Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG .11
1.1. Định nghĩa môi trường [5].11
1.2. Phân loại môi trường[5] .12
1.2.1. Môi trường vật lí .12
1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển[5] .13
1.4. Chức năng của môi trường[5].13
1.5. Ô nhiễm môi trường[6].14
1.6. Những vấn đề môi trường thách thức hiện nay trên thế giới[5] .15
1.6.1. Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng .15
1.6.2. Sự suy giảm tầng ôzôn. .15
1.6.3. Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng .15
1.6.4. Tài nguyên bị suy thoái. .16
1.6.5. Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng.16
1.6.6. Sự gia tăng dân số .17
1.6.7. Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên Trái Đất .18
Chương 2 MÔI TRƯỜNG THỦY QUYỂN .19
2.1. Vai trò của nước trong sinh quyển [6] .19
2.1.1. Vai trò của nước đối với sự sống của các sinh vật.19
2.1.2. Ảnh hưởng của nước đến khí hậu .19
2.1.3. Vai trò của nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .19
2.2. Chu trình nước toàn cầu[6].20
2.3. Phân loại nước[ 6] .23
2.3.1. Nước mặt .23
2.3.2. Nước ngầm.24
2.3.3. Nước biển [28].26
2.3.4. Phân bố nước trên Trái Đất [28] .26
148 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
akistan. Nơi đây đang bị ô nhiễm không khí
và tiếng ồn rất lớn. Có tới 35% người dân ở Karachi bị các bệnh về phổi, mắt, da..
3.5.5. Lagos (Nigeria)
Lagos là thành phố lớn nhất Nigeria. Nơi đây đang bị ô nhiễm không khí rất
nặng.
3.5.6. Mexico City (Mexico)
Hiện nay lượng khí gây ô nhiễm NO2 có
trong không khí ở thành phố Mexico cao gấp 2-3
lần mức của thế giới.
3.5.7. Moscow (Nga)
Hình 3.33 Karachi
Hình 3.35 Mexico
Hình 3.34 Lagos
Không khí ô nhiễm khiến nhiều người dân ở thành phố này mắc các bệnh
liên quan đến phổi. Hiện nay dịch tả ở đây cũng tăng cao do ô nhiễm
nước.
3.5.8. Maputo
(Mozambique)
Maputo là thủ đô và là thành phố
lớn nhất ở Mozambique. Nơi đây thiếu
hệ thống xử lý chất thải rắn. Vậy nên
tình trạng rác thải vứt bừa bãi và thải
xuống sông rất phổ biến ở Maputo.
3.5.9. Mumbai (Ấn
Độ)
Ở Mumbai, người ta không còn lạ khi thấy những đống rác chất chồng trên
đường phố. Lý do vì nơi đây quá đông đúc.
3.5.10. New Delhi (Ấn Độ)
Bệnh tật vẫn đang hoành hành ở New
Delhi do ô nhiễm nguồn nước.
Hình 3.36 Moscow
Hình 3.37 Maputo
Hình 3.38 Munbai
[Nguồn:
nhat-gioi.html]
3.6. Tin tức – sự kiện về môi trường nước:[24][28[29][30]
3 tỷ người sống cùng cực vì ô nhiễm môi trường
Thứ hai, ngày 18 tháng 03 năm 2013 cập nhật lúc 04:04
Những phận nghèo sống nhờ rác
Liên Hợp Quốc dự báo, đến năm 2050, số người sống cùng cực (dưới mức
nghèo khổ) có thể tăng lên tới ba tỷ người, trừ khi các nước có hành động khẩn cấp
giải quyết những thách thức về môi trường.
Theo báo cáo phát triển con người 2013, hàng chục quốc gia đang phát triển
có sự tiến bộ hơn dự kiến về sức khỏe, thu nhập và giáo dục, nhưng sự thiếu hành
động về biến đổi khí hậu, phá rừng, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước có thể hủy
hoại thành quả phát triển đó ở các cộng đồng, quốc gia nghèo nhất thế giới.
