Khóa luận Tìm hiểu một số vấn đề về hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . . .1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HÀ TÂY . . . .3

I. Lịch sử ra đời và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam .3

II/ Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Tây .4

III/ Đặc điểm cơ bản của NHNo&PTNT Hà Tây . .5

1. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT Hà Tây . .5

 1.1 Chức năng . .5

 1.2 Nhiệm vụ . . .7

1.3 Điều kiện thuận lợi và khó khăn tác động đến việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ 8

2.Vài nét về các hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Tây . . . . .9

 2.1 Hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Tây . . .9

 2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHNo &PTNT Hà Tây . . .12

 2.2.1 Vai trò của hoạt động kinh doanh đối ngoại đối với các NHTM, trong đó có NHNo&PTNT Hà Tây . .12

 2.2.2 Một số hoạt động chủ yếu.15

IV/Tổ chức mạng lưới của NHNo&PTNT Hà Tây . .18

1. Bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT Hà Tây.18

2. Vai trò của phòng Thanh toán quốc tế và Kinh doanh ngoại tệ tại NHNo & PTNT Hà Tây.18

 

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT HÀ TÂY GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NƯỚC TA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. . .21

I. Một số hoạt động chủ yếu góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại . . . .21

1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ . .21

 1.1 Hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ .21

 1.1.1 Kết quả kinh doanh mua bán ngoại tệ . 22

1.1.2 Một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ. .26

 1.2 Hoạt động kinh doanh tiền gửi ngoại tệ .27

 1.2.1 Kết quả kinh doanh tiền gửi ngoại tệ .27

 1.2.2 Một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh tiền gửi ngoại tệ. .29

2. Hoạt động thanh toán quốc tế . .29

2.1 Chuyển tiền.30

 2.1.1 Định nghĩa . . .30

 2.1.2 Trình tự tiến hành nghiệp vụ . . .30

 2.1.3 Thực tiễn áp dụng ở NHNo&PTNT Hà Tây .32

2.2 Nhờ thu . .37

 2.2.1 Định nghĩa . .37

 2.2.2 Các loại nhờ thu . . .38

 2.2.3 Thực tiễn áp dụng tại NHNo&PTNT Hà Tây .41

2.3 Tín dụng chứng từ . .46

 2.3.1 Khái quát chung về phương thức TDCT . 46

 2.3.2 Quy trình thực hiện nghiệp vụ . .47

2.3.3 Các loại thư tín dụng phổ biến ở NHNo & PTNT Hà Tây . .48

2.3.4 Thực trạng hoạt động thanh toán bằng L/C ở NHNo & PTNT Hà Tây . . .51

3. Hoạt động tín dụng quốc tế . . .59

3.1 Khai thác vốn quốc tế .59

3.2 Tài trợ ngoại thương . .62

4. Hoạt động quan hệ đại lý ngân hàng . . .66

 4.1 Vai trò của hoạt động đại lý ngân hàng . .66

 4.2 Thực tiễn hoạt động đại lý ngân hàng ở NHNo&PTNT Hà Tây .67

 4.3 Một số hạn chế trong công tác quan hệ đại lý ngân hàng .69

5. Hoạt động khác . .70

III. Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại của NHNo &PTNT Hà Tây .71

1. Lý do dẫn đến những thành công . .71

2. Nguyên nhân gây ra tồn tại . . .73

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT HÀ TÂY TRONG VIỆC MỞ RỘNG QUAN HỆ KTĐN CỦA NƯỚC TA THỜI GIAN TỚI .76

I. Định hướng phát triển của nền kinh tế và của ngành ngân hàng trong giai đoạn 2001-2010 . 76

1. Đặc điểm tình hình kinh tế đất nước hiện nay và định hướng phát triển giai đoạn 2001-2010 . . 76

2. Đặc điểm tình hình của ngành Ngân hàng và định hướng phát triển của NHNo & PTNT Hà Tây . . .79

 2.1 Đặc điểm tình hình ngành ngân hàng hiện nay và định hướng cho những năm tới .79

