Khóa luận Tìm hiểu thành phần hợp chất thứ cấp trong cây lược vàng callisia fragrans (lindl). wood

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1.Đặt vấn đề: 1

1.2.Mục đích và yêu cầu: 3

2.1. Khái niệm chung về các chất hoạt tính sinh học (HTSH) 4

2.2.Alkaloid: 4

2.2.1.Khái niệm: 4

2.2.2.Nguồn gốc: 5

2.2.3.Phân loại: 5

2.2.3.1.Phân loại theo bản chất hóa học: 5

2.2.3.2. Phân loại theo loài thực vật chứa alkaloid và theo tác động sinh lý. 7

2.2.4.Tính chất vật lý: 12

2.2.5.Tính chất hóa học: 13

2.3.Coumarin: 13

2.3.1. Khái niệm và nguồn gốc: 13

2.3.2.Phân loại: 15

2.3.2.1 Coumarin đơn giản: 15

2.3.2.2 Furanocoumarin (furocourmarin): 16

2.3.2.3 Nhóm pyranocoumarin: 16

2.3.3.Lý tính: 17

2.3.4.Hóa tính: 17

2.3.5.Tác dụng và công dụng: 18

2.4.Flavonoid: 19

2.4.1.Khái niệm: 20

2.4.2.Nguồn gốc: 21

2.4.3.Phân loại: 22

2.4.3.1.Euflavonoid: 23

2.4.3.2.Isoflavonoid: 28

2.4.3.3.Neoflavonoid: 28

2.4.3.4.Biflavonoid và Triflavonoid: 28

2.4.4.Lý tính: 29

2.4.5.Hóa tính: 29

2.5.Glycosid steroid (glycosid tim) 31

2.5.1.Khái niệm: 31

2.5.2.Nguồn gốc: 32

2.5.3.Phân loại: 32

2.5.3.1.Phần aglycon: 32

2.5.3.2.Phần đường: 33

2.5.4.Tính chất lý học: 33

2.5.5.Tính chất hóa sinh: 34

2.6.Saponin: 35

2.6.1.Khái niệm và nguồn gốc: 35

2.6.2.Phân loại: 35

2.6.2.1.Saponin triterpenoid: 35

2.6.2.2.Saponin steroid: Gồm có: 36

2.6.3.Tính chất lý hóa. 37

CHƯƠNG 3: THÀNH PHẦN HỢP CHẤT THỨ CẤP TRONG CÂY LƯỢC VÀNG 39

3.1.Giới thiệu về cây Lược Vàng 39

3.1.1.Thực vật học: 39

3.1.2.Mô tả cây: 39

3.1.3.Sinh học và sinh thái: 40

3.1.4.Phân bố: 40

3.1.5.Cách trồng: 40

3.1.6.Thu hái và chế biến: 41

3.2.Thành phần hóa học của cây Lược Vàng 42

3.2.1.Hợp chất Flavonoid có trong cây Lược vàng: 42

3.2.1.1. Quercetin: 42

3.2.1.2. Kempferol: 44

3.2.1.3.Tác dụng sinh học của flavonoid. 44

3.2.2.Hợp chất saponin steroid có trong cây Lược vàng: 50

3.2.2.1.Saponin steroid 50

3.2.2.2.Tác dụng và công dụng: 51

3.2.3. Hợp chất isoorientin chiết từ cây lược vàng: 52

3.2.4.Vitamin & khoáng dinh dưỡng: 53

3.2.5.Acid amin có trong cây Lược Vàng: 53

3.2.6.Kết quả định tính & định lượng các loại nhóm chất trong cây Lược vàng. 54

3.2.6.1.Kết quả định tính: 54

3.2.6.2.Kết quả định lượng:. 55

3.3.Công dụng chữa bệnh của cây Lược Vàng 58

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 61

4.1.Kết luận 61

4.2.Kiến nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5273 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu thành phần hợp chất thứ cấp trong cây lược vàng callisia fragrans (lindl). wood, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể ở dạng ester galat, benzoat, cinnamat. Ngoài ra người ta cũng gặp một số dẫn chất flavan 3-ol ở dạng glucosid. Trong cây còn gặp những dẫn chất flavan 3-ol ở dạng dimer, trimer, tetramer, pentamer và được gọi là Proanthocyanidin hay như người ta thường gọi là tanin ngưng tụ. c) Flavan 3,4-diol (leucoanthocyanidin): Các dẫn chất flavan 3,4-diol đều không màu, có tính quang hoạt, khi đun với acid thì dễ chuyển thành anthocyanidin có màu đỏ. Vì dễ bị oxy hóa và trùng hiệp hóa nên việc phân lập