Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương 1 Tín dụng và rủi ro hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3
I Ngân hàng thương mại - Tín dụng ngân hàng 3
1 Khái quát về ngân hàng thương mại (NHTM) 3
1.1 Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại 3
1.2 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 4
1.3 Vai trò của NHTM với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân 5
2 Tín dụng và vai trò tín dụng trong nền kinh tế thị trường 7
2.1 Khái niệm, bản chất của tín dụng ngân hàng 7
2.2 Chức năng, hình thức của tín dụng 9
2.2.1 Chức năng 9
2.2.2 Các hình thức của tín dụng 10
2.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 12
II Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 15
1 Những vấn đề chung về rủi ro 15
1.1 Khái niệm rủi ro 15
1.2 Các loại rủi ro đặc thù trong kinh doanh ngân hàng 16
2 Rủi ro tín dụng - Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 18
2.1 Bản chất, phân loại rủi ro tín dụng 18
2.1.1 Bản chất 18
2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 18
2.2 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của NHTM 19
2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 20
2.3.1 Nguyên nhân từ phía người đi vay 20
2.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay 21
2.3.3 Các nguyên nhân khác 22
3 Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 23
Chương 2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội . 25
I Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà Nội 25
II Hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 28
1 Tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh 29
1.1 Công tác huy động vốn 29
1.2 Tình hình sử dụng vốn 31
1.3 Hiệu quả kinh doanh 33
2 Tình hình hoạt động tín dụng 34
2.1 Cơ cấu tín dụng 35
2.2 Hoạt động tín dụng ngắn hạn 37
2.3 Hoạt động tín dụng trung và dài hạn 38
III Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNT Hà Nội 39
1 Thực trạng nợ quá hạn 39
1.1 Phân tích nợ quá hạn 39
1.1.1 Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 42
1.1.2 Phân tích nợ quá hạn theo ngành kinh doanh 43
1.1.3 Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng 43
1.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng 45
2 Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh 45
2.1 Nguyên nhân chủ quan 45
2.1.1 Thông tin tín dụng 45
2.1.2 Chính sách mở rộng tín dụng của NH 47
2.1.3 Trình độ, ý thức của cán bộ nhân viên TD 47
2.1.4 Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ 48
2.1.5 Việc quá tin tưởng tài sản thế chấp 49
2.2 Nguyên nhân khách quan 50
2.2.1 Từ phía người vay 50
2.2.2 Môi trường kinh tế chưa thật lành mạnh 51
2.2.3 Môi trường pháp lý 52
Chương 3 Phân tích các biện pháp rủi ro tín dụng tại NHNT Hà Nội -
Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam 58
I Yêu cầu khách quan đối với việc hoàn thiện các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng 58
II Phân tích các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNT Hà Nội 60
1 Ban hành quy chế cho vay chi tiết hơn so với quyết định của Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn 60
2 Quy định cụ thể rõ ràng về cơ chế bảo đảm tiền vay tại chi nhánh 63
3 Xác định mức rủi ro cao nhất cho từng khách hàng
(xác định giới hạn TD) 66
4 Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động 68
5 Thực hiện phân tán rủi ro 69
5.1 Đa dạng hoá đối tượng đầu tư 69
5.2 Cho vay đồng tài trợ 70
6 Tổ chức phân tích xếp loại tín dụng doanh nghiệp và xem xét lại TD 71
7 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro 73
III Một số kiến nghị nhằm hạn chế RRTD tại các NHTM VN 74
1 Về phía Chính phủ 74
2 Về phía Ngân hàng Nhà nước 77
3 Về phía các NHTM 80
Kết luận 85
Tài liệu tham khảo
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng. Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goại tệ giảm vì tỉ giá đồng đôla tăng liên tục nên một số đơn vị có hoạt động kinh doanh gắn với nhập khẩu cũng chuyển vay ngoại tệ sang vay bằng nội tệ.
