Khóa luận Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing - Mix cho sản phẩm phân đạm Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang

MỤC LỤC

Trang

TÓM TẮT i

MỤC LỤC i

DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv

DANH MỤC HÌNH VẼ v

DANH MỤC BIỂU BẢNG vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

Chương 1: TỔNG QUAN 1

1.1. Cơ sở hình thành 1

1.2. Mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài 3

1.4. Kết cấu của đề tài nghiên cứu 3

1.5. Tóm tắt chương 1 4

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5

2.1. Giới thiệu 5

2.2. Định nghĩa về Marketing 5

2.3. Chiến lược Marketing 5

2.3.1. Khái niệm chiến lược 5

2.3.2. Khái niệm chiến lược Marketing 6

2.3.3. Quy trình xây dựng chiến lược Marketing 6

2.4. Thế nào là Marketing Mix 6

2.5. Thị trường sản phẩm công nghiệp 7

2.5.1. Khái niệm 7

2.5.2. Đặc điểm 7

2.6. Ma trận S.W.O.T 8

2.6.1. Khái niệm 8

2.6.2. Tiến trình phân tích S.W.O.T 8

2.6.3. Mục đích và ứng dụng của phân tích S.W.O.T trong đề tài nghiên cứu 9

2.7. Xây dựng chiến lược Marketing Mix 9

2.7.1. Chiến lược sản phẩm 9

2.7.2. Chiến lược giá 10

2.7.3. Chiến lược phân phối 11

2.7.4. Chiến lược chiêu thị 12

2.8. Mô hình nghiên cứu 14

2.9. Tóm tắt chương 2 14

Chương 3: Giới thiệu về công ty trách nhiệm hữu hạn Hòa Phát 15

3.1. Giới thiệu 15

3.2. Thông tin chi tiết 15

3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 15

3.2.2. Một số thông tin về công ty 15

3.3. Cơ cấu tổ chức công ty 16

3.4. Phương thức hoạt động 17

3.5. Hiện trạng công ty 17

3.6. Tóm tắt chương 3 18

Chương 4: Phương pháp nghiên cứu 19

4.1. Giới thiệu 19

4.2. Thiết kế nghiên cứu 19

4.3. Qui trình nghiên cứu 21

4.4. Tiến độ thực hiện và hoàn thành khóa luận 24

4.5. Tóm tắt chương 4 24

Chương 5: Kết quả nghiên cứu 25

5.1. Giới thiệu 25

5.2. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hòa Phát 25

5.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu 25

5.2.2. Thông tin về nhân sự và quản lý nhân sự của công ty 25

5.2.3. Vị thế của công ty trên thị trường 26

5.2.4. Hệ thống phân phối và tiêu thụ phân Urê hiện tại của Hòa Phát 27

5.2.5. Tình hình tài chính của công ty 28

5.2.6. Hệ thống thông tin 29

5.2.7. Hoạt động nghiên cứu và phát triển 30

5.2.8. Mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài 30

5.2.9. Các hoạt động về Marketing của công ty 30

5.3. Phân tích tình hình tiêu thụ và sử dụng phân Urê tại thị trường An Giang 31

5.3.1. Giới thiệu khái quát về phân bón Urê 31

5.3.2. Thực trạng tình hình sử dụng và khả năng tiêu thụ phân Urê ờ nước ta nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng 33

5.3.3. Đánh giá về độ lớn của thị trường phân bón Urê ở An Giang 34

5.3.4. Tổng hợp những thông tin phản hồi từ người nông dân về thực trạng sử dụng phân bón Urê trên địa bàn tỉnh An Giang 34

5.3.5. Tổng hợp những thông tin thu thập được từ các đại lý cấp I trong địa bàn tỉnh An Giang 37

5.3.6. Tình hình cạnh tranh 39

5.3.7. Năng lực cung cấp sản phẩm 39

5.3.8. Thị trường và khách hàng mục tiêu 39

5.3.9. Xu thế phát triển, đổi mới 40

5.4. Tóm tắt chương 5 41

Chương 6: Đề xuất các chiến lược thực hiện từ ma trận S.W.O.T và xây dựng chiến lược Marketing Mix 43

