MỤC LỤC
Lời mở đầu .1
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).3
1. Khái niệm và đặc điểm của FDI.3
1.1 Khái niệm FDI.3
1.2 Đặc điểm của FDI.4
2. Vai trò của FDI.5
2.1 Đối với nước chủ đầu tư.5
2.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư .6
3. Xu hướng vận động của dòng FDI trên thế giới hiện nay.7
3.1 Dòng FDI ngày càng tăng và tập trung vào các nước phát triển.8
3.2 Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong dòng lưu chuyển FDI.11
3.3 Sáp nhập và mua lại trở thành hình thức chủ yếu trong đầu tư quốc tế .13.
3.4. Lĩnh vực đầu tư có sự thay đổi sâu sắc.16
Chương II: Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản
từ năm 1990 đến nay.18
1 Đánh giá về lợi thế và bất lợi thế của Nhật Bản khi tham gia vào hoạt
động đầu tư quốc tế.18
1.1 Lợi thế.18
1.1.1 Tiềm lực tài chính hùng mạnh.18
1.1.2 Khoa học công nghệ hiện đại.19
1.1.3 Kinh nghiệm quản lý tiên tiến và độc đáo.20
1.2. Bất lợi thế.20
1.2.1 Một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên.20
1.2.2 Vai trò của Nhật Bản trên trường quốc tế còn hạn chế.21
2. Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990
đến nay.22
3. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhật Bản từ năm 1990 đến nay.24
3.1 Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư.24
3.2 Địa bàn đầu tư.26
3.2.1 Bắc Mỹ và EU- Địa bàn đầu tư chủ yếu.26
3.2.2 Châu Á- Địa bàn đầu tư ngày càng quan trọng.30
3.3 Lĩnh vực đầu tư.32
3.3.1 Đầu tư vào lĩnh vực chế tạo có xu hướng giảm so với đầu tư vào . lĩnh vực phi chế tạo.32
3.3.2 Tập trung vào đầu tư vào ngành phi chế tạo ở Bắc Mỹ và EU.35
3.3.3 Ưu tiên vào ngành chế tạo ở Châu Á .36
3.4 Hình thức đầu tư.38
3.4.1 Mua lại và sáp nhập.39
3.4.2 Cho vay dài hạn.41
3.4.3 Thành lập các nhà máy mới.42
4. Đánh giá về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ
năm 1990 đến nay.44
4.1. Những thành tựu đạt được.44
4.1.1 Hoạt động JDI đã góp phần thực hiện thành công chính sách
đối ngoại của Nhật Bản.44
4.1.2 Cơ hội kinh doanh của các công ty Nhật Bản ngày càng được
mở rộng.46
4.1.3 Thế cân bằng trong quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với Mỹ và EU được tạo lập.49
4.2. Một số hạn chế tồn tại và nguyên nhân.52
4.2.1. Một số hạn chế tồn tại.52
4.1.2 Nguyên nhân.57
Chương III: JDI ở Việt Nam và một số giải pháp để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản.62
1. Sơ lược về tình hình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam từ
1988 đến nay.62
1.1 Khái quát về tiến trình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam
từ năm 1988 đến nay.63
1.2 Quy mô dự án đầu tư.64
1.3 Cơ cấu lĩnh vực đầu tư.65
1.4 Hiệu quả của những dự án JDI ở Việt Nam.66
1.5 Một số hạn chế tồn tại.68
2. Xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỷ 21.69
2.1. Duy trì thị trường đầu tư truyền thống, tăng cường khai thác mở
rộng thị trường mới.69
2.2. Tiếp tục khai thác lĩnh vực đầu tư thế mạnh đồng thời khai thác
đầu tư các ngành mới.74
3. Chiến lược thu hút FDI của Việt Nam .75
4. Một số giải pháp để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư của
Nhật Bản .76
4.1. Xóa đi tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư Nhật Bản về môi trường
đầu tư Việt Nam .77
4.2. Phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trong khu vực.80
4.3. Tăng cường hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư.82
Kết luận.85
Danh mục tài liệu tham khảo.87
Phụ lục
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản
Đơn vị: 100 triệu Yên
Năm
Mua lại và sáp nhập
Cho vay dài hạn
Lập chi nhánh mới
Tổng
Trường hợp
Giá trị
Trường hợp
Giá trị
Trường hợp
Giá trị
Trường hợp
Giá trị
1991
1556
37129
2938
19097
25
636
4564
83527
1992
1397
28185
2318
15663
26
465
3741
44131
1993
1530
27525
1925
13690
33
299
3488
41514
1994
1203
29694
1236
12710
39
404
2478
42808
1995
1498
33749
1332
14881
33
938
2863
49568
1996
1228
40515
1254
12430
19
1149
2501
54094
1997
1032
50348
1446
15176
11
705
2489
66229
1998
508
32632
1083
19079
6
457
1597
52169
1999
603
62991
1104
11170
6
229
1713
74390
2000
633
45698
1048
7445
3
277
1684
53690
2001
620
30151
1127
9042
6
355
1753
39548
2002
362
15985
783
4512
4
312
1149
20808
Nguồn:Thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản 17/9/2002
Ghi chú: Số liệu năm 2002 chỉ tính ở nửa đầu của năm.
