn DN VN trên trang Web này. Trang web www.vietrade.gov.vn hiện đang được nâng cấp và gắn liền với việc xây dựng hệ thống xử lý thông tin XTTM, cho phép doanh nghiệp trong và ngoài nước cập nhật các thông tin và tiến hành giao dịch kinh doanh với nhiều thuận lợi hơn.
Với sự phối hợp và hợp tác của Nhật, Cục XTTM đã triển khai đề án Chợ ảo-Virtual Mall/ giao dịch trực tuyến giữa các DNVN và Nhật Bản, lựa chọn được hàng chục DNVN tham gia đề án này. Ngoài ra, hơn 100 DNVN cũng được giới thiệu trên trang Web của Trung tâm XTTM Nhật Bản-ASEAN (AJC) tại Nhật.
Để học hỏi kinh nghiệm cũng như huy động các nguồn tài trợ nước ngoài,
Cục XTTM đã xây dựng các mối quan hệ hợp tác phối hợp với các tổ chức quốc tế như Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Bộ Kinh tế-Thương mại-Công nghiệp Nhật Bản, JETRO ... trong lĩnh vực phát triển thương mại điện tử và tổ chức các cuộc hội thảo, đào tạo về thương mại điện tử. Trong số các hoạt động này, đáng kể nhất là việc Cục đã xây dựng kế hoạch các hoạt động thương mại điện tử đến hết tháng 6/2002 và dài hạn (đến 2005) để phối hợp với Trung tâm Thương mại quốc tế ITC xem xét và triển khai các hoạt động ưu tiên.
Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực XTTM và tổ chức hội nghị, hội thảo cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức.
Hiệu quả của hoạt động XTTM phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trình độ và kinh nghiệm của các nhân viên XTTM. Chính vì vậy, Cục XTTM đã tổ chức các lớp tập huấn về XTTM tại một số địa phương cho khoảng hơn 600 học viên là DN và cán bộ làm công tác XTTM tại các địa phương. Các học viên làm công tác XTTM tại địa phương sau khi nắm bắt được các kiến thức tại các khoá đào tạo này, sẽ tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp tại địa phương mình. Nhìn chung, qua các hoạt động trên, năng lực của các cán bộ XTTM bước đầu đã được nâng cao và đồng thời các DN được tiếp cận với các thông tin mới nhất và thiết thực nhất.
Để phối hợp, bổ xung cho các hình thức phổ biến, 24 cuộc hội thảo, hội nghị đã được tổ chức nhằm phổ biến kiến thức nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN, cung cấp giới thiệu thông tin, kinh nghiệm, đặc điểm, qui định hải quan tại các thị trường quan trọng, kỹ thuật marketing, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thông tin thương mại, đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài, tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới... tại các thành phố lớn với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu là DN và cán bộ làm công tác XTTM tại trung ương và địa phương, cũng như cung cấp giới thiệu thông tin về môi trường qui định luật pháp của VN cho các DN nước ngoài; tổ chức các cuộc hội thảo và các Hội nghị Tham tán gặp gỡ tiếp xúc với DN 3 miền.
Tổ chức đoàn ra nghiên cứu, khảo sát, giao dịch, phát triển thị trường, tham dự các cuộc hội chợ triển lãm tại nước ngoài
Về việc tham gia hội chợ triển lãm, Cục XTTM đã tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ cho hàng trăm DN tham gia các hội chợ triển lãm ở Nhật Bản, Thái Lan, Thuỷ Điển, Thuỵ Sỹ,Trung Quốc, Đài Bắc, Lào, Cam-pu-chia, Cu Ba v.v. Đặc biệt, 04 đoàn liên Bộ và doanh nghiệp tiêu biểu khảo sát thị trường trọng điểm là Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Châu Phi đã được tổ chức rất thành công, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu; bên cạnh đó, một số hợp đồng hợp tác và thương mại trị giá hàn