Khóa luận Tình hình cổ phần hóa ở doanh nghiệp Viconship và bài học kinh nghiệm rút ra

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (DNNN) Ở VIỆT NAM 3

I. DNNN VÀ ĐỔI MỚI DNNN 3

1. Khái niệm 3

2.Thực trạng và sự cần thiết phải đổi mới DNNN ở Việt Nam 3

2.1 Thực trạng của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay 3

2.1.1. Tài sản và công nghệ 3

2.1.2. Vốn của DNNN 3

2.1.3. Hiệu quả kinh doanh 4

2.1.4. Vấn đề lao động trong DNNN 5

2.2. Nguyên nhân của trực trạng DNNN hiện nay 6

2.3. Sự cần thiết phải đổi mới DNNN 8

2.3.1. Cơ sở lý luận 8

2.3.2. Cơ sở thực tiễn 9

3. Các phương hướng đổi mới DNNN ở Việt Nam 10

3.1. Chính sách từ phía Nhà nước 10

3.1.1. Đổi mới chính sách vĩ mô hỗ trợ sự phát triển DNNN 10

3.1.2. Thực hiện sắp xếp lại các DNNN và các Tổng công ty 11

3.1.3. Tăng cường tính tự chủ cho doanh nghiệp 12

3.1.4. Thành lập các công ty đầu tư tài chính nhà nước 12

3.2. Các phương hướng đổi mới DNNN 13

3.2.1. Giao doanh nghiệp nhà nước cho tập thể người lao động (giao doanh nghiệp ) 13

3.2.2. Bán doanh nghiệp nhà nước 14

3.2.3. Khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp nhà nước 14

3.2.4. Cổ phần hoá DNNN 15

II. THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN-MỘT PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ ĐẠO ĐỂ ĐỔI MỚI DNNN Ở VIỆT NAM 17

