Khóa luận Tìm hiểu phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn – Gia Định 1965 – 1968

MỤC LỤC

MỤC LỤC . 1

PHẦN MỞ ĐẦU . 3

1. Lý do chọn đề tài . 3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 4

3. Phương pháp nghiên cứu . 8

4. Bố cục đề tài . 9

PHẦN NỘI DUNG .10

Chương 1: Vị trí Sài Gòn – Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ .10

1. Sơ nét về lịch sử Sài Gòn – Gia Định .10

2. Sài Gòn – Gia Định trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế của Chính quyền

Việt Nam Cộng hòa .17

3. Vị trí của Sài Gòn – Gia Định đối với cách mạng miền Nam Việt Nam .20

Chương 2: Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn – Gia Định (1965-1968) .23

1. Sơ nét về phong trào học sinh, sinh viên sài Gòn – Gia Định trước 1965 .23

1.1 Âm mưu của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn đối với học sinh, sinh viên miền Nam .23

1.2 Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Sài Gòn – Gia Định trước 1965 .26

1.2.1 Từ 1950 – 1959 .27

1.2.2 từ 1959 – 1965.31

2. Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn – Gia Định 1965-1968 .42

2.1 Mục đích đấu tranh .44

2.2 Lực lượng lãnh đạo .57

2.3 Các hình thức đấu tranh .68

2.3.1 Đấu tranh dưới hình thức công khai, ôn hòa .68

2.3.2 Đấu tranh dưới hình thức bạo động .77

2.3.3 Đấu tranh bí mật .81

2.4 Các phong trào đấu tranh tiêu biểu .82

2.4.1 Phong trào đấu tranh đòi hòa bình .82

2.4.2 Phong trào đòi “Tự trị đại học” .86

2.4.3 Phong trào chống “Quân sự hóa học đường” .88

2.4.4 Các phong trào chung .90

3. Phản ứng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với phong trào học sinh, sinh viên .96

3.1 Nhận định của Chính quyền Sài Gòn và Mỹ về phong trào học sinh,sinh viên .96

3.2 Biện pháp đối phó của Mỹ và chính quyền Sài Gòn với phong trào học sinh, sinh viên . 103

Chương 3: Đóng góp của phong trào học sinh, sinh viên ở Sài Gòn – Gia Định

trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1965-1968). 121

1. Đóng góp của phong trào học sinh, sinh viên . 121

1.1 Trên phương diện đấu tranh chính trị . 121

1.2 Trên phương diện văn hóa – giáo dục. 124

1.3 Tăng cường sức mạnh cho cách mạng miền Nam . 126

2. Tính chất và đặc điểm của phong trào học sinh, sinh viên . 130

KẾT LUẬN . 134

PHỤ LỤC . 138

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 144

 

