Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I 4
TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4
I . QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI TRUNG QUỐC 4
1. Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc 4
2. Những cơ hội và thách thức khi Trung Quốc gia nhập WTO 5
2.1 Những cơ hội khi Trung Quốc gia nhập WTO 6
2.2 Những thử thách khi Trung Quốc gia nhập WTO 9
II ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 11
1. Kinh tế Trung Quốc sau khi là thành viên của WTO 11
2. Ảnh hưởng của Trung Quốc tới thương mại thế giới 13
III - NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 16
1. Những nghĩa vụ và quyền lợi của Trung Quốc khi gia nhập WTO tác động rõ nhất tới Việt Nam. 16
2. Chính sách mậu dịch biên giới hiện nay của Trung Quốc đối với Việt Nam 17
3. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới Việt Nam 19
CHƯƠNG II 23
BUÔN BÁN QUA BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG TỪ KHI BÌNH THƯỜNG THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ CHO ĐẾN TRƯỚC KHI TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO 23
I- QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN QUA 23
1. Cơ sở phát triển quan hệ thương mại Việt-Trung 23
1.1 Ý chí chính trị của hai nước 23
1.2 Tạo dựng được cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại giữa hai nước. 23
1.3 Phát triển quan hệ thương mại Việt-Trung là phù hợp với chiến lược kinh tế đối ngoại của cả hai nước 23
1.4 Phát triển quan hệ thương mại là phù hợp với nhu cầu khách quan của cả hai bên 24
2. Những đặc điểm trong quan hệ thương mại Việt-Trung 24
2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước không ngừng tăng lên 24
2.2 Cơ cấu hàng hoá vừa có tính chất bổ sung cho nhau vừa có tính chất cạnh tranh nhau 26
2.3 Thương mại tiểu ngạch (buôn bán qua biên giới) đóng góp một phần đáng kể vào tổng kim ngạch thương mại hai nước 26
2.4 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch ngoại thương mỗi nước còn thấp 27
II. HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN QUA BIÊN GIỚI VIỆT NAM -TRUNG QUỐC 27
1. Khái quát về tình hình 27
2. Những đặc điểm chủ yếu của buôn bán qua biên giới Việt-Trung 29
2.1 Hình thức đa dạng 29
2.2 Lực lượng tham gia đa dạng 31
2.3 Chủng loại hàng hoá phong phú 31
Bảng 5 : Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 32
2.4 Phương thức thanh toán linh hoạt 33
III- NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BUÔN BÁN QUA BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG 35
A - Những tác động tích cực 35
1. Tác động đến các hoạt động kinh tế 35
1.1 Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn 35
1.2 Thúc đẩy phát triển công nghiệp và xây dựng 36
1.3 Mở rộng hoạt động du lịch 37
1.4 Bước đầu xác lập hoạt động ngân hàng 38
2. Tác động đến các tỉnh biên giới 39
2.1 Về thu ngân sách trên địa bàn 39
2.2 Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng vùng biên 42
2.3 Đời sống nhân dân ở các tỉnh miền núi biên giới được cải thiện rõ rệt 44
2.4 Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân 45
B - Những tác động tiêu cực 46
1. Vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại 46
2. Những tiêu cực và tệ nạn xã hội 50
3. Vấn đề thanh toán 52
4. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái 53
IV- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN QUA BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG THỜI GIAN QUA 55
1. Sự ra đời các khu kinh tế cửa khẩu 55
2. Tại Lạng Sơn 56
3. Tại Hà Giang 57
4. Tại Lào Cai 59
5. Tại Quảng Ninh 60
CHƯƠNG III 63
TRIỂN VỌNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN BUÔN BÁN QUA BIÊN GIỚI HAI NƯỚC 63
I. TRIỂN VỌNG BUÔN BÁN QUA BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG 63
1. Những điều kiện thuận lợi đối với buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian sắp tới 63
2. Một vài dự đoán về tình hình buôn bán hai nước trong thời gian tới 66
2.1 Thương mại Việt-Trung sẽ sớm vượt mức 5 tỷ USD 66
2.2 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu hai nước sẽ có những thay đổi 68
II- CÁC BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN BUÔN BÁN QUA BIÊN GIỚI HAI NƯỚC 70
1. Đối với Chính phủ Việt Nam 70
2. Đối với UBND các tỉnh biên giới 73
3. Trung ương kết hợp với các địa phương 75
4. Đối với các doanh nghiệp 76
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
86 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình buôn bán qua biên giới Việt - Trung trước và sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cây trồng cần thiết cho nông nghiệp như công nghệ đường mía, máy kéo công suất vừa và nhỏ, máy bơm nước, thuỷ điện nhỏ, máy cày đa chức năng, máy cày cầm tay, vật tư, thuốc thú y, phân bón, thuốc trừ sâu, giống lúa cao lai sản, giống cây ăn quả, giống gia cầm...Một số sản phẩm có hiệu quả và năng suất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và trình độ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Phần lớn các thương vụ này không đòi hỏi chi ngoại tệ mạnh, thời gian thanh toán nhanh chóng, thuận tiện cho việc đưa sản phẩm vào sử dụng.