chất tinh khiết gặp khó khăn. Phần lớn các flavan 3,4-diol cũng ở dạng dimer và cũng được gọi là protoanthocyanidin. Các đơn phân được xác định gọi tên bằng cách chuyển thành các dẫn chất anthocyanidin tương ứng. Chúng được gọi tên bằng cách tiếp đầu ngữ leuco trước tên dẫn chất anthocyanidin mà nó chuyển thành. Flavan 3,4-diol. Leucofisetinidin. Hình 2.11: Cấu trúc Flavan 3,4-diol và Leucofisetinidin. d)Flavanon: Khác với flavon ở chỗ không có nối đôi ở vị trí 2-3, có carbon bất đối ở C-2 nên có tính quang hoạt. Hầu hết các chất sau khi phân lập đều là racemat nhưng nếu chiết trong điều kiện nhẹ nhàng (nhiệt độ thấp, tránh dùng kiềm và acid) thì thu được dẫn chất có tính quang hoạt. Chất điển hình là hesperitin, carbon ở C-2 có cấu hình S và quay trái. Người ta cho rằng các chất flavanon khác cũng có cấu hình và tính quang hoạt như hesperitin. Flavanon là những chất không màu nhưng khi làm phản ứng cyanidin thì cho màu rõ hơn flavon, ngoài ra flavanon có điểm chảy thấp hơn flavon tương ứng, dựa vào đây có thể sơ bộ nhận xét: Nhóm chức 4-carbonyl thể hiện rõ, tạo được oxim; nhóm CH2 ở vị trí 3 là nhóm hoạt động. Vòng dihydropyron của flavanon kém bền nên dễ bị mở vòng bởi kiềm hoặc acid để chuyển thành chalcon màu vàng đậm. Trong cây người ta thường gặp chalcon bên cạnh flavanon tương ứng ví dụ: liquiritin và isoliquiritin trong cam thảo. Hình 2.12: Cấu trúc Flavanon và Chalcon. e) 3-Hydroxyflavanon (dihydroflavanol hay flavanonol): Dihydroflavanol có 2 carbon bất đối ở C-2 và C-3. Có thể tồn tại 6 đồng phân: 2d, 2l và 2dl. Phần lớn các chất dihydroflavanol ở dạng aglycon, cũng có một số ở dạng glycosid. Dihydroflavanol phân bố tương đối rộng từ dương xỉ đến thực vật hạt trần và hạt kín. Một số hợp chất được biết nhiều như: Dihydrokaempferol, dihydroquercetin, dihydromyricetin… Trong đó những dẫn chất của taxifolin hay gặp nhất. Đặc biệt chất taxifolin 3-rhamnosid với đồng phân (2S, 3S) có vị ngọt còn các đồng phân còn lại không có vị ngọt. Khi đun nóng một dẫn chất dihydroflavonol trong môi trường acid thì có sự chuyển đồng phân và tính quang hoạt có thể mất. Silybin, silychristin, silidiamin là những chất có trong quả của cây Silybum marianum Gaertn. Hỗn hợp các chất trên gọi là “Silymarin” là những chất có tác dụng bảo vệ tế bào gan rất tốt. Đây là những dẫn chất do sự kết hợp một phân tử alcol conyferilic (một dẫn chất lignan) với một flavonoid nên được gọi là flavolignan. Dihydroflavanol Silybin Hình 2.13: Cấu trúc Dihydroflavanol và Silybin. g)Flavon: Flavon khác flavanon ở chổ có nối đôi ở vị trí 2-3. Các dẫn chất flavon rất phổ biến trong thực vật, kết tinh không màu đến màu vàng nhạt.Chỉ kể những flavon có nhóm thế OH hoặc OCH3 thì hiện nay đã biết có 300 chất. Chất flavon đơn giản nhất không có nhóm thế đã được phân lập từ cây anh thảo (Primula). Hai flavon hay gặp nhất trong cây là apigenin và luteolin. Các dẫn chất của apigenin là genkwanin, scutellarein. Các dẫn chất của luteolin là chrysoeriol. Ngoài những flavon có nhóm thế OH và OCH3 còn có những nhóm thế khác như –OCH2O, -CH3, -CHO, nhóm isoprenoid có 5 carbon. 