Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra vào thời điểm sau Tết Nguyên Đán
của cả dân tộc Việt Nam. Những ngày này (từ ngày 23 đến ngày 27 tháng tư âm
lịch) quần chúng nhân dân địa phương cũng như khách hành hương chuẩn bị vật
phẩm, trang phục đẹp để đến Lễ hội cúng bái, ngưỡng vọng Bà Chúa Xứ. Việc tổ
chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam phải đảm bảo sự hài hòa giữa sinh hoạt tôn
giáo, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt văn hóa. Cần phải giữ gìn những nét văn hóa
độc đáo, riêng biệt cả phần hội và phần lễ của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam,
đồng thời khắc phục những hủ tục lạc hậu không còn phù hợp với chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta không
nên can thiệp vào nghi thức tôn giáo hoặc tự do tín ngưỡng của quần chúng nhân
dân mà chỉ tập trung đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động vui chơi - giải trí, văn hóa
thể thao tạo thêm sinh khí cho Lễ hội.
62 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 4397 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc ở Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp ủy đảng và quản lý nhà nước đối với văn hóa, gắn nhiệm vụ xây dựng văn
hóa với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng thông qua cuộc vận động xây
dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên quyết đưa những người
đã tha hóa, biến chất ra khỏi tổ chức đảng và cơ quan nhà nước.
Mỗi cán bộ đảng viên phải tự nêu cao tinh thần tự rèn luyện tư tưởng chính
trị, phải gương mẫu về đạo đức lối sống và sự mẫu mực về văn hóa nơi làm việc,
nơi sinh sống và gia đình, sống và làm việc theo pháp luật. Các tổ chức đảng phải
tăng cường công tác giáo dục, kiểm tra quản lý cán bộ đảng viên về đạo đức lối
sống, kiên quyết phê bình, đấu tranh lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ.
Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể và trường học, bộ đội, công an
phải thật sự là công sở văn minh. Lấy văn hóa là một tiêu chuẩn đánh giá, xếp
loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
Đặc biệt quan tâm giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu quê hương, đất nước, lòng
tự hào dân tộc, phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa tốt đẹp
của dân tộc, địa phương.
Có kế hoạch triển khai chương trình giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, nâng cao
chất lượng giáo dục khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục đạo đức, lối sống
trong nhà trường từ phổ thông đến đại học.
Bốn là, tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa
dạng; xây dựng và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất phục vụ nhu cầu sinh hoạt học tập, cung cấp thông tin, vui chơi giải trí
phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, từng địa bàn, giới tính, độ tuổi, đảm
bảo nhu cầu hưởng thụ về đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Tiếp
tục và nâng cao phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
phong trào xã hội từ thiện, khuyến học Kịp thời tổng kết và nhân rộng các điển
hình tốt. Từng bước chuẩn mực hóa về văn hóa trên các lĩnh vực như: văn hóa đô
thị, xây dựng nông thôn hóa, trong kinh doanh mua bán, quan hệ ứng xử
Năm là, thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào người dân tộc (Khmer,
Chăm, Hoa) và đào tạo cán bộ người dân tộc; từng bước cải thiện và nâng cao đời
sống mọi mặt về vật chất và tinh thần cho đồng bào. Tiếp tục thực hiện việc dạy
song ngữ trong các trường, lớp nơi có nhiều đồng bào dân tộc; khuyến khích thế
hệ trẻ học tập, sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
Trang 27
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
Sáu là, Sở Văn hóa – Thông tin cùng với Hội Văn học nghệ thuật nghiên
cứu, sưu tầm, tôn tạo, tu bổ, giữ gìn, phát huy các di tích văn hóa, lịch sử và
truyền thống cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến; xã hội hóa việc bảo tồn
văn hóa vật thể và phi vật thể. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác,
sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn học – nghệ thuật dân tộc. Hoàn thiện thiết chế
và nâng cao chất lượng một số lễ hội tiêu biểu trong tỉnh, phát triển các loại hình
văn hóa quần chúng đa dạng, phong phú. Phát huy vai trò của đội ngũ văn nghệ sĩ
để tạo được những tác phẩm văn học – nghệ thuật có chất lượng cao tương xứng
với những chiến công và thành tựu của tỉnh nhà.