 2.2 Định hướng của NHNo & PTNT Hà Tây . . .81

II. Một số giải pháp chủ yếu . . 81

1. Tiếp tục đổi mới, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 81

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiếp thị thu hút khách hàng .83

3. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ . . .84

4. Cải cách thủ tục hành chính để nâng cao chất lượng dịch vụ .85

5. Công tác đào tạo nguồn nhân lực . . 86

 * KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT.89

KẾT LUẬN . .91

Phụ lục

Danh mục tài liệu tham khảo

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu một số vấn đề về hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường hợp người nhập khẩu từ chối thanh toán và không nhận hàng thì yêu cầu ngân hàng đại lý thông báo ngay bằng điện và Ngân hàng No Hà Tây sẽ phối hợp với người xuất khẩu để xử lý. Tuỳ theo tính chất, giá trị hàng hoá, thị trường mà lựa chọn các cách giải quyết khác nhau: Bán hàng giảm giá Nhờ ngân hàng đại lý làm thủ tục chuyển hàng hoá lại cho NH No Hà Tây Nhờ ngân hàng đại lý đưa ra bán đấu giá. * Đối với hình thức nhờ thu phiếu trơn thì ngân hàng uỷ thác chỉ cần lập thủ tục nhờ thu kèm theo hối phiếu do người xuất khẩu lập gửi đến ngân hàng đại lý và trình tự thực hiện cũng tương tự như trên chỉ khác là không xuất trình chứng từ vì chứng từ đã được gửi thẳng cho người nhập khẩu. Nói chung, phương thức này chỉ đơn giản trong trường hợp cả hai bên có thiện chí với nhau. Trường hợp nếu người nhập khẩu không nhận hàng thì phương thức này trở nên rất phức tạp, thanh toán viên phải điện nhắc và theo dõi liên tục. b/ NHNo Hà Tây là NH đại lý *Đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ: Khi nhận được thư nhờ thu của ngân hàng nước ngoài gửi đến kèm theo bộ chứng từ hay hàng hoá để nhờ thu tiền hàng của người nhập khẩu ở Việt Nam, thanh toán viên sẽ kiểm tra sự hợp lệ giữa các chứng từ và lập thư thông báo cho người xuất khẩu biết kèm theo một bản nhờ thu của ngân hàng nước ngoài để họ có ý kiến. Theo phương thức này, NHNo & PTNT Hà Tây phải lưu giữ bộ chứng từ để chờ khách hàng đến trả tiền. NHNo & PTNT Hà Tây chỉ giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu khi họ trả tiền đối với hình thức D/P hoặc làm thủ tục chấp nhận thanh toán hối phiếu khi đến hạn đối với hình thức D/A. Nếu NHNo & PTNT Hà Tây đã giao chứng từ cho người nhập khẩu để nhận hàng trước khi họ thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu, thì ngân hàng sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra. Sau khi gửi thông báo và thư nhờ thu cho người nhập khẩu, thanh toán viên hạch toán ghi nhập tài khoản “chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài gửi đến nhờ thu”. Gặp trường hợp nhờ thu theo hình thức D/A thì sau khi người nhập khẩu làm thủ tục chấp nhận hối phiếu, thanh toán viên phải thông báo cho ngân hàng nước ngoài biết. Trước khi đến hạn thanh toán 3 ngày, thanh toán viên làm thủ tục thanh toán và hạch toán tương tự như đối với hình thức D/P. Trường hợp nếu người nhập khẩu từ chối một phần giá trị nhờ thu thì ngay sau khi nhận được thông báo từ chối, thanh toán viên điện cho ngân hàng uỷ thác biết và chờ chỉ thị của họ. Nếu ngân hàng uỷ thác chấp nhận việc từ chối đó thì thanh toán viên thông báo cho người nhập khẩu và thực hiện các bước như trên. Nếu ngân hàng uỷ thác từ chối hay có chỉ thị khác thì NHNo &PTNT Hà Tây sẽ thực hiện theo chỉ thị mới của họ, nếu trong vòng 15 ngày kể từ ngày NHNo & PTNT Hà Tây gọi điện thông báo cho ngân hàng uỷ thác mà không nhận được sự trả lời, NHNo & PTNT