“Mối đe dọa môi trường là một
trong những trở ngại nghiêm trọng nhất
gây cản trở sự phát triển con
người...Càng trì hoãn hành động, càng
gia tăng chi phí”, theo lời cảnh báo từ
báo cáo phát triển bền vững năm 2011.
Do đó, cần quan tâm, chú ý nhiều
hơn nữa tới các tác động của con người
tới môi trường. Biến đổi khí hậu gây trầm trọng thêm các vấn đề môi trường đã có
từ lâu, và thiệt hại của hệ sinh thái lại hạn chế cơ hội sinh kế, đặc biệt đối với người
nghèo. Một môi trường sạch và an toàn cần được coi là quyền thay vì đặc quyền cho
một nhóm người nào đó.
[Nguồn:
x?tabid=428&CateID=24&ID=126068&Code=BVWE126
068]
Tác hại của thủy ngân với môi trường
Hình 3.39 Người dân nhặt rác để kiếm sống
Hình 3.40 Người dân bơi trong rác
Thứ tư, ngày 20 tháng 02 năm 2013 cập nhật lúc 04:47
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết trong những năm
gần đây, một số quốc gia tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã gia tăng hoạt động
khai thác vàng do giá kim loại này trên thế giới liên tục tăng, cũng như hoạt động
sản xuất nhiệt điện và vì thế, đã thải ra lượng thủy ngân rất lớn vào môi trường
sống.
Ngoài ra, việc sản xuất ximăng, chế tạo biến thế điện, làm bóng đèn, thuộc
da... cũng phát triển rất mạnh tại hầu hết các khu vực, và cũng như hai ngành trên,
đây chính là những ngành phải sử dụng thủy ngân trong sản xuất, vì thế đã góp phần
làm gia tăng lượng chất vô cùng độc hại này trong không khí, tác động xấu đến môi
trường, gây cho con người những bệnh nan y thông thường và không thông thường.
Theo UNEP, tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh của châu Á đã thúc đẩy mức
độ tăng trưởng của những ngành công nghiệp có sử dụng thủy ngân trong sản xuất,
làm cho châu lục này trở thành nơi thải ra lượng thủy ngân nhiều nhất, chiếm gần
50% lượng thải chất độc hại này của thế giới. Và thực tế đó cần được các nhà hoạch
định chính sách cũng như các nhà sản xuất công nghiệp của châu lục trên phải tính
tới để bảo vệ sức khỏe con người.
UNEP nêu rõ, điều rất đáng lo ngại là ngày càng có nhiều thủy ngân lẫn
trong sông hồ vốn luôn là nguồn nước sinh hoạt chính của con người.
Theo số liệu của tổ chức này, hiện có khoảng 260 tấn thủy ngân lẫn trong
dòng nước của các sông hồ trên toàn thế giới, và nữa, do hoạt động của con người,
trong vòng 100 năm qua, lượng thủy ngân đã tăng gấp hai lần trên bề mặt các đại
dương, còn dưới đáy các đại dương, lượng thủy ngân cũng tăng 25%, để rồi chính
con người là những đối tượng đầu tiên phải chịu hậu quả từ thực trạng ấy, mà một
trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả này là việc sử dụng nguồn cá biển nhiễm
thủy ngân.
Cũng theo UNEP, mặc dù hiện nay đã có những công nghệ làm giảm tác
động của thủy ngân đối với sức khỏe con người, nhất là đối với phụ nữ mang thai và
trẻ em, song việc hạn chế khai thác và sử dụng thủy ngân vẫn đang là yêu cầu cấp
thiết với tất cả các quốc gia, cả phát triển, đang phát triển lẫn kém phát triển, để bảo
vệ sức khỏe con người, tránh cho loài người những bệnh vô phương cứu chữa do
thủy ngân gây ra.
[Nguồn:
cua-thuy-ngan-voi-moi-truong.aspx]
Nhiều loài cá sẽ nhỏ đi do tác động tiêu cực từ môi trường sống
Thứ hai, ngày 04 tháng 02 năm 2013 cập nhật lúc 04:51
Những nghiên cứu trước đây đều cho thấy, một số loài cá phổ biến đang phát
triển với kích thước nhỏ dần, những loài cá lớn hơn bị đánh bắt ngày càng nhiều
trong khi tình trạng biến đổi khí hậu cũng đã bắt đầu tác động đến nguồn thực phẩm
sẵn có này.