Hoạt động tín dụng trung và dài hạn
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Doanh số cho vay
+ VND
+ Ngoại tệ (USD)
Doanh số thu nợ
+ VND
+ Ngoại tệ (USD)
Dư nợ TD trung và dài hạn
+ VND
+ Ngoại tệ (USD)
55.629
18.680
36.949
45.331
18.585
1.776
76.552
15.310
4.068
58.726
10.796
3.183
22.754
7.851
1.046
115.730
17.700
6.761
86.997
63.468
1.563
41.289
15.381
1.721
132.743
65.000
4.500
Nguồn: Tổng hợp báo cáo phòng tín dụng tổng hợp NHNT-HN
Dù doanh số cho vay trung- dài hạn chỉ bằng 1/3 doanh số cho vay ngắn hạn song chi nhánh đã rất cố gắng và nỗ lực để tăng nguồn vốn cho vay này, cụ thể doanh số cho vay đến 31/12/2001 đạt 87% tỉ đồng. tăng 48 % so với năm 2000 và tăng 56 % so với năm 1999. Chi nhánh đã bám sát định hướng phát triển các doanh nghiệp của thành phố để tiến hành đầu tư có trọng điểm, đổi mới thiết bị máy móc và nâng cao chất lượng sản phẩm cho một số ngành sản xuất hàng truyền thống xuất khẩu của thành phố như SX Giầy, Dệt kim, Dệt len, ngành nhựa và các ngành phục vụ kinh tế xã hội như Taxi, Y tế, Vận tải chất lưọng cao… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trên địa bàn.
Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNT Hà Nội
Như ở chương I đã trình bày, rủi ro tín dụng được xem như là rủi ro truyền thống của ngân hàng mà trước tiên là người vay không có khả năng thanh toán cả lãi và gốc, sau cùng là vỡ nợ, kế theo là mất khoản tín dụng và nếu nó lớn, như trường hợp vụ rủi ro bất động sản ở Texas và New England vào những năm 80, thì sau đó cả tổ chức tài chính-tín dụng sẽ bị xoá sổ.
Rủi ro tín dụng tồn tại bất cứ lúc nào khi tổ chức tài chính (ngân hàng) mở rộng tín dụng trên cơ sở khoản tín dụng đó sẽ được hoàn trả vào một thời điểm trong tương lai. Vì vậy phân tích và kiểm soát tín dụng không những được xem xét ở khả năng hoàn trả gốc và lãi của người đi vay mà còn được xem xét ở khả năng phân tích các hoạt động kinh doanh và lãnh đạo điều hành của người đi vay và nhà ngân hàng. Để có thể đưa ra các biện pháp hữu hiệu trong việc hạn chế rủi ro tín dụng thì chúng ta cần phải xem xét rủi ro tín dụng một cách trực tiếp và cụ thể hơn thông qua nghiên cứu tình hình cụ thể tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội.
Qua nghiên cứu hoạt động kinh doanh tín dụng ở chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (NHNT HN), em thấy rằng vấn đề cần được quan tâm xem xét nhiều nhất đó là tình trạng nợ quá hạn cao, dẫn đến tình trạng này là do những nguyên nhân khách quan, chủ quan nào ?
Thực trạng nợ quá hạn
Phân tích nợ quá hạn
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, do đó trong hoạt động của mình, Chi nhánh không thể tránh khỏi rủi ro, mà chủ yếu là rủi ro tín dung. Biểu hiện trực tiếp và đầu tiên của rủi ro tín dụng là tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi.Bảng số liệu sau cho thấy tình hình dư nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Chỉ tiêu
Năm 1999
năm 2000
2001
Tổng dư nợ
402.894
473.382
648.270
Nợ quá hạn
20.738
22.129
20.302
% trong tổng dư nợ
5.14%
4,67%
3.44%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNT HN
Trong những năm qua chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế cho vay đối với những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, tình hình tài chính không rõ ràng, do vậy đã hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn.Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ giảm dần từ trên 5% xuống còn 3,44%, đó là tỷ lệ rất đáng mừng (thông thường tỷ lệ cho phép là từ 2-5%) Tính đến hết năm 1999 dư nợ quá hạn tại Chi nhánh là 20.738 triệu VND, chiếm 5,14% tổng dư nợ, chủ yếu là do nợ quá hạn phát sinh từ các năm 1996 và đầu năm 1997 của ba doanh nghiệp nhà nước chuyên nhập khẩu, kinh doanh thua lỗ, thêm vào đó lại chịu sức ép của VND mất giá so với đồng ngoại tệ dẫn đến thiếu hụt vốn, mất khả năng trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên có một đơn vị khó khăn tồn tại từ những năm cũ (Công ty thiết bị vật tư du lịch) nên cuối năm 1999 chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã ngừng cho vay, sang năm 2000 phát sinh thêm nợ quá hạn của đơn vị này(đây là đơn vị có nợ quá hạn phát sinh cao nhất). Hiện tại chi nhánh luôn bám sát các đơn vị có nợ quá hạn và cấp chủ quản của đơn vị để bàn biện pháp xử lý tài sản trả nợ ngân hàng (Kết quả Tổng cục du lịch đã quyết định cho C.Ty thiết bị vật tư du lịch cho thuê nhà dài hạn để trả nợ).
