MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.1
1.1. Đặt vấn đề.1
1.2. Mục tiêu dềtài .2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .2
1.2.2. Mục tiêu cụthể.2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.3
2.1. Giới thiệu sơluợc vềenzyme .3
2.2. Enzyme protease.4
2.2.1.Giới thiệu sơlược các enzyme protease .5
2.2.1.1. Protease động vật .5
2.2.1.2 Protease thực vật .5
2.2.1.3. Protease vi sinh vật .6
2.2.2. Ứng dụng enzyme protease .9
2.3. Enzyme bromelain thu nhận từvỏdứa .11
2.3.1. Giới thiệu enzyme bromelain .11
2.3.2. Tính chất vật lí của enzyme bromelain.11
2.3.3. Tính chất hoá học của enzyme bromelain .12
2.3.3.1. Cấu tạo hoá học.12
2.3.3.2. Cấu trúc không gian của bromelain .12
2.3.4. Hoạt tính của enzyme bromelain .13
2.3.4.1. Cơchếtác động.13
2.3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme Bromelain .14
2.3.5. Ứng dụng của enzyme Bromelain .15
2.3.5.1. Trong công nghiệp thực phẩm .15
2.3.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước vềenzyme bromelain .16
2.3.6.1. Tình hình nghiên cứu enzyme bromelain trong nước.16
2.3.6.2. Tình hình nghiên cứu enzyme bromelain ngoài nước .17
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .18
3.1. Vật liệu và hóa chất .18
3.1.1. Nguyên liệu.18
3.1.2. Hóa chất .18
3.1.3. Thiết bị.18
3.2. Quy trính tách chiết Enzyme Bromelain .19
3.2.1. Thuyết minh quy trình .20
3.2.2. khảo sát các tác nhân tủa enzyme bằng cồn 960, muối Ammonium
sulfate (NH4)2SO4và aceton (CH3COCH3) .20
3.2.2.1 Nguyên tắc .20
3.2.2.2. Tủa enzyme bằng cồn 960.20
3.2.2.3. Tủa enzyme bằng muối Ammonium sulfate (NH4)2SO4.21
3.2.2.4. Tủa enzyme bằng aceton (CH3COCH3).21
3.2.3. Phương pháp xác định hàm lượng protein và hoạt tính bromelain từdịch
chiết enzyme .22
3.2.3.1. Xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Bradford .22
3.3. Enzyme cố định .28
3.3.1. Định nghĩa enzyme cố định .28
3.3.2. Tính chất ưu và nhược điểm của enzyme cố định .29
3.2.2.1. Ưu điểm.29
3.3.2.2. Nhược điểm.29
3.3.3. Một sốphương pháp cố định enzyme.30
3.3.3.1. Phương pháp liên kết enzyme với vật liệu cố định (carrier binding).30
3.3.3.2. Phương pháp hấp thụvật lí (physical adsorption) .30
3.3.3.4. Phương pháp khâu mạch (cross – linking).32
3.3.4. Cố định enzyme bromelain trên cơchất Natrialginate bằng phương pháp nhốt .33
3.3.4.1. Đặc điểm, tính chất của Natrialginate.33
3.3.4.2. Tạo dung dịch Natrialginate 3% .33
3.3.4.3. Tiến hành cố định.33
3.3.4.4. Phương pháp xác định hiệu suất cố định protein và hiệu suất cố định
hoạt tính của enzyme cố định.33
3.3.5. Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của các yếu tốlý hóa đến hoạt tính của
enzyme bromelain được cố định trên Natrialginate.34
3.3.5.1. Khảo sát ảnh hưởng của pH .34
3.3.5.2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ.34
3.3.5.3. Khảo sát độbền nhiệt.35
3.3.5.4. Khảo sát sốlần tái sửdụng bromelain cố định trên Natrialginate.35
3.3.6. Tinh sạch enzyme bromelain bằng sắc ký lọc gel .35
3.3.6.1. Nguyên tắc .36
3.3.6.2. Thiết bịvà hóa chất. .36
3.3.6.3. Các bước tiến hành.36
3.3.6.4. Tính hiệu suất vềhoạt tính enzyme Bromelain và độtinh sạch của
enzyme sau tinh sạch bằng sắc ký lọc gel.38
3.3.7. Xác định trọng lượng phân tửenzyme Bromelain bằng phương pháp
điện di trên gel polyacrylamid (SDS – PAGE).39
3.3.7.1. Nguyên tắc .39
3.3.7.2. Thiết bịvà hóa chất .39
3.3.7.3. Phương pháp .41
3.3.7.4. Xác định trọng lượng phân tửcủa enzyme Bromelain .43
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.44
4.1. Kết luận .44
4.2. Kiến nghị.44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .46
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6732 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0**
35 500***
* : Tính từ phương pháp sa lắng – khuếch tán.