Nhóm các nhà nghiên cứu của Ôxtrâylia và Phần Lan, thông qua những mô
phỏng bằng máy tính, đã dự đoán về sự phát triển của 5 loài cá trong vòng 50 năm.
Mặc dù kích thước trung bình của các loài cá này nhỏ đi không đáng kể (chỉ khoảng
4%), song tỷ lệ chết do tác động từ môi trường và bị săn mồi lại tăng lên 50%.
Như vậy, theo các nhà nghiên cứu, cho dù kích thước phát triển của các loài
cá nhỏ đi không đáng kể, nhưng tác động của sự biến đổi này đối với tỷ lệ chết tự
nhiên là rất lớn.
[Nguồn:
nguyen-bien/20131/181158.vnplus]
Các loài sinh vật trên Trái Đất sẽ tuyệt chủng trước khi khoa học kịp phát
hiện là không có cơ sở
Thứ ba, ngày 29 tháng 01 năm 2013 cập nhật lúc 02:42
Trước đó, một số nghiên cứu ước tính trên Trái Đất có khoảng 100 triệu loài
sinh vật, và chúng tuyệt chủng với tỷ lệ 5% một thập kỷ, tức là rất nhiều loài trong
số này sẽ biến mất trước khi các nhà khoa học có cơ hội phát hiện ra.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science (Khoa học) số
ra ngày 25/1, các nhà khoa học của Australia, New Zealand và Anh đã chỉ ra rằng
con số ước tính kể trên là quá nhiều.
Theo các nhà khoa học này, dựa vào số lượng khoảng 1,5 triệu loài động,
thực vật đã được ghi nhận và thống kê, có thể thấy tổng số loài sinh vật đang tồn tại
trên Trái Đất sẽ gần với con số 5 triệu, hơn là 100 triệu loài như suy đoán trước đây.
Cũng theo nghiên cứu này, tỷ lệ tuyệt chủng chỉ ở mức gần 1% một thập kỷ,
bằng một phần năm so với ước tính trước đó.
Nhà khoa học Mark Costello đến từ Đại học Auckland, đứng đầu nhóm
nghiên cứu, cho biết phát hiện mới này là "tin tốt" đối với hoạt động bảo tồn đa
dạng sinh học toàn cầu.
Công trình nghiên cứu lần này cũng củng cố thêm hy vọng giới khoa học có
thể xác định được tất cả các loài trên Trái Đất trong vòng 50 năm tới, nhất là khi số
lượng các nhà phân loại học, tức là các nhà khoa học chuyên mô tả những loài mới,
tăng nhanh.
Ngoài ra, việc đặt tên cho các loài mới nhằm công nhận sự tồn tại của chúng,
cũng khiến cho hoạt động bảo tồn trở nên dễ dàng hơn.
Công trình nghiên cứu mới này cũng thừa nhận rằng Trái Đất đang ở giữa
"giai đoạn sinh vật tuyệt chủng hàng loạt do con người gây ra," nhưng cũng đưa
được nhiều kết luận lạc quan hơn về vấn đề đa dạng sinh học, so với những nghiên
cứu khác.
Năm 2011, Viện Hàn lâm khoa học California công bố báo cáo cho rằng:
"Bất chấp những nỗ lực mạnh mẽ để chứng minh bằng tài liệu về sự sống trên Trái
Đất, các nhà khoa học tin rằng khoảng 90% các loài sinh vật trên khắp Trái Đất vẫn
cần được phát hiện."
Theo báo cáo của Viện Hàn lâm khoa học California, do phải đối mặt với
tình trạng thoái hóa và mất dần môi trường sinh sống, nhiều loài sinh vật sẽ biến
mất trước khi con người biết tới sự tồn tại của chúng.
Cần ít nhất 500 năm để kiểm soát rác thải trên biển
Thứ năm, ngày 24 tháng 01 năm 2013 cập nhật lúc 10:32
Các nhà khoa học Australia vừa cảnh báo phải mất ít nhất 500 năm nữa thế
giới mới có thể ngăn chặn sự mở rộng của 5 bãi “súp” rác thải công nghiệp trên các
đại dương, ngay cả khi các nước cấm mọi hoạt động thải rác ra đại dương ngay từ
bây giờ.