Tình trạng nợ quá hạn vẫn còn , dù cho không phải là lớn nhưng cũng để Chi nhánh hàng năm phải chi phí chủ yếu là do vẫn phải trả lãi cho vốn huy động trong khi nợ không thu hồi về được do phải bỏ ra nhiều chi phí cho việc giám sát, thu hồi nợ, chi phí cho điều tra vụ án...
Từ năm 1997 trở về trước do không có yêu cầu phân loại nợ quá hạn theo thời gian như 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hay nợ khó đòi mà chỉ phân theo nợ quá hạn theo nội tệ và ngoại tệ đã gây nên khó khăn cho việc theo dõi, khó thấy được tính cấp thiết của các khoản nợ khó đòi.Vì vậy, bắt đầu từ năm 1999, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã thực hiện việc phân loại nợ quá hạn theo những tiêu thức khác nhau và chi tiết hơn nhiều.
Chúng ta xem xét bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 1999
năm 2000
năm 2001
Nợ quá hạn theo thời hạn
20.738
22.129
20.302
6 tháng
3.964
5.785
5.075
6 tháng đến 12 tháng
16.774
16.344
15.227
Trên 12 tháng
Theo khả năng thu hồi
20.738
22.129
20.302
Nợ quá hạn bình thường
3.964
5.785
7.714
Khó có khả năng thu hồi
16.774
16.344
12.588
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng - phòng tín dụng tổng hợp - NHNT HN
Phân loại chi tiết cho chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về nợ quá hạn. Nợ quá hạn bình thường chiếm tỷ lệ bao nhiêu? Nợ khó đòi có lớn hay không? Trong số nợ quá hạn của các năm 1999,2000,2001 phần lớn là nợ khó đòi, chiếm tới 70% - 80% tổng dư nợ quá hạn. Qua đó có thể thấy được rằng, việc phân chia nợ quá hạn một cách rõ ràng, chi tiết như vậy mới có thể giúp chúng ta đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời nợ quá hạn. Năm 2001 có 37,99% nợ quá hạn có thể được thu hồi, 62,01% khó thu hồi và có thể phải thu hồi bằng cách bán tài sản thế chấp, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng vì tài sản thế chấp thường khó bán, giá rẻ lại chậm trễ về thời gian trong việc thu hồi vốn làm tăng chi phí, giảm vòng quay vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn bị giảm.
Để có thể hiểu rõ hơn thực trạng nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ta phải phân tích chúng dưới các góc độ khác nhau để có thể thâý những đặc điểm nổi bật của từng nguyên nhân gây ra nợ quá hạn.
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Tổng số nợ quá hạn
20.738
22.129
22.302
1.NQH Theo TP kinh tế.
+Doanh nghiệp NN
14.516
14.826
17.841
+DN t.nhân & đối tượng khác
6.222
7.303
4.461
2.NQH Theo ngành.
+Thương mại XNK
16.785
18.144
17.667
+ Dịch vụ
+ Sản xuất
3.953
3.985
4.635
3.NQH theo thời gian.
+NQH đối với cho vay ngắn hạn
20.738
22.129
22.302
+NQH đối với cho vay trung- dài hạn.
Nguồn: Thông tin phòng tín dụng tổng hợp- NHNT HN
Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Xem xét nợ quá hạn theo biểu trên ta nhận thâý: nợ quá hạn tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước thường chiếm 70% nợ quá hạn. Điều này đã dẫn chúng ta thấy cho vay vào khu vực kinh tế quốc doanh có tỷ lệ rủi ro cao nhất. Tỷ lệ giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của thành phần kinh tế này năm 1999 là 3,6%,năm 2000 là 3,1% và năm 2001 là 2,7%. Qua đây thấy rõ việc đầu tư tín dụng vào khối kinh tế quốc doanh là chưa an toàn và hiêụ quả so với việc đầu tư vốn vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.(tỷ lệ tương ứng này các năm là 1,5%).Vì vậy bắt đầu từ năm 1999, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã dùng mọi biện pháp hữu hiệu để mở rộng tín dụng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, kiểm soát chặt chẽ công tác cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh , ưu tiên những đối tượng có uy tín với ngân hàng và các xét thấy dự án kinh doanh thực sự khả thi, có năng lực tài chính trong việc hoàn trả nợ và có tài sản thế chấp tốt.
