Khóa luận Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - Từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Đối tượng nghiên cứu, lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của bài khóa luận tốt nghiệp 4

3. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4

4. Kết cấu của khóa luận 5

CHƯƠNG I 7

MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC KIỂU CÂU ĐƯỢC XÉT VỚI ĐẶC TÍNH TỒN TẠI VÀ CÂU TỒN TẠI ĐIỂN HÌNH <NGUYÊN MẪU> 7

1. Vài giới hạn chung 7

2. Ý niệm về tồn tại và sự phản ánh của nó vào ngôn ngữ 7

3. Vài nét về tình hình nghiên cứu, những vấn đề và hệ luận 9

4. Quan niệm phân tích cấu trúc ngữ pháp và phân tích mô hình nguyên mẫ trong ngôn ngữ học những năm gần đây ở lĩnh vực ngữ nghĩa cú pháp 15

4.1. Cấu trúc ngữ pháp trong quan niệm phân tích ngữ nghĩa cú pháp 15

4.2. Vài nét về quan niệm nguyên mẫu và phân tích nguyên mẫu 16

4.2.1. Khái niệm nguyên mẫu 16

4.2.2. Đặc trưng của câu tồn tại nguyên mẫu. 16

5. So sánh các kiểm câu còn lại với câu tồn tại nguyên mẫu 21

CHƯƠNG II 29

MIÊU TẢ CÁC ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG 29

BA KIỂU CÂU NGOÀI PHẠM VI TỒN TẠI ĐIỂN HÌNH 29

1. Một vài giới thuyết chung 29

1.1. Quan niệm phân tích bình diện nghĩa của câu 29

1.1.1. Các đặc tính của vị từ 29

1.1.2. Đặc tính nghĩa của các yếu tố khác tham gia vào sự tình 30

1.2. Quan niệm phân tích bình diện ngữ dụng của câu 30

2. Những câu kiểu 1 30

2.1. Về đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu 31

2.2. Các đặc điểm nghĩa, ngữ dụng chung của câu 33

2.3. Lược đồ tóm tắt những đặc điểm cơ bản nhất về ngữ nghĩa - ngữ dụng của kiểu câu đang xét 40

3. Những câu kiểu 2 41

3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu 41

3.1.1. Đặc điểm của vị từ 41

3.1.2. Đặc điểm của phần danh đi sau vị từ 42

3.1.3. Đặc điểm thành phần trạng ngữ 42

3.2. Các đặc điểm nghĩa, ngữ dụng chung của câu 44

3.2.1. Đặc điểm ngữ dụng chung của câu 45

4. Những câu kiểu 3 47

4.1. Về đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu 48

4.1.1. Quan sát các ví dụ, dễ dàng nhận thấy rằng trong những câu kiểu này vị từ phần lớn là 48

4.1.2. Đặc điểm của phần danh đi sau vị từ 49

4.1.3. Những đặc điểm của thành phần trỏ không gian 50

4.2. Các đặc điểm nghĩa ngữ dụng chung của câu 51

4.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa chung của kiểu câu 51

4.2.2. Những đặc trưng ngữ dụng thường thấy của kiểu câu đang xét 52

4.3. Bảng lược đồ tóm tắt những đặc điểm cơ bản về ngữ nghĩa, ngữ dụng của kiểu câu đang xét 53

PHẦN KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT 58

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - Từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định vào một chỗ dựa nào đó trên cao so với vùng không gian thấp hơn. “Tiến” là vận động theo hướng tiếp cận, áp gần một vị trí hay đích không gian nào đó… Do đó, cái thuộc tính tồn tại, nếu có, ở những kiểu câu này không phải là do cái ý nghĩa ngôn ngữ hiển nhiên vốn có ở vị từ hạt nhân mà là một hệ quả ngữ nghĩa chung của toàn cấu trúc gắn với những điều kiện , những hoàn cảnh dùng nhất định…Điều này cũng sẽ ảnh hưởng quan trọng tới cách thức, phạm vi, định hướng..tri nhận thế giới của người nói, và các nhân tố khác nữa ta sẽ nói tới ssau. - Thứ hai, điểm khác biệt lớn thứ hai cần được đưa ra xem xét ở đây là: Trong các kiểu câu đang xét, chỉ có những câu kiểu như: Từ đằng xa tiến lại một người con gái. Dưới suối lững lờ mấy con cá nhỏ. ….. Là