6.1. Giới thiệu 43

6.2. Phân tích S.W.O.T 43

6.2.1. Ma trận S.W.O.T 44

6.2.2. Phân tích các nhóm chiến lược 45

6.2.3. Giải thích và thẩm định tính khả thi của từng chiến lược được đề xuất 46

6.3. Xây dựng chiến lược Marketing Mix 47

6.3.1. Tổng quan về chiến lược 47

6.3.2. Chiến lược Marketing Mix 48

6.4. Dự kiến thị phần, doanh thu đạt được và ngân sách cho Marketing 52

6.5. Tóm tắt chương 6 52

Chương 7: Kết luận và kiến nghị 54

7.1. Giới thiệu 54

7.2. Kết luận 54

7.3. Kiến nghị 55

7.3.1. Đối với công ty TNHH Hòa Phát 55

7.3.2. Đối với các cơ quan chức năng 55

7.4. Giải pháp 56

7.4.1. Giải pháp về định hướng phát triển chung của Hòa Phát 56

7.4.2. Giải pháp về nhân sự cho công ty 56

7.4.3. Giải pháp thực hiện chiến lược Marketing Mix 56

7.5. Hạn chế của đề tài 58

Phụ lục a

1. Dàn bày phỏng vấn chuyên sâu đối với đại lý a

2. Bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp nông dân c

3. Các kết quả phỏng vấn sau khi chạy SPSS e

4. Danh sách các đại lý được phỏng vấn chuyên sâu h

Tài liệu tham khảo i

 