Phân tích nợ quá hạn theo ngành kinh doanh
Phần lớn nợ quá hạn tập trung ở các doanh nghiệp kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu: Đến 31.12.1999 dư nợ quá hạn của lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là:16.785 triệu VND chiếm 80,93 % tổng dư nợ quá hạn; năm 2000là:18.144 triệu VND chiếm 81,99 % tổng dư nợ quá hạn; năm 2001 là 17.667 chiếm 79.21% tổng dư nợ quá hạn.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là nhóm khách hàng chủ yếu của Chi nhánh nhưng cũng lại chính là nhóm ngành có tỷ lệ rủi ro cao nhất. Trong những năm qua nền kinh tế có phát triển chững lại, sự biến động lớn về tỷ giá trong năm, khủng hoảng kinh tế diễn ra tại các nước là bạn hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta …, đã là những nguyên nhân làm thiếu hụt vốn, mất khả năng trả nợ ngân hàng cho các đơn vị kinh doanh trong nước.
Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng
Dư nợ của cho vay ngắn hạn so với tổng dư nợ chiếm tỷ lệ khá lớn nhưng đồng thời tỷ lệ nợ quá hạn cũng chiếm tuyệt đối trong tổng dư nợ quá hạn. Trong cho vay trung, dài hạn thì ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn là bằng không phần trăm. Điều này cho ta thấy đầu tư vào tín dụng ngắn hạn có tỷ lệ rủi ro cao hơn so với đầu tư trung dài hạn, vì chủ yếu các khoản cho vay ngắn hạn là để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động trong các ngành thương mại xuất nhập khẩu và dịch vụ còn tín dụng trung và dài hạn thì tập trung vào trong lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ít bị rủi ro hơn so với các ngành khác.
Mặt khác, trong các khoản cho vay qua các năm thì dư nợ ngắn hạn thường cao hơn so với dư nợ trung dài hạn. Tình trạng nợ quá hạn vì thế cũng được tập trung trong cho vay ngắn hạn bởi lẽ cho vay trung dài hạn đã được mở rộng , số dự án được xem xét năm sau có cao hơn năm trước song vẫn chưa thật sự được khai thác triệt để, rất ít các dự án trung và dài hạn được xét duyệt cho vay. ở đây có hai lý do cần quan tâm đó là:
Thứ nhất là về phía Ngân hàng: Việc huy động vốn trung và dài hạn gặp nhiều khó khăn do tích luỹ nội bộ chưa cao, đồng tiền chưa thật ổn định (tỉ giá đang trong quá trình điều chỉnh) nên người dân chưa thực sự yên tâm gửi tiền có kỳ hạn trung và dài hạn vào ngân hàng, do còn lo về sự mất giá của đồng Việt Nam, do ngân hàng còn thiếu các công cụ huy động vốn trung dài hạn và thiếu thị trường thứ cấp để luân chuyển và tạo ra tính thanh khoản dễ dàng cho các công cụ này. Mâu thuẫn của mặt bằng lãi suất (lãi suất thường xuyên bị điều chỉnh theo hướng giảm xuống để khuyến khích người vay) đã hạn chế khả năng huy động vốn của NHNT HN, từ đó hạn chế khả năng cho vay của chính ngân hàng.
Thứ hai là về phía khách hàng: Do khách hàng của NHNT Hà nội chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ, xuất nhập khẩu nên vốn quay vòng nhanh, do đó họ chỉ cần vay trong thời gian ngắn khi thu được tiền về thì trả luôn ngân hàng, nếu cần thiết họ xin vay tiếp. Mặt khác, số DNNN lớn có quan hệ với ngân hàng không nhiều nên còn thiếu các dự án hoạt động trong thời gian dài, nếu có lại không khả thi, không đủ điều kiện vay vốn ở ngân hàng.
ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng
Rủi ro tín dụng đã ảnh hưởng tương đối lớn đến hoạt động kinh doanh tín dụng ở NHNT Hà Nội trong giai đoạn hiện nay và đã để lại hậu quả không phải là nhỏ và cho đến nay vẫn còn tiếp tục dù chi nhánh đã tập trung đầu tư công sức rất lớn để giảm thiểu hiện tượng này.