pdf154 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4640 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn – Gia Định 1965 – 1968, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Gòn (3-4-1965) và truyền đơn phản đối những phong trào hòa bình giả hiệu đồng thời đả kích những chính sách của Nguyễn Khánh, Nguyễn Chánh Thi và Nguyễn Cao Kỳ. Hội thảo tại trƣờng Đại học Y khoa Sài Gòn (23-8-1965), kiểm điểm hoạt động của chính phủ trong 1964 – 1965. Hội thảo của hội đồng chủ tịch Ban đại diện sinh viên các phân khoa đại học và cao đẳng tại Tổng hội sinh viên Sài Gòn số 4 Duy Tân Sài Gòn (25-8-1965), bàn về vấn đề giáo dục trong tình hình mới. Đại diện sinh viên các phân khoa Văn – Dƣợc – Luật - Nha – Dƣợc – Khoa học, Sƣ phạm và nông lâm súc, phổ biến tuyên cáo về vấn đề hòa bình cho Việt Nam (18- 10-1968). Hội thảo sinh viên Văn khoa và Khoa học tại trƣờng Đại học Khoa học (18-11- 1968), với chủ đề “đòi Chính phủ xét lại vấn đề động viên sinh viên”, “quyền tự trị đại học” và “ trả lại trụ sở Tổng hội sinh viên Sài Gòn”… Hội đồng thƣờng trực Ban chấp hành sinh viên Sài Gòn với Nguyễn Thành Công và Nguyễn Hữu Cảnh tổ chức cuộc hội thảo chống Chính phủ trong một tuần lễ từ 15 đến 22-5-1968. Mục đích của các buổi hội thảo nhằm xách động học sinh, sinh viên chống Mỹ, yêu cầu Mỹ ngừng can thiệp vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đồng thời, làm rõ vấn đề Tổng động viên của Chính phủ là do áp lực của Mỹ hơn là do nhu cầu chiến sự ở Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 72 Trong thời gian từ 1965 – 1968, các cuộc hội thảo của Tổng hội sinh viên Sài Gòn tổ chức tại số 4 Duy tân thực sự thu hút đƣợc sự quan tâm của học sinh, sinh viên Sài Gòn cũng nhƣ nhiều giới nhân sĩ trí thức Sài Gòn tham gia. Nội dung chính của các cuộc hội thảo là: chống các chính sách của các chính phủ hiện hành, đòi “tự trị Đại học”, phản đối luật “Tổng động viên”, ý thức của sinh viên trƣớc hiện tình của đất nƣớc, đòi hòa bình, yêu cầu Mỹ chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam… Biểu tình và hội thảo có quan hệ với nhau, sau mỗi cuộc hội thảo thƣờng kéo theo các cuộc biểu tình. Nội dung, hình thức, khẩu hiệu các của các cuộc biểu tình thƣờng đƣợc quy định trong các buổi hội thảo. Chính quyền Sài Gòn nhận định “sau buổi hội thảo chúng rủ nhau xuống đƣờng”1 hay “sinh viên sẽ tổ chức biểu tình nếu những lập trƣờng chúng nêu trong các buổi hội thảo không đƣợc chính phủ thực hiện”2. Đối với các buổi hội thảo, chính quyền Sài Gòn thƣờng dùng biện pháp: không cho mƣợn địa điểm tổ chức, cử ngƣời theo dõi, đƣa những thành phần chống đối vào tham gia hội thảo… Một hình thức đấu tranh ôn hòa khác cũng đem lại hiệu quả tích cực đó là hoạt động báo chí. Báo chí là nơi học sinh, sinh viên bày tỏ tất cả những tâm tƣ nguyện vọng của mình. Sau 1965, phong trào báo chí diễn ra sôi nổi ở tất cả các trƣờng học. Trƣờng nào cũng có nội san, tập san, nguyệt san, có trƣờng có tới 2 tập nội san. Nội dung chính của báo chí trong thời kỳ này là tố cáo Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, lên án cuộc chiến tranh Mỹ đang thực hiện ở Việt Nam. Phong trào làm báo của sinh viên trong giai đoạn này đƣợc xác định “ngƣời cầm bút sinh viên là những ngƣời chiến sĩ đi đầu trong việc tranh thủ hòa bình cho đất nƣớc. Với khối óc dồi dào sức sáng tạo, với con tim sẵn sàng để rung cảm và với ngòi bút không bao giờ để cho nó tự uốn cong, ngƣời cầm bút sinh viên luôn thao thức đã ghi nhận những nổi thống khổ khôn cùng của đồng bào mình, và những tàn phá khủng khiếp của quê hƣơng mình để từ đó cất cao lời phản kháng mạnh mẽ đối với chiến tranh, với nghèo đói, bất công áp bức; để từ đó miệt