Về trao đổi khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ của Trung Quốc vào nước ta đã có tác dụng và triển vọng đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng học tập kinh nghiệm nước bạn đã được bắt đầu áp dụng ở các tỉnh phía Bắc.
Để phát huy tính tích cực của việc giao lưu kinh tế biên giới đối với sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần có một chiến lược hợp tác dài hạn trong nông nghiệp, nhất là chuyển giao công nghệ sinh học. Ngoài ra, cần phải tăng cường kiểm soát, kiểm dịch động thực vật một cách chặt chẽ hơn nữa để tránh một số sâu bệnh xâm nhập gây ảnh hưởng tới vật nuôi, cây trồng, chống tình trạng buôn lậu động vật, sản phẩm gỗ quý hiếm, gây tác hại cho môi sinh, môi trường.
1.2 Thúc đẩy phát triển công nghiệp và xây dựng
Xem xét cơ cấu hàng hoá buôn bán qua biên giới Việt-Trung có thể thấy hàng máy móc thiết bị, hoá chất, các phương tiện vận tải công nghệ phục vụ cho một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng...nhập từ Trung Quốc chiếm tới 30% giá trị hàng hoá nhập khẩu. Nhóm hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu này phong phú, đa dạng có quy mô khác nhau, từ một vài bộ đến các lô với hàng loạt máy móc, thiết bị; từ phụ tùng lẻ đến các thiết bị toàn bộ. Những nhóm hàng có quy mô lớn trong thời gian qua là: Máy móc nông nghiệp và chế biến nông lâm sản; thiết bị cho sản xuất xi măng lò đứng và máy móc cho ngành dệt; thiết bị máy móc sản xuất phân bón và các loại máy phát điện nhỏ. Cũng phải nói rõ thêm một tác động tích cực của buôn bán qua biên giới Việt-Trung đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nước. Từ khi phát triển trao đổi hàng hoá với Trung Quốc đã xuất hiện cạnh tranh và ngày càng gay gắt giữa hàng của Việt Nam và hàng của Trung Quốc. Lúc đầu, thời kỳ 1991 đến năm 1994 nhiều mặt hàng của Trung Quốc có lợi thế hàng của Việt Nam nhờ mẫu mã đẹp hơn và giá cả rẻ hơn, mặc dù chất lượng nhiều hàng hoá của Trung Quốc không cao, có trường hợp lại kém hơn hàng ta. Do áp lực cạnh tranh đó, một số doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư và liên doanh liên kết đổi mới công nghệ nên chất lượng hàng hoá được nâng lên và cạnh tranh thắng lợi với các hàng hoá của Trung Quốc như bóng đèn, bia, đồ nhựa, phích nước, quần áo, thuốc lá, hàng dệt kim, hàng điện tử...Hiện nay một số hàng của Việt Nam còn kém về chất lượng và giá cả so với hàng Trung Quốc như xe đạp, vải, đồ sành sứ, đồ trơi trẻ em...Trong cuộc cạnh tranh này nếu các doanh nghiệp Việt Nam không đổi mới công nghệ, cải tiến sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm thì sẽ bị tụt lại phía sau khá xa so với hàng hoá của Trung Quốc và các nước khu vực.
1.3 Mở rộng hoạt động du lịch
Những năm qua, cùng với sự phát triển của giao lưu hàng hoá, ngành du lịch 6 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có nhiều tiến bộ. Du lịch là một hoạt động quan trọng thúc đẩy giao lưu kinh tế với bên ngoài và đang trở thành một thế mạnh của nền kinh tế các tỉnh này. Thiên nhiên đã ưu ái cho các tỉnh này nhiều cảnh quan và điểm du lịch tuyệt vời. Đặc biệt Vịnh Hạ Long là một trong những di sản tự nhiên của thế giới, là nơi vô cùng hấp dẫn khách du lịch các tỉnh biên giới phía Nam và các tỉnh lục địa Trung Quốc không có biển. Nơi đây còn là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc có những phong tục tâp quán, lễ hội mang bản sắc văn hóa phong phú đa dạng. Miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thu hút không chỉ đối với khách trong nước mà còn cả khách nước ngoài, trước hết là khách Trung Quốc.