Hà Tây sẽ điện báo cho Ngân hàng uỷ thác biết quyết định gửi trả lại chứng từ, đồng thời lập thủ tục gửi chứng từ cho họ. Sau khi hoàn thành, thanh toán viên hạch toán ghi xuất tài khoản ngoại bảng trên. * Đối với phương thức nhờ thu trơn thì ngay khi người nhập khẩu trả tiền, ngân hàng giao hối phiếu cho họ và quy trình thanh toán cũng giống như phương thức nhờ thu kèm chứng từ, chỉ khác là ngân hàng không nắm giữ chứng từ. Như vậy, với tư cách là ngân hàng đại lý, NHNo & PTNT Hà Tây chỉ tuân theo những chỉ thị trong thư nhờ thu do ngân hàng uỷ thác gửi đến, nhưng NHNo & PTNT Hà Tây luôn luôn cố gắng để làm sao vừa đảm bảo được uy tín của mình, vừa đảm bảo quyền lợi cho người nhập khẩu. Tuy không chịu trách nhiệm về việc kiểm tra chứng từ khi nhận uỷ thác nhờ thu nhưng NHNo & PTNT vẫn kiểm tra để phát hiện kịp thời những vấn đề có liên quan không đảm bảo an toàn cho hàng hoá nhập khẩu để báo cho người nhập khẩu biết. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nhập khẩu, NHNo & PTNT Hà Tây đã mời người nhập khẩu đến ngân hàng để xem xét bộ chứng từ hàng hoá trước, nếu gặp trường hợp chứng từ có những sai sót đáng nghi ngờ thì ngân hàng sẽ phối hợp với người nhập khẩu cùng giải quyết. Trường hợp người nhập khẩu không đồng ý thanh toán, ngân hàng cần chú ý không được phép tự ý xử lý hàng hoá đồng thời phải bảo quản bộ chứng từ đầy đủ, không để bị mất mát. Thời gian vừa qua, NHNo & PTNT Hà Tây đã hoàn thành tốt công tác này, đã thu đủ và đúng hạn những thư nhờ thu của ngân hàng uỷ thác gửi đến, chưa có trường hợp nào không thu được tiền. Trong số 11 trường hợp nhờ thu của năm 2001, chỉ có 1 trường hợp là nhờ thu trơn, còn lại đều là nhờ thu kèm chứng từ. Trị giá của 11 hối phiếu này là: 585.234,13 USD, chủ yếu là để thanh toán cước phí vận tải, bảo hiểm cho phía nước ngoài. Cho đến nay, công tác thanh toán nhờ thu ở NHNo & PTNT Hà Tây vẫn được tiến hành một cách thận trọng và chưa để xảy ra sai sót nào. Tuy vậy, tỉ trọng thanh toán trong tổng các phương thức thanh toán quốc tế còn nhỏ bé, chưa đem lại nhiều hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng. c/ Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn áp dụng phương thức nhờ thu tại NHNo & PTNT Hà Tây: Ngoài những thuận lợi và ưu điểm kể trên, theo phương thức này thì người xuất khẩu bị ngân hàng khống chế chứng từ tức là quyền sở hữu vẫn thuộc về người nhập khẩu cho đến khi người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu trả chậm. Đối với phương thức nhờ thu phiếu trơn: Phương thức này không thích hợp trong thanh toán hàng xuất – nhập khẩu bởi vì nếu người mua không có thiện chí, họ có thể nhận hàng nhưng lại gây khó khăn khi thanh toán cho người xuất khẩu , hoặc nếu người mua trả tiền đối với hối phiếu trả ngay nhưng họ không biết người bán giao hàng như thế nào vì chứng từ đi kèm với hàng hoá chứ không đi cùng với hối phiếu. Vì vậy, phương thức này thường được sử dụng để thanh toán các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá vì việc thanh toán không cần thiết phải kèm theo chứng từ như tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt bồi thường.... hoặc dùng trong trường hợp người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hay chi nhánh của nhau Đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ: So với phương thức nhờ thu phiếu trơn thì phương thức này có đảm bảo hơn cho người xuất khẩu vì đã có ngân hàng khống chế chứng từ. Tuy nhiên, ngân hàng mới chỉ khống chế được quyền định đoạt hàng hoá của người mua, chứ chưa khống chế được việc trả tiền