2.4.3.2.Isoflavonoid: Isoflavonoid bao gồm nhiều nhóm khác nhau isoflavan, isoflav-3-ene, isoflavan-4-ol, isoflavanon, isoflavon, rotenoid, pterocarpan, coumestan, 3-arylcoumarin, coumaronochromen,, coumaronochromon, dihyroisochalcon, homo-isoflavon, isoflavonoid thường gặp trong họ Đậu – Fabaceae. 2.4.3.3.Neoflavonoid: Chỉ có giới hạn trong một số loại thực vật ví dụ: chất brasilin có trong cây tô mộc-caesalpinia sappan, calophillolid trong cây mù u-calophyllum inophyllum 2.4.3.4.Biflavonoid và Triflavonoid: Những flavonoid dimer và trimer đã có nói đến trong phần flavan-3-ol và flavan-3,4 diol. Những chất đó được gọi là proanthocyanidin. Ở đây là những biflavonoid tạo thành từ flavon, flavanon, dihydroflavonon, chalcon, dihydrochalcon, auron, isoflavon. Biflavon mà cấu trúc gồm 2 đơn vị flavon được biết từ rất lâu. Chất điển hình là amentoflavon tạo thành từ 2 phân tử apigenin nối theo dây nối C-C ở vị trí 3’, 8”. Ngoài biflavon còn có biflavanon, bidihydroflavonol, bidihydrochalcon, biauron, biisoflavon. Người ta cũng phân lập được nhiều biflavonoid được cấu thành do 2 đơn phân khác nhóm như flavon-flavanol, dihydrofavonol-flavanon, flavanon-chalcon, flavanon-auron, chalcon-dihydrochalcon, flavon-isoflavon. Dây nối giữa các đơn phân với nhau cũng có thể theo dây nối C-C hoặc C-O-C. Ngoài ngành hạt trần mà chủ yếu là họ Cupressaceae, người ta còn tìm thấy các biflavonoid trong ngành rêu. Đối với cây có 2 lá mầm thì gặp trong một số họ như: Anacardiaceae, Clusiaceae, Euphorbiaceae, Hypericaceae. Đối với cây 1 lá mầm thì gặp trong họ Iridaceae. 2.4.4.Lý tính: Các dẫn chất flavon có màu vàng rất nhạt có khi không màu (trường hợp các nhóm OH đã methyl hóa), flavonol vàng nhạt đến vàng, chalcon và auron vàng đậm đến đỏ cam. Các chất thuộc nhóm isoflavon, flavanon, isoflavanol, leuco-anthocyanidin, flavan-3-ol do không có nối đôi liên hiệp giữa vòng B với nhóm carbonyl nên không màu. Các dẫn chất anthocyanidin thì màu thay đổi tùy theo pH của môi trường. Tuy nhiên khi các flavonoid ở trong các bộ phận của cây thì còn phụ thuộc vào hỗn hợp với các sắc tố khác. Độ tan không giống nhau, thường flavonoid glycosid và flavonoid sulfat là những hợp chất phân cực nên không tan hoặc ít tan trong dung môi hữu cơ, tan được trong nước tốt nhất là là cồn nước. Các aglycon flavonoid thì tan được trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước. Các dẫn chất Flavonoid có nhóm 7-hydroxy thường dễ tan trong dung dịch kiềm loãng. 2.4.5.Hóa tính: Tác dụng với FeCl3: Tùy theo nhóm flavonoid và tùy theo số lượng vị trí nhóm OH trong phân tử mà cho màu lục, xanh, nâu. Tác dụng với kiềm: Nếu hơ một tổ chức thực vật như cánh hoa, nhát cắt của gỗ hoặc tờ giấy thấm có nhỏ dung chiết trên miệng lọ ammoniac thì có màu vàng tăng lên tùy theo nồng độ flavonoid và tùy theo nhóm flavonoid. Flavon và flavonol cho màu vàng sáng, anthocyanidin cho màu xanh dương. Chalcon và auron có thể cho màu đỏ da cam. Một số nhóm khác như flavan-3-ol, flavanon, isoflavon màu không thay đổi. Tuy nhiên nếu thực hiện trong ống nghiệm với dung dịch alkali thì một số dẫn chất flavan-3-ol lại cho màu dễ bị oxy hóa, còn flavanon dễ bị