Khóa luận Tìm hiểu loại hình du lịch canoeing tại Việt Nam

MỤC LỤC

ĐỀ CƯƠNG 1

A. Phần mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích đề tài 1

3. Phạm vi nghiên cứu 1

4. Phương pháp nghiên cứu 1

5. Bố cục của khoá luận 1

B. Nội dung 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN LOẠI HÌNH CANOEING 2

1. Sự hình thành và phát triển 2

2. Khái niệm và đặc điểm loại hình 2

1. Môn Rowing: 3

2. Môn canoeing: 3

3. Thuyền truyền thống: 4

4. Phân loại 5

CHƯƠNG II: CANOING VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 8

1. Phân biệt canoe trong thể thao và canoe trong du lịch 8

-> Tiểu kết 11

2. Điều kiện để phát triển hơn du lịch canoing 11

2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 12

-> Tiểu kết 13

2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 13

-> Tiểu kết 14

3. Nhân lực phục vụ 14

CHƯƠNG III. DU LỊCH CANOEING TẠI VIỆT NAM 15

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Tìm hiểu loại hình du lịch canoeing tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n. Chỉ có những vận động viên có kỹ thuật tốt mới có thể có cơ hội giành chiến thắng. 2. Môn canoeing: Có trong Olympic lần thứ 11 (năm 1936). Liên đoàn Canoeing ICF (International Canoe Federation) nằm ở Madrid - Tây Ban Nha, hiện có 113 thành viên. Đây là môn thể thao được phân chia thành các bộ môn nhỏ hơn nhiều nhất trong các môn thuyền thi đấu lại có rất nhiều cự ly thi đấu. Canoeing bao gồm các môn: 1.1. Flate Water: Bơi trên mặt nước phẳng, gồm 2 môn thi đấu: Canoe và Kagak - giành cho thuyền đơn, thuyền đôi, thuyền bốn; nam, nữ 1.2. Canoe Polo: là môn bơi thuyền chơi bóng rổ trên nước: mỗi đội gồm 7 người. Đây là môn thể thao thi đấu áp dụng luật của 2 môn: bóng rổ và bóng nước (Truyền và tấn công tính theo luật bóng nước. ném tính theo luật bóng rổ). 1.3. Canoe Slalom: Môn bơi thuyền Kagak và canoe trên sông lên vượt qua các cửa trên độ dài 250 m có 24 cửa, vận động viên phải bơi qua từng cửa tính giờ. Cũng có thuyền đơn, thuyền đôi. 1.4. Canoeing Marathon: Bơi thuyền Kagak và Canoe trên sông hoặc trên biển với độ dài mỗi ngày bơi không dưới 15 km. 1.5. Wild Canoeing: Bơi thuyền vượt thác, trên các đoạn sông hiểm trở. Các nội dung thi đấu này áp dụng cho hai loại thuyền là * Canoe: Là một loại xuồng nhẹ, hẹp và nhỏ với đầu nhọn được chèo bằng tay. * Kayak: Cũng là một loại xuồng nhẹ của người dân Eskimo. Có 03 loại hình của các giải đua canoeing quốc tế * World Championships Seniors: Giải World Championships phải được thay đổi lịch thi đấu hàng năm ( trừ năm có tổ chức Olympic) và phải được ban giám đốc liên đoàn Canoe quốc tế chấp thuận. Thời gian và địa điểm diễn ra giải phải phù hợp với các quy định của văn phòng Flatwater Racing. Giải này chỉ dành cho các liên đoàn Canoe quốc gia trực thuộc liên đoàn Canoe quốc tế. - Những năm có giải Olympic, giải Championships chỉ được tổ chức khi có ít nhất 6 liên đoàn Canoe quốc gia từ ít nhất 3 châu lục đăng ký tham dự. Những năm không tổ chức giải Olympic, giải Championships chỉ được tổ chức nếu có ít nhất 6 liên đoàn quốc gia đăng ký tham gia ở mỗi nội dung và có ít nhất 3 châu lục đăng ký tham gia giải. * Word Champion ships Juniors: Giải chỉ được tổ chức nếu có sự chấp thuận