doc58 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3961 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing - Mix cho sản phẩm phân đạm Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khá ổn định, do giới hạn của đề tài nghiên cứu nên phần này chỉ tập trung phân tích tình hình phân phối và tiêu thụ phân Urê hiện tại của công ty. Sau đây là sơ đồ 5.1, qui trình từ khâu nhập hàng từ nhà cung cấp Đạm Phú Mỹ đến khâu phân phối lại cho hệ thống khách hàng chính là các đại lý cấp I của công ty Hòa Phát. Sơ đồ 5.1. Hệ thống phân phối phân Urê hiện tại của Hòa Phát Tập đoàn dầu khí Việt Nam Nhà máy Đạm Phú Mỹ Công ty Hòa Phát Đại lý cấp I Đại lý cấp I Đại lý cấp I Như đã trình bày, Urê là một sản phẩm không thể thiếu đối với cây lúa, vì vậy nhu cầu tiêu thụ của nó trên thị trường là rất lớn. Hiện nay, Hòa Phát chỉ mua hàng từ nhà máy phân Đạm Phú Mỹ, trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam để phân phối lại cho khách hàng, trong khi đó, theo các chuyên gia kinh tế thống kê thì số lượng phân Urê của Đạm Phú Mỹ sản xuất chỉ đáp ứng lại 1/3 nhu cầu thị trường, vì vậy vấn đề khan hiếm hàng hóa hay Hòa Phát không có hàng hóa để mua và phân phối lại cho khách hàng của công ty là điều không thể tránh khỏi. Hiện tại, hệ thống các khách hàng của công ty cũng chỉ là một vài đại lý cấp I ở trong địa bàn tỉnh An Giang gồm có: DNTN Mười Ty, DNTN Tường Dung, DNTN Tư Long. Nhìn chung, hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm phân bón Urê của công ty trong giai đoạn vừa qua là chưa hoàn thiện, Hòa Phát cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề này, đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ thống phân phối phân Urê. Hệ thống phân phối của công ty hiện nay chưa được hoàn thiện xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: Nguồn cung phân Urê nhập khẩu chưa được ổn định vì công ty vẫn đang trong quá trình đàm phán với các đối tác nước ngoài về vấn đề hỗ trợ về giá phân của nguồn hàng nhập khẩu thông qua sự giới thiệu của công ty PETECHIM. Song song đó, Hòa Phát cũng đang tích cực đàm phán với một số ngân hàng để đạt được sự hổ trợ vốn từ họ thông qua hợp đồng liên kết. Yêu cầu về vốn để mua hàng hóa là rất lớn, trong khi hình thức thanh toán hiện tại đối với Đạm Phú Mỹ hay những công ty khác trong nước toàn bộ là thanh toán tiền mặt 100% trước khi nhận hàng. Chính điều này đã gây bất lợi cho Hòa Phát lẫn khách hàng của công ty trong vấn đề xoay vòng nguồn vốn kinh doanh. Tình hình tài chính của công ty Do công ty Hòa Phát mới thành lập chưa được một năm nên các số liệu về tài chính chưa được thống kê một cách chi tiết nhất, vì vậy chưa thể đưa ra những nhận định, đánh giá chính xác nhất về tình hình tài chính của công ty. Hiện tại, công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu là dựa trên nguồn vốn chủ sỡ hữu tự có của mình, trong thời gian vừa qua công ty tự xoay sở nguồn vốn kinh doanh và sinh lợi ngay trên nguồn vốn đó mà không phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay hoặc tỷ lệ dư nợ. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung của toàn công ty thì cơ cấu nguồn vốn của công ty phải được nâng cao nhiều hơn nữa, nhất là khi công ty đang đi vào lĩnh vực phân phối phân bón Urê, một lĩnh vực kinh doanh cần nguồn vốn mạnh vì số lượng hàng hóa mỗi lần mua là rất lớn. Theo những thông tin được cung cấp từ phía công ty Hòa Phát thì tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty từ 1/10/2007 – 31/03/2008 như sau: Bảng 5.1. Tình hình tài chính của Hòa Phát ĐVT: nghìn đồng Tiêu chí Giai đoạn Quí 4/2007 Quí 1/2008 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (1) 23.449.567 33.499.284 Giá vốn hàng bán (2) 23.208.922 33.105.461 Lợi nhuận gộp (3) = (1) – (2) 290.645 393.823 Chi phí hoạt động kinh doanh (4) 104.545 113.010 Chi phí tài chính (5) - - Lợi nhuận sau thuế (6) = (3) – (4) – (5) 186.100 280.813 Dựa vào bảng 5.1, Ở quí 4 năm 2007, do mới chính thức đi vào hoạt động, là một công ty còn đang trong giai đoạn ổn định và chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm nên đã gặp không ít khó khăn trong vấn đề tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm và hình thành hệ thống phân phối sản phẩm, không những thế công ty còn gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các công ty khác đã đi vào