thường gắn với một phạm vi người, vật không xác định và có thể được dùng như là câu có tác dụng đưa đối tượng vào văn bản. Song vai trò hiển ngôn của người –vật được được nói tới, không phải là kẻ tồn tại, kẻ ở trạng thái tồn tại mà là những vai nghĩa khác. Chẳng hạn, chủ thể của hành động (tiến lại…cô gái), đối tượng ở vào tư thế hay vị thế (treo: bức tranh, một người :ngồi chễm chệ)v.v.Những câu kiểu như: Ngã bố,con! Cháy nhà! Bay mất con chim hoạ mi của tao rồi! Thì không những không dẫn nhập đối tượng mới nào mà cũng không đòi hỏi gắn với đối tượng không xác định, các đối tượng được nói đến ở đây cũng không phải là kẻ mang trạng trạng thái tồn tại, mà là người, vật ở vào trạng thái, quá trình, biến cố hoàn toàn khác. - Thứ ba, điểm khác biệt thứ ba cần nói tới ở đây đó là cái phạm vi không gian trong các kiểu câu được xét trong khóa luận. Trong một số kiểu câu được xét cũng có mối liên hệ rất rõ với cảnh huống không gian.Nhưng mối liên hệ đó đã có phần khác biệt so với câu tồn tại nguyên mẫu. Ở những câu kiểu như: Trên tường treo một bức tranh. Dưới suối lững lờ mấy chú cá nhỏ. Trên xe ngồi chễm chệ một bà to béo. Thì không gian có thể đóng vai trò trực tiếp chỉ ra nơi chốn của sự tình được nói tới. (Chẳng hạn, nơi những con cá đang bơi, nơi chỗ mà người nói tới ngồi, vị trí mà bức tranh được treo…) chứ không phải trực tiếp là giới hạn không gian của trạng thái tồn tại thuần tuý. Cho nên, trạng ngữ chỉ không gian ở đâybị giới hạn và chế định chặt chẽ bởi ngữ nghĩa của vị từ hơn rất nhiều ; Đã là bơi, thì chỉ có môi trường nào đó mới có thể bơi được; Đã là treo thì cũng chỉ ở chỗ nào đó trong không gian, trên cao, và có thể cố định lại được. Dù thế nào, thì vị trí không gian ở đây cũng chỉ có mối quan hệ xa hơn, gián tiếp hơn với trạng thái tồn tại và với vật tồn tại hiểu theo nghĩa đích thực của nó mà thôi. Bởi vì, ngay chính sự tồn tại cũng không phải là nội dung nghĩa được diễn đạt trực tiếp ở những câu này. Còn với những câu kiểu như : Cháy nhà ! Ngã bố ! Rơi rau kìa ! Thì sự có mặt của yếu tố không gian trở nên không cần thiết, thậm chí còn có thể không xuất hiện. Đó là, khi sự tình - biến cố được nói tới gắn liền với không gian, thời gian của hành động phát ngôn, mà tình hình này lại phổ biến là như vậy. Chẳng hạn: Cẩn thận, cháy nhà giờ ! Ngã bố, con ! Đen hết mặt con tao rồi ! thì những yếu tố : cẩn thận, giờ, rồi…trong các sự tình đó gắn với hành động phát ngôn. Mặt khác, những sự tình, biến cố ở đây cũng gắn với không gian, thời gian của hành động phát ngôn cho nên yếu tố không gian không cần xuất hiện trong các phát ngôn nêu trên. - Thứ tư, một nét khác biệt nữa cần đề cập tới ở đây dó là mục đích thông báo chính thức của các kiểu câu được xét. Mục đích thông báo chính thức của các kiểu câu được xét đến trong mục này không phải là xác nhận sự tồn tại của đối tượng như các câu tồn tại điển hình.Vấn đề là ở chỗ, ở những kiểu câu khác nhau thì thông tin nằm trong mục đích thông báo chính thức cũng có những mối quan hệ ít nhiều khác nhau đối với những thông tin đã nằm trong tiền giả định hoặc có thể coi là đã lui vào hậu trường ở những mức độ khác nhau. Con người khi thực hiện một hành động phát ngôn, phát ra một phát ngôn trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, thường xuất phát từ một số thông tin có trước làm tiền đề của thông báo hoặc giản đơn được anh ta trình diễn như, coi như là tiền đề có trước, không phải là cái trực tiếp quan tâm, trực tiếp khẳng định trong phát