Sớm xây dựng xong nhà bảo tàng tỉnh để kịp thời lưu giữ, trưng bày các
hiện vật văn hóa, lịch sử của An Giang và hiện vật của nền văn hóa Óc Eo trong
địa bàn tỉnh.
Bảy là, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và các phương tiện
thông tin đại chúng tập trung vận động, tuyên truyền, cổ vũ việc xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát hiện những kinh
nghiệm, những sáng kiến, những điển hình tiên tiến trong quần chúng nhân dân
để kịp thời nhân rộng. Phê phán mạnh mẽ các thói hư tật xấu, nhất là lối sống
thực dụng chạy theo đồng tiền, xem nhẹ các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, cổ
vũ mạnh mẽ các gương người tốt, việc tốt.
Tám là, các cấp ủy đảng tổ chức học tập, quán triệt nghiêm túc Kết luận Hội
nghị Trung ương 10 (khóa IX) về tiếp tục “Xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” cùng với nội dung chỉ đạo này cho
đảng viên, cán bộ và phổ biến tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để tổ chức
thực hiện [32;261- 262 – 263].
1.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu trong nền văn hóa Việt Nam
1.2.1. Thờ Mẫu trong lịch sử của người Việt
Trong quá khứ và cả hiện tại trên đất nước ta, tín ngưỡng thờ Mẫu đã có một
địa bàn rộng lớn, đó là một thực tế không thể phủ nhận được. Danh xưng Mẫu
gốc Hán - Việt, còn thuần Việt là Mẹ, Mụ (thổ ngữ miền Trung). Nghĩa ban đầu
Mẫu hay Mẹ đều để chỉ người phụ nữ đã sinh ra một người nào đó. Từ Mẫu và từ
Mẹ còn bao hàm ý nghĩa tôn xưng, tôn vinh, chẳng hạn như Mẹ Âu Cơ, Mẫu Liễu
Hạnh, Mẫu nghi thiên hạ.
Cho tới ngày nay, mặc dù đã bỏ công nghiên cứu không ít về tín ngưỡng thờ
Mẫu, nhưng tục thờ Mẫu trên đất nước ta cũng chưa biết đích xác có tự khi nào.
Trang 28
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
Song, người ta tin Mẹ thần linh này đã xuất hiện từ buổi hồng hoang hay ít nhất là
từ lúc người Việt khai thác đồng bằng Bắc Bộ. Trong lĩnh vực dân gian, loài
người nhìn Trời là Cha (phần nhiều đồng nhất với người đàn ông) - đấng hóa sinh
làm nên mọi sự vần vũ của bầu trời, với gió, mưa, sấm chớp, tạo nên sự biến đổi
cả thời gian và không gian. Còn Đất (phần nào đồng nhất với người đàn bà),
thường lặng im, nhận mọi nguồn sinh lực từ bầu trời làm nảy sinh cây cỏ và muôn
loài. Như vậy, đất đã sinh ra tất cả và trở thành bà Mẹ vũ trụ (Đất Mẹ). Mẹ đất đã
đồng nhất với nguồn của cải vô biên và mọi nguồn hạnh phúc.
Vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa ở vùng nhiệt đới gió mùa, nhân dân ta
từ ngàn đời nay từ quan niệm, lối nghĩ đến nếp sống của họ cơ bản vẫn là của
người nông dân. Quan niệm vũ trụ luận phương Đông cổ đại vẫn là âm, dương
tương khắc tương sinh. Trong tiềm thức của họ, việc tôn thần Đất, thần nước,
thần Núi, thần Lúa đều đồng nhất với Âm và nhân hóa thành nữ tính - Mẹ. Hơn
thế nữa, nhiều hiện tượng vũ trụ và tự nhiên cũng được người Việt gán cho tính
nữ mà thuộc tính của nó là bảo trực, sinh sôi, sáng tạo. Cũng từ lâu, người nông
dân coi đất, nước và cây lúa như thần linh, đúng hơn là biểu tượng mang tính
thiêng liêng và các vị thần đó đều mang tính nữ: Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa.