** : Tính từ hằng số sa lắng và độ nhớt bên trong.
*** : Tính bằng phương pháp Archibald.
2.3.3. Tính chất hoá học của enzyme bromelain
2.3.3.1. Cấu tạo hoá học
Bromelain là một protease nhưng nó khác với các protease thực vật khác như
papain, ficin ở chỗ nó là một glycoprotein, mỗi phân tử có glycan gồm 3 manose, 2
glucosamine, 1 xylose, và 1 fructose ( Nguyễn Đức Lượng 2004).
Các nghiên cứu ghi nhận, polypeptide của bromelain thân có acid amin đầu –
NH2 là valine và đầu carboxyl là glycine; còn đối với bromelin quả, acid amin đầu –
NH2 là alanine ( Nguyễn Đức Lượng 2004).
2.3.3.2. Cấu trúc không gian của bromelain
Murachi và Busan phân tích cấu trúc bậc 1 của bromelain và nhận thấy cách
sắp xếp amino acid trong phân tử bromelain như sau:
Ser – Val – Lys – Asn – Gln – Asn – Pro – Cys – Gly – Ala – Cys – Tryp –
- Gly – Cys – Lys -
Bromelain là một protease trong tâm hoạt động có chứa cysteine và hai sợi
polypeptide liên kết với nhau bằng cầu nối –S-S- (disulfur).
Tâm hoạt động –Cys đặt cách nhóm imidazole của histidine là 5Å.
Chuỗi phân tử gấp nếp phức tạp thành dạng hình cầu.
Trong phân tử bromelain thân có chứa nhóm sulfhydryl có vai trò chủ yếu
trong hoạt tính xúc tác và trong mỗi phân tử có tất cả 5 cầu nối disulfite. Ngoài ra,
trong phân tử bromelain thân còn có sự hiện diện của các ion Zn2+ với hàm lượng
2 mg/g enzyme có vai trò duy trì cấu trúc không gian của enzyme.
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 13
2.3.4. Hoạt tính của enzyme bromelain
Một số nghiên cứu cho thấy bromelain có hoạt tính khác nhau trên những cơ
chất khác nhau. Nếu cơ chất là hemoglobin thì khả năng phân giải của bromelain
mạnh hơn papain gấp 4 lần, còn cơ chất là casein thì khả năng phân giải của hai
enzyme này tương đương nhau. Đối với các cơ chất tổng hợp thì khả năng phân giải
của Bromelain yếu hơn papain.
Bromelain có 3 hoạt tính khác nhau: peptidase, amidase và esterase, hoạt tính
esterase ở bromelain hơn papain và ficin ( Nguyễn Đức Lượng 2004).
2.3.4.1. Cơ chế tác động
Hầu hết các tác giả đều thừa nhận vai trò của nhóm –SH của cystein, nhóm
imidazole của histidine và nhóm disulfur trong hoạt động thủy phân của bromelain.
Nhóm –SH tham gia tạo thành acyl-thioester trung gian với nhóm carboxyl của cơ
chất ( nơi các liên kết peptide bị cắt ).
Nhóm imidazole làm chất trung gian nhận gốc acid và chuyển cho nhóm anion
của chất nhận khác.
Cầu nối S-S có vai trò duy trì cấu trúc không gian của bromelain. Casein và
hemoglobin là 2 cơ chất tự nhiên được dùng nhiều nhất.
Đầu tiên, bromelain kết hợp với protein và thủy phân sơ bộ cho ra polypeptide
và acid amin. Protein kết hợp với nhóm –SH của enzyme khiến nó bị ester hóa rồi
nhóm imidazole sẽ khử ester để giải phóng enzyme, acid amin và peptide.
Ở giai đoạn đầu, Zn2+ rất quan trọng, chúng kết hợp với nhóm –SH của tâm
hoạt động hình thành mercaptid phân ly yếu (nhưng vẫn còn khả năng tạo liên kết
phối trí bổ sung với các nhóm chức năng khác của phân tử protein như amin,
carboxyl…)
Enzyme –SH +Zn2+ => enzyme-S-Zn + H+
Do vậy nhóm –SH trong tâm hoạt động đã bị ester hóa bởi cơ chất, cấu trúc
không gian được bảo vệ ổn định.
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 14
2.3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme bromelain
Giống như các loại chất sinh học khác, bromelain cũng bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố như nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme, nhiệt độ, pH, ion kim loại, một số
nhóm chức, phương pháp ly trích, phương pháp tinh sạch.
Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ của phản ứng xúc tác chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: thời gian tác
động càng dài thì nhiệt độ sẽ có những thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt tính của
enzyme, nồng độ enzyme, nồng độ cơ chất, dạng tồn tại của enzyme.
Bromelain ở dạng tinh khiết thì nhạy với nhiệt: ở 5o C, pH = 4-10, bromelain
có hoạt tính tối đa trên Casein trong 24h; ở 55oC, pH=6 trong 20 phút, hoạt tính
giảm 50%.
Quá trình sấy thăng hoa ( đông khô ) mất hoạt tính 27% ( Nguyễn Đức Lượng,
2004 ).
Ảnh hưởng của pH
pH là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác của enzyme. pH
thích hợp nhất đối với bromelain không ổn định mà phụ thuộc vào nhiệt độ, thời
gian phản ứng, bản chất và nồng độ cơ chất, độ tinh sạch của enzyme, bản chất của
dung dịch đệm, sự có mặt của chất tăng hoạt.
Biên độ pH khá rộng từ 3-10 nhưng pH tối ưu thường nằm trong khoảng 5-8
tùy cơ chất: gelatin:5-6, casein: 7-8 (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
Ảnh hưởng của các chất kìm hãm
Chất kìm hãm là những ion, phân tử vô cơ, hữu cơ,...làm giảm hoạt mất hoạt
tính của enzyme, có 2 loại chất kìm hãm:
- Chất kìm hãm cạnh tranh: là những chất kìm hãm thuận nghịch enzyme,
có cấu trúc tương tự như cấu trúc cơ chất, nên có khả năng cạnh tranh kìm hãm với
cơ chất ở trung tâm hoạt động của enzyme.
- Chất kìm hãm không cạnh tranh: làm thay đổi cấu trúc không gian của
phân tử enzyme theo hướng không có lợi cho hoạt tính xúc tác của enzyme.
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 15
Ảnh hưởng của các chất hoạt hóa
Là những chất anion, các ion kim loại, chất hữu cơ,...có tác dụng làm tăng hoạt
tính xúc tác của enzyme trong giới hạn nồng độ xác định.
Ảnh hưởng bởi các ion kim loại
Các ion kim loại thường gắn với phân tử protein tại các trung tâm hoạt động,
do đó ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác của enzyme. Vì bromelain thuộc nhóm
protease cystein, trung tâm hoạt động có nhóm –SH đều là hoạt chất hoạt hóa cho
bromelain. Ví dụ: Thioglycolic Acid, Cystein, Sulfid, Sisulfid, Cianit…
Bromelain bị ức chế bởi những ion hoặc hợp chất có ái lực mạnh hơn nhóm –
SH, các tác nhân oxi hóa, halogen hóa, ankyl hóa như: Iodoacetate, bromoacetate,
clo acetophenol, H2O2, methyl bromur.
Các ion kim loại như: Fe, Cu, Ag, Sb, Zn có xúc tác làm ổn định cấu trúc phân
tử bromelain ( Nguyễn Đức Lượng ).
Ảnh hưởng của trạng thái và điều kiện bảo quản
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của trạng thái và điều kiện bảo quản.
Hoạt tính (UI/mg protein)
Điều kiện bảo quản
Dịch chiết Đông khô
Nguyên liệu tươi 1600 1150
Bảo quản ở 4oC trong 5 ngày 830 630
Sấy khô ở 4oC 1880 1360
2.3.5. Ứng dụng của enzyme bromelain
2.3.5.1. Trong công nghiệp thực phẩm
Chỉ cần một phần enzyme bromelain là có khả năng thuỷ phân 1000 phần thịt.
Enzyme bromelain được rãi lên thịt dưới dạng bột hoặc được ngâm trong dung dịch
enzyme hoặc tiêm dung dịch enzyme vào thịt để làm mềm thịt.
Sử dụng trong quá trình đông tụ sữa: Thông thường để chế biến các sản phẩm
từ sữa người ta dùng renin. Renin là loại enzyme được sử dụng làm đông tụ sữa
truyền thống. Tuy nhiên lượng renin sản xuất chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực tế. Gần
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 16
đây sử dụng enzyme thực vật trong chế biến sữa đang được phát triển, trong đó
bromelain vỏ dứa đang được quan tâm vào mục đích này.
2.3.5.2. Trong y dược học
Bromelain còn có tác dụng làm giảm di căn của bệnh ung thư, liều dùng 200 –
300 mg/kg thể trọng kết hợp với hoá trị hay xạ trị. Trong công nghiệp dược phẩm,
nhiều hãng dược phẩm ở Châu Âu đã đưa bromelain vào thành phần thuốc. Ở Mỹ
và Anh có thuốc Aranas do hãng W.H Roser điều chế.