hoạt động từ trước đó như: Đức Thịnh, Huy Phương,…về các tiêu chuẩn như giá bán, chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm,…Mặc dù gặp không ít những khó khăn, những nhờ có những sự điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời và hợp lý của Ban Giám đốc công ty về chính sách bán hàng, giao hàng, khuyến mãi, hậu mãi,… nên những tháng cuối năm 2007 này cũng kịp mang về cho công ty một nguồn lợi nhuận đáng khích lệ khoảng 186 triệu đồng. Con số trên đã phản ánh đúng phần lớn đối với một công ty trẻ như Hòa Phát. Trong quí 1 năm 2008 (01/2008 – 03/2008), tuy khoảng cách về thời gian giữa hai giai đoạn trên là không nhiều nhưng, như đã giới thiệu thì tiền thân của công ty Hòa Phát là cơ sở phân phối thuốc thú y – thủy sản, nên việc Hòa Phát thích nghi nhanh với môi trường cạnh tranh trong kinh doanh cũng là điều dễ hiểu. Mặc dù ở những tháng cuối năm 2007, tình hình kinh doanh của công ty là khá khả quan, nhưng qua đó ta thấy được nó chưa phản ánh đúng tiềm lực của công ty. Ba tháng đầu năm 2008 này, bên cạnh những thông tin cập nhật liên tục từ thị trường, công ty đã dần nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, từ đó công ty đưa vào các chính sách rất hợp lý như: khảo sát, nghiên cứu thị trường để lấy ý kiến phản hồi, mở bộ phận dịch vụ khách hàng, phát triển dãy sản phẩm để luôn đáp ứng được nhu cầu thị trường,…Tính đến cuối tháng 3/2008, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng từ 23.449.567.000 đồng (ba tháng cuối năm 2007) lên đến 33.499.284.000 đồng và lợi nhuận đạt được trong những tháng này là khoảng 280 triệu đồng. Tuy nguồn lợi nhuận tăng lên không nhiều, nhưng qua đó ta cũng thấy được phần nào sự hiệu quả trong quá trình quản lý và điều hành của Ban Giám Đốc công ty. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Hòa Phát là khá hiệu quả vả tiềm năng, nhưng đó là bước khởi đầu của công ty. Muốn phát triển và tiến xa hơn nữa thì bên cạnh việc duy trì và ngày càng phát huy hơn nữa hiệu quả của hoạt động kinh doanh, công ty còn cần phải tìm cách phát triển và mở rộng qui mô của cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, nhất là khi đã bước vào “sân chơi lớn” của ngành phân bón. Hệ thống thông tin Đây là một phần không thể thiếu trong quá trình hoạt động của công ty. Hòa Phát luôn cập nhật tất cả những thông tin có liên quan về tình hình thị trường và rất quan tâm đến những thông tin phản hồi từ phía khách hàng để từ đó có được sự điều chỉnh kịp thời nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Hiện tại, công ty có một đội ngũ nhân viên chuyên làm nhiệm vụ khảo sát thị trường, nhiệm vụ của họ là thường xuyên thực hiện công tác nghiên cứu thị trường như nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu về nhu cầu sử dụng của các khách hàng, nghiên cứu về thái độ, ý kiến của các hộ nông dân,…Từ những hoạt động nghiên cứu trên đã giúp cho công ty có những nguồn thông tin khá chính xác từ phía khách hàng và thị trường để công ty có thể đưa ra những quyết định trong kế hoạch kinh doanh được tốt và hợp lý hơn. Bên cạnh những hoạt động trên thì ban quản lý công ty luôn thực hiện tốt công tác phổ biến thông tin xuống các bộ phận khác trong công ty một cách kịp thời và chính xác nhất, đặc biệt là những thông tin nội bộ, các nhân viên trong công ty luôn được cập nhật một cách nhanh chóng nhất để họ có thể thực hiện tốt công tác của mình. Nhìn chung, hệ thống thông tin của công ty từ hoạt động đầu vào đến hoạt động đầu ra, tất cả đều đang được vận hành rất tốt. Hệ thống thông tin thu thập được rất nhiều và chính xác, cộng với quá trình xử lý thông tin rất tốt trước khi phổ biến đến nhân viên, khách hàng và được cụ thể hóa bằng những sự điều chỉnh, những kế hoạch kinh doanh. Đây có thể xem là một thế mạnh đặc trưng của công ty và cần được khai thác nhiều hơn nữa trong quá trình phát triển của công ty trong tương lai. Hoạt động nghiên cứu phát triển Nghiên cứu phát triển là một hoạt động mà công ty cũng đặc biệt quan tâm, hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với các hệ thống thông tin của công ty, nó phụ thuộc và sử dụng rất nhiếu các thông tin thu thập, kết quả của quá trình khảo sát, nghiên cứu thị trường. Hoạt động này nhằm góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả cạnh tranh của công ty so với các đối thủ bằng cách