Khóa luận Tìm hiểu nội dung Đường thi trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam

Việc dịch thơ Đường không chỉ bó hẹp trong phạm vi những dịch giả vừa kể trên, tuy nhiên, việc lựa chọn bản dịch của các tác giả đó để giới thiệu trong chương trình học là một sự cân nhắc kĩ lưỡng. 24 tác phẩm với 12 dịch giả. Chúng ta thấy nổi lên những gương mặt tiêu biểu: Tương Như (dịch 7/24 bài), Tản Đà (dịch 6/21 bài), Khương Hữu Dụng (dịch 5/21 bài). Ngoài ra là các tác giả khác. Điều đó chứng tỏ chất lượng các bản dịch của các tác giả trên đáng tin cậy. Không những đảm bảo được tương đối về yêu cầu tín, đạt, nhã mà còn có giá trị nghệ thuật.

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu nội dung Đường thi trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại, đặc biệt với một đỉnh cao thơ ca cổ điển như Đường thi. Baì khái quát có thể được trình bày thành một phần văn bản riêng để HS có một tri thức khá đầy đủ để vận dụng vào đó mà phân tích, lí giải vấn đề trong tác phẩm. Những năm 90 của thế kỉ XX, bài khái quát được viết riêng khá dài: 6 trang (Năm 1993: Văn học 10, tập hai, ban KHTN và Ban KHTN - KT), thậm chí 10 trang giấy in khổ 14,5 x 20,5 ( Năm 1997: Văn học 10, tập hai, Ban KHXH) và được giáo viên giảng thành một phần riêng. Bộ SGK thí điểm và Bộ SGK mới(cơ bản và nâng cao) đã có sự thay đổi: chuyển các tri thức công cụ ấy sang phần Tri thức đọc hiểu. Phần này sẽ không giảng trên lớp mà để HS tham khảo trong quá trình học bài, cho GV vận dụng trong quá trình giảng bài trên lớp. Cách làm này nhằm hạn chế thời gian giảng những kiến thức quá chung chung, không hiệu quả. Thay vào đó, dùng tri thức để hiểu văn bản tác phẩm là một việc làm đáp ứng quan điểm dạy học tích cực: HS chủ động, sáng tạo tìm ra nôi dung theo gợi ý của SGK và GV. Cách trình bày dịch giả và xuất xứ bản dịch: Những bộ SGK in trước năm 2000: Hầu hết không có bộ sách nào trọn vẹn 100% đều in dịch giả và xuất xứ trong bài. Bộ SGK in sau năm 2000: In rõ dịch giả, xuất xứ bản dịch ở tất cả các bài. Về kênh hình: Đối với những bộ sách xuất bản trước năm 2000, không có tranh ảnh minh hoạ cho nội dung bài học (Riêng quyển văn học 10, tập 2, năm 1990 có tranh, nhưng là một bức tranh không gắn liền với đối tượng tác giả, tác phẩm Đường thi được chọn giảng); chỉ bắt đầu sang những bộ sách biên soạn và xuất bản sau năm 2000 với tên gọi mới - Ngữ văn - và in trên một khổ giấy mới, đều có những bức tranh minh hoạ đi kèm (Ngữ văn 7: Tranh vẽ minh học nội dung tác phẩm; Ngữ văn 10: các tác phảm hội hhoạ về chân dunng những tác giả: Lí Bạch, Đỗ Phủ). Văn thơ cổ Trung Quốc càng ngày càng khó hiểu đối với các em nên ngoài kênh chữ, việc giới thiệu các bức tranh về tác giả, tác phẩm hoặc nguồn gốc cổ xưa của văn bản có tác dụng tích cực nhằm tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp cận tác phẩm.Sự thay đổi này là một kết quả rất đáng ghi nhận. Về trình tự giới thiệu các tác giả: cơ bản tuân theo đúng thời điểm sống của các tác giả, xếp theo. vai trò của các tác giả đối với Đường thi: Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, Vương Xương Linh, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Ở cấp THCS học Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương, Trương Kế. Lên THPT, tiếp tục