mài đi tìm đƣờng sống quang vinh cho dân tộc, con đƣờng dẫn đến dân chủ, tự do, hùng cƣờng và thống nhất”3. Không những vậy vai trò của những ngƣời làm báo sinh viên trong hoàn cảnh lịch sử đó phải “là phát ngôn viên trung thực nhất” là “lựa chọn đúng con đƣờng đi của mình: đó là con đƣờng phụng sự tổ quốc bằng ngòi bút 1. Trung tâm trữ Quốc gia II, Phiếu trình Phủ Thủ tƣớng của Võ phòng Cảnh sát đặc biệt, Số 13981/VoP/M, Ngày 16.11.1966 2. Trung tâm trữ Quốc gia II, Phiếu trình Phủ Thủ tƣớng của Võ phòng Cảnh sát đặc biệt, Số 13981/VoP/M, Ngày 16.11.1966 3. Lê Hiếu Đằng, nội san “Sinh viên”, Số 2, Ngày 1.6.1967 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 73 cứng nhƣ sắt thép, bất khuất của mình. Ngòi bút đó phải nhƣ mũi gƣơm nhọn, tả xông hữu đột để tranh đấu cho sự sống còn của dân tộc”1 Các tờ báo tiêu biểu giai đoạn này bị Chính quyền Sài Gòn liệt vào danh sách “bất hợp pháp”, có ý đồ chống chính phủ và bị theo dõi là: Nguyệt san, “Chân lý”, đây là tờ báo mà Tổng nha cảnh sát nhận định “vừa úp mở, vừa công khai, nhằm đả kích Mỹ (cho là kẻ gây chiến) và chỉ trích các chủ trƣơng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa”2. Bởi, họ lên án: “chiến tranh Việt Nam không phải do dân Việt Nam quyết định vì lẽ đó mục đích không phải có lợi cho ngƣời Việt Nam, mà cuộc chiến này chỉ có mục đích làm lợi cho những kẻ ngoại quốc, muốn dây máu ăn phần”3. Sinh viên đã làm rõ tình hình chính trị ở Việt Nam bấy giờ là “Bàn cờ đã sắp đặt ra, bên phía Việt Nam, kẻ cầm quân trên lý thuyết là Quốc Trƣởng, Thủ tƣớng, Hội đồng quân dân là những ngƣời Việt Nam nhƣng kỳ thực chính ông Lyndon Johnson mới là kẻ có quyền hành động”4. Còn thực trạng xã hội ở miền lúc này là “bao nhiêu mạch sống của dân chúng đều bị cắt cả rồi, chỉ còn biết nô lệ ngoại bang để bám vào viện trợ. Cuộc chiến tranh càng tàn khốc, sự lệ thuộc càng thắt chặt. Dần dần dƣới chế độ viện trợ và cố vấn khôn ngoan đến xảo quyệt, mọi chủ quyền về kinh tế, chính trị, quân sự, lần lƣợt rơi vào tay những ngƣời bạn cố vấn”5. Học sinh, sinh viên đã bày tỏ nguyện vọng: “Chúng tôi tha thiết kêu gọi những bên liên quan hãy tìm mọi giải pháp hòa bình để giải quyết chiến tranh”6. Còn tập san “Chân lý” có nội dung chính là đấu tranh đòi hòa bình cho Việt Nam, tố cáo những dã tâm của Mỹ trên chính trƣờng Việt Nam. Ngoài ra, còn các tập san bị chính quyền theo dõi là “Diễn đàn luật khoa” và “Bừng sống” của Luật khoa; “Định Hƣớng” của Văn khoa; “Hƣớng mới” của Y khoa; “Thƣơng” và “Tiếng nói” của Sƣ phạm; “Mầm sống” của Nông Lâm Súc… Cho đến giữa năm 1965, sinh viên có 3 tờ báo chính quyền Sài Gòn cho phép ấn hành là tờ “Tình thƣơng” của Y Khoa, tờ “Đất sống” của Dƣợc Khoa, tờ “Sinh viên” của Tổng hội sinh viên Sài Gòn… 1. Lê Hiếu Đằng, nội san “Sinh viên”, Số 2, Ngày 1.6.1967 2. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Phiếu trình Phủ Thủ tƣớng của Tổng nha cảnh sát, Số 17157/TCSQG/S1/A/K, Ngày 29.4.1965 3. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Phiếu trình Thủ tƣớng chính phủ của Tổng cục cảnh sát đặc biệt, Số 11303/TCSQG/CSĐB/KH/1K, Ngày 30.3.1965 4. Phiếu trình của Nha cảnh sát gửi Đại tƣớng - Tổng trƣởng Bộ Nội Vụ, Công văn số 35105/TCSQG/S1/D/K, Ngày 21.11.1968 5. Phiếu trình của Nha cảnh sát gửi Đại tƣớng - Tổng trƣởng Bộ Nội Vụ, Công văn số 35105/TCSQG/S1/D/K, Ngày 21.11.1968 6. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Số 744/P.Th.T/VP, Ngày 14.12.1968 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 74 Trong tất cả các báo chí bấy giờ, tiêu biểu là nội san “Sinh viên” của Tổng hội sinh viên Sài Gòn. Báo ra không đều, “mỗi tháng 1 đến 2 kỳ, hoặc mỗi tuần một kỳ, là ngƣời bạn trung thành của sinh viên, của các lực lƣợng tranh đấu và là một thứ “phong vũ biểu” để đo thời tiết chính trị ở Sài Gòn”1 Chính quyền Sài Gòn cho rằng “nội san Sinh viên không có giấy phép. Nội dung bài Mỹ, gây chia rẽ hàng ngũ quốc gia và cổ võ cho nền hòa bình ngụy tạo”2. Việc phát hành phổ biến các báo này đã bị Bộ tâm lý chiến và Cơ quan an ninh quân đội gọi đến để khai thác các bài đã đăng. Tuy nhiên, Chính quyền Sài Gòn đã nghi ngờ các vị Hiệu trƣởng, Khoa trƣởng, Giám đốc đã không tiến hành kiểm duyệt gắt gao. Tổng hội sinh viên tạm đình xuất bản tờ Sinh viên để phản đối hành động kiểm soát báo chí và can thiệp vào nội bộ của Tổng hội. Chủ bút nội san Sinh viên phản ứng gay gắt trƣớc hành động của Chính quyền Sài Gòn, họ cho rằng “các đảng phái tôn giáo phải chấm dứt tình trạng làm phù thủy. Vì không ai có độc quyền yêu nƣớc, kể cả đảng phái, tôn giáo và chính quyền nếu họ còn lăm le trở lại tình trạng nhƣ trƣớc đây thì chính họ sẽ nhận lấy số phận độc tài nhƣ Ngô Đình Diệm”3. Tổng hội sinh viên Sài Gòn coi báo chí là phƣơng tiện cảm thông giữa sinh viên với đồng bào nên phải đƣợc tự do không thể bị hăm dọa bất cứ lúc nào cũng đƣợc. Trƣớc thái độ dứt khoát của Tổng hội sinh viên, Tổng bộ thông tin và chiêu hồi cho rằng “Theo thể lệ hiện hành, các tờ nội san của sinh viên và học sinh thƣờng đƣợc miễn kiểm duyệt nhƣng các vị Hiệu trƣởng, Khoa trƣởng, Giám đốc có trách nhiệm phải trực tiếp kiểm soát nội dung các bài vở và việc lƣu hành của tờ nội san này”4. Tuy vậy, Chính quyền Sài Gòn vẫn nghi ngờ “một số ngƣời lợi dụng tờ nội san của học sinh, sinh viên để tuyên truyền, xuyên tạc chính sách của Chính phủ và cuộc chiến đấu chống Cộng hiện nay của dân tộc Việt Nam”5. Bộ giáo dục đã phải nhập cuộc, yêu cầu tất cả những cơ quan có thẩm quyền có những 1. Trích “Báo chí phong trào của sinh viên, Nhiều tác giả, Tiếng hát những ngƣời đi tới (1993), NXB Trẻ, tr 479 2. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Văn phòng Bộ giáo dục gửi Viện trƣởng Viện Đại học Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Giám đốc Nha trung học, Giám đốc Nha kỹ thuật, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Phú Thọ, Số 629 – GD/VP/M, ngày 27.5.1967 3. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Văn phòng Bộ giáo dục gửi Viện trƣởng Viện Đại học Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Giám đốc Nha trung học, Giám đốc Nha kỹ thuật, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Phú Thọ, Số 629 – GD/VP/M, ngày 27.5.1967 4. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Văn phòng Bộ giáo dục gửi Viện trƣởng Viện Đại học Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Giám đốc Nha trung học, Giám đốc Nha kỹ thuật, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Phú Thọ, Số 629 – GD/VP/M, Ngày 27.5.1967 5. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Văn phòng Bộ giáo dục gửi Viện trƣởng Viện Đại học Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Giám đốc Nha trung học, Giám đốc Nha kỹ thuật, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Phú Thọ, Số 629 – GD/VP/M, Ngày 27.5.1967 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 75 biện pháp để kiểm soát gắt gao nội dung và các bài đã đƣợc đăng của nội san của học sinh, sinh viên tại trƣờng và cho theo dõi việc lƣu hành các tờ nội san này hòng tránh sự lạm dụng của các phần tử thiên Cộng và của những nhóm đầu cơ chính trị tại học đƣờng. Theo quy định của Bộ văn hóa thông tin, từ 1965, tờ nội san “Sinh viên” của Tổng hội sinh viên đƣợc cấp phép lƣu hành, song với ảnh hƣởng của nội san này đối với học sinh, sinh viên và với đồng bào đô thị nên Chính quyền Sài Gòn đã quay lại chỉ trích và nghiêm cấm. Thậm