Đồng thời, tín ngưỡng trồng lúa cũng gắn với vai trò và vị trí của người đàn bà -
người Mẹ. Mặt khác, nhiều người còn khẳng định rằng, trong xã hội Việt Nam đã
để lại những tàn dư rõ nét chứng tỏ một thời của chế độ Mẫu hệ và Mẫu quyền đã
từng tồn tại. Chỉ vài nét phát họa như trên cũng đủ cắt nghĩa tại sao trong đời
sống tinh thần và tâm linh nhiều phụ nữ đã trở thành các Thần - Nữ Thần, trong
đó có các vị tôn vinh là Mẫu, Thánh Mẫu mà các nhà nghiên cứu văn hóa dân
gian ở nước ta gọi đó là đạo của dân gian, của dân tộc là Đạo Mẫu.
Bên cạnh các đền, phủ, điện gắn với các Thánh Mẫu, các Chầu Bà, các Tôn
ông, thậm chí cả Thánh cô, Thánh cậu, cụ thể là gần như khắp các chùa ở đất Bắc
và một phần ở miền Trung, miền Nam đã có điện Mẫu riêng cùng tồn tại bên điện
Phật. Đôi khi cảnh sinh hoạt ở điện Mẫu lại khá sầm uất, lấn áp cả việc thờ Phật.
Có thể nói, sự hỗn dung với tín ngưỡng dân dã này là con đường tất yếu của Phật
giáo Việt Nam.
Hầu hết các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nhận xét rằng: Tục thờ Mẫu là
một sinh hoạt tư tưởng rộng rãi của quần chúng lao động – chủ yếu là nông dân –
Nó phản ánh đậm nét tâm hồn người Việt, nó có một sức sống mãnh liệt, uyển
chuyển, tự điều chỉnh để phù hợp với mọi hoàn cảnh lịch sử [27;104]. Một Mẫu
Trang 29
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
quyền năng vô lượng (theo quan điểm bình dân) đã phân thân và hóa thân thành
các thần linh tối thượng (Quan Âm Bồ Tát, Ma-ri-a). Bà Mẹ sớm nhất của văn
hóa người Việt được nhắc tới có lẽ là bà Âu Cơ – người đã sinh ra vua Hùng và là
ông tổ của các tộc Việt. Tiếp theo Âu Cơ, vào thời Bắc thuộc bà mẹ vũ trụ được
gọi là Man Nương. Đến thời Lý, hiện thân xuống đời thường là Ỷ Lan phu nhân -
Quan Âm nữ. Đến thế kỷ XVI, xuất hiện một Mẫu khá hoàn thiện đó là Mẫu Liễu
– Đức Mẫu Liễu Hạnh.
Trong dân gian Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu phổ biến nhất là thờ “Tứ phủ
công đồng” (chư linh của 4 miền vũ trụ: trời, rừng, nước, đất) – với trung tâm là
“Tam tòa Thánh Mẫu”. Mẫu là quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, nhưng lại
hóa thân thành Tam vị, Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ:
Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn. Tam tòa là tối thượng
Thần sáng tạo ra thế giới vạn vật có tác dụng trực tiếp với kiếp sống nhân gian:
Mẫu đệ nhất: Thượng thiên trùm khăn đỏ ngồi ở giữa – ngài là lực lượng sáng tạo
ra miền Trời, và làm chủ quyền năng mây, mưa, sấm, chớp. Về phương diện vũ
trụ quan, ta thấy Mẫu làm chủ mọi vòng quay thời gian và thời tiết khí hậu theo
mùa. Mẫu đệ tam là Mẫu Thoải trùm khăn trắng, ngồi bên trái – ngài là lực lượng
sáng tạo ra mọi sông suối, mà trước hết là nguồn nước của nhà nông. Mẫu đệ Tứ
là Mẫu Địa trùm khăn vàng (có khi là xanh lam) – sáng tạo mọi vùng đồng ruộng
phì nhiêu [27;105]. Các Mẫu trở thành một hợp thể thần linh hỗ trợ cho cuộc sống
đời thường.