1. Khái niệm 17

1.1. Công ty cổ phần 17

1.2. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 18

1.2.1. Khái niệm 18

1.2.2. Ý nghĩa của quá trình cổ phần hóa DNNN 18

1.2.3. Tiến trình thực hiện 20

1.2.4. Hiệu quả từ việc cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam 25

2. Tình hình cổ phần hoá của Việt Nam trong thời gian qua 26

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY VICONSHIP 29

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CONTAINER PHÍA BẮC 29

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 29

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 29

1.2. Ngành nghề kinh doanh 30

1.3. Cơ cấu tổ chức Công ty 30

2. Thực trạng kinh doanh của công ty trước khi cổ phần hoá 34

2.1.Tài sản cố định 34

2.2. Lao động và thu nhập 35

2.3. Vốn kinh doanh 35

2.4. Tình hình SXKD trước khi cổ phần hoá (số liệu 30/06/2001) 36

2.5. Đánh giá thực trạng của Công ty 38

2.5.1. Thuận lợi 38

2.5.2. Khó khăn vướng mắc 39

II. PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HOÁ CÔNG TY CONTAINER PHÍA BẮC 40

1. Phương án cổ phần hoá công ty container phía bắc 40

1.1. Mục tiêu 40

1.2. Hình thức cổ phần hoá 40

1.3. Tên gọi của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá 40

1.4. Xác định giá trị của doanh nghiệp 41

1.4.1. Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp 41

1.4.2. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 41

1.4.3. Gía trị thực tế của Công ty tại thời điểm cổ phần hoá 43

1.4.4. Gía trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản nợ thực tế phải trả 43

1.5. Vốn điều lệ 44

1.6. Mệnh giá cổ phiếu, cổ phần 45

1.6.1. Mệnh giá cổ phiếu 45

1.6.2. Số cổ phần 45

1.7. Cổ phần ưu đãi 45

1.7.1. Ưu đãi với người lao động nghèo 47

1.7.2. Cổ phần ưu đãi theo năm công tác 48

1.8. Thời gian và cơ quan bán cổ phiếu 50

1.9. Phương án giải quyết số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng 51

1.10. Quyết toán số tiền thu từ việc bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước 51

2. Phương án tổ chức, đầu tư phát triển công ty sau khi cổ phần hoá 51

2.1. Mô hình tổ chức Công ty 51

2.2. Tổ chức lao động 53

2.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh 54

2.3.1. Vận tải nội địa 54

2.3.2. Bốc xếp, đóng rút hàng tại kho bãi 54

2.3.3. Kinh doanh kho, bãi 54

2.3.4. Khai thác Container 55

2.3.5. Khai thác hàng hoá hàng không 55

2.3.6. Sửa chữa đóng mới Container 55

2.4. Phương hướng đầu tư 56

2.4.1. Phương tiện vận tải chuyên dùng 56

2.4.2. Thiết bị nâng 56

2.4.3. Xây dựng bãi chứa Container mới và nâng cấp bãi cũ 57

2.4.4. Đầu tư nâng cấp xưởng sửa chữa 57

2.5. Dự kiến doanh thu và kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2002-2004 58

2.5.1. Dự kiến doanh thu 58

2.5.2. Dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh. 59

2.6. Các lợi ích người lao động và xã hội 60

2.6.1. Thu nhập người lao động 60

2.6.2. Các lợi ích khác của người lao động 60

2.6.3. Lợi ích kinh tế xã hội 60

CHƯƠNG III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA QUA QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY VICONSHIP 61

I. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VICONSHIP SAU KHI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ 61

1.Về mặt doanh thu 61

1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung 61

1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh theo kết cấu 62

2. Về mặt thị trường và sản phẩm dịch vụ 63

3. Về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật 64

4. Về mặt nguồn nhân lực và người lao động của công ty 64

II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY VICONSHIP 66

1. Bài học đối với doanh nghiệp 66

1.1. Chuẩn bị về mặt tư tưởng cho CBCNV trong toàn bộ công ty để chuẩn bị cho quá trình cổ phần hoá 66

1.2. Lập ban chỉ đạo CPH tại doanh nghiệp 67

1.3. Hỗ trợ người lao động trong công ty trong việc mua cổ phần 68

1.4. Dân chủ hoá trong quá trình CPH 68

2. Các kiến nghị đối với Nhà nước nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá. 69

2.1. Nhanh chóng đưa ra một phương pháp định giá chính xác cho doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá 69

2.2. Điều chỉnh các chính sách ưu đãi để tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hoá 71

2.3. Đảm bảo tính nhất quán trong các văn bản pháp quy của Nhà nước 71

2.4. Xoá bỏ mức khống chế về tỷ lệ mua cổ phần lần đâù và xoá bỏ những hạn chế trong phương thức bán cổ phần nhằm mở rộng đối tượng mua cổ phiếu 72