Chữa bệnh đau tim ( làm tan máu tụ gây đau tim ).
Điều trị các bệnh nhiễm trùng ( Jayaran và ctv, 1991 ).
Ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở heo con ( Chandler và Mynott, 1998 ).
Chữa rối loạn tiêu hóa, giúp tiêu hóa chất đạm tốt, tăng khả năng đề kháng.
Phối hợp với kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm trùng.
Điều trị bong gân, căng cơ, đau và nhức cơ.
Bromelain trong dứa là hợp chất thiên nhiên có khả năng ức chế protease HIV.
Nhờ tác dụng làm dễ tiêu hoá protein, bromelain được điều chế với vài chất
khác để bổ sung hay điều trị sự thiếu protease tiêu hoá tự nhiên ( Nielsel và ctv,
2001 ).
Thực phẩm chức năng mang tên tinh nghệ - dứa điều trị bệnh loét dạ dày, hành
tá tràng, đại tràng, viêm da, bảo vệ gan, mật...Đó là thành quả nghiên cứu của các
nhà khoa học tại Dự án hoạt chất sinh học Việt - Bỉ ( Viện Hóa học, Viện Khoa học
- công nghệ VN ) năm 2006.
Ngoài ra bromelain còn dùng để thuỷ phân gan bò làm cao gan, thuốc bổ.
2.3.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về enzyme bromelain
2.3.6.1. Tình hình nghiên cứu enzyme bromelain trong nước
Ở nước ta co nhiều công trình công bố về việc nghiên cứu sử dụng enzyme
bromelain, các công trình công bố tập trung trong các lĩnh vực tách chiết, tinh sạch
và khả năng ứng dụng của enzyme này. Một số công trình nghiên cứu về enzyme
bromelain như:
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 17
Lê Thị Thanh Mai ( 1997 ) nghiên cứu các phương pháp tinh sạch và ứng dụng
bromelain cho thấy có thể thu nhận bromelain theo phương pháp kết tủa bằng
aceton hay cô đặc theo phương pháp siêu lọc rồi kết tủa bằng aceton, cũng như có
thể tinh sạch bromelain theo phương pháp lọc gel sephadex G75 với hiệu suất cao.
Nghiên cứu này còn cho thấy có thể sử dụng bromelain để rút ngắn thời gian chế
biến nước mắm.
Dương Thị Hương Giang và Lê Thanh Hùng ( 2002 ) nghiên cứu điều kiện
nhằm ổn định phương pháp tinh sạch bromelain bằng nước khóm thô cho thấy có
thể thu nhận và tinh sạch enzyme bromelain bằng phương pháp sắc ký và trao đổi
ion trên cột SP-Streamline với hiệu suất cao.
Dương Thị Hương Giang và ctv ( 2005 ) nghiên cứu tinh sạch bromelain từ
phụ phẩm vỏ dứa cho thấy có thể tinh sạch bromelain bằng phương pháp sắc ký gel
mở rộng với hệ thống cột Stream line 50 và gel trao đổi ion âm SP-Streamline XL
với hiệu suất cao.
2.3.6.2. Tình hình nghiên cứu enzyme bromelain ngoài nước
Theo Salem và ctv (1995) đã sử dụng tỉ lệ là 0,3% enzyme so với cá gồm
papain, tripsin ,ficin và bromelain thêm vào cùng với 25% muối ngay từ lúc đầu của
quá trình sản xuất nước mắm trên năm loại cá (sardine, macaroni, bolti, bourri và
shark ). Kết quả cho thấy với 0,3% bromelain cho hàm lượng đạm tổng số cao nhất
so với các enzyme còn lại trên mẫu cá mòi ( sardine ) sau 180 ngày lên men và cao
hơn so với mẫu đối chứng lên men cổ truyền là 30%.
Liang và ctv (1999) nghiên cứu hoạt tính của bromelain sau khi bổ sung
polyphenol trích ly từ trà xanh của Trung Quốc cho thấy tính bền nhiệt của
bromelain được tăng lên.
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 18
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu và hóa chất
3.1.1. Nguyên liệu
Vỏ quả dứa
3.1.2. Hóa chất
Hóa chất để tủa: Cồn 96o, muối ammonium sulphate và aceton.
Dung dịch đệm phosphate : NaH2PO4.12H2O, NaH2PO4.
Hóa chất xác định hàm lượng protein: thuốc thử Bradford.
Hóa chất xác định hoạt tính enzyme.
Hóa chất để cố định enzyme:
- Đệm phosphate 0.1 M pH 7
- CaCl2 0.02 M
- Acid acetic 1%
3.1.3. Thiết bị
Máy quang phổ UV-Vis
Máy ly tâm.
Máy xay vỏ dứa.
Máy đo PH.
