MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI CAM ĐOAN.
MỤC LỤC .i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC BẢNG. v
DANH MỤC HÌNH . vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ . vii
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ
SÂU HẠI CÂY TRỒNG . 3
1.1. Vị trí của phương pháp hóa học trong hệ thống bảo vệ cây trồng . 3
1.1.1.Biện pháp hóa học trong BVTV những năm đầu thế kỷ XX . 3
1.1.2.Hạn chế của thuốc hóa học trong BVTV vào thập kỷ 80 -90 thế kỷ XX. 4
1.2. Đấu tranh sinh học trong tự nhiên là cơ sở, nền tảng của CNSH trong BVTV . 5
1.2.1.Sơ lược lịch sử về đấu tranh sinh học(ĐTSH) . 5
1.2.2.Khái niệm về đấu tranh sinh học . 6
1.2.3.Cơ sở khoa học của đấu tranh sinh học trong BVTV . 7
1.2.4.Các nhóm sinh vật có ích trong ĐTSH . 8
1.3.Vị trí của biện pháp sinh học trong BVTV . 8
1.4.Các hướng chính của đấu tranh sinh học . 9
1.4.1.Tính toán để nâng cao hoạt tính của sinh vật có ích . 9
1.4.2.Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sinh vật
gây hại. 10
1.5. Tính ưu việt của chế phẩm sinh học . 11
CHƯƠNG2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦANẤM METARHIZIUMSPP 13
2.1. Phân loại . 13
2.2. Đặc điểm hình thái . 13
2.3. Độc tố diệt côn trùng của nấm Metarhizium . 14
2.4. Cơ chế tác động của nấm lên côn trùng và con đường truyền bệnh . 15
2.4.1. Cơ chế tác động. 16
2.4.2.Con đường truyền bệnh . 16
2.5.Cấu tạo và thành phần hóa học của tế bào vi nấm . 17
2.6. Khả năng đồng hóa các nguồn cacbon, nitơ của nấm M. anisoliae . 20
2.7. Nhu cầu về chất kích thích sinh trưởng . 21
2.8. Phổ ký chủ của nấm lục cương Metarhizium spp. 22
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG NẤM
METARHIZIUMSPP . 27
3.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng Metarhiziumtrên thế giới . 27
3.2.Tình hình nghiên cứu sử dụng Metarhizium ở Việt Nam . 28
3.3.Hiệu lực phòng trừ sâu hại của chế phẩm Metarhizium anisopliae . 29
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM
NẤM METARHIZIUM SPP TRỪ SÂU HẠI . 33
4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm. 33
4.1.1. Ảnh hưởng môi trường nuôi cấy . 33
4.1.2.Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến quá trình
phát triển của nấm M. anisopliae . 33
4.1.3. Ảnh hưởng của ánh sáng . 34
4.1.4. Ảnh hưởng của độ thoáng khí . 34
iii
4.1.5. Ảnh hưởng của hàm lượng nước . 34
4.1.6. Ảnh hưởng củapH . 34
4.2. Công nghệ sản xuất nấm Metarhizium spp . 35
4.2.1. Sử dụng các chủng giống để sản xuất . 35
4.2.2.Chọn môi trường . 35
4.3.Phương pháp sản xuất . 37
4.3.1. Lên men chìm . 37
4.3.2. Lên men bề mặt không vô trùng . 40
4.3.3. Lên men xốp . 42
4.3.4.Tạo chế phẩm ở qui mô nhỏ-thủ công . 46
4.4. Cải tiến quy trình bảo quản giống gốc . 46
4.4.1.Phục hồi giống gốc . 46
4.4.2. Các phương pháp bảo quản một số giống nấm côn trùng ở Việt Nam . 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 49
5.1.Kết luận . 49
5.2. Kiến Nghị . 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 50
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5048 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất nấm metarhizium spp trừ sâu hại cây trồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực vật, mặc dù số lượng thuốc hóa học được
dùng còn thấp so với nhiều nước trên thế giới, nhưng vì sử dụng thuốc một cách
tùy tiện, thiếu hiểu biết nên đã gây ra những hậu quả tiêu cực tương tự như đã
xảy ra trên thế giới trước đây.