isomer hóa thành chalcon nên nếu để một lúc lại cho màu vàng đậm đến đỏ. Tác dụng với NaOH đậm đặc và đun nóng (phân hủy kiềm): Đun flavonoid với dung dịch NaOH 30% thì sẽ mở vòng C rồi đến tạo thành dẫn chất acid thơm và dẫn chất phenol. Tùy theo nhóm thế và vị trí nhóm thế vào vòng A và B mà có các dẫn chất acid thơm và phenol khác nhau. Có thể xác định các dẫn chất này bằng phương pháp sắc ký đối với chất mẫu, kết quả thu được dùng để góp phần biện luận cấu trúc. Ví dụ khi phân hủy chất Chrysin thì thu được phloroglucin, acid benzoic. Tác dụng với H2SO4 đậm đặc: Acid H2SO4 khi nhỏ lên các dẫn chất flavon, flavanol thì cho màu vàng đậm. Đối với chalcon và auron cho màu đỏ, đỏ thắm, đỏ tươi. Flavanol cho màu đỏ cam rồi đỏ thắm. - Tác dụng với antimoin pentachlorid (Phản ứng Martini Bettolo): SbCl5 trong CCl4 cho màu từ đỏ đến tím với chalcon, vàng đến vàng cam với flavon. Dihydrochalcon thì mất nối đôi liên hiệp giữa nhóm carbonyl và vòng B nên không cho màu với SbCl5 hoặc với H2SO4. Phản ứng của cyanidin (Phản ứng Shinoda hay Willstater): Đây là phản ứng khử hay được sử dụng nhất để tìm sự có mặt của dẫn chất flavonoid. Dung dịch flavonoid trong ethanol, thêm bột Mg rồi nhỏ từ từ HCl đậm đặc. Sau 1 đến 2 phút sẽ có màu đỏ cam, đỏ thẩm hoặc đỏ tươi với các chất flavon, flovanol, flavanonol, flavanon. Màu sắc đôi khi có sự thay đổi tùy theo loại, số lượng, vị trí nhóm thế. Ví dụ: các dẫn chất methoxy flavon (Tangeretin, Nobiletin) thì âm tính Để phân biệt giữa flavonoid glycosid và aglycon của chúng, Bryant đem lắt dung dịch có màu với octanol, nếu màu ở lớp dưới lên hết ở lớp octanol, chất thử là aglycon, nếu lớp octanol không màu, chất thử là glycosid. Cũng cần lưu ý rằng các dẫn chất xanthon, ví dụ: mangiferin (có trong lá xoài) cũng dương tính với thuốc thử cyanidin. Tác dụng với chì acetat trung tính hoặc kiềm: Phản ứng thực hiện trên giấy thấm. Nhiều dẫn chất flavonoid tạo thành muối hoặc phức có màu khi nhỏ thêm dung dịch chì acetat trung tính hoặc kiềm. Màu phụ thuộc vào các dẫn chất flavonoid. Phản ứng ghép đôi với muối diazoni: Các dẫn chất flavonoid có nhóm OH ở vị trí 7 có thể phản ứng với muối diazoni để tạo thành chất màu azonic vàng cam đến đỏ. 2.5.Glycosid steroid (glycosid tim) 2.5.1.Khái niệm: Glycosid steroid có tác dụng đặc biệt lên tim. Ở liều điều trị có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hòa nhịp tim. Các tác dụng trên được gọi là tác dụng theo quy tắc 3R do 3 chữ cái đứng đầu của 3 từ tiếng Pháp là renforcer = làm nhanh, ralentir = làm chậm, regulariser = điều hòa) của Potair. Nếu quá liều thì gây nôn làm chảy nước bọt, mờ mắt, tiêu chảy, yếu các cơ, loạn nhịp tim, nhĩ thất phân ly, ngoại tâm thu, giảm sức co bóp của tim và cuối cùng là làm ngưng tim ở thời kỳ tâm thu trên tim, giảm sức trương trên tim động vật máu nóng. Glycosid steroid còn được gọi làglycosid digitalic vì glycosid của lá cây digital (Digitalis) được dùng đầu tiên trên lâm sàng để chữa bệnh tim. 2.5.2.Nguồn gốc: Người ta tìm thấy Glycosid steroid trong các họ thực vật: Apocynaceae, Asclepiadaceae, Celastraceae, Cruciferac, Euphorbiaceae, Leguminosac, Lili-aceae, Meliaceae, Moraceae, Ranunculaceae, Scrophulariaceae, Sterculiaceae, Tiliaceae. Glycosid steroid có trong mọi bộ phận của cây: lá, hoa, vỏ, rễ, thân rễ, dò, nhựa mủ. 2.5.3.Phân loại: Glycosid steroid cũng như các Glycosid khác, cấu trúc hóa học gồm hai phần: aglycon và phần đường. 