Bể ổn nhiệt.
Cân phân tích.
Ống nghiệm
Bình tam giác.
Giấy lọc.
Pipet thủy tinh: 1ml, 2ml, 5ml, 10ml.
Pipet man các loại.
Đầu típ các loại.
Cốc thủy tinh 100ml, 250ml.
Giá đựng ống nghiệm
Ống đong 50ml, 100ml, 500ml
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 19
3.2. Quy trính tách chiết Enzyme Bromelain
Vỏ dứa
Nghiền
Lọc
Dịch lọc
Li tâm
Thu dịch
Tuả
Ly tâm
Enzyme thô
Chạy sắc ký
Cồn 960
Ammonium
sulfate
Aceton
Enzyme
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 20
3.2.1. Thuyết minh quy trình
Vỏ dứa sau khi thu nhận từ các cơ sở đưa đươc về phòng thí nghiệm. Tại đây,
vỏ dứa được xay hoặc nghiền nát. Sau đó, đem đi lọc thu được dịch lọc và mang
dịch lọc này ly tâm 5000 vòng/phút trong 10 phút. Sau khi ly tâm loại bỏ cặn và thu
lấy dịch. Sau đó, tạo tủa cho dịch này bằng cồn 960 , muối ammonium sulfate, và
aceton..
Li tâm các hỗn hộp dịch trên và thu được enzyme thô , chạy sắc ký enzyme thô
và thu được enzyme.
3.2.2. Khảo sát các tác nhân tủa enzyme bằng cồn 960, muối ammonium
sulfate (NH4)2SO4 và aceton (CH3COCH3)
3.2.2.1 Nguyên tắc
Các điều kiện thí nghiệm được tiến hành trong môi trường lạnh nhằm tránh
làm mất hoạt tính enzyme và kết tủa thu được tốt hơn. Cho tác nhân tủa đã làm lạnh
vào dung dịch enzyme cần tủa giữ ở nhiệt độ lạnh vào bình tam giác. Lắc đều hỗn
hợp, để yên trong tủ lạnh 40 phút. Sau đó đem ly tâm lạnh, lấy cặn hòa lại trong
dung dịch đệm, bảo quản lạnh.
3.2.2.2. Tủa enzyme bằng cồn 960
Cho dịch lọc là vỏ dứa tủa bằng cồn 960 đã được làm lạnh.
Bảng 3.1. Tỉ lệ tủa bằng cồn 960 đối với dịch enzyme từ vỏ dứa
Dịch enzyme từ vỏ (ml) 40 40 40 40 40 40
Cồn lạnh 960 (ml) 40 80 120 160 200 240
Dịch enzyme :Cồn 1:1 1:2 1:3 1:4 1:5 1:6
¾ Cách tiến hành:
Cho dung dịch enzyme vào bình tam giác.
Cho từ từ lượng cồn 960 đã được làm lạnh vào bình tam giác chứa dịch
enzyme.
Thể tích enzyme và cồn 960 tương ứng với mỗi tỉ lệ như bảng trên.
Khuấy đều.
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 21
Để tủ lạnh 40 phút ở nhiệt độ 50C.
Lấy dịch đem ly tâm 5000 vòng/phút trong 20 phút, nhiệt độ 50C.
Thu tủa.
Hòa trong 2ml dung dịch đệm phosphate 0.1 M pH 7.
Cho enzyme vào lọ nhỏ, bảo quản ở nhiệt độ 50C.
3.2.2.3. Tủa enzyme bằng muối Ammonium sulfate (NH4)2SO4
Cho dịch lọc là vỏ dứa tủa bằng muối theo các nồng độ % khác nhau.
Bảng 3.2. Nồng độ tủa bằng muối (NH4)2SO4 đối với dịch enzyme từ vỏ dứa
Dịch enzyme từ vỏ (ml) 40 40 40 40 40 40 40
Nồng độ muối (%) 50 55 60 65 70 75 80
¾ Cách tiến hành:
Cho dung dịch enzyme vào bình tam giác.
Cho từ từ lượng muối đã cân vào bình tam giác chứa dịch enzyme.
Thể tích enzyme và nồng độ muối ammonium sulfate ((NH4)2SO4) tương ứng
như bảng trên.
Khuấy đều.
Để tủ lạnh 40 phút ở nhiệt độ 50C.
Lấy dịch đem ly tâm 5000 vòng/phút trong 20 phút, nhiệt độ 50C.
Thu tủa.
Hòa trong 2ml dung dịch đệm phosphate 0.1 M pH 7.
Cho enzyme vào lọ nhỏ, bảo quản ở nhiệt độ 50C.