1.4. Các hướng chính của đấu tranh sinh học
Là cơ sở khoa học của công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, ở nước ta
trong 3 thập kỷ gần đây đã và đang phát triển với nhịp độ nhanh các ngành khoa
học nói chung và các biện pháp sinh học nói riêng để điều hòa số lượng các cá
thể dịch hại xuống mức thấp nhất. Các hướng chính của đấu tranh sinh học trong
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
10
phòng trừ dịch sâu, bệnh hại, cỏ dại,... gây ra đã được các nhà khoa học định
hướng và xác lập thành một thể thống nhất dựa trên hai hướng chính sau đây:
1.4.1. Tính toán để nâng cao hoạt tính của sinh vật có ích
Xác định thành phần và hiệu quả của các loài côn trùng ký sinh- ăn thịt có
ích và các tác nhân vi sinh vật gây bệnh trên cơ thể sinh vật hại có sẵn ngoài tự
nhiên, nhằm mục đích duy trì sự xuất hiện của chúng trên đồng ruộng để làm
giảm một phần hoặc tiến tới giảm hẳn khối lượng sử dụng thuốc trừ sâu.
Xây dựng cơ cấu cây trồng thích hợp để tạo ra các nguồn thức ăn có các cơ
chế không thích hợp với các loài sâu, bệnh, nhện hại gây ra như gieo trồng các
loài cây có khả năng chuyển gen độc, các cây có khả năng miễn dịch, các giống
mới có khả năng kháng được sâu bệnh hại,....
Xác lập các biện pháp canh tác thích hợp để nâng cao hoạt tính của các
sinh vật có ích.
Sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học có ảnh hưởng thấp nhất đối với các
quần thể côn trùng ký sinh - ăn thịt và bắt mồi, cũng như không ảnh hưởng tới
môi trường sống cộng đồng.
1.4.2. Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sinh vật gây
hại
Sản xuất và sử dụng rộng rãi các loại thuốc trừ sâu vi sinh vật trên cơ sở
các nguồn vi khuẩn, virus, vi nấm và các thuốc kháng sinh.
Sử dụng các chất có hoạt tính sinh học như các pheromon sinh dục, các
hormon sinh trưởng, các chất dẫn dụ ăn uống, các chất gây ngán và các chất xua
đuổi côn trùng,...
Sản xuất trên quy mô công nghiệp để phóng thả các loại côn trùng và nhện
kí sinh - ăn thịt có ích lên đồng ruộng nhằm hạn chế được quần thể sâu hại.
Phóng thả các côn trùng có hại đã được gây vô sinh nhằm tạo ra sự cạnh
tranh sinh dục với quần thể sâu hại ngoài tự nhiên.
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
11
Sử dụng các côn trùng ăn thực vật, các tuyến trùng và các tác nhân gây
bệnh chuyên tính hẹp đã qua kiểm dịch để diệt trừ các loài cỏ gây hại cho cây
trồng.
Trong hai hướng trên, hiện nay các nhà khoa học đặc biệt chú ý đến hướng
thứ hai, bởi hướng này hầu hết phải dựa trên nền tảng nghiên cứu của công nghệ
sinh học mới có thể phát triển sản xuất ra các loại thuốc trừ sâu sinh học đạt chất
lượng cao, mang tính ổn định để sử dụng rộng rãi trong phòng trừ dịch hại cây
trồng, lâm nghiệp.
Đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
CNSH trong bảo vệ thực vật, nhiều nước đã thu được những kết quả tốt trong quá
trình triển khai ứng dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại, bệnh hại, cỏ
dại và chuột hại bảo vệ cây trồng.
1.5. Tính ưu việt của chế phẩm sinh học
Không gây độc hại cho con người động vật và cây trồng, có khả năng tiêu
diệt một cách chọn lọc các loài sâu bệnh. Phần lớn các tác nhân sinh học nói
chung có tính đặc hiệu cao trong việc tiêu diệt các loại côn trùng. Trong khi đó,
thuốc trừ sâu hóa học gây độc cho người, gia súc nếu tiếp xúc lâu dài, một số là
tác nhân gây ung thư. Do không độc hại đối với con người, lại không ảnh hưởng
xấu đến hệ sinh vật quanh hệ rễ của cây trồng, nên chế phẩm thuốc trừ sâu bệnh
có nguồn gốc vi sinh vật không phá vỡ cân bằng hệ sinh thái, không gây ô nhiễm
môi trường sống.
Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh vật diệt sâu bệnh cho đến nay chưa phát
hiện được hiện tượng “ lờn thuốc” ở các loài côn trùng. Đây cùng là ưu điểm hơn
hẳn của biện pháp sinh học với biện pháp hóa học.