Về mặt du lịch, hai nước đã ký Hiệp định về hợp tác du lịch ngày 8/4/1994 tạo tiền đề quan trọng cho việc hợp tác toàn diện giữa hai nước trên lĩnh vực du lịch. Từ đó đến nay, lượng khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam và khách Việt Nam đi thăm quan Trung Quốc ngày một tăng. So với số khách đến từ các nước khác vào Việt Nam, tỷ lệ khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam tăng nhanh hàng năm, riêng năm 2001 đạt 697.000 lượt và chiếm khoảng 20% tổng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam [33,31].
Bảng 7: Số khách Trung Quốc vào Việt Nam các năm
Đơn vị: lượt người
Năm
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Lượng khách
17.509
14.381
62.640
377.555
405.271
420.743
480.000
600.000
697.000
Nguồn: Tạp chí cộng sản, 12/2002, tr59
Để đảm bảo cho nhu cầu ăn ở, đi lại cho khách du lịch, tại các thị xã có cửa khẩu đã có các cơ sở lưu trú tương đối khang trang với hàng trăm khách sạn, nhà hàng. Riêng tại Quảng Ninh hiện có 166 khách sạn với trên 3000 phòng nghỉ. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch và Thống kê hiện có khoảng 40 đơn vị kinh doanh lữ hành tại 6 tỉnh có cửa khẩu biên giới phía Bắc. Riêng tỉnh Lạng Sơn, ngành du lịch chiếm 4,5% GDP của tỉnh. Sự phát triển du lịch từ biên giới không những tăng thêm thu nhập quốc dân mà còn góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cư vùng biên giới. Hoạt động du lịch đã góp phần phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước, tạo điều kiện cho nhân dân hai bên qua lại thăm viếng lẫn nhau, trao đổi và thúc đẩy hoạt động giao lưu trên nhiều lĩnh vực.
1.4 Bước đầu xác lập hoạt động ngân hàng
Từ khi bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc đến nay, buôn bán giữa hai nước đã được khai thông và ngày càng phát triển nhưng việc thanh toán xuất nhập khẩu vẫn mang tính chất tự phát và chủ yếu qua hình thức thanh toán trực tiếp không qua ngân hàng.
Ngày 23/5/1993, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung Quốc đã ký kết Hiệp định Thanh toán và Hợp tác. Theo Hiệp định, mọi khoản thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu đều được thực hiện thông qua ngân hàng thương mại hai nước theo thông lệ quốc tế, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã triển khai bàn thu đổi ngoại theo tinh thần hiệp định ở các tỉnh biên giới. Song trong thực tế, việc thanh toán xuất nhập khẩu thực hiện qua ngân hàng rất hạn chế.
Mọi hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu buôn bán qua biên giới cơ bản vẫn do tư nhân thực hiện dưới các hình thức hàng đổi hàng hoặc bằng đồng tiền USD, VND và Nhân dân tệ. Số tư thương làm dịch vụ đổi tiền trên tuyến biên giới phía Bắc lên tới hàng nghìn người nhưng chưa được quản lý. Đây là một khó khăn lâu dài, khó tránh trong các thị trường biên giới như giữa Việt Nam và Trung Quốc.
2. Tác động đến các tỉnh biên giới
2.1 Về thu ngân sách trên địa bàn
Từ năm 1991 đến năm 1998, thuế xuất nhập khẩu thu được qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc là 1883,56 tỷ đồng, trong đó thuế chính ngạch chiếm 40%. Các cửa khẩu ở địa phương có số thu cao là Lạng Sơn, Quảng Ninh; số thu trung bình là Lào Cai, rồi đến Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu.
Như vậy, số thu thuế xuất nhập khẩu qua biên giới Việt-Trung hàng năm đều có đặc điểm là thu qua buôn bán tiểu ngạch đều cao hơn thu qua buôn bán chính ngạch, nhịp độ tăng của thu tiểu ngạch cũng nhanh hơn thu chính ngạch. Số thu năm 1998 so với số thu năm 1991 tăng gấp 53,2 lần, trong đó thu chính ngạch tăng gấp 48,7 lần, thu tiểu ngạch tăng gấp 57,2 lần.
