Khóa luận Tìm hiểu nhận thúc của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình về HIV/AIDS

 

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

Phần thứ nhất : Những vấn đề chung

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

4. Đối tượng nghiên cứu

5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu

6. Giả thuyết nghiên cứu

7. Phương pháp nghiên cứu

Phần thứ hai : Nội dung nghiên cứu

Chương 1 : Cơ sở lý luận

1. Khái niệm nhận thức

1.1. Khái niệm nhận thức

1.2. Các mức độ của nhận thức

1.3. Các tiêu chí để đánh giá nhận thức

1.4. Mối quan hệ giữa nhận thức với các hiện tượng tâm lý khác

1.4.1 Mối quan hệ giữa nhận thức với xúc cảm, tình cảm

1.4.2. Mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ

1.4.3. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi

2. Những vấn đề cơ bản về HIV/AIDS

2.1. Khái niệm HIV

2.1.1. Định nghĩa

2.1.2. Phân loại HIV

2.1.3. HIV tồn tại trong cơ thể người

2.1.4. HIV tồn tại trong môi trường

2.1.5. Các con đường lây truyền nhiễm HIV

2.1.5.1. Lây truyền qua đường tình dục

2.1.5.2. Lây truyền qua đường máu

2.1.5.3. Lây truyền từ mẹ sang con

2.1.6. Đường không lây truyền HIV.

2.1.7. Cách thức HIV xâm nhập và phát triển trong cơ thể người.

2.2. Khái niệm AIDS

2.2.1. Định nghĩa

2.2.2. Các giai đoạn và các triệu chứng biểu hiện

2.2.2.1. Giai đoạn nhiễm HIV cấp

2.2.2.2.Giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng

2.2.2.3. Giai đoạn cận AIDS

2.2.2.4. Giai đoạn AIDS toàn phát

2.2.3. Các biện pháp phòng chống cơ bản

2.2.3.1. Phòng lây truyền qua đường tình dục

2.2.3.2.Phòng lây truyền qua đường máu

2.2.3.3. Phòng lây truyền từ mẹ sang con

3. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản ở lứa tuổi học sinh PTTH

Chương 2 : Kết quả nghiên cứu

1. Nhận thức chung về HIV/AIDS

1.1 .Nhận thức về bản chất của AIDS

1.2. Nhận thức về tác nhân gây bệnh AIDS và cách thức xâm nhập của HIV vào cơ thể

1.3. Nhận thức về tính chất nguy hiểm của bệnh AIDS

2. Nhận thức về nguyên nhân, con đường lây truyền HIV/AIDS

2.1. Nhận thức về nguyên nhân xã hội gây nên bệnh

2.2. Nhận thức về những hành vi có nguy cơ lây bệnh AIDS

2.3.Nhận thức về nhóm người có hành vi nguy cơ bị lây nhiễm cao

3. Nhận thức về các giai đoạn, triệu chứng biểu hiện và các biện pháp phòng ngừa.

3.1. Nhận thức về sự khác nhau giữa HIV và AIDS.

3.2. Nhận thức về cách nhận biết người nhiễm HIV/ AIDS.

3.3. Nhận thức về thời gian làm xét nghiệm phát hiện ra vi rut HIV.

3.4. Nhận thức về giai đoạn cửa sổ.

3.5. Nhận thức về các giai đoạn và triệu chứng biểu hiện của bệnh AIDS.

3.6. Nhận thức về cách thức phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục.

3.7. Nhận thức về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS qua đường máu.

4 . Hành vi ứng xử đối với người nhiễm HIV/AIDS

4.1. Ưng xử của bản thân có liên quan với vấn đề nhiễm HIV/AIDS

4.2.Thái độ của bản thân đối với người nhiễm HIV/AIDS

4.3.Hành vi ứng xử với người nhiễm HIV/AIDS

5. Công tác giáo dục, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS của trường.

5.1.Cách tiếp cận thông tin về HIV/ AIDS của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh

5.2. Nhận thức về các biện pháp giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong các trường PTT

 

 

 