Suy cho cùng, có thể hiểu Mẫu là lực lượng sáng tạo vũ trụ, là nguồn năng
lực vô biên, được người Việt coi là đấng tối thượng Thần – và ít nhiều có tính
chất anh hùng ca văn hóa. Có thể nói, tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân
dã của người Việt. Lọc bỏ những dòng chảy bên lề làm méo mó ý nghĩa khởi
nguyên, thì đạo Mẫu biểu hiện một phần của tư duy nông dân được kết tụ lại qua
quá trình lịch sử, nó đủ sức làm cho dòng văn hóa dân tộc trở nên đa dạng để
phản ánh rõ nét về một khía cạnh của bản sắc văn hóa dân tộc.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng sinh hoạt văn hóa – nghệ thuật mang
tính tâm linh, diễn ra một cách sống động trong đời sống thường ngày của nhân
dân, nó đáp ứng nhu cầu không chỉ đời sống tâm linh mà còn cả đời sống văn hóa
– văn nghệ. Bởi vì linh cảm và mỹ cảm không tách rời nhau, mà gắn bó mật thiết
như hình với bóng. Mẫu là một biểu tượng, được nhân dân gán cho một quyền uy
và khả năng siêu phàm, có thể cứu hộ độ trì cho muôn vạn chúng sinh với những
Trang 30
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
nỗi niềm và những mong ước khác nhau. Biểu tượng đó gắn kết những số phận
lại với nhau, tạo nên một cộng đồng. Vì vậy, đến với tín ngưỡng thờ Mẫu con
người không chỉ đồng cảm về biểu tượng chung, mà có niềm cộng cảm về giá trị
văn hóa.
1.2.2. Về kiến trúc, bày trí điện thần và lễ thức của tín ngưỡng thờ
Mẫu
Về kiến trúc và bày trí điện thần của tín ngưỡng thờ Mẫu
Kiến trúc và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt thường có hai dạng: phối tự
trong chùa hoặc được lập miễu thờ riêng. Ở dạng thứ nhất, bài trí điện thần của
chùa theo kiểu tiền Phật hậu Thánh. Bên cạnh đó, có dạng kiến trúc và điện thần
phổ biến của tín ngưỡng thờ Mẫu với người Việt là lập miễu thờ riêng. Miễu có
thể lập trong rừng, nơi cửa biển, vàm, cửa rạch, bên gốc cây to trong làng.
Cấu trúc không gian trong các điện Mẫu, vị trí chư vị thần thánh được bày
trí sắp xếp theo ba tầng: tầng trên không; tầng ngang trên bệ, bệ thờ và tầng trệt.
Đây là một điều rất riêng vì không có tín ngưỡng tôn giáo nào bày trí như vậy. Ở
tầng trên không là sự hiện diện của đôi mãng xà (còn gọi là Ông Lốt) tượng trưng
cho quan lớn Tuần Tranh. Một con màu trắng, một con màu sẫm quấn trên sàn
ngang phía trái, bên trên bàn thờ. Ở tầng ngang trên bàn, bệ thờ, có khi chỉ có một
bàn, có khi là một dãy bàn từ ngoài vào cao dần (tùy từng nơi), là nơi ngự của các
Thành Mẫu (cũng có khi chỉ một tượng Mẫu) và các chư vị thánh. Ở hạ bàn (tầng
trệt) bao giờ cũng thờ ông Năm Dinh hay thánh Ngũ Hổ tướng quân, với biểu
trưng là tượng, hoặc bức tranh hổ; phía trước có đặt một bát hương.
Về lễ thức
Đầu tiên là thời gian làm lễ cúng, đa số các nơi đều tổ chức vào dịp tháng ba
âm lịch hàng năm, thời điểm này là thời điểm người dân bước vào mùa vụ mới.
