Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

MỤC LỤC

Chương 1. Một số vấn đề lí luận về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 4

1.1. Lí luận về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 4

1.1.1. Khái niệm hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 4

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 8

1.1.3. Các hình thức đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 14

1.2. Lí luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 16

1.2.1. Khái niệm pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 16

1.2.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 17

Chương 2. Pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 24

2.1. Chủ thể của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 24

2.1.1. Nhà đầu tư 24

2.1.2. Cơ quan quản lí nhà nước 26

2.2. Điều kiện đối với hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 27

2.3. Các hình thức đầu tư 37

2.4. Thủ tục đầu tư 43

2.5. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư 47

2.6. Ưu đãi, đảm bảo và khuyến khích đầu tư. 50

2.7. Quản lí nhà nước đối với hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 53

Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 56

3.1. Tình hình thực hiện pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 56

3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 59

3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 61

3.3.1. Giải pháp kĩ thuật chung: 61

3.3.2. Giải pháp cụ thể đối với pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục. 61

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chặt chẽ. Thêm vào đó, cần tuân thủ những quy định về nhà đầu tư theo quy định chung về đầu tư. Điều kiện tiếp nhận đầu tư nước ngoài phải đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia, không xâm phạm văn hóa, thuần phong mĩ tục, không vi phạm điều cấm của pháp luật trong nước và luật pháp quốc tế. Đó là những điều kiện chung, còn riêng đối với đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, điều kiện đầu tư phân theo hai nhóm chủ thể đầu tư: Điều kiện đối với các nhà đầu tư trong nước Căn cứ vào điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập, điều kiện đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân như sau: + Thứ nhất, điều kiện về chủ thể: Nhà đầu tư trong nước gồm tổ chức cá nhân đủ năng lực chủ thể. Tất cả các văn bản pháp luật đều không quy định điều kiện đối với nhà đầu tư trong nước. Chính vì vậy có thể hiểu rằng, một chủ thể muốn được sử dụng nguồn vốn của mình để tham gia hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục thì nếu là cá nhân, phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi đầy đủ; là tổ chức thì phải được thành lập hợp pháp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu một số văn bản, ví dụ như Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg về điều lệ trường đại học tư thục, tổ chức cá nhân tham gia góp vốn điều lệ thành lập trường Đại học tư thục ít nhất gồm 3 thành viên, trong đó mỗi thành viên chỉ được tham gia góp vốn điều lệ ở không quá 2 trường đại học, cao đẳng tư thục và mức vốn góp tại mỗi trường tối đa là 51% so với vốn điều lệ của trường đó. Tuy không quy định cụ thể điều kiện của các thành viên góp vốn nhưng tại mỗi cơ sở giáo dục có vốn đầu tư ngoài quốc doanh, trong quy chế thành lập và hoạt động đều quy định điều kiện người đứng đầu tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu của cơ sở giáo dục (là Hội đồng quản trị nếu cơ sở giáo dục có từ hai thành viên góp vốn trở lên). Đối tượng tham gia hội đồng quản trị là những người có vốn xây dựng trường. Chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị bầu trong số thành viên hội đồng. Tùy thuộc vào hình thức thành lập cơ sở giáo dục, tùy từng bậc học mà pháp luật quy định khác nhau về điều kiện để có thể được bầu làm Chủ tịch hội đồng quản trị cơ sở giáo dục. Ví dụ đối với cơ sở giáo dục mầm non tư thục: “Người có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên, có đủ sức khỏe, khi được để cử không quá 65 tuổi, có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non ít nhất 30 ngày hoặc bồi dưỡng cán bộ quản lí” hoặc “Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đứng đầu của Hội đồng Quản trị; do Hội đồng Quản trị bầu và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận. Chủ tịch Hội đồng Quản trị ít nhất phải có bằng đại học trở lên”. (đối với trường đại học tư thục). Như vậy, tuy không trực tiếp quy định điều kiện chủ thể góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục ngoài nhà nước nhưng thiết nghĩ, để một cơ sở giáo dục ngoài công lập ra đời thì trong số những thành viên góp vốn phải có ít nhất một người đáp ứng được các điều kiện trên đây để có được chức danh “Chủ tịch hội đồng quản trị” của cơ sở giáo dục đó. + Thứ hai, điều kiện thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập Các quy định về điều kiện thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập được chứa đựng trong các văn bản Quy chế, Điều lệ cơ sở giáo dục theo từng cấp học. Ví dụ Điều lệ trường đại học tư thục (Ban hành kèm quyết định số 61/2009/QĐ-TTg); Quy chế trường đại học dân lập (ban hành kèm Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg); Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục (ban hành kèm quyết định số 41/2008/QĐ-BGD&ĐT). Theo các quy định này thì điều kiện để thành lập một cơ sở giáo dục ngoài công lập nhìn chung vẫn phải phù hợp với mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước; chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước; đủ tiêu chuẩn về diện tích, khuôn viên, đội ngũ giáo viên và số lượng người học… Điều kiện cụ thể tương ứng với từng loại hình cơ sở giáo dục. Nếu là cơ sở giáo dục mầm non tư thục thì điều kiện thành lập ngoài các điều kiện chung như trên còn có điều kiện như: “có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; có đủ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn; cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu…”. Điều kiện về cơ sở vật chất cũng được quy định chi tiết về việc đặt nhà trường phù hợp quy hoạch chung của khu dân cư, thuận lợi cho trẻ em đến trường, đảm bảo an toàn về sinh, có tường bao ngăn cách khuôn viên với bên ngoài, công trình xây dựng phải đạt tiêu chuẩn về quy cách thiết kế, an toàn, đáp ứng nhu cầu nuôi dướng giáo dục theo độ tuổi, đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo điều kiện cho trẻ khuyết tật sử dụng, phòng học, phòng sinh hoạt chung phải có diện tích trung bình tối thiểu 1,5m2 cho 1 trẻ, đủ ánh sáng có các thiết bị tối thiểu cho trẻ và giáo viên, có khu vệ sinh, nhà bếp và khối phòng khác cho nhu cầu hoạt động của nhà trường, có sân vườn v.v… Điều kiện đối với giáo viên được quy định như sau: là công dân Việt Nam; chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương và tôn trọng trẻ em; sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm; giáo viên mầm non phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non, đối với những đó bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm khác, phải có chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm mầm non ít nhất là 30 ngày. Người nuôi dạy trẻ ở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ dân tộc thiểu số phải nói tiếng Việt và có khả năng giao tiếp với trẻ bằng tiếng dân tộc. Đối với những nơi khó khăn, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được thành lập có thể chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình, người nuôi dạy trẻ phải được bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non tối thiểu 3 tháng do cơ quan quản lí giáo dục địa phương tổ chức. Điều đó phải được ghi cụ thể trong hồ sơ xin thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. Nếu là cơ sở giáo dục đại học dân lập, điều kiện thành lập như sau: “1. Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học và đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. 2. Mục tiêu, chương trình, quy mô đào tạo phù hợp với định hướng phát triển giáo dục đại học của đất nước. 3. Đủ điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan quy định cụ thể các điều kiện này”. Nếu là cơ sở giáo dục đại học tư thục, điều kiện xây dựng trường là ngoài những điều kiện chung như phù hợp với quy hoạch mạng lưới, có dự án, có mục tiêu, nội dung, quy mô đào tạo phù hợp nhu cầu và mục tiêu phát triển chung của đất nước; được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận… thì còn phải đáp ứng những điều kiện cụ thể như: “…Có đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục; đáp ứng yêu cầu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo: không quá 10 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu; 