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2471 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu nhận thúc của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình về HIV/AIDS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quả trên cho thấy nhận thức đúng của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh về số trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV do mẹ chúng mang con vi rut này là quá thấp. Điều này có thể được lý giải là do câu hỏi mà chúng tôi đưa ra là quá khó vì nó liên quan đến số liệu thống kê đòi hỏi phải chính xác. Và đây là những kiến thức chuyên sâu về căn bệnh thế kỷ này, chỉ những người có mức độ quan tâm, có ý thức tìm hiểu sâu về nó thì mới có thể biết được. Mặt khác, trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày hàng giờ nói nhiều đến HIV/AIDS nhưng lại chỉ tập trung vào những kiến thức như con đường lây nhiễm, biểu hiện triệu chứng, hành vi nguy cơ chứ rất ít nói đến số liệu này. Các em học sinh không có một số liệu chính xác về tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV do mẹ chúng bị nhiễm HIV. Cả học sinh nam và học sinh nữ đều nhận thức không tốt về vấn đề này. Vẫn còn một số lượng lớn 34,7% số học sinh cho rằng tỷ lệ phần trăm trẻ em khi sinh ra bị nhiễm HIV là 75 -100%. Có nghĩa là họ vẫn tin rằng người mẹ bị nhiễm HIV thì sinh con ra có tỷ lệ nhiễm HIV là rất cao có khả năng là tuyệt đối. Như vậy nhận thức của các em về vấn đề này là tương đối không chính xác. Vì vậy cần phải đẩy mạnh hơn nữa các phong trào tuyên truyền giáo dục của trường về HIV /AIDS. Các phương tiện thông tin đại chúng thì cần phải đưa vào những thông tin sâu hơn, cụ thể hơn về HIV/AIDS để nâng cao nhận thức cho học sinh. Quan hệ tình dục là một trong những con đường chính dẫn đến sự lây nhiễm HIV nếu như quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm HIV mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh. Để kiểm tra lại nhận thức của các em về con đường lây nhiễm qua đường tình dục chúng tôi đưa ra câu hỏi sau : “ Có hai ý kiến, bạn đồng tình với quan điểm nào ?” Quan điểm thứ nhất : phải có quan hệ tình dục với nhiều người thì mới bị lây nhiễm HIV. Quan điểm thứ hai : chỉ cần quan hệ tình dục với một người bị nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su thì cũngbị lây nhiễm HIV. Kết quả thu được là : Có 32 học sinh chiếm 10,4% đồng tình với quan điểm thứ nhất. Có 278 học sinh chiếm 90,3 % chấp nhận quan điểm thứ hai. Từ kết quả nêu trên ta nhận thấy một điều đáng mừng là phần lớn học sinh đều hiểu rõ được con đường lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục. Với 90,3% là tỷ lệ khá cao khi trả lời rằng chỉ cần quan hệ tình dục với một người bị nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su thì cũng có thể bị lây nhiễm HIV. Đây là phương án trả lời đúng cho câu hỏi kiểm tra này. Tuy nhiên, vẫn còn có 10,4% số học sinh cho rằng phải có quan hệ tình dục với nhiều người thì mới bị lây nhiễm HIV. Tuy con số không nhiều nhưng cũng là một điều đáng lo ngại. Vì vậy để nâng cao hành vi an toàn trong giới học sinh, sinh viên cần phải đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua tuyên truyền HIV/AIDS, đặc biệt là về nội dung các con đường lây nhiễm HIV và các kiến thức có liên quan đến sự lây nhiễm HIV/AIDS. Sau đó chúng tôi lại dưa ra các phương án phụ : Nếu đồng ý với quan điểm thứ nhất là vì : - HIV không lây truyền qua đường tình dục. - Chỉ quan hhệ tình dục với một người không đủ lượng vi rut HIV để có thể bị lây. Nếu đồng ý với quan điểm thứ hai là vì : - HIV sẽ lây truyền qua đường tình dục. - HIV có nhiều trong tinh dịch và dịch âm đạo. Trong số 90,3% chọn phương án hai