3.2.2.4. Tủa enzyme bằng aceton (CH3COCH3)
Cho dịch lọc vỏ dứa tủa bằng aceton đã được làm lạnh trước theo các tỷ lệ
khác nhau.
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 22
Bảng 3.3. Tỉ lệ tủa bằng aceton đối với dịch enzyme từ vỏ dứa
Dịch enzyme từ vỏ(ml) 40 40 40 40 40 40
Aceton lạnh (ml) 40 80 120 160 200 240
Dịch enzyme : Aceton 1:1 1:2 1:3 1:4 1:5 1:6
Cách tiến hành:
Cho dung dịch enzyme vào bình tam giác.
Cho từ từ lượng aceton đã được làm lạnh vào bình tam giác chứa dịch enzyme.
Thể tích enzyme và aceton tương ứng với mỗi tỉ lệ như bảng trên.
Khuấy đều.
Để tủ lạnh 40 phút ở nhiệt độ 50C.
Lấy dịch đem ly tâm 5000 vòng/phút trong 20 phút, nhiệt độ 50C.
Thu tủa.
Hòa trong 2ml dung dịch đệm phosphate 0.1 M pH 7.
Cho enzyme vào lọ nhỏ, bảo quản ở nhiệt độ 50C.
3.2.3. Phương pháp xác định hàm lượng protein và hoạt tính bromelain từ
dịch chiết enzyme
3.2.3.1. Xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Bradford
Bradford là một trong những phương pháp để xác định hàm lượng protein.
Phương pháp này có một số ưu điểm như sau:
− Dễ sử dụng (chỉ cần một loại thuốc thử).
− Độ nhạy cao (có thể phát hiện protein ở 1 – 20μg).
− Phức chất giữa thuốc nhuộm và protein tương đối ổn định.
− Phương pháp này ít bị cản trở bởi các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu
protein.
Nguyên tắc
Phương pháp này dựa trên sự thay đổi bước sóng hấp thu cực đại và sự thay
đổi màu xảy ra khi Coomasie Brilliant Blue liên kết với protein trong dung dịch acid.
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 23
Trong dung dịch manh tính acid, khi không kết nối với protein thì thuốc
nhuộm có bước sóng cực đại ở 465nm. Khi kết hợp với protein thì thuốc nhuộm hấp
thu bước sóng cực đại ở 595nm. Độ hấp thu ở bước sóng 595nm liên hệ trực tiếp
với nồng độ protein.
Dạng proton hóa của thuốc nhuộm Coomasie Brilliant Blue có màu xanh.
Thuốc nhuộm liên kết chặt chẽ với các protein, tương tác với tất cả các nhóm kỵ
nước và các nhóm mang điện tích dương trên phân tử protein. Trong môi trường
của gốc mang điện tích dương, sự proton hóa không xảy ra và màu xanh xuất hiện.
Màu sẽ xuất hiện sau 2 phút và ổn định trong gần 1 giờ.
Hóa chất và thiết bị
¾ Hóa chất
Dung dịch mẫu protein cụ thể trong bài này là mẫu enzyme bromelain cần xác định.
Dung dịch albumin chuẩn (0.1 mg/ml): cân chính xác 10mg albumin, thêm
50ml nước cất khuấy tan albumin. Cho toàn bộ dung dịch trên vào bình định mức
100 dẫn nước tới vạch → dung dịch albumin chuẩn có nồng độ 0.1 mg/ml. Giữ ở –200C.
Dung dịch thuốc thử Bradford: có thành phần trong 100ml như sau:
− Coomasie Brilliant Blue (CBB) 0.001g
− Ethanol tuyệt đối 4.7g
− Acid phosphoric 85%: 8.5g
Phẩm màu CBB được làm tan trong ethanol trong một chai đựng màu tối có
nắp. Bổ sung acid phosphoric và chỉnh tới 100ml bằng nước cất. Lắc đều. Bảo quản
ở 40C.
¾ Thiết bị
Máy đo quang phổ UV – Vis.
Các bước tiến hành
¾ Xây dựng đường chuẩn albumin
Chuẩn bị các ống đánh số từ 0 đến 10.
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 24
Bảng 3.4. Bảng số liệu dựng đường chuẩn albumin
Ống nghiệm
Đối
chứng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Nồng độ albumin
(μg/ml)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Dung dịch
albumin (mg/ml)
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0
Nước cất (ml) 1 0.9 0.8 0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0
Thuốc thử
Bradford (ml)
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
Lắc đều các ống nghiệm, tiến hành đo OD dung dịch trong các ống nghiệm
bằng máy đo quang phổ UV-Vis.
Trị số mật độ quang phổ (OD) của các ống từ 1 đến 10 sau khi trừ đi trị số ống
đối chứng (ống 0) sẽ xây dựng được đồ thị biểu diễn sự biến thiên của mật độ quang
phổ (∆OD) theo nồng độ protein chuẩn (μg/ml).