Rủi ro tín dụng làm giảm tương đối lớn tổng lãi thu được từ hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Chẳng hạn, tính đến ngày 31-12-1999 tổng lãi thu được từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt 28.012 triệu VNĐ, trong khi đó chi phí cho các khoản nợ quá hạn và lãi chưa thu được từ các khoản đó là 1.842 triệu VNĐ.
Rủi ro tín dụng đã gây sức ép về tâm lý đối với hầu hết cán bộ tín dụng của ngân hàng khi tiến hành các khoản vay mới.
Vấn đề nợ quá hạn tồn đọng trong thời gian gần đây buộc NHNT Hà Nội phải tiến hành nhiều biện pháp xử lý nên đã gây không ít tốn kém về vật lực và trí lực của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng lớn buộc ngân hàng phải thắt chặt quy chế tín dụng nên rất có thể sẽ bỏ qua những khoản cho vay hơi mạo hiểm mà vào các thời điểm bình thường khác ngân hàng có thể chấp nhận cho vay, dẫn đến những khoản chi phí cơ hội bị bỏ lỡ khá lớn.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh
Nguyên nhân chủ quan
Thông tin tín dụng
Thông tin TD là vấn đề quan trọng hàng đầu để có thể đưa ra một quyết định cho vay đúng đắn. Hiện nay tại hầu hết tất cả các ngân hàng thương mại, thông tin về khách hàng do ngân hàng có được đều dựa vào nguồn thông tin do chính khách hàng cung cấp theo yêu cầu và từ cán bộ nhân viên tìm hiểu thu thập thêm.Thông tin do khách hàng cung cấp thì chỉ có thể đảm bảo một phần tính trung thực, do khách hàng thường dùng mọi cách để có được các chỉ tiêu thông số thoả mãn mọi điều kiện của ngân hàng. Còn nguồn thông tin do cán bộ nhân viên ngân hàng tìm hiểu thì chủ yếu qua đài báo, phương tiện thông tin đại chúng, qua dò hỏi ở một số tổ chức như các cơ quan kiểm toán, các bạn hàng đã có quan hệ làm ăn với khách hàng hoặc từ các ngân hàng khác.Nhưng để lấy được thông tin từ những nơi này lại khó khăn và thông tin cũng thường không trung thực, lẻ tẻ.Hiện tượng một khách hàng vay nhiều ngân hàng là phổ biến nhưng các ngân hàng do không có đầy đủ thông tin nên có nhiều trường hợp đổ bể , khách hàng hoàn toàn mất khả năng thanh toán ngân hàng mới nhận ra…Tại NHNT Hà Nội, mỗi cán bộ được giao phụ trách khoản vay nào phải tự tìm hiểu đầy đủ về thông tin đó, đây cũng là một khó khăn.Hiện tại ở chi nhánh, phòng thông tin riêng về tín dụng chưa có, hồ sơ các khách hàng chủ yếu được lưu trữ tại phòng tín dụng tổng hợp lại chỉ dưới dạng số liệu thô chưa qua phân tích hoặc tổng kết..Thông tin không đầy đủ hoặc không chất lượng, sai lệch sẽ làm ảnh hưởng lớn tới độ rủi ro của khoản tín dụng.Về phía Ngân hàng Nhà nước cũng có sự hỗ trợ bằng việc thành lập trung tâm thông tin tín dụng NHNNVN (CIC) theo quyết định 162/1999/QĐ-NHNN9,song thông tin tại đây chưa bao gồm toàn bộ thông tin của doanh nghiệp vay trong toàn bộ nền kinh tế, mà chỉ tổng hợp thông tin trong phạm vi ngành ngân hàng, do đó việc hỗ trợ cho cán bộ tín dụng chưa là phát huy tác dụng là mấy.Vấn đề còn ở chỗ một số cán bộ TD chưa thấy hết sự cần thiết phải trực tiếp khai thác và sử dụng thông tin TD, một số lại còn có tâm lý ngại hỏi, chưa có thói quen sử dụng thông tin, khi gặp khó khăn chưa trực tiếp chủ động đề xuất phản ánh những khó khăn vướng mắc với lãnh đạo. Thông tin trong tín dụng ngân hàng là rất quan trọng, nó không chỉ góp phần đảm bảo an toàn về lĩnh vực tín dụng và hoạt động ngân hàng, cung cấp cho các tổ chức tín dụng tìm kiếm khách hàng, cấp tín dụng nhằm phục vụ kinh doanh có hiệu quả, hạn chế rủi ro mà còn làm khách hàng có lòng tin với ngân hàng, biết được năng lực thực tại của mình đối với yêu cầu vay vốn.
