Khóa luận Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của chi nhánh ngân hàng công thương An Giang

MỤC LỤC

MỤC LỤC. 1

DANH MỤC SƠ ĐỒ. 3

DANH MỤC BIỂU BẢNG. 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ. 3

DANH MỤC TỪVIẾT TẮT. 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀTÀI. 5

I. CƠSỞHÌNH THÀNH ĐỀTÀI:. 5

II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:. 6

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:. 6

IV. Ý NGHĨA THỰC TIỄN:. 7

CHƯƠNG II: CƠSỞLÝ LUẬN. 8

I. LÝ LUẬN VỀSẢN PHẨM DỊCH VỤNGÂN HÀNG:. 8

1. Định nghĩa vềsản phẩm dịch vụngân hàng:. 8

2. Chỉtiêu chất lượng trong sản phẩm dịch vụngân hàng:. 8

3. Vai trò của sản phẩm dịch vụngân hàng trong cuộc sống:. 8

II. LÝ THUYẾT VỀCÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤNGÂN HÀNG DÀNH CHO

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN:. 9

1. Đặc điểm giao dịch của khách hàng cá nhân:. 9

2. Lý luận vềcác sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân:. 9

2.1. Nhóm sản phẩm huy động vốn:. 9

2.2. Nhóm sản phẩm cho vay:. 10

2.3. Nhóm dịch vụ:. 12

III. TÓM TẮT CHƯƠNG II:. 17

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀCHI NHÁNH NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG AN GIANG. 18

I. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN VÀ TÌNHHÌNH KINH TẾXÃ HỘI

TỈNH AN GIANG:. 18

II. GIỚI THIỆU VỀNGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM:. 18

1. Lịch sửhình thành và phát triển:. 18

2. Giá trịvăn hóa của vietinbank qua thương hiệu và logo: . 19

III. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀCHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG

THƯƠNG AN GIANG:. 20

1. Quá trình thành lập và phát triển:. 20

2. Cơcấu tổchức và bộmáy quản lý:. 21

2.1 Cơcấu tổchức:. 21

2.2. Chức năng của các phòng ban:. 22

3. Các hoạt động chính của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương An Giang:

. 23

SVTH: Nguyễn ThịTú Trinh

1

Tìm hiểu vềsản phẩm dịch vụngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của CNNHCTAG

3.1. Huy động vốn:. 23

3.2. Tín dụng:. 23

3.3. Thanh toán và Tài trợthương mại:. 24

3.4. Ngân quỹ:. 24

3.5. Thẻvà ngân hàng điện tử:. 25

4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:

. 25

4.1. Thuận lợi:. 25

4.2. Khó khăn. 25

5. Kết quảhoạt động kinh doanh của Vietinbank An Giang từnăm 2006 -

2008:. 25

6. Mục tiêu hướng tới của Ngân hàng:. 27

7. Định hướng hoạt động của Ngân hàng:. 28

IV.KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:. 28

CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤCỦA

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG TỪNĂM 2006 - 2008

. 29

I. NHÓM SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN:. 29

1. Tình hình huy động vốn của CNNHCTAG trong ba năm vừa qua:. 29

2. Tìm hiểu vềsản phẩm huy động vốn từTKTG của khách hàng cá nhân tại

CNNHCTAG:. 30

II. NHÓM SẢN PHẨM CHO VAY:. 34

1. Đối tượng cho vay:. 34

2. Phương thức cho vay:. 34

3. Thời hạn cho vay:. 34

4. Lợi ích:. 35

5. Thực trạng cho vay đối với cá nhân của CNNHCTAG trên địa bàn:. 35

III. NHÓM DỊCH VỤ: . 38

1. Dịch vụthẻVietinbank An Giang: . 39

1.1. Thẻghi nợE-Partner:. 39

1.2. Thẻtín dụng quốc tế:. 40

1.3. Kết quảcủa quá trình cung cấp dịch vụthẻcủa Vietinbank An Giang

trong ba năm vừa qua:. 41

2. Dịch vụchuyển tiền:. 42

2.1. Chuyển tiền trong nước:. 42

2.2. Chuyển tiền ra nước ngoài:. 43

2.3. Dịch vụchuyển tiền kiều hối:. 43

2.4. Lợi ích của dịch vụchuyển tiền tại CNNHCTAG:. 44

3. Thực trạng họat động chuyển tiền của Ngân hàng trong ba năm vừa qua

đạt kết quảnhưsau:. 44

4. Dịch vụkhác:. 45

IV. CÁC GIẢI PHÁP:. 46

1. Đánh giá chung:. 46

2. Các giải pháp đểphát triển sản phẩm dịch vụvà nâng cao hiệu quảhoạt

động kinh doanh của Chi nhánh: . 47

SVTH: Nguyễn ThịTú Trinh

2

Tìm hiểu vềsản phẩm dịch vụngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của CNNHCTAG