Các vi sinh vật diệt sâu bệnh có thể nhiễm lên sâu bệnh bằng nhiều cách
khác nhau: bằng con đường tiêu hóa (ở vi khuẩn), qua da, tầng cuticum (ở
nấm),…
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
12
Các vi sinh vật diệt sâu bệnh, côn trùng có thể tồn tại trong điều kiện môi
trường không thuận lợi (không vật chủ, điều kiện khí hậu khắc nghiệt,…) ở nhiều
dạng khác nhau: dạng bào tử, dạng hạch nấm hay giả hạch nấm.
Khả năng phát tán rộng trong tự nhiên của các giống vi sinh vật có ý nghĩa
rất lớn trong việc tăng cường lây lan tạo thành dịch ở côn trùng, sâu bệnh. Ngoài
ra một số nấm, vi khuẩn, virus còn có thể được lan truyền rộng, nhờ dòng không
khí, nước mưa và côn trùng,…
Với tất cả các đặc điểm sinh học tự nhiên như trên, các vi sinh vật diệt sâu
bệnh, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào có thể nói là bất ngờ, với một tốc độ rất
nhanh, mang tính chất một ổ bệnh, dẫn đến gây chết côn trùng, sâu bệnh hại cây
trồng trên địa bàn rộng. Chính vì vậy chúng giúp bảo vệ cây trồng có hiệu quả rất
đáng kể.
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
13
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VỀ NẤM METARHIZIUM SPP
2.1. Phân loại
Ngành : Ascomycota
Lớp : Sordariomycetes
Bộ : Hypocreales
Họ : Clavicipitaceae
Chi : Metarhizium
Loài : M. anisopliae và M. flavoviride
Hình 2.1. Metarhizium anisopliae
Trong 2 loài nấm Metarhizium anisopliae và Metarhizium flavoviride, loài
Metarhizium anisopliae Sorok ,1883 được sử dụng nhiều trong phòng trừ sâu hại
cây trồng (Phạm Thì Thùy,2010).
2.2. Đặc điểm hình thái [4]
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
14
Sợi nấm phát triển trên bề mặt sâu bệnh có màu từ màu trắng đến màu
xanh, cuống sinh bào tử ngắn mọc tỏa tròn trên đám sợi nấm dày đặc. Bào tử trần
hình que có kích thước 3,5 x 6,4 x 7,2 µm, màu từ lục xám đến oliu - lục, bào tử
xếp thành chuỗi khá chặt chẽ và nhìn bằng mắt thường người ta có thể thấy bào
tử được tạo ra trên bề mặt cơ thể côn trùng một lớp phấn khá rõ màu xanh lục.
Sợi nấm khi phát triển bên trong côn trùng có chiều rộng khoảng 3 - 4 µm, dài
khoảng 20µm, chia thành nhiều tế bào ngắn, trong tế bào có thể thấy rõ nhiều giọt
mỡ.
Nấm M. anisopliae có bào tử dạng hình trụ, hình hạt đậu, khuẩn lạc có màu
xanh thỉnh thoảng có màu tối hoặc màu hồng vỏ quế, chúng phát triển chậm trên
môi trường không có peptone (ví dụ như môi trường PDA, Czapek - Dox), thích
hợp trên môi trường có pepton, cụ thể trên môi trường Sabouraud nấm phát triển
tốt trong điều kiện nhiệt độ 25⁰C sau 7 - 10 ngày nuôi cấy thì khuẩn lạc có đường
kính 4 - 6 cm. Loài nấm Metarhizium anisopliae có hai loài (varities) dạng bào tử
nhỏ và lớn, dạng bảo tử nhỏ Metarhizium var. anisopliae có kích thước bào tử
3,5 - 5,0 x 2,5 - 4,5 µm, dạng bào tử lớn là Metarhizium anisopliae var. major có
kích thước bào tử 10,0 - 14,0 µm.
Để phân biệt hai loài nấm trên, tác giả Tsai và cs (dẫn theo Phạm Thị
Thùy, 2010) đã nghiên cứu đặc tính huyết thanh khác nhau của hai loài này và
xác định rằng loài Metarhizium anisopliae là chủng gây bệnh mạnh nhất trên côn
trùng thuộc bộ cánh cứng Coleoptera. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm
thấy có khoảng 204 loài sâu bệnh, côn trùng thuộc họ Elaridae và Curculionidae
dễ bị nhiễm bệnh bởi nấm Metarhizium anisopliae.
2.3. Độc tố diệt côn trùng của nấm lục cương Metarhizium [4]
Độc tố diệt côn trùng của nấm lục cương gồm một số ngoài độc tố có tên là
Destruxin A, B, C hay D. Các ngoại độc tố đó là các sản phẩm thứ cấp vòng
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
15
peptit, L - prolyn, L - leucine, anhydride, L - prolyn - L - valine anhydride và
Desmethyl Destruxin B.