của ban giám đốc niên đoàn canoe quôc tế. Giải này tổ chức cho các liên đoàn quốc gia thành viên của liên đoàn canoes quốc tế. Giải Word Champion ships Juniors được tổ chức hai năm một lần và đượ tổ chức vào các năm khôgn tổ chức giải Seniors. Trong một nội dung thi đấu mỗi quốc gia chỉ được phép có một đội tham gia. Trong các năm có giải Olympic, giải Juniors chỉ được tổ chức khi có ít nhất là 6 đội từ ít nhất là 3 châu lục đăng ký tham gia thi đấu. Trong các năm không có giải Olympic, giải Juniors chỉ được tổ chức khi có ít nhất 6 đội đăng ký tham gia thi đấu ở mỗi nội dung và có ít nhất 3 châu lục đăng kí tham gia giải. * World cup Competitums Giải World cup môn canoeing được tổ chức dưới bảo trợ của liên đoàn canoe quốc tế. Giải World cup được tổ chức hàng năm thoe thứ tự 4 lần ở Châu Âu và một lần ở Châu lục khác, trong số 5 giải đó sẽ là giải World ChampionShips. Việc phân loại các đội dựa trên số điểm các đội thu được sau 5 lần tham gia giải. Chương trình thi đấu của giải World Cup bao gồm các nội dung thi đáu của giải World ChampionShips seniors. Tất cả các liên đoàn thành viên liên đoàn Canoe quốc tế được quyền tham dự giải World Cup . Giải World Cup phải được tiến hành dưới sự chỉ đạo của một thành viên trong uỷ ban thi đấu. Đặc điểm của môn thể thao này là chèo không được gắn vào thuyền. Vận động viên cầm tay chèo trên tay. Điểm thứ hai khác biệt với mon Rowing là ghế của thuyền không được chuyển (Kâgle) hoặc không có ghế (canoe) Như vậy Canoe là một môn thể thao được thi đấu tại các kỳ thể thao thế giới. 3. Thuyền truyền thống: Thực chất đây là môn đua thuyền rồng. Đua thuyền rồng là một nét văn hoá đặc sắc của cư dân Đông Nam á gắn liền với cư dân nông nghiệp, nền văn minh lúa nước và thể hiện một nét văn hoá đặc sắc của văn minh nông nghiệp, đó là tính cộng đồng rất cao. Nếu những người bơi trên thuyền không đồng sức, đồng lòng thì chiếc thuyền sẽ không vượt sóng lên nhanh được. Trong quá trình tập luyện và thi đấu họ thường ngân lên những nhịp điệu quen thuộc của từng vùng quê với câu hát, điệu hò để thông qua đó tạo nên nhịp chèo ổn định trên thuyền. Hầu hết những tay chèo của môn này đều là những người nông dân thực thụ họ chèo thuyền với sự say mê của những dịp lễ hội, những ngày hội dân gian. Nó là một hình thức hoạt động thể thao truyền thống được gìn giữ với một tín ngưỡng dân dã thiêng liêng. Việc khôi phục, duy trì và phát triển hoạt động đua thuyền còn được mở rộng ở nước ta. Nhanh chóng thống nhất về luật chơi để tiếp cận với bộ môn đua thuyền của thể thao quốc tế, để nâng cao trình độ bơi thuyền của ta thành môn thể thao dân tộc ghi nhận trong chương trình thi đấu thể thao trong nước, ở bên quốc gia khu vực, tiến đến trong chương trình thi đấu Olympic. Thông thường, trên mỗi thuyền thi đấu có 12 vận động viên, 10 vận động viên, 20 vận động viên, 22 vận động viên. ở Việt Nam, đua thuyền là một môn thể thao khá mới mẻ. Môn đua thuyền thực sự được phát triển vào năm 1992 với sự giúp đỡ của liên đoàn đua thuyền thế giới FISA về thuyền và huấn luyện viên, những vận động viên liên tục được đào tạo để tham gia thi đấu. Vào tháng 12/1993, được sự tài trợ của công ty sản xuất dụng cụ và du lịch thể thao Hà Nội (SPBC), Sở Thể dục thể thao