Khu rác thải công nghiệp lớn lần đầu tiên được phát hiện ở phía Bắc Thái
Bình Dương khoảng 15 năm trước. Từ đó đến nay, nhiều bãi rác khác đã xuất hiện
trên các đại dương, tạo ra một vùng “kết dính” các vật liệu chất thải.
Tình trạng đó vô cùng nguy hiểm vì ngay cả khi con người không tiếp tục đổ
chất dẻo xuống đại dương thì khu vực kết dính cũng tiếp tục mở rộng trong ít nhất
là 500 năm nữa.
Các chuyên gia tại Hội đồng nghiên cứu Australia khẳng định sự tích lũy
chất dẻo diễn ra từ từ nhưng tác hại của nó là lâu dài và vô cùng nghiêm trọng.
[Nguồn:
sinh-hoc/20131/180501.vnplus]
Trung Quốc đối mặt với ô nhiễm nước nghiêm trọng
Cập nhật lúc 08h52' ngày 26/01/2013
Các nhà khoa học Trung Quốc
cảnh báo rằng ngoài nạn ô nhiễm không
khí, Trung Quốc còn đang phải đối mặt
với tình trạng ô nhiễm nước nghiêm
trọng.
Theo các số liệu thống kê, mỗi
năm ở Trung Quốc xảy ra khoảng 1.700
tai nạn ô nhiễm và 40% sông ngòi ở nước
này bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Bà Triệu Phi Hồng, một nhà nghiên cứu nước thuộc Hiệp hội Y tế Bắc Kinh,
cho biết trong số hơn 100 con sông ở thủ đô Bắc Kinh hiện nay, chỉ có hai hoặc ba
con sông có thể dùng để cấp nước. Những con sông còn lại nếu không khô cạn,
cũng bị ô nhiễm vì nước thải.
Mới đây, bà Triệu Phi Hồng tiết lộ trong 20 năm nay bà cùng với chồng
mình, cũng là một nhà nghiên cứu nước, không uống nước từ hệ thống cấp nước của
thủ đô Bắc Kinh.
Tại tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc gần đây xảy ra vụ một con sông bị ô nhiễm
hóa chất ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt.
Lãnh đạo chính quyền tỉnh này đã xin lỗi người dân và một số quan chức có
liên quan đã bị cách chức.
Cá chết hàng loạt trong phá tại Brazil
Hình 3.41 Em bé múc nước thải để uống
Tình trạng thiếu oxy khiến hàng vạn con cá chết và nổi lên mặt một phá nổi
tiếng tại Brazil trong những ngày qua.
Hình 3.42 Xác cá phủ kín mặt phá Rodrigo de Freitas tại Brazil. (Ảnh: AFP)
Những trận mưa lớn đổ xuống tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil trong vài
ngày trước gây nên lũ. Nước lũ cuốn nhiều cây chết xuống phá Rodrigo de Freitas.
Sau vài ngày, những thân cây mục ruỗng hút cạn oxy trong nước phá. Do thiếu oxy,
cá trong phá lần lượt chết, Newscientist đưa tin.
Phá Rodrigo de Freitas thông với biển và có phong cảnh tuyệt đẹp, nhưng cá
ở đây từng chết hàng loạt nhiều lần. Rác, ô nhiễm nước, sự bùng nổ của tảo, hệ
thống thoát nước kém khiến nồng độ oxy trong nước phá thường xuyên giảm mạnh.
Phá bao quanh thành phố Venice, Italy cũng đối mặt với những tình trạng tương tự.
Đài truyền hình Terra đưa tin các công nhân môi trường đã thu dọn 65 tấn
xác cá chết kể từ hôm 11/3. Họ đang cố gắng hoàn thành công việc thật nhanh, bởi
các cuộc đua thuyền ở vòng sơ loại trong khuôn khổ Olympic 2016 sắp diễn ra trên
phá. Brazil sẽ là nước chủ nhà của Olympic 2016.
