MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1:KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ NỘI DUNG
CỦA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 4
1.Khái quát về sở hữu công nghiệp 4
1.1. Khái niệm về sở hữu công nghiệp 4
1.2. Chủ thể của sở hữu công nghiệp 4
1.3. Khách thể của chủ thể công nghiệp 4
1.4. Tính thương mại của sở hữu công nghiệp 4
2. Nội dung của sở hữu công nghiệp 4
2.1. Quyền của chủ sở hữu công nghiệp 5
2.2. Nghĩa vụ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp 6
CHƯƠNG 2: BẢO HỘ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 6
1. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 6
1.1. Vai trò của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 6
1.2. Một số quy định quan trọng của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp 6
2. Thực thi quyền sở hữu công nghiệp 7 CHƯƠNG 3: THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 7
1.Thành tựu của Pháp luật về sở hữu công nghiệp 7
2. Hạn chế của Pháp luật về sở hữu công nghiệp ở nước ta 8
3. Giải pháp hoàn thiện về sở hữu công nghiệp ở nước ta hiện nay 8
KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3228 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời đại “ toàn cầu hoá” với sợ xâm nhập, cạnh tranh gay gắt giữa những nền kinh tế của tất cả các quốc gia. Tham gia vào cuộc chiến khốc liệt không tiếng súng này đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế thành viên không chỉ có đủ tiềm lực, dám nghĩ dám làm, dám cạnh tranh mà điều quan trọng hơn cả là phải xây dựng cho mình được một chiến lược phù hợp đảm bảo tính cạnh tranh nhanh nhạy kịp thời và một cơ chế luật pháp vừa thông thoáng, vừa chặt chẽ để vừa thu hút đầu tư từ bên ngoài, vừa bảo vệ được các ngành kinh tế ở trong nước. Chính vì vấn đề này, trong những năm gần đây, luật về sở hũư trí tuệ mà trong đó nổi lên là luật về sở hũư công nghiệp đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà làm luật trong nước cũng như các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất và đông đảo quần chúng quan tâm.
Trong phạm vi đề tài “Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp” này, tác giả sẽ mang đến cho chúng ta một cách nhìn tổng quan về quyền sở hũư công nghiệp. Điểm “nóng” của đề tài là việc tác giả đã nêu ra được những thành tựu và hạn chế của pháp luật về sở hữu công nghiệp và cùng với nó là những giải pháp hoàn thiện trong quá trình thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
Với kết cấu rõ rang, ngôn ngữ sử dụng đơn giản và mạch lạc, đề tài hi vọng sẽ là một tài liệu bổ ích cho những người quan tâm, những người mới bắt đầu tìm hiểu tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng, dễ dàng, là tiền đề để nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu về quyền sở hữu công nghiệp (QSHCN).