Bảng 8: Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (1991-1998)
Đơn vị: tỷ VND
Tỉnh
Chính ngạch
Tiểu
ngạch
Cộng
Tỷ lệ(%) so
với toàn tuyến
1
Quảng Ninh
85,91
556,39
642,30
34,10
2
Lạng Sơn
365,91
574,73
940,64
49,94
3
Cao Bằng
13,36
37,87
51,23
2,72
4
Hà Giang
4,45
17,77
22,22
1,18
5
Lào Cai
132,08
83,96
216,04
11,47
6
Lai Châu
2,45
8,68
11,13
0,59
Cộng
787,13
1096,43
1883,56
100,00
Nguồn : Tổng cục Hải quan, năm 2000
Biểu đồ: thuế thu xuất nhập khẩu các biên giới phía Bắc (1991-1998) Đơn vị: tỷ VND
Bảng 9: Thu thuế xuất nhập khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc
Đơn vị: tỷ VND
Năm
91
92
93
94
95
96
97
98
Chính ngạch
4.37
7.88
17.19
76.78
127.21
150.83
189.71
213.16
Tiểu ngạch
4.88
18.85
21.02
115.93
190.84
214.93
250.48
279.50
Thuế XNK
9.25
26.73
38.21
191.71
318.05
365.76
440.19
492.66
Nguồn: Tổng cục Hải quan, năm 2000
Dưới tác động của buôn bán biên giới, hoạt động của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tăng lên, thu ngân sách của các tỉnh biên giới phía Bắc cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các tỉnh có cửa khẩu có khối lượng buôn bán thông qua lớn như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai. Một số tỉnh từ chỗ trước kia chưa cân đối được ngân sách, nay thu đủ bù chi và còn nộp được cho ngân sách Trung ương phần đóng góp của tỉnh mình, tuy nhỏ nhưng rất có ý nghĩa.
Bảng 10: Thu ngân sách địa phương các tỉnh miền núi
biên giới phía Bắc
Đơn vị: Tỷ VND
Quảng Ninh
Lạng Sơn
Cao Bằng
Hà Giang
Lào Cai
Lai Châu
1990
66,4
15,4
6,2
10,7
16,5
27,9
1991
140,7
20,0
9,5
11,2
29,9
52,2
1992
203,0
39,7
14,4
11,8
31,4
81,2
1993
407,4
94,0
23,4
17,2
45,5
117,4
1994
419,4
111,7
25,2
19,8
51,2
177,0
1995
300,0
122,6
34,0
27,0
82,6
43,3
1996
448,0
121,6
37,0
28,0
91,0
37,0
1997
491,4
125,2
40,0
30,0
96,6
42,0
1998
638,8
162,7
51,2
35,4
121,7
47,1
1999
766,6
178,9
61,4
42,5
146,0
56,5
2000
919,2
232,5
79,9
51,6
189,8
67.8
2001
1103,0
302,2
102,3
72,2
246,7
94,9
Nguồn: Báo cáo của Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc
Nhờ nguồn thu ngân sách tăng, phần chi ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế và văn hóa xã hội, y tế, giáo dục các tỉnh biên giới phía Bắc cũng tăng lên nhanh chóng, góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt kinh tế - xã hội khu vực này.
Trong tổng số thu ngân sách các tỉnh biên giới phía Bắc những năm qua thì tỷ trọng của thuế xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao, cho thấy vai trò đáng kể của buôn bán biên giới Việt-Trung đối với nền tài chính của các tỉnh này. Và ngược lại, kinh tế của các tỉnh khá lên, các doanh nghiệp và tư nhân có điều kiện tăng cường, mở rộng buôn bán qua biên giới, vừa thu lợi nhuận cho bản thân vừa tăng thu ngân sách cho tỉnh.