Theo tài liệu của tác giả Lysenko và Kucera thì nấm M. anisopliae cũng
sinh độc tố Destruxin A và độc tố Destruxin B. Theo Suzuki và cộng sự (1970)
thì:
Destruxin A có công thức nguyên là C29H47O7N5, có điểm sôi là 188⁰C.
Destruxin B có công thức nguyên là C30H51O7N5, có điểm sôi là 234⁰C.
Độc tố Destruxin A có bản chất hóa học là D - 2 hydroxy - 4 - pentenoy - L
- prolyl - isoleucyl - N - methyl - L valyl - N - methyl - L - alanyl - alanyl lacton.
Độc tố Destruxin B có bản chất hóa học là D - α hydroxy - γ -
methylvaleryl - L - prolyl - L - isoleucyl - N - methyl - L valyl - N - methyl - L -
alanyl - β alanyl lacton.
Lần lượt từ năm 1961 và 1962, Y. Kodaira (dẫn theo Phạm Thị Thùy,
2010) đã tách ra được độc tố Destruxin A, và Destruxin B từ dịch nuôi cấy nấm
lục cương M. anisopliae.
S. Tamura và cs từ năm 1965 – 1970 đã tiến hành nuôi cấy nấm lục cương.
Các tác giả cũng tách được những độc tố trên từ môi trường Czapek - Dox có
chứa 0,5% pepton. Từ 1 lít dịch nuôi cấy người ta có thể thu nhận được 13 - 15
mg độc tố Destruxin A và B, dịch lọc được xử lý bằng than hoạt tính rồi được
phản hấp phụ bằng N - butanol, sau đó được tách ra bằng benzene và được làm
sạch trên bột nhôm oxit trung tính (dẫn theo Phạm Thị Thùy, 2010).
Năm 1971, người ta đã tổng hợp nhân tạo được Destruxin B. Có khoảng 70
loài côn trùng bị tiêu diệt bởi nấm lục cương M. anisopliae.
Dưới kính hiển vi điện tử với độ phóng đại lớn, năm 2000 các nhà khoa
học Mỹ đã chụp được chuỗi bào tử M. anisopliae kéo dài với mật độ giống như
dạng khôi mô giậu.
2.4. Cơ chế tác động của nấm lên sâu bệnh và con đường truyền bệnh [5, 7]
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
16
2.4.1. Cơ chế tác động
Hầu hết những loài nấm gây bệnh cho sâu bệnh đều xâm nhập vào cơ thể
vật chủ qua lớp da (vỏ) cơ thể. Bào tử nấm bám vào bề mặt cơ thể vật chủ. Trong
điều kiện đủ độ ẩm bào tử mọc mầm và xâm nhiễm vào bên trong cơ thể sâu, côn
trùng qua lớp vỏ chitin nhờ áp lực cơ giới hoặc hoạt động enzyme của nấm. Nấm
tiết ra loại enzyme làm mềm lớp vỏ chitin, qua lỗ thủng đó bào tử xâm nhập vào
bên trong cơ thể sâu và tạo thành một lỗ thủng tại nơi bào tử mọc. Do khả năng
xâm nhập vào bên trong cơ thể côn trùng qua lớp vỏ cơ thể nên nấm có thể ký
sinh được sâu, côn trùng chích hút và cả những pha phát triển của côn trùng như
trứng, nhộng mà các vi sinh vật khác không ký sinh được.
2.4.2. Con đường truyền bệnh
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là lây lan từ cá thể ốm sang cá thể khỏe
thông qua tiếp xúc trực tiếp với nhau, hay qua nguồn thức ăn có chứa mầm bệnh.
Việc lây truyền theo con đường đẻ trứng của ký sinh hầu như không đáng kể.
Bệnh vi nấm rất dễ lan truyền bằng va chạm đơn giản mà ở một số bệnh vi sinh
vật khác hầu như không xảy ra. Khi lây bệnh chúng thường lây lan nhờ gió, mưa,
chim, thú,… và các bệnh do nấm tạo thành những ổ bệnh kéo dài theo chiều gió
thổi, con đường truyền bệnh thông qua các loại độc tố của nấm.
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
17
Cho đến nay, người ta đã xác định được nấm này có khả năng kí sinh và
gây chết đối với rất nhiều loài sâu bệnh và côn trùng. Trong số đó có tới 34 loài
côn trùng cánh cứng và chỉ có 5 loại côn trùng cánh vẩy.