giảng thêm thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, giảng Bạch Cư Dị, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên. Về trình tự giới thiệu tác phẩm: Những tác phẩm được đưa vào chương trình Ngữ văn phổ thông bám sát nguyên tắc: Dễ trước, khó sau; từ đơn giản đến phức tạp. Hầu hết các tác phẩm giới thiệu ở cấp 2 có nội dung tư tưởng dễ hiểu, không phức tạp ở khía cạnh nghệ thuật. Nhưng lên cấp 3, những tác phẩm đưa vào chương trình đều là tác phẩm được đánh giá cao về phương diện hình thức nghệ thuật. Với những kiến thức văn học sử và lí luận văn học được trang bị lúc này HS mới có công cụ cảm thụ ý nghĩa tác phẩm. Cách lựa chọn này thể hiện tính khoa học và sư phạm của những ngưòi biên soạn nội dung Đường thi. 1.4.3. Nội dung Đường thi được đưa vào chương trình SGK phổ thông: Qua việc khảo sát nội dung SGK từ lớp 6 đến lớp 12 trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến nay (năm 2007), chúng tôi nhận thấy: Đường thi được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông rất sớm. Sớm ở đây hiểu theo nghĩa: Trong quá trình giáo dục học sinh, trước năm 2001, trong chương trình môn văn cấp THCS, Đường thi được chọn dạy ở khối lớp 9; trong chương trình THPT, được chọn dạy ở lớp 10. Sau khi thực hiện chương trình thay sách đối với cấp THCS, có một sự thay đổi: Đường thi được chọn dạy ở lớp 7; còn ở cấp THPT, Đường thi vẫn giữ lại chương trình lớp 10 nhưng có sự thay đổi đáng kể về các tác phẩm giảng dạy. Như vậy, mặc dù đây là một nền văn học đồ sộ và có ảnh hưởng lớn tới văn chương dân tộc nhưng việc trích giảng trong nhà trường chỉ dừng ở mức độ vừa phải. Xét tương quan trong mối quan hệ với các nền văn học nước ngoài khác thì số lượng tác phẩm Đường thi chiếm tỉ lệ khá cao. Ngay việc bố trí thời lượng như thế đã phần nào cho thấy sự đánh giá cao tầm quan trọng của nội dung này. 1.4.3.1. Thống kê tác phẩm Đường thi được chọn * Bảng thống kê tác phẩm Đường thi được chọn vào giảng dạy ở trường phổ thông STT Tên tác phẩm Tên tác giả Tần số xuất hiện 1 Đăng cao Đỗ Phủ 6 2. Điểu minh giản Vương Duy 4 3 Giang bạn độc bộ tầm hoa Đỗ Phủ 1 4 Hành lộ nan Lí Bạch 4 5 Hoàng Hạc lâu Thôi Hiệu 14 6 Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng Lí Bạch 12 7 Hồi hương ngẫu thư Hạ Tri Chương 1 8 Khuê oán Vương Xương Linh 5 9 Mao ốc vị thu phong sở phá ca Đỗ Phủ 3 10 Phong Kiều dạ bạc Trương Kế 1 11 Tảo phát Bạch Đế thành Lí Bạch 6 12 Thạch Hào lại Đỗ Phủ 2 13 Thái liên khúc Lí Bạch 2 14 Thu hứng Đỗ Phủ 11 15 Thu Phố ca Lí Bạch 1 16 Tì bà hành Bạch Cư Dị 11 17 Tĩnh dạ tứ Lí Bạch 3 18 Tuyệt cú (chùm thơ 4 bài) Đỗ Phủ 1 19 Tuyệt cú (chùm thơ 6 bài) Đỗ Phủ 1 20 Vọng Lư Sơn bộc bố Lí Bạch 3 21 Xuân hiểu Mạnh Hạo Nhiên 2 22 Xuân vọng Đỗ Phủ 2 23. Đôi én rời nhau (song yến li) Lí Bạch 1 24. Năm sắp hết Đỗ Phủ 1 Nhận xét: Qua mỗi lần thay sách theo chương trình cải cách của Bộ Giáo dục và đào tạo, việc biên soạn lại nội dung Đường thi luôn có sự tinh lọc từ các chuyên gia về thể loại này. Nhìn chung, chúng ta thấy có những tác phẩm vẫn được giữ nguyên để giảng dạy, phản ánh qua tần số xuất hiện của các tác phẩm này rất cao: Hoàng Hạc lâu (11 lần), Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (9 lần), Thu hứng, Tì bà hành (8 lần), Đăng cao (6 lần). Điều đó chứng tỏ giá trị và sự phù hợp của nội dung tác phẩm với học sinh. Bên cạnh đó, chúng ta thấy có xuất hiện trong chương trình mới một số tác phẩm khác: Phong Kiều dạ bạc, Hồi hương ngẫu thư (Lớp 7, SGK thí điểm biên soạn theo chương trình thay sách được Bộ GD - ĐT ban hành tại Quyết định 2434/QĐ?BGD và ĐT - THPT); Khuê oán, Xuân hiểu, Xuân vọng (Ngữ văn lớp 10, tập hai, biên soạn theo chương trình thí điểm THPT được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 47/2002/QĐ- BGD&ĐT ngày 19/11/2002 của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo). * Bảng thống kê số lượng tác phẩm trong một cuốn sách theo từng thời điểm: Năm Tác phẩm Tác giả 1989 8 (lớp 9) Lí Bạch (5), Đỗ Phủ (3) 1990 5 (lớp 10) Lí Bạch (2), Đỗ Phủ (1), Bạch Cư Dị (1), Thôi Hiệu (1) 1993 7 (lớp 10) Đỗ Phủ (3), Lí Bạch (2), Bạch Cư Dị (1), Thôi Hiệu(1) 1995 10 (lớp 9) Đỗ Phủ (5), Lí Bạch (5) 6 (lớp 10) Đỗ Phủ (2), Lí Bạch (2), Bạch Cư Dị (1), Thôi Hiệu (1) 1997 7 (lớp 10) Lí Bạch (2), Đỗ Phủ (3), Bạch Cư Dị (1), Thôi Hiệu (1) 2000 6 (lớp 10) Lí Bạch (2), Đỗ Phủ (2), Bạch Cư Dị (1), Thôi Hiệu (1) 2001 5 (lớp 7) Lí Bạch (2), Đỗ Phủ (1), Hạ Tri Chương (1), Trương Kế (1) 2003 Bộ 1: 8 (lớp 10) Lí Bạch (2), Đỗ Phủ (2), Bạch Cư Dị (1), Vương Xương Linh (1), Thôi Hiệu (1), Vương Duy (1) Bộ 2: 8 (lớp 1 0) Lí Bạch (2), Đỗ Phủ (2), Vương Xương Linh (1), Bạch Cư Dị (1), Mạnh Hạo Nhiên, Thôi Hiệu. *** Về vai trò của từng tác phẩm trong chương trình: Cũng là những tác phẩm như vậy nhưng chỉ một sự chuyển dịch vị trí của nó từ chỗ là bài được chọn giảng chính, chuyển sang tác phẩm đọc thêm, đến mức độ đọc thêm bắt buộc…đều cho thấy một sự thay đổi về nhận thức và quan điểm của người biên soạn chương trình. Cụ thể: Năm Giảng chính Đọc thêm 1989 5 3 1990 3 2 1993 Ban KHTN -KT 3 1 Ban KHXH 5 2 1995 10 6 1997 Ban KHTN 3 1 Ban KHKT 5 2 2000 4 2 2001 4 1 2003 Bộ 1 Ban KHTN 2 2 Ban KHXH & NV 4 3 Bộ 2 Ban KHTN 3 2 Ban KHXH & NV 4 3 2006 10 Chương trình cơ bản 2 3 Chương trình nâng cao Có trường hợp tác phẩm đang từ giảng chính chuyển sang đọc thêm; hoặc ngược lại. Cụ thể: Mao ốc vị thu phong sở phá ca: Năm 1989: Đọc chính; Năm 1990: Đọc thêm; năm 2001: giảng chính. Hoàng Hạc lâu: Năm 1990: Đọc thêm; Năm 1993: Giảng chính Tì bà hành: Năm 1990: giảng chính, Năm 1993, năm 1997: : Đọc thêm (Ban KHTN), năm 1995 về sau: giảng chính. Có thể lí giải hiện tượng này là do năm 1995 tuyển nhiều tác phẩm của Đỗ Phủ ngắn gọn hơn (Giang bạn độc bộ tầm hoa, 2 bài Tuyệt cú) , do đó, Mao ốc vị thu phong sở phá ca chuyển sang phần nội dung đọc thêm cho HS tham khảo. Nhưng sang năm 2001, tinh tuyển lại, đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách hiện thực của thơ Đỗ Phủ khả dĩ nhất, không phức tạp về nghệ thuật, phù hợp với trình độ của HS lớp 7. Với trường hợp bài Hoàng Hạc lâu, giai đoạn đầu có thể theo ý của người biên soạn, bài thơ khó về nghệ thuật, quá sức đối với HS nên chỉ xếp vào nội dung đọc thêm. Về sau, nhận thấy đây là một hiện tượng tiêu biểu cho sự độc đáo hiếm có trong Đường thi, người biên soạn đã đưa tác phẩm vào nội dung giảng chính và không thay đổi vị trí của nó trong suốt thời gian dài về sau này. Riêng Tì bà hành, một tác phẩm xuất sắc về nội dung tư tưởng lẫn bút pháp nghệ thuật, bản dịch cũng được đánh giá là một trong số dịch