2.2 Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng vùng biên
Giao thông vận tải ở các tỉnh biên giới phía Bắc phần lớn dựa vào mạng đường bộ, đặc biệt là các tỉnh phía Tây Bắc. Hai tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai có thêm đường sắt, Quảng Ninh có thêm đường biển, song số lượng ít, chất lượng chưa cao. Từ ngày có chính sách mở cửa biên giới, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp cùng với các địa phương cải tạo, nâng cấp nhiều đoạn đường, nhiều tuyến đường nối tới các cửa khẩu chính như: Đoạn đường Tiên Yên - Móng Cái dài 90 km trên quốc lộ 18; tuyến đường Lộc Bình -Chi Ma dài 18 km; đoạn nối quốc lộ 4A tới cửa khẩu Tân Thanh; tuyến Mã Phủ - Sóc Giang. Bộ Giao thông vận tải cũng đã nâng cấp, sửa chữa các đoạn đường trên quốc lộ 1A, quốc lộ 3, quốc lộ 70 và khôi phục các tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai để nối Hà Nội với các tỉnh biên giới và các giữa các địa phương với nhau. Đồng thời với việc xây dựng các tuyến đường chính trên, ta đã và đang tiến hành xây dựng thêm 3 vành đai giao thông dọc theo đường biên giới. Ngoài ra, để giúp đẩy mạnh thêm việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các tỉnh miền núi, nhà nước ta đã có chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng núi và vùng sâu vùng xa, đầu tư xây dựng 6 loại công trình là: điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi nhỏ, cấp nước sinh hoạt; với các xã biên giới được đầu tư thêm danh mục xây dựng chợ. Ta đã cùng với Trung Quốc xây dựng được một số cầu tại các cửa khẩu Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Giang và Lào Cai. Nhìn chung, các đường ra cửa khẩu, đến các xã biên giới tuy giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, song đã được cải thiện thêm một bước, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới phía Bắc.
Với sự cố gắng của ngành đường sắt của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, vận tải liên vận hàng hoá và hành khách bằng đường sắt, những năm qua đã thông qua hai tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh và Hà Nội - Đồng Đăng - Bằng Tường. Năng lực vận tải đường sắt chưa được phát huy đáng kể do vấn đề giá cả, thủ tục giao nhận hàng hoá, thủ tục xuất nhập cảnh chưa được cải tiến cho phù hợp hơn và hấp dẫn hơn, song có thể khẳng định nhu cầu vận tải đường sắt liên vận quốc tế là rất lớn. Nếu khai thác được nhu cầu đó, lại xây dựng được các tuyến đường sắt chạy từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc đến cảng Hải Phòng của Việt Nam thì cả hai bên đều cùng có lợi về nhiều mặt. Về đường bộ, đường biển do đã thực hiện được Hiệp định về thủ tục qua lại, điểm đậu và thủ tục giao nhận hàng hoá nên đã phát huy được tốt hơn các khả năng vận tải. Cảng Cái Lân, cảng nước sâu quan trọng nhất ở miền Bắc Việt Nam được cải tạo và xây dựng là một trong những kết quả của sự đòi hỏi mở rộng giao lưu thương mại Trung - Việt.
Về thông tin liên lạc, từ năm 1990 về trước, mạng bưu chính viễn thông của 6 tỉnh biên giới còn rất lạc hậu. Từ năm 1991 đến nay, cùng với việc mở rộng đường điện báo, khôi phục đường điện thoại giữa thủ đô hai nước, ngành bưu điện đã từng bước hiện đại hoá mạng thông tin từ Trung Quốc xuống 6 tỉnh với 39 huyện biên giới. Ngành bưu chính đã đưa kỹ thuật vi tính vào quản lý bưu chính và phát hành báo chí, các dịch vụ điện thoại, điện báo, FAX đều đã được số hoá; dịchvụ chuyển phát nhanh EMS và chuyển tiền nhanh trong phạm vi 24 - 48 giờ được mở rộng đến các thị xã. Dịch vụ bưu chính viễn thông đã rải khắp các cửa khẩu lớn và một số các chợ đường biên. Thời kỳ 1991-2000 các dịchvụ bưu điện ở 6 tỉnh phát triển với tốc độ từ 30% đến 50% mỗi năm [22,650]. Ngành bưu chính viễn thông đã phát triển nhanh nhờ một phần tác động của việc mở rộng buôn bán biên giới và ngược lại, ngành bưu chính đã góp phần tích cực thúc đầy giao lưu kinh tế và làm sôi động thêm thị trường vùng biên giới phía Bắc.
2.3 Đời sống nhân dân ở các tỉnh miền núi biên giới được cải thiện rõ rệt
Những thành tựu kinh tế-xã hội trong thời kỳ qua bắt nguồn chủ yếu từ đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước Việt Nam và sự nỗ lực của toàn dân. Song đối với các tỉnh biên giới phía Bắc, những thành tựu đó có sự đóng góp đáng kể của giao lưu buôn bán biên giới Việt-Trung. So sánh với các tỉnh miền núi không có biên giới, hoặc so sánh giữa các tỉnh biên giới phía Bắc với nhau, chúng ta thấy các tỉnh có khối lượng buôn bán lớn hơn và đáng kể như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, đời sống nhân dân được cải thiện nhanh hơn, diện mạo các tỉnh này cũng sáng sủa hơn.