Hà Nội đã cử một đoàn vận động viên và huấn luyện viên gồm 7 người (4 vận động viên) đã tham gia giải vô địch Đông Nam á lần thứ 3 tổ chức tại Kualalumpur - Malaysia. Tại giải đấu này, đội đua thuyền Việt Nam giành được 1 huy chương đồng đội nam. Liên tiếp trong các năm 1994, 1995, 1996, Công ty SPSC đều tài trợ để đội đua thuyền tham gia các giải thi đấu trong khu vực cũng như giải thế giới. Năm 1997, được sự chỉ đạo của Uỷ ban thể dục thể thao và Sở Thể dục thể thao Hà Nội, đội đua thuyền Việt Nam chính thức thành lập và huấn luyện vận động viên tham gia thi đấu Seagames 19 tổ chức tại Indonesia tháng 10 cùng năm. Tháng 8 cùng năm, Liên đoàn đua thuyền châu á môn canoeing tài trợ 12 chiếc thuyền và cử 01 chuyên gia sang mở lớp huấn luyện và đào tạo vận động viên . Đây là một môn đua thuyền mới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Tại Seageagames 19, chúng ta đã tham gia thi đấu môn Canoeing với mục đích là hoà nhập vào khu vực Đông Nam á. Năm 1999, đội canoeing tham gia giải vô địch Đông Nam á lần thứ nhất tại Myanmar được 01 huy chương bạc và 13 huy chương đồng. Tháng 9/1999, Liên đoàn Canoe thế giới chính thức công nhận Liên đoàn đua thuyền Việt Nam là một thành viên chính thức của tổ chức này. Tháng 11/2001, Việt Nam đăng cai giải vô địch Canoeing lần thứ 2 thành công tốt đẹp và các vận động viên đã đạt được 01 huy chương vàng, 05 huy chương bạc và 11 huy chương đồng. Hiện nay, câu lạc bộ đua thuyền 292 - Lạc Long Quân - Tây Hồ - Hà Nội là nơi đào tạo các vận động viên canoeing. Câu lạc bộ được trang bị dụng cụ tập luyện hiện đại như: 6 thuyền Rowing, 51 thuyền canoeing, cầu phao hạ thuyền, tạ tập bổ trợ và một số dụng cụ tập luyện khác. 4. Phân loại Canoe được phát triển từ nghìn năm nay bởi những cư dân địa phương ở vùng Bắc Mỹ. Từ “canoe” bắt nguồn từ từ “kenu” - có nghĩa là thuyền độc mộc. Để giúp cho việc đi lại trên các dòng suối lớn, con sông, hồ của vùng Bắc Mỹ, người Carib Indians ở đảo Caribbean đã tạo ra những khung cano bằng gỗ từ những cây tuyết tùng. Những chiếc thuyền này được làm từ những khúc gỗ rỗng nhưng rất chắc chắn cho phép đi len lỏi xuyên qua các đảo. Chất liệu tốt nhất để làm canoe là giống cây Birchbark - một loại cây có ở khắp mọi nơi của vùng Canada, trừ vùng nước ngập phía Tây (ở đây được thay thế bằng vỏ cây Vân Sam). Cây birchbark không chỉ nhẹ, phẳng, không thấm nước mà còn rất đàn hồi. Thân canoe được làm chủ yếu từ thân cây birchbark. Còn các điểm nối của canoe được nối bằng rễ cây thông trắng. Và để chống thấm nước, người ta bịt bằng nhựa cây vân sam hay cây thông. Theo kiểu dáng có 2 loại canoe chính là: + Cano hình chữ K hay còn gọi là Kayak, là loại thuyền có mái chéo đôi. + Cano hình chữ C: C- boat hay còn gọi là Canadian. Loại thuyền này truyền thống hơn loại K-boat. Chiều dài thường là 17 feet. Trọng lượng của xuồng tuỳ thuộc vào nguyên liệu làm ra nó. Nó được chèo bằng một mái chèo đơn. Theo chất liệu gồm có: 1. Wood Canoes Canoe được làm bằng gỗ có nhiều trên thị trường hiện nay. Kỹ thuật làm canoe gỗ yêu cầu những nghệ nhân có tuổi nghề và sự tinh sảo. Chất liệu làm loại canoe này chủ yếu từ cây tuyết tùng. Nhưng này nay, lớp ván cây tuyết tùng được phủ thêm một lớp chất dẻo trong suốt. Canoe