¾ Xác định nồng độ protein của mẫu
Dịch chiết enzyme từ vỏ dứa cũng được tiến hành tương tự như trên. Thay
dung dịch albumin bằng mẫu enzyme cần định lượng, mẫu được pha sao cho trị số
mật độ quang đo được nằm trong khoảng của đường chuẩn.
Tương tự như vậy, trị số mật độ quang của mẫu thí nghiệm cũng trừ đi trị số
mật độ quang của ống đối chứng, rồi chiếu vào đường chuẩn để suy ra lượng
protein có trong dung dịch mẫu thí nghiệm (μg/ml).
¾ Tính kết quả
Tổng hàm lượng protein trong M ( g ) chế phẩm thô được tính theo công thức:
mg protein = b*10-3*m*M
Với:
b: nồng độ protein trong mẫu suy ra từ đường chuẩn (μg/ml).
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 25
m: hệ số pha loãng.
M: khối lượng chế phẩm enzyme thô (g).
3.2.3.2. Xác định hoạt tính enzyme theo phương pháp Amano
Nguyên tắc:
Dùng casein làm cơ chất, xác định hoạt tính phân giải protein của enzyme
protease trên cơ sở định lượng sản phẩm tạo thành trong phản ứng bằng phản ứng
màu với thuốc thử Folin. Dựa vào đồ thị chuẩn để tính lượng Tyrosin tương ứng với
lượng sản phẩm thủy phân dưới tác dụng của enzyme. Hoạt động của enzyme được
biểu diễn bằng đơn vị hoạt tính thủy phân protein của enzyme.
Hoá chất và thiết bị
¾ Hóa chất:
HCl 0.1 M
Na2CO3 0.4 M
Dung dịch TCA 0.4 M
Tyrosin tinh khiết
Thuốc thử Folin
Đệm phosphate pH 7 0.1 M
Dung dịch casein 1% : Cân 1g casein thêm vào 100ml dung dịch đệm
phosphate 0.1 M pH 7
¾ Thiết bị và dụng cụ:
Ống nghiệm
Pipette
Bình định mức
Giấy lọc
Bể ổn nhiệt
Máy đo quang phổ UV – Vis
Máy đo pH
Các bước tiến hành
¾ Xây dựng đường chuẩn Tyrosin
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 26
Bảng 3.5 . Bảng số liệu dựng đường chuẩn Tyrosin
Ống nghiệm
Đối
chứng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Nồng độ (μg/ml) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Dung dịch Tyrosin
chuẩn (μl)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Dung dịch HCl (μl) 1000
99
0
980
97
0
96
0
95
0
94
0
93
0
920 910 900
Na2CO3 (ml) 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5
Thuốc thử Folin
(ml)
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Pha dung dịch Tyrosin ở các nồng độ khác nhau : 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70,
80, 90, 100 μgTyrosin/ml như bảng. Thêm 5ml dung dịch Na2CO3 0.4 M vào dung
dịch Tyrosin ở các nồng độ khác nhau ở trên và thêm 1ml thuốc thử Folin vào dung
dịch hỗn hợp. Sau khi trôn đều, để yên dung dịch ở 370C trong 20 phút . Đo độ hấp
thụ của dung dịch này ờ bước sóng 660nm.
Ghi nhận kết quả As10, As20, As30, As40, As50, As60, As70, As80, As90, As100 .
Đối với ống đối chứng: dùng 1ml acid HCl 0.1 M thay cho Tyrosin. Đo độ hấp
thu của dung dịch này ở bước sóng 660nm, ghi nhận kết quả là Aso .
Trị số mật độ quang của các ống từ 1 – 10 sau khi trừ đi trị số của ống đối
chứng sẽ được giá trị ∆OD1 - ∆OD10 . Vẽ đồ thị dựa vào biến thiên ∆OD theo nồng
độ protease. Đồ thị này gọi là đường chuẩn Tyrosin.
¾ Xác định hoạt tính enzyme bromelain
Cho 1ml dung dịch casein 1% vào ống nghiệm, ủ ở 370 C trong 10 – 15 phút
Sau đó, cho 1ml dịch chiết enzyme vào lắc đều. Đem ủ hỗn hợp này ở 370 C
trong 60 phút.
Cho vào 2ml dung dịch TCA 0.4 M để ngừng phản ứng enzyme.
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 27
Để yên dung dịch trong 25 phút, sau đó lọc dung dịch này qua giấy lọc để loại
tủa.
Sau đó cho 5ml dung dich Na2CO3 vào 1ml dịch lọc.
Thêm 1ml thuốc thử Folin.