Buôn bán qua biên giới đã làm giảm bớt tỷ lệ đói nghèo, tăng tỷ lệ trung bình và giầu có ở các thị xã, thị trấn, khu vực cửa khẩu. Đời sống một bộ phận nhân dân được cải thiện một cách rõ rệt. Tính chung GDP thu nhập bình quân đầu người năm 2000 so với năm 1995 đều tăng gần gấp đôi.
Bảng 11: GDP bình quân đầu người (USD, giá thực tế)
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1. Hà Giang
75.3
77.2
94.6
118.4
145.0
169.2
181.1
206.3
218.5
2. Cao Bằng
65.6
72.8
91.4
123.7
150.0
170.8
194.7
211.0
220.9
3. Lạng Sơn
117.4
127.9
138.2
163.5
175.2
187.5
202.9
215.7
238.3
4. Lào Cai
87.3
109.3
127.6
140.4
153.0
171.4
190.2
209.0
231.1
5. Quảng Ninh
188.0
207.4
219.1
248.0
290.4
330.3
387.5
400
439.0
6. Lai Châu
93.7
103.7
130.2
137.3
175.0
195.2
209.0
220.5
245.6
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê các năm
Mỗi năm nhờ buôn bán qua biên giới, các địa phương ở biên giới phía Bắc có thêm hàng vạn lao động có việc làm và hàng ngàn lao động từ các vùng trong nước đến làm ăn; nhiều nhà trên các trục đường giao thông, trên các địa điểm giao lưu được sửa sang và xây dựng mới. Chỉ sau mấy năm đã hình thành các thị xã cửa khẩu khang trang như Móng Cái, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Lào Cai. Nhiều tỉnh vùng biên giới đang hình thành những thị trấn, trung tâm cụm xã như những điểm giao lưu kinh tế - xã hội. Hệ thống chợ vùng biên phát triển phong phú, đa dạng, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, sửa chữa, đời sống văn hoá, tinh thần được cải thiện, bộ mặt nông thôn được đổi mới.
Dưới đây là một vài thống kê về số người kinh doanh thương nghiệp, ăn uống công cộng và dịch vụ tư nhân ở khu vực biên giới phía Bắc. Có thể thấy, con số này năm 2001(67,6) bằng 4 lần so với năm 1991(16,5), trong khi số liệu chung của cả nước là 2,16 (xem Bảng). Như vậy nhịp độ tăng bình quân hàng năm của vùng này cao hơn gấp gần hai lần so với cả nước. Đối với khu vực núi cao, phần đông là dân tộc thiểu số như vùng núi biên giới phía Bắc đây là một kết quả đáng kích lệ mà chỉ có mở cửa vùng biên mới đạt được.
Bảng 12: Số người kinh doanh thương nghiệp
ăn uống công cộng và dịch vụ tư nhân
Đơn vị: Nghìn người
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1. QuảngNinh
7.4
10.4
10.3
11.6
15.0
22.5
15.8
15.7
17.5
20.1
23.0
2. Lạng Sơn
3.4
4.9
5.5
5.6
5.5
9.5
8.1
10.8
8.3
12.1
17.6
3. Cao Bằng
2.0
3.1
3.6
4.1
4.5
4.4
4.6
4.4
4.5
5.4
7.3
4. Hà Giang
1.0
1.3
1.6
1.8
1.9
2.9
3.0
3.0
3.3
4.1
5.1
5. Lào Cai
1.6
2.4
3.0
3.2
3.6
5.5
5.1
5.2
5.4
6.0
7.9
6. Lai Châu
1.1
1.8
2.2
2.6
2.7
3.5
2.6
3.5
3.9
4.8
6.7
Tổng cộng
16.5
23.9
26.2
28.9
33.1
48.3
39.2
42.6
42.8
52.5
67.6
Cả nước
836.5
906.6
951.8
1038
1115
1656
1531
1389
1455
1624
1812
Vùng so
cả nước(%)
1.98
2.64
2.75
2.78
2.96
2.92
2.56
3.07
2.93
3.23
3.72
Nguồn: Tổng cục thống kê. Niên giám Thống kê - NXB Thống kê, 2001
2.4 Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân
Kinh tế phát triển đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân các dân tộc khu vực biên giới. Có thể nói, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, các hoạt động văn hoá của các tỉnh biên giới phía Bắc đều rất phát triển, phong phú về nội dung và đề tài, đa dạng về hình thức, thể loại và phong cách biểu diễn. Những ngày hội văn hóa thể thao của các dân tộc được tổ chức có quy mô với sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần khuấy động phong trào và tạo niềm hưng phấn cho bà con các dân tộc mong muốn được góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương.