2.5. Thành lập các tổ chức trung gian hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện CPH 73

KỂT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình cổ phần hóa ở doanh nghiệp Viconship và bài học kinh nghiệm rút ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm xoay chuyển được tư tưởng bao cấp của tuyệt đại đa số người lao động các doanh nghiệp. Đã được các ngành, các cấp và khá đông người lao động thừa nhận và tự nguyện. + Với cách làm từng bước đó mà những vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa đã kịp thời được các Ngành và Chính phủ quan tâm điều chỉnh, vì vậy mà tiến trình cổ phần hóa ngày một tiến triển tốt. CHƯƠNG II Tình hình cổ phần hoá của công ty viconship I. ĐáNH GIá THựC TRạNG CủA CÔNG TY CONTAINER PHíA BắC 1. quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Vào những năm đầu của thập kỷ 80, nền kinh tế Việt nam đang dần dần ổn định và từng bước phát triển tốt. Năm 1986, khi Việt nam thực hiện việc đổi mới cơ chế nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời áp dụng chính sách mở cửa thì nền kinh tế Việt nam bước sang một giai đoạn mới với sự phát triển đột phá về mọi mặt. Trong khi đó nền kinh tế của thế giới và các nước trong khu vực đã phát triển khá nhanh. Để có thể theo kịp sự phát triển của toàn thế giới thì nước ta phải chú trọng đến việc phát triển ở lĩnh vực ngoại thương và đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao mức sống cho nhân dân. Tuy nhiên, muốn phát triển ở lĩnh vực ngoại thương hay đầu tư nước ngoài thì trước hết nghành giao thông vận tải phải đi trước một bước để đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế. Hơn nữa nước ta lại nằm trong khu vực kinh tế có tốc độ phát triển khá nhanh và có hệ thống giao thông vận tải phát triển ở mức độ tương đối hoàn hảo, nên có tác động rất lớn đến nghành giao thông vận tải ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nước ta lại có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên như trải dài đất nước tiếp giáp với biển Đông nên có nhiều Cảng lớn như Sài Gòn - Hải Phòng- Đà Nẵng. Đó là tiềm lực phát triển ngành vận tải biển và nhà nước cũng đang cố gắng khai thác lợi thế đó nhằm tập trung củng cố phát triển một mạng lưới giao thông vận tải biển để có thể theo kịp các nước khác, do đó việc áp dụng phương thức vận tải Container ở Việt Nam là một nhu cầu tất yếu bởi tính đồng bộ của nó trên thị trường thế giới. Nắm bắt được tình hình đó, Bộ giao thông vận tải đã ra quyết định số 1310/QĐ-TCCB ngày 17/07/1985 thành lập Công ty Container Việt Nam đầu tiên với tên tiếng Anh là Vietnam container shipping company, tên giao dịch là VICONSHIP. Về tổ chức ban đầu, công ty gồm có Xí nghiệp Container Sài Gòn, Đà Nẵng và công ty tại Hải Phòng, bao gồm 14 đơn vị phòng, ban, xưởng, đội trực thuộc, 42 tổ sản xuất, công tác. Địa bàn hoạt động của công ty trên khắp ba miền Bắc-Trung-Nam. Trụ sở của công ty đóng tại 11 Võ Thị Sáu-Ngô quyền-Hải Phòng. Tổng số lao động của công ty là 748 người trong đó khu vực Hải phòng và Đà Nẵng có 349 người. Đến tháng 5/1992 Xí nghiệp Container Sài gòn xin thành lập Công ty Container phía nam trực thuộc Cục hàng hải Việt nam (nay thuộc Tổng Cty Hàng hải Việt nam). Cũng trong thời điểm này Công ty Container Phía Bắc được thành lập theo quyết định số 1095/QĐ-TCCB-LĐ ngày 2/6/1993 của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Tên doanh nghiệp : Công ty Container Phía Bắc - Tên giao dịch quốc tế tiếng Anh : North Vietnam Container shipping company - Tên viết tắt tiếng Anh : VICONSHIP HAIPHONG - Trụ sở chính : 11 Võ Thị Sáu Hải Phòng - Điện thoại : 84.031.836705-06 - Telex : 311259 VICOHP-VT - Fax : 84.031.836104 - Các chi nhánh tại: Hà Nội, Vinh (Nghệ An), TP Hồ Chí Minh. -Số đăng ký kinh doanh: Số 109301 do Trọng tài Kinh tế thành phố Hải Phòng cấp ngày 19/11/1993. 