nghiên cứu để phát triển dãy sản phẩm của công ty, công ty luôn tìm những sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong quá trình sử dụng và tiêu thụ. Với trình độ chuyên môn về kỹ thuật và kinh nghiệm lâu năm trong nghề của nhân viên, hiện nay công ty có chính sách sẵn sàng tư vấn và chăm sóc tất cả các khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty về hoạt động nuôi trồng, đặc biệt là các hộ nông dân nuôi trồng, một vấn đề mà có rất ít các công ty khác kinh doanh cùng lĩnh vực quan tâm đến. Đây là một nét mới trong quá trình nghiên cứu phát triển của công ty, giúp công ty có thể có được những lợi thế nhất định so với các đối thủ. Mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài Đây được xem là một thế mạnh của công ty Hòa Phát và cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa, vì chức năng chính của công ty là phân phối nên hiện nay công ty có mối quan hệ với rất nhiều nhà cung ứng sản phẩm chủ yếu là ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Chính nhờ những mối quan hệ đó mà việc công ty bị ép giá là không cao hay nói cách khác là các nhà cung ứng hầu như chưa tạo ra áp lực nào đối với công ty. Tuy nhiên, đó chỉ là nhận định chủ quan từ phía công ty, còn trong thực tế vẫn có một số trường hợp khác sẽ phát sinh và khi đó sẽ tạo ra áp lực đối với công ty, chẳng hạn như vấn đề về giá cả sản phẩm biến động thất thường, có xu hướng tăng cao và nhanh trong giai đoạn hiện nay buộc nhà cung ứng phải thay đổi phương thức thanh toán, phương thức bán hàng. Một trường hợp khác có thể xảy ra là khách hàng của công ty có thể tự tìm nhà cung ứng khác hoặc liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất nếu như Hòa Phát không đáp ứng được nhu cầu của họ. Vì vậy, việc tạo mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung ứng, nhiều tổ chức bên ngoài sẽ giúp ích rất nhiều cho công ty, cụ thể là Hòa Phát có thể lựa chọn những nhà cung ứng phù hợp với tình hình của công ty về giá cả, số lượng, chất lượng, qua đó các vấn đề về việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, tạo lòng tin đối với họ cũng được giải quyết linh hoạt, nhanh chóng và kịp thời hơn. Hiện tại, bên cạnh các mối quan hệ đã tạo dựng được, Hòa Phát vừa chính thức trở thành đại lý phân phối Urê của Đạm Phú Mỹ, một bước đột phá trong quá trình ngoài giao của công ty, đây là điều mà không phải bất kỳ công ty nào hoạt động trong cùng lĩnh vực cũng có thể làm được. Trong tương lai, công ty cũng sẽ cố gắng để đạt được mối quan hệ với Tổng công ty thương mại và dịch vụ PETECHIM trực thuộc Tổng công ty thương mại dầu khí Việt Nam và một số Ngân hàng thương mại cổ phần như Techombank, các hoạt động này cũng đang diễn ra theo chiều hướng rất khả quan cho công ty. Nếu thành công thì đây sẽ là một bước đột phá nữa của công ty trong quá trình tạo mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài và điều này cũng sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công ty trong chiến lược phát triển công ty, đặc biệt là về lĩnh vực phân phối phân bón Urê tương lai. Các hoạt động về Marketing của công ty Hiện nay, Hòa Phát đang là nhà phân phối cho nhiều mặt hàng phục vụ cho ngành thủy sản và nông nghiệp. Vì vậy chính sách về Marketing của công ty cũng không có nhiều sự khác biệt so với những công ty khác, cụ thể là trong hoạt động Marketing Mix mà Hòa Phát đang áp dụng như sau: Sản phẩm: Đây là một yếu tố mà Hòa Phát rất chú trọng đến trong quá trình kinh doanh nên sản phẩm được công ty mua về có nguồn gốc từ nhiều nhà cung cấp nổi tiếng và đã có uy tín trên thị trường Đạm Phú Mỹ, Hóa chất Miền Nam, ADC, Trường Hải Tiến, Tân Sao Á,…Sản phẩm của công ty thì đa dạng về chủng loại và ổn định về chất lượng. Giá cả: Hiện nay, chính sách giá mà Hòa Phát áp dụng đối với khách hàng của công ty là khá đa dạng với nhiều mức giá khác nhau và tùy thuộc vào từng nhóm mặt hàng, từng nhà cung cấp, từng địa phương, từng thời điểm khác nhau theo sự biến động của thị trường. Phân phối: Đây là hoạt động chính của công ty nên ngay từ thời gian đầu Hòa Phát đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn đội ngũ nhân viên bán hàng và giám sát thị trường chuyên nghiệp vì lực lượng nhân viên này rất quan trọng trong hoạt động phân phối sản phẩm của công ty, những thông tin, kết quả khảo sát về thị trường tiêu thụ sản phẩm