phẩm đặc sắc nhất nen được đưa vào dạy chính ngay từ đầu. Tuy nhiên, dung lượng quá dài, người biên soạn chỉ trích giảng đoạn miêu tả tiếng đàn lần thứ hai của người ca nữ. Đối với ban KHTN, tác phẩm được dành vào mục đọc thêm, tránh sự quá tải về kiến thức đối với HS. Có trường hợp những tác phẩm chỉ xuất hiện một lần, không lặp lại ở các năm thay sách sau đó: Song yến li (Lí Bạch), Năm sắp hết (Đỗ Phủ) Lại có trường hợp tăng số lượng bài, xuất hiện một số bài mới: + Chương trình THCS: Phong Kiều dạ bạ, Hồi Hương ngẫu thư + Chương trình THPT: Xuân hiểu, Xuân vọng, Điểu minh giản. Nhận xét: Việc thay sách kèm theo sự thay đổi một số tác phẩm trong nội dung Đường thi như trên có thể giải thích trên cơ sở soi chiếu từ ảnh hưởng của sự thay đổi quan điểm, mục đích và phương pháp giáo dục mà chúng tôi sẽ dành trình bày vào phần sau khoá luận. 1.4.3.2. Tình hình lựa chọn và giới thiệu bản dịch Đường thi đưa vào SGK Dịch thuật là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, đặc biệt là dịch thơ Đường. Công việc này tiến hành từ khi chữ Nôm xuất hiện và còn kéo dài cho đến ngày nay. Lịch sử dịch thơ Đường bằng chữ quốc ngữ bắt đầu bằng những bản dịch trên báo và tạp chí đầu thế kỉ XX, sau đó là trong những tuyển tập thơ Đường và cả trong các bộ văn học sử phần văn học đới Đường. Dịch giả không chỉ dừng lại ở các nhà cựu học: Tùng Vân, Á Nam, Tản Đà … mà cả những nhà thơ Mớivà thành viên của Tự lực văn đoàn. Về thể loại các bản dịch, ngoài những bản dịch theo nguyên thể, lục ngôn, song thất lục bát, lục bát, hát nói, còn có những bản dịch theo thể thơ 8 chữ. * Bảng thống kê tác phẩm và dịch giả STT Tên tác phẩm Tên tác giả Tên dịch giả 1 Đăng cao Đỗ Phủ Nam Trân 2 Điểu minh giản Vương Duy Ngô Tất Tố; Tương Như 2 Giang bạn độc bộ tầm hoa Đỗ Phủ N.K.P 3 Hành lộ nan Lí Bạch N.K.P ( Văn học 9, tập hai, Năm 1995); Hoàng Tạo ( Ngữ văn 10, tập hai, SGK thí điểm - Bộ 2- Ban KHXH và NV, năm 2003) 4 Hoàng Hạc lâu Thôi Hiệu Tản Đà, Khương Hữu Dụng 5 Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng Lí Bạch Ngô Tất Tố 6 Hồi hương ngẫu thư Hạ Tri Chương Phạm Sĩ Vĩ, Trần Trọng San 7 Khuê oán Vương Xương Linh Tản Đà, Nguyễn Khắc Phi 8 Mao ốc vị thu phong sở phá ca Đỗ Phủ Khương Hữu Dụng 9 Phong Kiều dạ bạc Trương Kế Tản Đà 10 Tảo phát Bạch Đế thành Lí Bạch Tương Như ( Văn học 10, tập hai, năm 1990); N.K.P ( Văn học 10, tập hai, Ban KHXH năm 1997và Văn học 10, tập hai, năm 2000) 11 Thạch Hào lại Đỗ Phủ Khương Hữu Dụng 12 Thái liên khúc Lí Bạch Tản Đà 13 Thu hứng Đỗ Phủ Nguyễn Công Trứ 14 Thu Phố ca Lí Bạch N.K.P 15 Tì bà hành Bạch Cư Dị Phan Huy Thực Nhưng trong SGK Văn học 10, tập 2, năm 1990 lại chú thích là Phan Huy Vịnh. 16 Tĩnh dạ tứ Lí Bạch Tương Như 17 Tuyệt cú (chùm thơ 4 bài) Đỗ Phủ Tản Đà, Tương Như 18 Tuyệt cú (chùm thơ 6 bài) Đỗ Phủ Khương Hữu Dụng 19 Vọng Lư Sơn bộc bố Lí Bạch Tương Như 20 Xuân hiểu Mạnh Hạo Nhiên Tương Như, Nguyễn Thế Nức 21 Xuân vọng Đỗ Phủ Tương Như 22 Năm sắp hết Đỗ Phủ Khương Hữu Dụng 23 Đôi én rời nhau Lí Bạch Tản Đà Nhận xét: Việc dịch thơ Đường không chỉ bó hẹp trong phạm vi những dịch giả vừa kể trên, tuy nhiên, việc lựa chọn bản dịch của các tác giả đó để giới thiệu trong chương trình học là một sự cân nhắc kĩ lưỡng. 