Hệ thống các đài thu phát hình và đài truyền hình,truyền thanh phát triển với nhiều hình thức khác nhau đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân ở vùng thấp và một bộ phận ở vùng cao. Phong trào "thể thao cho mọi người" đã và đang được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; nhiều xã vùng cao, vùng xa đã xây dựng được đội bóng đá, bóng chuyền, võ cổ truyền, phi ngựa, ném còn, bắn ná, chọi chim...Nhiều cuộc trình diễn lớn như Hội khoẻ Phù Đổng, Hội thi văn nghệ thể thao...được tổ chức ở các tỉnh, đã thực sự là những cuộc trình diễn đẹp cả về văn hóa lẫn thể chất, nói lên hiệu quả của công tác giáo dục thể chất trong trường học.
Ngoài ra, giao lưu kinh tế qua biên giới còn góp phần thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật - du lịch giữa các địa phương biên giới của hai nước. Từ đó, góp phần tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân vùng biên giới hai nước.
B - Những tác động tiêu cực
Buôn bán qua biên giới Việt-Trung thời gian qua đã phát triển rất nhanh, góp phần nhất định làm biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội và văn hóa khu vực biên giới phía Bắc. Tuy nhiên, trong quá trình mở cửa giao lưu buôn bán cũng còn những hạn chế và xuất hiện nhiều vấn đề tiêu cực.
1. Vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại
Đây là vấn đề phát sinh và tồn tại dai dẳng nhất từ khi mở cửa biên giới Việt-Trung đến nay, đồng thời đã và đang trở thành một cuộc đấu tranh đầy cam go. Ngày 11-10-1997, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 853/CT-TTg về chống buôn lậu và gian lận thương mại trong tình hình mới. Gần đây nhất, ngày 28-9-2000, Thủ tướng Chính phủ lại ra chỉ thị số 19/2000/CT-TTg về việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các cửa khẩu. Việc triển khai các Chỉ thị trên cùng với việc dán tem các mặt hàng đã hạn chế một phần mức độ buôn bán và nhập lậu các mặt hàng chủ yếu này, bước đầu bảo vệ và thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong nước, số thuế xuất nhập khẩu của ngân sách thu được đáng kể.
Tuy nhiên, tình hình buôn lậu trên các tuyến đường bộ, đường biển sau một thời gian tạm lắng nay lại phục hồi và phức tạp, tinh vi hơn. Hoạt động buôn lậu trên tuyến biên giới phía Bắc diễn ra sôi động nhất là ở các khu vực cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị, Tân Thanh, Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Lãng (Lạng Sơn)...Thủ đoạn mà bọn buôn lậu thường áp dụng là tập chung hàng hoá ở hai bên cánh gà cửa khẩu, các đường mòn cắt qua biên giới, dùng cửu vạn khuân vác suốt ngày đêm với số lượng hàng nghìn người. Vào lúc "cao điểm", tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) số "cửu vạn lên tới 3 - 4 nghìn người. Hàng hoá nhập lậu chủ yếu trên tuyến này là vải, vật liệu xây dựng, đồ điện tử cũ và mới, các mặt hàng xa xỉ phẩm, đồ chơi trẻ em, xe đạp, bánh kẹo, động cơ nổ, sứ vệ sinh gạch men...đa phần là của Trung Quốc và Nhật Bản. Số lượng hàng hóa này nhập lậu vào Việt Nam hàng ngày, hàng tháng, hàng năm thật không tài nào thống kê được. Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo tỉnh Lào Cai, từ đầu năm đến nay, lực lượng chống buôn lậu đã phát hiện và xử lý 390 vụ buôn lậu với tổng lượng hàng hoá có giá trị hơn 1,67 tỷ đồng. Thời điểm hoạt động của bọn buôn lậu vào khoảng 22h đêm hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau [4,1]. Còn theo Báo cáo của Chi cục quản lý Thị trường tỉnh Cao Bằng, trong 9 tháng đầu năm 2002, Chi cục đã phát hiện và bắt giữ 109 vụ vận chuyển và buôn bán hàng nhập lậu. Qua đó xử phạt hành chính thu 21.700.000 đồng, tịch thu: 15.756 viên gạch men Trung Quốc; 48.865 quả trứng gia cầm; gần 21 tấn thuốc lá...với tổng trị giá hàng hoá tịch thu trên 311 triệu đồng [24,3]. Điển hình trong thời gian vừa qua, vụ buôn lậu Hang Dơi (Lạng Sơn) đã làm xôn xao dư luận trong cả nước bởi tính chất và mức độ nghiêm trọng của nó. Vào lúc 0h sáng ngày 17/6/2002 tại núi Hang Dơi, cách cửa khẩu Cốc Nam, Lạng Sơn gần 300m, khoảng 25 tấn hàng nhập lậu từ Trung Quốc đã bị thu giữ. Đây là đường dây vận chuyển 95% số hàng lậu từ Trung Quốc vào các tỉnh phía Bắc trong vòng 10 năm qua. Có 100 cảnh sát kinh tế, cảnh sát cơ động đã có mặt khi hơn 200 cửu vạn đang chuyển lên 21 xe tải lớn số hàng Trung Quốc tập kết trong Hang Dơi. Cho đến chiều ngày 19/6 lực lượng công an đã bắt giữ được 17 đối tượng trực tiếp tham gia đường dây vận chuyển hàng lậu do tên Đặng Xuân Thanh cầm đầu, thu giữ 9 xe máy, 23 ô tô (chủ yếu là xe du lịch) dùng để chở hàng vào thị trường nội địa. Tổng số hàng lậu bắt giữ lên tới 70 tấn, trị giá trên 10 tỷ đồng gồm nhiều loại từ điều hoà nhiệt độ, ti vi, đĩa hình, phụ tùng ô tô, xe máy...đến các hàng tiêu dùng rẻ tiền khác. Một điều đáng chê trách là hoạt động buôn lậu này có sự tiếp tay của các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn đặc biệt là của Hải quan và lực lượng biên phòng. Với mỗi chuyến hàng trót lọt, tên Thanh đều phải chi một số tiền "làm luật" khá lớn cho các lực lượng chức trách Lạng Sơn. Mỗi ngày đường dây này chuyển vào Việt Nam số hàng trị giá hàng chục tỷ đồng, và nó đã tồn tại được 15 năm nay [14,1].
Ngoài tuyến đường bộ, một trong những kênh vận chuyển hàng lậu, hàng gian lận thương mại được bọn buôn lậu thường sử dụng là vận chuyển bằng đường sắt. Từ năm 1997 trở về trước, tình hình vận chuyển hàng lậu trên tuyến đường sắt diễn ra rất nghiêm trọng. Hàng lậu được vận chuyển với khối lượng và giá trị lớn, tập trung chủ yếu trên các chuyến tầu hàng, được xếp nguyên toa kẹp chì, vận chuyển cả ngày lẫn đêm. Hàng lậu được tập kết lên và xuống tàu một cách công khai, coi thường dư luận và pháp luật. Chủ hàng và "cửu vạn" còn thông đồng với nhân viên nhà ga và vận chuyển hàng cấm. Qua theo dõi hai tuyến đường sắt trên tuyến biên giới Việt-Trung là Lào Cai - Yên Bái - Việt Trì và Lạng Sơn - YênViên cho thấy: Hàng nhập lậu được chia nhỏ qua các đường mòn biên giới tập kết tại khu vực nhà ga, sát giờ tầu chạy được ồ ạt đưa lên hay dỡ xuống trong các chuyến tàu khách. Tại khu vực nhà ga, hàng lậu được phân tán trong nhà dân ở nhà của cán bộ, viên chức nhà ga và lều quán hàng dọc sát nhà ga. Các nhà, quán này có lối ra vào nhà ga khá tự do rất khó cho công tác quản lý. Hàng lậu được tập kết và vận chuyển chủ yếu vào ban đêm do rất nhiều "cửu vạn" thực hiện, diễn ra trong khoảng thời gian ngắn tàu đỗ tại ga, làm cho các lực lượng kiểm tra và kiểm soát không đủ lực lượng và thời gian thực hiện bắt giữ và xử lý. Các hoạt động vận chuyển hàng trên thường được diễn ra và lặp đi lặp lại nhiều lần, nên số lượng hàng lậu, hàng gian lận thương mại trên tuyến đướng sắt có thể nói là không những không giảm đi mà còn tăng lên.
Trên tuyến đường biển, hoạt động buôn lậu sôi động và phức tạp nhất là ở khu vực vùng biên Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình...Hàng nhập lậu từ tuyến này chủ yếu gồm: Vật