của họ. Dùng phương thức này, người xuất khẩu sẽ có những bất lợi như: Nếu người nhập khẩu do nguyên nhân nào đó, ví dụ như tình hình mua bán trên thị trường biến động hoặc gặp khó khăn về tài chính dẫn đến không có khả năng thanh toán nên họ từ chối nhận hàng thì người xuất khẩu phải chịu rủi ro về hàng hoá, đồng thời hàng bị đưa vào kho của nước người nhập khẩu, người xuất khẩu phải chịu mọi tổn thất về đọng vốn và các chi phí phụ như: phí vận tải, phí lưu kho.... Ngoài ra, người xuất khẩu không làm chủ được về thời hạn thanh toán kể từ lúc ngân hàng nhận được chứng từ gửi đi nhờ thu. Còn đối với người nhập khẩu có thể gặp phải trường hợp hàng hoá mô tả trong chứng từ không được giao đúng về mặt số lượng cũng như chủng loại hàng đã được thoả thuận trong hợp đồng. Tóm lại, chúng ta nên sử dụng phương thức nhờ thu trong những mối quan hệ làm ăn có uy tín với nhau hoặc những khách hàng đã qua thử thách, những hợp đồng có giá trị nhỏ hoặc hàng hoá dễ tiêu thụ. 2.3 Tín dụng chứng từ ( Letter of Credit – L/C) 2.3.1 Khái quát chung về phương thức tín dụng chứng từ a/Khái niệm Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. b/ Vai trò của phương thức L/C trong thanh toán quốc tế Trong các giao dịch thương mại quốc tế, các bên tham gia vào quan hệ mua bán đều ở cách xa nhau về địa lý, ngôn ngữ, luật lệ, phong tục, tập quán hoặc thường xuyên quan hệ mua bán với những người chưa một lần gặp mặt. Do đó cả hai bên đều không thể kiểm soát được việc thực hiện nghĩa vụ với nhau. Người mua không dám trả tiền trước khi chưa chắc chắn sẽ nhận được hàng. Người bán thì ngại nếu giao gửi hàng trước có thể sẽ không nhận được tiền. Sự ra đời của phương thức tín dụng chứng từ là cách giải quyết tốt nhất cho những trường hợp trên. Nó đảm bảo chắc chắn quyền lợi cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu. Đối với người xuất khẩu, tín dụng chứng từ đảm bảo chắc chắn thu đủ, đúng và kịp thời tiền bán hàng vì người trả tiền trong phương thức này là ngân hàng mở thư tín dụng, mà ngân hàng là một tổ chức tài chính, đa số đều có năng lực rất mạnh, đủ uy tín và đủ khả năng đảm bảo thanh toán. Theo phương thức này, người xuất khẩu chỉ nhận được tiền sau khi đã giao hàng, ngân hàng chỉ trả tiền cho người xuất khẩu sau khi đã kiểm tra nội bộ chứng từ do ngân hàng phục vụ người xuất khẩu xuất trình. Đối với người nhập khẩu, tín dụng chứng từ đảm bảo cho việc nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và thời gian. Có thể nói, trong các phương thức thanh toán hiện nay, tín dụng chứng từ là phương thức thể hiện nhiều ưu điểm hơn cả và vì thế nó được áp dụng rộng rãi trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu không chỉ ở nước ta mà còn trên toàn thế giới. 2.3.2 Quy trình thực hiện nghiệp vụ a/ Các bên tham gia: Người xin mở thư tín dụng: là người mua, người nhập khẩu hàng hóa, hoặc là người mua uỷ thác cho một người khác. Ngân hàng mở thư tín dụng: là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người xuất khẩu. Thường thì đây là ngân hàng được hai bên mua - bán thoả thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng Người hưởng lợi thư tín dụng: là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định Ngân hàng thông báo thư tín dụng: thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người hưởng lợi. Ngoài các bên đã kể trên, còn có thể có một số thành phần khác tham gia vào phương thức này, như: Ngân hàng trả tiền: là ngân hàng mở thư tín dụng, hoặc cũng có thể là một ngân hàng khác do ngân hàng mở thư tín dụng uỷ nhiệm. Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người xuất khẩu thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo. Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng đứng xác nhận cho ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của người bán. b/ Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ: Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông báo L/C Người nhập khẩu Người xuất khẩu 1 7 8 6 5 3 1 2 5 6 Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng. Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một L/C và thông qua đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu Khi nhận được thông báo này (thường là qua hệ thống SWIFT, telex..), ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông thông báo về việc mở thư tín dụng đó, và khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu. Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán. Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu. Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền. 2.3.3 Các loại thư tín dụng phổ biến ở NHNo Hà Tây Trong phương thức tín dụng chứng từ, có một công cụ rất quan trọng không thể thiếu được, đó là thư tín dụng (L/C). Thư tín dụng được chia thành rất nhiều loại phong phú và đa dạng sử dụng trong những trường hợp cụ thể khác nhau. Để hiểu rõ hơn về các loại L/C , cần phải nghiên cứu các loại thư tín dụng phổ biến đang áp dụng hiện nay. a/ Khái niệm về L/C Thư tín dụng (L/C) là một chứng thư (điện hoặc ấn chỉ) trong đó ngân hàng mở thư tín dụng cam kết sẽ trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được một bộ chừng từ phù hợp với nội dung của thư tín dụng. Thư tín dụng có tính chất rất quan trọng, tuy nó được hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán, nhưng sau khi được thiết lập thì nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng. b/ Các loại L/C phổ biến ở NHNo và PTNT Hà Tây: Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C) Thư tín dụng có thể huỷ ngang là một loại thư tín dụng mà ngân hàng mở thư tín dụng và các tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ thư tín dụng bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi thư tín dụng. Đây là loại thư tín dụng rất ít được sử dụng trên thực tế bởi vì đây mới chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là cam kết nên không có độ tin cậy cao, ảnh hưởng đến quyền lợi của người hưởng lợi. Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) Thư tín dụng không thể huỷ ngang là một loại thư tín dụng mà sau khi đã được ngân hàng mở thì không thể sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó nếu chưa có sự thoả thuận giữa người mua, người bán và ngân hàng mở thư tín dụng. Hiện nay đây là loại thư tín dụng cơ bản nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế vì nó là một sự cam kết trả tiền của ngân hàng. Không ai được quyền đơn phương ( kể cả ngân hàng) tự sửa đổi, thêm vào hay huỷ bỏ thư tín dụng đó trù khi đã có sự thoả thuận của các bên tham gia thư tín dụng (trên thực tế thường phải có điện huỷ thư tín dụng xác nhận bằng khoá mật giữa các bên). Theo UCP- 500, một thư tín dụng không ghi chữ “IRREVOCABLE” thì vẫn được coi là không huỷ ngang được. Thư tín dụng không huỷ ngang có các loại sau: Thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận ( Confirmed Irrevocable L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ được một ngân hàng khác đứng ra đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Thư tín dụng không huỷ ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không còn quyền đòi lại tiền