Nghĩa là một vòng quay thiên nhiên và mùa vụ sắp bắt đầu. Với những nơi có sự
phối hợp giữa Phật và Mẫu, thời điểm cúng không theo hạn kỳ nhất định. Người
ta cúng Phật và Mẫu trong cùng một thời điểm. Khi nào viếng Phật, cũng là khi
người ta vào viếng Mẫu. Về trình tự buổi lễ, mỗi nơi thờ Mẫu theo một trình tự
khác nhau. Như vậy, ở các nơi thờ Bà tại miễu hay tại gia, việc thờ cúng Mẫu bao
giờ cũng gắn với hát bóng rỗi. Đương nhiên, với một số nơi, thờ Mẫu đã có đan
xen, pha trộn với các tín ngưỡng khác, buổi lễ sẽ không có hát bóng rỗi. Các công
cụ hát bóng rỗi là chiêng, trống cái, đàn, nhị, kèn thau, sanh cái.
Trang 31
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
Ở Nam Bộ, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng khá phổ biến. Hệ thống mẫu của
người Việt ở Nam Bộ, các tài liệu không thống nhất. Trịnh Hoài Đức chép có bốn
bà: Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Động, Bà Hỏa Tinh, Bà Thủy Long. Huỳnh Tịnh
Của chép có bảy bà: Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Động,
Bà Cố Hỉ, Bà Thủy, Bà Hỏa [20;191-192]. Có một tác giả khi đề cập đến tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ đã đề khẳng định: “Dọc theo đường thiên lý phía Bắc,
đề liễu hạnh đã phát triển tận cùng biên ải Lạng Sơn, nhưng ở phía Nam chỉ đến
phía Nam đèo Ngang, hệ thống đền thờ Bà dừng lại ở khoảng đèo Ngang là hợp
lý chúng ta có thể nghĩ rằng Bà không thể tranh giành ảnh hưởng với các nữ
thần lừng danh ở phía Nam đất nước như Thiên Mụ, Thiên Hậu, Bà Chúa Xứ, Bà
Đen, Nói cách khác, nhân dân thuộc các sắc tộc phía Nam: Chăm, Việt,
Khmer đã có những nữ thần phù hợp với tâm tư, tình cảm, phong tục, tập quán,
tín ngưỡng mang sắc thái riêng của họ” [20;180].
Trong số các miếu thờ Mẫu của người Việt ở Nam Bộ, miếu Bà Chúa Xứ ở
Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang là miếu to lớn nhất , linh thiêng và tiêu
biểu cả về truyền thuyết lẫn điện thờ và lễ hội. Ở nơi đây hàng năm diễn ra lễ hội
mang đậm nét văn hóa dân gian dân tộc, thể hiện tính đa dạng về loại hình hoạt
động và phong phú về nội dung thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu; lễ hội thể hiện
rõ tính giao lưu dân tộc rõ nét.
Tóm lại, tín ngưỡng thờ Mẫu thuộc văn hóa dân gian, nền tảng tâm linh của
tín ngưỡng thờ Mẫu là ý thức của người nông dân Việt cầu mong ở đất đai mùa
màng tươi tốt. Vị thần Đất là vị thần mà người nông dân sáng tạo ra, để họ gởi
gấm các khát vọng của mình. Vị thần ấy, ngay từ buổi đầu đã mang một cốt cách
uyên nguyên, mang yếu tố âm, nên thường xuất hiện dưới dạng nữ nhân. Nói
khác đi, tín ngưỡng thờ Mẫu gắn bó với người nông dân Việt, là nơi chứa đựng
những khát vọng ở cõi trần của con người sống trong lũy tre xanh với vòng quay
tuần tự của thiên nhiên và mùa vụ của trồng lúa nước, là nhu cầu tâm linh của
người Việt từ bao đời nay.
Trang 32
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
Chương 2
Giữ gìn nét văn hóa Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi
Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang
2.1. Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An
Giang
2.1.1. Vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội thị xã Châu Đốc,
tỉnh An Giang hiện nay
2.1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành thị xã Châu Đốc
Châu Đốc là một thị xã biên giới của tỉnh An Giang, diện tích khoảng
100,59 km2, với khoảng hơn 100.000 người cư trú và đông đảo khách vãng lai, du
lịch [4;6]. Thị xã Châu Đốc nằm phía Tây Nam Tổ quốc, bắc giáp Campuchia,
nam giáp huyện Châu Phú, tây giáp huyện Tịnh Biên và đông giáp huyện Phú
Châu với vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế, du lịch, có sinh hoạt nhộn
nhịp, buôn bán sung túc, sông ngòi nhiều cá tôm, đồng ruộng phì nhiêu màu mỡ.