15 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ; 25 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế – quản trị kinh doanh…”. “… Có tổng diện tích đất xây dựng trường không ít hơn 5 ha; thực hiện mức bình quân tối thiểu diện tích 25 m2/1 sinh viên tính tại thời điểm trường có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch đào tạo giai đoạn 10 năm đầu sau khi thành lập; có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy, người lao động trong nhà trường…”. “… Vốn điều lệ chỉ để dành riêng đầu tư xây dựng trường, không kể giá trị về đất đai, phải có tối thiểu là 50 tỷ VNĐ được góp bằng các nguồn vốn hợp pháp…”. Có thể nói, điều kiện thành lập các cơ sở giáo dục ngoài quốc lập được quy định khá chi tiết, quy định riêng cho từng cấp học, bậc học một cách hợp lí để cung cấp cho người học môi trường tốt nhất. Điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài + Thứ nhất,điều kiện về chủ thể: Nhà đầu tư nước ngoài được quy định bao gồm: Cơ sở giáo dục nước ngoài; tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Luật quy định về điều kiện quy định đối với các nhà đầu tư như sau: Nhà đầu tư là tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân và được xác nhận của cơ quan chính quyền sở tại (đối với pháp nhân phải có giấy chứng nhận thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và các hồ sơ pháp lí liên quan đối với cá nhân phải hợp pháp hóa Lãnh sự các giấy tờ liên quan). Các văn bản xác nhận của cơ quan nước ngoài cấp cho nhà đầu tư phải được hợp pháp hóa tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên kí kết có quy định khác. Có dự án đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo của Việt Nam đã được phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt cơ sở đồng ý bằng văn bản. Trong trường hợp dự án xin đầu tư để đào tạo ở các trình độ cao đẳng, đại học chưa có trong quy hoạch mạng lưới thì Bộ kế hoạch và đầu tư và Bộ giáo dục và đào tạo sẽ nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư (có văn bản xác nhận của cơ quan có trách nhiệm, ngân hàng báo cáo kiểm toán tài chính của 02 năm liền kề gần nhất). Có đủ các điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lí, nhà giáo, cơ sở vật chất phù hợp để thực hiện mục tiêu giáo dục – đào tạo. Việc quy định cụ thể điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài là vô cùng quan trọng. Với mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển sự nghiệp giáo dục tuy nhiên cũng phải đặt ra những tiêu chí để chọn lọc nhà đầu tư, không làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế, xã hội và văn hóa dân tộc. + Thứ hai, điều kiện về vốn và cơ sở vật chất: Theo quy định tại Thông tư 14/2005/TT-BGD&ĐT-BKH&ĐT, nhà đầu tư nước ngoài muốn góp vốn thành lập cơ sở giáo dục tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện sau về vốn đầu tư và cơ sở vật chất: Dự án xin thành lập mới các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tại Việt Nam phải có suất đầu tư tối thiểu 1000USD/người học (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Số lượng người học được sử dụng để tính toán theo quy mô người học tại thời điểm của phân kì đầu tư cuối cùng của dự án. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn. Dự án xin thành lập mới cơ sở đào tạo ngắn hạn tại Việt Nam phải có suất đầu tư tối thiểu 700USD/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Số lượng học viên được sử dụng để tính toán theo số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm của phân kì đầu tư cuối cùng của dự án. Dự án xin thành lập mới các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là trường trung học chuyên nghiệp phải có suất đầu tư tối thiểu 3500USD/học sinh (không bao gồm chi phí sử dụng đất). Số lượng học sinh được sử dụng để tính toán theo quy mô học sinh quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm của phân kì đầu tư cuối cùng của dự án. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn. Dự án xin thành lập mới các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là trường cao đẳng, trường đại học (hoặc chi nhánh của các trường cao đẳng, trường đại học nước ngoài tại Việt Nam) phải có suất đầu tư tối thiểu là 7000USD/sinh viên (không bao gồm chi phí sử dụng đất). Số lượng sinh viên được sử dụng để tính toán theo quy mô sinh viên quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm của phân kì đầu tư cuối cùng của dự án, kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn. Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới chỉ thuê lại hoặc bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư tối thiểu phải đạt 60% các mức quy định tại điều kiện về vốn nêu trên. Việc thuê lại cơ sở vật chất để hoạt động không kéo dài quá 5 năm đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo ở các trình độ cao đẳng và đại học (bao gồm cả chi nhánh của cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài). Đối với những dự án liên doanh. Hợp đồng hợp tác liên doanh kinh doanh giữa một bên đối tác nước ngoài và bên đối tác Việt Nam là các cơ sở giáo dục tương ứng với trình độ mà cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài xin phép để đào tạo và giảng dạy thì suất đầu tư tối thiểu sẽ được xem xét cụ thể theo dự án được xây dựng bởi các nhà đầu tư. Các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đăng kí hoạt động trên 20 năm tại Việt Nam phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của trường, trung tâm và được Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đồng ý bằng văn bản về việc cấp đất hoặc cho thuê đất để tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở giai đoạn đầu tối đa là 5 năm các cơ sở này phải có hợp đồng (hoặc thỏa thuận nguyên tắc) thuê cơ sở ổn định để triển khai đào tạo, giảng dạy và đảm bảo việc đầu tư cơ sở vật chất theo đúng tiến độ của dự án. Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đăng kí hoạt động dưới 20 năm và không xây dựng cơ sở riêng thì phải có hợp đồng hoặc nguyên tắc thuê trường, lớp, nhà xưởng các diện tích phù hợp và ổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm. Yêu cầu về cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài ở bậc phổ thông như: Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị đồ dùng giảng dạy; Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy tối thiểu ở mức bình quân 3m2/ học sinh tính theo số học sinh có mặt trong buổi học; Có văn phòng hiệu bộ, phòng giáo viên, phòng họp phù hợp; Có phòng học tiếng, thư viện, phòng thí nghiệm (đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông), tối thiểu phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3978/1984; Có phòng tập thể dục đa năng, sân chơi cho học sinh; Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở. Tối thiểu phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3907/1984; Có nhà ăn phòng nghỉ trưa nếu thực hiện chế độ học cả ngày. Yêu cầu về cơ sở vật chất đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đạo tạo ngắn hạn: Có các phòng học về ánh sáng, thiết bị, bàn ghế; Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy tối thiểu ở mực bình quân 2m2/người học tính theo số người có mặt trong một ca học; Có văn phòng của ban giám đốc, phòng giáo viên, thư viện; Có phòng máy tính, phòng học tiếng, phòng học thực hành, phòng thí nghiệm phù hợp với các ngành đạo tạo đã đã đăng kí; Có các thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác quản lí và phục vụ giảng dạy. Yêu cầu về cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học: Khu tập thể, thực hành và các cơ sở nghiên cứu khoa học phải đảm bảo có diện tích dùng cho học tập tối thiểu ở mức bình quân 7m2/ người học; bao gồm: các giảng đường phù hợp với quy mô; các phòng thí nghiệm, phòng thực hành đủ thiết bị theo yêu cầu của ngành đào tạo; thư viên (thư viện truyền thống và thư viện điện tử); các phòng học tiếng; phòng máy tính có kết nối internet; Có khu thể dục thể thao (sân vận động hoặc phòng tập thể dục – thể thao cho sinh viên); Có khu công trình kĩ thuật bao gồm: trạm bơm nước, trạm biện thế, xưởng sửa chữa, kho tàng và nhà để xe ôtô, xe máy, xe đạp; Có phòng cho lãnh đạo trường, phòng cho giảng viên, giáo viên, phòng họp diện tích làm việc cho các bộ phận quản lí khác thuộc cơ sở… Trên đây là đầy đủ những điều kiện về vốn đầu tư và cơ sở vật chất mà các dự án đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo có vốn nước ngoài phải đáp ứng. + Thứ ba, điều kiện về chương trình và nội dung giảng dạy Đây là nội dung đặc biệt quan trọng mà cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ. Chương trình và nội dung giảng dạy phải được thiết kế sao cho phù hợp với mục tiêu của dự án đầu tư đã được phê duyệt đối với cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, không có nội dung truyền bá tôn giáo và không trái với pháp luật Việt Nam. + Đội ngũ cán bộ quản lí và nhà giáo: Quy định về điều kiện đối với đội ngũ cán bộ quản lí và nhà giáo tại Điều 8 – Thông tư 14/2005/TT-BGD&ĐT-BKH&ĐT như sau: Giám đốc hoặc hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là người lãnh đạo cao nhất về mặt quản lí giáo dục và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam về các hoạt động giáo dục của cơ sở do mình quản lý. Người được để cử làm giám đốc, Hiệu trưởng phải có kinh nghiệm quản lí các cơ sở giáo dục tương ứng với ít nhất 5 năm. Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài ở giáo dục phổ thông thì giáo viên phải có trình độ theo quy định của Điều 67 Luật giáo dục. Số lượng giáo viên tối thiểu phải đảm bảo tỷ lệ 1,15 giáo viên/lớp ở Tiểu học; 1,85giáo viên/lớp ở trung học cơ sở và 2,1 giáo viên ở trung học phổ thông. Đối với trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục – đào tạo ngắn hạn: Tỷ lệ học viên/giáo viên tối đa là 45học viên/ giáo viên và phải đảm bảo không ít hơn 30% giáo viên là người nước ngoài trên tổng số giáo viên của cơ sở. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn phù hợp và có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất 3 năm Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo trình độ cao đẳng, đại học: Tỷ lệ sinh viên/giảng viên phải đảm bảo ở mức 30 sinh viên/giảng viên đối với các ngành công nghệ kỹ thuật. Số giảng viên là người nước ngoài phải đảm bảo không ít hơn 55% trên tổng só giảng viên của cơ sở trong 5 năm đầu và không ít hơn 30% sau 10 năm hoạt động; Đối với các trường cao đẳng: tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ không ít hơn 40% và tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 25% tổng số giảng viên của cơ sở; Đối với các trường đại học: tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ không ít hơn 50%và tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 25% số giảng viên của cơ sở. Giảng viên phải có kinh nghiệm giảng dạy đại học, cao đẳng ít nhất 3 năm Các dự án đầu tư của các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên/giảng viên cho từng giai đoạn phát triển. Ngoài ra còn có rất nhiều điều kiện khác nữa mà nhà đầu tư phải đáp ứng như điều kiện về ngôn ngữ trong giảng dạy, về chứng chỉ, văn bằng v.v… Những điều kiện nêu trên có sự phân biệt giữa chủ thể là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Khoản 4 - Điều 29 – Luật đầu tư 2005 quy định: “Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên”. Các hình thức đầu tư Hình thức đầu tư là một vấn đề quan trọng, là cách tiến hành hoạt động đầu tư sinh lợi của các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, không những thể hiện quyền lợi của nhà đầu tư mà còn nói lên thái độ của nhà nước đối với nhà đầu tư trong mỗi thời kì phát triển. Kết hợp tìm hiểu Luật Đầu tư và phạm vi đầu tư trong lĩnh vực giáo dục để thấy được nhà nước đang tạo cơ hội cho nhà đầu tư được tiến hành các hoạt động đầu tư dưới những hình thức khác nhau. Các quy định về hình thức đầu tư trong Luật Đầu tư 2005 thể hiện một bước tiến rất lớn trong việc đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, cũng như đảm bảo tính toàn diện, thống nhất cho pháp luật đầu tư của Việt Nam, góp phần đưa pháp luật về đầu tư của Việt Nam tiến gần hơn tới mức tiêu chuẩn của sự phù hợp xu hướng hội nhập.Theo quy định của pháp luật, hình thức đầu tư mà nhà đầu tư được phép tiến hành bao gồm hình thức đầu tư trực tiếp và hình thức đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn và tham gia hoạt động quản lí (Khoản 2 Điều 3 Luật Đầu tư), thể hiện qua các hình thức cụ thể: thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn nhà đầu tư nước ngoài; thành lập tổ chức kinh tế liên doanh; kí kết hợp đồng BCC,BOT, BTO, BT; đầu tư phát triển kinh doanh; mua cổ phần hoặc góp vốn sáp nhập doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác; quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các chế định tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lí hoạt động đầu tư (Khoản 3 Điều 3 Luật Đầu tư 2005). Bên cạnh các quy định tại chương IV Luật Đầu tư 2005 với hình thức đầu tư gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, các chương sau còn điều chỉnh thêm hai vấn đề mới nằm trong hình thức đầu tư, đó là đầu tư ra nước ngoài và đầu tư kinh doanh vốn nhà nước. Trong điều kiện và môi trường giáo dục, hình thức đầu tư là cách thức mà pháp luật cho phép các nhà đầu tư sử dụng nguồn lực đầu tư, liên kết và thụ hưởng kết quả đầu tư. Cũng như những lĩnh vực khác, nhà đầu tư chỉ được phép đầu tư trong những hình thức mà pháp luật cho phép. Hiện nay, đầu tư phát triển giáo dục chủ yếu thông qua hình thức đầu tư trực tiếp, đó là thành lập một cơ sở giáo dục, do các nhà đầu tư góp vốn, liên kết để sử dụng tài sản của mình. Các nhà đầu tư trong nước với xu hướng chủ yếu là đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở các cấp học, bậc học. Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục dưới hình thức thành lập cơ sở giáo dục 100% vốn nước ngoài; cơ sở giáo dục liên doanh; hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới. Cơ sở giáo dục dân lập là cơ sở giáo dục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế xin thành lập và huy động các nhà giáo, nhà đầu tư cùng đóng góp công sức, kinh phí và cơ sở vật chất ban đầu từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước. (Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật Giáo dục 2005). Theo quy định tại Điều 1 – Quy chế trường đại học dân lập ban hành kèm quyết định số 86/2000/QĐ-TTg: “Trường đại học dân lập là cơ sở giáo dục đại học do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế (dưới đây gọi chung là tổ chức) xin thành lập và huy động các nhà giáo, nhà đầu tư cùng đóng góp công sức, kinh phí và cơ sở vật chất ban đầu từ nguồn ngoài ngân sách Nhà nước. Trường đại học dân lập là pháp nhân được tự chủ về tổ chức bộ máy, tuyển dụng lao động và tài chính. Tài sản của trường thuộc quyền sở hữu tập thể của những người góp vốn đầu tư, các giảng viên, cán bộ và nhân viên nhà trường”. Cơ sở giáo dục tư thục là là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập ở mọi cấp học bậc học, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp , tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Cơ sở giáo dục tư thục được pháp luật quy định có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng. (Điểm c Khoản 1 Điều 48 Luật Giáo dục). “Trường đại học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước hoạt động theo Quy chế này và Điều lệ trường đại học, các quy định của pháp luật”. – Khoản 2 - Điều 1 – Điều lệ trường ĐH tư thục ban hành kèm quyết định 61/2009/QĐ-TTg. Cũng như vậy, các cơ sở giáo dục tư thục khác như trường mầm non tư thục, trường trung học tư thục được quy định tại các văn bản do Chính phủ ban hành, kèm theo đó là quy chế hoạt động, quy định tổ chức và hoạt động của trường cơ sở giáo dục tư thục bao gồm: tổ chức và nhân sự; giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học; hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; tài chính; tài sản; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm. Hiện nay hình thức cơ sở giáo dục tư thục, dân lập đang thu hút một lượng lớn người học. Khác với quan niệm trước đây phải vào học trường công, các trường dân lập, tư thục gọi chung là cơ sở giáo dục ngoài quốc doanh đã thuyết phục xã hội bằng chất lượng giáo dục của mình. Vai trò giảm bớt gánh nặng cho các cơ sở giáo dục công lập và huy động mọi nguồn lực đầu tư trong xã hội cho giáo dục đã được các cơ sở giáo dục ngoài công lập cơ bản thực hiện. Chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao và có tính cạnh tranh, tuy chi phí theo học không rẻ nhưng nhiều phụ huynh và người học đã lựa chọn mô hình này để gửi gắm niềm tin. Trước đây, tồn tại nhiều cơ sở giáo dục bán công, nửa nhà nước nửa tư nhân nhưng hoạt động rất hạn chế. Chủ trương của cơ quan quản lí là loại bỏ loại hình cơ sở giáo dục này, tùy điều kiện chuyển đổi sang loại hình dân lập, tư thục. Đây là chủ trương đúng đắn, vừa tận dụng được nguồn vốn của tư nhân, vừa giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Số lượng các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày càng tăng. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm học 2008-2009, trong tổng số 146 trường đại học thì có 45 trường ngoài công lập, chiếm 30,82 %. (Năm học 2007-2008, tỷ lệ này là 28,57%). Mô hình “trường của doanh nghiệp” cũng là hình thức đầu tư phổ biến hiện nay do các doanh nghiệp trực tiếp đầu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.doc
Tài liệu liên quan