V. KẾT LUẬN CHƯƠNG IV:. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 51

pdf55 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của chi nhánh ngân hàng công thương An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới đặc điểm kinh tế của An Giang, nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát triển của mọi người, mọi nhà và mọi doanh nghiệp. Đặc biệt với các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng Chi nhánh đã làm cho khách hàng hàng thật sự thích thú và hài lòng bởi sự tiện lợi mà chúng mang lại cho khách hàng. Thực tế hướng kinh doanh đa dạng này đã đạt được những kết quả khả quan. Trong hoạt động kinh doanh, Chi nhánh luôn tuân thủ theo tiêu chí: “ Mở rộng doanh số hoạt động gắn liền với quản trị có hiệu quả nguồn vốn đầu tư”. Để phát triển ngày càng vững mạnh hơn, Chi nhánh Vietinbank An Giang Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất cho nhu cầu của khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Tú Trinh 20 Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của CNNHCTAG SVTH: Nguyễn Thị Tú Trinh 21 CNNHCTAG còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội trong tỉnh An Giang. Chi nhánh luôn đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho khách hàng, tạo được vị thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình. Với những thành tích đạt được chi nhánh đã góp phần phát triển kinh tế địa phương, góp phần thực hiện tốt 3 chương trình kinh tế lớn của tỉnh đề ra (khuyến công, khuyến nông và khuyến ngư). 2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý: 2.1 Cơ cấu tổ chức: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang số lượng các ngân hàng ngày càng gia tăng bởi lẽ đây là thị trường tiềm năng, rất có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai. Chính vì vậy, để có thể khai thác tối đa tiềm lực của vùng, Vietinbank An Giang đã xây dựng cho mình một cơ cấu quản lý hài hòa và mở rộng mạng lưới giao dịch tại các huyện thị trong tỉnh. Ngoài trụ sở chính đặt tại 270 – Lý Thái Tổ - Long Xuyên – An Giang, Chi nhánh còn có bốn đơn vị trực thuộc tại các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh: - Phòng giao dịch TP Long Xuyên đặt tại: 20 – 22 Ngô Gia Tự, TP Long Xuyên, An Giang. - Chi nhánh NHCT thị xã Châu Đốc đặt tại: 68 – 70, Nguyễn Hữu Cảnh, TX Châu Đốc. - Phòng giao dịch NHCT huyện Chợ Mới đặt tại: Số 56 Nguyễn Huệ, Chợ Mới, An Giang. - Phòng giao dịch NHCT huyện Thoại Sơn đặt tại: Số 2, thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang. - Phòng giao dịch NHCT huyện Châu Thành đặt tại: Ấp Hòa Phú, thị trấn An Châu, Châu Thành, An Giang. Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương An Giang: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng kế toán giao dịch Phòng tổ chức hành chính Phòng thông tin điện toán Phòng quản lý rủi ro PGD Thoại Sơn PGD Chợ Mới PGD TP Long Xuyên PGD Châu Thành Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của CNNHCTAG 2.2. Chức năng của các phòng ban: 2.2.1. Ban giám đốc: Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, có chức năng quản lý và điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh, hướng dẫn, chỉ đạo, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của cấp trên giao, được quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật, cán bộ, công nhân viên của đơn vị. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể lãnh đạo trong phong trào thi đua và đảm bảo quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh theo chế độ quy định. Ban giám đốc là đại diện ký kết các hợp đồng với khách hàng, là nơi xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra các chiến lược hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 2.2.2. Phòng tổ chức hành chính - Thực hiện chức năng tổ chức và đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCTVN. - Thực hiện quản lý lao động, điều đông, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của Chi nhánh. Thực hiện chính sách về tiền lương và các chế độ phụ cấp, trợ cấp, đề bạc, khen thưởng và chế độ hưu trí của cán bộ. - Thực hiên các thủ tục pháp lý, công tác cán bộ do Nhà nước ban hành. 2.2.3. Phòng thông tin điện toán: Thực hiện chức năng quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại Chi nhánh. Thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh. 2.2.4. Phòng quản lý rủi ro: Có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh. Thực hiện việc quản lý, giám sát các danh mục cho vay, đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng nhằm làm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Thực hiện công tác đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động Ngân hàng theo chỉ đạo của NHCTVN. 2.2.5. Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trưc tiếp giao dịch với các khách hàng là doanh nghiệp. - Thực hiện các chức năng liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng theo chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN. - Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. - Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ các doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước và NHCTVN. - Thực hiện tiếp thu hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ. SVTH: Nguyễn Thị Tú Trinh 22 Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của CNNHCTAG - Thẩm định xác định quản lý các giới han tín dụng cho khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCTVN. 2.2.6. Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dich với khách hàng là cá nhân. - Thực hiện các chức năng liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN. - Thực hiện quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho các khách hàng là cá nhân. - Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ các cá nhân theo quy định của Nhà nước và NHCTVN. - Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN. 2.2.7. Phòng kế toán giao dịch: Là nơi thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán như: Thu – chi tiền theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, ghi chép tất cả các phát sinh trong ngày nhằm đảm bảo thực hiện chính xác, kịp thời theo đúng chế độ quy định. Ngoài ra, phòng kế toán còn có chức năng hạch toán chuyển khoản giữa Chi nhánh với khách hàng, giữa Chi nhánh với Ngân hàng khác, phát hành séc theo yêu cầu của khách hàng, làm thanh toán dịch vụ qua mạng vi tính. 2.2.8. Phòng tiền tệ kho quỹ: Là nơi quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện chức năng ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các quỹ giao dịch trong và ngoài quỹ, thu chi tiền mặt cho các khách hàng có số lượng giao dịch lớn. 2.2.9. Các phòng giao dịch tại các huyện thị trong tỉnh: Thực hiện các chức năng giao dịch với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong việc: Cho vay, huy động vốn, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, quảng cáo, tiếp thị Công việc của phòng giao dịch cũng giống như CNNHCTAG, tuy nhiên phạm vi hoạt động của các phòng giao dịch hẹp hơn và doanh số giao dịch nhỏ hơn tại Chi nhánh. 3. Các hoạt động chính của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương An Giang: 3.1. Huy động vốn: Ngân hàng được huy động vốn dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn hoặc tiền gửi khác bằng VNĐ hoặc ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của NHCTVN và của NHNNVN. 3.2. Tín dụng: CNNHCTAG được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, và các hình SVTH: Nguyễn Thị Tú Trinh 23 Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của CNNHCTAG thức khác theo quy định của NHNN. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. ¾ Cho vay: Ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: - Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. - Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài. - Cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khác. - Thấu chi, cho vay tiêu dùng. - Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế. - Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. ¾ Chiết khấu: Ngân hàng chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. 3.3. Thanh toán và Tài trợ thương mại: Hoạt động dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại của Ngân hàng bao gồm các hoạt động sau: - Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. - Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). - Chuyển tiền trong nước và quốc tế. - Chuyển tiền nhanh Western Union. - Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc. - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM - Chi trả Kiều hối 3.4. Ngân quỹ: - Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap) - Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu) - Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... SVTH: Nguyễn Thị Tú Trinh 24 Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của CNNHCTAG 3.5. Thẻ và ngân hàng điện tử: - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD) - Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). - Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking 4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: 4.1. Thuận lợi: - Tăng trưởng nhanh qui mô Tài sản Nợ, Tài sản Có và các nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ tích cực có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dân cư. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ chế, quy chế về nghiệp vụ và điều hành nội bộ. - Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. - Đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động, có tinh thần học tập cao, thái độ phục vụ tốt. - Các khách hàng của Ngân hàng đa số là khách hàng truyền thống, có uy tín, vay trả đúng hạn hợp đồng, sử dụng vốn vay đúng mục tiêu, có hiệu quả và gắn bó với Ngân hàng. - NHCT là một hệ thống rộng khắp cả nước nên chủ động được nguồn vốn dồi dào, có thể điều hòa vốn cho các Chi nhánh trong cả nước. Đó là thuận lợi của CNNHCTAG trong việc đảm bảo tính thanh khoản của mình. 4.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên thì còn những khó khăn vẫn tồn tại: - Nhu cầu vay vốn của khách hàng để mở rộng sản xuất còn cao nhưng khách hàng chưa đủ hoặc không có tài sản thế chấp, đã làm hạn chế việc đầu tư vốn của Ngân hàng. - Các khách hàng nông thôn vẫn còn xa lạ với các dịch vụ ngân hàng hiện đại mà Ngân hàng cung cấp. - Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng gây gắt, khả năng mở rộng thị trường bị hạn chế. - Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình trạng lạm phát tăng cao đã làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm mạnh, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển của Ngân hàng. 5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank An Giang từ năm 2006 - 2008: Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng chỉ có thể tồn tại và đứng vững được khi mà hoạt động kinh doanh của mình tạo ra lợi nhuận, khả năng sinh lời chính là kết quả cụ thể nhất của quá trình kinh doanh, nó là thước đo quan trọng giúp đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng trong 3 năm qua. SVTH: Nguyễn Thị Tú Trinh 25 Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của CNNHCTAG Bảng 1: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank An Giang từ năm 2006 – 2008: ĐVT: Triệu đồng Năm 2007/2006 Năm 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tăng trưởn g (%) Số tiền Tăng trưởn g (%) - Tổng thu nhập, trong đó: 80.255 118.828 192.082 38.573 48,06 73.254 61,65 + Thu từ hoạt động tín dụng 78.782 117.206 190.360 38.424 48,77 73.154 62,41 + Thu dịch vụ 1.473 1.622 1.722 149 10,12 100 6,17 - Tổng chi phí 65.027 87.851 166.042 22.824 35,10 78.191 89,00 + Trong đó: Trích DPRR 0 931 1.795 931 864 92,80 - Lợi nhuận 15.228 30.977 26.040 15.749 103,4 2 -4.937 -15,94 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của CNNHCTAG từ năm 2006 - 2008) Năm 2006, thu nhập của chi nhánh là 80.255 triệu đồng, trong đó thu từ hoạt động tín dụng chiếm 98,16%/tổng thu nhập, thu từ hoạt động dịch vụ còn thấp chỉ chiếm 1,84%/tổng thu nhập; Năm 2007 thu từ tín dụng chiếm 98,64%, thu từ dịch vụ chiếm 1,36%; Năm 2008 thu từ tín dụng chiếm 99,61%, thu từ dịch vụ chiếm 0,39%. Sự chênh lệch về doanh thu từ tín dụng và dịch vụ quá lớn cho thấy Chi nhánh quá chú trọng đến mảng tín dụng, các dịch vụ của Chi nhánh còn hạn chế, chưa phổ biến và chưa được sử dụng rộng rãi trong dân cư. Điều này làm tăng nguy cơ rủi ro cho Chi nhánh, bởi lẽ tín dụng là hoạt động có rủi ro cao, dịch vụ mang lại nguồn thu an toàn, không có tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Chi nhánh. Do vậy chi nhánh cần quan tâm hơn mảng kinh doanh dịch vụ nhằm tăng được nguồn thu không có rủi ro, giảm gánh nặng lên nguồn thu từ tín dụng nhiều rủi ro. Mặt khác, tổng chi phí của chi nhánh ở năm 2006 là 65.027 triệu đồng, trong năm chi nhánh không phải trích DPRR do quỹ DPRR của Chi nhánh tại NHCTVN vẫn còn do đã trích dư ở những năm trước. Lợi nhuận năm 2006 đạt 15.228 triệu đồng, đạt 104% kế hoạch lợi nhuận NHCTVN giao cho chi nhánh. Đến năm 2007, tình hình kinh tế có nhiều thuận lợi, không có những tác động đáng kể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, nên qua bảng số liệu ta thấy tình hình kinh doanh của năm 2007 có mức tăng trưởng mạnh: Tổng thu nhập đạt 118.828 triệu đồng, tăng 48,06% so năm 2006. Chi phí cũng tăng lên 35,10% so năm SVTH: Nguyễn Thị Tú Trinh 26 Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của CNNHCTAG 2006, tuy nhiên sự gia tăng chi phí không bằng sư gia tăng doanh thu, do vậy đã đẩy lợi nhuận tăng vượt bậc lên mức 103,42% và đạt được 30.977 triệu đồng, đạt 118% kế hoạch được NHCTVN giao cho chi nhánh. Chính sự phát triển khá thuận lợi ở năm 2007 đã tạo điều kiện cho Chi nhánh đẩy mạnh các chính sách phát triển nhằm thu hút khách hàng, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, cải tiến các sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động xuống các huyện thị trong tỉnh nhằm thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư từ các khách hàng. Vì vậy, năm 2008 doanh số đạt được của Ngân hàng cũng tăng lên rất đáng kể là 192.082 triệu đồng, tăng 61,65% so với năm 2007, trong đó thu từ hoạt động tín