của họ phản hồi là rất chính xác, giúp công ty linh hoạt hơn trong hoạt động phân phối của mình ở những thời điểm thị trường có sự biến động hay thay đổi. Hiện tại, kênh phân phối chủ yếu của công ty là địa bàn của các Huyện Thị trong tỉnh An Giang, đối tượng chính của các sản phẩm phục vụ nông nghiệp là các đại lý cấp một và các sản phẩm phục vụ cho nuôi trồng thủy sản bao gồm các đại lý, hộ nuôi, kể cả vùng nuôi. Ngoài ra, có một số mặt hàng công ty cũng phân phối cho người bán lẻ với chính sách khác hơn so với đại lý. Nhìn chung, kênh phân phối của công ty chưa mạnh, một điều dễ hiểu so với một công ty trẻ như Hòa Phát nên chiến lược trong trong tương lai của công ty là mở rộng kênh phân phối sang địa bàn các Tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL. Chiêu thị: Chính sách chiêu thị của Hòa Phát hiện nay cũng rất đa dạng, công ty áp dụng hình thức chiêu thị cũng phải tùy theo từng đại lý, từng vùng và từng loại mặt hàng. Những tiêu chí để áp dụng các hình thức chiêu thị chẳng hạn như: Khách hàng đó quan trọng hay không quan trọng đối với công ty; Mặt hàng này có phân phối độc quyền hay không độc quyền;… Hiện nay, bên cạnh việc áp dụng nhiều chính sách chiêu thị khác nhau, tại công ty Hòa Phát cũng có một bộ phận dịch vụ khách hàng như: tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng, giao hàng, giới thiệu sản phẩm tận nơi,… Trên thị trường An Giang hiện tại có rất nhiều nhà phân phối, có hình thức kinh doanh cũng tương tự nhau vì vậy Hòa Phát tập trung vào khâu dịch vụ khách hàng để tạo sự khác biệt trong cách phục vụ khách hàng. Lợi thế của Hòa Phát có thể làm tốt khâu dịch vụ khách hàng là Hòa Phát có sự am hiểu sâu về ngành dựa trên những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm của nhân viên, hiểu biết về những quy trình, nhận dạng bệnh tật tốt và cách khắc phục hiệu quả. Nhìn chung, khâu dịch vụ khách hàng của các đối thủ cạnh tranh vẫn có thực hiện nhưng không được đánh giá cao. Vì vậy, Hòa Phát chú trọng hơn ở khâu này để tạo lợi thế cạnh tranh cho mình. Phân tích về tình hình tiêu thụ và sử dụng phân Urê tại thị trường An Giang Giới thiệu khái quát về phân bón Urê Khái niệm về phân bón Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Khái niệm về phân đạm Urê Hiện nay cũng như trong tương lai, phân Urê vẫn là nguồn cung cấp đạm chủ yếu cho cây lúa ở các nước Đông Nam Á. Lượng phân Urê được sử dụng cũng ngày càng tăng vì đứng trước tình hình diện tích canh tác ở nhiều nơi ngày càng bị thu hẹp, người nông dân phải tăng lượng phân bón trên mỗi ha nhằm mục đích duy trì hoặc tăng sản lượng thu hoạch. Mặt khác, do những ảnh hưởng về môi trường sinh thái, nên việc sử dụng phân hóa học cũng đang là một vấn đề cần phải xem xét. Phân đạm Urê có công thức hoá học là (NH2)2CO. Phân đạm có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng và thực vật nói chung, đặc biệt là cây lấy lá như rau và cây lúa. Phân đạm cùng với phân lân, phân kali góp phần tăng năng suất cho cây trồng. Trong công nghiệp, phân đạm được sản xuất bằng khí thiên nhiên hoặc than đá.Quy trình đơn giản của quâ trình tổng hợp phân đạm (công nghệ Snampogetti của Ý): N2 + H2 (xúc tác, nhiệt độ, áp suất) ↔ NH3 NH3 + CO2 (xúc tác, nhiệt độ, áp suất) ↔ (NH2)2CO Cấu trúc hóa học của phân tử Urê: Phân loại phân Urê Hiện nay, ở thị trường Việt Nam có hai nguồn cung cấp phân đạm Urê: một nguồn là từ các doanh nghiệp trong nước sản xuất gồm có Đạm Phú Mỹ, Đạm Hà Bắc, Đạm Cà Mau,…và nguồn còn lại là nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài như Đạm Trung Quốc, Đạm Indonesia, Đạm Nga, Đạm Uckraina,… Qui cách sản phẩm Bảng 5.2. Qui cách sản phẩm phân đạm Urê Nitrogen 46% tối thiểu Biuret 1% tối thiểu Độ ẩm 0.5% tối đa Kích cỡ hạt 90% tối thiểu ( 0.85-2.8mm ) Trọng lượng 50 kg Màu trắng đục, chảy đều, không ẩm ướt, và không có chất gây hại Hàng được đóng trong bao PE bên trong và bao PP bên ngoài loại 50 kg net Vài hình ảnh minh họa về một số loại phân Urê đang có mặt trên thị trường Hình 5.1. Hình ảnh minh họa về một số chủng loại phân Urê Thực trạng về tình hình sử dụng và khả năng tiêu thụ phân Urê ờ nước ta nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng Hiện nay, nguồn cung phân Urê của nước ta chủ yếu phụ thuộc vào thị trường thế giới. Nhu cầu phân Urê tăng nhanh qua các năm, nhưng việc đáp ứng cung phân