Chính sách mở rộng tín dụng của NH
Hoạt động của NHTM có mục đích chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận. Việc kinh doanh tín dụng rất khó khăn và mạo hiểm, đòi hỏi phải có sự dám chấp nhận rủi ro.Việc mở rộng TD là cần thiết trong quá trình hoạt động của ngân hàng nhưng việc chấp nhận rủi ro phải có sự tính toán kĩ lưỡng, cần phải có giới hạn nhất định trên cơ sở các quy chế về TD và thực tế hoạt động của khách hàng để có sự sàng lọc cần thiết nhằm mục đích đảm bảo an toàn tới mức có thể chấp nhận được đối với món vay.
Với đặc điểm hoạt động trên địa bàn Thủ đô, nơi tập trung rất nhiều các ngân hàng, các tổ chức tài chính, trụ sở giao dịch, việc cạnh tranh giữa NHNT HN và các tổ chức TD khác là rất gay gắt. Các ngân hàng bằng mọi biện pháp hướng vào việc đạt được khối lượng dư nợ TD không giới hạn, với số lượng khách hàng tối đa. NHNT HN cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc cạnh tranh đó nên cũng đã có lúc hăng hái tìm lợi nhuận, đã cho vay những khoản vay không lành mạnh, chỉ dựa vào sự tin tưởng khách hàng quen biết.Trong điều hành, ngân hàng đã thực hiện cơ chế khoán doanh thu.(Đây là việc làm thường thấy ở các tổ chức tín dụng nước ngoài). Dù biết đây là động lực để các cán bộ TD phấn đấu song mặt trái của nó lại là thúc đẩy cán bộ TDNH bằng mọi giá phải cho vay được. Đây là một yếu tố rất mất an toàn cho công tác tín dụng.
Trình độ, ý thức của cán bộ nhân viên TD
Trong bất kỳ một lĩnh vực, một hoạt động nào , con người cũng là nhân tố trung tâm quyết định sự thành công hay thất bại. Hoạt động TD cũng vậy, trình độ, ý thức, đạo đức và tư cách người cán bộ quyết định sống còn tới sự an toàn của khoản vay. Do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do có những quan hệ cá nhân mà cán bộ TD đã bỏ qua những khoản sai sót hoặc thông đồng với khách hàng làm sai các công đoạn của quy trình TD. Những vụ việc như thế không xảy ra ở NHNT HN vì các nhân viên đều ý thức được trách nhiệm của mình và tác hại của việc làm đó. Rủi ro TD xảy ra do nguyên nhân này là do trình độ và kiến thức. Số cán bộ công nhân viên trẻ thì có trình độ và kiến thức, nhanh nhạy và năng động thì lại ít kinh nghiệm trong việc thẩm định khách hàng, những cán bộ lớn tuổi có kinh nghiệm thì lại bị hạn chế về kiến thức và việc cập nhật công nghệ kỹ năng mới trong việc thu thập và xử lý thông tin. Thậm chí , có người còn cho rằng khách hàng này vay khoản vay nhỏ, không quan trọng lắm nên không cần kiểm tra nghiên cứu kỹ và tập hợp thông tin đầy đủ lắm. Nhưng nếu có nhiều người vay vốn với số tiền nhỏ mà không được tổng hợp và chia sẻ thông tin thì khó tránh khỏi rủi ro gây ảnh hưởng an toàn của ngân hàng. Vẫn còn có những người có quan điểm như vậy thì việc thẩm định và phân tích khách hàng thiếu tính chính xác hoàn thiện, làm tăng khả năng rủi ro của khoản vay là điều không thể tránh khỏi .
Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Hoạt động TD là hoạt động rất phức tạp và nhạy cảm, luôn có sự biến động từ thái cực này sang thái cực khác. Việc kiểm tra, giám sát những khoản vay một cách thường xuyên sẽ giúp cán bộ tín dụng sớm nhận ra sai sót, nắm bắt và xử lý kịp thời những khoản vay có vấn đề. Trong thực tế, những nguyên nhân dẫn đến rủi ro TD tại NHNT HN cũng có một phần là do kiểm tra, kiểm soát không tốt, cụ thể là:
Từ phía NHNN : hoạt động thanh tra kiểm soát các NHTM nói chung không thường xuyên, kém hiệu quả vì còn mang nặng tính thủ tục là chính.Thông thường thanh tra của NHNN chỉ có mặt khi có sự việc nào đó vỡ lở, cũng có khi phát hiện được vấn đề nhưng lại không có biện pháp xử lý kịp thời. Hiếm khi thấy có những cuộc thanh tra kiểm tra bất ngờ.
