Khóa luận Tìm hiểu về công tác đánh giá tác động môi tường của Việt Nam hiện nay và xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho khu thương mại – dịch vụ Tân An

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề 2

2. Mục đích đề tài 3

3. Nội dung đề tài 3

4. Phương pháp thực hiện đề tài 4

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5

PHẦN I: CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG

I. Khái niệm ĐTM. 7

II. Mục đích ĐTM. 8

III. Nội dug đánh giá tác động môi trường. 9

IV. Lợi ích và chi phí của ĐTM. 19

a. Lợi ích ĐTM. 19

b. Chi phí của ĐTM. 20

V. Các khái niệm liên quan. 20

1. Đánh giá môi trường chiến lược.(ĐMC) 20

2. Sự khác nhau giữa ĐTM và ĐMC. 21

3. Cam kết bảo vệ môi trường 23

VI. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 23

CHƯƠNG II: CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM.

I. Cơ sở pháp lý của ĐTM. 28

a. Giai đoạn trước ngày 10/01/1994 28

b. Giai đoạn từ 10/01/1994 đến 01/07/2006 29

c. Giai đoạn sau ngày 01/07/2006 29

II. Quy trình đánh giá tác động môi trường 29

III. Thực trạng về công tác lập và thẩm định ĐTM. 31

IV. Những khiếm khuyết trong nội dung cơ bản của báo cáo ĐTM. 33

V. Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực lập và thẩm định ĐTM. 34

PHẦN II: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “KHU THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ VÀ DÂN CƯ TÂN AN THUỘC PHƯỜNG 5 VÀ XÃ HƯỚNG THỌ PHÚ, THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN”

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án. 38

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM. 39

2.1. Cơ sở pháp lý dể đánh giá tác động môi trường 39

2.2. Các tiêu chuẩn/Quy Chuẩn Việt Nam áp dụng 41

2.3. Các nguồn tài liệu dữ liệu sử dụng trong ĐTM 41

3. Phương pháp áp dụng 41

CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1.Tên dự án. 43

1.2. Chủ dự án. 43

1.3. Vị trí địa lí của dự án. 43

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án. 44

1.4.1. Tính chất chức năng. 44

1.4.2. Quy mô của dự án. 44

1.4.3. Nội dung chính của dự án. 45

1.5. Thu hút nguồn lao động. 61

1.6. Tổng mức đầu tư của dự án. 61

1.7. Lợi ích kinh tế và xã hội của dự án. 63

1.7.1. Hiệu quả về kinh tế. 63

1.7.2. Hiệu quả về mặt xã hội. 64

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường. 65

2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất. 65

2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn. 69

2.1.3. Hiện trạng các thanh phần tự nhiên. 70

2.1.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học 75

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội. 77

2.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội xã hướng thọ phú. 77

2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội phường 5. 79

2.3. Hiện trạng khu vực dự án 81

2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất. 81

2.3.2. Hiện trạng kiến trúc xây dựng 82

2.3.3. Hiện trang dân số, lao động và việc làm. 83

2.3.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. 83

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1. Đánh giá tác động môi trường. 85

3.1.1. Trong giai đoạn thi công. 85

3.1.1.1. Nguồn gây tác động 85

3.1.1.2. Đối tượng và qui mô bị tác động. 87

3.1.1.3 Đánh giá tác động. 87

3.1.2. T rong giai đoạn vận hành, sử dụng công trình. 96

3.1.2.1. Nguồn gây tác động. 96

3.1.2.2. Đối tượng và qui mô bị tác động. 99

3.1.2.3. Đánh giá tác động 99

3.2. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra. 105

3.2.1. Những rủi ro về sự cố môi trường trong giai đoạn thi công.

3.2.1.1. Sự cố tai nạn lao động. 105

3.2.1.2. Sự cố cháy nổ. 105

3.2.1.3. Sự cố tai nạn giao thông. 106

3.2.2. Những rủi ro về sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành và sử dụng công trình. 106

3.2.2.1. Sự cố cháy nổ. 106

3.2.2.2. Sự cố tai nạn giao thông. 106

3.2.2.3. Sự cố điện. 107

CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ

4.1. Đối với các tác động xấu. 108

4.1.1. Giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn qui hoạch thiết kế dự án. 108

4.1.2. Các biện pháp giải tỏa, đền bù tái định cư. 109

4.1.3. Trong giai đoạn thi công dự án. 111

4.1.4. Trong giai đoạn vận hành sử dụng dự án. 115

4.2. Đối với các sự cố môi trường. 120

4.2.1. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ. 120

4.2.2. Phòng chống sét. 121

4.2.3. An toàn giao thông. 121

CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. Chương trình quản lý môi trường. 122

5.1.1 Giai đoạn thi công. 122

5.1.2. Giai đoạn vận hành. 122

5.2. Chương trình giám sát môi trường. 126

5.2.1. Giám sát môi trường trong quá trình thi công. 126

5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành sử dụng công trình. 127

5.2.3. Kinh phí giám sát môi trường. 129

CHƯƠNG VI: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

6.1. Ý kiến của UBND và UBMTTQ xã Hướng Thọ Phú. 135

6.2. Ý kiến của UBND phường 5, thành phố Tân An. 135

6.3. Ý kiến của UBMTTQ phường 5. 136

6.4. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước ý kiến của UBND VÀ UBMTTQ xã Hướng Thọ Phú và Phường 5. 138

CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận. 139

2. Kiến nghị 140

3. Cam kết. 140

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận. 144

2. Kiến nghị 144

 

doc144 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu về công tác đánh giá tác động môi tường của Việt Nam hiện nay và xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho khu thương mại – dịch vụ Tân An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phải tuân thủ theo quy hoạch chung, các quy định cụ thể cho từng loại công trình. Dọc theo các trục cảnh quan không được xây dựng các công trình kiến trúc có quy mô lớn, có thể che chắn tầm nhìn, đảm bảo không gian thoáng rộng cho công trình điểm nhấn. Các công trình thuộc khu vực bảo vệ khu vực tượng đài và xung quanh tượng đài. Ngoài phạm vi trên mặt đất còn bao gồm không gian tầm nhìn từ mọi phía. 1.5. THU HÚT NGUỒN LAO ĐỘNG. Sau khi dự án đi vào hoạt động sẽ có khoảng 4000 người sống và làm việc thường trực tại đây. Trong đó bao gồm các hộ dân sống tại các khu biệt thự, khu tái định cư, nhân viên làm việc tại khu thương mại và nhân viên quản lý dự án và vân hành. 1.6. TỒNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng là 1064,953 tỉ đồng. Chi tiết kinh phí cho từng hạng mục được trình bày trong bảng 1.15. Bảng 1.11: Tổng mức kinh phí đầu tư dự án STT Hạng mục Kinh phí (tỉ đồng) I Bồi thường và giải phóng mặt bằng 105.203 II Phần đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật 233.675 01 Giao thông 63.008 02 Cấp nước 3.625 03 Thoát nước mưa 14.199 04 Thoát nước thải 17.763 05 Cấp điện 40.938 06 Hệ thống thông tin 9.975 07 Cây xanh 8.459 08 San nền 45.708 III Phần đầu tư xây dựng 589.439 01 Biệt thự 344.996 02 Chung cư 165.757 03 Trường PTCS 36.986 04 Trường mẫu giáo 23.703 05 Chợ 17.996 IV Chi phí quản lý và các kinh phí tư vấn xây dựng khác (II+III)*6% 49.387 V Phí dự phòng (II+III+IV)*10% 87.250 Cộng (I+II+III+IV+V) 1064.953 Nguồn: Báo cáo đầu tư dự án, 2009. Chi phí xây lắp bao gồm các chi phí xây dựng khu điều hành, san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thồng giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mưa cho khu dân cư, hệ thống thoát nước bẩn và xử lý nước thải, hệ thống cấp điện, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thông tin liên lạc, cây xanh. Chi phí thiết bị tính đến chân công trình. Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng: bao gồm chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất, chi phí hỗ trợ phá dỡ, di chuyển và ổn định đời sống, chi phí tái định cư, chi phí của ban đền bù giải phóng mặt bằng... Chi phí quản lý dự án và chi phí khác, bao gồm: + Chi phí chuẫn bị đầu tư: đo đạc địa hình, quy hoạch chi tiết khu vực lập dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định dự án + Chi phí rà phá bom mìn. + Chi phí khảo sát địa chất + Chi phí cho việc khởi công xây dựng, khánh thành, hoàn tất các thủ tục đầu tư, bảo vệ an toàn và môi trường trong thời gian thi công. + Chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng. + Chi phí quản lỳ chung của dự án. + Tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư. + Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toàn và tổng dự toán của công trình. + Thực hiện một số công việc khác. Chi phí dự phòng: là khoảng chi phí để dự trù cho khác khối lượng phát sinh, các yếu tố trượt giá và những công việc chưa lường trước được trong quá trình thực hiện dự án, được tính bằng 10% tổng các chi phí kể trên. 1.7. LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN. 1.7.1. Hiệu quả về kinh tế. - Thực hiện dự án này sẽ mang lại tổng thu nhập từ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT và tiền sử dụng đấ cho ngân sách nhà nước không nhỏ. - Ngoài nguồn lợi tức phát sinh trực tiếp từ chính dự án còn có nguồn lợi tức phát sinh từ công việc liên quan. Trong giai đoạn xây dựng còn có sự hỗ trợ về các nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị xây dựng, các dịch vụ của tài chính của các đơn vị trong nước, thực tế sẽ góp phần cho các ngành này phát triển, tăng thu nhập. - Nguồn thu nhập từ thuế sẽ được gia tăng qua việc kinh doanh bất động sản. Thị trường mua bán nhà, trong việc khai thác các công trình dịch vụ công cộng cũng như hoạt động của các khu thương nghiệp, văn phòng... 1.7.2. Hiệu quả về mặt xã hội. - Việc đầu tư 1064.953 tỉ đồng trên diện tích 52,6 ha hình thành một khu thương mại- dịch vụ và dân cư Tân An khang trang đồng bộ với các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Dự án này sẽ làm tăng thêm quỹ nhà ở và công trình cộng cộng cho thành phố Tân An nói riêng và tỉnh Long An nói chung, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, vui chơi giải trí và kinh doanh cho các nhà đầu tư, các doanh nhân có nhu cầu ở Long An cũng như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây. - Việc thực hiện dự án sẽ hình thành một khu đô thị với môi trường khí hậu trong lành, công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên hài hòa tốt đẹp. - Góp phần quan trọng trong việc hình thành một khu dân cư mới với đầy đủ các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, có trường học, mẫu giáo, công viên cây xanh đạt tiêu chuẩn và phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh Long An, tạo mỹ quan chung cho khu dân cư đồng thời cải tạo đất nông nghiệp kém hiệu quả, nâng cao giá trị đất khu vực và thúc đẩy mức độ phát triển đô thị theo phương hướng chung mang tính bền vững của địa phương theo chủ trương nhà nước. - Góp phần giải quyết cho lao động tại địa phương. CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: 2.1.1.Điều kiện địa lý, địa chất: Theo báo cáo hiện trạng môi trường tự nhiên của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường thành phố Tân An name 2008, địa hình dự án có những đặc điểm sau: 2.1.1.1.Đặc điểm địa hình khu vực dự án: - Địa hình thành phố Tân An mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng sông cửu long.Nơi nay địa hình được bồi lắp liên tục và đều đặn dẫn đến việc hình thành đồng bằng co bề mặt bằng phẳng và nằm ngang.Độ cao tuyệt đối biến đổi từ 0.5 – 2m và trung bình là 1 – 1.6m.Đặc biệt có 1 vùng cát từ Tiền Giang đến Tân Hiệp lên đến xuân sanh với độ cao biến đổi từ 1-3m. - Hầu hết phần diện tích đất hiện hữu không bị ngập úng, rải rác có những điểm ngập trũng dọc theo hai bên bờ sông rạch ngập nước vào mùa mưa.Nhìn chung địa hình khu vực tương đối thấp, dễ bị tác động khi triều cường hoặc lũ Đồng Tháp Mười tràn về. - Địa hình khu vực nghiên cứu tương đối bằng phẳng, có khuynh hướng dốc về sông vàm cỏ tây.Chủ yếu là ruộng đồng nước, xen lẫn ao mương thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu khu vực. 2.1.1.2.Đặc điểm địa chất khu vực dự án. Về cơ bản, đất ở thành phố Tân An biến đổi mạnh theo địa hình.Khoảng 86.13% diện tích đất thuộc nhóm đất phù sa ngọt đang phát triển mạnh, còn lại là diện tích đất phèn.Có thể chia thành 5 loại đất sau: Đất phù sa đang phát triển tầng mặt giàu chất hữu cơ là 284.43ha chiếm 3.47% tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa hình trung bình đến hơi cao ở xã Khánh Hậu và An Vĩnh Ngãi.Loại đất này thích nghi nhiều loại cây trồng nên có tiềm năng đa dạng hóa rất cao. Đất phù sa phát triển sâu, điển hình, bão hòa nước ngầm 4057.72 ha, chiếm 55.02% diện tích tự nhiên.Đất phát triển từ vật liệu phù sa mới trầm tích nước ngọt có địa hình cao và phân bố thành các vùng lớn ở khắp địa bàn thành phố.Loại đất này thích nghi nhiều loại cây trồng và tiềm năng đa dạng hóa cao. Đất phù sa phát triển sâu, bão hòa nước ngầm là 1994.09 ha, và chiếm 24.34% tổng diện tích đất tự nhiên.Mẫu chất là trầm tích phù sa mới được hình thành và phát triển trong môi trường nước ngọt, phân bố trên địa hình cao, rải rác trong thành phố. Đất phèn tiềm tàng là 267.43 ha, chiếm 3.26% tổng diện tích tự nhiên.Phân bố trên địa hình trung bình ở ấp Ngã Lợi B xã Lợi Bình Nhơn, Hướng Thọ Phú và dọc theo sông Vàm Cỏ Tây. Đất phèn hoạt động là 152.19ha chiếm 1.86% tổng diện tích tự nhiên, phân bố xã Hướng Thọ Phú, đất có địa hình trung bình thấp so với chung quanh. Hiện nay khu vực thiết kế quy hoạch chưa được khoan thăm dò địa chất, khi tiến hánh xây doing cơ sở hạ tầng, cần khảo sát cụ thể để có số liệu chính xác. 2.1.2. Điều kiện về khí tượng thủ văn. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ,khu vực thiết kế có đặc điểm khí hậu chung của vùng đông nam bộ và giống đặc điểm của thành phố hồ chí minh. Điều kiện khí tượng thủy văn của khu vực dự án như sau. Nhiệt độ không khí: Trung bình hàng năm là 26.40C. Nhiệt độ thấp nhất là 13.80C. Nhiệt độ cao nhất là 380C. BẢNG 2.1: Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại thành phố Tân An. Tháng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 I 24.3 24.7 24 25.2 24.9 II 25.3 24.3 25.2 25.6 24.3 III 26.9 26.5 26.4 26.6 26.6 IV 28.5 28.6 28.2 28.2 28.3 V 27.5 28.2 25.5 27.6 27.4 VI 27.2 27 27.5 26 27.5 VII 26.3 26.7 26.2 26.6 26.6 VIII 26.7 26.7 26.8 26.2 26.4 IX 26.3 26.5 26.6 26.3 26.4 X 26.2 26.4 26.7 26.5 26.3 XI 26.3 26.7 26.2 27 25.4 XII 24.6 24.8 24.9 25.3 25.3 Cả năm 26.4 26.4 26.4 26.5 26.3 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2008. Độ ẩm không khí: BẢNG 2.2: Độ ẩm trung bình tháng và năm tại trạm Tân An. Tháng năm 2003 2004 2005 2006 2007 I 87 88 86 87 84 II 85 87 87 87 87 III 81 82 82 86 85 IV 81 80 80 84 81 V 89 85 83 86 91 VI 88 89 89 91 91 VII 91 88 92 90 90 VIII 90 90 91 92 92 IX 91 91 91 91 92 X 91 88 91 89 91 XI 83 87 92 86 89 XII 86 86 87 86 89 Cả năm 86.9 86.8 87.6 87.9 88.5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2008. Số giờ nắng trong năm: BẢNG 2.3. Số giờ nắng trong năm. Tháng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 I 255.5 234 227 222.7 191 II 255.5 234 260 223.7 265.9 III 290.8 217 276 243.3 255.8 IV 271.9 215 245 239 247 V 138.3 186 237 219 185.6 VI 218.8 147 206 171.2 160.6 VII 185.5 192 142 148.9 156.3 VIII 182.4 171 120 179.8 145.6 IX 165.1 186 170 154.3 156.1 X 152.4 181 182 185 161.3 XI 196.8 227 178 245.4 171.7 XII 182.6 198 150 222.3 164.3 Cả năm 2495.2 2388 2395 2454.6 2261.2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2008. Mưa: Hàng năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 7 dến tháng 4, nùa nắng từ tháng 5 dến tháng 1. Lượng mưa trung bình là 1652mm. Số ngày mưa cao nhất trong tháng là 19 ngày. BẢNG 2.4: lượng mưa trung bình tháng và năm tại Tân An. Tháng năm 2003 2004 2005 2006 2007 I 5 6 3.8 15.9 II 58.6 III 2.3 9.2 32.2 IV 29.3 30.2 3.6 89.2 27.3 V 192.3 270.3 127.4 166.8 419.4 VI 126.4 83.1 176.6 249.7 179.3 VII 260.1 240 197.4 196.2 202 VIII 220.2 125.7 130 230.6 249.1 IX 161.2 280.2 225.5 355.6 253.9 X 209.7 141.6 393.5 149.7 248.8 XI 72.1 3.2 256.2 67.6 135.8 XII 2.6 1.1 94 50.3 9.8 Cả năm 1278.9 1210.2 1606.5 1625.5 1673.5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2008. Gió và hướng gió: Hướng gió chủ đạo là hướng đông nam và tây nam.Gio đông nam thổi thường xuyên từ tháng 1 đến tháng 4.Gio tây nam thối từ tháng 6 đến tháng 10.Trong các tháng giao mùa có gió đông, gió tây và gió nam. Tốc độ gió trung bình là 2m/s, trung bình cao nhất là 2.8m/s, thấp nhất là 1.5m/s. Lũ lụt: Lũ về đầu tiên là các huyện ở phía bắc, bắt đầu từ đầu hoặc trung tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11. Trong thời gian này mưa tập trung với lưu lượng và cường độ lớn nhất trong năm gay khó khăn cho sản xuất và đời sống. Lũ đến với Long An chậm và ngập không sâu như đầu nguồn nhưng thời gian ngâm lũ lâu hơn. Tần suất lũ có xu hướng rút ngắn từ 8 -10 năm1, nay còn 3-4 năm 1 lần trước nay và liên tiếp trong 3 năm liên tục đặc biệt là năm 2000 lũ rất lớn. Hiện nay tỉnh đang phối hợp với các dự án lũ của trung ương để xây dựng hệ thống cống đập nhằm kiểm soát lũ chặt chẽ và hiện hữu hơn, lũ nhỏ cố gắng giữ nước, lũ lớn cho trôi phèn, cải tạo đất. Đầu tư xây dựng 186 cụm, tuyến dân cư nhằm đảm bảo cho người dân chung sống vững chắc và ổn định trong mùa lũ.Trong đầu tư xây dựng chọn vượt cao trình mức ngập lũ năm 2000. 2.1.2.2. Điều kiện thủy văn. Khu vực dự án chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủ văn của sông Vàm Cỏ Tây, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biển Đông.Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217- 235 cm, đỉnh triều cực đại tháng 7 là 150 cm. Một chu kỳ triều từ 13-14 ngày. Do gần cửa biển, biên độ triều lớn, đỉnh triều vào đầu mùa gió chướng nên sông rạch thường bị xâm nhập mặn.Sông Vàm Cỏ Tây nước có màu xanh khi triều lean và vàng đục khi triều xuống.Đây là đặc trưng riêng của sông Vàm Cỏ so với các sông khác trong vùng đồng bằng sông cửu long. Về mùa lũ sông Vàm Cỏ Tây vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều vừa chịu ảnh hưởng của lũ ở vùng đồng tháp mười tràn về. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6 nước sông Vàm Cỏ Tây bị nhiễm mặn.Tháng năm có độ mặn cao nhất 5.489g/ lít, tháng 1 có độ mặn 0.079g/l. Độ pH của sông Vàm Cỏ Tây từ tháng 6 đến tháng 8 khoảng 3.8- 4.3 nên không thể sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. 2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên. Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên tại khu vực dự án, ta tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng các thành phần này. 2.1.3.1. Chất lượng không khí. BẢNG 2.5: Kết quả phân tích mẫu không khí và đo độ ồn tại khu vực dự án. Stt Ký hiệu Độ ồn dBA Nồng độ chất ô nhiễm ( mg/m3) Buïi SO2 NO2 CO THC H2S 1 KK1 61-62 0.12 <0.3 0.014 0.019 KPH 0.004 2 KK2 56-57 0.12 <0.3 0.029 0.014 KPH 0.003 3 KK3 67-68 0.2 <0.3 0.033 0.042 KPH 0.003 4 KK4 57-58 0.13 <0.3 0.036 0.021 KPH 0.003 TCVN 5949-1998 50-75 0.3(*) 0.35(*) 0.2(*) 30(*) 5(**) 0.042(**) Ghi chú: KPH: Không phát hiên. TCVN 5949- 1998: Âm học- tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép. (*) QCVN 05:2009/BTMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. (**)QCVN 06:2009/BTMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. BẢNG 2.6: Vị trí lấy mẫu không khí tại khu vực dự án.. Stt Kí hiệu Vị trí Tọa độ 1 KK1 Sau tượng đài liệt sĩ 106025’01.8”E 10033’29.5”N 2 KK2 Khu vực ranh giới phía nam dự án 106024’53.7”E 10033’17.3”N 3 KK3 Khu vực trung tâm dự án 106024’48.4”E 10033’23.6”N 4 KK4 Khu vực ranh giới phía tây dự án 106024’37.7”E 10033’20.2”N So sánh các kết quả đo được với tiêu chuẩn,quy chuẩn môi trường Việt Nam TCVN 5949-1998, QCVN 05:2009/BTMT và QCVN06:2009/BTMT cho thấy chất lượng không khí khu vực còn tốt, các thông số đều nằm trong giá trị cho phép. 2.1.3.2. Chất lượng nước: (1). Chất lượng nguồn nước mặt: Kết quả chất lượng nước mặt tại khu vực dự án được trình bày trong bảng 2.7. BẢNG 2.7: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt. Stt Thông số Đơn vị NM1 NM2 NM3 QCVN 08:2008/BTNMT Cột A2 1 Ph - 6 5.9 2 Do mgO2/l 2.5 4.5 3 TSS mg/l 84 132 4 COD mgO2/l 6 6 5 BOD5 mgO2/l 3 3 6 N-NH+4 mg/l 0.2 0.73 7 N-NO-2 mg/l 0.026 0.031 8 N-NO-3 mg/l 1.59 1.161 9 Chì mg/l <0.001 <0.001 10 Sắt mg/l 1.08 1.54 11 Dầu mỡ mg/l 0.007 0.008 12 e.coli MPN/100ml KPH KPH 13 Tổng coliform MPN/100ml 4 4 14 Nhiệt độ 0C 28 29 15 Độ mặn %0 0.07 0.07 16 Tổng N mg/l 27.94 15.88 17 Tổng P mg/l 0.71 0.6 BẢNG 2.8: Vị trí lấy mẫu nước mặt tại khu vực dự án. Stt Kí hiệu Vị trí Thời gian lấy mẫu tọa độ 1 NM1 Sông vàm cỏ tây- cầu Tân An cũ 10h 106024’45,5”E 10032’39,4”N 2 NM2 Sông vàm cỏ tây- đoạn giữa cầu tân an cũ và cầu tân an mới 11h 106024’34,37”E 10033’6,04”N 3 NM3 Sông vàm cỏ tây- cầu tân an mới 14h 106024’29,21”E 10033’19,83”N So sánh kết quả phân tích với QCVN 08:2008/BTNMTcột A2 cho thấy: pH chưa đạt yêu cầu. DO chưa đạt yêu cầu. TSS vượt chuẩn 2.8 – 4.4 lần. Amoni tại mẫu NM2, NM3 vượt chuẩn từ 3.7 – 3.8 lần. Nitrit vượt chuẩn từ 1.3 – 1.6 lần. Sắt vượt chuẩn 1.1 – 1.5 lần. Các thông số còn lại đều vượt chuẩn. Nhận xét: Khu vực dự án có 2 mùa riêng biệt: Mùa nắng và mùa mưa.Qúa trình tiến hành lấy mẫu nước mặt diễn ra trong mùa mưa nên nước mặt song Vàm Cỏ Tây bị nhiễm phèn từ đất làm cho nồng độ pH thấp. Quá trình mưa làm cuốn trôi đất cát chất ô nhiễm xuống sông làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước sông tại khu vực dự án. (2) Chất lượng nước ngầm và nước máy: Bảng 2.9: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm và nước máy tại khu vực dự án. Stt Thông số ĐVT NN1 NN2 NC3 QCVN 09:2008/ BTNMT TCVN 5502:2003 1 Ph - 6.7 6.9 6.8 5.5-8.5 6-8.5 2 Độ cứng MgCaCO3/l 8 8 11 500 300 3 TDS mg/l 230 292 221 1500 1000 4 N-NH4+ mg/l 0.086 0.074 0.092 0.1 3 5 Cl- mg/l 10.65 18.46 34.08 250 250 6 N-NO2- mg/l 0.0005 0.0005 0.0005 1 1 7 N-NHO3- mg/l 0.648 0.569 0.558 15 10 8 SO2-4 mg/l 129.6 139.2 124.8 400 - 9 CN- mg/l <0.0005 <0.0005 <0.0005 0.01 0.07 10 Asen mg/l <0.0005 <0.0005 <0.0005 0.05 0.01 11 Mangan mg/l 0.05 0.01 0.01 0.5 0.5 12 Sắt mg/l 0.36 0.33 0.3 5 0.5 13 e.coli MPN/100ml KPH KPH KPH KPH 0 14 Tổng coliform MPN/100ml 0 0 3 3 2.2 15 Màu Pt-Co 9 32 - - 15 Ghi chú: QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường. TCVN 5502:2003: Tiêu chuẩn Việt Nam – nước cấp sinh hoạt, yêu cầu chất lượng. Bảng 2.10: Vị trí lấy mẫu nước ngầm và nước máy tại khu vực dự án. Stt Loại mẫu Kí hiệu Vị trí lấy mẫu Độ sâu(m) 1 Nước ngầm NN1 Nước giếng nhà dân sau tượng đài khu vực dự án. 90 – 100 2 Nước ngầm NN2 Nước giếng nhà dân khu vực trung tâm dự án. 80 – 90 3 Nước cấp NC1 Nhà dân gần đài truyền hình tỉnh. - So sánh kết quả phân tích nước ngầm với QCVN 09:2008/BTNMT cho thấy các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép. So sánh kết quả phân tích nước máy với TCVN 5502:2003 cho thấy các thông số nằm trong giới hạn cho phép. 2.1.3.3.Chất lượng đất: BẢNG 2.11.Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án. Stt Thông số ĐVT Đ1 Đ2 QCVN 03:2008/BTNMT 1 Cadimi mg/kg 0.17 0.31 5 2 Crom mg/kg 314.04 204.16 380(*) 3 Asen mg/kg 0.08 0.13 12 4 Chì mg/kg 0.77 2.84 120 5 Thủy ngân mg/kg 0.29 1.05 10(*) 6 Kẽm mg/kg 4.75 3.62 200 7 Dầu mỡ mg/kg 102.09 93.97 5000(*) Ghi chú: QCVN 03:2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất( cột đất nông nghiệp) (*) Tiêu chuẩn chất lượng đất của Hà Lan. Bảng 2.12. Vị trí lấy mẫu đất tại khu vực dự án. Stt Kí hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ lấy mẫu 1 Đ1 Trung tâm khu đất dự án 106024’48,4”E 10033’23,6”N 2 Đ2 Phía sau tượng đài liệt sĩ, khu vực phía bắc dự án 106025’01,8”E 10033’29,5”N So sánh kết quả phân tích với QCVN 03:2008/BTNMT và tiêu chuẩn chất lượng của Hà Lan cho thấy đất tại khu vực dự án có chất lượng tốt, các thong số đều nằm trong giới hạn cho phép. 2.1.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học khu vực. (1) Hệ sinh thái trên cạn. - Khu vực dự án có diện tích 52.6 ha chủ yếu là ruộng lúa và cây ăn quả gắn ngày.Ngoài hệ sinh thái nông nghiệp khu vực còn có cây bụi và cỏ dại. - Động vật trên cạn chủ yếu là gia súc, gia cầm được người dân chăn nuôi như: heo, gà, vịt… ( 2) Hệ sinh thái dưới nước: Thực vật phiêu sinh: Cấu trúc thành phần loài: BẢNG 2.13: Cấu trúc thành phần và số lượng loài thực vật phiêu sinh Stt Loài Số lượng loài Thành phần% 1 Cyanophyta 13 11.1 2 Chrysophyta 38 32.5 3 Chlorophyta 39 33.3 4 Euglenophyta 25 21.4 5 Dinophyta 2 1.7 Tổng cộng 117 100 Nguồn: Viện Sinh Học Nhiệt Đới, 2006-2008 Phân tích các vật mẫu thu được trên hệ thống sông Vàm Cỏ, xác định được 117 loài, được phân bố theo các ngành. Các loài chỉ thị cho sự xâm nhập mặn: cylotella meneghiniana, cylotella stylorum, các loài thuộc chi coscinodiscus, synedra. Loài achmanthes brevibes, nitzschia sigma, các loài thuộc chi gyrosigma. Các loài chỉ thị cho môi trường nước axit phân bố khá đều và thường xuyên ở các điểm thu mẫu. Các loài chỉ thị cho môi trường nước giàu chất dinh dưỡng và hữu cơ xuất hiện hầu hết ở các điểm thu mẫu. Cấu trúc số lượng: Số lượng thực vật phiêu sinh: 5900000 – 54450000 tế bào/m3. Loài ưu thế enotiatautonensis, closterium acutum. Động vật phiêu sinh: (a). Cấu trúc thành phần loài: BẢNG 2.14: Số lượng và thành phần loài động vật phiêu sinh Stt Loài Số lượng loài Thành phần % 1 Rotatoria 32 46.4 2 Cladocera 13 18.8 3 Copepoda 11 15.9 4 Ostracoda 1 1.5 5 Protozoa 7 10.1 6 Larva 5 7.3 Tổng cộng 69 100 Nguồn: Viện Sinh Học Nhiệt Đới, 2006- 2008. (b) Cấu trúc số lượng: Số lượng động vật ở sông Vàm Cỏ từ 3000 – 77000 con/m3, mùa khô lớn hơn mùa mưa. Động vật đáy: (a). Cấu trúc thành phần loài: BẢNG 2.15: Số lượng và thành phần động vật đáy. Stt Loài Số lượng loài Thành phần % 1 Polychaeta 5 15.1 2 Oligochaeta 3 9.1 3 Mollusca 9 27.3 4 Crustacean 7 21.2 5 Insecta larya 9 27.3 Tổng cộng 33 100 Nguồn: Viện Sinh Học Nhiệt Đới 2006 – 2008. (b) Cấu trúc số lượng: Số lượng động vật đáy vào khoảng 70 – 220 con/m3. 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI: 2.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội xã Hướng Thọ Phú: Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 3 tháng cuối năm 2009 xã hướng thọ phú, hiện trạng kinh tế xã hội được tóm tắt như sau: 2.2.1.1. Điều kiện kinh tế: Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tương đối thuận lợi, vụ đông xuân II người dân được mùa, được giá.Mức độ gây hại của dịch bệnh trên cây trồng thấp hơn cùng kỳ, nông dân chủ động phòng ngừa kịp thời. Vụ hè thu thời tiết không thuận lợi, sâu rầy gây hại, giá cả thấp nên nông dân không có lãi. (1). Trồng trọt: Tổng diện tích gieo sạ lúa đông xuân II là 410 ha, diện tích lúa thu hoạch đạt 410 ha, năng suất bình quân cao hơn so với các vụ trước, sản lượng 2662 tấn, tăng 735 tấn. Vụ hè th đã thu hoạch xong 410 ha, năng suất bình quân 4 tấn / ha, sản lượng 1640 tấn. Hiện nay nông dân đang vệ sinh đồng ruộng và xuống giống vụ lúa thu đông với diện tích 320 ha. Rau màu tổng diện tích là 35 ha, trong đó 2.5 ha là dưa hấu, còn lại là các loại hoa màu khác. Trong dịp tết giá cả tăng cao, đa số nông dân thu hoạch đều có lãi, tuy nhiên một số diện tích thu hoạch ngoài tết giá cả thấp. (2) Chăn nuôi – thủy sản: Tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm ổn định, tuy nhiên đàn heo có xu hướng giảm do giá đầu ra thấp, người chăn nuôi không có lãi. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 16ha, giảm 17.4 ha do giá thức ăn và giá cả đầu ra không ổn định nên nông dân chuyển sang nghề khác. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật thường xuyên được quan tâm: mở một lớp tập huấn thâm canh cây khổ qua, 2 lớp phòng trừ rầy nâu sâu bệnh trên lúa, 1 lớp dạy nghề nuôi heo sinh sản, 1 lớp hội thảo máy vắt sữa bò. (3) Kinh tế hợp tác: Hiện nay có 3 tổ đang hoạt động mang lại hiệu quả gồm: tổ trồng rau an toàn, tổ nuôi ba ba, tổ gặt đập liên hợp. Triển khai ra dân thực hiện cánh đồng có giá trị tăng thêm 25 triệu đồng / ha/ năm. Mặc dù xã có nhiều cố gắng định hướng cho dân mô hình kinh tế hợp tác nhưng nhìn chung hoạt động còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. 2.2.1.2.Điều kiện xã hội: (1) Giáo dục: Các trường cơ bản hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ năm học 2008- 2009. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1, tuyển sinh lớp 6, xét tốt nghiệp THCS đều đạt 100% nghị quyết đề ra, đồng thời không để xảy ra tình trạng bỏ học ở bậc tiểu học tuy nhiên tỷ lệ bỏ học ở bậc trung học cơ sở vẫn còn xảy ra với tỷ lệ 1.7%. (2) Y tế: Xã đã thực hiện tốt chương trình quốc gia mục tiêu về y tế, xã đã tổ chức tiêm chủng đủ 7 bệnh cho 64 trẻ tiêm vacxin ngừa viêm não nhật bản cho trẻ e dưới 5 tuổi được 262/291 trẻ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 6 tuổi là 43/493. Công tác phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh được quan tâm thường xuyên tình hình bệnh ở người không cò đột biến lớn, đặc biệt dịch sốt xuất huyết được giám sát chặt chẽ, xử lý 1 ổ dịch nhỏ ở ấp3, lũy kế từ đầu năm đến nay xảy ra 13 ca sốt xuất huyết. Phối hợp với Đoàn khối công nhân viên chức tỉnh, Hội người cao tuổi tổ chức khám bệnh ch 150 người nghèo và người cao tuổi. Xã đã thực hiện chiến dịch uống vitamin A vòng I được 269/280 trẻ. (3) Văn hóa thông tin: Các đài truyền thanh thực hiện khá tốt công tác tiếp âm theo qui định. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa được nhân dân đồng tình hưởng ứng, có 1603/1603 đăng ký gia đình văn hóa, phối hợp MTTQ và các đoàn thể củng cố Ban vận động ấp văn hóa. Các phong trào văn nghệ thể dục thể thao từng bước được quan tâm tạo không khí vui tươi, sôi nổi. Tổ chức văn nghệ mừng Đảng – mừng xuân, các ngày lễ lớn, đại hội thể dục thể thao, tham dự các cuộc thi phòng chống bạo lực gia đình.Đội kiểm tra liên ngành 814 thường xuyên kiểm tra các hoạt động kinh doanh văn hóa. 2.2.2.Điều kiện kinh tế xã hội phường 5: 2.2.2.1. Điều kiện kinh tế: (1) Nông nghiệp: - Tổng diện tích gieo sạ là 229 ha, năng suất lúa đạt từ 5.5 tấn – 6 tấn / ha. Diện tích rau màu là 4.9 ha. - Tình hình nuôi trồng thủy sản ổn định. - Tổ chức hội thảo về phòng chống giống theo lịch gieo sạ để né rầy. - Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tương đối ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Tiếp tục triển khai công tác tiêm phòng chữa bệnh cúm gia cầm bổ sung và tiêm phòng chó dại và giám sát tình hình dịch bệnh gia súc và gia cầm trên địa bàn phường. - Tổng số lượng gia cầm tiêm là 65398 con. - Tiêm ngừa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docMUC LUC .DOC
  • docNHIEM_VU_AN.doc
Tài liệu liên quan