1.2. Ngành nghề kinh doanh. - Khai thác Container, đại lý tàu biển, môi giới hàng hải cho các hãng tàu trong và ngoài nước. - Khai thác vận chuyển hàng hoá bằng Container. - Sửa chữa, đóng mới và cho thuê Container. - Kinh doanh kho, bến, bãi. - Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông, lâm sản. 1.3. Cơ cấu tổ chức Công ty ( sơ đồ 1) Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng bao gồm: -Một tổng giám đốc: Vừa là người thay mặt nhà nước quản lý toàn bộ công ty, là người có quyền cao nhất, quyết định chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể lao động về hoạt động kinh doanh và kết quả của hoạt động kinh doanh của công ty.Tổng giám đốc cũng là người có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động của các công ty thành viên có góp vốn vào công ty và các phòng tài chính kế toán, tổ chức tiền lương, chi nhánh Vinh, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh của công ty, đồng thời là người chỉ đạo thực hiện các chính sách chất lượng của công ty. - Hai phó tổng giám đốc: Giúp việc cho tổng giám đốc về điều hành chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hai phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm đảm bảo các kế hoạch chính sách mà tổng giám đốc đã đề ra phải được thực hiện. Trong đó +Phó tổng giám đốc phụ trách về thị trường, kinh doanh và đảm bảo chất lượng: Trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch đầu tư, phòng đại lý, đại diện Hà Nội, ban điều hành quản lý chất lượng. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kiểm soát, hoàn chỉnh các văn bản trong hệ thống quản lý chất lượng nhằm thống nhất các quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng hợp các ý kiến phản ánh của khách hàng và các nhân viên về quá trình sản xuất sản phẩm và chất lượng dịch vụ để đưa ra các giải pháp khắc phục những dịch vụ chưa hoàn chỉnh nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Và cũng là người thay mặt tổng giám đốc trong công việc đối ngoại, ký các hợp đồng kinh tế, xây dựng giá cước dịch vụ đảm bảo ưu thế cạnh tranh và hiệu qủa trong hoạt động sản xuất kinh doanh . +Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất: là người trực tiếp phụ trách, chỉ đạo phòng kỹ thuật vật tư, đội cơ giới tổng hợp, đội kho bãi và phòng thanh tra bảo vệ. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch tác nghiệp sản xuất hàng ngày; Tổ chức công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các phương tiện thiết bị đảm bảo hiệu quả và chất lượng. Là người thay mặt tổng giám đốc ký kết các hợp đồng vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, lưu bãi với các chủ tàu chủ hàng. Tổ chức các hoạt động dịch vụ tại bãi nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. - Các bộ phận nghiệp vụ: +Phòng đại lý: Trực tiếp thực hiện công tác Marketing để tạo nguồn hàng. Căn cứ uỷ quyền của giám đốc công ty ký kết các hợp đồng đại lý tàu biển, hợp đồng vận chuyển và dịch vụ hàng hoá xuất nhập khẩu theo đúng thủ tục, biểu giá quy định và có hiệu quả. Đồng thời có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty trong công tác đối ngoại, ký kết các hợp đồng dài hạn, ngắn hạn và đề xuất giá cước phù hợp để đảm bảo ưu thế cạnh trạnh và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng đại lý cũng chịu trách nhiệm lập các chứng từ gốc, thực hiện việc thanh quyết toán các hợp đồng do phòng ký với các chủ tàu, chủ hàng. Thực hiện việc cung cấp vỏ container theo yêu cầu của chủ tầu, chủ hàng hoặc lãnh đạo của công ty. +Phòng kế hoạch đầu tư: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống kho tàng bến bãi, nhà điều hành…Ký các hợp đồng khi được giám đốc công ty uỷ quyền. Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng do giám đốc hoặc các phòng ký. Giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện các hợp đồng giữa công ty và các đối tác. +Phòng tổ chức tiền lương: Có nhiệm vụ quản lý lao động trong công ty, lập kế hoạch đội ngũ cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao nghiệp vụ và tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đề xuất làm thủ tục đề bạt các cán bộ trong công ty, đề nghị hình thức xử lý kỷ luật khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động. Xây dựng, ban hành, giám sát việc tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế về lĩnh vực lao động tiền lương, thực hiện chính sách ở các đơn vị trong công ty… +Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ lập và quản lý kế hoạch tài chính tín dụng thường kỳ, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác thông tin kinh tế và phát triển hệ thống kinh tế, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán. +Phòng kỹ thuật vật tư: Thực hiện việc quản lý kỹ thuật, khai thác các thiết bị, phương tiện trong dây chuyền sản xuất của công ty nhằm sử dụng tối đa công suất của phương tiện thiết bị đảm bảo an toàn, tiết kiệm và tăng năng suất lao động. Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa; Kế hoạch cung ứng vật tư, phụ tùng sử dụng thay thế trong sửa chữa các loại phương tiện, thiết bị của công ty và container của các hãng tàu đảm bảo chất lượng, tiết kiệm và kịp thời. + Đội cơ giới tổng hợp: Thực hiện việc quản lý, khai thác các phương tiện vận tải, thiết bị đảm bảo phục vụ kịp thời cho sản xuất và có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Tổ chức kế hoạch vận chuyển, bốc xếp; Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện thiết bị do đội quản lý đảm bảo hiệu quả và an toàn về người, hàng hoá phương tiện. +Ban đảm bảo chất lượng: Thực hiện việc triển khai, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm và hoạt động dịch vụ của công ty. Phối hợp với các đơn vị khác xây dựng, kiểm soát hoàn chỉnh hệ thống các văn bản thuộc hệ thống quản lý chất lượng nhằm thực hiện thống nhất trong các quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. +Phòng thanh tra bảo vệ: Thực hiện các nghiệp vụ trong công tác thanh tra, công tác bảo vệ tài sản, hàng hoá và người lao động trong công ty. Thực hiện công tác chính trị nội bộ, chống mất cắp hồ sơ, tài liệu; Giữ gìn bí mật kinh doanh; bảo vệ kinh tế , bảo vệ cán bộ… +Đội kho bãi: Thực hiện nhiệm vụ tổ chức, quản lý và khai thác hệ thống kho bãi của công ty. Đề xuất những ý tưởng nhằm mở rộng, quy hoạch và khai thác hệ thống kho bãi của công ty một cách có hiệu quả. Tổ chức việc quản lý bảo quản và giao nhận các loại hàng hoá, container tại kho bãi công ty để không xảy ra nhầm lẫn, thất thoát, hư hỏng … 2. Thực trạng kinh doanh của công ty trước khi cổ phần hoá. 2.1.Tài sản cố định Theo báo cáo tổng kết tình hình tài sản của công ty trước khi tiến hành CPH thì tổng số tài sản cố định của công ty tính đến ngày 30/06/2001 là 16.737 triệu đồng. Với cơ cấu được thể hiện trong bảng 2 Bảng 2. Tài sản cố định của Công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Tên TSCĐ Nguyên giá Gía trị còn đến ngày 30/06/2001 1.Nhà cửa-vật kiến trúc - Văn phong làm việc - Xưởng sửa chữa - Bãi chứa Container - Kho CFS 2. Phương tiện-thiết bị - Xe 4 chỗ ngồi (3xe) - Xe nâng 41T(2xe) - Xe nâng 3T(1xe) - Xe chuyên dùng (20xe) - Máy công cụ 3. Tài sản khác 10.413 3.554 124 5.177 1.558 7.543 241 360 257 6.548 87 20.184 6.740 2.196 11 3.287 1.246 9.336 713 6.460 220 1.907 36 661 Hệ số hao mòn TSCĐ: 0,42 Hệ số hao mòn PTVC: 0,71 Nguồn: Báo cáo tổng kết tài sản của công ty. Căn cứ vào số liệu của bảng 2 ta có nhận xét như sau: Giá trị tài sản cố định của công ty tương đối lớn, điều này cho thấy lĩnh vực hoạt động của công ty là lĩnh vực cần một lượng vốn rất lớn để hoạt động. Hệ số hao mòn tài sản cố định chung của công ty là 0,42 là một tỷ lệ hao mòn bình thường nhưng nếu xét về chi tiết thì hệ số hao mòn của phương tiện vận tải thì rất cao (0,71). Do đó cần có sự đầu tư đổi mới để bảo đảm tốt năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong lĩnh vực này. 2.2. Lao động và thu nhập: Tính đến ngày 30/06/2001 thì: Tổng số lao động trong Công ty : 226 người Trong đó -Trình độ: + Đại học : 78 người chiếm 3,5% + Trung cấp : 25 người --------11% + CNKT : 92 người --------40,7% + Lao động phổ thông : 31 người --------13,7% -Loại hợp đồng lao động: + Hợp đồng thời hạn không xác định : 147 người chiếm 65% + Hợp đồng thời hạn xác định : 57 người chiếm 25,2% + Hợp đồng mùa vụ : 22 người chiếm 9,7% -Thu nhập bình quân : 1.600.000đ/người-tháng 2.3. Vốn kinh doanh: Tổng số vốn kinh doanh tại thời điểm 30/06/2001 : 20.451 triệu đồng +Nếu xét theo cơ cấu vốn thì số vốn này có cơ cấu như sau: - Vốn cố định : 18.022 - - Vốn lưu động : 1.114 - - Quỹ PTSX : 1.315 - +Nếu xét theo nguồn hình thành thì nguồn vốn này sẽ có cơ cấu như sau: - Vốn ngân sách cấp : 305,5 triệu đồng - Vốn tự bổ sung :20.145,5 triệu đồng 2.4. Tình hình SXKD trước khi cổ phần hoá (số liệu 30/06/2001) Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tương đối tốt, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được nâng cao. Một số chỉ tiêu sau sẽ phản ánh tình hình kinh doanh của công ty trước khi tiến hành CPH ( căn cứ vào số liệu ngày 30/06/2001) - Doanh thu : 9.718 triệu đồng - Lợi nhuận trước thuế : 1.220 - - Lợi nhuận sau thuế : 915 - - Nộp ngân sách : 383 - - Thu nhập b/q : 1.600.000đ/người/tháng - Nợ phải trả : 6.456 triệu đồng - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn kinh doanh: 8,95% (Với giả thiết lợi nhuận cả năm gấp 2 lần lợi nhuận 6 tháng) Bảng 3. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty thời kỳ 1998 - 2001 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 30/06/2001 1. Vốn kinh doanh a. Vốn cố định - Vốn ngân sách - Tự bổ sung b. Vốn XDCB - Đầu tư từ các nguồn quỹ c. Vốn lưu động - Tự bổ sung d. Quỹ PTSX 2. Doanh thu 3. Tổng chi phí 4. Lợi nhuận trước thuế 5. Lợi nhuận sau thuế 6. Nộp ngân sách - Thuế doanh thu - Thuế lợi tức - Thuế vốn 7. Tỷ suất LN sau thuế/vốn KD(%) 8. Trích lập quỹ trong năm - Phát triển sản xuất - Phúc lợi và khen thưởng 9. Lao động 10. Thu nhập b/q người-năm 11. Nợ phải trả - Nợ ngân sách 12. Nợ phải thu - Nợ khó đòi 18.368 14.837 305,5 14.531,5 2.335 2.335 196 196 1.000 16.680 13.841 2.141 1.571 1.229 648 570 11 8,55 1.326 780 546 220 20.600 6.532 251 2.097 0 19.183 18.837 305,5 18.531,5 119 119 227 18.020 15.125 2.243 1.641 1.625 652 602 11 8,55 1.385 815 570 222 21.000 6.502 787 2.711 0 19.916 18.272 305,5 18.531,5 0 0 864 864 860 18.678 16.409 2.269 1.637 1.623 980 632 11 8,19 1.382 813 569 222 21.000 6.346 206 2.271 0 20.451 18.022 305,5 17.716,5 0 0 1.114 1.114 1.315 9.718 8.498 1.220 915 6.935 383 305 5,5 8.95 773 455 318 226 10.000 6.456 241 2.304 0 Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh của công ty 2.5. Đánh giá thực trạng của Công ty 2.5.1. Thuận lợi: - Các chủ trương, chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước đã cho phép doanh nghiệp phát huy tốt quyền chủ động của mình trong đầu tư và kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nên nhu cầu về vốn kinh doanh không gay gắt như các lĩnh vực khác. Trên thực tế những năm qua Công ty chưa lần nào phải vay vốn do đó không phải chịu lãi tiền vay. - Phương thức vận tải hàng hoá bằng Container là phương thức vận tải tiên tiến trên Thế giới, phương thức này đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh của Công ty rất phù hợp với xu hướng phát triển này nên khả năng tìm kiếm việc làm mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty có rất nhiều thuận lợi. - Là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam kinh doanh trên lĩnh vực đại lý, vận chuyển hàng hoá bằng Container (tiền thân là Công ty Container Việt Nam được thành lập năm 1985) Công ty đã thiết lập được mối quan hệ rộng rãi với các hãng tàu, các Công ty môi giới, Công ty XNK trong và ngoài nước. Đây là một thị trường lớn cho Công ty cung ứng các dịch vụ của mình một cách ổn định. - Qua số liệu về tình hình tài chính (Bảng 3), chúng ta có thể thấy vốn vẫn được bảo toàn và bổ sung thêm. Doanh thu của Công ty vẫn tăng, năm sau cao hơn năm trước trong thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hàng năm đều có lãi, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh đạt xấp xỉ 10% năm là tương đối cao so với các DNNN hiện nay ( cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng). Lao động hàng năm được ổn định việc làm và thu nhập với mức bình quân 21.000.000VND/ người/năm là khá cao so với mặt bằng thu nhập địa phương. - Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên (CBCNV) được đào tạo cơ bản, có nghiệp vụ và kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đoàn kết, tin tưởng vào sự lớn mạnh của Công ty. - Công tác quản lý của Công ty tương đối hoàn thiện với một hệ thống các nội quy, quy chế đã ban hành nhằm phát huy cao nhất tính chủ động sáng tạo của người lao động và đảm bảo tính đồng bộ và tiết kiệm trong dây chuyền sản xuất. Hiện Công ty đang triển khai xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000. 