thì đều có sự nhận thức đúng về hai lý do trên. Lây truyền qua đường tình dục là con đường cơ bản dẫn đến lây nhiễm HIV vì HIV có nhiều trong tinh dịch và dịch âm đạo. Khi giao hợp các dịch này tiếp xúc với nhau qua những chỗ xước li ti mà quan hệ tình dục gây ra vi rut HIV đi vào máu. Tóm lại, qua việc đưa ra những câu hỏi nhằm nghiên cứu nhận thức của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh về các con đường lây truyền nhiễm HIV chúng tôi có một vài kết luận và nhận xét như sau : Các phương án đúng được các em trả lời chiếm tỷ lệ rất cao như : HIV lây qua đường tiêm chích ma tuý chiếm 96,1%, qua con đường quan hệ tình dục chiếm 91,3%, qua con đường từ mẹ sang con chiếm 91,3 %, qua truyền máu và các sản phẩm của máu chiếm 75,2%. Đây cũng chính là các con đường lây truyền nhiễm HIV chính và các em cũng đã nhận thức được tương đối chính xác vấn đề. Từ những kết quả điều tra trên cho thấy các em học sinh đã có được những thông tin tương đối chính xác về các con đường lây truyền nhiễm HIV. Xuất phát từ việc nhận thức đúng đắn về các con đường lây truyền đó các em sẽ có được cách thức để phòng tránh tụ bảo vệ bản thân tránh xa căn bệnh này. Nhận thức về hành vi có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS. Cùng với việc tìm hiểu nhận thức hiểu biết của học sinh PTTH về bản chất, mức độ nguy hiểm, con đường lây truyền HIV/AIDS. Chúng tôi còn tiến hành điều tra xem xét nhận thức của các em về những hành vi có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS bằng cách cho các em sắp xếp hai mươi hành vi theo các mức độ nguy cơ : Với ba mức độ nguy cơ như sau: Hành vi có nguy cơ : là những hành vi dẽ dẫn đén lây nhiễm HIV. Hành vi nguy cơ phụ thuộc : là những hành vi có thể dẫn đến lây nhiễm HIV khi nó đi kèm theo một số yếu tố khác. Hành vi không có nguy cơ : là những hành vi không dẫn đến lây nhiễm HIV hợac khả năng lây nhiễm là rất thấp. Các hành vi mà chúng tôi đưa ra được phân ra thành các nhóm như sau : Hành vi có nguy cơ bao gồm các hành vi sau :( 3 điểm) Quan hệ tình dục ở âm đạo mà không sử dụng bao cao su. Quan hệ tình dục ở hậu môn mà không sử dụng bao su. Có thai khi bị nhiễm HIV. Tiêm chích ma tuý. Nguy cơ phụ thuộc bao gồm các hành vi sau (2 điểm) Xuyên lỗ tai. Sơ cấp cứu cho một người đang bị chảy máu. Dùng chung dao cạo. Dùng chung bàn chải đánh răng. Quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su ( phụ thuộc vào việc sử dụng bao su đúng cách hay không ) Không có nguy cơ bao gồm các hành vi sau đây (1 điểm) Cắt móng tay. Gội đầu ngoài tiệm. Bị muỗi đốt người nhiễm HIV đốt. Bắt tay ôm hôn người nhiễm HIV. Dùng chung bát đũa với người nhiễm HIV. Thủ dâm. Cho máu. Sơ cấp cứu nhưng không dính máu. Mặc quần áo của người nhiễm HIV. Dùng chung nhà vệ sinh công cộng. Bơi trong bể bơi công cộng. Qua điều tra phân tích số liệu chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau : Bảng số 8: Nhận thức về các hành vi nguy cơ bị lây nhiễm HIV Các hành vi Có nguy cơ Nguy cơ phụ thuộc Không có nguy cơ N % N % N % 1.Cắt móng tay 22 7,1 124 39,9 148 47,6 2. Gội đầu ngoài tiệm 21 6,9 103 33,1 167 53,7 3. Quan hệ tình dục ở âm đạo mà không dùng bao cao su 278 89,4 22 7,1 8 2,6 4. Bị muỗi đốt người nhiẽm HIV 91 29,3 79 25,4 132 42,4 5. Bắt tay ôm hôn người nhiễm HIV 12 3,9 51 16,4 237 76,2 6. Dùng chung bát đũa với người nhiễm HIV 10 3,2 33 10,7 254 81,7 7. Thủ dâm 139 44,7 93 29,9 51 16,4 8. Cho máu 145 46,6 132 42,4 25 8,0 9. Xuyên lỗ tai 67 21,5 168 54,0 60 19,3 10. Dùng chung bàn trải đaánh răng 57 18,3 128 41,2 109 35,0 11. Quan hệ tình dục ở hậu môn mà không dùng bao cao su 173 55,6 78 25,1 42 13,7 12. Có thai khi bị nhiễm HIV 257 82,6 42 13,5 6 1,9 13. Sơ cấp