2.5.3.1.Phần aglycon: Có thể chia thành hai phần: một là nhân hydrocarbon và một mạch nhánh là vòng lacton. Nhân hydrocarbon: đây là nhân steran hay 10,13-dimethyl cyclopentano-perhydrophenanthren. Đính vào nhân này có nhóm chức oxy. Vòng lacton: Phần aglycon của Glycosid steroid ngoài khung hydrocarbon nói trên thì đặc biệt còn có một vòng lacton nối vào vị trí C-17 của khung. Vòng lacton này coi là mạch nhánh. Hầu hết các chất có tác dụng sinh học đều có vòng lacton ở hướng βâ. Có hai loại vòng lacton: một vòng lacton có 4 carbon có nối đôi ở vị trí α-βâ. Những aglycon nào có vòng lacton này thì có 23 carbon và được xếp vào nhóm “cardenolid”. Loại thứ hai có vòng lacton 5 carbon và có 2 nối đôi (vòng α -pyron hay coumalin), những aglycon nào có vòng nối đôi này thì có 24 carbon và được xếp vào nhóm “bufadienolid” (tên gọi do chữ bufo = cóc, dien = 2 nối đôi, trong nhựa cóc có các chất có cấu trúc hoàn toàn giống như aglycon của nhóm này ví dụ bufotalin). Các Glycosid steroid thường gặp là loại cardenolid, một số ít thuộc loại bufadienolid, ví dụ: scillaren A có trong cây hành biển(Urginea maritima L.), hellebrin có trong cây Helleborus niger L. 2.5.3.2.Phần đường: Phần đường nối vào nhóm OH ở C-3 của aglycon.Cho đến nay người ta thường biết khoảng 40 loại đường khác nhau. Ngoài những đường thông thường như D- Glycose, L-rhamnose, D-xylose, D-fructose có gặp trong những nhóm Glycosid khác, còn lại là những đường gặp trong Glycosid steroid. Trong những đường này đáng chú ý là những đường 2,6-desoxy. 2.5.4.Tính chất lý học: Glycosid steroid là những chất kết tinh, không màu, vị đắng, có năng suất quay cực, tan trong nước, cồn, không tan trong benzen, ether. Những Glycosid steroid nào có đường 2-desoxy thì rất dễ bị thủy phân khi đun với acid vô vơ 0,05N trong methanol 30 phút, trong khi những Glycosid khác trong điều kiện đó thì không thủy phân được. Glycosid tim dễ bị thủy phân bởi các enzyme. Thường thì các enzyme này có sẵn trong cây, có khả năng cắt bớt các đơn vị đường cuối mạch (xa aglycon) để chuyển thành các glucosid thứ cấp, ví dụ: enzyme digilanidase trong lá digital lông, digipurpidase trong lá digital tía, strophanthobiase trong hạt Strophanthus courmontii, scillarenase trong Urginea maritima. Vòng lacton 5 cạnh hay 6 cạnh dễ bị mở vòng bởi tác dụng của kiềm rồi tạo thành dẫn chất iso không có tác dụng. 2.5.5.Tính chất hóa sinh: Phần quyết định tác dụng lên tim là phần aglycon bao gồm nhân steroid và vòng lacton chưa bão hòa, cả 2 phần điều quan trọng. Nếu vẫn giữa lại vòng lacton, thay nhân steroid bằng nhân benzen, naphtalen…thì mất tác dụng. Nếu vẫn giữ nguyên nhân steroid mà thay đổi vòng lacton như: bão hòa nối đôi, mở vòng lacton, thay vòng lacton bằng vòng lactam thì mất hoặc giảm đi rất nhiều. Sự hấp thụ qua dạ dày, tá tràng ruột non phụ thuộc vào