2.5. Cấu tạo và thành phần hóa học của tế bào vi nấm [7, 8]
Cũng như trong thành phần cấu tạo của các loại nấm lớn (nấm có quả thế)
và các nhóm vi sinh vật khác, tế bào vi nấm gồm có: thành tế bào, chất nguyên
sinh, không bào, nhân tế bào và các thể ẩn nhập. Thành phần hóa học của các thể
bào vi nấm thay đổi theo loài, theo vị trí tế bào trên sợi nấm so với ngọn nấm
(Gibatt, 1996). Các thành phần nguyên tố hóa học của tế bào vi nấm quan trọng
nhất là cacbon (40%), oxy (40%), nitơ (7 - 8%) và hydro (2 - 3%). Hydratcacbon
quan trọng ở các tế bào nấm là Glycogen và Trehalogen.
Glycogen là hydratcacbon dự trữ của nấm. Tương đương với tinh bột ở
thực vật. Tỷ lệ hydratcacbon cũng như các thành phần khác của tế bào, thay đổi
theo từng loài vi nấm.
Hình 2.2. Cơ chế tác dụng của chế phẩm
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
18
Sợi nấm, hệ sợi nấm và khuẩn lạc
Sợi nấm có vách ngăn, toàn bộ sợi nấm và các nhánh phát triển từ một bào
tử nấm được gọi là hệ sợi nấm. Sợi nấm phát triển từ ống nảy mầm và bào tử mọc
ra, sợi nấm chỉ tăng trưởng ở ngọn và đều được đo theo chu kỳ thời gian.
Trên môi trường nuôi cấy nhân tạo và cả trên một số cơ chất tự nhiên, hệ
sợi của vi nấm thường phát triển thành một khối có hình dạng nhất định, thường
có tiết diện hình tròn, hoặc gần cầu gọi là khuẩn lạc. Một khuẩn lạc có thể phát
sinh từ một đoạn sợi nấm nhưng thông thường nhất là từ bào tử. Tốc độ tăng
trưởng của các loại vi nấm thường được tính bằng đường kính khuẩn lạc. Khuẩn
lạc của một vài loài nấm còn được đặc trưng bởi màu sắc của sợi nấm. Bề mặt
khuẩn lạc của vi nấm có thể mượt, nhẵn bóng, dạng bột, dạng hạt, dạng sợi hoặc
dạng xốp. Chưa có nhiều dẫn liệu về những biến đổi sinh lý, sinh hóa trong bào
tử nấm thuộc các nhóm phân loại khác nhau, tuy nhiên vẫn có những công trình
nghiên cứu nói tới sự biến đổi này. Trong quá trình nảy mầm, sợi nấm rất cần
glucoza hoặc các đường đơn khác từ môi trường bên ngoài, ngược lại không cần
cung cấp lipit. Glucoza cũng được xem là nguồn cacbon rất cần đối với sự nảy
sợi ở nhiều loại vi nấm, chẳng hạn đối với sự nảy sợi của bào tử trần nấm
Penicillium griseofulvum.
Trong quá trình nảy mầm, sinh trưởng và hình thành bào tử, nấm
Metarhizium anisopliae cũng rất cần nguồn cacbon, nitơ và vitamin.
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
19
Hình 2.3. Khuẩn lạc Metarhizium anisopliae
Hình 2.4 Bào tử nấm M. anisopliae
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
20
2.6. Khả năng đồng hóa các nguồn cacbon, nitơ của nấm M. anisopliae [7, 8]
Nấm có thể sử dụng các nguồn thức ăn cacbon rất khác nhau, hầu như
không có loại hợp chất cacbon hữu cơ nào mà không được nhóm nấm này hay
nhóm nấm khác sử dụng. Ví dụ như chi Metarhizium đã sử dụng các nguồn thức
ăn cacbon mà các loại vi nấm vẫn thường sử dụng. Nhiều loài nấm còn có khả
năng đồng hóa cả các hợp chất hữu cơ rất bền vững hoặc rất độc đối với nhiều
loài sinh vật khác (các chất n- alcan, alcaloit, phenol, sterin, nhiều chất kháng
sinh, nhiều độc tố, nhiều loại tactan, flavon v.v…).
Các loài vi nấm kí sinh côn trùng thường không đòi hỏi khắt khe đối với
một loại thức ăn cacbon nào đấy. Chúng có khả năng sử dụng nhiều loại hợp chất
cacbon khác nhau, nhưng cũng có loại hợp chất này được đồng hóa tốt hơn loại
hợp chất cacbon khác. Có rất nhiều trường hợp ở trong môi trường nuôi cấy có
mặt vài nguồn cacbon khác nhau, nấm sẽ phát triển mạnh hơn khi chỉ có riêng
từng loài. Các công trình nghiên cứu của Hegendus và cs (dẫn theo Phạm Thị
Thùy, 2010) đã xác định môi trường tốt nhất để phân lập nấm M. anisopliae là
môi trường có chứa kitin làm nguồn cacbon.