cứu cho một người đang bị chảy máu 64 20,6 205 65,9 29 9,3 14. Tiêm chích ma tuý 83 26,7 170 54,7 41 13,2 15Quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su ( phụ thuộc vào việc có dùng bao cao su đúng cách ) 20 6,4 178 57,2 88 28,3 16. Sơ cấp cứu nhưng không dính máu 6 1,9 42 13,5 251 80,7 17. Mặc quần áo của người nhiễm HIV 5 1,6 64 20,6 232 74,6 18. Dùng chung nhà vệ sinh công cộng 22 7,1 39 12,5 237 76,2 19. Dùng chung dao cạo 108 34,7 166 53,4 28 9,0 20. Bơi trong bể bơi công cộng 6 1,9 39 12,5 248 79,7 Điểm trung bình của các phương án được thể hiện trong bảng sau: Bảng số 9: Bảng điểm trung bình của các hành vi lây nhiễm HIV Các hành vi Số người trả lời Số người không trả lời Điểm trung bình Xếp hạng 1. Cắt móng tay 295 16 1,64 12 2. Gội đầu ngoài tiệm 291 20 1,50 13 3. Quan hệ tình dục ở âm đạo mà không sử dụng bao cao su 308 3 2,88 1 4. Bị muỗi đốt người nhiễm HIV đốt 302 9 1,86 10 5. Bắt tay ôm hôn người nhiễm HIV 300 11 1,25 16 6. Dùng chung bát đũa với người nhiễm HIV 298 13 1,21 18 7.Thủ dâm 283 28 1,31 14 8. Cho máu 302 9 2,40 5 9. Xuyên lỗ tai 295 16 2,02 9 10. Dùng chung bàn chải đánh răng 294 17 1,82 17 11. Quan hệ tình dục ở hậu môn mà không sử dụng bao cao su 293 18 2,45 4 12. Có thai khi bị nhiễm HIV 305 6 2,82 2 13. Sơ cấp cứu cho người đang bị chảy máu 298 13 2,12 8 14. Tiêm chích ma tuý 294 17 2,14 7 15. quan hệ tình dục có sử dụng bao coa su ( phụ thuộc vào việc sử dụng bao su đúng cách hay không) 286 25 1,76 11 16. Sơ cấp cứu nhưng không dính máu 299 12 1,18 19 17. Mặc quần áo của người nhiễm HIV 301 10 1,25 16 18. Dùng chung nhà vệ sinh công cộng 298 13 1,28 15 19. Dùng chung dao cạo 302 9 2,26 6 20. Bơi trong bể bơi công cộng 293 18 1,17 20 Qua kết quả ở bảng trên chúng tôi thấy các hành vi được các em cho điểm cao nhất là : Quan hệ tình dục ở âm đạo mà không sử dụng bao cao su với 278 phiếu xếp vào hành vi có nguy cơ và đạt điểm trung bình là 2,88. Có thai khi bị nhiễm HIVcó 257 phiếu xếp ở cột hành vi có nguy có đạt điểm trung bình là 2,82. Quan hệ tình dục ở hậu môn mà không sử dụng bao cao su có 173 phiếu và điểm trung bình là2,45. Tiêm chích ma tuý có điểm trung bình là 2,14. Trên đây là những hành vi có nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm HIV, các em học sinh đã nhận diện tương đối chính xác các hành vi này. Kết quả này là phù hợp vì các em học sinh đã nhận thức tương đối tốt về các con đường lây nhiễm HIV. Các em đều nhận thức được rằng HIV lây qua đường tình dục, đường máu và lây truyền từ mẹ sang con. Chính vì vậy các em có thể suy luận ra rằng các hành vi liên quan đến tình dục và cứ có quan hệ tình dục mà không sử dung bao cao su khi một người mang vi rut HIV thì nguy cơ rất cao người kia sẽ bị nhiễm. Đây là một cách suy luận đúng, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều như vậy, dù sao thì mức độ nguy cơ cũng là rất cao. Việc nhận thức đúng các hành vi có nguy cơ dẫn đến lây nhiễm HIV không chỉ rất quan trọng với các nhóm xã hội có nguy cơ cao như gái mại dâm, nhóm nghiện hút ... mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất cứ ai. Khi đã có ý thức về các hành vi có nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm HIV thì mỗi người sẽ có cách riêng để phòng tránh cho bản thân và cho những người xung quanh. Với câu hỏi đưa ra như trên thì nhìn chung các em học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh đẫ nhận thức tương đối tốt về các hành vi nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm HIV. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh nhầm lẫn trong việc xếp các hành vi không có nguy cơ vào nhóm hành vi có nguy cơ cao đối với sự lây nhiễm HIV/AIDS. Mặc dù số học sinh này không nhiều nhưng cũng là một điều đáng quan tâm bởi sự nhận thức đúng đắn hay sai lầm sẽ quy định nên những hành vi của học sinh đối với vấn đề HIV/AIDS. Một điều đáng nói ở đây là một con số khá lớn 139 hoc sinh chiếm 44,7% số học sinh nhận định rằng thủ dâm là một trong những hành vi có nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS. Đây là một cách hiểu hoàn toàn sai lầm vì thủ dâm chỉ là những hành vi tự làm thoả mãn xúc cảm tình dục. Ở đây hoàn toàn không có sự tiếp xúc giữa các dịch sinh dục nên không thể dẫn đến lây nhiễm HIV.Với hành vi thủ dâm điểm trung bình đạt được là 2,31, có nghĩa là học sinh xắp xếp đây là hành vi có nguy cơ cao hoặc nguy cơ phụ thuộc. Phương án đúng của hành vi này là thuộc nhóm hành vi không có nguy cơ. Sự nhận thức sai lầm này của các em có thể là do các em biết được HIV lây truyền qua đường tình dục và các có sự nhầm lẫn giữa khái niệm quan hệ tình dục và thủ dâm. Các em học sinh PTTH ở lứa tuổi 16,17,18 hay tò mò ham hiểu biết nhưng đồng thời cũng hay e ngại không mạnh dạn dám hỏi nhất là những vấn đề liên quan đến tình dục là vấn đề tế nhị. Chính vì vậy hầu như các em không có những kiến thức về tình dục học. Khái niệm thủ dâm đối với các em là rất thiếu chính xác. Nhiều khi các em còn đánh đồng giữa tình dục và thủ dâm. Vì thế mà các em cho rằng thủ dâm là một hành vi có nguy cơ dẫn đến lây nhiễm HIV là điều dễ hiêủ Tương tự như vậy cũng có đến 275 học sinh xắp xếp hành vi cho máu vào loại hành vi có nguy cơ và nguy cơ phụ thuộc dẫn đến lây nhiễm HIV, với điểm trung bình là 2,40. Điều này có thể được lý giải là do các em có sự nhầm lẫn giữa cho máu và nhận máu. Khi nhận máu của người bị nhiễm HIV thì mới bị lây nhiễm HIV còn người cho máu thì không, chỉ trừ trường hợp kim lấy máu dùng chung mà không được khử trùng đúng cách, nhưng điều này hầu như không xảy ra. Ngoài ra còn một con số không nhỏ 29,3% số học sinh cho rằng bị muỗi đốt người nhiễm HIV đốt thì có nguy cơ bị lây nhiễm HIV cao. Phương án đúng cho hành vi này là không có nguy cơ. Bởi vì như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận vi rut HIV không thể tồn tại trong cơ thể muỗi. Hay nói cách khác muỗi không có khả năng truyền con vi rut HIV từ người này sang người khác. Vì vậy số em nhận thức rằng bị muỗi đốt người nhiễm HIV đốt có nguy cơ dẫn đến lây nhiễm HIV là hoàn toàn sai lầm. Các hành vi không có nguy cơ như : bắt tay ôm hôn người nhiễm HIV, dùng chung bát đũa với người nhiễm HIV, sơ cấp cứu nhưng không dính máu, mặc quần áo của người nhiễm HIV, dùng chung nhà vệ sinh công cộng, bơi trong bể bơi công cộng ... được các em nhận thức rất rõ. Đây là một trong những câu hỏi chúng tôi đưa ra nhằm kiểm tra lại kiến thức của các em về con đường lây nhiễm HIV/ AIDS . Việc các em nhận thức đúng về con đường lây nhiễm có phù hợp với việc các em sắp xếp đúng các hành vi theo mức độ nguy cơ hay không. Để kiểm tra được chúng tôi tiến hành xử lý tương quan chéo giữa câu hỏi nhận thức về con đường lây nhiễm với câu hỏi về hành vi nguy cơ. Về con đường lây nhiễm HIV qua đường tình dục chúng tôi kiểm tra tương quan với các hành vi quan hệ tình dục bao gồm hai hành vi : quan hệ tình dục ở âm đạo mà không sử dụng bao cao su và hành vi quan hệ tình dục ở hậu môn mà không sử dụng bao cao su. Kết quả thể hiện trong hai bảng số liệu sau đây Bảng số 10 : Bảng tương quan giữa sự nhận thức về con đường lây truyền quan hệ tình dục và hành vi quan hệ tình dục. c6.3 quan hệ tình dục có không tổng c9.3 quan hệ tình dục ở âm đạo mà không sử dụng bao cao su không có nguy cơ 5 1,6% 3 1,0% 8 2,6% nguy cơ phụ thuộc 17 5,5% 5 1,6% 22 7,1% có nguy cơ 259 84,1% 19 6,2% 278 90,3% tổng 281 92,2 27 8,8% 308 