[Nguồn:
%E1%BB%9Bc+nghi%C3%AAm+tr%E1%BB%8Dng/index.aspx]
Chương 4
MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM
4.1. Môi trường nước mặt[7]
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày
đặc, trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện
tích trên 10,000 km2. Tài nguyên nước mặt
tương đối phong phú, chiếm khoản 2% tổng
lượng dòng chảy của các sông trên thế giới.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kong
bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng
lượng dòng chảy năm của các sông trên cả
nước, hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%),
hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3(4,3%), sông
Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp
xỉ nhau, khoảng 20 km3(2,3 – 2,6%), các hệ
thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba
cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông
còn lại là 94,5 km3(11,1%) ( Nguồn: Cục Quản
lý Tài nguyên nước). Đây là nguồn tài nguyên
quý giá, góp phần quan trọng vào sự phát triển
kinh tế xã hội đất nước. Tuy nhiên, nước mặt ở
Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách
thức, trong đó đáng kể nhất là tình trạng suy
kiệt và ô nhiễm trên diện rộng.
4.1.1. Hiện trạng suy kiệt
nguồn nước mặt
Theo số liệu thống kê, tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt khoảng
hơn 830 – 840 tỷ m3, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài (
Cục Quản lý Tài nguyên nước, 2010). Tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ
thống sông, hồ chứa trên cả nước đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên
nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh hưởng của BĐKH.
Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng khai
thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Thực tế hiện nay, hầu
hết các tỉnh miển Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng
chảy. Riêng tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 70 – 80%.
Việc khai thác nguồn nước đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng
tài nguyên nước trên các LVS lớn của Việt Nam như sông Hồng, Thái Bình và sông
Đồng Nai.
Bên cạnh đó, do Việt Nam nằm ở hạ nguồn nên hơn 60% lưu lượng nước phụ
thuộc vào thượng nguồn nằm ngoài biên giới Việt Nam. Những năm gần đây, do các
nước thượng nguồn xây dựng các công trình khai thác, phát triển thủy năng với quy
mô lớn khiến nguồn nước chảy vào Việt Nam ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến các khu vực phụ thuộc mạnh vào nguồn nước trên. Cụ thể sông
Cửu Long phụ thuộc 95% nguồn nước quốc tế, trong khi đây là vùng sử dụng nhiều
nước nhất, tỉ lệ lưu trữ nhỏ nhất, mật độ
dân số cao nhất và có số hộ nghèo cao thứ
hai trong cả nước. LVS Hồng – Thái Bình
phụ thuộc đến 40% nước sông từ Trung
quốc chảy về , trong khi lượng nước bình
quân đầu người thấp, mật độ dân số và số
hộ nghèo cũng cao.
Do ảnh hưởng của BĐKH, ở Việt
Nam mùa mưa và lưu lượng mưa đang có
xu hướng diễn biến thất thường nên hạn hán hoặc ngập úng cục bộ xảy ra thường
xuyên và trên diện rộng hơn. Sự suy kiệt và diễn biến thất thường của các nguồn tài
nguyên nước phản ánh thực tế Việt Nam đã và đang đứng trước nguy cơ thiếu nước
về mùa khô, lũ lụt về màu mưa gây nhiều thiệt hại về người và của trên nhiều vùng.
Vài năm gần đây, mùa mưa thường kết thúc sớm và đến muộn gây hạn hán tại nhiểu
vùng trên cả nước. Đặc biệt việc cạn kiệt nguồn nước thể hiện rõ nhất trong năm
nay, khi các vùng ĐBSH, miền Trung, Tây Nguyên và ĐBSCL đều gặp hạn.
4.1.2. Các nguồn gây ô
nhiễm nước mặt
Tình trạng nhiều KCN, nhà mày, khu đô
thị xảy nước thải chưa qua xử lý xuống hệ
thống sông, hồ đã gây ô nhiễm nguồn nước
trên diện rộng dẫn đến nhiều vùng có nước
nhưng không sử dụng được vì bị ô nhiễm.