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài ( lý do chọn đề tài )
Thế giới đang đổi thay từng ngày, nếu bạn không biết cách thay đổi chính mình để phù hợp và theo kịp với sự phát triển thì bạn sẽ bị đào thải ra khỏi vòng quay của nó. Đó là quy luật của sự phát triển mà không gì cưỡng lại nổi. Khoa học công nghệ và vai trò của nó trong việc thay đổi diện mạo của nền kinh tế đất nước cũng không nằm ngoài quy luật trên. Chính vì vậy trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi cần phải có những quyết sách tạo thuận lợi cho hoạt động sang tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất và kinh doanh. Các kết quả hoạt động sang tạo phải được coi là tài sản của chủ thể, phải được pháp luật thừa nhận và bảo hộ thông qua hệ thống pháp luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ(QSHTT) mà cụ thể là quyền sở hữu công nghiệp(QSHCN). Điều này được thể hiện trong các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo hộ QSHTT, đảm bảo lợi ích quốc gia, đồng thời tôn trọng các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ (SHTT) mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia.Những nhận thức trên là cơ sở cho việc lựa chon vấn đề “Tìm hiểu pháp luật về sở hữu công nghiệp” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp những người bắt đầu tìm hiểu về QSHCN đi từ cái tổng thể đến cái cụ thể, là tiền đề để có thể tiếp cận sâu hơn vấn đề, giúp người đọc thấy được những thành tựu, hạn chế của pháp luật về SHCN, từ đó tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Phạm vi nghiên cứu
QSHCN là một vấn đề phức tạp, có nội dung rộng, lien quan đến nhiều lĩnh vực. Do đó không cho phép tác giả đề tài nghiên cứu trên phạm vi rộng và sâu, mà chỉ đề cập đến những vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ SHCN ở Việt Nam với mức độ tìm hiểu khái quát.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, tác giả đề tài đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
-Làm rõ những khái niệm có liên quan
-Phân tích và so sánh để thấy được bản chất của vấn đề cần nghiên cứu
Trên cơ sở giải quyết những vấn đề lí luận, tác giả đưa ra kết luận, giải pháp,kiến nghị để đảm bảo việc thực hiện QSHCN một cách hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp…Việc sử dụng những phương pháp này cho phép tác giả xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó tổng hợp lại để có cái nhìn toàn diện, khách quan về nội dung của vấn đề nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung chính
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát về quyền sở hữu công nghiệp và nội dung quyền sở hữu
Chương 2. Bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp
Chương 3. Thành tựu và hạn chế của pháp luật về sơe hữu công nghiệp ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện
Chương 1.
KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Khái quát về quyền sở hữu công nghiệp
Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp
Theo Khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ (2005) (Luật SHTT), QSHTT là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.
1.2. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
Theo Khoản 6 Điều luật SHTT, chủ thể QSHTT là chủ sở hữu QSHTT hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao QSHTT. Như vậy, chủ thể QSHCN là chủ sở hữu QSHCN.
Khách thể - Các đối tượng sở hữu công nghiệp
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật SHTT, các đối tượng SHCN bao gồm: sang chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Tính thương mại của đối tượng SHCN
Đối tượng SHCN làm nên giá trị cho hàng hoá, dịch vụ
Khả năng ứng dụng thực tế của đối tượng SHCN
Các đối tượng SHCN có giá trị kinh tế to lớn, là loại hàng hoá
“đặc biệt”
Đối tượng SHCN tạo nên tính cạnh tranh trong thương mại
Nội dung của quyền sở hữu công nghiệp
2.1. Quyền của chủ sở hữu
2.1.1. Quyền sử dụng của chủ sở hữu
(i) Theo quy định của Điều 124 Luật SHTT, sử dụng đối tượng SHCN bao gồm:
-Sử dụng sáng chế
-Sử dụng kiểu dáng công nghiệp
-Sử dụng thiết kế bố trí
-Sử dụng bí mật kinh doanh
-Sử dụng nhãn hiệu hàng hoá
-Sử dụng tên thương mại
-Sử dụng chỉ dẫn địa lý
(ii) Các hành vi khác để sử dụng đối tượng SHCN
Ngoài những hành vi nói trên, việc sử dụng các đối tượng SHCN còn được thể hiện bằng các hành vi như: quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại,…các nhãn hiệu dùng cho các sản phẩm, dịch vụ; góp vốn vào doanh nghiệp, cầm cố, thế chấp QSHCN,…
2.1.2. Quyền chuyển giao của chủ sở hữu
Các đối tượng SHCN trở thành “hàng hoá đặc biệt” thông qua các hoạt động chuyển giao QSHCN. Hoạt động chuyển giao này cho phép chủ thể khác được khai thác và sử dụng đối tượng SHCN đã được bảo hộ. Đây là cách thức mở rộng thị trường của các doanh nghiệp một cách hiệu quả. Điều 753 BLDS quy định về chuyển giao QSHCN và Điều 755 BLDS quy dịnh về đối tượng chuyển giao công nghệ.