100,0% c6.3 quan hệ tình dục có không tổng c9.11 quan hệ tình dục ở hậu mon mà không sử dụng bao cao su không có nguy cơ 37 12,6% 5 1,7% 42 14,3% nguy cơ phụ thuộc 72 24,6% 6 2,0% 78 26,6% có nguy cơ 158 53,9% 15 5,1% 173 59,0% tổng 267 91,1% 26 8,9% 293 100,0% Qua hai bảng số liệu trên ta thấy có 259 học sinh chiếm 84,1% nhận thức được HIV/AIDS lây truyền qua quan hệ tình dục và sắp xếp hành vi quan hệ tình dục ở âm đạo mà không sử dụng bao cao su vào nhóm hành vi có nguy cơ. Chỉ có 5 học sinh chiếm 1,6% cho rằng HIV lây truyền qua đường tình dục nhưng lại xếp hành vi quan hệ tình dục ở âm đạo mà không sử dụng bao cao su vào nhóm hành vi không có nguy cơ. Đồng thời cũng có 158 học sinh chiếm 53,9% trả lời HIV lây truyền qua đường tình dục và sắp xếp hành vi quan hệ tình dục ở hậu môn mà không sử dụng bao cao su vào nhóm hành vi có nguy cơ. Tuy nhiên, vẫn còn một con số nhỏ 37 học sinh chiếm 12,6% nhận thức đúng HIV lây truyền qua đường tình dục nhưng lại xếp hành vi quan hệ tình dục ở hậu môn mà không sử dụng bao cao su là hành vi không có nguy cơ. Có nghĩa là việc xếp hành vi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su là hành vi có nguy cơ phù hợp với việc nhận thức đúng được HIV lây truyền qua đường tình dục. Tương tự như vậy một con số rất cao 238 học sinh chiếm 78,0% nhận thức đúng HIV lây truyền qua con đường từ mẹ sang con và xếp hành vi có thai khi bị nhiễm HIV vào nhóm hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV. Sự tương quan ở đây là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, ở đây có sự chênh lệch khi các em học sinh nhận thức được HIV lây truyền qua đường tiêm chích ma tuý với việc xếp hành vi tiêm chích ma tuý theo các nhóm. Chỉ có 79 học sinh chiếm 26,9% nhận thức được HIV lây truyền qua đường tiêm chích ma tuý đồng thời xếp hành vi tiêm chích ma tuý vào nhóm hành vi có nguy cơ lây nhiễm. Và có 38 học sinh chiếm 12,9% nhận thức được HIV lây truyền qua con đường tiêm chích ma tuý nhưng lại xếp hành vi tiêm chích ma tuý vào nhóm hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Điều này nói lên rằng các em có thể nhận thức đúng được các con đường lây nhiễm nhưng sự nhận thức này mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức cảm tính. Tóm lại, qua các bảng số liệu trên chúng tôi có nhận xét rằng các em đã trả lời đúng về các hành vi có nguy cơ dẫn đến lây nhiễm HIV. Đó là các hành vi quan hệ tình dục ở âm đạo mà không sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục ở hậu môn mà không sử dụng bao cao su, có thai khi bị nhiễm HIV và hành vi tiêm chích ma tuý. Tuy nhiên bên cạnh số học sinh có nhận thức đúng đó thì vẫn còn con số không nhỏ học sinh hiểu sai về các hành vi nguy cơ khi các em cho rằng hành vi thủ dâm, hành vi cho máu, bị muỗi đốt người nhiễm HIV đốt thì có nguy cơ bị lây nhiễm HIV. Đây là sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm vì HIV chỉ lây qua ba con đường chính là quan hệ tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho đoàn thanh niên địa phương, mà đặc biệt là cho đoàn trường phải tăng cường các phong trào tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức cho các em về vấn đề này. Nhận thức về nhóm người có hành vi nguy cơ.Sau khi đã tìm hiểu nhận thức của học sinh về các con đường lây nhiễm HIV, về các hành vi có nguy cơ dẫn đến lây nhiễm HIV chúng tôi đi nghiên cứu nhận thức của học sinh về nhóm xã hội có hành vi nguy cơ lây nhiễm cao với câu hỏi sau: Theo bạn, ai có nguy cơ cao bị nhiễm HIV trong các nhóm xã hội sau đây? Có 12 phương án được chia thành 5 mức độ nguy cơ bao gồm : 5.Rất cao ( 5 điểm) 4. Cao (5 điểm) 3. Trung bình ( 3 điểm) 2. Thấp ( 2 điểm) 1. Không có nguy cơ ( 1 