ngôn. Hiển nhiên nhất, dễ thấy nhất là những kiểu câu như: Ngã bố, con ! Rơi rau, kìa! Chạy mất cá của tao giờ ! Ở đây, các đối tượng-chủ thể của hành động như: người bố, bó rau, cá của tao…được thừa nhận là đã tồn tại từ trước đó. Người nói-người nghe dường như đã ngầm hiểu, thừa nhận sự tồn tại của đối tượng đó rồi. Cho nên nếu xét về phương diện vị từ tồn tại thì nó là kiểu câu khác xa so với những câu tồn tại nguyên mẫu. Còn những kiểu câu như: Từ đằng xa tiến lại một người con gái. Trên tường treo một bức tranh. Vẳng lên tiéng la hét của đám lính nguỵ trang trúng đạn bị thương. Thì tình hình có phần phức tạp hơn. Bởi lẽ những vị từ trong những câu trên đều không phải là vị từ tồn tại nhưng ít nhiều chúng đều mang nét nghĩa tồn tại. Chúngcũng có thể được dùng để dẫn dắt đối tượng vào thês giới luận bàn. Song nếu quan sát kỹ lưỡng hơn thì vấn đề không chỉ dừng lại ở đây. ta có thể nhận thấy rằng, trung tâm của thông báo chính thức mà vị từ truyền đạt đến là cái miêu tả những đặc trưng của sự tồn tại, diễn tiến của tình hình hay biến cố đó. Còn bản thân sự tồn tại của đối tượng ta có thể coi như là cái có trước. Để nhận định rõ hơn vấn đề đó ta hãy quan sát một số ví dụ sau: Núi chúa càng làm phong cảnh nơi đây thêm hùng vĩ. Sừng sững vươn lên giữa trời xanh, nghiêng bóng xuống mặt nướcmột ngọn núi lam, cứ y như thể tạo hoá đã dày công suy nghĩ trước khi bày đặt. Trích (**) Đã đến đèo Pha đin, con đèo cheo leo hiểm hóc có tiếng. Ngước mắt nhìn lên càng thấy phục những người dân công ngày trước. Giữa hoang vu rừng già, chon von, uốn lượn khi đính vào vách núi, khi chìm vào mây mù một con đường nhỏ như sợi chỉ. Thế mà bao nhiêu tấn hàng, bao nhiêu khối thép vẫn đến được mặt trận. Trích (**) Tường nhà anh cũng có ít bức tranh hẳn hoi, nhưng cái cách “chơi” tranh của chủ nhân thì thật là phản cảm, vô hồn. Lủng lẳng treo trên những chiếc đinh đóng hờ mấy bức tranh như ai tiện tay ngoắc tạm. Trích (**) Đúng lúc ấy thì có giọng con gái í éo gọi. Tôivà Hùng xếp vội mấy thứ lại, giấu xuống chiếu giường, nhìn ra. Từ ngoài đầu ngõ đang lững thững đi vào một cô gái. Lạ lắm, ai vậy nhỉ, ai mà lại biết tên bọn mình nhỉ ? Trích (**) Suối có cá. Dưới làn nước trongveo, lững lờ bơi mấy con cá bạc. Trích (**) Ngoài các ví dụ đã dẫn ở trên, ta cũng có thể so sánh thêm, với những câu có các từ đánh giá về lượng cũng được nhiều tác giả xếp vào phạm vi câu tồn tại. Ví dụ: Ở đây có muỗi ! nhiều muỗi lắm ! Chợ thì lúc nào chả có người, nhưng hôm nay đông người lắm ! Rõ ràng, trong các ví dụ đã dẫn trên đây thì sự tồn tại của: những bức tranh trên tường, của một con đường nhỏ, của những chú cá bạc, của muỗi…đã được xác nhận từ trước. Nó không còn là nội dung thông báo chính thức của các câu đi sau nữa. Chính vì vậy, khi đưa các câu tồn tại điển hình lên đằng trước các câu đang xét thì ta thấy phần dẫn nhập đối tượng rất thuận lợi cho việc miêu tả. Thế nhưng nếu đảo lại vị trí : đưa các câu được xét trong khoá luận lên đằng trước các câu tồn tại điển hình thì câu văn sẽ trở lên vô lý và tối nghĩa. Thử so sánh một số câu sau: Suối có cá. Dưới làn nước trong lững lờ bơi mấy con cá bạc. (??) Dưới làn nước tronglững lờ bơi mấy con cá bạc. Suối có cá. ở đây có muỗi. Nhiều muỗi quá ! (??) Nhiều muỗi quá ! ở đây có muỗi. Trên đây là những đặc điểm khác biệt rất cơ bản giữa câu tồn tại điển hình hay nguyên mẫu với những kiểu câu được xét trong khoá luận. Phần sau ta sẽ đi vào bảng phân bố mức độ tồn tại của các nhóm câu. Bảng phân bố mức độ tồn tại của các nhóm câu STT Các nhóm câu được xem xét Ví dụ minh hoạ 1. Nhóm 1: Câu tồn tại nguyên mãu +Trong nhà có khách +Bên suối có một ngôi nhà nhỏ. 2. Nhóm 2: +Từ đằng xa tiến lại một cô gái. +Vẳng lên tiếng la hét của đám lính nguỵ trang trúng đạn bị thương. 