2.2. Nghĩa vụ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
2.2.1.Nghĩa vụ của tác giả
Trong trường hợp tác giả không phải là chủ sở hữu QSHCN, thì tác giả phải có nghĩa vụ thông báo các kết quả sáng tạo ra cho chủ sở hữu. Ngoài ra đối với những sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp liên quan tới quốc phòng, an ninh quốc gia mà yêu cầu cần có sự bảo mật tuyệt đối thì tác giả và chủ sở hữu QSHCN đều phải có nghĩa vụ giữ bí mật tuyệt đối.
2.2.2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu QSHCN
(i) Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sang chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
(ii) Nghĩa vụ sử dụng đối tượng SHCN
Chương 2
BẢO HỘ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
. Vai trò của bảo hộ QSHCN
-Là giải pháp hữu ích thúc đẩy việc sang tạo
-Góp phần quảng bá sản phẩm, bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới.
-Là cơ sở pháp lý vững chắc để tat ham gia vào các sân chơi lớn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
1.2. Một số quy định quan trọng của pháp luật về bảo hộ QSHCN
1.2.1. Điều kiện bảo hộ QSHCN
Mỗi đối tượng SHCN muốn được bảo hộ thì cần phải thoả mãn các điều kiện về bảo hộ QSHCN của luật SHTT. Các điều kiện bảo hộ được quy định cụ thể tuỳ theo từng đối tượng SHCN khác nhau.
1.2.2. Xác lập QSHCN
Có rất nhiều quy định pháp luật về điều chỉnh quan hệ xác lập QSHCN. Trong đó có 2 phương pháp phổ biến nhất:
-Đăng ký đối tượng SHCN
-Cấp văn bằng bảo hộ
1.3. Thực thi quyền sở hữu công nghiệp
1.3.1.Vai trò của thực thi QSHCN
-Mang lại những hiệu quả kinh tế quan trọng, tăng cường sức mạnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
-Thúc đẩy sang tạo ra các công nghệ mới
-Ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng do nạn hàng giả gây ra, ngăn cản sự phá vỡ thị trường.
-Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung và chủ thể QSHCN.
1.3.2. Các quy định của pháp luật về thực thi QSHCN
Để chống lại các hành vi vi phạm QSHCN, pháp luật nước ta đã quy định đủ các loại chế tài: hành chính, dân sự, hình sự. Những quy định này được ghi rõ trong điều 199 luật SHTT.
Chương 3
THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
1. Thành tựu của pháp luật về sở hữu công nghiệp
1.1. Sau hơn 20 năm đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, tới nay ta đã hình thành một hệ thống văn bản về SHTT tuy chưa thật đầy đủ song tương đối kịp thời đáp ứng phần nào nhu cầu thực tế đòi hỏi.
1.2.Hệ thống pháp luật về SHCN đã có sự đổi mới rất căn bản trong nội dung. Tính thương mại của QSHCN được đề cao, tạo cơ sở pháp lý cho sự hình thành thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Các đối tượng SHCN ngày càng đa dạng và mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho nền kinh tế.
1.4. Hầu hết các điều khoản của Luật SHTT đều đã tương thích với các nội dung tương ứng tại các điều ước quốc tế song phương và đa phương.
2. Hạn chế của pháp luật về sở hữu công nghiệp ở nước ta
2.1. Vi phạm QSHTT ngày càng lan rộng và phổ biến với mức độ phức tạp ngày một gia tăng.
2.2. Hạn chế trong cơ chế thực thi QSHCN
2.3. Hạn chế đối với cơ quan thực thi QSHCN
3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về SHCN ở nước ta hiện nay
- Hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực thi QSHCN
- Nâng cao và hoàn thiện bộ máy thực thi QSHCN
- Xây dựng và mở rộng, nâng cao hoạt động của các đại diện SHCN, các văn phòng tư vấn pháp luật về SHTT
- Nâng cao nhận thức của nhân dân và doanh nghiệp về QSHTT nói chung và QSHCN nói riêng, ý thức tôn trọng pháp luật và tự bảo vệ QSHCN của mình.