gỗ rất thích hợp đi trong những vùng nước yên tĩnh. 2. Wood/Canvas canoes Là một loại canoe được làm bằng vải dù. Chúng được sử dụng cho tất cả các mục đích từ bơi xuồng trong những vùng nước yên tĩnh đến việc chở hàng hoá qua đại dương. Chúng dễ bị phá huỷ nếu sử dụng mà không bảo quản (thường yêu cầu phải bảo quản hàng năm). Có 2 cách bảo quản truyền thống là để xuồng ở những nhà xưởng có mái che dìm chúng xuống dưới nước. Loại canoe này có sức cạnh tranh trên thị trường với các loại canoes được làm từ các chất liệu khác. 3. Aluminum Canoe Những chiếc cano bằng nhôm xuất hiện đầu tiên như các nhà kỹ thuật của công ty Grumman Aircraff đã lấy bộ phận của máy bay bằng nhôm để chế tạo. Sự xuất hiện của canoe bằng nhôm là dấu mốc cho cuộc cách mạng về thiết kế cano. Nó kéo theo việc sản xuất những chiếc canoe bằng các chất liệu khác như nhựa dẻo. Những chiếc canoe được làm từ nhôm rất khó phá huỷ. Bản thân nhôm là một hợp chất mềm để tăng thêm sức chống đỡ các nhà sản xuất đã thêm vào đó hợp chất liệu khác để tạo thành 1 hợp chất kim làm tăng độ cứng và khoẻ cho canoe. Hợp kim tốt nhất để làm canoe là 6061-T4: hợp kim này gồm magiê và silic. Đây là công thức làm canoe tốt nhất vì nó làm tăng sức chịu nóng của canoe. Nhưng giá của những chiếc canoe loại này thường đắt. Nếu rẻ hơn sẽ có những chiếc canoe làm từ hợp kim 5052-H32 mềm hơn và yếu hơn. Đây là loại canoe được sử dụng thông dụng nhất. Tuy nhiên nó cũng không tránh được sự huỷ hoại của tự nhiên đó là cái lạnh và cái nóng. Những chiếc canoe sẽ trở nên chậm hơn, kiểu dáng cũng xấu hơn. 4. Fiberglass canoes Là loại Canoe được làm từ chát nhựa dẻo nhân tạo được gia cố cùng hợp chất thuỷ tinh mỏng và các hợp chất khác. Sự ra đời của loại canoe này đã đóng góp rất lớn vào việc tăng tính chất thông dụng của canoe. Trong những năm bùng nổ canoe thì tất cả những cửa hành có sản xuất là chất dẻo này đã bắt tay vào sản xuất canoe. Trong số đó có một công ty khuôn mẫu đẹp, còn lại phần lớn là các kiểu dáng nghèo nàn. Hợp chất này có thể tạo ra những chiếc canoe chắc nhưng không khoẻ với những đường viền sắc nét. Nhưng điều thu hút nhất của loại canoe là gía thành. 5. Kevalas canoes Nó gần giống như Fiberglass canoe. Là mức phát triển cao hơn của canoe Fiberglass. Kevalas 49 đưa ra quy trình chế tạo canoe ứng với hai tính năng nổi trội: chắc chắn mà không nặng. Rất chính xác, Kevalas 49 khoẻ như thép. Những chiếc canoe Kevalas thường rất đắt vì nguyên liệu thô đắt. Chất liệu vải kết hợp với nguyên liệu là rất khó làm. Có nhiều công ty sản xuất loại canoe này, nhưng mỗi công ty có một cách chế tạo riêng, có cách kết hợp các lớp Kevalas khác dẫn đến chất lượng và giá thành khác nhau, trọng lượng cũng khác. Nó có thể bị làm thủng, làm hỏng nhưng so với các loại canoe khác nó chịu được đánh giá cao bởi trọng lượng nhẹ, khả năng chống bào mòn... 6. Royalex canoes. Nền công nghiệp nhựa đã đem lại nét mới trong kỹ thuật làm canoe. Royales là tên sản phẩm giành cho nguyên liệu làm từ Uniroyal. Trong ngôn ngữ thương mại, Royalex là ABS (Aaylonitrile Bidadiene Styrene). Royalex canoe có thể bị uốn cong gấp nếp và có thể chống lại các tia cực tím. Giống như những chiếc canoe nhôm, chúng có tính bền cao. Nhưng chúng lại có