3. Nhóm 3: + Dưới suối lững lờ bơi mấy chú cá nhỏ. + Trên xe ngồi chễm chệ một bà to béo. 4. Nhóm 4: + Ngã bố, con ! +Rơi rau, kìa ! +Nát hết lúa của tao giờ ! Nhận xét: Qua bảng phân bố của các nhóm câu xét trên ta nhận thấy một số điểm sau: Nhóm 1: là nhóm câu tồn tại nguyên mẫu đã được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận. Nhóm 2, 3, 4 Nếu xét theo chiều từ trên xuống dưới thì mức độ tồn tại của các nhóm câu có phần giảm dần. Còn nếu xét theo chiều từ dưới lên trên thì mức dộ tồn tại trong các nhóm câu được phân bố trong bảng trên có phần tăng dần. Nhóm 2, 3 tuy không phải là nhóm câu tồn tại song có thể thay thế câu tồn tại để dẫn nhập đối tượng. Chúng bị lệ thuộc, bị chi phối nhiều hơn vào ngữ cảnh. Chúng chỉ có thể xuất hiện ở những vị trí nhất định trong diễn ngôn, thậm chí trong những loại diễn ngôn nhất định. Cái nội dung thông báo, tiêu điểm thông báo chính thức ở đây tập trung nhiều hơn vào những khía cạnh khác( cái trạng thái,đặc tính, hình thái, tư thế của đối tượng được đề cập đến trong phát ngôn.).Về điểm này chúng tôi sẽ có dịp phân tích kỹ hơn trong chương sau, khi phân tích các câu như một tổng thể, không giới hạn trong phạm vi đặc tính “tồn tại ”. Nhóm thứ 4 và cũng là nhóm cuối cùng. Nhóm này có mức độ tồn tại kém nhất. Nó dường như không liên quan gì tới nhóm 1. Ở các câu trong nhóm này, ta thấy dường như chúng không hề phản ánh sự tồn tại của đối tượng. Hay tồn tại của đối tượng thường là xác định, đã được giả định trước rồi. Các câu kiểu này nhấn mạnh tới những biến cố, những hành động tiềm tàng xảy ra hay đã xảy ra với các chủ thể thường để cảnh báo, nhắc nhở các nhân vật tham gia giao tiếp và một số mục đích khác sẽ được phân tích cụ thể trong chương sau. Một điều nữa là những câu nhóm này cũng không nhằm dẫn nhập cá thể sự vật nào vào diễn ngôn Chính vì những lẽ trên và những điều đã phân tích chi tiết trong chương này, không nhắc lại cụ thể ở đây, chúng tôi tách các câu đang xét ở một vị trí tương đối biệt lập. CHƯƠNG II MIÊU TẢ CÁC ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG BA KIỂU CÂU NGOÀI PHẠM VI TỒN TẠI ĐIỂN HÌNH 1. Một vài giới thuyết chung Trong chương này chúng tôi sẽ đi vào phân tích cụ thể ba kiểu câu đã được giới thiệu trong phần đaàu khoá luận. Ba kiểu câu này, chúng tôi sẽ phân tích trên các bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng. 1.1. Quan niệm phân tích bình diện nghĩa của câu 1.1.1. Các đặc tính của vị từ Trong ngôn ngữ học, bình diện nghĩa của vị từ rất phức tạp. Tuy nhiên có những sự đối lập cơ bản thường thấy và được nhắc tới trong nhiều công trình. Ở đây, chúng tôi dựa vào những nét đối lập cơ bản của Dik. Theo Dik thì:”Sự phân biệt cơ bản giữa các sự thể được thực hiện trên hai chiều : chiều của sự đối lập về tính [+ động] và chiều của sự đối lập về tính [ + chủ ý ]”. Tác giả Nguyễn Thị Quy thì cho rằng:”Đó một mặt là sự phân biệt giữa những sự thể động, tức những biến cố, những sự việc, những sự thay đổi có thể “xảy ra”, “diễn ra” như “nổ”, “đánh ”, “rơi” với những sự thể tĩnh, tức những tình thế những trạng thái, những tính chất có thể kéo dài, nghĩa là tồn tại ở các sự vật trong một thời gian được tri giác là có chiều dài như “to”, “ngủ”,”sợ” và mặt khác, là sự phân biệt giữa những sự thể diễn ra hay tồn tại do sự chủ ý, có sự tự điều khiển của một (những ) con người hay động vật, tức là những hành động như “chạy”, “đánh”, những tư thế như “đứng”, “ở” với những sự tình không do sự chủ ý mà ra, những quá trình hay những trạng thái của những bất động vật như “rơi”, “khô” hay của những động vật, nhưng không có sự tự điều khiển của chúng như “ngã”, “đau”. Cách phân loại sự thể trên đây của Dik, một trong những cách phân loại được coi là có hiệu lực cho mọi ngôn ngữ, cho ta các loaị sự thể sau đây và các loại vị từ tương ứng :” [+ Động ] [+ Động] : biến cố [ - Động] : tình trạng [+ chủ ý] [+ chủ ý] Hành động (“đánh’’,’’chạy’’) Tư thế (“nằm”, “ở”) [- chủ ý] Qúa trình (“rơi”, “bốc”) Trạng thái (“to”, “sợ”) [DT: Nguyễn Thị Quy,Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó, LAPTKH, tr45-46] 1.1.2. Đặc tính nghĩa của các yếu tố khác tham gia vào sự tình Song song với việc chú ý đến nghĩa của vị từ, chúng tôi sẽ chú ý tới đặc tính nghĩa của các yếu tố khác tham gia vào sự tình. Các yếu tố đó có thể là trạng ngữ của câu …Chúng tôi đi vào phân biệt giữa các yếu tố, chẳng hạn phân biệt giữa yếu tố “trên bàn “ trong (Trên bàn có một lọ hoa) sẽ đóng một vai trò khác với yếu tố “ từ đằng xa” trong (Từ đằng xa tiến lại một người con gái )… Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trung gian, trong khi xem xét các đặc tính nghĩa của các sự tình cụ thể, chúng tôi sẽ có những biện luận sau. 1.2. Quan niệm phân tích bình diện ngữ dụng của câu Đối với các nhân tố ngữ dụng. Thuộc bình diện ngữ dụng là những nhân tố rất đa dạng và tồn tại dung hợp trong phát ngôn, gắn với hành động phát ngôn của người nói. Chúng tôi xếp vào đây tất cả những nhân tố về mục đích, ý đồ giao tiép, về tình thái đánh giá, sự phân bổ thông tin trong phát ngôn v.v. Dưới đây, chúng tôi lần lượt đi vào miêu tả các đặc điẻm ngữ nghĩa, ngữ dụng của các nhóm đối tượng. 2. Những câu kiểu 1 Như đã nói, chúng tôi xếp vào nhóm này những câu kiểu dưới đây, hoạt động trong giao tiếp như là những phát ngôn độc lập. Ngã bố,con ! Rơi rau kìa, cô ơi ! Tím hết cả mặt thằng bé ! Bẩn hết áo tao rồi ! Nát hết lúa của người ta rồi đấy ! (Đừng), bay mất con chim hoạ mi của tao giờ ! (Cẩn thận), chạy hết cá của tao bây giờ ! Cháy nhà ! Cháy rừng Tánh Linh rồi, anh em ơi ! 2.1. Về đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu * Quan sát các ví dụ, dễ dàng nhận thấy rằng, trong những câu kiểu này vị từ phần lớn là a) Các tính chất, trạng thái tĩnh những nội dung sự tình tĩnh, không kiểm tra: tím (hết mặt); bẩn (cả áo); chết (hết lúa); nát (cả rau)… b) Những quá trình, những biến cố không chủ ý , không kiểm tra: Ngã (bố); Cháy(nhà) ; Sôi(nước); vỡ(bát);… c) Ít gặp hơn là những vị từ hành động, tức vốn thuộc lớp những vị từ động, có chủ đích, có kiểm tra: bay (mất con hoạ mi); chạy (mất cá của tao giờ). Những vị từ kiểu này càn có sự biện luận riêng, vì dường như , nó đi chệch khỏi đặc tính chung của những vị từ thường gặp trong kiểu câu được xem xét. Chúng tôi sẽ có dịp phân tích rõ hơn về điểm này ở một mục dưới đây. ở đây chỉ xin tạm thời nhận xét rằng, khi xem xét kỹ, chúng ta sẽ thấy trong những câu đang xem xét, nếu xuất hiện các vị từ vốn thuộc lớp hành động (tức là có chủ ý , có kiểm tra) kiểu như: bay (mất con hoạ mi); ; chạy (hết cá của tao), thì kỳ thực các vị từ này đã mất đi những thuộc tính điển hình của lớp vị từ có chủ ý , có kiểm tra rồi. Và như vậy, ta có thể