dụng tăng 62,41%, dịch vụ tăng 6,17%. Tuy doanh số tăng cao nhưng lợi nhuận lại giảm so với năm trước do chi phí tăng quá lớn 89%, mặc dù dự phòng rủi ro đã tăng lên 92,8% so với năm trước. Sở dĩ có sự tăng cao chi phí trong năm 2008 là do ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung phải chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, cạnh tranh ngày càng gây gắt với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên Chi nhánh đã chịu nhiều tổn thất nặng nề: + Thứ nhất: Chi nhánh phải tăng lãi suất vay vì thế phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít khách hàng vay vốn, làm cản trở việc kinh doanh của Chi nhánh. +Thứ hai: Do lãi suất cao nên khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của Chi nhánh. +Thứ ba: Chi nhánh trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích, làm tăng chí phí cho Chi nhánh. Qua phân tích trên, có thể thấy cuộc khủng hoảng của ngành ngân hàng tại Mỹ, tình trạng lạm phát tăng cao trong năm vừa qua đã làm ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, nhưng qua đó, Chi nhánh có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh của mình: Chi nhánh sẽ thận trọng hơn với các khoản cho vay; Tìm cách giảm rủi ro trong quá trình cho vay; Tăng cường đề phòng và miễn dịch với các dự án đầu tư hay cho vay mà ở đó các khoản nợ xấu, nợ khó đòi cao; Tập trung vào các khoản mục sinh lợi tốt, khả năng hoàn vốn cao và có sự phát triển trong tương lai. Do vậy, trong năm 2009 Chi nhánh đã đặt ra nhiều mục tiêu phát triển như sau: 6. Mục tiêu hướng tới của Ngân hàng: Để tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển ổn định đến năm 2010, chi nhánh NHCT An Giang định hướng kinh doanh trong năm 2009 như sau : o Tổng nguồn vốn huy động tăng từ 15% đến 20%. o Tổng dư nợ đầu tư và cho vay tăng từ 15% đến 20%. o Tỷ lệ nợ xấu( nhóm 3,4,5) dưới 5%/ dư nợ cho vay. o Cho vay trung – dài hạn tối đa 40%/dư nợ cho vay. o Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản 75%/dư nợ cho vay o Thu nhập từ tín dụng tăng từ 15% đến 20%. o Thu nhập từ dịch vụ tăng từ 15% đến 20%. SVTH: Nguyễn Thị Tú Trinh 27 Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của CNNHCTAG 7. Định hướng hoạt động của Ngân hàng: Để có thể thực hiện được các mục tiêu trên, Chi nhánh đã đề ra các kế hoạch thực hiện như sau: 1- Tập trung tăng cường năng lực tài chính, cơ cấu lại hoạt động với trọng tâm là nâng cao năng lực quản trị, điều hành kinh doanh trong điều kiện kinh doanh hiện đại và cạnh tranh mạnh mẽ. Tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới trong địa bàn tỉnh. 2- Tập trung thực hiện tốt chiến lược huy động vốn, chú trọng công tác huy động vốn từ dân cư, có chính sách khách hàng hợp lý, vận dụng linh hoạt lãi suất huy động, đa dạng hóa hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng, triển khai thực hiện hình thức tiết kiệm gửi góp, giao khoán cho CBCNV trong toàn Chi nhánh thực hiện; Tiếp cận và khai thác có hiệu quả nguồn vốn của các tổ chức kinh tế - xã hội, đơn vị sự nghiệp với lãi suất hợp lý để tăng trưởng nguồn vốn 3- Đẩy mạnh công tác cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, chú trọng thị trường tín dụng cả thành thị và nông thôn. Phương châm đầu tư là “Phát triển - An toàn – Hiệu quả”. Đối tượng chủ yếu là các hộ SXKD, các dự án vừa và nhỏ có hiệu quả và các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. 4- Thực hiện tốt công tác tiếp thị, đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ và các tiện ích ngân hàng cho khách hàng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tiếp thị bằng nhiều hình thức để thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích, thanh toán qua ngân hàng nhằm nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ của Chi nhánh. 5- Tập trung chỉ đạo nâng cao kết quả tài chính trên cơ sở điều hành tốt chính sách lãi suất, tổ chức tốt công tác thu nợ. 6- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ theo hướng cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm truyền thống, cho ra đời nhiều sản phẩm mới. 7- Phát triển mạnh công nghệ thông tin, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. 