điểm nổi trội hơn là dễ điều khiển và lướt nhẹ hơn, không thể mắc cạn vào đá. Chính điều đó làm cho chúng trở nên thông dụng trong những chuyến canoe nước. => Kết luận Chương II: Canoing với hoạt động du lịch 1. Phân biệt canoe trong thể thao và canoe trong du lịch Đứng từ góc độ thể thao canoing là một môn thi đấu cần có sự khéo léo kỹ thuật cao và quá trình tập luyện thường xuyên. Còn đối với các nhà kinh doanh du lịch đã nhìn thấy tính hấp dẫn của loại hình thể thao này trong hoạt động du lịch. Một chiếc xuồng nhỏ với mái chèo đôi lướt nhẹ trên nước, luồn lách qua các vùng địa hình nhỏ hẹp trên vịnh, biển, đảo, hồ- những nơi tưởng chừng như con người không thể len lỏi vào được. Tính năng đặc biệt đó đã thu hút sự chú ý của các nhà kinh doanh du lịch. Và những chiếc canoe nhỏ nhắn được sử dụng để chuyên chở khách du lịch, những con người có tính hiếu kỳ và một chút mạo hiểm. Sự xuất hiện của canoe trong hoạt động du lịch với vai trò là một phương tiện vận chuyển đã tạo ra một loại hình du lịch mới mẻ, đầy hấp dẫn. Du lịch canoing là một loại hình du lịch như thế nào? Nó có phải là môt loại hình du lịch thể thao thuần tuý hay không? Trong hội chợ “du lịch mạo hiểm thế giới và trình diễn ngoài trời” được tổ chức từ 16 đến 18/2/1996 tại trung tâm họi thảo Rosemet, Illionis (Mỹ) một điều tra bằng bản hỏi về định nghĩa du lịch mạo hiểm được thực hiện. Sau cuộc điều tra một định nghĩa mới về du lịch mạo hiểm đã được đưa ra như sau: “Du lịch mạo hiểm là một chuyến đi với mục đích tham gia các hoạt động khám phá kinh nghiệm mới, thường liên quan tới mối nguy hiểm được nhận thức hoặc mối nguy hiểm có thể kiểm soát, kết hợp với những thử thách cá nhân, trogn một môi trường tự nhiên hoặc không gian ngoài trời xa lạ được sắp đặt [*]. Theo định nghĩa này thì nội hàm của du lịch mạo hiểm không bao hàm hết loại hình du lịch canoeing. Du lịch mạo hiểm chưa thể diễn đạt hết được tính chất của du lịch canoeing. Còn thiếu một yếu tố quan trọng để tạo nên du lịch canoeing đó là tính thể thao. Chúng ta nhin nhận du lịch canoeing dưới goc độ là loại hình du lịch thể thao- một loại hình du lịch xuất hiện rất sớm từ Hy lạp cổ đại, với sự ra đời của thế vận hội Olympic tổ chức 4 năm một lần từ năm 776 TrCN. Một loại hình du lịch được xem là chỉ tiêu để phân biệt giữa các tầng lớp trên của xã hội thời bấy giờ [1. tr24 - 25]. Định nghĩa du lịch thể thao: Là loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu tham gia các hoạt động thể thao (xem thi đấu hoặc chơi thể thao) của du khách nhằm nâng cao thể chất, nâng cao hiểu biết, phục hồi sức khoẻ.. [2, tr12]. Định nghĩa du lịch thể thao cũng không bao hàm hết nội dung du lịch canoeing. Nếu chỉ dừng lại ở định nghĩa du lịch thể thao thì du lịch caêaing đã mất đi điều thú vị và hấp dẫn nhất của nó là tự khám phá những kỳ thú của thiên nhiên, làm mất đi tính thử thách của tour du lịch caeaeing. Như vậy du lịch canoeing không thuần tuý là du lịch mạo hiểm, hay du lịch thể thao mà nó là sự kết hợp giữa 2 loại hình du lịch này: du lịch thể thao mạo hỉêm - sự phát triển thêm một bậc của du lịch thể thao. Định nghĩa của nó được hiểu như sau: “ Du lịch thể thao mạo hiểm là một loại hình du lịch thể thao trong đó con người đi du lịch có thể trực tiếp tham gia các môn thể thao ngoài trời mang tính mạo hiểm và vận động cao”[3; tr8]. Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác về loại hình du lịch canoeing Nó chỉ được hiểu là một loại hình du lịch có sử dụng phương tiện canoe để di chuyển trong các vịnh, hồ, biển hay trên những mặt nước nguy hiểm. Những chiếc canoe là hình ảnh dễ nhất để du khách có thể tưởng tượng các tour du lịch canoing. Những chiếc xuồng nhỏ (đơn hoặc đôi), mái chèo trên tay, tự bạn chèo xuồng trên nước đến những nơi mà chưa bao giờ bạn dám nghĩ là mình có thể vào được. Cảm giác bé nhỏ trước một biển nước mênh mông, những hòn đảo sừng sững, những hang tối, những vách nước... là những gì có thể gợi cho bạn về du lịch canoing. Trong thể thao, canoe được chia ra thành nhiều loại nhưng những chiếc canoe được sử dụng trong hoạt động du lịch và là những chiếc canoe k-boat hay còn gọi là Kayak; những chiếc canoe được làm chủ yếu bằng nhựa. Kayak là một loại xuồng được chèo với mài chèođôi. Còn C-boat là một loại xuồng chèo với mái chèo đơn một chân phải quỳ, khi chèo dùng lực của lưng là chính. Kỹ thuật chèo C-boat khó hơn chèo Kayak, đòi hỏi sự rèn luyện nhiều hơn nên loại xuồng này không được ứng dụng trong du lịch - vì du khách là những vận động viên không chuyên. C-boat chỉ dành cho những người đã biết chèo canoe. Những chiếc canoe được sử dụng trong du lịch không hoàn toàn giống những chiếc canoe trong thể thao. Giữa chúng có những nét khác biệt cơ bản. 1.1 Canoe trong thể thao. (h.la) Gồm các bộ phận: Row: mui thuyền Grap hamdle: tay cầm Deck: boong Sock cord deck cigging: dây chống chấn động Seat: ghế ngồi Cookpit: khoang lái Cookpit canoing vành khoang lái Deck heat lỗ hở trên boong Stern đuôi thuyền Port mạn thuyền Footbrace tấm để chân Bulkhead vách ngăn nước Canoe trong thể thao có canoe đơn, canoe đôi, canoe 4. Chiều dài và cân nặng của xuồng Kayak trong thi đấu thể thao được qui đinh như sau: K1 K2 K4 Độ dài 520 650 1100 Trọng lượng 12 18 30 Độ dài (tối đa)được tính bằng cm, trọng lượng (tối thiểu) tính bằng kg. Độ dài của Kayaks được tính từ mũi xuồng cho đến điểm cuối cùng của đuôi xuồng. Phần bánh lái của Kayaks sẽ không bị tính vào độ dài của xuồng. Theo hình dáng cho thấy chỗ ngồi của thuyền Kayak đơn ở trong khoang chèo, một cái lỗ lớn ở phần khoang gọi là khoang hay đặt trực tiếp ở đáy thuyền. Những cái lỗ tròn nhở khác (ở dưới mái thuyền hoặc đuôi thuyền) là khoang nhỏ có thể để những đồ dùng cần thiết. Những khoang này có nắp kín nước đậy lại. Các Kayak có một tấm vải chống bọt nước giống như chiếc váy phủ lên giá trên khoang và tấm vải này được mặc quanh thắt lưng của người chềo kayak. Nó giữ cho nước không ngấm được vào bên trong. ở trong kayak có thể thấy 2 tấm xốp nhỏ để tựa chân thường đặt đựôc trong vít cố định hoặc tán vào thuyền nơi có những đường may vận động viên đặt chân lên đó. Trong kayak còn có những tấm chắn, được gọi là những bức tường hoặc vách ngăn nó. Chúng được dán chặt vào hoặc cột chặt lại và được sử dụng như vật để làm hoặc giúp cho thuyền không bị sập. Vách ngăn nó cũng được sử dụng để bịt lại một đầu day cả hai đầu tạo thành 1 khoang rộng đựng đồ dùng cần thiết và những đồ này được lấy ra theo miệng của những khoang