tính ái dầu của nó. Digitoxin dễ hấp thu qua đường tiêu hóa và tái hấp thu qua thận và gan vì chỉ có một nhóm OH tự do trong phần aglycon. Digitoxin tích lũy trong cơ thể. Ouabain có 5 nhóm tự do trong phần aglycon, rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa nên phải tiêm tĩnh mạch. Ouabain thải trừ nhanh. Nhóm OH ở vị trí thứ 14 rất quan trọng, không có nhóm này thì tác dụng giảm đi rất nhiều. Cách nối vòng cũng ảnh hưởng. C/D nối vòng cis có tác dụng quyết định lên tim. A/B trans giảm tác dụng gấp 10 lần so với dẫn chất cis tương ứng. Nhóm OH ở C-3 hướng α thì giảm tác dụng đi nhiều. Qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể, OH βâ ở vị trí C-3 bị epimer hóa sang OH α để thải ra ngoài. Vòng lacton hướng α cũng có tác dụng. Nếu ở dạng aglycon thì hoạt tính của nhóm bufadienolid mạnh hơn dẫn chất cardenoid tương ứng. Phần đường có ảnh hưởng đến tác dụng nhưng ít, chủ yếu là ảnh hưởng đến độ hòa tan. 2.6.Saponin: 2.6.1.Khái niệm và nguồn gốc: Saponin còn gọi là saponosid do chữ la tinh sapo = xà phòng (vì tạo bọt như xà phòng ), là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Người ta cũng phân lập được saponin trong động vật như hải sâm, cá sao. Saponin steroid thường gặp trong những cây một lá mầm. Các họ hay gặp là: Amaryllidaceae. Dioseoreaceae (củ nâu), Liliaceae, Smilacaceae. Đáng chú ý nhất là một số loài thuộc chi Dioscorea L, Agave L, Yucca L. Saponin tritepenoid thường gặp trong những cây 2 lá mầm thuộc các họ như: Acanthaceae, Amaranthaccac, Araliaceae, Campanulaceae, Caryophyll-aceae, Fabaceae, Polygalaceae, Rubiaceae, Sapindaceae, Sapotaceae. Trong cây saponin thường tích lũy ở những bộ phận khác nhau: Tích lũy ở quả như bồ kết, bồ hòn; rễ như cam thảo, viễn chí, cát cánh; lá như dứa Mỹ... 2.6.2.Phân loại: Về mặt phân loại, dựa trên cấu trúc hóa học có thể chia ra: saponin triterpenoid và saponin steroid 2.6.2.1.Saponin triterpenoid: Phần genin của loại của loại này có 30 carbon cấu tạo bởi 6 nhóm hemiterpen. Người ta chia ra làm 2 loại: saponin triterpenoid pentacylic và saponin triterpenoid tetracyclic. a)saponin triterpenoid pentacylic: loại này chia ra các nhóm: olean, uán, lupan, hopan. b)saponin triterpenoid tetracyclic: Có 3 nhóm chính: dammaran, lanostan, cucurbitan. 2.6.2.2.Saponin steroid: Gồm có: + Nhóm spirostan: với 03 chất điển hình là: sarsasapogenin, smilagenin, tigogenin. + Nhóm furostan: nhóm này có cấu trúc tương tự nhóm spirostan chỉ khác vòng F bị biến đổi. + Nhóm aminofurostan: Ở đây vòng F mở như trường hợp saparillosid nói ở trên nhưng ở vị trí C-3 đính nhóm NH3. + Nhóm spirosolan: Nhóm này chỉ khác nhóm spirotan ở nguyên tử oxy của vòng F được thay thế bằng nhóm NH. Một điểm cần chú ý là ở đây có isomer ở C-22 (khác với nhóm spirotan). + Nhóm solanidan: solanin có trong mầm khoai tây thuộc nhóm này. Ở đây 2 vòng E và F cùng chung 1C và 1N. Những chất thuộc 3 nhóm aminofurostan, spirosolan và solanidan đều có chứa N vừa mang tính alcaloid vừa mang tính glycosid nên được gọi là những chất glycoalcaloid. Ngoài những nhóm saponinsteroid kể trên người ta còn gặp một số saponon steroid có cấu trúc mạch nhánh khác như polypodosaponin, oslandin.. 