điểm) Kết quả chúng tôi thu được thể hiện trong bảng số liệu sau: Bảng số 10 : Nhận thức về nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HIV Các nhóm xã hội Sốngười trả lời Số người không trả lời Điểm trung bình Xếp thứ 1. Những người đồng tính 274 37 2,72 7 2. Gái mại dâm 307 4 4,75 1 3.Con của những người mẹ bị nhiễm HIV 307 4 4,47 2 4.Bệnh nhân mang bệnh lây truyền qua đường tình dục 302 9 4,33 3 5. Khách hàng của gái mại dâm 308 3 4,19 5 6. Những người nghiện ma tuý 309 2 4,24 4 7. Nhóm sinh viên sống buông thả 307 4 3,16 6 8. Nhóm người lao động từ quê ra thành phố 303 8 2,42 8 9. Bất cứ ai có thể bị nhiễm HIV 297 14 2,03 11 10. Những người thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân HIV/AIDS 303 8 2,25 10 11. Lái xe thuỷ thủ 303 8 1,86 12 12. Nhóm trẻ em lang thang 298 13 2,40 9 Q Qua kết quả ở bảng số liệu trên, ta thấy hầu hết các em học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh đều nhận thức được nhóm người có hành vi ngưy cơ cao. Đó là : gái mại dâm ở mức độ nguy cơ rất cao 242 học sinh trả lời chiếm 78,8% đạt điểm trung bình là 4,75 ; con của những người mẹ bị nhiễm HIV 179 học sinh trả lời chiếm 57,9% và đạt điểm trung bình là 4,47 ; khách hàng của gái mại dâm 123 học sinh chọn chiếm 39,5% đạt điểm trung bình là 4,19 ; những người nghiện ma tuý có 115 học sinh chọn chiếm 37,0% đạt điểm trung bình là 4,24. Kết quả thu được phần nào đã phản ánh đúng thực tế hiện nay khi mà HIV không còn quá mới mẻ đối với mỗi chúng ta. Hàng ngày các em được tiếp cận với những thông tin về HIV/AIDS thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các chương trình thi đua tìm hiểu về HIV/AIDS, vì vậy các em đã có được những thông tin bổ ích và cần thiết về căn bệnh này. Từ đó, các em có thể nhận thức được đối tượng nào là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm HIV cao. Trên thực tế gái mại dâm và những người nghiện ma tuý được coi là những đối tượng có hành vi nguy cơ cao dẫn đến sự gia tăng về số người lây nhiễm HIV hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, kêt quả trên cho thấy cách nhìn nhận đánh giá về nhóm người có thể bị nhiễm HIV của học sinh PTTH còn khá chủ quan. Học sinh chỉ tập trung vào nhóm người có hành vi nguy cơ cao như những người nghiện ma tuý, gái mại dâm, khách hàng của gái mại dâm và con của những người mẹ bị nhiễm HIV.Chúng ta hầu như ai cũng đã từng nghe nói đến vi rut HIV và căn bệnh AIDS, song vẫn còn rất nhiều người tin rằng HIV/AIDS là một bệnh xa vời lắm, là bệnh của một nhóm người xấu chứ những người bình thường không thể bị mắc bệnh này. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, HIV có thể tìm đến với bất cứ ai nếu không có sự hiểu biết về nó cũng như không biết cách phòng tránh nó. Đúng là những người tiêm chích ma tuý và những người làm nghề mại dâm có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn, song HIV không phải chỉ dành riêng cho họ. Ở nước ta AIDS đã lan ra cả những người thuộc các tầng lớp khác. Nó đang lặng lẽ tấn công cả xã hội. Vì vậy, có thể khẳng định rằng HIV/AIDS không có biên giới, không phân biệt màu da tuổi tác nghề nghiệp, giới tính. Bất cứ ai đều có thể bị nhiễm HIV. Người làm nghề mại dâm nếu luôn dùng bao cao su thì cũng sẽ không nhiễm HIV. Người tiêm chích ma tuý nếu luôn dùng bơm kim tiêm riêng thì cũng sẽ không bị nhiễm HIV. Nếu một người bình thường không tiêm chích ma tuý cũng không là gái mại dâm nhưng vẫn có thể bị nhiễm HIV khi yêu thương một người và ân ái mà không dùng bao cao su nếu chẳng may người đó mang trong mình con vi rut HIV mà không biết. Ở các nhóm : những người thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhận AIDS, nhóm lái xe thuỷ thủ, nhóm người đồng tính, nhóm người lao động từ quê ra thành phố, nhóm trẻ lang thang có điểm trung bình thấp. Có nghĩa là các em nhìn nhận các nhóm xã hội này không có nguy cơ hoặc nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS là rất thấp. So sánh giữa học sinh nam và học sinh nữ, giữa học sinh các khối nhận thức về nhóm người có hành vi nguy cơ thì độ chênh lệch là không đáng kể. Như vậy qua điều tra nhận thức về nhóm người có nguy cơ bị lây nhiễm HIV kết qủa thu được là các em học sinh đã có những hiểu biết tương đối tốt. Các nhóm đối tượng mà các em cho rằng có nguy cơ cao là gái mại dâm, người tiêm chích ma tuý, con của người nhiễm HIV, khách hàng của gái mại dâm. Trên thực tế đây là những nhóm người có nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm nhiễm HIV. Tuy nhiên một đièu đáng nói ở đây là cách nhìn nhận đánh giá cua các em còn mang tính chủ quan, quy chụp. Các em chưa hiểu được rằng ai cũng có thể là đối tượng xâm nhập của con vi rut này nếu thiếu hiểu biết và không biết cách phòng tránh nó. Đây cũng chính là điểm yếu trong cách nhìn nhận đánh giá của phần đông các nhóm xã hội về căn bệnh này. III. Nhận thức về các giai đoạn, triệu chứng biểu hiện và các biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS. Nhận thức về sự khác nhau giữa HIV và AIDS. Hầu hết các em học sinh PTTH đều được nghe nói về HIV /AIDS nhưng không ít người trong số họ đã tỏ ra lúng túng trước một vấn đề tưởng chừng như đơn giản : đó là việc phân biệt sự khác nhau giữa HIV và AIDS. Nhằm tìm hiểu nhận thức của học sinh về vấn đề này chúng tôi đưa ra câu hỏi : Theo bạn HIV và AIDS có khác nhau hay không? Nếu có thì khác nhau như thế nào ? Và đưa ra 3 phương án trả lời : có , không và không biết. Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau: Bảng số 11: Nhận thức về sự khác nhau giữa HIV và AIDS Phương án Khối 10 Khối11 Khối12 Chung N % N % N % N % 1. Có 58 59,8 68 66,7 73 70,3 199 65,9 2. Không 20 20,6 22 21,6 17 16,8 59 19,5 3. Không biết 19 19,6 12 11,8 13 12,9 44 14,6 Biểu đồ 4: Nhận thức của học sinh về sự khác nhau giữa HIV và AIDS. Có 199 học sinh chiếm 65,0% trả lời rằng HIV và AIDS là có khác nhau. Có 59 học sinh chiếm 19,0% trả lời rằng HIV và AIDS là không khác nhau. Có 44 học sinh chiếm 14,0% trả lời không biết giữa HIVvà AIDS có khác nhau hay không. Nhiễm HIV và bệnh AIDS là khác nhau.Vi rut HIV sau khi đột nhập vào cơ thể sẽ tìm đến và xâm nhập vào các tế bào lim pho T CD4, nhân lên trong đó, phá huỷ tế bào, tự giải thoát vào máu. Do đó cơ thể giảm dần sức miễn dịch. Ở giai đoạn này chỉ thử máu mới biết chứ về lâm sàng không thấy hoặc chỉ rất ít biểu hiện, ta gọi đó là nhiễm HIV. Có một số trường hợp nhiễm HIV mà không tiến triển thành AIDS. Nhưng thông thường qua một thời gian thường là 5 đến 10 năm sau hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nặng, các nhiễm trùng, nhiễm nấm đủ loại tha hồ hoành hành gây lên những biểu hiện bệnh lý ở nhiều bộ phận khác nhau kể cả những bệnh ác tính, các loại ung thư xuất hiện đe doạ cuộc sống người bệnh. Đó bệnh AIDS hay hội chứng AIDS toàn phát thường gây tử vong trong vòng hai năm. Như vậy AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV với những biểu hiện lâm sàng của các loại nhiễm trùng thừa cơ xuất hiện nhân cơ thể suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, những người ở giai đoạn nhiễm HIV, mặc dầu về lâm sàng chưa có biểu hiện gì, vẫn là nguồn lây truyền cho người khác. Như vậy, với kết quả thu được có 64,0% số học sinh trả lời AIDS là khác nhau. Đó là những học sinh có nhận thức đúng về vấn đề này. Ngày nay, trên các phương tiện thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH20 (5).DOC