8- Tổ chức, đào tạo cán bộ gắn liền với chiến lược xây dựng cán bộ nguồn, đào tạo được đội ngũ cán bộ lành nghề. 9- Tăng cường công tác kiểm tra , kiểm toán nội bộ với việc nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong điều hành, tạo điều kiện cho mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng an toàn, hiệu quả trong khuôn khổ pháp luật. 10- Duy trì tốt phong trào thi đua, phát hiện và động viên khen thưởng kịp thời người tốt việc tốt, góp phần tạo động lực để đơn vị hoàn thành thắng lợi mục tiêu đề ra. IV. -KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: CNNHCTAG đóng vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh tại tỉnh An Giang với phương châm hoạt động: “ Phát triển - An toàn - Hiệu quả”, Chi nhánh ngày càng mở rộng về quy mô hoạt động của mình và được đông đảo khách hàng tín nhiệm, Chi nhánh đã góp phần thực hiện những chủ trương chính sách phát triển xã hội trọng điểm của tỉnh cũng như đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. SVTH: Nguyễn Thị Tú Trinh 28 Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của CNNHCTAG CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG TỪ NĂM 2006 - 2008 ---------$--------- CNNHCTAG là một trong số những ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng và có chất lượng cao trong tỉnh. Do vậy, trong ba năm vừa qua Chi nhánh luôn đạt được kết quả kinh doanh khá cao. Tiếp theo chương 3 sẽ trình bày về thực trạng cung cấp sản phẩm dịch vụ của CNNHCTAG từ năm 2006 – 2008. I. NHÓM SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN: 1. Tình hình huy động vốn của CNNHCTAG trong ba năm vừa qua: CNNHCTAG được thành lập lâu đời với uy tín và chất lượng dịch vụ cao nên trong 3 năm vừa qua, nguồn vốn huy động từ dân cư của chi nhánh chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể như sau: Bảng 2: Bảng huy động vốn của Ngân hàng từ năm 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Năm2006 Năm2007 Năm2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1. Tiền gửi của các TCKT 200.692 55,70 252.835 51,20 394.310 56,87 2. Tài khoản TGTK cá nhân 147.234 40,87 225.746 45,72 270.161 38,96 - TGTK không kỳ hạn 7.369 2,05 11.751 2,38 13.792 1,99 - TGTK có kỳ hạn 129.282 35,88 173.437 35,12 222.391 32,07 - TGTK khác 10.583 2,94 40.558 8,21 33.978 4,90 3. Giấy tờ có giá 12.355 3,43 15.193 3,08 28.891 4,17 Tổng 360.281 100 493.774 100 693.362 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CNNHCTAG từ năm 2006 - 2008) SVTH: Nguyễn Thị Tú Trinh 29 Tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của CNNHCTAG Từ bảng số liệu trên cho thấy vốn huy động của Chi nhánh đều tăng qua các năm (từ năm 2006 - 2008). Về mặt vĩ mô do GDP của An Giang có sự tăng trưởng, đặc biệt trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,63% do đó cũng góp phần làm tăng nguồn vốn cho nền kinh tế. Mặt khác, do Chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường thu hút tiền nhàn rỗi từ các TCKT và dân cư như: triển khai các đợt huy động vốn với quy mô lớn với nhiều quà tặng, lãi suất huy động cao, kỳ hạn đa dạng. Chi nhánh tiếp tục cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ kết hợp công tác quảng cáo tiếp thị đã giúp nghiệp vụ huy động vốn đạt hiệu quả cao. Cụ thể như sau: Năm 2006 tổng vốn huy động là 360.281 triệu đồng. Năm 2007 là 493.774 triệu đồng, tăng 133.493 triệu đồng. Năm 2008 là 693.362 triệu đồng, tăng 199.588 triệu đồng. Tình hình huy động lượng vốn tại chỗ của Chi nhánh có mức tăng trưởng đáng kể qua từng năm, chứng tỏ công tác huy động vốn của Chi nhánh có hiệu quả. Trong đó, vốn huy động từ TKTG của TCKT chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng liên tục qua mỗi năm, tuy nhiên theo đánh giá của Chi nhánh thì nguồn vốn này không mang tính ổn định vì các TCKT đa phần gửi tiền nhằm mục đích thanh toán nên số dư TGTK này luôn biến đổi, do vậy Chi nhánh không thể chủ động trong quá trình sử dụng loại nguồn vốn này, chính vì thế chi phí đầu vào cho TKTG của TCKT thấp. Đối với TGTK của cá nhân cũng tăng nhanh doanh số huy động qua mỗi năm nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn tiền gửi của TCKT, đây là nguồn vốn ổn định, các khách hàng gửi tiền nhằm mục đích sinh lời nên Chi nhánh trả phí cho loại tiền gửi này tương đối cao nhằm thu hút nguồn vốn để có thể chủ động hơn trong quá trình sử dụng vốn. Còn GTCG thì được Chi nhánh huy động không thường xuyên, mỗi năm tổ chức huy động vài đợt do đó số dư huy động từ loại hình này thường chiếm tỷ trọng thấp. Nhìn chung, vốn huy động từ khách hàng cá nhân giúp Chi nhánh có thể định lượng trước quá trình sử dụng nguồn vốn của mình. Tuy nhiên, lượng vốn này còn hạn chế trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, do vậy cần có biện pháp phát triển các sản phẩm huy động vốn từ dân cư để Chi nhánh có thể chủ động hơn trong quá trình cung cấp tín dụng, bên cạnh cũng phải giữ ổn định nguồn vốn huy động từ TCKT, mặc dù nguồn vốn này không ổn định nhưng chiếm tỷ trọng rất lớn và chi phí đầu vào thấp nên Chi nhánh có thể sử dụng để cung cấp các khoản tín dụng ngắn hạn, và giúp dung hòa chi phí đầu vào, tránh trường hợp chi phí tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. 2. Tìm hiểu về s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1160.pdf
Tài liệu liên quan