2.5.2. Khó khăn vướng mắc: - Sự thiếu đồng bộ vì cơ sở vật chất đặc biệt là cơ sở vật chất hạ tầng như cầu, cống, đường xá làm giảm hiệu quả kinh doanh trong phương thức vận chuyển hàng hoá bằng Container. - Một số quy định của các cấp quản lý chuyên ngành về lĩnh vực vận chuyển hàng hoá bằng Container chưa phù hợp: Tuyến đường, chiều cao phương tiện khi chở hàng... - Cạnh tranh trong lĩnh vực này diễn ra rất quyết liệt. - Tài sản cố định (TSCĐ) của Công ty tuy tổng thể hệ số hao mòn chỉ 0,42 song đi vào chi tiết của cơ cấu TSCĐ thì một số loại TSCĐ có hệ số hao mòn khá cao như PTVT: 0,71, Xưởng sửa chữa Container: 0,91 cần có sự đầu tư đổi mới để bảo đảm tốt năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tóm lại: Tuy có những khó khăn nhất định cả về khách quan và chủ quan, song cơ bản là thuận lợi. Công ty có đủ cả thế và lực để phát triển mạnh hơn trong tương lai. Cổ phần hoá Công ty thành Công ty cổ phần là phù hợp với tinh thần đổi mới DNNN của nghị quyết hội nghị trung ương 3 (khóa 9), tạo điều kiện cho công ty huy động vốn, tạo điều kiện để công ty kinh doanh có hiệu quả hơn, tạo điều kiện để công ty tiếp tục phát triển vững chắc trong cơ chế thị trường. Đồng thời, với việc chuyển đổi cơ chế quản lý, điều hành mới công ty sẽ tạo ra một thế mạnh mới: Điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế chung của khu vực và Thế giới giúp công ty mở rộng được thị trường, tăng việc làm, thuận lợi cho việc đầu tư, đổi mới công nghệ tiên tiến hơn. - Người lao động - những cổ đông của công ty thực sự là những chủ doanh nghiệp sẽ có ý thức trách nhiệm về mọi mặt, năng động sáng tạo hơn trong sản xuất kinh doanh và chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập cao hơn. - Khắc phục được sự chồng chéo, cứng nhắc trong quản lý và điều hành như các DNNN hiện nay tạo điều kiện cho Công ty phát huy hết quyền chủ động sáng tạo của mình trong kinh doanh với mục đích mang lại lợi nhuận cao. -Bảo đảm thế và lực để chiến thắng trong cạnh tranh II. phương án cổ phần hoá công ty container phía bắc 1. Phương án cổ phần hoá công ty container phía bắc 1.1. Mục tiêu - Chuyển một phần quyền sở hữu của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông, mở rộng tính tự chủ trong kinh doanh. - Huy động vốn của CBCNV trong Công ty và các đối tượng khác để đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ nhằm phát triển sản xuất, tạo sức mạnh trong thị trường cạnh tranh, mở rộng phạm vi hoạt động với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận vì việc làm cho mọi người lao động. - Tạo điều kiện để cho người lao động làm chủ thực sự nhằm phát huy hết tài năng và trí tuệ của mọi người để quản lý, kế hoạch đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho Đất nước. 1.2. Hình thức cổ phần hoá Bán cổ phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để phát triển doanh nghiệp. 1.3. Tên gọi của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá - Tên gọi : Công ty cổ phần Container phía Bắc. - Tên giao dịch quốc tế : North Vietnam Container Shipping Stock Company - Tên viết tắt : Viconship Haiphong - Trụ sở : Số 11 Võ Thị Sáu Hải Phòng Ngành nghề kinh doanh: - Khai thác Container, đại lý tàu biển, đại lý liên hiệp vận chuyển, môi giới hàng hải cho các hãng tàu trong và ngoài nước. - Tổ chức và thực hiện dịch vụ đa phương thức đối với hàng hoá chứa trong Container và các hàng hoá khác. - Kinh doanh kho, bến và bãi, dịch vụ giao nhận hàng hoá. - Đóng mới, sửa chữa Container và cho thuê Container. - Kinh doanh xuất khẩu hàng nông, lâm sản - Kinh doanh các dịch vụ cung ứng tàu biển. 1.4. Xác định giá trị của doanh nghiệp 1.4.1. Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp Căn cứ vào hướng dẫn tại điều 11NĐ 44/1998/NĐ-CP. a) Gíá trị thực tế của doanh nghiệp: là toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả. b) Các yếu tố xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp : - Số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá. - Giá trị thực tế của tài sản tại doanh nghiệp xác định trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá trị thị trường tại thời điểm cổ phần hoá. - Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địa lý, uy tín mặt hàng (nếu có), lợi thế này thể hiện ở tỷ suất lợi nhụân thực hiện tính trên vốn kinh doanh bình quân 3 năm trước khi cổ phần hoá. Giá trị lợi thế nói trên chỉ tính tối đa 30% vào giá trị thực tế của doanh nghiệp . 