Châu Đốc được hình thành địa giới hành chính vào năm 1757, khi chúa
Nguyễn giao cho Nguyễn Cư Trinh vào và thành lập đạo Châu Đốc cùng với đạo
Tân Châu và đạo Đông Khẩu (Sa Đéc). Sau khi Gia Long lên ngôi, năm 1805 đã
đặt lại địa giới hành chính Châu Đốc thuộc huyện Tây Xuyên, trấn Hà Tiên và
Châu Đốc lúc này gọi là Châu Đốc Tân Cương. Năm 1808, Châu Đốc thuộc
huyện Vĩnh Định, phủ Vĩnh Viễn, trấn Vĩnh Thanh, thuộc Gia Định Thành. Năm
1815, triều Nguyễn cho xây thành Châu Đốc. Đến 1825, Châu Đốc tách riêng
thành Châu Đốc trấn. Năm 1832, Minh Mạng đổi trấn thành Tỉnh, phủ Gia Định
chia thành Nam Kỳ lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, Hà
Tiên và An Giang. Trấn Châu Đốc đổi thành tỉnh An Giang, tỉnh lỵ đặt tại thành
Châu Đốc. Để xứng đáng là tỉnh lỵ, năm 1834 cho triệt phá thành Châu Đốc cũ
xây thành Châu Đốc mới theo hình bát quái. Năm 1868, sau khi Pháp đánh chiếm
ba tỉnh miền Tây, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 24 Hạt Tham Biện. Trong
đó, Hạt Châu Đốc trong coi Hạt Đông Xuyên (Long Xuyên) và Sa Đéc. Ngày
30/12/1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định: đổi Hạt Tham Biện thành
Tỉnh; chia An Giang thành 2 tỉnh: Châu Đốc và Long Xuyên. Đến cuối 1956,
chính quyền Ngô Đình Diệm sát nhập Châu Đốc với Long Xuyên thành tỉnh An
Giang, địa bàn Châu Đốc nằm trên xã Châu Phú thuộc tổng Châu Phú, quận Châu
Trang 33
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
Phú tỉnh An Giang. Từ năm 1957, Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An
Giang. Đến giữa 1966, thành lập thị xã ủy Châu Đốc . Năm 1971, Châu Phú vẫn
thuộc tỉnh An Giang sau khi tách tỉnh Châu Hà. Tháng 2/1976, thị xã Châu Đốc
thuộc tỉnh An Giang, gồm 2 xã: Châu Phú A và Châu Phú B. Ngày 27/1/1977,
nhận thêm xã Vĩnh Ngươn của huyện Châu Phú theo Quyết định số 199/TC.UB
của UBND tỉnh An Giang. Ngày 25/4/1979, chuyển 2 xã Châu Phú A, Châu Phú
B thành phường Châu Phú A, Châu Phú B và thành lập xã Vĩnh Mỹ theo Quyết
định số181/CP của Chính Phủ. Ngày 23/8/1979, nhận thêm xã Vĩnh Tế của huyện
Châu Phú theo Quyết định 300/CP của Chính Phủ. Từ đó, thị xã Châu Đốc gồm
phường Châu Phú A, phường Châu Phú B, xã Vĩnh Ngươn, xã Vĩnh Tế và xã
Vĩnh Mỹ. Ngày nay, thị xã Châu Đốc gồm 4 phường: Châu Phú A, Châu Phú B,
Núi Sam, Vĩnh Mỹ và 3 xã: Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Châu.