xác nhận, như một đặc điểm chung cho vị từ của các câu thuộc nhóm này là: Vị từ của câu biểu thị những trạng thái, tính chất, quá trình… không chủ ý, không kiểm tra hoặc đã bị mất đi cái thuộc tính chủ ý, kiểm tra điển hình. * Phần danh đi sau vị từ, chỉ ra những chủ thể tham gia vào quá trình, biến cố; sự vật ở vào cái trạng thái hay có tính chất được nêu ở vị từ. Điều đáng lưu ý ở đây là ở chỗ, các phần danh ở đây thường là yéu tố có quy chiếu xác dịnh, đơn nhất trong không gian, thời gian. Đó thường là những đối tượng đã biết, đặc tính tồn tại của nó được tiền giả định, và người nghe xem như đã đủ điều kiện để xác định, đồng nhất đối tượng được nói tới. Nói: Ngã bố, con! thì đương nhiên các nhân vật ở đây là những người tham gia đối thoại, được chỉ ra nhờ những danh từ, thực hiện chức năng xưng hô, ít nhiều mang thuộc tính trực chỉ. Ngay cả khi danh từ không mang ít nhiều tính trực chỉ, không có định ngữ hạn định nào đi kèm để hạn định thế giới biểu vật và phạm vi qui chiếu, kiểu rơi rau rồi kìa! Thì “rau” ở đây cũng là yếu tố có qui chiếu xác định đã rõ trong cảnh huống không gian, thời gian của cuộc đối thoại. Đó là chỗ rau cụ thể, liên quan tới những con người cụ thể. Ngay cả khi, phần danh được đánh dấu không xác định thì thuộc tính không xác định của nó thường là cũng thấp hơn rất nhiều so với thông thường. Bởi lẽ, đó thường chỉ là cái mà người nói không xác định được chủng loại, không gọi tên được một cách cụ thể, song lại là gắn với các hệ toạ độ của tình huống phát ngôn rất rõ. Nói, rơi( cái gì ) rồi, cô ơi! Thì “cái gì “ là vật có thể xác định và đồng nhất được ngay trong tình huống phát ngôn, hoặc có thể định hướng tới ngay trong không gian, thời gian của tình huống phát ngôn. * Chính vì vậy, phần lớn những câu thuộc dạng đang xem xét, thường không có thành phần trạng ngữ chỉ không gian, thời gian. Chỉ trừ những trường hợp sự tình được nói tới ở cách xa với nơi giao tiếp mới cần có một sự chính xác hoá thêm cho hoạt động định hướng( kiểu : ngoài đầu phố cháy nhà rồi, anh em ơi ! ). Còn thì, trong các tình huống đối thoại trực tiếp, sự xuất hiện của các yếu tố trỏ vị trí làm chức năng định vị đã mất hoàn toàn giá trị quân yếu của nó, không thể xuất hiện trong câu mà không làm cho câu trở thành bất thường, vi phạm các nguyên tắc tổ chức thông tin của phát ngôn trong bình diện dụng học. Ở trong bếp sôi nước rồi, Nam ơi ! (*) Ở đây rơi rau rồi kìa, cô ơi ! (*) Dưới ao chạy hết cá của tôi mất rồi ! (*) Ở đây / bây giờ ngã bố, con ! (*) Ở đây, cũng cần biện luận thêm một điểm là sự xuất hiện của các yếu tố liên quan tới thời điểm phát ngôn ở cuối câu kiểu: Ngã bố, bây giờ, con ! Nát hết lúa của người ta rồi đây này ! không vi phạm qui tắc nêu trên, vai trò của những yếu tố như thế, không phải là vai trò nghĩa học. đó không phải là một thành phần câu theo nghĩa hẹp, cũng không phải là một vai nghĩa làm nhiệm vụ trỏ ra và đồng nhất một qui chiếu không gian, thời gian. Chúng ( tức những yếu tố như : bây giờ, đây này) đã bị tình thái hoá, gắn với hành động phát ngôn của người nói để thực hiện những vai trò thiên về dụng học, và do đó nằm trong hệ hình những yếu tố tình thái. Về điểm này, chúng tôi sẽ có dịp giải thích rõ hơn ở một mục sau. 2.2. Các đặc điểm nghĩa, ngữ dụng chung của câu - Ở trên, chúng ta đã nói rằng, vị từ trong các câu đang xét có thể là những tính chất, trạng thái… Song một đặc điểm quan trong trong ngữ nghiã của kiểu câu này là ở chỗ : dù có thể chứa vị từ là trạng thái, tính