1.4.2. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Căn cứ vào số liệu báo cáo kiểm kê 30/06/2001 và báo cáo tổng kết tài sản 30/06/2001. Đối với TSCĐ và TSLĐ là hiện vật đã được kiểm kê xác định theo công thức: GTTTTS= TTTS x NGTS x%GTTSCL Trong đó: - GTTTTS: Giá trị thực tế của tài sản - TTTS: Số lượng thực tế của từng loại tài sản - NGTS: Nguyên giá của từng tài sản tại thời điểm CPH -GTTSCL: Giá trị sử dụng còn lại của từng loại tài sản - Do đặc điểm TSCĐ và TSLD bằng hiện vật của Công ty được đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung trong những năm gần đây, giá cả của các tài sản này tương đối phù hợp với giá thị trường nên: + Nguyên giá thực tế của tài sản được lấy theo nguyên giá khi mua tài sản. + Gía trị sử dụng được lấy trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách kế toán của công ty đến thời điểm 30/06/2001 (nguyên giá trị của giá trị hao mòn (đã khấu hao)) b. Đối với tài sản là vốn bằng tiền, thì tính theo số dư vốn bằng tiền đã qua kiểm quỹ hoặc đã đối chiếu tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Nếu số dư là ngoại tệ thì quy đổi ra đồng Việt nam theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính. c. Các khoản nợ đã được đối chiếu, xác nhận. d. Đối với các khoản chi phí dở dang gồm: Chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí sự nghiệp, chi đầu tư XDCB thì tính theo số dự chi phí thực tế trên sổ sách kế toán. e. Đối với các tài sản ký quỹ, ký cược ngắn hạn và dài hạn thì tính theo số dư trên sổ sách kế toán đã đối chiếu, xác nhận tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp f. Đối với tài sản đầu tư ngắn hạn và dài hạn thì tính vào giá trị doanh nghiệp các khoản mà Công ty cổ phần sẽ kế thừa. g. Đối với tài sản vô hình: Tính theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. h. Đối với những doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh thì phải tính theo giá trị lợi thế vào giá trị thực của doanh nghiệp theo công thức: TLN3 + TSLNBQ3 = TVNN3 + TSLNSN = TSLNBQ3 - TSLNBQC + GTLT = VNN3 x TSLNSN x 30% Trong đó: TSLNBQ3:Tỷ suất lợi nhuận bình quân 3 năm của doanh nghiệp TLN3: Tổng số lợi nhuận thực hiện của 3 năm liền kề của doanh nghiệp TVNN3:Tổng số vốn của nhà nước 3 năm liền kề TSLNSN:Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch TSLNBQ3:Tỷ suất lợi nhuận bình quân 3 năm của doanh nghiệp TSLNBQC:Tỷ suất lợi nhuận bình quân chung của DNNN cung ngành nghề. GTLT:Giá trị lợi thế được tính vào giá trị của doanh nghiệp VNN3:Vốn nhà nước theo sổ sách kết toán bình quân của 3 năm liền kề 1.4.3. Gía trị thực tế của Công ty tại thời điểm cổ phần hoá: Đây là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá mà người mua, người bán đều chấp nhận được. Số liệu ngày 30/06/2001. (Bảng 4) Riêng giá trị diện tích đất hiện nay Công ty đang sử dụng là 30.000 m2 khi chuyển sang Công ty cổ phần không gộp vào gía trị của doanh nghiệp để cổ phần hoá mà coi như Nhà nước cho thuê. Công ty cổ phần phân tích kế hoạch trả dần hàng năm. Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm 30/06/2001 là: 26.907 triệu đồng. 1.4.4 Gía trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản nợ thực tế phải trả - Gía trị thực tế của Doanh nghiệp tại thời điểm 30/06/2001 :26.907 triệu. - Nợ phải trả : 6.456 - - Gía trị thực tế phần vốn Nhà nước : 20.451 - Bảng 4. Giá trị tài sản của Cty tại thời điểm CPH Đơn vị tính: Triệu đồng TT Tài sản Gía trị A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 9.170 I Tiền 6.167 1 Tiền mặt tồn quỹ 263 2 Tiền gửi ngân hàng 5.904 II Các khoản ĐT-TC ngắn hạn 0 III Các khoản phải thu 2.304 IV Hàng tồn kho 408 V Tài sản lưu động khác 1 Tạm ứng 281 2 Chi phí trả trước 10 3 Chi phí chờ kết chuyển 0 B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 17.737 I Tài sản cố định 16.737 1 TSCĐ hữu hình 16.737 II Các khoản đầu tư-tài chính dài hạn 1.000 III Chi phí XDCB dở dang 0 IV Các khoản ký qũy, ký cược 0 Tổng tài sản 26.907 Nguồn: Báo cáo tổng kết tài sản của công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan.doc
  • docBia.doc
  • docLoi cam on.doc
  • docMuc luc.doc
  • docSo do to chuc cty.doc
  • docTai lieu - phu luc.doc