Để thực hiện các quá trình sinh lý khác nhau, nấm thường có những nhu
cầu về các nguồn thức ăn cacbon khác nhau. Hegendus và cs, cho biết nấm M.
anisopliae khi nuôi cấy chìm, nếu bổ sung thêm kitin hoặc hexosamines và
glucoza thì thu được lượng bào tử cao nhất. Nhờ khả năng đồng hóa nguồn
cacbon phức tạp này mà trong cơ chế diệt côn trùng của các chủng vi nấm M.
anisopliae và M. flavoviride, đã được rất nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu và
họ đều khẳng định rằng quá trình xâm nhập của các chủng nấm trên, trước hết
phải là do quá trình phân hủy lớp vỏ kitin ở ngoài lớp da. Sau đó là phân hủy
protein của các mô, đồng thời với protein là sự phá hủy lipit. Quá trình này thực
hiện được chính là nhờ vai trò của phức hệ enzyme ngoại bào của các nấm kí sinh
trên sâu hại cây trồng.
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
21
Tùy từng loại nấm mà có nhu cầu C khác nhau. Khi nuôi các chủng nấm
Metarhizium anisopliae trên môi trường có nguồn cacbon khác nhau người ta
thấy chúng đồng hóa tốt các loại đường glucoza, maltoza, sacharoza nhưng lại
đồng hóa đường rafinoza yếu. Mối quan hệ giữa nguồn thức ăn cacbon với sự
hình thành và phát triển của bào tử nấm Metarhizium anisopliae đã được tác giả
Jenking và Prior xác định. Các tác giả cho biết tỷ lệ thích hợp giàu sacharoza và
peptone trong dịch nuôi cấy nấm Metarhizium anisopliae có ảnh hưởng tới sự
sinh trưởng và hình thành bào tử nấm.
Thành phần kitin trong môi trường nuôi cấy rất cần thiết đối với các chủng
vi nấm côn trùng vì chất kitin đã giúp cho sự sinh trưởng, phát triển và hình thành
bào tử đính (conidiospore) cũng như bào tử chồi (blastospore) của nấm. Tuy
nhiên không phải tất cả nguồn thức ăn cacbon nào cũng đều hỗ trợ các loài cho
sự sinh trưởng và phát triển cũng như sự nảy mầm và hình thành bào tử của nấm.
Nghiên cứu về hiệu quả của nguồn cacbon, nitơ và vitamin đối với nấm
Metarhizium anisopliae được phân lập từ sâu Inoplus ruoricus người ta nhận thấy
quá trình nảy mầm, sinh trưởng và hình thành bào tử nấm Metarhizium
anisopliae đã sử dụng cả nguồn nitrat và nitơ amôn. Trong nguồn nitơ đã thử, chỉ
có axit amin cystein là ức chế cả sự sinh trưởng và sự hình thành bào tử nấm.
Những vitamin đã thử cũng không làm tăng sự sinh trưởng và sự hình thành bào
tử của nấm Metarhizium anisopliae.
Ngoài việc sử dụng các nguồn nitơ vô cơ, nấm còn có thể sử dụng tốt
những nguồn nitơ hữu cơ như protein, peptone và các axit amin. Axit glutamic là
một trong những axit amin thích hợp hơn cả cho sự phát triển của nấm
Metarhizium anisopliae. Nguồn thức ăn nitơ là protein từ cơ thể côn trùng là nền
cơ chất giàu dinh dưỡng nhất cho nấm gây bệnh côn trùng sinh trưởng và phát
triển.
2.7. Nhu cầu về chất kích thích sinh trưởng [7, 8]
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
22
Vi nấm có mối quan hệ rất khác nhau đối với các loại vitamin và các chất
sinh trưởng. Ngoài tác dụng kích thích nảy mầm của bào tử sinh trưởng và tăng
trưởng của hệ sợi nấm, cũng có loại vitamin kìm hãm hoặc hạn chế sự sinh
trưởng của nấm. Trường hợp bổ sung vitamin vào môi trường nuôi cấy người ta
thấy có sự ức chế khoảng 30- 40% quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm.
Các chủng nấm Metarhizium anisopliae,… nếu bổ sung thêm kitin tự nhiên của
châu chấu di cư Locusta migratonia vào môi trường nuôi cấy sẽ làm tăng khả
năng sinh bào tử ( Li và Holdom).