24 tác phẩm với 12 dịch giả. Chúng ta thấy nổi lên những gương mặt tiêu biểu: Tương Như (dịch 7/24 bài), Tản Đà (dịch 6/21 bài), Khương Hữu Dụng (dịch 5/21 bài). Ngoài ra là các tác giả khác. Điều đó chứng tỏ chất lượng các bản dịch của các tác giả trên đáng tin cậy. Không những đảm bảo được tương đối về yêu cầu tín, đạt, nhã mà còn có giá trị nghệ thuật. 1.4.3.3. Vấn đề thể loại trong quá trình lựa chọn và giới thiệu tác phẩm * Bảng thống kê thể loại của các tác phẩm thơ Đường trong chương trình Thể loại Tên tác phẩm Cổ thể Ngũ ngôn: Thạch Hào lại Thất ngôn: Tì bà hành Số chữ không cố định: Hành lộ nan Hành lộ nan, Thái liên khúc, Thạch Hào lại, Mao ốc vị thu phong sở phá ca, Tì bà hành Cận thể (Kim thể ) Tuyệt cú Ngũ ngôn tuyệt cú Tĩnh dạ tứ, Thu Phố ca, Tuyệt cú ( chùm thơ 6 bài), Xuân hiểu. Thất ngôn tuyệt cú Vọng Lư sơn bộc bố, Giang bạn độc bộ tầm hoa, Tuyệt cú( Chùm thơ 4 bài), Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Khuê oán, Phong Kiều dạ bạc, Tảo phát Bạch Đế thành Luật thi Ngũ ngôn luật thi Xuân vọng, Nguyệt dạ Thất ngôn luật thi Hoàng Hạc lâu, Thu hứng Nhận xét: Không xét đến những tác phẩm chỉ giới thiệu bằng phần dịch Tiếng Việt, như vậy có thể thấy tỉ lệ số bài thơ viết theo lối cổ thể không đáng kể 5/21 bài (chiếm 23%). Còn lại, 77% là thơ cận thể. Việc tuyển chọn này chứng tỏ đã tuân theo quy luật: Thơ cận thể chiếm đa số trong thành tựu của Đường thi. Với việc giới thiệu các tác phẩm đó, chương trình đã giúp các em HS tiếp cận và thưởng thức được những tinh hoa của Đường thi ở mức độ tinh tuyển nhất. Tiểu kết - Nhận xét chung về sự thay đổi trong cấu trúc nội dung Đường thi 1. SGK văn trước năm 1990: - Cách dùng tiêu đề tác phẩm: chỉ dùng tiêu đề tiếng Việt - Cách giới thiệu văn bản: Chỉ giới thiệu bản dịch thơ: - Cách thức trình bày nội dung Đường thi trong SGK: Không có bài giới thiệu chung về đặc điểm Đường thi + Văn bản: + Hướng dẫn học bài: có 4 đề mục: (1) Chú thích các từ khó, hoàn cảnh ra đời bài thơ, đôi nét về tác giả (cuộc đời và phong cách nghệ thuật) (2) Đặc điểm về thể loại của tác phẩm. (3) Các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu. (4) Yêu cầu khác: Đọc diễn cảm, học thuộc và dùng trí tưởng tượng để kể tiếp câu chuyện (Thạch Hào lại), Tập dịch (Mao ốc vị thu phong sở phá ca). 2. SGK văn từ 1990 đến năm 2000: - Cách dùng tiêu đề tác phẩm: - Dùng tiêu đề phiên âm chữ Hán là chính, tiếng Việt là phụ (Văn học 10); Dùng tiêu đề bằng Tiếng Việt là chính, phiên âm chữ Hán là phụ (Văn học 9). - Cách giới thiệu văn bản: Giới thiệu cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ (Trừ Tì bà hành: tác phẩm quá dài nên chỉ trích phàn dịch thơ) - Cách thức trình bày nội dung Đường thi trong SGK: Có bài giới thiệu chung về đặc điểm thể loại (Nội dung và hình thức) + Tên tác giả, tiểu dẫn, tên tác phẩm, văn bản, chú giải, hướng dẫn học bài: Văn học 10 - năm 1993 (SGK thực nghiệm - Ban KHTN, Ban KHTN - KT); Văn học 10 - năm 1997 (SGK thí điểm - KHTN, Ban KHTN - KT); văn học 10 - năm 2000 (Sách chỉnh lí hợp nhất). + Tên tác phẩm, tên tác giả, tiểu dẫn, văn bản, chú giải, câu hỏi hướng dẫn học bài: Văn học 10 - năm 1990, văn học 10 - năm 1993 (SGK thực nghiệm - Ban KHXH), văn học 9 và văn học 10 - năm 1995; Văn học 10 - năm 1997 (SGK thí điểm, Ban KHXH). 