Việc kiểm tra của ngay chính bản thân cán bộ lãnh đạo chi nhánh cũng ít, khá dễ dãi và có tính chất kiểm tra "lấy lệ". Cán bộ tín dụng tự kiểm tra lấy hoạt động của mình mà không có sự kiểm tra chéo lẫn nhau - một việc làm theo em nghĩ không phải là để moi móc tìm ra những sai sót của nhau mà là để mỗi người có ý thức trách nhiệm cao hơn trong công việc của mình, và nó cũng có phần nâng cao tính cạnh tranh giữa các cá nhân.
Hiện tại , ở cấp chi nhánh nên NHNT HN chưa có một phòng chuyên trách việc kiểm tra ,kiểm sát các hoạt động của cơ quan mình. Thường mỗi cuối năm tài chính, CBTD tự viết bản báo cáo về kết quả hoạt động của mình để trình cấp trên.Giám đốc chi nhánh dựa vào bản báo cáo đó để đưa ra nhận xét cho cả phòng ban, tạo tư tưởng "được việc thì tất cả hưởng, ngược lại hỏng việc thì một mình phải chịu tất cả."
Việc quá tin tưởng tài sản thế chấp
Từ trước tới nay đây luôn là nguyên nhân lớn dãn tới rủi ro tín dụng dù nó được coi như biện pháp đảm bảo tiền vay hay được dùng nhất.Việc quá tin tưởng tài sản thế chấp ở đây được hiểu theo khía cạnh ngân hàng chỉ cần nhìn thấy có đầy đủ giấy tờ pháp lý chứng minh về tài sản thế chấp đó phù hợp với yêu cầu của mình là được mà không cần kiểm tra thêm thông tin về tài sản đó. Thực tế cho thấy việc một người dùng chỉ một tài sản để đi thế chấp vay tiền tại nhiều ngân hàng với nhiều bộ hồ sơ giả là việc được cho là "phổ biến" trong lĩnh vực tín dụng mấy năm gần đây. Hoặc giả trong thời hạn của hợp đồng TD , người đi vay lại cho thuê lại tài sản mà mình đang thế chấp tại ngân hàng.Việc quản lý đối với các tài sản thế chấp của ngân hàng lại không thường xuyên. Đối với những tài sản thế chấp là máy móc, ngân hàng thường chủ quan trong việc tính lại khấu hao và hao mòn của tài sản. Khi đi vay khách hàng thưòng tính khấu hao và hao mòn theo tỷ lệ thấp hơn thực tế rất nhiều. Đến khi khoản nợ không thanh toán được, ngân hàng chuyển sang xử lý tài sản thế chấp thì lúc đó giá trị còn lại của máy móc thấp hơn so với tính toán trong hợp đồng. Đối với tài sản là bất động sản là loại gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhất, liên quan chủ yếu đến các cơ chế chính sách và quy định của pháp luật mà sẽ được phân tích kỹ trong phần nguyên nhân khách quan dưới đây.
Nguyên nhân khách quan
Từ phía người vay
+ Năng lực khách hàng yếu kém : Mặc dù nước ta đã bước vào nền kinh tế thị trường đã khá lâu nhưng trình độ quản lí kinh doanh của những người đứng đầu trong các doanh nghiệp vẫn còn nhiều yếu kém, thiếu sự phản ứng nhanh nhạy với thị trường và kiến thức quản trị kinh doanh. Đối với thành phần KTQD, phần lớn các nhà kinh doanh đều trưởng thành trong thời kỳ bao cấp, nhiều người thiếu sự năng động cần thiết và những kiến thức cơ bản về kinh doanh trong cơ chế thị trường. Còn đối với DN ngoài quốc doanh thì các ông chủ trực tiếp điều hành lại đa số không qua các trường lớp đào tạo về kinh doanh cơ bản mà bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình dựa vào tài sản do gia đình trợ giúp hoặc nhờ vào các cơ may và một chút lanh lẹ, khôn ngoan. Bởi thế nên không ít các DN khởi đầu bằng dự án khả quan nhưng lại kết thúc bằng những việc làm ăn theo kiểu chụp giật lừa đảo và đi đến phá sản, kéo theo những khoản nợ khó đòi của một hoặc một số ngân hàng nào đó. Có thể đưa ra một ví dụ thực tế về công ty may Hà Nội : công ty này vay tiền của NHNT HN để mua quần áo thể thao các loại và đồ hộp hoa quả xuất sang thị trường Đông Âu (CHLB Nga). Do quản lí kinh doanh kém và marketing tồi nên hoạt động của công ty bị chuệch choạc, hàng hoá không bán được và tồn đọng nhiều, vốn bị chiếm dụng, lại còn phải trang trải các chi phí vận chuyển và bảo quản hàng hoá nên công ty còn rất ít khả năng thanh toán nợ vay của ngân hàng, buộc NH phải chuyển sang xử lí tài sản thế chấp của họ để thu nợ . Một ví dụ nữa là Liên hiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp: do hàng hoá tiêu thụ chậm, doanh thu thấp ảnh hưởng đến việc trả nợ, đến nay nợ quá hạn của đơn vị này đã lên đến 3,77 tỷ VND.