Trộn đều để yên trong 20 phút.
Sau đó đem đo độ hấp thụ ở bước sóng 660nm ( ghi nhận kết quả này là Am)
Mẫu đối chứng: lấy 1ml nước cất thay cho 1ml dung dịch enzyme và tiến hành
các bước tương tự như với mẫu thì nghiệm với cùng điều kiện.Ghi nhận kết quả này
là A0
Hàm lượng Tyrosin được giải phóng do protease thủy phân được tính bằng
cách lấy (Am – A0) rồi lấy kết quả so với đường chuẩn Tyrosin để xác định hoạt độ
protease.
Một đơn vị hoạt tính ( ĐVHT ) enzyme protease được xác định là lượng
enzyme để tạo ra lượng amino acid tương đương với 100 μg Tyrosin trong 1 μl
dịch lọc dưới điều kiện thí nghiệm.
Hoạt tính enzyme Bromelain ( ĐVHT/ml )
100
n*F*) A- (A 0m=
Hoạt tính enzyme Bromelain ( ĐVHT/mg )
M*100
V*n*F*) A- (A 0m=
Trong đó:
F: lượng Tyrosin có trong đường chuẩn(μg).
n: hệ số pha loãng của enzyme.
M: khối lượng chế phẩm enzyme thô.
1/100: hệ số chuyển pha.
A0 : Độ hấp thụ của ống đối chứng.
Am : Độ hấp thụ của mẫu.
¾ Tính hoạt tính riêng ( HTR ) của enzyme bromelain
Từ kết quả hàm lượng protein và hoạt tính enzyme bromelain tính hoạt tính
riêng enzyme bromelain.
HTR = Số đơn vị hoạt tính/ mg protein enzyme (ml/mg)
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 28
3.3. Enzyme cố định
3.3.1. Định nghĩa enzyme cố định
Enzyme cố định ( hay enzyme không tan) là enzyme có sự tham gia hoặt động
trong một không gian bị giới hạn. Sự giới hạn hoạt động vốn linh hoặt của enzyme
bằng cách gắn nó vào một pha cách ly tách rời khởi pha lỏng tự do và ở đó nó vẫn
có khả năng tiếp xúc được với các phần tử cơ chất, effector hay inhibutor ( chất ức
chế ). Pha gắn enzyme thường không tan trong nước nhưng cũng có thể là các
polyme ưa nước.
Enzyme không tan được nghiên cứu và ứng dựng từ những năm 1950. Để chế
tạo enzyme cố định có thể dùng phương pháp hấp phụ, liên kết hóa trị để gắn kết
enzyme. Chất dùng để gắn kết enzyme gọi là chất mang ( enzyme ), hiện nay người
ta thường dùng xenluloza, tinh bột, rephadex, agaroza, alghinat canxi, gel
polyacylamit, bột thủy tinh, nylon,…Chế phẩm enzyme không tan có thể ở dạng
bột, hạt, phiến, màng mỏng.
Trong một số trường hợp không cần thiết phải gắn enzyme vào chất mang mà
có thể giữ nó ở bên trong mạng lưới polymer bao quanh lấy phân tử enzyme. Mạng
lưới đó có mặt nhờ không cho phép enzyme thoát ra khỏi mạng nhưng vẫn lớn để
cơ chất và sản phẩm tạo ra qua lại dễ dàng.
Theo thống kê, đầu năm 1995 người ta đã chế tạo được trên 100 chế phẩm
enzyme cố định.
Lợi ích của việc sử dụng enzyme cố định.
Giảm giá thành do enzyme được sử dụng lặp lại nhiều lần với cùng một kiểu
phản ứng xúc tác, chế phẩm bền hơn trong điều kiện pH, nhiệt độ áp suất thẩm thấu
tối uư, tốc độ phản ứng lớn, dễ tổ chức sản suất ở mức đô tự động hóa cao.
Chế tạo enzyme tương đối dễ, đầu tư xây dựng và sản xuất tương đối ít, sản
phẩm phản ứng không lẫn lộn với enzyme( chỉ một số ít bị rửa trôi theo dòng chảy
của tác nhân), có thể dễ dàng tổ chức sản xuất các sản phẩm lên men bằng enzyme
ngoại bào như: rượu etylic, axit hữu cơ, axit amin, vitamin.
Tìm hiểu quy trình sản xuất enzyme bromelain từ vỏ dứa
SVTH: Phan Thị Ngọc Châu 29
3.3.2. Tính chất ưu và nhược điểm của enzyme cố định
3.2.2.1. Ưu điểm
Enzyme cố định ngày càng sử dụng rộng rãi là nhờ vào những đặc điểm nổi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan thi ngoc chau.pdf