Tại mỗi LVS, theo tình hình phát triển
KT – XH trong khu vực, tỉ lệ đóng góp lượng
thải ô nhiễm nước của các ngành có khác nhau.
Tuy nhiên, áp lực nước thải chủ yếu từ các
hoạt động công nghiệp và sinh hoạt (Biểu đồ
4.1)
Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động
công nghiệp
Nước thải từ hoạt động của các cơ sở
sản xuất công nghiệp và KCN là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước
mặt lục địa.
Mỗi ngành sản xuất có đặc
trưng nước thải khác nhau. Nước
thải từ ngành cơ khí, luyện kim chứa
nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng;
nước thải ngành dệt nhuộm, giấy
chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu
cơ khó phân hủy và chất tạo màu;
nước thải ngành thực phẩm chứa
nhiều chất rắn lơ lửng và đặc biệt là
chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học
(BOD), chất dinh dưỡng như hợp chất Nito, phot pho
Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chủ yếu để phục vụ tưới lúa
và hoa màu. Vì vậy tính trong tổng lượng nước thải chảy ra nguồn nước mặt thì lưu
lượng nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất.
Việc sử dụng hóa chất BVTV và phân bón
hóa học bất hợp lí trong sản xuất nông nghiệp là
nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nước.
Trung bình 20 – 30% thuốc BVTV và phân bón
không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước
mưa và nước tưới do quá trình rửa trôi đi vào
nguồn nước mặt và tích lũy trong đất, nước
ngầm dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo
vệ thực vật. Đây là hiện tượng phổ biến tại các
vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hai châu
thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Thải lượng
các chất ô nhiễm do nước thải đô thị chưa xử lý.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư các
đô thị ngày càng tăng nhanh do tăng dân số và sự
phát triển các dịch vụ đô thị. Hiện nay, hầu hết
các đô thị đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Ở các đô thị đã có một số
trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung thì tỉ lệ nước được xử lý còn rất thấp so với
yêu cầu (Khung 4.1). Nước thải sinh hoạt trong khu dân cư, các khu du lịch và nước
thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chưa qua xử lý là nguyên nhân chính làm ô
nhiễm hệ thống các lưu vực nội đô và ven đô ở nước ta.
4.1.3. Diễn biến ô nhiễm nước mặt
Đối với các LVS, ô nhiễm chất hữu cơ đã và
đang xảy ra ở nhiều đoạn sông, tập trung ở vùng
trung lưu và hạ lưu. Có nơi, ô nhiễm đã ở mức
nghiêm trọng, điển hình như vấn đề ô nhiễm môi
trường nước tại khu vực hạ lưu các sông và hệ thống
hồ ao, kênh mương và các sông nhỏ trong các khu
vực nội thành, nội thị.
Tuy nhiên mức độ ô nhiễm còn phụ thuộc vào
yếu tố thủy văn của dòng chảy. Mức độ ô nhiễm cũng
tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ về các
sông giảm. Ngoài ra, mức độ ô nhiễm nước còn phụ
thuộc mạnh vào hiệu quả kiểm soát các nguồn thải đổ
vào nguồn nước. Thực tế hiện nay, do các nguồn thải
đổ vào LVS hầu như chưa được kiểm soát làm cho vấn
đề ô nhiễm nươc mặt đang ngày càng trờ nên nghiêm
trọng.
Diễn biến ô nhiễm nước mặt các sông chính
Nhìn chung, các đoạn sông chảy qua các khu đô
thị, khu vực tập trung các hoạt động sản xuất công
nghiệp, khai khoáng, sau khi tiếp nhận các nguồn nước
thải chưa qua xử lí của các đô thị và của các cơ sở sản
xuất thì chất lượng nước thường giảm sút đáng kể. Theo
kết quả quan trắc các hệ thống sông chính trên cả nước,
nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá quy
chuẩn cho phép, dao động từ 1,5 – 3 lần. Tình trạng ô
nhiễm này đã kéo dài trong nhiều năm, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của
dân cư và làm mất mỹ quan các khu vực.