chí, đến 1968, chính quyền Sài Gòn đã ra lệnh đóng cửa Tổng hội sinh viên và nghiêm cấm phát hành nội san Sinh viên. Những hành động can thiệp vào Tổng hội của chính quyền Sài Gòn liên tiếp cuối 1967 đến đầu 1968 cho thấy một thực tế, Chính quyền Sài Gòn rất lo lắng trƣớc ảnh hƣởng của Tổng hội và cơ quan ngôn luận của Tổng hội sinh viên đối với phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn - Gia Định. Đối với các nội san khác nhƣ nội san “Khai phá” của sinh viên đại học Luật khoa Sài Gòn. Nội dung chủ yếu “phản đối Chính phủ về quy chế tổng động viên và nền giáo dục mới”1. Chính quyền Sài Gòn coi đây là nội san của những “tên cộng sản” đội lốt sinh viên Luật khoa vì “có nội dung lập luận chống Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, có khuynh hƣớng hòa bình, chấp nhận Mặt trận Giải phóng miền Nam. Đồng thời đề cập đến nền kinh tế hậu chiến phải độc lập, nhƣng hiện tại đang bị ngoại bang tìm cách điều khiển, chi phối những kế hoạch kinh tế sau khi chiến tranh kết thúc”2. Tổng cục cảnh sát quốc gia cho rằng “tờ Khai phá hoàn toàn Cộng sản đƣợc nghi là đội lốt sinh viên, lợi dụng tự do ngôn luận để phổ biến ý thức hệ của Cộng sản nhằm khơi động một phong trào đấu tranh giai cấp; Nha chúng tôi nhận thấy nhóm sinh viên chủ trƣơng nội san đã gián tiếp làm lợi cho đƣờng lối đấu tranh của cộng sản Bắc Việt, ngầm chấp nhận Mặt trận giải phóng miền Nam.”3 Nội san “Tiếng nói sinh viên sƣ phạm”, do một nhóm sinh viên sƣ phạm chủ trƣơng, với nội dung ca ngợi lòng yêu nƣớc của nhân dân Nam Bộ trong các cuộc kháng chiến của dân tộc. Đề cao tinh thần dân tộc và ý thức tự chủ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hiện nay. Các tác giả chỉ rõ “Chỉ nên hi sinh cho hòa bình, độc lập và 1. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Phiếu trình Đại tƣớng, Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn của Đại tá Trần Văn Hai, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, Số /TSSQG/S1/D/K, Ngày 11.12.1968 2. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Phiếu trình Đại tƣớng, Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn của Đại tá Trần Văn Hai, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, Số /TSSQG/S1/D/K, Ngày 11.12.1968 3. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Phiếu trình Đại tƣớng, Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn của Đại tá Trần Văn Hai, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, Số /TSSQG/S1/D/K, Ngày 11.12.1968 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 76 tự do chớ không nên chết vì chiến tranh phi lý”1 và “cuộc chiến hiện nay nhất định phải chấm dứt bằng hòa đàm nhƣng hòa bình đến sớm hay muộn là tùy chúng ta. Đừng chờ ngoại bang viện trợ hòa bình nhƣ họ đã từng viện trợ chiến tranh cho ta vậy”2 Hoạt động sôi nổi và có hiệu quả của báo chí đã góp phần làm thất bại âm mƣu can thiệp vào các trƣờng học và chính sách tách chính trị ra khỏi học đƣờng của Chính quyền Sài Gòn. Ngoài biểu tình, hội thảo và phát hành báo chí, văn nghệ cũng là hình thức đƣợc những ngƣời lãnh đạo phong trào học sinh, sinh viên vận dụng có hiệu quả trong đấu tranh. Đây là hình thức tập hợp quần chúng có tác dụng đi sâu vào tình cảm của mọi ngƣời dân. Trong điều kiện nền văn hóa của nƣớc nhà bị xâm hại nghiêm trọng, phong trào văn nghệ dân tộc của học sinh, sinh viên góp phần thức tỉnh đồng bào. Trong giai đoạn này, văn nghệ đƣợc coi là hình thức đấu tranh mới và đƣợc phát huy hiệu quả. Phong trào văn nghệ dân tộc phát triển rộng trong các trƣờng phổ thông và trƣờng đại học. Để chống lại phong trào nhạc dân tộc của sinh viên, đánh lạc hƣớng quần chúng đô thị, “Trung tâm văn hóa Mỹ” cũng tổ chức những lớp nhạc và hát dân tộc, xuất bản những nhạc phẩm Việt Nam và Mỹ. Mỹ còn tung phong trào “Hát cộng đồng”, sau đổi thành “Du ca”. Các đoàn văn nghệ “Nguồn sống”, “Tiên rồng” cũng trình diện nhạc dân tộc. Nhƣng những đoàn văn nghệ, những buổi trình diễn văn nghệ dân tộc do Mỹ và Chính quyền Sài Gòn dựng lên không thu hút đƣợc đông đảo quần chúng vì chúng diễn với mục tiêu trái ngƣợc với các buổi trình diễn văn nghệ do cơ sở cách mạng và sinh viên ở các trƣờng đại học tổ chức. Các buổi biểu diễn của “Đoàn văn nghệ sinh viên Sài Gòn” toát lên đƣợc sức chiến đấu với ngọn lửa nhiệt tình yêu nƣớc, có tiếng vang trong các trƣờng học và đƣợc dƣ luận quần chúng ủng hộ nhiệt thành. Trƣởng đoàn văn nghệ sinh viên, học sinh Sài Gòn lúc bấy giờ là Trần Thiện Tứ (Trƣờng kỹ thuật Phú Thọ), sau đó là Trƣơng Thìn (sinh viên Y khoa). Đoàn văn nghệ sinh viên đã phối hợp với đoàn văn nghệ trong đô thành lập ra “Lực lƣợng bảo vệ văn hóa dân tộc” và xuất bản “Mƣời bài sử ca”. Phong trào này lan nhanh trong các trƣờng phổ thông, làm sống lại khí thế và truyền thống cách mạng của dân tộc và của thành phố. Học sinh, sinh viên cũng cho truyền bá rộng rãi một số bản nhạc yêu nƣớc tiến bộ khác nhƣ “Khúc khải hoàn”, “Lên đàng”, “Du kích sông Thao”, “Tiếng hát sông Lô”…của các 1. Phiếu trình Thủ tƣớng chính phủ của Cảnh sát đặc biệt về nội san “Tiếng nói sinh viên Sƣ phạm” số 1, Số 744/P.Th.T/VP, Ngày 14/12/1968 2. Phiếu trình Thủ tƣớng chính phủ của Cảnh sát đặc biệt về nội san “Tiếng nói sinh viên Sƣ phạm” số 1, Số 744/P.Th.T/VP, Ngày 14/12/1968 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 77 tác giả Lƣu Hữu Phƣớc, Mai Văn Bộ, Hoàng Quý, Trần Văn Khuê, Đỗ Nhuận… Phong trào hát sử ca đã dấy lên một không khí nhớ lại truyền thống đấu tranh kiên cƣờng bất khuất của dân tộc Việt Nam. Các chƣơng trình văn nghệ đó đã lôi cuốn đƣợc quần chúng, khích lệ lòng yêu nƣớc và nêu cao ý chí sắt đá chống ngoại xâm trong lòng ngƣời xem. Các nhạc phẩm đã trình diễn “xé rào”, bất hợp pháp hoặc đƣa ra kiểm duyệt nhƣng có thay đổi văn bản gốc, nhƣng khi trình diễn vẫn giữ nguyên bản chính. Ban đại diện trƣờng nào tổ chức các buổi văn nghệ “ngoại lai”, phản cảm đều ngay lập tức bị sinh viên trƣờng đó và các trƣờng khác phản đối. Chính quyền Sài Gòn tìm cách “bôi nhọ” những bản nhạc tiến bộ và ca ngợi truyền thống lịch sử bằng cách phát trên vô tuyến bản nhạc đó nhƣng đổi lời, gọi những ngƣời cộng sản là xâm lƣợc và ca ngợi quân đội Sài Gòn. Tuy nhiên, họ vẫn không thể lừa bịp đƣợc quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào các đêm văn nghệ do học sinh, sinh viên tổ chức. Chƣơng trình văn nghệ của học sinh, sinh viên diễn ra với nhiều hình thức khác nhau, thông qua nhiều biểu hiện khác nhau nhƣ: Tổ chức thông qua các ngày kỷ niệm, tổ chức trại hè, đốt lửa trại, đêm không ngủ… Địa điểm tổ chức rất linh hoạt có thể tại giảng đƣờng các trƣờng đại học, tại trụ sở sinh viên, tại các vùng nông thôn, đặc biệt là thông qua những dịp tổ chức trại hè, du lịch ở Vũng Tàu… Ngoài các chƣơng trình văn nghệ thông qua hình thức âm nhạc là chủ yếu, phong trào còn hoạt động trên một số lĩnh vực khác nhƣ hội họa, thơ, văn học… Học sinh, sinh viên cũng trƣơng tổ chức nhiều buổi họp mặt, biểu diễn văn nghệ, nhân các ngày lễ để thông qua đó lên án Chính quyền Sài Gòn cũng nhƣ phản đối các chính sách quân sự của Mỹ. Chính quyền Sài Gòn đã thẳng tay đàn áp các phong trào và bắt giữ những sinh viên tham gia tích cực vào các hình thức đấu tranh trên. Hành động của chính quyền Sài Gòn càng khiến học sinh, sinh viên bất bình và lên án. Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn đã phổ biến kháng thƣ phản đối chính quyền Sài Gòn bắt giữ những sinh viên tham gia biểu tình nhân Giáng sinh 1968: “Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn cực lực phản đối hành động của chính quyền đàn áp và bắt giữ sinh viên, học sinh. Sự đàn áp trong đêm Giáng sinh hƣu chiến càng chứng tỏ sự thiếu thực tâm mang Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 78 lại hòa bình thực sự cho Việt Nam. Đã đến lúc không thể dùng biện pháp độc đoán, bóp nghẹt tiếng nói khẩn thiết hòa bình của quần chúng, sinh viên học sinh”1 Sau Mậu Thân 1968, phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên không còn dừng lại ở những cuộc biểu tình và hội thảo mà chuyển hƣớng hoạt động sôi nỗi hơn. Theo nhận xét của Tổng nha cảnh sát quốc gia: “tiếp theo những cuộc hội thảo, Tổng hội sinh viên Sài Gòn cũng nhƣ Đại diện sinh viên các phân khoa đại học đang chuyển hƣớng hoạt động để làm hậu thuẫn cho cuộc vận động hòa bình của nhóm Ấn Quang đƣợc sâu rộng và phổ biến lập trƣờng hòa bình cực đoan của họ là chống oanh tạc, chống động viên học sinh, sinh viên”2. Đây là giai đoạn có chuyển biến về chất không chỉ đối với các hoạt động biểu tình, hội thảo mà cả đối với văn nghệ, báo chí công khai, nửa công khai của sinh viên dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo linh hoạt của Mặt trận giải phóng, Thành đoàn và Tổng hội sinh viên Sài Gòn. Một thành công lớn của phong trào là đã hợp pháp hóa đƣợc một số yêu cầu và nội dung tranh đấu mà trƣớc đó chỉ hoạt động bất hợp pháp. Phong trào đã diễn ra với quy mô vô cùng rộng lớn và có nội dung chính trị, tƣ tƣởng và nội dung giáo dục khá rõ nét, giàu tính chiến đấu và tính cách mạng, kết hợp đƣợc báo chí công khai, nửa công khai và bí mật, bổ sung cho những hạn chế của từng loại báo chí, tập san trong các trƣờng đại học. Đây là một mũi nhọn đấu tranh chống chính sách giáo dục thực dân mới, gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ tích cực cho các phong trào đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc, dân chủ nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào văn nghệ, báo chí sinh viên phát triển lên một đỉnh cao mới. Các hình thức đấu tranh công khai đƣợc phối hợp một cách nhịp nhàng và bổ sung cho nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong tranh đấu. 2.3.2 Đấu tranh dưới hình thức bạo động. Ngay từ cuối 1965, Mỹ trực tiếp đƣa quân vào chiến trƣờng miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Để có thể phát huy tối đa hiệu quả các hình thức tranh đấu, ngoài đấu tranh dƣới hình thức ôn hòa, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định đã chỉ đạo cho Thành đoàn thành lập các đội vũ trang trong thanh niên và học sinh, sinh viên. Chấp hành chủ trƣơng chung của Đảng, các lực lƣợng vũ trang đƣợc thành lập vừa nhằm 1. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Phiếu trình của Đại tá Trần Văn Hai, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Đại tƣớng - Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn, Số 000108/TCCSQG/S1/D/K, Ngày 6.1.1969 2. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Phiếu trình Đại tƣớng Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn của Đại tá Trần Văn Hai, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, Số 036229/TCSQG/S1/D/K, Ngày 30.11.1968. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 79 mục đích hỗ trợ và bảo vệ cho đấu tranh chính trị tiêu hao sinh lực địch tại ngay hang ổ của chúng, góp phần làm nhụt ý chí kẻ thù. Hoạt động của “Đội 9-1”, đƣợc thành lập theo chủ trƣơng của Đảng đƣa chiến tranh vào tận thành phố. Hoạt động chủ yếu của các đội vũ trang có sự phối hợp với lực lƣợng của Khu đoàn Sài Gòn - Gia Định. Các đội quân này, hoạt động liên tục, ra tay trừng trị tận hang ổ của bọn tình báo, công an, mật vụ, bọn cảnh sát đàn áp, bắt bớ đồng bào và thanh niên. Hình thức sử dụng chủ yếu: đánh mìn, lựu đạn vào các cơ sở chính của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn nhƣ Bót Bà Hòa - Chợ Lớn, bót Hàng Keo – Gia Định, bót Ngô Quyền (Cơ quan an ninh quân đội Việt Nam Cộng hòa), bót Nguyễn Văn Tập, Trần Quang Khải. Ngoài ra, đội còn tham gia chống lại hành động đàn áp các cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên của Chính quyền, đánh vào bọn cảnh sát lùng bắt thanh niên tại Phú Thọ Hòa, đƣờng Trần Quốc Toản, Cao Thắng, Lê Quang Định, Trƣơng Minh Ký, cƣ xá Đô Thành, cầu Chữ Y… Để phù hợp với tình thế cuộc chiến trong đô thị theo từng thời kỳ, các lực lƣợng vũ trang của học sinh, sinh viên ít nhiều mang tính chất bạo động. Hình thức đấu tranh thƣờng “tùy cơ ứng biến” và vũ khí chủ yếu tự tạo. Mục đích cao nhất của các đội vũ trang là bảo vệ đội quân chính trị của quần chúng và học sinh, sinh viên thành phố trong các cuộc biểu tình, tuần hành, xuống đƣờng…“Đối với những ai chứng kiến các cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên tại Sài Gòn sẽ thấy rằng hình thức này không còn trong sạch nữa vì trong đám biểu tình còn có toán học sinh vũ trang bằng gậy, ống dẫn nƣớc cùng mã tấu nữa”1 Đầu 1966, “Đội tự vệ và bảo vệ đồng bào Lê Văn Ngọc” (Đội quyết tử Lê Văn Ngọc) đƣợc thành lập (23-3-1966). Ban đầu, gồm hơn 200 học sinh các trƣờng Cao Thắng, Nguyễn Trƣờng Tộ, Bồ Đề, Hồng Lạc, Văn Lang cùng một số thanh niên lao động khu vực quận 3… với mục đích bảo vệ đồng bào trong các cuộc hội thảo xuống đƣờng. Đội không chỉ trang bị gậy, bom xăng mà tiến tới sử dụng chất nổ và súng. Toàn đội bầu một đội trƣởng và một đội phó; thực hiện các quy định giống nhƣ trong quân đội. Các thành viên trong đội quyết tử gọi đội trƣởng của mình là Tƣ lệnh (theo cách gọi của du kích Cuba) khi báo cáo tình hình hoặc lúc đang chiến đấu với cảnh sát dã chiến. Điều đó nói lên ý chí chiến đấu quyết tử và lâu dài vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Liên tục trong tháng 3-1966, các trƣờng trung học bãi khóa, các cuộc xuống 1. Trung tâm lƣu trữ quốc gia II, Nhận xét của MACV về các cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên tại Sài Gòn Số 818/QL/QS/1/1, Ngày 28.1.1965 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 80 đƣờng hàng vạn ngƣời liên tục nổ ra. Đội quyết tử Lê Văn Ngọc ngày một mạnh và trƣởng thành, có lần còn chiếm đƣợc Đài phát thanh và vào đƣợc bên trong. Hết đợt đấu tranh này đến đợt đấu tranh khác, cùng với phong trào đấu tranh chính trị đội quyết tử Lê Văn Ngọc khiến chính quyền phải ra lệnh đóng cửa các trƣờng học, hạn chế nơi tập trung của học sinh, sinh viên, lấy cớ “Đất nƣớc trong tình trạng chiến tranh” (4-4-1966). Ảnh hƣởng của Đội quyết tử Lê Văn Ngọc rất lớn, mỗi khi xuất kích là cảnh sát và mật vụ không dám đến gần theo dõi. Với khí thế của thanh niên học sinh, sinh viên và đồng bào ở khu Bàn Cờ - Ngã Bảy, nhà cầm quyền phải bỏ ngỏ khu vực này. Khu Bàn Cờ - Ngã Bảy trở thành căn cứ địa của lực lƣợng đấu tranh. Trong sự kiện kỷ niệm ngày giỗ tổ Hùng Vƣơng (31-3-1966), hàng vạn ngƣời đông nhất là học sinh, sinh viên đã tổ chức tuần hành đến công trƣờng Quách Thị Trang. Đội quyết tử Lê Văn Ngọc đã cùng với những ngƣời biểu tình treo ảnh của Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan cùng ba ngƣời cầm đầu trong bộ máy chiến tranh Hoa Kỳ lên từng cột trong “Pháp trƣờng cát”, tuyên bố xử tử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTìm hiểu phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở sài gòn – gia định 1965 – 1968.pdf
Tài liệu liên quan