Urê so với nhu cầu còn rất thấp.Hiện nay, tình trạng giá urê sản xuất trong nước luôn đơn phương thay đổi khiến các nhà nhập khẩu không thể trở tay kịp để điều tiết việc nhập hàng. Giá phân Urê biến động mạnh trên phạm vi cả nước. Sự biển động này đã tạo ra các cơn "sốt nóng", "sốt lạnh". Giá phân Urê cũng biến động theo quý, theo tháng trong từng năm, thể hiện tính thời vụ trong biến động giá. Giá phân Urê biến động theo vùng thể hiện sự tác động của giá đến lợi ích của nông dân ở từng vùng. Như đã biết, ĐBSCL là vùng có diện tích lúa lớn nhất cả nước. Năm 2007 vừa qua, diện tích lúa ĐBSCL đạt 3,67 triệu ha, xấp xỉ diện tích lúa bình quân của vùng giai đoạn 2000 – 2006 và chiếm 51% tổng diện tích lúa của cả nước. Hiện nay, bốn loại phân bón sử dụng nhiều nhất cho canh tác lúa các tỉnh miền Nam là Urê, NPK, DAP và Kali, ngoại trừ NPK cung ứng khá đầy đủ bởi nguồn cung trong nước ổn định, còn lại tất cả đều phải phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu.Trước tình hình đó, Hòa Phát đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế thị trường các tỉnh ĐBSCL và nhận thấy rằng nhu cầu tiêu thụ phân bón ở khu vực này là rất lớn, đặc biệt là sản phẩm phân bón Urê. Theo thống kê của các chuyên gia kinh tế, mỗi năm nước ta có nhu cầu tiêu thụ trên dưới 2.000.000 tấn phân Urê mỗi năm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp, trong đó vùng ĐBSCL chiếm 1.300.000 tấn mỗi năm. Các nhà máy sản xuất phân Urê trong nước gồm có Nhà máy phân Đạm Phú Mỹ với công suất 740.000 tấn/năm và Nhà máy phân Đạm Bắc Giang chỉ mới đáp ứng khoảng gần 50% nhu cầu tiêu thụ của cả nước, phần còn lại đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì vậy, giá phân bón trong nước phụ thuộc nhiều vào giá phân thế giới, đặc biệt là trong những thời điểm ĐBSCL bước vào gieo sạ lúa hè thu và lúa vụ ba, đã gây ra nhiều khó khăn cho người nông dân trồng lúa. Trong năm 2007 vừa qua, giá phân Urê ở hầu hết các Tỉnh Thành phố đều tăng mạnh so với thời điểm đầu năm, và tăng cao nhất trong các tháng 4 và tháng 5, cụ thể là ở thị trường An Giang giá phân Urê tăng 21% (tăng từ 4.848 đ lên đến 5.866 đ). Do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do biến động tăng của giá nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón, chi phí vận chuyển trên thế giới và giá phân thế giới đang tăng. Hiện tại, nhà máy Đạm Phú Mỹ ( Bà Rịa – Vũng Tàu ) do công ty phân đạm và hóa chất dầu khí ( PVFCCo ) điều hành có công nghệ hiện đại đạt công suất 3000 tấn/ngày nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu tiêu thụ phân đạm Urê của thị trường. Vì thế, nhu cầu sử dụng phân bón Urê có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài của nước ta, đặc biệt là khu vực ĐBSCL vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn, chủ yếu là nhập khẩu theo đường tiểu ngạch từ các nhà sản xuất nước ngoài như Trung Quốc, Nga,... Đánh giá về độ lớn của thị trường phân bón Urê ở An Giang An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên. An Giang có tổng diện tích đất tự nhiên 353.551 ha, tổng diện tích đất nông lâm nghiệp và thủy sản 305.256,57 ha ( chiếm 86.3% tổng diện tích đất tự nhiên ). Trong đó, diện tích đất trồng lúa hàng năm là 264.284,61 ha ( chiếm khoảng 87% diện tích đất nông lâm nghiệp và thủy sản ). Hiện nay, An Giang là 1 trong những tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có diện tích và năng suất lúa cao nhất toàn khu vực. Theo kết quả điều tra từ thực tế tình hình sử dụng phân bón Urê của nông dân trong tỉnh An Giang, bình quân nông dân sẽ sử dụng 210 kg phân Urê cho một ha đất trồng lúa, với diện tích đất trồng lúa của tỉnh An Giang là 264.284,61 ha thì nhu cầu sử dụng phân Urê cho mỗi vụ lúa là khoảng 55.500 tấn phân Urê ( con số này gần chính xác đối với vụ sản xuất chính trong năm là vụ Đông Xuân, đến vụ Hè Thu và vụ Mùa thì số lượng phân Urê sử dụng sẽ giảm xuống do diện tích trồng lúa của vụ này cũng giảm xuống đáng kể ). Tuy nhiên, do không thể có được số lượng chính xác lượng hàng có thể nhập mỗi tháng và lượng hàng đang tồn kho, nên rất khó tính toán được chính xác con số cụ thể là bao nhiêu. Tổng hợp những thông tin phản hồi từ người nông dân về thực trạng sử dụng phân bón Urê trên địa bàn tỉnh An Giang: Nguồn gốc xuất xứ sản phẩm Urê mà người nông dân đang sử dụng Hình 5.2. Nguồn gốc