nhỏ. Trong thi đấu còn có những qui định cho xuồng kayak: - Bề mặt ngoài của xuồng: Mặt ngoài của xuồng không được lõm ( chỉ được chiếu thẳng ngang, thẳng dọc) - Mặt trên của xuồng không được cao hơn điểm cao nhất của buồng lái - Không được lắp đặt thêm các trang thiết bị phụ trợ không có trong danh sách các dụng cụ được phép sử dụng. - Các thiết bị điện, điện tử đều không được phép sử dụng, bao gồm: máy bơm, dụng cụ đo vận tốc, máy đo áp lực và hệ thống điều khiển tự động. - Xuồng Kayaks: Xuồng có một bánh lái. Đối với nội dung thi đấu K1, K2 bánh lái có độ dày không quá 10mm; đối với nội dung thi đấu K4 độ dày quy định của bánh lái là không quá 12mm. Về cấu tạo những chiếc kayak trong du lịch cũng có những bộ phận cấu thành tương đồng với kayak trong thể thao như mũi thuỳen, tay cầm, boong, dây chống chấn động, ghế ngồi, vành khoang lái, khoang lái, tấm để chân, vách ngăn nước. Tuy nhiên, những chiếc kayak trong thể thao đòi hỏi người chèo phải biết những kỹ thuật cơ bản nhất như phải biết bơi, phải có quá trình tập luyện thể hình, tập luyện trên bờ với mô hình, học cách cầm chèo và cách chèo thế nào cho đúng, kỹ thuậtgiữ thăng bằng. Nhiều vận động viên đã tập luyện 3 tháng vẫn có thể bị lật xuồng khi không đúng kỹ thuật. Kayak trong thể thao có hình dáng tròn, thon dài hơn trong du lịch - tính năng của nó để lướt nhanh trên mặt nước. Khi đưa kayak vào phục vụ trong du lịch , những chiếc kayak này đã được thay đổi. Chúng có nhiều kiểu dáng, màu sắc hơn là tuỳ vào sở thích và nhu cầu của người sử dụng. Lòng của kayak (bề rộng) của nó thường lớn hơn, tiết diện tiếp xúc với mặt nước của thuyền lớn hơn, đáy thuyền bằng hơn giúp khách có thể ngồi vững ngay lần đàu mà không bị lật thuyền. Chất liệu thuyền kayak trong du lịch chủ yếu bằng nhựa (composite), cao su...Chúng có thể gấp lại, được chất lên xe ôtô, hay bất cứ phương tiện vận chuyển nào đến nơi mà bạn muốn. Khi cần, bạn chỉ cần bơm hơi để co hình dạng 1 chiếc kayak, kết thúc chuyến đi chúng lại được xẹp xuống- điều đó rất thuận tiện cho việc tiến hành tour du lịch này. Trong lĩnh vực du lịch các tour du lịch kayak còn rất mới mẻ. Là một phương tiện du lịch còn khá mới mẻ nhưng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kayak với những kiểu dáng, kích cỡ và màu sắc khác nhau do nhiều nhà cung cấp sản xuất. Về kiểu dáng có thể kể đến: kayak đua (Racing kayak); kayak phao (inflatabel kayak); kayak giải trí (recreatinal kayak); kayak du lịch trên biển (sea touring kayak) kayak lướt sóng (suft kayak). Về dài có 4 loại là dưới 2,8m; từ 2,8 - 3,3m; 3,3, - 4,8m, và lớn hơn 4,8 mét. Theo khả năng chí có kayak đơn và kayak dài có thể chở 2 - 3 người. Trên thế giới, có nhiều hãng sản xuất kayak trong đó có thể kể tới tên tuỏi như Alsrec; Bachcoreteay store, Ounhams, Caster, moumtom sport... Giá của những chiếc kayak trên khoảng từ $299 - $989 tuỳ theo chiều dài, kiểu dáng và chất liệu của chúng. -> Tiểu kết 2. Điều kiện để phát triển hơn du lịch canoing 2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá - lịch sử cùng các thành phần của chúng gớp phần khôi phục thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch [5, trang 33]. Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Tài nguyên du lịch có thể chia thành 02 nhóm: Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên tự nhiên gồm: 2.1.1. Địa hình Là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của nơi đó. Địa hình càng đa dạng, càng tương phản và độc đáo càng có sức hấp dẫn du khách. Địa hình thuận lợi và phù hợp nhất với loại hình du lịch canoeing là các vịnh nước, các hồ lớn với các hang động, đảo (địa hình karst ngập nước). Đi Kayak trong vùng núi đá vôi là một điều lý thú. Du khách có thể tự mình chèo xuồng vào những ngóc ngách, tiến gần đến những hòn đảo mà thuyền lớn không thể tiếp cận được, luồn dưới những hang động ngầm. Chèo Kayak trên biển khó khăn hơn sóng ở biển thường lớn nên du khách sẽ mất nhiều sức hơn để chèo thuyền và phair biết cách đối phó với các tình huống rủi ro có thể xảy ra. Chèo Kayak trên biển chỉ dành cho những du khách có kỹ thuật và có kinh nghiệm. 2.1.2. Khí hậu Là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động du lịch, nó là nguyên nhân tạo ra mùa vụ trong du lịch - một căn bệnh mà các nhà kinh doanh du lịch luôn muốn khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Những nơi khí hậu ôn hoà thường được du khách ưa thích. Khách du lịh thường tránh những nơi quá lạnh, qua ẩm, quá nóng hoặc quá khô. Khách du lịch thường chuộng những nơi có nhiều ánh nằng mặt trời. Họ thường đến nơi có khí hậu điều hoà và có biển. Canoeing là một loại hình du lịch gắn với biển. Như các loại hình du lịch khác, du lịch canoeing cũng chịu ảnh hưởng và tác động của khí hậu. Du lịch canoeing chỉ có thể thực hiện khi khí hậu không quá nóng, không quá lạnh và đặc biệt là không có sương mù. Trong điều kiện khí hậu ẩm và sương mù sẽ rất khó khăn cho việc chèo xuồng vì du khách không thể thấy đường, không xác định được hướng đi. Trong màn sương dày đặc du khách không thể khám phá thiên nhiên, không thể ngắm cảnh và có thể sẽ rất nguy hiểm. Du khách nằm ngoài tầm kiểm soát, bảo đảm an toàn của nhà tổ chức du lịch, thuyền có thể bị lạc, bị đâm vào các vách đá hay các vật cản trên đường đi. Nhiệt độ thích hợp nhất để chèo xuồng trên vịnh, trên biển là từ 20 0C - 280C. Nếu thấp hơn vùng vịnh sẽ có gió làm cản đường đi của du khách, khiến cho việc chèo xuồng trở nên khó khăn, mất nhiều sức lực. Nếu quá nóng, ánh nắng sẽ làm du khách thấy mệt, bị mất nhiều sức hơn. Muốn chèo thuyền trong thời tiết nóng, khách phải chuẩn bị nhiều nước, mang đầy đủ khăn, mũ để che mặt, vai, gáy tránh cháy nắng. Một điều cần lưu ý khi tổ chức các tour du lịch canoeing, các nhà tổ chức du lịch phải tính đến chu kỳ thuỷ triều lên xuống để chọn thời điểm phù hợp cho du khách thăm các hang động, tính thời gian vào và thời gian ra đảm bảo an toàn cho du khách. -> Tiểu kết 2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Tài nguyên du lịch là yếu tố cấu thành nên hoạt động du lịch còn cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện để tài nguyên du lịch đó trở thành một điểm du lịch hấp dẫn và phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: là toàn bộ các yếu tố vật chất kỹ thuật tham gia vào quá trình phục vụ khách trong chuyến hành trình du lịch, được tạo ra bởi các tổ chức du lịch. [6, trang 18] Cơ sở vật chất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 145.doc