chất tĩnh nhưng mô hình ngữ nghĩa chung của câu thì bao giờ cũng là sự biểu hiện những sự tình nhìn như là những biến cố có thể xảy ra hay đã, đang xảy ra trong thế giới. Cái diễn ra, xảy ra, cái đến, hay có thể đến đó tạo ra một tình hình mới trong dòng vận động của thế giới mà bản thân nó thì lại là kết quả của một biến cố, hành động hay trạng thái nào đó có trước. Nói: ngã bố, con ! người nói truyền đạt một sự tình, có thể diễn ra, xảy ra như là một hệ quả của một cái gì đó khác có trước ( chẳng hạn, sự đùa nghịch vô ý của đứa con ). Nói : nát hết cả lúa của tao rồi ! người nói truyền đạt một sự tình như là cái biến cố đã xảy ra rồi do tác động của một cái gì khác có trước và cái hệ quả của nó còn lưu lại như một trạng thái tĩnh, một hiện trạng v.v.ở đây, ta có một sắc thái gần với thể (perfect) trong đó sự tình được nhìn ở điểm khởi đầu, hoặc là cái đã diễn ra rồi, với những hệ quả gần xa mà nó để lại . Như vậy, nếu qui ước gọi sự tình được diễn đạt trong câu là ( P) và cái nguyên nhân của ( P ) là (Q), ta sẽ có một mô hình nghĩa diễn đạt như sau : TGĐ - Ở một thời điểm t nào đó có trước, không (P) - Tồn tại (Q) như là nguyên nhân, là cái gây khiến. - (Do đó ) xảy ra, diễn ra, hay có thể diễn ra (P) như là một hệ qủa của (Q) Cái đặc trưng ngữ nghĩa gắn với nhân – quả, với gây khiến giả định một sự biến đổi, thay đổi từ không đến có, từ cái này sang cái khác ở kiểu câu này một hiện tượng đáng lưu ý và cần đượctiếp tục nghiên cứu sau thêm. Như có thể thấy, trong ngôn ngữ những mối liên hệ mang tính gây khiến, nhân quả, những sự vận động, biến đổi có một ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, chúng được phản ánh vào ngôn ngữ một cách rất phổ biến, với những kiểu phương tiện và theo những con đường rất khác nhau. Điển hình hơn cả, thường gặp hơn cả là những cấu trúc có vị từ gây khiến kiểu : làm (cho), gây (cho), khiến (cho); những hình thái thể perfect ; những yếu tố thể – thời hay những từ tình thái gắn với thể thời kiểu: yxce, deja trong tiếng Nga và tiếng Pháp, đã trong tiếng Việt, trong các vị từ tình thái kiểu: giết… chết…Và ở đây, bổ sung thêm là một kiểu cấu trúc câu. Nói đến mối quan hệ mang tính gây khiến, nhân quả, xét trong phạm vi vị từ gây khiến trong tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thị Quy chỉ nhắc tới những trường hợp mà chủ ngữ ở vai nghĩa chủ thể hành động (có ý thức, có ý đồ). Ổ đây, chúng tôi hiểu hoàn cảnh gây khiến nhân quả theo một nghĩa rộng hơn. Theo cách hiểu này, cái nguyên nhân có thể hiẻu như là : a) Một chủ thể và hành động của anh ta (vd: Nó làm rơi rau của tôi) b) Đó có thể là một biến cố, một quá trình, một trạng tháinào đó có trước không gắn một chủ thể hành động nào. Ví dụ: Cơn mưa làm dập hết cả lúa của tao rồi. Lửa xăng làm đen hết mặt thằng bé… Điều này có nghĩa là, nói đến tính “biến đổi, “nhân quả”hay gây khiến khi sử dụng và lý giải kiểu câu được xem xét ở đây, cần phải hiểu theo nghĩa rộng như tinh thần mà J. Lyons đã nói tới :” Người ta có thể nói và cũng là hoàn toàn tự nhiên rằng, một hoàn cảnh là kết quả hành động (của agent, chủ thể) hay thậm chí là kết quả của một biến cố, một quá trình có trước, ở đó không thấy có một agent nào …” [DT: LêĐông, ghi chép về những vấn đề ngữ nghĩa – cú pháp] Điều cần lưu ý thêm là ở chỗ ,sự biến đổi, tính nhân quả trong kiểu câu chúng ta đang xem xét cho phép tập trung tiêu điểm chú ý vào kết quả, hệ quả, còn cái sự tình có trước bị đẩy lùi vào hậu cảnh, không được nói tới hiển ngôn. - Đặc