Thị xã Châu Đốc nằm bên ngã ba sông thơ mộng, nhìn sang Cồn Tiên và
xóm Châu Giang với thương thuyền tấp nập, bè cá san sát nối đuôi nhau. Trước
mặt thị xã là giao điểm của sông Châu Đốc và sông Hậu. Sau lưng là dãy Thất
Sơn chập chùng, hùng vĩ. Núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc là vùng đất có vị trí địa
lý đặc biệt. Núi Sam có độ cao gần 250m, chu vi khoảng 5.200m. Nhìn từ xa, núi
Sam có vốc dáng như con Sam. Núi Sam cách thị xã Châu Đốc 5km, cách biên
giới Campuchia 3km [28;16]. Núi Sam đứng đơn độc nhưng lại là cao điểm chiến
lược có thể quan sát, khống chế cả một vùng biên giới rộng lớn. Nơi đây tập trung
nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa lịch sử cùng hàng trăm chùa
chiền, am, miếu và nhiều thắng cảnh đẹp. Khu vực núi Sam có nhiều công trình
lịch sử văn hóa được công nhận là di tích, có giá trị về mặt lịch sử, truyền thống,
tín ngưỡng – tôn giáo, giá trị về mặt kiến trúc, cảnh quan môi trường và giá trị về
mặt hiện vật. Bên cạnh các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu tại Núi Sam, lễ hội là
một loại hình văn hóa đặc sắc của vùng đất. Đặc trưng nhất của nét văn hóa lễ hội
vùng Núi Sam là Lễ Vía Bà Chú Xứ.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Châu Đốc năm 2007
Nhìn chung, kinh tế xã hội thị xã tiếp tục phát triển trong năm 2007 với tốc
độ tăng trưởng là 14,89%; các hoạt động kinh tế xã hội có nhiều khởi sắc; an ninh
chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác chỉnh trang đô thị được
quan tâm đầu tư; đặc biệt thị xã Châu Đốc được công nhận đạt chuẩn đô thị loại
III vào đầu năm, tạo được sự phấn khởi trong nhân dân. Công tác đối ngoại được
Trang 34
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
giữ vững, duy trì và tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, đoàn kết
truyền thống với phía bạn Campuchia.
Về kinh tế
Đánh giá kết quả tăng trưởng kinh tế 3 khu vực:
Thương mại – dịch vụ - du lịch: phát triển đúng định hướng, đạt tỉ lệ tăng
trưởng 17,88%, chiếm tỷ trọng 63,89% trong cơ cấu GDP, tiếp tục giữ vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.
Ngành công nghiệp – xây dựng: tuy gặp nhiều khó khăn trong hoạt động đầu
tư xây dựng nhưng nhìn chung tình hình xây dựng và sản xuất công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng, đạt tốc độ 17,79%, tăng 0,09%
so kế hoạch, chiếm 20,37% trong cơ cấu GDP. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 201,5 tỷ đồng so với kế hoạch đạt
102,30%, so với cùng kỳ tăng 6,23%, giá trị tăng thêm đạt 84,630 tỷ đồng. Giải
ngân chương trình khuyến công 65 tỷ đồng cho 200 cơ sở, đạt 144,4% so với chỉ
tiêu và tăng 36,59% so với cùng kỳ; có 51 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp được thành lập mới với tổng vốn đầu tư ban đầu là 2,2 tỷ đồng
(145,71% kế hoạch).
Nông nghiệp - thủy sản: Tình hình sản xuất năm 2007 ổn định, đạt tốc độ
tăng trưởng 1,58%, chiếm tỉ trọng 15,70% trong cơ cấu GDP thị xã
Văn hóa – xã hội:
Giáo dục:
Chất lượng giáo dục được nâng cao ở các cấp học với việc triển khai các
nhiệm vụ trọng tâm đạt kết quả tích cực như: huy động học sinh ra lớp đạt tỷ lệ
cao (Mẫu giáo: 111,475%; Tiểu học: 102,1%; THCS: 89,61%; THPT: 77,44%
(mức bình quân chung của tỉnh là 71,68%)); môi trường sư phạm được đầu tư cải
thiện đảm bảo yêu cầu phục vụ dạy và học.
Y tế:
Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ nhân dân, 100% khóm ấp được
bố trí nhân viên y tế, đã khám và chữa bệnh cho 467.160 lượt người; tiếp tục tổ
chức khám chữa bệnh cho học sinh, người cao tuổi, nhân dân vùng sâu, vùng xa.
Công tác phòng chống dịch bệnh được duy trì thường xuyên nên phát hiện kịp
thời và dập dịch đạt hiệu quả cao, nhất là bệnh sốt xuất huyết. Công tác Dân số
Kế hoạch hóa gia đình : thực hiện tốt chiến dịch “vận động lồng ghép Dịch vụ
Trang 35
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình đến vùng có mức sinh cao, tỷ lệ sinh
con thứ 3 cao và vùng khó khăn” ở 7 phường, xã .