2.6.3.Tính chất lý hóa. Saponin có một số tính chất đặc biệt sau: Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hóa và tẩy sạch. Làm vỡ hồng càu ngay ở những nồng độ rất loãng. Độc với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm mất các chất điện giải cần thiết, ngoài ra saponin còn có tác dụng diệt các loài thân mền như gian, sán, ốc sên. Kích ứng niêm mạc gây hắc hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu; liều cao gây nôn mửa,đi lỏng. Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-β -hydroxysteroid khác. Tuy vậy một vài tính chất trên không thể hiện ở một vài saponin. Ví dụ: sarsaparillosid thì không có phá huyết cũng như tính tạo phức với cholesterol. Saponin đa số có vị đắng trừ một số như glycyrrhizin có trong cam thảo bắc, abrusosid trong cam thảo dây, oslandin trong cây Polypodium vulgare có vị ngọt. Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta dùng 3 dung môi này để tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì acett, bari hydroxyd, ammoni sulfat. Saponin khó bị thẩm tích, người ta dựa vào tính chất này để tinh chế saponin trong quá trình chiết suất. Phần genin tức là sapogenin và dẫn chất acetyl sapogenin thường dễ kết tinh hơn saponin. Saponin triterpenoid thì có loại trung tính và loại acid, saponin steroid thì có loại trung tính và loại kiềm. CHƯƠNG 3: THÀNH PHẦN HỢP CHẤT THỨ CẤP TRONG CÂY LƯỢC VÀNG 3.1.Giới thiệu về cây Lược Vàng 3.1.1.Thực vật học: Lược vàng hay còn gọi là Lan vòi, Lan rũ, cây Bạch Tuộc, Trai phất dũ, Giả khóm… Hình 3.1. Cây Lược vàng. Tên khoa học: Callisia fragrans (Lindl) Woods. Do nhà khoa học người Mỹ R.E Woodson xác định từ năm 1942. Giới: Plantae Ngành: Magnoliophyta Lớp: Liliopsida Bộ: Commelinales Họ: Commelinaceae Chi: Callisia Loài: Callisia fragrans (Lindl.) Wood. 3.1.2.Mô tả cây: Lược vàng là loài cây thân thảo một lá mầm, dài ngày, thân ngắn, tích trữ nhiều nước, thích nghi theo hướng chịu hạn. Do có kiểu tái sinh sinh dưỡng bằng những cầu sinh dưỡng (stolons), mọc ra từ những nách lá ở đoạn thân gần gốc, trông tựa những vòi của loài mực và bạch tuộc, thân và lá của cây lại gần giống như một loài địa lan. Lá màu xanh lục sáng, hình ngọn giáo, dài 8-12 cm, rộng 4-5 cm, mép hơi gợn sóng, mọc xoắn ốc. Lá có thể thay đổi một ít hình dạng và màu sắc khi ở các môi trường khác nhau. Trong điều kiện chiếu sáng toàn phần, cường độ ánh sáng mạnh, ẩm độ không khí và ẩm độ đất thấp thì lá ngắn lại, mép gợn sóng nhiều hơn và có đường viền màu tím, lá cũng mọc chặt hơn. Hoa mọc thành từng cặp xim trên một trục dài 40-50 cm, mỗi cặp xim được ôm bởi 3 lá bắc dài 1-1,5 cm; đài trắng trong suốt, khô xác, hình trâm, dài 5-6mm; tràng trắng trong, bóng nhẵn, mỏng, rũ vào buổi trưa, hình trứng hẹp, dài 6 mm; nhị 6. 