KẾT LUẬN
Trong suốt hơn 20 năm đổi mới qua, Nhà nước ta đã rất cố gắng xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về SHCN ở Việt Nam. Về cơ bản có thể khẳng định rằng: về mặt lập pháp,pháp luật về SHCN của Việt Nam đã khã tương thích với đòi hỏi của WTO. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật về SHCN ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Hạn chế chủ yếu là trong cơ chế, cách thức tổ chức thực thi QSHCN còn chưa hoàn thiện, nhận thức và hiểu biết về SHCN của cán bộ, cơ quan thực thi, của các doanh nghiệp và nhân dân còn thấp, sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thực thi QSHCN chưa đồng bộ với nhau.
Pháp luật về SHCN là một vấn đề khó và còn khá mới mẻ ở nước ta. Việc xây dựng và củng cố hệ thống quan điểm, cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp lụât về SHCN là đòi hỏi cấp bách, nhưng đồng thời là nhiệm vụ khó khăn đặt ra cho toàn xã hội. Điều này đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, sự góp sức của các ngành, các cấp nhằm xây dựng hệ thống pháp luật về SHTT nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung ngày một hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Văn bản pháp luật
Luật sở hữu trí tuệ (2005)
Bộ luật Dân sự (sửa đổi 2005)
Bộ luật hình sự (1999)
Luật cạnh tranh (2004)
Luật chuyển giao công nghệ (2006)
2. Giáo trình
Giáo trình Luật dân sự (tập 2) (Đại học Luật Hà Nội) (2006)
Giáo trình Luật Thương mại (tập 2) (Đại học Luật Hà Nội) (2006)
3. Tài liệu chuyên khảo
3.1. Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại; NXB Tư pháp(2006)
3.2. Tư liệu dịch: Kinh tế và thương mại: Chuyên đề về QSHTT
3.3. Tài liệu “Hội nghị toàn quốc về thực thi quyền SHTT tại Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội ngày 08/09/2004
4. Bài viết
4.1. PGS.TS. Lê Hồng Hạnh, Thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hoá, Tạp chí Luật học, Số 6/2003 (trang 23)
4.2. TS. Nguyễn Thanh Tâm, Bước đầu đánh giá thực trạng pháp luật về thực thi quyền sở hữu công nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích thương mại ở Việt Nam, Tạp chí Luật học,số 6/2004 (trang 68)
4.3. Hoàng Luật, Bảo hộ QSHTT “ Cần tăng cường năng lực của Toà án nhân dân giải quyết các vụ án về SHTT”, Báo Pháp Luật Việt Nam số 150(2.932) ngày 23/6/2006
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1:KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ NỘI DUNG
CỦA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 4
1.Khái quát về sở hữu công nghiệp 4
1.1. Khái niệm về sở hữu công nghiệp 4
1.2. Chủ thể của sở hữu công nghiệp 4
1.3. Khách thể của chủ thể công nghiệp 4
1.4. Tính thương mại của sở hữu công nghiệp 4
2. Nội dung của sở hữu công nghiệp 4
2.1. Quyền của chủ sở hữu công nghiệp 5
2.2. Nghĩa vụ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp 6
CHƯƠNG 2: BẢO HỘ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 6
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 6
Vai trò của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 6
Một số quy định quan trọng của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp 6
Thực thi quyền sở hữu công nghiệp 7 CHƯƠNG 3: THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 7
1.Thành tựu của Pháp luật về sở hữu công nghiệp 7
2. Hạn chế của Pháp luật về sở hữu công nghiệp ở nước ta 8
3. Giải pháp hoàn thiện về sở hữu công nghiệp ở nước ta hiện nay 8
KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp.doc