các sản phẩm phân đạm Urê mà người nông dân sử dụng Theo hình 5.2, Hiện nay, do tình hình sản xuất Urê trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của nông dân nên trong cơ cấu sản phẩm thì sản phẩm Urê có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc) đang được nông dân An Giang sử dụng vẫn chiếm tỉ trọng khá cao (35%) so với sản phẩm được sản xuất trong nước (40%), bên cạnh đó thì tỉ lệ nông dân sử dụng cả hai nguồn sản phẩm là trong nước và nhập khẩu cũng chiếm một phần không nhỏ (25%). Lý do dẫn đến quyết định lựa chọn sử dụng các loại sản phẩm Urê của người nông dân Hình 5.3. Lý do lựa chọn phân đạm Urê của người nông dân Qua kết quả điều tra thể hiện ở bảng 5.3, lý do dẫn đến quyết định của người nông dân có thể được chia thành ba nhóm: (1) Nhóm chú trọng đến chất lượng sản phẩm, (2) Nhóm chú trọng đến giá sản phẩm, (3) Nhóm chú trọng đến cả hai yếu tố là giá vá chất lượng. Trong đó, nhóm (1) chiếm tỉ trọng cao nhất 55%, kế đến là nhóm (2) chiếm 23,3% và cuối cùng là nhóm (3) thấp nhất chiếm 21,7%. Qua đó ta có thể rút ra nhận xét, yếu tố người nông dân quan tâm nhất về sản phẩm phân Urê là chất lượng của sản phẩm vì nó là yếu tố mang tính chất quyết định đến năng suất của cây lúa (tùy theo sở thích và phương pháp sử dụng của mỗi người, có người cho rằng phân ngoại thì tốt hơn hoặc ngược lại, và cũng có người cho rằng sử dụng cả hai nguồn nội và ngoại thì có thể tiết kiệm hơn sử dụng một nguồn duy nhất,…), tuy nhiên không vì thế mà phủ nhận vai trò quan trọng của yếu tố giá bởi vì giá cả của phân Urê sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của người nông dân, nếu giá cả phân bón không ổn định và cứ tăng đột biến như hiện nay thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình canh tác của người nông dân. Đánh giá của người nông dân về sản phẩm phân bón Urê Kết quả điều tra cho thấy có đến 80% hộ nông dân đánh giá phân Urê hiện nay có chất lượng tốt và 20% đánh giá rất tốt. Theo đánh giá của người nông dân thì sản phẩm phân Urê hiện đang sử dụng có tác dụng rất tốt và không thể thiếu đối với cây lúa bởi vì nó giúp cho cây lúa phát triển nhanh, ổn định, sinh trưởng tốt, đẻ nhánh nhiều, cho năng suất cao,… Quá trình mua phân Urê của nông dân Với tình hình phân bón biến động tăng không như hiện nay thì hoạt động mua phân bón sẽ có nhiều thay đổi, cụ thể như phương thức thanh toán thay đổi về lãi suất (tăng từ 1%/tháng lên 1,5%/tháng), khách hàng quen mới chịu bán hàng, đại lý ngại vấn đề bán chịu cho nông dân,… Tuy nhiên, hoạt động mua phân Urê của nông dân cơ bản vẫn được diễn ra như thông thường. Theo kết quả điều tra, thì nông dân mua phân trực tiếp từ các đại lý hay cửa hàng vật tư nông nghiệp ở địa phương, sau khi thỏa thuận, đặt hàng xong thì nơi bán phân Urê sẽ vận chuyển đến nhà của nông dân, tùy theo số lượng và điều kiện của nơi bán mà họ vận chuyển phân bằng các loại phương tiện thích hợp như xe gắn máy, xe kéo hay ôtô tải,…Về hình thức thanh toán thì nông dân sẽ được đại lý hay cửa hàng bán chịu đến cuối vụ tức sau khi thu hoạch xong mới thanh toán tiền phân. Mong đợi và kỳ vọng của người nông dân Đối với sản phẩm: Tất cả các mẫu điều tra từ nông dân đều cho rằng sản phẩm phân Urê hiện nay đang sử dụng có chất lượng tốt, thích hợp với yêu cầu sử dụng của họ, không còn đặc điểm nào chưa đáp ứng nhu cầu và cần phải khắc phục. Qua đó đã phản ánh chính xác sự am hiểu của người nông dân về chất lượng phân Urê hiện nay vì chất lượng của các loại phân Urê hiện đang có mặt trên thị trường (hàng nội địa hay hàng nhập khẩu) đều có chất lượng và công dụng như nhau. Đối với giá cả sản phẩm: Kết quả điều tra ở hình 5.4, sau khi thống kê được chia thành 3 nhóm: (1) Mong muốn giá cả sản phẩm thấp hơn so với hiện nay chiếm cao nhất 69%, kế đến là (2) Mong muốn giá cả sản phẩm được ổn định chiếm 23% và (3) Chấp nhận giá hiện tại là nhóm chiếm tỉ lệ thấp nhất 8%. Nhìn chung, người nông dân mong muốn giá cả sản phẩm giảm lại ở mức hợp lý hơn trong giai đoạn đột biến tăng như hiện nay và bình ổn giá trong tương lai để họ có thể yên tâm sản xuất và đảm bảo vấn đề lợi nhuận sau khi thu hoạch, đừn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBan chinh.doc
  • docBIA VA LOI CAM ON.doc
  • docMuc luc va danh muc.doc
  • docPhụ lục va tai lieu tham khao.doc
  • docTom tat.doc
Tài liệu liên quan