điểm ngữ nghĩa đang xem xét của kiểu câu(tức khía cạnh biến đổi, nhân - quả của nó) dẫn tới một loạt đặc điểm khác mà chúng tôi sẽ phân tích thêm dưới đây. Thứ nhất,là vấn đề có liên quan đến các vị từ hành động có thể xuất hiện trong những câu kiểu (Chạy mất cá của người ta giờ! Bay mát con chim hoạ mi của tao !). ở trên, chúng tôi đã có dịp nhận xét sơ bộ rằng: chạy, bay…xuất hiện ở đây đã mất đi một phần quan trọng những đặc tính của vị từ hành động điển hình. Trong các công trình nghiên cứu khác nhau, đặc trưng nguyên mẫu, điển hình thường được nhắc tới của vai nghĩa người hành độnghay chủ thể (agent) là: Đó là người hoặc động vật; trong đó người > động vật. Có ý đồ (trong hành động) chủ thể thực hiện hành động một cách có ý đồ, có chủ đích. Điều khiển hành động của mình. Chịu trách nhiệm cơ bản vè những gì diễn ra (hành động và những biến đổi khác nhau như là hệ quả của hành động). Nếu ta đem so sánh những đặc trưng mẫu đó với các đối tượng và hành động trong những câu nói về biến cố “chạy mất cá”, “bay mất chim hoạ mi” thì thấy rất rõ rằng: Những câu này, như đã nói, diễn đạt sự tình như là hệ quả của một cái gì khác diễn ra từ trước. Do đó, chúng phải được tri nhận một cách tự nhiên hơn cả như là một tình trạng do một cái gì đó tạo nên, đem đén,xô đẩy đến v.v.. chứ không phải là do sự chủ động có mục đích ý đồ có động cơ chuẩn bị. Vì vậy đối tượng được nói tới trong những trường hợp này thường là động vật. Nếu người ta không cẩn thận làm vỡ bờ hay làm gãy các nan lồng thì những con cá sẽ chạy đi nơi khác mất, những con chim sẽ bay đi …Song đó có thể chỉ là vận động bơi tự nhiên, sự xô đẩy của dòng nước…. Chứ không phải là “mục đích ”, “động cơ ” của những con cá , con chim chạy chốn khỏi chủ thể sở hữu của nó. Chim, cá và hoạt động của chúng ở đây chỉ cái chịu tác động xô đẩy của một hoàn cảnh khác. Và đương nhiên cá, chim không phải là những kẻ “chịu trách nhiệm cơ bản”- hiểu theo nghĩa trừu tượng, khái quát của thuật ngữ siêu ngôn ngữ này về hoàn cảnh mới nảy sinh. Vậy nên rất khó sử dụng kiểu câu này, nếu nó liên quan chủ thể là người và hành động của con người. Để làm rõ điều hãy so sánh các câu sau: (Cẩn thận), chạy mất cá của tao ! (Thôi !), bay mất con chim họa của tao rồi (??) Đi mất con trai tôi rồi ! (??) Chạy mất anh bạn tôi rồi ! Thứ hai là, do phản ánh một sự tồn tại nhân quả, những câu đang xem xét có mối quan hệ rất rõ với những câu mang tính gây khiến. Cái trật tự: vị từ đứng trước, đối tượng đứng sau cũng rất quen thuộc với những câu gây khiến. Ví dụ: • Khói xăng làm đen hết mặt thằng bé ss Đen hết mặt thằng bé. • Cứ quạt bếp mãi, làm cháy cả cá của người ta rồi. ss Cháy cả cá người ta rồi kìa ! • Cẩn thận, anh làm rách sách tôi bây giờ. ss Rách sách tôi bâygiờ! • Buộc lại đi, xóc quả rơi rau đấy ! ss (Cẩn thận) rơi rau đấy ! • Tô thế nào mà hỏng cả bức tranh của nó ss Hỏng mất tranh của nó rồi ! + (Đi với đứng thế à ?!) Làm chết con người ta có ngày !ss (Đi với đứng thế à !) chết con người ta có ngày ! - Bây giờ, chúng tôi chuyển sang xem xét những đặc trưng ngữ dụng thường thấy sau đây: + Kiểu câu đang xét đặc trưng cho kiểu hoàn cảnh ngữ dụng. Ổ đó người nói thường không biết hoặc không quan tâm tới các sự tình như là nguyên nhân. Tiêu điểm chú ý mà người nói dồn cả vào chính là cái sự tình kết quả: cái đến, tới,, xảy ra hay có thẻ xảy ra trong thực tế. Trong trường hợp người nói biết sự tình nguyên nhân tiề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN20 (16).doc