từ người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C) Là loại thư tín dụng không huỷ ngang, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả ( hay chuyển nhượng) toàn bộ hay một phần số tiền của thư tín dụng cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) Thư tín dụng tuần hoàn là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, trong đó quy định ràng sau khi thư tín dụng sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hết hạn hiệu lực của thư tín dụng thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy thư tín dụng tuần hoàn đến khi nào hết toàn bộ tổng giá trị hợp đồng. Thư tín dụng dự phòng (Stand – by L/C) Thư tín dụng dự phòng là loại thư tín dụng không huỷ ngang trong đó ngân hàng mở L/C cam kết với người nhập khẩu là sẽ thanh toán lại tiền cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo điều kiện của L/C đồng thời sẽ phải bồi thường các khoản thiệt hại do mình gây ra cho người nhập khẩu trong trường hợp đó. Thư tín dụng ứng trước (Thư tín dụng có điều khoản đỏ - Red-clause L/C) : Thư tín dụng có điều khoản đỏ là một loại thư tín dụng trong đó quy định một khoản tiền được ứng trước cho người xuất khẩu vào một thời điểm xác định trước khi bộ chứng từ hàng hoá được xuất trình. Trên thực tế, thư tín dụng ứng trước là loại thư tín dụng trong đó thường có quy định một điều khoản đặc biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong thư tín dụng. Điều khoản đặc biệt đó gọi là điều khoản đỏ (Red clause). Thư tín dụng có điều khoản đỏ là một sự uỷ quyền của ngân hàng mở thư tín dụng đối với ngân hàng chiết khấu, ứng trước một khoản tiền cho người hưởng để giúp họ có thêm nguồn vốn mua hàng cho thư tín dụng đã mở. Tóm lại, qua những vấn đề trên, chúng ta thấy thư tín dụng thương mại là công cụ quan trọng nhất của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Bởi vì sau khi được lập ra trên cơ sở hợp đồng mua bán thì nó lại hoàn toàn độc lập , không phụ thuộc vào hợp đồng này. Do đó, nó là cơ sở pháp lý đáng tin cậy cho các bên, bắt buộc các bên tham gia trong thư tín dụng đó phải thực hiện theo đúng quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình được quy định trong điều kiện của thư tín dụng 2.3.4 Thực trạng hoạt động thanh toán bằng L/C ở NHNo & PTNT Hà Tây Kể từ khi được bắt đầu thực hiện vào những năm 96-97, bằng những bước đi tích cực và vững chắc dựa trên cơ sở những kinh nghiệm và nền móng đã đạt được qua các năm, hoạt động thanh toán bằng phương thức L/C của NHNo & PTNT Việt Nam đến nay đã đạt được những kết quả đáng kể. Tốc độ phát triển nhanh với khối lượng phát sinh nghiệp vụ ngày càng lớn, phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng đã tạo điệu kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch, đồng thời cũng nâng cao uy tín và phạm vi ảnh hưởng của NHNo & PTNT Hà Tây đối với các tổ chức tín dụng, khách hàng trong nước và quốc tế. a/ Kết quả thực hiện thanh toán bằng phương thức L/C: Ký quỹ :Trong TTQT, khách hàng phải thực hiện ký quỹ khi đề nghị ngân hàng phát hành tín dụng thư (L/C) hoặc xác nhận L/C. ý nghĩa của việc ký quỹ: Ký quỹ nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Trường hợp ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay thay cho bên mở L/C, tiền ký quỹ sẽ được sử dụng trước để thanh toán cho người hưởng lợi, phần còn lại ngân hàng mới dùng vốn của mình để thanh toán sau. Theo quyết định 447 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam thì mức ký quỹ được xác định như sau: Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng theo dõi khách hàng đề xuất mức ký quỹ, phụ trách phòng tín dụng ký trình lãnh đạo duyệt. Đối với khách hàng không có quan hệ tín dụng: Giám đốc chi nhánh giao cho phòng tín dụng hoặc phòng Thanh toán quốc tế đề xuất mức ký quỹ, trình lãnh đạo duyệt. Việc xác định mức ký quỹ hoàn thành trong 8 giờ làm việc Khách hàng phải chuyển đủ số tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ trước khi mở L/C. Trên thực tế, tại NHNo & PTNT Hà Tây có 3 mức ký quỹ: Ký quỹ dưới 100% trị giá L/C Những doanh nghiệp được ngân hàng áp dụng mức ký quỹ này thường là các doanh nghiệp Nhà nước có uy tín, có quan hệ lâu dài với Ngân hàng. Ngoài ra, khách hàng đó phải có quan hệ tín dụng và thanh toán tốt với Ngân hàng .Ví dụ như: Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây (UNIMEX Hà Tây), công ty CP thiết bị thực phẩm Phú Xuyên… Ký quỹ 100% trị giá L/C Mức ký quỹ này là rất phổ biến ở NHNo & PTNT Hà Tây. Nó được áp dụng cho các doanh nghiệp lần đầu đến thanh toán tại ngân hàng, hoặc thanh toán nhiều lần nhưng không phải là doanh nghiệp có danh tiếng trên thị trường, hoặc do mặt hàng nhập về có giá trị lớn nhưng lại khó tiêu thụ… Hiện nay, trên 80% số L/C được mở tại NHNo & PTNT Hà Tây là có mức ký quỹ 100%. Điều này đảm bảo hoạt động thanh toán của ngân hàng thời gian qua diễn ra rất tốt, không có trường hợp nào không có khả năng chi trả sau khi đã nhận hàng. Nhưng nếu muốn thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tìm hiểu, nghiên cứu các doanh nghiệp để có thể giảm mức ký quỹ xuống dưới 100%, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quay vòng vốn, tránh bị ứ đọng tại ngân hàng vì thời gian thanh toán của các L/C thường là rất dài. * Việc thanh toán của các L/C có mức ký quỹ dưới 100% : doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những cách sau, hoặc là kết hợp cùng lúc nhiều cách thanh toán: + Thanh toán bằng vốn tự có: Nếu khách hàng muốn thanh toán bằng hình thức này thì phải được sự nhất trí của ngân hàng. Sau khi đã duyệt, NHNo & PTNT Hà Tây sẽ quản lý toàn bộ vận đơn và yêu cầu khách hàng lập giấy cam kết thanh toán đúng như nội dung quy định của ngân hàng đồng thời đóng dấu sẵn đơn xin vay và giấy nhận nợ. Khi người nhập khẩu đã thanh toán đầy đủ số tiền ngoài phần ký quỹ thì ngân hàng mới ký hậu bộ vận đơn để giao cho doanh nghiệp đi nhận hàng. Nếu đến hạn thanh toán mà khách hàng không có đủ vốn tự có để thanh toán thì số tiền đó sẽ bị chuyển thành nợ với ngân hàng. + Thanh toán bằng việc vay vốn NHNo & PTNT Hà Tây: Nếu khách hàng đề nghị vay vốn NHNo Hà Tây để thanh toán L/C số tiền còn lại sau khi đã ký quỹ bằng vốn tự có thì phải được sự đồng ý của phòng tín dụng. Nếu đồng ý cho vay, ngân hàng và doanh nghiệp ký sẵn đơn xin vay và giấy nhận nợ nhưng để trống ngày nhận nợ. Ngày ngân hàng thanh toán bộ chứng từ là ngày hạch toán nhận nợ vay ghi vào giấy nhận nợ. Loại L/C thường mở: Trong thanh toán quốc tế, có tới hơn 10 loại L/C được sử dụng phổ biến. Song trên thực tế, do quy mô của hoạt động thanh toán quốc tế ở NHNo & PTNT Hà Tây còn rất nhỏ, trình độ của cán bộ còn hạn chế nên chỉ có một vài loại L/C được áp dụng. Đó là những loại L/C rất thông thường, dễ sử dụng với một ngân hàng mới tham gia vào thanh toán quốc tế như NHNo Hà Tây. Nhìn trên sơ đồ có thể thấy gần 90% số L/C được mở tại NHNo & PTNT Hà Tây là L/C không huỷ ngang, trong số đó có một vài L/C là có ngân hàng nước ngoài xác nhận. Như trên đã phân tích, đây là loại L/C phổ biến nhất, an toàn cho cả người xuất khẩu và nhập khẩu nên được các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều. Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán quốc tế năm 2001 - Phòng TTQT&KDNT Trong năm 2001, NHNo & PTNT Hà Tây đã thực hiện 285 lần mở L/C , trong đó 229 L/C là trả chậm với trị giá 3.947.256 USD (chiếm 77% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) và chỉ có 56 L/C trả ngay với trị giá 1.144.576 USD . Đặc biệt là đã bắt đầu có một vài thư yêu cầu xin mở L/C với những hình thức ngày càng phức tạp hơn, như công ty 89 (Bộ Quốc phòng) xin mở L/C tuần hoàn chuyển nhượng cho cả năm với tổng trị giá L/C lên đến 3 triệu USD. Kể từ khi bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho đến hết tháng 10 năm 2002, chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tây đã 27 lần mở L/C điều khoản đỏ (L/C ứng trước) với tổng trị giá của các L/C này là 1.578.924,26 USD. Thực tế công tác thanh toán thời gian qua cho thấy khách hàng nhất là những nhà xuất khẩu nông sản và dệt may rất quan tâm đến loại L/C ứng trước này bởi nó giúp họ có một khoản tiền trước khi làm hàng và cố định được thị trường xuất khẩu. Trong tương lai, để khuyến khích hơn nữa các hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ của các cán bộ thanh toán và dám mạnh dạn áp dụng những loại L/C mới nhưng có lợi cho người xuất khẩu, nhập khẩu và cho chính cả ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành nghề của ngân hàng 2000 2001 10 tháng đầu năm 2002 Số DN Tỉ lệ(%) Số DN Tỉ lệ (%) Số DN Tỉ lệ(%) Dệt may 11 40.74 13 31.71 18 30.00 Công nghiệp 5 18.52 8 19.51 14 23.33 Lâm sản 0 - 0 - 1 1.67 Thủ công mỹ nghệ 2 7.41 5 12.20 7 11.67 Nông sản 1 3.70 4 9.76 5 8.33 Dịch vụ 8 29.63 11 26.83 15 25.00 Tổng số 27 41 60 (Nguồn: Phòng KDNT và TTQT - NHNo & PTNT Hà Tây) Theo bảng thống kê trên, số lượng các doanh nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất là trong ngành dệt may. Tuy nhiên, vị trí của các doanh nghiệp này đang ngày càng giảm đi để nhường chỗ vào đó là các doanh nghiệp ở những ngành nghề khác, như công nghiệp, lâm nghiệp... Các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị chỉ chiếm trên dưới 20% số lượng nhưng lại chiếm tới 40% về tổng trị giá mở L/C, do những dây chuyền nhập khẩu hầu hết là có giá trị lớn. Theo dõi tình hình thanh toán của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà tây , có thể thấy: việc khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu còn rất hạn chế. Phần vì thiếu vốn, phần do thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin nên họ chưa dám mạnh dạn bước ra thị trường nước ngoài. Trong thời gian tới, với ưu thế của một vùng có nhiều sản phẩm nông sản nổi tiếng, nếu ngân hàng và các doanh nghiệp tạo ra được sự hợp tác chặt chẽ sẽ là tiền đề để đẩy mạnh hoạt động thanh toán của ngân hàng nông nghiệp Hà Tây nói riêng và hoạt động ngoại thương của đất nước nói chung. Kim ngạch L/C xuất , nhập Nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu qua NHNo Hà tây ngày càng lớn với các mặt hàng phong phú, đa dạng. Thông qua hoạt động mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và sử dụng nguồn tài trợ tín dụng thương mại từ các tổ chức trong và ngoài nước cùng với khả năng xử lý nghiệp vụ với một quy trình thanh toán hợp lý, NHNo & PTNT Hà Tây đã phát hành L/C nhập khẩu với số lượng và tổng giá trị không ngừng tăng. Đặc biệt từ năm 2000, khi mạng thanh toán của Ngân hàng nông nghiệp Hà Tây được hoà cùng mạng thông tin viễn thông liên ngân hàng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKLTN.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan