Khóa luận Tìm hiểu về giao thức định tuyến EIGRP trong Router của CISCO

NGUYÊN TẮC CHỌN ĐƯỜNG FEASIBLE SUCCESSOR.

1. Đường feasible successor là đường dự phòng, thay thế cho đường successor khi đường này bị sự cố.

2. Reported Distance (RD) của một đường đến một đích nào đó là chi phí được thông báo từ router láng giềng. Chi phí này phải nhỏ hơn Feasible Distance (FD) của đường successor hiện tại.

3. Nếu thỏa điều kiện trên thì có nghĩa là không có vòng lặp, đường đó sẽ được chọn làm feasible successor.

4. Đường feasible successor có thể thay thế cho đường successor khi cần thiết.

5. Nếu RD của một đường lớn hơn hoặc bằng FD của successor hiện tại thì đường đó không được chọn làm feasible successor.

6. Router phải tính toán cấu trúc mạng bằng cách thu thập thông tin từ tất cả các láng giềng.

7. Router gửi gói yêu cầu đến tất cả các láng giềng để tìm thông tin về đường đi và chi phí của đường đó đến mạng đích mà router đang cần.

8. Tất cả các láng giềng phải gửi gói đáp ứng để trả lời cho gói yêu cầu.

9. Router ghi nhận dữ liệu mới nhận được vào bảng cấu trúc mạng của mình.

10. Bây giờ DUAL đã có thể xác định đường successor mới và feasible successor mới nếu có dựa vào thông tin mới.

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2997 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu về giao thức định tuyến EIGRP trong Router của CISCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng giềng của nó. RIP và IGRP router chỉ đơn giản là phát quảng bá hay multicast các thông tin cập nhật của nó ra mọi cổng đã được cấu hình. Ngược lại, EIGRP router chủ động thiết lập mối quan hệ với các láng giềng của chúng, tương tự như cách làm của OSPF router. Hình 3: Quá trình thiết lập quan hệ láng giềng EIGRP router sử dụng các gói hello rất nhỏ để thực hiện việc thiết lập mối quan hệ thân mật với các router láng giềng. Mặc định, hello được gửi đi theo chu kỳ là 5 giây. Nếu router vẫn nhận được gói hello từ láng giềng thì nó vẫn sẽ xem như láng giềng này còn sống và các đường đi của nó vẫn còn hoạt động. Bằng cách thiết lập mối quan hệ này, EIGRP router có thể thực hiện được những việc sau: Tự động học được đường mới khi chúng kết nối vào hệ thống mạng. Xác định một router không còn kết nối hoặc không còn hoạt động nữa. Phát hiện sự hoạt động trở lại của các router. 2.4.2. GIAO THỨC CHUYỂN ĐỔI XÁC THỰC RTP (Reliable Transport Protocol): Là giao thức ở lớp vận chuyển, thực hiện việc chuyển gói EIGRP một cách tin cậy và có thứ tự đến tất cả các láng giềng. Trong mạng IP, host sử dụng TCP để vận chuyển các gói một cách tuần tự và tin cậy. Tuy nhiên, EIGRP là một giao thức độc lập với giao thức mạng, do đó nó không dựa vào TCP/IP để thực hiện trao đổi thông tin định tuyến giống như RIP, IGRP và OSPF đã làm. Để không bị phụ thuộc vào IP, EIGRP sử dụng RTP làm giao thức vận chuyển riêng độc quyền của nó để đảm bảo việc truyền tin định tuyến. Việc phân phát các gói EIGRP một cách có trật tự và được đảm bảo tới tất cả các láng giềng. Nó hỗ trợ truyền unicast và multicast trực tiếp cho các đối tác khác nhau cùng một lúc, giúp tối ưu hiệu quả hoạt động. EIGRP có thể yêu cầu RTP cung cấp dịch vụ truyền tin cậy hoặc không tin cậy tùy theo yêu cầu của từng trường hợp. Ví dụ, các gói hello được truyền theo định kỳ và cần phải càng nhỏ càng tốt nên chúng không cần phải dùng chế độ truyền tin cậy. Ngược lại, việc truyền tin cậy các thông tin định tuyến sẽ có thể làm tăng tốc độ hội tụ vì EIGRP router không cần chờ hết thời hạn mới truyền lại. 2.4.3. MÁY HẠN CHẾ TRẠNG THÁI DUAL finite state machine: Thành phần trung tâm của EIGRP là thuật toán DUAL (Diffusing Update Algorithm), là bộ máy tính toán đường đi của EIGRP. Tên đầy đủ của kỹ thuật này là DUAL finite-state machine (FSM). FSM là một bộ máy thuật toán nhưng không phải là một thiết bị cơ khí có các thành phần di chuyển được. FSM định nghĩa một tập hợp các trạng thái có thể trải qua, sự kiện nào gây ra trạng thái nào và sẽ có kết quả gì. Người thiết kế sử dụng FSM để lập trình cách mà một thiết bị, một chương trình máy tính hay một thuật toán định tuyến sẽ xử lý như thế nào với một tập hợp các dữ liệu đầu vào. DUAL FSM chứa tất cả các logic được sử dụng để tính toán và so sánh đường đi trong mạng EIGRP. DUAL lưu tất cả các đường đi mà láng giềng thông báo qua. Dựa trên thông số định tuyến tổng hợp của mỗi đường, DUAL so sánh và chọn ra đường có chi phí thấp nhât đến đích. DUAL đảm bảo mỗi một đường này là không có lặp vòng. Đường chính được chọn ra gọi là đường successor. Đường successor được lưu trên băng định tuyến và đồng thời cũng lưu trong bảng cấu trúc mạng. EIGRP giữ các thông tin quan trọng về đường đi và cấu trúc mạng trong bảng láng giềng và bảng cấu trúc mạng. Hai bảng này cung cấp cho DUAL các thông tin về đường đi khi cần thiết. Nếu có một đường liên kết bị đứt, DUAL sẽ tìm đường thay thế hoặc một feasible successor trong bảng cấu trúc mạng. Thể hiện quá trình quyết định cho tất cả các tính toán định tuyến, DUAL sẽ “theo dõi” tất cả các tuyến được quảng bá từ các láng giềng và dùng các thông tin khoảng cách (distance) như metric hoặc costđể chọn ra các tuyến hiệu quả, không lặp (loop-free) tới tất cả cả các mạng đích. 2.4.4. MODULES RIÊNG BIỆT THEO GIAO THỨC PDMs (Protocol-dependent modules): Một trong những ưu điểm nổi bật của EIGRP là nó được thiết kế thành từng phần riêng biệt theo giao thức. Nhờ cấu trúc này, nó có khả năng mở rộng và tương thích tốt nhất. Các giao thức được định tuyến như IP, IPX và Apple Talk được đưa vào EIGRP thông qua các PDM. EIGRP có thể dễ dàng tương thích với giao thức định tuyến mới hoặc các phiên bản mới của chúng như IPv6 chẳng hạn bằng cách them PDM vào. Mỗi PDM chịu trách nhiệm thực hiện mọi chức năng liên quan đến một giao thức được định tuyến. Ví dụ, phần IP-EIGRP chịu trách nhiệm các việc sau: Gửi và nhận các gói EIGRP chứa dữ liệu IP. Thông báo cho DUAL khi nhận được thông tin định tuyến IP mới. Duy trì kết quả chọn đường của DUAL trong bảng định tuyến IP. Phân phối thông tin định tuyến mà nó học được từ các giao thức định tuyến IP khác. 2.5. CÁC BẢNG DỮ LIỆU CỦA EIGRP EIGRP hoạt động dựa trên 3 bảng: Bảng láng giềng (Neighbor table) Bảng cấu trúc mạng (Topology table) Bảng định tuyến (Routing table) 2.5.1. BẢNG LÁNG GIỀNG Bảng láng giềng là bảng quan trọng nhất trong EIGRP. Mỗi router lưu giữ một bảng láng giềng, trong đó là danh sách các router thân mật với nó. Khi một router phát hiện và thiết lập kết nối với một láng giềng, nó sẽ ghi lại địa chỉ của láng giềng và cổng kết nối của láng giềng đó vào bảng láng giềng. Khi một láng giềng gởi gói hello, nó quảng bá cả hold-time - chính là khoảng thời gian định kỳ gửi gói hello (hay là thông số về khoảng thời gian lưu giữ). Nếu một gói hello không được gửi trong khoảng thời gian định kỳ, khi khoảng thời gian định kỳ này hết hiệu lực, DUAL sẽ thông báo sự thay đổi trong cấu trúc mạng và thực hiện tính toán lại đường mới. Bảng láng giềng cũng bao gồm các thông tin được yêu cầu bởi RTP. Sequence number được sử dụng để so sánh các gói xác nhận (acknowledgement) với các gói dữ liệu. Thời gian truyền “khứ hồi” (round trip time) cũng được lưu trong bảng láng giềng để ước lượng thời gian truyền lại tối ưu. Hình 4: Bảng láng giềng Bảng láng giềng liệt kê tất cả các router sử dụng giao thức định tuyến EIGRP gần nó. Trên hình vẽ ta thấy bảng láng giềng gồm có 2 phần đó là các router kế tiếp (Next-hop Router) và địa chỉ cổng kết nối của chúng (Interface). 2.5.2. BẢNG CẤU TRÚC MẠNG Liệt kê tất cả các tuyến đã học được tới từng mạng đích. Cung cấp dữ liệu để xây dựng nên bảng định tuyến. DUAL lấy thông tin từ bảng láng giềng và bảng cấu trúc mạng để tính toán chọn đường có chi phí thấp nhất tới mạng đích. Mỗi router EIGRP lưu một bảng cấu trúc mạng riêng tương ứng với từng loại giao thức mạng khác nhau. Khi router phát hiện ra láng giềng mới, nó gửi một bản cập nhật về các tuyến mà nó biết tới hàng xóm mới và cũng nhận được thông tin tương tự từ láng giềng này. Các thông tin cập nhật này xây dựng nên bảng cấu trúc mạng. Bảng cấu trúc mạng chứa các metric bao gồm AD và FD (đã xét ở trên). Lưu giữ đường dự phòng Feasible Successor (FS) . Thông tin về cổng giao tiếp mà router sử dụng để đi đến mạng đích. Bảng cấu trúc mạng sẽ thay đổi khi một tuyến kết nối trực tiếp với router thay đổi hoặc khi một láng giềng thông báo có sự thay đổi. 1 bảng cấu trúc có thể tồn tại ở một trong hai trạng thái: active hoặc passive. ở trạng thái active khi router đang thực hiện việc tính toán lại định tuyến tới đích, ở trạng thái passive trong trường hợp ngươc lại. Khi đang ở trạng thái active router không thể thay đổi được thông tin trong bảng định tuyến. Hình 5: Bảng cấu trúc mạng Bảng cấu trúc mạng lấy thông tin từ bảng láng giềng để xác định router đích (Destination 1) nằm ở đâu và tính toán các thông số FD và AD thông qua mỗi router láng giềng đó. 2.5.3. BẢNG ĐỊNH TUYẾN Lưu giữ danh sách các đường tốt nhất đến các mạng đích. Những thông tin trong bảng định tuyến được rút ra từ bảng cấu trúc mạng. Mỗi router EIGRP có bảng định tuyến riêng cho từng giao thức mạng khác nhau. Từ thông tin trong bảng láng giềng và bảng cấu trúc mạng, DUAL chọn ra một đường chính và đưa lên bảng định tuyến. Con đường được chọn làm đường chính đến mạng đích gọi là đường successor. Đến một mạng đích có thề có đến 4 successor. Những đường này có chi phí bằng nhau hoặc không bằng nhau. Hình 6 : Bảng định tuyến Bảng định tuyến liệt kê tất cả những đường tốt nhất từ bảng cấu trúc mạng. Hình 7: Mối quan hệ các bảng dữ liệu EIGRP 2.6. CÁC GÓI DỮ LIỆU CỦA EIGRP 2.6.1. GÓI HELLO Phát hiện các láng giềng, được gởi như gói multicast, không yêu cầu xác nhận. EIGRP dựa vào các gói hello để phát hiện, kiểm tra và tái phát hiện các router láng giềng. Tái phát hiện có nghĩa là router EIGRP không nhận được hello từ một router láng giềng trong suốt khoảng thời gian lưu giữ nhưng sau đó router láng giềng này lại tái lập lại thông tin liên lạc. Chu kỳ gửi hello của EIGRP router có thể cấu hình được. Khoảng thời gian hello mặc định phụ thuộc vào băng thông trên từng cổng của router. Trong mạng IP, EIGRP router gửi hello theo địa chỉ multicast 224.0.0.10. EIGRP router lưu thông tin về các láng giềng trong bảng láng giềng. Bảng láng giềng này có lưu số thứ tự (Seq No) và thời gian lưu giữ của gói EIGRP cuối cùng nhận được từ mỗi router láng giềng. Theo định kỳ và trong giới hạn của khoảng thời gian lưu giữ, router phải nhận được gói EIGRP thì những đường tương ứng mới có trạng thái passive. Trạng thái Passive có nghĩa là trạng thái hoạt động ổn định. Nếu router không nghe ngóng được gì về router láng giềng trong suốt khoảng thời gian lưu giữ thì EIGRP sẽ xem như láng giềng đó đã bị sự cố và DUAL phải tính toán lại bảng định tuyến. Mặc định, khoảng thời gian lưu giữ gấp 3 lần chu kỳ hello. Người quản trị mạng có thể cấu hình giá trị cho 2 khoảng thời gian này phù hợp hơn với cả hệ thống của mình. Bảng 3: Giá trị mặc định của thời gian hello và thời gian lưu giữ trong EIGRP Băng thông Ví dụ về đường truyền (multipoint Frame Relay) Khoảng thời gian giữa 2 lần gửi gói hello Thời gian lưu giữ mặc định 1.544 Mbps hoặc bé hơn Thay đổi khung đa điểm 60 giây 180 giây Lớn hơn 1.544 Mbps T1, Enthernet 5 giây 15 giây OSPF bắt buộc các router láng giềng với nhau phải có cùng khoảng thời gian hello và khoảng thời gian bất động thì mới có thể thông tin liên lạc với nhau được. EIGRP thì không yêu cầu như vậy. Router sẽ học các khoảng thời gian của router láng giềng thông qua việc trao đổi gói hello. Chúng sẽ dùng thông tin trong đó để thiết lập mối quan hệ ổn định mà không cần các khoảng thời gian này phải giống nhau giữa chúng. Gói hello thường được gửi theo chế độ không bảo đảm tin cậy. Điều này có nghĩa là không có báo nhận cho các gói hello. 2.6.2. GÓI CẬP NHẬT Update (cập nhật): Chứa các thông tin về sự thay đổi tuyến. Chúng có thể gửi như gói unicast tới router cụ thể nào đó, hoặc có thể là multicast cho nhiều router. Gói cập nhật được sử dụng khi router phát hiện một láng giềng mới. Ruter EIGRP sẽ gửi gói cập nhật cho router láng giềng mới này để nó có thể xây dựng bảng cấu trúc mạng. Có thể sẽ cần nhiều gói cập nhật mới có thể truyền tải hết các thông tin cấu trúc mạng trong router láng giềng mới này. Gói cập nhật còn được sử dụng khi router phát hiện sự thay đổi trong cấu trúc mạng. Trong trường hợp này, EIGRP router sẽ gửi multicast gửi cập nhật cho mọi router láng giềng của nó để thông báo về sự thay đổi. Mọi gói cập nhật đều được gửi bảo đảm. 2.6.3 GÓI YÊU CẦU Query (Yêu cầu ): Khi router thực hiện tính toán định tuyến không có feasible successor, nó gởi gói query tới các láng giềng để xác định xem các láng giềng có feasible successor tới đích hay không. Các gói này gửi theo kiểu multicast, nhưng đôi khi có thể theo kiểu unicast. EIGRP router sử dụng gói yêu cầu khi nó cần một thông tin đặc biệt nào đó từ một hay nhiều láng giềng của nó. 2.6.4. GÓI ĐÁP ỨNG Reply (Đáp ứng ): Trả lời lại gói query ở trên, gửi theo kiểu unicast. Nếu một EIGRP router mất successor và nó không tìm được feasible successor để thay thế thì DUAL sẽ đặt con đường đến mạng đích đó vào trạng thái active. Sau đó router gửi multicast gói yêu cầu đến tất cả các láng giềng để cố gắng tìm successor mới cho mạng đích này. Router láng giềng phải trả lời bằng gói đáp ứng để cung cấp thông tin hoặc cho biết là không có thông tin nào khác có thể khả thi. Gói yêu cầu có thể được gửi multicast hoặc chỉ gửi cho một máy, còn gói đáp ứng thì chỉ gửi cho máy nào gửi yêu cầu mà thôi. Cả hai loại gói này đều được gửi bảo đảm. Gói đáp ứng được sử dụng để trả lời cho các gói yêu cầu. 2.6.5. GÓI BÁO NHẬN ACK (Báo nhận ): Xác nhận các gói cập nhật, yêu cầu và đáp ứng, nó chứa giá trị xác nhận khác không, nó là một gói hello được truyền tin cậy. EIGRP sử dụng các gói báo nhận để xác nhận là đã nhận được gói EIGRP trong quá trình trao đổi tin cậy. Giao thức vận chuyển tin cậy (RTP – Reliable Transport Protocol) cung cấp dịch vụ liên lạc tin cậy giữa hai host EIGRP. Gói báo nhận chính là gói hello mà không có dữ liệu. Không giống như hello được gửi multicast, các gói báo nhận chỉ gửi trực tiếp cho một máy nhận. Báo nhận có thể được kết hợp vào loại gói EIGRP khác như gói trả lời chẳng hạn. 2.7. THUẬT TOÁN VÀ KỸ THUẬT CỦA EIGRP 2.7.1. MÔ TẢ THUẬT TOÁN DUAL EIGRP sử dụng giải thuật DUAL để quảng cáo các route đến các láng giềng và chọn đường đi đến đích. 2.7.1.1. VÍ DỤ VỀ GIẢI THUẬT DUAL FD (Feasible Distance) là chi phí thấp nhất của đường đến một mạng đích. Hình 8: Giải thuật DUAL Router A tính toán tất cả các khoảng cách khả thi tới mạng 7 qua các router láng giềng của nó. Cụ thể ở đây là các router láng giềng H, B, D lần lượt có các giá trị FD là 130, 121, 240. Những thông số này Router lưu giữ trong bảng cấu trúc mạng. Lấy các thông số từ bảng láng giềng và sau khi tính toán sẽ đưa vào bảng định tuyến. Việc tính toán đường FD từ các router láng giềng. Mỗi router lưu giữ các thông tin về láng giềng của nó chính vì vậy giải thuật chỉ đơn giản là cộng lần lượt tất các các khoảng cách giữa các láng giềng với nhau và cho tới mạng đích. Vì những thông số này có sẵn trong bảng láng giềng do vậy giải thuật DUAL thực hiện rất nhanh. 2.7.1.2. BẢNG TÍNH TOÁN GIẢI THUẬT DUAL RD (Reported Distance) của một đường đến một đích nào đó là chi phí được thông báo từ router láng giềng. Hình 9: Tính toán giải thuật FC (Feasibility condition) là điều kiện yêu cầu để RD < FD nhằm đảm bảo hình thành các loop-free đường đi khi xây dựng bảng cấu trúc mạng. EIGRP Successor là router EIGRP láng giềng thỏa mãn điều kiện FC và có chi phí nhỏ nhất đi đến đích. Successor được dùng như là next hop để chuyển tiếp gói tin đi đến mạng đích. Feasible successor là router EIGRP láng giềng thỏa mãn điều kiện FC nhưng không được chọn là Successor nên thường dùng như các tuyến dự phòng. Khi các đường Successor gặp sự cố thì router lập tức chuyển sang các đường dự phòng. Nó sẽ chọn đường dự phòng nào có chỉ số RD thấp nhất thành đường Successor. 2.7.1.3. TÍNH TOÁN BẢNG ĐỊNH TUYẾN Hình 10: Tính toán bảng định tuyến Router B được chọn là successor vì router B có FD nhỏ nhất (metric = 121) để đến network 7 khi xuất phát từ A. Để chọn feasible successor, router A kiểm tra RD của các router EIGRP láng giềng [RD(H)= 30, RD(D) = 140 ] xem có nhỏ hơn FD của successor hay không (FD = 121). Router H sẽ được chọn làm feasible successor vì có RD = 30 nhỏ hơn FD = 121 của successor. Router D không là successor hay feasible successor vì có RD = 140 > 121 và do đó không thỏa mãn điều kiện FC. Passive route – passive route là router có một successor đúng đi đến đích. Active route – active route là router mất quyền làm successor và không có feasible successor thay thế, khi đó router phải tìm các router khác để đi đến đích. Khi lựa chọn được đường Successor thì các thông tin trong bảng cấu trúc được đưa lên bảng định tuyến. Trong bảng định tuyến lúc này sẽ là những thông tin về Router B và FD của router B. 2.7.1.4. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THUẬT TOÁN DUAL TRÊN ROUTER Thuật toán DUAL phức tạp giúp cho EIGRP hội tụ nhanh. Để hiểu rõ hơn về quá trình hội tụ với DUAL, ta xét ví dụ ở hình 12. Mỗi router xây dựng một bảng cấu trúc mạng chứa các thông tin về đường đi đến mạng A. Mỗi bảng cấu trúc mạng trong ví dụ ở các hình 11-16 có các thông tin sau: Giao thức định tuyến là giao thức EIGRP. Chi phí thấp nhất của đường đến một mạng đích gọi là Feasible Distance (FD). Chi phí của một đường đến một mạng đích do router láng giềng thông báo qua gọi là Reported Distance (RD). NGUYÊN TẮC CHỌN ĐƯỜNG FEASIBLE SUCCESSOR. Đường feasible successor là đường dự phòng, thay thế cho đường successor khi đường này bị sự cố. Reported Distance (RD) của một đường đến một đích nào đó là chi phí được thông báo từ router láng giềng. Chi phí này phải nhỏ hơn Feasible Distance (FD) của đường successor hiện tại. Nếu thỏa điều kiện trên thì có nghĩa là không có vòng lặp, đường đó sẽ được chọn làm feasible successor. Đường feasible successor có thể thay thế cho đường successor khi cần thiết. Nếu RD của một đường lớn hơn hoặc bằng FD của successor hiện tại thì đường đó không được chọn làm feasible successor. Router phải tính toán cấu trúc mạng bằng cách thu thập thông tin từ tất cả các láng giềng. Router gửi gói yêu cầu đến tất cả các láng giềng để tìm thông tin về đường đi và chi phí của đường đó đến mạng đích mà router đang cần. Tất cả các láng giềng phải gửi gói đáp ứng để trả lời cho gói yêu cầu. Router ghi nhận dữ liệu mới nhận được vào bảng cấu trúc mạng của mình. Bây giờ DUAL đã có thể xác định đường successor mới và feasible successor mới nếu có dựa vào thông tin mới. Hình 11 : Các router kết nối tới mạng A Cột cấu trúc mạng (topology) trong hình12 cho biết đường nào là đường chính hay còn gọi là đường successor, đường nào là đường dự phòng hay còn gọi là feasible successor (FS). Mạng EIGRP sẽ hoạt động theo các bước mô tả bên dưới để tiến hành hội tụ giữa các router. Hiện tại các router có các thông tin về đường đến mạng A như sau: Router C có một đường successor là đường qua Router B. Router C có một đường feasible successor là đường qua Router D. Router D có một đường successor là đường qua Router B. Router D không có đường feasible successor. Router E có một đường successor là đường qua Router D. Router E không có đường feasible successor. Sau đây sẽ mô tả mỗi Router thực hiện nguyên tắc chọn feasible successor như thế nào khi đường liên kết giữa Router D và Router B bị đứt: Hình 12: Kết nối Router B và Router D bị đứt Trong Router D (hình 13): Đường đi qua Router B bị xóa khỏi bảng cấu trúc mạng. Đường này là đường successor. Router không xác định được feasible successor trước đó. Router D phải tính toán lại đường mới. Trong Router C: Đường đến mạng A qua Router D bị đứt. Đường này bị xóa khỏi bảng. Đường này là successor của Router C. Hình 13: Router D gửi gói yêu cầu tới các láng giềng Trong router D (Hình 14): Router D không có feasible successor. Do đó, nó không thể chuyển qua đường dự phòng được. Router D phải tính toán lại cấu trúc mạng. Cong đường đến mạng A được đặt vào trạng thái Active. Router D gửi gói yêu cầu cho tất cả các láng giềng kết nối với nó là Router C và Router E để yêu cầu gửi thông tin về mạng. Trước đó, Router C có đường qua Router D. Trước đó, Router D không có đường qua Router E. Trong Router E: Đường đến mạng A thông qua Router D bị đứt. Đường này là đường successor của Router E. Router E không có feasible successor. Lưu ý rằng RD của đường thông qua Router C là 3, bằng với chi phí của đường successor qua Router D. Hình 14: Router E gửi gói yêu cầu tới Router C; Router C trả lời Router D về thông tin kết nối tới mạng A Trong Router C (Hình 15): Router E gửi gói yêu cầu cho Router C. Router C xóa đường qua Router E khỏi bảng. Router C trả lời cho Router D với thông tin về đường mới đến mạng A. Trong Router D: Trạng thái của đường đến mạng A vẫn là Active vì công việc tính toán lại chưa hoàn tất. Router C trả lời cho Router D để xác nhận là đường đến mạng A đang hoạt động với chi phí là 5. Router D vẫn đang chờ đáp ứng từ Router E. Trong Router E: Trong Router E không có feasible successor đến mạng A. Do đó, Router E đánh dấu trạng thái con đường đến mạng A là Active. Router E phải tính toán lại cấu trúc mạng. Router E xóa đường đi qua Router D ra khỏi bảng. Router E gửi gói yêu cầu cho Router C để yêu cầu thông tin về mạng. Trước đó, Router E đã có thông tin về đường đi qua Router C. Đường này có chi phí là 3, bằng với chi phí của đường successor. Hình 15: Router C trả lời Router E; Router E tìm được đường successor tới mạng A Trong Router E (Hình 16): Router C trả lời lại thông tin về đường đến mạng A có RD là 3. Bây giờ Router E có thể chọn đường qua Router C làm successor với FD là 4 và RD là 3. Trạng thái của đường đến mạng A được đổi từ Active sang Passive. Lưu ý : trạng thái Passive là trạng thái mặc định khi router vẫn nhận được gói hello từ đường đó. Do đó trong ví dụ này chỉ cần đánh dấu trạng thái Active thôi. Hình 16: Router E trả lời Router D; Router D ghi nhận con đường tới mạng A từ Router E. Trong Router E (Hình 17): Router E gửi đáp ứng cho Router D để cung cấp thông tin về mạng của Router E. Trong Router D: Router D nhận được gói hồi đáp từ Router E với những thông tin về mạng của Router E. Router D ghi nhận con đường đến mạng A thông qua Router E. Con đường này trở thành một đường successor nữa vì nó có chi phí bằng với đường thông qua Router C và nó có RD nhỏ hơn FD của đường thông qua Router C. 2.7.2. KỸ THUẬT VLSM Khi mạng IP phát triển lớn hơn, người quản trị mạng phải có cách sử dụng không gian địa chỉ của mình một cách hiệu quả hơn. Một trong những kỹ thuật thường được sử dụng là VLSM. Với VLSM người quản trị mạng có thể chia địa chỉ mạng có subnet mask dài cho mạng có ít host và địa chỉ mạng có subnet mask ngắn cho mạng nhiều host. VLSM cho phép một tổ chức sử dụng chiều dài subnet mask khác nhau trong một địa chỉ mạng lớn. VLSM còn được gọi là chia subnet trong một subnet lớn hơn giúp tận dụng tối đa không gian địa chỉ. Địa chỉ IP bao gồm 2 phần: địa chỉ mạng, và địa chỉ của host ( như địa chỉ của PC, printer, scanner,…). 2 phần này được xác định bởi Subnetmask (còn gọi là mặt nạ) kèm theo IP đó. Bảng 4: Địa chỉ IP và Subnet mask Decemal Binary IP 192.168.10.10 1100000000.10001000.00001010.00001010 Subnet Mask 192.168.10.0/24 1100000000.10001000.00001010.00000000 Địa chỉ mạng 192.169.10.0 1100000000.10001000.00001010.00000000 Địa chỉ host 192.168.10.10 1100000000.10001000.00001010.00001010 Đặt sự chú ý vào cách thể hiện ở dạng nhị phân. Những host cùng một mạng thì trong địa chi IP, phần SubnetMask giống hệt nhau. Như vậy, Subnet Mask tạo ra “mặt nạ” xác định số bit nào dùng để đánh địa chỉ mạng. Ý tưởng của VLSM là bên cạnh những lớp mạng đã được chuẩn hóa (lớp A, B, C). Với lớp A, có đến 24 bit sau cùng được dùng để đánh địa chỉ host, có 126 địa chỉ mạng. Với lớp B thì có 16 bit địa chỉ cho host; với lớp C thì có 8 bit địa chỉ cho host. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu sử dụng mà ta cần số host và số mạng hợp lý hơn.VLSM giúp ta tạo ra sự linh hoạt này. Và một điều chú ý nữa khi dùng VLSM là thiết bị (router) và định tuyến protocol có hỗ trỡ VLSM hay không. Giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ mạng lớn hơn thành nhiều địa chỉ mạng con có kích thước khác nhau như địa chỉ mạng có 30 bit subnet mask, 255.255.255.532 để dành cho các kết nối mạng địa chỉ mạng có 24 bit subnet mask, 255.255.255.0 để dành cho các mạng có dưới 254 user, các địa chỉ mạng có 22 bit subnet mask, 255.255.22 để dành cho các mạng có tới 100 user. Hình 17: Phân chia địa chỉ IP theo VLSM 2.7.3. LƯỢC ĐỒ ĐỊA CHỈ CIDR CIDR (classless Inter – Domain Định tuyến) là một lược đồ địa chỉ mới cho internet, nó cho phép sử dụng hiệu quả tài nguyên địa chỉ IP hơn là mô hình lược đồ địa chỉ chia thành các lớp A, B, C cũ. Classless Inter-Domain Định tuyến (CIDR) thay thế cách phân chia địa chỉ kiểu cũ (theo lớp A, B, C) ở chỗ có các phần bit chỉ định mạng được linh hoạt hơn. Thay vì bị giới hạn các bit chỉ thị mạng (Block Prefix) là 8, 16 hay 24 bit, CIDR hiện nay sử dụng bất kỳ bit nào từ vị trí 13 đến 27. Vì thế, block địa chỉ thu được có thể thiết kế cho mạng nhỏ khoảng 32 host hoặc những mạng cỡ lớn trên 500,000 host. Điều này cho phép sự phân chia địa chỉ gần hơn với nhu cầu của các mạng mới được thiết lập. Bảng 5: Phân bố lượng bit chỉ thị mạng và số lượng host Số bit chỉ thị mạng Tương đương với lớp C Số lượng địa chỉ Host /27 1/8 lớp C 32 host /26 ¼ lớp C 64 host /25 ½ lớp C 128 host /24 1 lớp C 256 host /23 2 lớp C 512 host /22 4 lớp C 1.024 host /21 8 lớp C 2.048 host /20 16 lớp C 4.096 host /19 32 lớp C 8.192 host /18 64 lớp C 16.384 host /17 128 lớp C 32.768 host /16 256 lớp C 65.536 host (=1 lớp B) /15 512 lớp C 131.072 host /14 1.024 lớp C 262.144 host /13 2.048 lớp C 524.288 host Một địa chỉ CIDR cũng bao gồm 32 bit như địa chỉ IP chuẩn và thêm vào đó là thông tin có bao nhiêu bit được sử dụng để đánh địa chỉ mạng. Ví dụ, trong địa chỉ CIDR 206.13.01.48/25, thì "/25" chỉ ra rằng 25 bit đầu tiên được sử dụng cho việc xác định ra một mạng duy nhất và các bit còn lại thì được sử dụng để đánh địa chỉ các host trong mạng. Mô hình địa chỉ CIDR cũng cho phép có được sự định tuyến tập trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5EIGRP.doc