3. SGK sau năm 2000 đến nay: - Cách dùng tiêu đề tác phẩm: + Dùng tiêu đề Tiếng Việt chính, tiêu đề chữ Hán là phụ (Ngữ văn 7; Ngữ văn 10: tập một, Bộ 1 SGK thí điểm ban KHTN và Ban KHXH và NV - năm 2003; Ngữ văn 10 - 2006, chương trình chuẩn) + Dùng tiêu đề Phiên âm chữ Hán là chính, Tiếng Việt là phụ: Ngữ văn 10, SGK thí điểm, tập hai, Bộ 2, Ban KHTN, ban KHXH và NV. - Cách giới thiệu văn bản: Giới thiệu cả phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. - Cách thức trình bày nội dung Đường thi trong SGK: + Tên tác phẩm, Kết quả cần đạt, Tiểu dẫn, chú thích, đọc hiểu, Ghi nhớ, Luyện tập: Ngữ văn 7, Ngữ văn 10 (chương trình SGK thí điểm). + Tên tác phẩm, kết quả cần đạt, tiểu dẫn, văn bản, Hướng dẫn học bài (Hướng dẫn đọc thêm). Những điểm đáng lưu ý trong việc trình bày nội dung Đường thi trong chương trình SGK phổ thông : Cách dùng tiêu đề tác phẩm: 1.1 Dùng tiêu đề chữ Hán và dịch nghĩa - Dùng tiêu đề Tiếng Việt chính, tiêu đề chữ Hán là phụ: + Năm 2003: Ngữ văn 10, SGK thí điểm, tập một, ban KHTN, ban KHXH và NV ( Bộ 1) + Năm 2001: Ngữ văn 7, SGK thí điểm, tập một, biên soạn theo chương trình thay sách được Bộ GD - ĐT ban hành tại Quyết định 2434/QĐ/ BGD và ĐT - THPT + Năm 1995: Văn học 9, tập hai, sách chỉnh lí năm 1995 - Dùng tiêu đề chữ Hán là chính, tiếng Việt là phụ + Năm 2003: Ngữ văn 10, SGK thí điểm, tập hai, ban KHTN, ban KHXH và NV ( Bộ 2) + Năm 2000: Văn học 10, tập hai, Phần văn học nước ngoài và lí luận văn học ( Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000) + Năm 1997: Văn học 10 Tập hai, Ban KHTN và Ban KHTN - KT, Ban KHXH + Năm 1995: Văn học 10, tập hai, Phần văn học nước ngoài và lí luận văn học + Năm 1993: Văn học 10, tập hai, ban KHTN và Ban KHXH + Năm 1990: Văn học 10, tập hai Có thể thấy rõ việc dung tiêu đề không có sự nhất quán giữa các năm và các cấp học. Thông thường cấp hai, chủ yếu hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa, tư tưởng tác phẩm nên hầu như làm việc với bản dịch thơ. Chính vì thế, viẹc dùng nhan đề theo sự biên dịch tiếng việt là phù hợp. Tuy nhiên cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc giảng dạy như thế làm mất di rất nhiều tính văn chương của tác phẩm. Không thể thấy tận cùng cái xuất thần của những vần thơ nếu như ta không tìm hiểu chính nguyên bản. Có thể rút kinh nghiệm, sách Ngữ Văn 7 đã có nhiều bước thay đổi , đáng kể nhất là việc chú thích tỉ mỉ từng chữ Hán để HS có cơ hôi là tiếp cận bài thơ theo cách hiêu riêng mình. Chỉ dùng tiêu đề tiếng Việt: - Năm 1989: Văn 9, tập hai. Cách giới thiệu văn bản: 2.1. Giới thiệu cả phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ: - Năm 1990: Văn học 10, tập hai (Trừ Tì bà hành - Chỉ trích phần dịch thơ) - Năm 1993: Văn học 10, tập hai, Ban KHTN, Ban KHTN-KT và Ban KHXH ( Trừ Tì bà hành - chỉ trích phần dịch thơ) - Năm 1995: Văn học 9, tập hai (Trừ “Đường đi khó” (Hành lộ nan), “Viên lại ở Thạch Hào” (Thạch Hào lại), “Bài hát nhà tranh bị gió thu phá nát” (Mao ốc vị thu phong sở phá ca), Tì bà hành. - Năm 1995: Văn 10, tập hai (Trừ Tì bà hành- chỉ trích dịch thơ). - Năm 1997: Văn học 10, tập hai, Ban KHTN, Ban KHTN - KT, Ban KHXH (trừ Tì bà hành) - Năm 2000: Văn học 10, tập hai, sách chỉnh lí hợp nhất (trừ Tì bà hành). - Năm 2001: Ngữ văn 7 tập một, SGK thí điểm (Trừ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá( Mao ốc vị thu phong sở phá ca) - Năm 2003: Ngữ văn 10, tập một Ban KHTN và Ban KHXH & NV (Bộ 1); Tập hai (Bộ 2)( Trừ Tì bà hành- chỉ giới thiệu bản dịch thơ) 2.2. Chỉ giới thiệu dịch nghĩa và dịch thơ: 2.3. Chỉ giới thiệu bản dịch thơ: - Năm 1989: Văn 9, tập hai. Như vậy cách trình bày chủ yếu của người biên soạn là trích đủ nguyên bản, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ… Đây là điểm cần lưu giữ. Bởi vì chúng ta phải luôn ý thức rằng: chúng ta đang học thơ cổ điển Trung Quốc (hiểu được việc giảng dạy bộ phận này có đặc thù là không chỉ đọc bản dịch thơ, dịch nghĩa mà còn phải rèn khả năng đánh giá bản dịch và cao hơn là có quyền dịch lại theo ý mình. Càng ngày, cách trình bày nội dung Đường thi phục vụ cho việc giảng dạy càng có tiến bộ theo nguyên tắc quán triệt: Người học làm trung tâm, chủ động, tích cực, sáng tạo khi tiếp cận tri thức nới. 3. Cách thức trình bày nội dung Đường thi trong SGK: 3.1. Có bài giới thiệu chung về đặc điểm thể loại (Nội dung và hình thức): - Năm 1990: Văn học 10, tập hai - Năm 1993: Văn học 10, tập hai, Ban KHTN và Ban KHTN - KT, Ban KHXH. - Năm 1995: Văn học 10, tập hai. - Năm 1997: Văn học 10, tập hai, Ban KHTN, Ban KHTN - KT và Ban KHXH. - Năm 2000: Văn học 10, tập hai. 3.2. Không có bài giới thiệu chung về đặc điểm Đường thi: - Năm 1989: Văn 9, tập hai - Năm 1995: văn học 9, tập hai, - Năm 2001: Ngữ văn 7, tập một, sách thí điểm - Năm 2003: Bộ 1: Ban KHTN, Ban KHTN - KT và KHXH Và Nhân văn. Bộ 2: Ban KHTN, Ban KHTN - KT, Ban KHXH và Nhân văn. (Tuy nhiên, những tri thức liên quan đến thể loại, tư tưởng chính của tác phẩm lại đựoc dạy kĩ trong phân môn tiếng Việt hoặc chuyển vào nội dung “Tri thức đọc hiểu” để HS tự tìm hiểu ở nhà, giúp cho việc soạn bài, hạn chế mất thời gian ở lớp) 4. Những điểm mới trong bộ SGK thí điểm được biên soạn đầu thế kỉ XXI: Cần xem xét sự thay đổi việc lựa chọn và triển khai nội dung Đường thi trong tổng thể những nét mới chung của cả bộ SGK chương trình mới này. Nói cách khác, những thay đổi dù là nhỏ nhất trong việc chọn và định hướng học bài cho HS thì đều được đặt trông mối tươg quan thay đổi ở các nội dung khác. - SGK Ngữ văn 7 năm 2001: bộ SGK duy nhất có việc chú ý một cách cẩn trọng và đầy đủ việc giải thích nghĩa của từng từ Hán Việt ở cuối mỗi chân trang sách. - SGK Ngữ văn 10 thí điểm (Bộ 1 và Bộ 2 ) trình bày: Những nội dung và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường được xếp vào phần tri thức đọc hiểu (Trình bày cô đọng hơn, đây là nội dung HS tự tìm hiểu ở nhà trước, phục vụ cho soạn bài). - Ở những bộ SGK mới chỉnh sửa từ năm 2001 lại nay, đầu mỗi bài đọc hiểu, có thêm một phần mới đó là “Kết quả cần đạt” hệ thống những vấn đề chủ yếu trong tác phẩm mà HS cần nắm vững sau khi học xong. Đây là nét tiến bộ trong công tác biên soạn SGK. Cùng với sự thay đổi về kích cỡ vật lí của cuốn SGK được viết lại sau năm 2000, kênh chữ được trình bày thoáng và có thêm hình ảnh minh hoạ. Đây là bước thay đổi đáng ghi nhận của đội ngũ chuyên gia biên soạn SGK Ngữ văn. SGK đã cho thấy sự thích ứng phần nào đối với việc phù hợp nhu cầu thông tin của người học trong thời đại bùng nổ thông tin đang đòi hỏi con người phải thay đổi kiểu tư duy này. Nhận xét về số lượng xuất hiện của các tác phẩm: Theo khảo sát các bộ SGK sau mỗi đợt chỉnh lí, chúng tôi nhận thấy có những tác phẩm được bớt đi, bên cạnh đó, vẫn thêm vào một số tác phẩm mới. Tuy vậy, với những tác giả ưu tú, làm nên gương măt Đường thi (Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thôi Hiệu), chương trình vẫn giữ lại các tác phẩm tiêu biểu để chọn giảng. Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Tảo phát Bạch Đế Thành (Lí Bạch), Thu hứng, Đăng cao (Đỗ Phủ), Tì bà Hành (Bạch Cư Dị), Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu). Sự sàng lọc qua một quá trình giảng dạy đã càng chứng tỏ gía trị thẩm mĩ của các tác phẩm này, đặc biệt, chứng tỏ sự phù hợp nội dung với đối tượng tiếp nhận và đáp ứng mục tiêu giáo dục của chế độ. Nhận xét có biến chuyển gì trong cách sắp xếp trình tự tác phẩm. Những đánh giá ban đầu về vấn đề lựa chọn tác phẩm giảng dạy ở từng lớp học. Có 9 bài thơ của Đỗ Phủ, 8 bài thơ của Lí Bạch, 1 bài của Hạ Tri Chương, 1 bài của Vương Xương Linh, 1 bài của Mạnh Hạo Nhiên, 1 bài của Trương Kế. Ban đầu, chương trình cấp hai (lớp 9) giảng với số lượng tác phẩm nhiều: Năm 1989 có 8 bài, năm 1995 có 10 bài. Điều đặc biệt Tất cả các tác phẩm đó đều là thơ của Lí Bạch và Đỗ Phủ. Sau khi thay sách vào năm 2001, chuyển nội dung Đường thi xuống lớp bảy còn 5 tác phẩm và giảm bớt số bài của Lí Bạch và Đỗ Phủ (mỗi tác giả còn giới thiệu 2 bài), thêm 2 tác giả: Hạ Tri Chương và Trương Kế. Chương trình lớp 10 (THPT) có sự thay đổi không đáng kể, năm 1990 có 5 bài, năm 1993: có 7 bài, năm 1995: có 6 bài, năm 1997: có 7 bài, năm 2000: có 6 bài và năm 2000: có 8 bài. Chương trình thí điểm năm 2003: giới thiệu thêm Xuân vọng, Khuê oán, Điểu minh giản. Sự thêm bớt này không chỉ làm mới khuôn mặt SGK mà còn nhằm tạo một luông sinh khí mới trong quá trình dạy học nội dung này. Đồng thời cho thấy mục đích của đội ngũ biên soạn chương trình SGK nhằm giúp HS tiếp cận với sự đa dạng các phong cách thơ Đường. Từ đó, các em sẽ có cái nhìn bao quat hơn, sâu sắc hơn về giá trị của một sản phẩm tinh thần của người Trung Hoa. Chương hai HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY ĐƯỜNG THI TRONG SGK PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM Công việc dạy học Đường thi là một nội dung khó không phải vì bản thân tác phẩm khó hiểu mà vì khó đưa Học sinh đến gần với những vẻ đẹp trong từng vần thơ, trong từng tác phẩm. Để hiểu được nghệ thuật của một dân tộc khác thì phải nắm cái mã văn hoá làm cơ sở cho tư duy nghệ thuật của dân tộc đó. Đứng trước một bài thơ Đường không chỉ HS mà thậm chí cả giáo viên, đôi lúc còn lúng túng. Bởi thế, lâu nay việc giảng dạy và học tập Đường thi luôn được xếp vào phần nan giải. Giá trị và tác động to lớn của bộ môn nói riêng, của thơ Đường là điều ai cũng công nhận. Nhưng trên thực tế, những giờ giảng thơ là những giờ học nặng nề và tri thức mà Giáo viên đưa ra rất xa lạ với học sinh. Người biên soạn không sát sao những nhân tố làm nên thành công của giờ học, bài học như những giáo viên đứng lớp. Việc định hướng giảng dạy là phần vẽ cho mình một cách tiếp nhận văn bản theo con đường chính thống. Muốn xem xét cặn kẽ vấn đề giảng dạy Đường thi,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docduong_thi_trong_sgk_pt_o_viet_nam_7178.doc