Diễn biến ô nhiễm nước mặt khu vực nội thành, nội thị
Hiện nay hầu hết các hồ, ao, kênh rạch
và các sông trong khu vực nội thành các thành
phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức
quy chuẩn cho phép, nhiều nơi đã trở thành
kênh nước thải. Vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô
nhiễm hữu cơ, nhiều hồ trong nội thành bị phú
dưỡng, nước hồ có màu đen và bốc mùi hôi gây
mất mỹ quan đô thị. Kết quả quan trắc cho thấy
một số nơi các thông số còn vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2.
4.1.4. Diễn biến ô nhiễm nước ba lưu vực sông Nhuệ - Đáy,
Cầu và Đồng Nai – Sài Gòn
Tại 3 LVS Nhuệ - Đáy, Cầu, Đồng Nai – Sài
Gòn kết quả quan trắc chất lượng nước đều cho thấy
chất lượng nước bị suy giảm qua các năm, các thông
số ô nhiễm đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT,
đặc biệt là ô nhiễm các chất hữu cơ.
LVS Nhuệ - Đáy
Môi trường nước mặt của LVS Nhuệ - Đáy
đang chịu sự tác động mạng của nước thải sinh hoạt
và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề
và nuôi trồng thủy sản khu vực. Chất lượng nước của
nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động, đặc
biệt vào mùa khô, giá trị các thông số BOD5, COD,
Coliform tại các điểm đo đều vượt QCVN
08:2008/BTNMT loại A1 nhiều lần.
Sông Nhuệ
Tại khu vực đầu nguồn (sau khi nhận nước sông
Hồng) nước sông hầu như không bị ô nhiễm. Từ đoạn
sông chảy qua khu vực Hà Đông (Phúc La) cho tới trước khi nhận nước sông Tô
Lịch, nước đã bắt đầu bị ô nhiễm: nồng độ các chất ô nhiễm tại các điểm đo đều
vượt QCVN loại A1 nhiều lần. Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do nước thải sinh
hoạt của quận Hà Đông và nước thải sản xuất của các
cơ sở sản xuất và làng nghề trong khu vực.
Sau khi tiếp nhận nước thải của sông Tô Lịch,
nước sông Nhuệ đã bị ô nhiễm nặng. Có thể thấy nước
thải sông Tô Lịch (nguồn tiếp nhận nước thải chính
của toàn bộ các quận nội thành Hà Nội) là nguyên
nhân chính gây ô nhiễm cho sông Nhuệ (từ điểm cầu
Tó trở đi).
Dọc theo đoạn sông từ sau khi nhận nước sông
Tô Lịch cho tới cuối nguồn (hợp lưu với sông Đáy),
mức độ ô nhiễm của nước sông Nhuệ giảm dần do quá
trình tự làm sạch của dòng sông. Việc chuyển nước từ
sông Tô Lịch ra hệ thống hồ điều hòa Yên Sở trong
những tháng mùa khô đổ vào pha loãng nước sông
Nhuệ, đã giảm bớt những ô nhiễm sông Nhuệ trong khoảng thời gian này.
Sông Đáy
Chất lượng nước LVS Đáy và các sông khác bị ô nhiễm ở mức độ nhẹ hơn
sông Nhuệ và ô nhiễm mang tính cục bộ. Một số nơi chỉ chịu ảnh hưởng từ nước
thải sinh hoạt, một số nơi khác lại chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và nước
thải công nghiệp của thành phố Phủ Lý dồn xuống. Một
số khu vực như khu vực nhận nước thải của Hà Đông
(cầu Mai Lĩnh) và hợp lưu với sông Nhuệ (cầu Hồng
Phú), nước sông Đáy bị ô nhiễm đáng kể, các thông số
đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại A1.
Hạ lưu sông Đáy (từ Kim Sơn – Ninh Bình ra cửa
Đáy): nguồn thải ở thượng nguồn dồn về đã được pha
loãng cộng với quá trình tự làm sạch của dòng sông nên
chất lượng nước ở hạ lưu sông Đáy được cải thiện so với
các đoạn trên.