+ Do sử dụng vốn sai mục đích: Nợ quá hạn bắt nguồn từ nguyên nhân này chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong thực tế, việc ngân hàng quản lí vốn vay của khu vực KT ngoài QD khó khăn hơn nhiều so với khu vực KTQD vì việc mua bán kinh doanh của thành phần kinh tế này thường không có chứng từ sổ sách ghi chép đầy đủ theo chế độ kế toán hiện hành. Do hám lợi nên những DN này đã không đầu tư vào phương án kinh doanh như đã trình NH mà đầu tư vào những lĩnh vực khách nhau có khả năng thu lợi nhuận cao nhưng lại quên mất rằng đồng nghĩa với nó là rủi ro rất lớn.Kết quả là khi thua lỗ không có khả năng trả nợ NH đúng hạn.Như công ty TNHH Tân Long Vân nợ quá hạn 595 triệu do sử dụng vốn sai mục đích : dùng tiền để đầu tư xây dựng nhà ở chưa bán được, hiện nay không có vốn để tiếp tục hoạt động, công ty duy trì chủ yếu dựa vào làm dịch vụ với doanh thu thấp.
+ Tư cách người vay kém, cố ý lừa đảo NH: Mặc dù đa số người vay thường có ý nghĩ xuất phát điểm tốt đẹp với mong muốn thanh toán được nợ vay NH từ kết quả hoạt động kinh doanh tốt đẹp của mình, nhưng cũng không ít con nợ đã rắp tâm lừa đảo NH ngay từ đầu.Trong thời gian gần đây, khách hàng có nhiều thủ đoạn mới tinh vi khó phát hiện gây khó khăn cho NH như : lập cân đối kế toán sai, phương án kinh doanh và hợp đồng kinh doanh giả để vay rồi bỏ trốn; giả mạo giấy tờ, chữ kí, con dấu( có khi là chữ kí và con dấu thật!) . bán tài sản thế chấp ở NH; thông đồng với cán bộ có thẩm quyền để lừa đảo bằng cách làm nhiều bản chứng từ sở hữu nhà đất bất hợp pháp của một ngôi nhà để lừa đảo đem đi thế chấp vay nhiều ngân hàng.
Môi trường kinh tế chưa thật lành mạnh
ĐH Đảng VI năm 1986 đã đánh dấu một bước thay đổi căn bản cho nền kinh tế khi quyết định chuyển đổi cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.Công cuộc đổi mới đã mang lại những thành tựu đáng kể , cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã khơi dậy tiềm năng lớn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém như: hiệu quả kinh tế còn thấp, tỉ lệ tích luỹ đầu tư nhỏ, trình độ quản lí vĩ mô còn kém bộc lộ nhiều sơ hở và thiếu sót thể hiện rõ nhất trong sự ra đời ồ ạt các DN tư nhân, công ty TNHH, HTX TD…nhưng chỉ có số ít trong số đó là kinh doanh lành mạnh và làm ăn thực sự có hiệu quả. Sự phối hợp giữa các ngành các cấp thiếu đồng bộ, nền kinh tế cứ khắcphục được sự mất cân đối này lại nảy sinh sự mất cân đối khác, dẫn đến tình trạng rất bất ổn , gây tâm lí hoang mang lo lắng không yên tâm cho các nhà đầu tư và các DN.Chính sách quản lĩ vĩ mô còn đan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hang tcvn.doc