3.1.3.Sinh học và sinh thái: Cây chỉ ra hoa trong điều kiện sinh thái tối ưu, đặc biệt là ở nơi có che bóng một phần.Trong điều kiện khô hạn, thời gian chiếu sáng trong ngày dài, cường độ ánh sáng cao, cây không ra hoa. 3.1.4.Phân bố: Lược Vàng là một loại cây cỏ bình thường, có nguồn gốc ở Mexico, được di thực sang nước Nga, rồi đến Việt Nam (đầu tiên là tỉnh Thanh Hóa). Nay đã phát triển rộng ra nhiều tỉnh khác, đặc biệt là Hà Nội. 3.1.5.Cách trồng: Trồng trên đất tơi xốp, có đủ ánh sáng, bẻ các chồi của cây, hoặc cắt khúc các thân cây dài 6-7cm sau đó giâm xuống đất, hoặc trong nước, chờ cho các khúc thân đâm rễ thì có thể đem trồng được, cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, đủ ẩm, độ ẩm không khí thấp từ 45-60%, nhiệt độ tối thích 20-250C. Đất màu phơi khô, đập nhỏ. Nước phải pha loãng cùng nước vo gạo, tưới giữa chậu. Cắm một vè nhỏ cao 0,7cm giữa chậu để Lược vàng lên cao có chỗ dựa, cây không bị gục. Hình 3.2: Chuẩn bị đất và trồng Lược vàng. 3.1.6.Thu hái và chế biến: Lược vàng là loại cây rất dễ trồng và có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu tốt nên có thể xanh tốt quanh năm khi được chăm sóc cẩn thận. Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng vào các mục đích làm thuốc như: Lá Lược vàng có thể dùng để ăn sống, thân và rễ được dùng để dầm rượu, ngọn Lược vàng được sử dụng lại làm giống để trồng. 3.2.Thành phần hóa học của cây Lược Vàng Cho đến nay mới chỉ có một vài nghiên cứu về thành phần hoá học của cây Lược vàng, và kết quả cho thấy trong cây này có chứa các hợp chất glyco- phospholipid, axit béo, các chất màu carotenoid, chlorophyll, α/β-tocopherol, một số hợp chất vòng thơm (quercetin, axit gallic, axit caffeic), flavonoid, phytosterol, axit hữu cơ, đường tự do và polysaccharid. (www.congnghehoahoc.org/.../isootientin-phan-lap-tu-cay-luoc-vang.html). Theo nguyên cứu của Trịnh Thị Diệp, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Kim Phương, Nguyễn Minh Khôi, lá và thân cây Lược Vàng có chứa flavonoid, carotenoid, phytosterol, acid hữu cơ, axit béo, polysaccharide, và đường tự do. 3.2.1.Hợp chất Flavonoid có trong cây Lược vàng: Flavonoids trong Lược vàng bao gồm 2 loại: quercetin và kempferol. (www.callisia.org/properties.htm). 3.2.1.1. Quercetin: Quercetin là một phytochemical là một phần của các màu tìm thấy trong da của táo và củ hành đỏ. Thực phẩm giàu quercetin bao gồm cây bạch hoa “capers” (1800 mg / kg), cây cần núi “lovage” (1700 mg / kg), táo (440 mg / kg), cây nham lê “bilberry” (158 mg / kg, tươi trọng lượng), quất Vitis-idaea “lingonberry” (trồng 74 mg / kg, hoang dã 146 mg / kg), quất (trồng 83 mg / kg, hoang dã 121 mg / kg), chè (Camellia sinensis), hành tây đặc biệt là hành tây đỏ (nồng độ quercetin cao nhất trong các vòng ngoài cùng), nho đỏ, quả cam, chanh, cà chua, bông cải xanh và các loại rau và lá cây xanh khác và một số quả như dâu tây, mâm xôi... Hình 3.3: Cấu trúc Quercetin. Một nghiên cứu do đại học Queensland, Australia, cũng đã chỉ ra sự hiện diện của quercetin trong các giống của mật ong, bao gồm mật ong có nguồn gốc từ bạch đàn và hoa cây chè. Quercetin là chống chỉ định với một số loại thuốc kháng sinh, nó có thể tương tác với fluoroquinolon (một loại kháng sinh y học), như Quercetin cạnh tranh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan tot nghiep_CHINH.doc
  • docBIA BCTT THINH.doc
  • docnhiemvukhoaluan-CHINH.doc
  • doctrang dau_CHINH.doc
Tài liệu liên quan