Các sông khác trong lưu vực
Nhìn chung, mức độ ô nhiễm có sự khác biệt giữa
các sông thuộc LVS Nhuệ - Đáy. Theo kết quả quan trắc, ngoài trừ các sông hồ
trong nội thành Hà Nội, hàm lượng các thông số ô nhiễm trên các nhánh sông phụ
lưu thuộc LVS Nhuệ - Đáy vẫn đáp ứng yêu
cầu QCVN 08:2008/BTNMT loại A2 và B1.
LVS Cầu
Sông Cầu
Do đặc thù chịu ảnh hưởng của hoạt
động phát triển các ngành công nghiệp nên
trên lưu vực sông Cầu có nhiều đoạn ô
nhiễm nặng bởi các chất gây ô nhiễm hữu
cơ, chất rắn lơ lửng và cục bộ có những đoạn có dấu hiệu ô nhiễm dẩu mỡ ( Biểu đồ
4.11). Một số vị trí mức độ ô nhiễm có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, một số nơi khác xu hướng ngược lại. Mức độ ô nhiễm tăng dần về phía
hạ nguồn.
Sông Cầu đoạn qua tỉnh Bắc Kan có dấu hiệu ô nhiễm, các thông số xấp xỉ
ngưỡng QCVN 08:2008/BTNMT loại nguồn A1. Khi chảy vào thành phố Thái
Nguyên, mức độ ô nhiễm gia tăng đáng kể do chịu tác động của các hoạt động sản
xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản. Tại các điểm đo trên đoạn sông chảy qua
thành phố Thái Nguyên, giá trị quan trắc các
thông số ô nhiễm đều vượt QCVN
08:2008/BTNMT loại A1.
Vùng hạ lưu sông Cầu (đoạn chảy qua
Bắc Giang và Bắc Ninh), mặc dù chịu ảnh hưởng
do tiếp nhận nước của sông Cà Lồ tại Bắc Giang
và sông Ngũ Huyện Khuê tại Bắc Ninh nhưng
nhìn chung, mức độ ô nhiễm vẫn ở dưới ngưỡng
cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT loại A2.
Sông Công là sông lớn thứ hai trong lưu vực, chảy qua địa phận Thái
Nguyên. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của các thuyền du lịch, tàu
thuyền khai thác cát trên sông, nước thải của hoạt động khai thác khoáng sản và
nước thải của KCN Sông Công. Mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng qua các năm (
Biểu đồ 4.13).
Sông Cà Lồ chảy qua nhiều khu, cụm công nghiệp và đô thị trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc và một phần của thành phố Hà Nội ( huyện Sóc Sơn, Đông Anh) nên bị
ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Sông Ngũ Huyện Khuê là một trong những điển
hình ô nhiễm nghiêm trọng của LVS Cầu do hoạt động
của các cơ sở sản xuất và đặc biệt là các làng nghề trải
suốt từ Đông Anh, Hà Nội cho đến cống Vạn An của Bắc
Ninh. Nước sông bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng các chất
dinh dưỡng tại các vị trí đều cao hơn QCVN
08:2008/BTNMT loại A1nhiều lần, xấp xỉ hay vượt
ngưỡng B2.( Biểu đồ 4.13).
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
Trải rộng trên địa bàn nhiều tỉnh, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai chịu ảnh
hưởng mạnh của nhiều nguồn nước tác động trên toàn khu vực. Vấn đề ô nhiễm
môi trường nước LVS Đồng Nai chủ yếu do hoạt động phát triển các ngành công
nghiệp gây ra, ô nhiễm nước mặt tập trung chủ yếu dọc các đoạn sông chảy qua các
tỉnh thuộc vùng trọng điểm phát triển KT- XH phía nam là nơi tập trung nhiều KCN
và các đô thị.
Sông Đồng Nai
Nước sông Đồng Nai đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại –
Đồng Nai đã bắt đầu bị ô nhiễm chất hữu cơ, đặc biệt là đoạn sông chảy qua thành
phố Biên Hòa.
Một số đoạn sông trong lưu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải của
các KCN như sông Thị Vải ( trước năm 2009). Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cấp
chính quyền, các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ các biện pháp kiểm soát ô
nhiễm nên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_tim_hieu_thuc_trang_o_nhiem_moi_truong_nuoc_va_thi.pdf