Văn hóa thông tin – thể dục thể thao:
Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao chào mừng các ngày kỷ
niệm, ngày lễ lớn trong năm: Tết Nguyên Đán, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam,
kỷ niệm ngày miền Nam giải phóng 30/4, Quốc khánh 2/9, ngày quốc tế phụ nữ
8/3, ngày thương binh liệt sĩ 27/7 Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao quần chúng được duy trì và phát triển rộng khắp từ thị xã đến cơ sở với
nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Công tác xây dựng đời sống văn hóa được
đẩy mạnh, đã công nhận 23.167/24440 hộ gia đình văn hóa đạt 94,79%, đạt
44,4% khóm, ấp văn hóa, 115 cơ quan văn hóa, 3 chợ đạt chuẩn Trật tự - An toàn
– Vệ sinh; tổ chức thành công liên hoan gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc ở 2
cấp phường, xã thị trấn.
Công tác truyền thanh, truyền hình được thực hiện tốt, phản ánh kịp thời các
sự kiện hoạt động trong đời sống nhân dân, tuyên truyền các ngày lễ lớn, hội nghị
thị xã. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được thực hiện tốt, thường xuyên
kiểm tra, xử lý vi phạm. Các hoạt động lễ hội tại các di tích, cơ sở tôn giáo, thờ tự
được tổ chức theo nghi thức truyền thống, đảm bảo an ninh trật tự [29].
2.1.2. Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh
An Giang
Sự phồn thịnh của tín ngưỡng thờ bà Chúa Xứ trong tâm thức người nông
dân Việt Nam Bộ được thể hiện bằng việc các miếu thờ Bà Chúa Xứ có mặt ở
nhiều nơi, thậm chí có vùng, miếu Bà Chúa Xứ xuất hiện ngay cả trong khuôn
viên đình làng. Trong số các nơi thờ tự Bà Chúa Xứ, miếu bà chúa Xứ ở núi Sam
là nơi linh thiêng và tiêu biểu cả về truyền thuyết lẫn điện thần, và lễ hội.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (dân địa phương quen gọi vía Bà) thuộc
văn hóa dân gian, bắt nguồn từ lễ hội kỳ yên của làng Vĩnh Tế, hình thành từ thế
kỷ XIX, được duy trì và phát triển liên tục, đến nay đã trở thành một trong những
lễ hội truyền thống bậc nhất của vùng Nam Bộ, nơi thu hút khách thập phương
đông đảo nhất; lễ hội kéo dài hơn một tuần lễ, cao điểm nhất trong các ngày từ
ngày 22 – 27/4 âm lịch. Đặc biệt, ở lễ hội này có những hiện tượng dường như bí
ẩn làm hấp dẫn không ít các nhà nghiên cứu, khoa học xã hội, nhân văn.
Lễ hội vía Bà núi Sam, theo người xưa truyền lại, bắt nguồn từ sự xuất hiện
tượng Bà và sự ra đời của Miếu Bà Chúa Xứ, nhưng chẳng ai biết chính xác
Trang 36
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
tượng Bà cò từ đâu và miếu Bà Chúa Xứ dựng lên từ bao giờ? Tượng Bà Chúa
Xứ núi Sam đã được người Việt phụng thờ đã hơn một thế kỷ nay, nhưng đến bây
giờ chẳng ai biết đích thực tác giả của nó, vấn đề chủ nhân pho tượng Bà Chúa
Xứ có thể xem như còn bỏ ngỏ và hiện có nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục đi tìm.
Xung quanh tượng Bà Chúa Xứ đã được dân gian bao phủ một bức màn
huyền bí bằng truyền thuyết và các hiện tượng văn hóa tâm linh còn đọng lại,
chính cái bức màn hư ảo ấy là bệ đỡ, là cái nôi nuôi dưỡng cho cái hiện tượng Bà
Chúa Xứ tồn tại một cách vững bền, bất chấp sự biến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1280.pdf