Các nguyên tố vi lượng có tác dụng kích thích sự phát triển của vi nấm, ví
dụ nếu loại ra khỏi môi trường nguyên tố vi lượng Mo, người ta nhận thấy hàm
lượng nitratreductaza trong tế bào vi nấm cũng giảm đi 9 lần.
Một đặc tính sinh lý, sinh hóa vô cùng quan trọng của vi nấm là khả năng
biến đổi các cơ chất khác nhau nhờ hệ thống enzyme sinh ra trong quá trình trao
đổi chất. Đối với các chủng vi nấm diệt côn trùng thì hệ enzyme là một trong
những yếu tố đặc trưng cho cơ chế lây nhiễm và xâm nhập bệnh vi nấm vào cơ
thể sâu bệnh.
2.8. Phổ ký chủ của nấm lục cương Metarhizium spp [4, 7, 8]
Những năm trước đây do chưa hiểu biết về vi sinh vật gây bệnh trên sâu
bệnh, côn trùng nên không ai phát hiện, tìm thấy những nguồn vi sinh vật hữu ích
này mặc dù chúng xuất hiện trong tự nhiên với một tỷ lệ rất nhỏ. Nhiều nơi khi
có sâu hại bùng phát, không phun thuốc trừ sâu nhưng năng suất cây trồng cũng
không bị giảm sút. Nguyên nhân có thể do các vi sinh vật tấn công và lây lan
trong đó có nấm diệt sâu bệnh. Từ năm 1990 trở lại đây hiện tượng nấm kí sinh
sâu hại cây trồng đã được Viện Bảo vệ thực vật nghiên cứu trên cơ sở thu thập và
tuyển chọn những nguồn nấm có ích làm chủng giống để sản xuất ra các thuốc
nấm trừ sâu hại cây trồng. Thực tế cho thấy trên đồng ruộng Việt Nam cũng đã
được bổ sung một nguồn đáng kể vi sinh vật kí sinh gây bệnh trên sâu cho nên
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
23
nhiều nơi, nhiều vùng cũng xuất hiện rất nhiều loài sâu hại bị nấm kí sinh. Chúng
có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế một số dịch sâu hại nguy hiểm như châu
chấu, sâu róm thông, bọ hại dừa, sâu kèn hại keo tai tượng, sâu xanh ăn lá bồ
đề,…. Đến nay nấm gây bệnh côn trùng không còn là một điều xa lạ với các nhà
khoa học, các nhà quản lý và cả những người nông dân.
Ở Việt Nam, các tác giả đã xác định được nhiều loài sâu hại là kí chủ của
nấm Metarhizium spp ( Phạm Thị Thùy và cs , 2003)
Dưới đây là danh sách tên những loài hại cây trồng và mối đất bị nấm lục
cương Metarhizium anisopliae, Metarhizium flavoviride ký sinh
- Châu chấu sống lưng vàng pantanga sucincta
- Châu chấu mía Hieroglyphus tonkinensis
- Châu chấu múa Hieroglyphus banian
- Châu chấu lúa Oxya chinensis
- Châu chấu lúa Oxya duminuta
- Châu chấu Locusta sp
- Bọ hại dừa Brontispa longissima
- Họ hại dừa Brontispa sp
- Mối đất Coptotermes sp
- Mối đất Coptotermes squamosus
- Sâu kèn hại keo tai tượng Amasstisa sp
- Sâu đo hại quế Culculla paterianria
- Sâu keo da láng Spodotera exigua
- Sâu xanh bông Helicoverpa armigera
- Sâu xanh thuốc lá Helicoverpa assulta
- Sâu xanh bướm trắng Pieris rapae
- Sâu tơ Plutella xylostella
- Sâu khoang spodoptera litura
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
24
- Sâu đục quả đậu Maruca testulalis
- Sâu đục thân ngô Pyrausta nubilalis
- Sâu ăn lá đậu Etiella sp
- Bọ xít hôi Leptinotasa acuta
- Bọ xít đen Scotinophora lurida
- Bọ xít xanh Neraza viridulla
- Sâu cắn gié Leucania separate
- Rầy nâu Nilaparvata lugent
- Rầy điện quang Nephotetix bipunstatus
- Bọ hà khoai lang Cylas formicarius
- Sâu đo xanh Anomis flava
- Châu cấu Hypomesces squamosus
- Sâu xanh ăn là bồ đề Fentonia sp
- Mọt gạo Sitotroga sp
- Sâu róm thông Dendrolimus punctatus
- Bọ hung đen hại mía Alissonotum impressicolle
- Bọ hung nâu Exolontha sp
- Canh cam Anomala cupripes
- Sâu róm quế Malacosoma dentate
- Sâu đục cành quế Arbela bailbarana
- Xén tóc Bacchisa atritaric
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
25
Hình 2.5. Sâu xanh hại bông
A. Trứng
B. Ấu trùng và Bướm trưởng thành
Hình 2.6. Bọ lá khoai tây
A. Bọ
B. Nhộng
C. Ấu trùng
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
26
Hình 2.7 Châu chấu bị nấm tấn công
Hình 2.8. Bọ rầy bị nhiễm nấm Metarhizium
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
27
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG NẤM METARHIZIUM SPP.
3.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng Metarhizium trên thế giới [4,8]
Những năm cuối của thế kỷ XX, rất nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng
định trong điều kiện tự nhiên vi nấm là một nhân tố gây chết quan trọng đối với
nhiều loài sâu, côn trùng. Mỗi nhóm có thể bị ảnh hưởng bởi một số vi nấm nhất
định. Người ta đã xác định hơn 700 loài vi nấm là mầm bệnh cho các loài côn
trùng, sâu bệnh. Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ gây chết, điều kiện nuôi cấy, điều
kiện sản xuất và tác dụng, người ta chỉ tập trung nghiên cứu vào 4 nhóm vi nấm:
Metarhizium, Beauveria, Verticilum và Paecilomvces.
Những năm gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu
sử dụng vi nấm để diệt sâu bệnh, côn trùng. Và kết quả là 11 chế phẩm vi nấm
diệt côn trùng đã được đưa vào sử dụng, trong đó có 3 chế phẩm Metarhizium:
chế phẩm BioBlast của Mỹ dùng để diệt mối đất Đài Loan (Coptotermes
formosanus); chế phẩm GreenMuscle của Nam Phi để diệt châu chấu (Locusts);
chế phẩm BioGreen của Úc để diệt bọ ngô đầu đỏ (Red- headed cockchafer).
Từ những năm 80 của thế kỷ trước (1880-1886), Metschnhikov cùng học
trò của mình là Isac Craxinstic đã nghiên cứu hàng loạt môi trường nuôi cấy nấm
M. anisopliae và đã sản xuất thử hàng nghìn kilogram nấm để tách bào tử thuần
khiết, sau đó dùng bào tử nấm trộn với đất bột và đem tung ra đồng ruộng, theo
các tác giả thì sau 10 - 14 ngày thí nghiệm cả sâu non và dạng trưởng thành của
bọ đầu dài hại củ cải đường chết với tỷ lệ 55 - 80%.
Một số nước (Liên Xô, Ba Lan…) bằng kỹ thuật công nghệ hóa sinh hiện
đại đã chiết từ hạt gấc, đậu tương…các loại chất có khả năng kìm hãm sinh
trưởng và phát triển của sâu bệnh để tạo chế phẩm sinh học BVTV bước đầu đã
có những kết quả rất khả quan.
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
28
Nói tóm lại việc nghiên cứu và sản xuất chế phẩm các loại không chỉ chế
phẩm nấm xanh Metarhizium đã được các nhà khoa học trên thế giới sản xuất
hàng vạn tấn chế phẩm sinh học để phòng trừ cho hàng chục triệu hecta cây
trồng.
3.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng Metarhizium ở Việt Nam
Việc nghiên cứu nấm gây bệnh trên sâu bệnh đã được các cán bộ khoa học
kỹ thuật ở một số trường đại học và viện nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu và đi sâu
nghiên cứu chúng từ những năm 70 của thế kỷ trước. Theo Phạm Bình Quyền
(1994), cơ sở khoa học của phòng trừ sinh học, phòng trừ tổng hợp là hiểu đúng
quy luật cơ chế tự nhiên của sự điều chỉnh số lượng sâu bệnh, nhằm sử dụng tối
ưu các cơ chế đó vào việc hạn chế tác hại do chúng gây ra.
Năm 1981 GS.TS Nguyễn Lân Dũng nghiên cứu nấm lục cương
Metarhizium mô tả hình thái, phân tích cơ chế tác dụng, hướng dẫn cách phân lập
nuôi cấy và phương pháp sản xuất sinh khối Metarhizium.
Từ năm 1992, Phạm Thị Thùy và cs thuộc viện Bảo vệ thực vật đã phân
lập, nuôi cấy và thử nghiệm các chủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KHOA LUAN TOT NGHIEP NHAT.pdf