Tổng JDI bao gồm vốn mua lại và sáp nhập, vốn cho vay và vốn thiết lập cơ sở sản xuất, chi nhánh mới. Các số liệu ở Bảng 6 cho thấy các công ty Nhật Bản rất chú trọng vào chiến lược mua lại và sáp nhập, do đó JDI của hình thức này thường chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 2/3 tổng JDI, đặc biệt là năm đỉnh điểm 1999, số vốn mua lại và sáp nhập lên tới 83% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của năm đó. Với tư cách là chủ nợ lớn nhất thế giới, các nhà đầu tư tư nhân cũng tích cực cung cấp các khoản tín dụng dài hạn, điều này làm cho JDI đầu tư vào cho vay thường chiếm tỷ trọng lớn, ở nửa đầu thập kỷ 90, con số này là 30%, vào nửa sau những năm 90, tỷ trọng có giảm nhưng vẫn xấp xỉ 20%. Trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, các nhà máy và chi nhánh được thiết lập nhiều hơn so với sau năm 1997 nhưng so với tổng JDI thì vốn đầu tư vào đây chiếm phần không đáng kể. Như vậy các nhà đầu tư Nhật Bản tập trung vào chiến lược thôn tính, mua lại xuyên quốc gia, duy trì, nâng cao hiệu quả của các cơ sở sản xuất hiện có hơn là thành lập các nhà máy mới.
3.3.1 Mua lại và sáp nhập
Làn sóng mua lại và sáp nhập giữa công ty Nhật Bản với các công ty nước ngoài đã diễn ra mạnh mẽ kể từ nửa sau những năm 1980. Năm 1989, vụ một nhà đầu tư tài chính đã mua đứt trung tâm thương mại Rockefeller với giá 800 triệu USD đã làm chấn động cả nước Mỹ. Bước sang những năm 90, các vụ mua lại và sáp nhập của công ty Nhật Bản diễn ra có phần "êm dịu" hơn, quy mô của các vụ sáp nhập nhỏ hơn nhiều so với của các vụ sáp nhập giữa các công ty Anh và Mỹ với nhau. Do cuộc khủng hoảng cơ cấu kinh tế năm 92, số vốn đầu tư vào mua lại và sáp nhập đã giảm đi gần 900 tỷ Yên, đây cũng là nguyên nhân chính làm cho tổng JDI trong năm đó giảm đi 22%. Trong ba năm từ 1992-1994, mức JDI dành cho các vụ mua lại sáp nhập vẫn ổn định. Một điểm đáng chú ý là năm 1993 tuy số vốn đầu tư mua lại và sáp nhập đạt mức thấp nhất nhưng số vụ đầu tư lại đạt mức cao nhất trong cả giai đoạn 1990-2000. Nguyên nhân là do thị trường thống nhất Châu Âu vừa mới được thành lập, các nhà đầu tư Nhật Bản bắt đầu ồ ạt thôn tính các công ty vừa và nhỏ cũng như tăng thêm vốn cổ phần tại các liên doanh của mình ở các nước EU nhằm bước đầu thử nghiệm khai thác tiềm năng to lớn của một thị trường thống nhất. Năm 1995, JDI vào hình thức này có dấu hiệu phục hồi cả về giá trị lẫn số vụ đầu tư và hai năm 1996 và 1997 mặc dù số vụ đầu tư có giảm nhưng quy mô của các vụ lại tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn này, các công ty của Nhật Bản đã mua lại hoàn toàn 371 công ty nước ngoài trong đó chủ yếu là các công ty ở Anh và ở Mỹ. Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, các vụ sáp nhập và mua lại bị chững lại và giảm xuống. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là quy mô trung bình của các vụ sáp nhập đã tăng từ 4,8 tỷ Yên/vụ năm 1998 lên đến 6,4 tỷ Yên/vụ năm 1999, chứng tỏ rằng các công ty Nhật Bản đã có những bước đi thận trọng hơn trong chiến lược mua lại và sáp nhập của mình, chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng và chỉ lựa chọn các đối tác đầu tư xứng đáng.
Năm 1999, hoạt động mua lại và sáp nhập lại diễn ra nhộn nhịp, tuy số vụ đầu tư tăng không đáng kể nhưng tổng giá trị mua lại và sáp nhập đã tăng vọt lên tới gần 630 tỷ Yên, tăng 93% so với năm 1998. Tuy nhiên JDI vào mua lại và sáp nhập lai giảm do sự suy giảm chung của dòng JDI trong các năm 2000 và 2001 Kể từ đầu những năm 90 đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, các công ty của Nhật Bản có xu hướng củng cố lại các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có để tìm kiếm hiệu quả kinh tế theo quy mô và tăng cường các ngành kinh doanh chủ chốt bằng cách liên kết với các hãng nước ngoài. Đặc biệt là đối với ngành chế tạo với gánh nặng vượt quá công suất trong khi hầu như nhu cầu của các ngành này tăng không đáng kể thì cạnh tranh quốc tế gay gắt buộc các công ty phải tìm tòi hiệu quả hoạt động lớn hơn, điều này khiến họ phải "khởi động" các bước cơ cấu lại sản xuất mang tính chất quốc tế. Còn ngành phi chế tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, triển vọng tăng trưởng là rất lớn, xu hướng phát triển theo hướng quốc tế hoá công việc kinh doanh và những tiến bộ về công nghệ đã tạo ra nhu cầu không ngừng tăng lên đối với việc phát triển các ngành dich vụ quy mô toàn cầu. Các lý do này khiến các công ty Nhật Bản không ngừng tập trung vào các ngành kinh doanh chủ chốt và tiến tới mở rộng kinh doanh toàn cầu. Riêng đối với khu vực Đông á, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, thì hoạt động mua lại và sáp nhập cũng bắt đầu được hâm nóng trở lại trong năm 1999 với 172 vụ, do các công ty mẹ ở Nhật Bản đã tăng thêm vốn hoạt động cho các công ty con ở đây để duy trì và mở rộng sản xuất. Một đặc trưng của các vụ mua lại và sáp nhập của các công ty Nhật Bản ở Đông á kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 là các công ty trong lĩnh vực chế tạo không ngừng rót vốn cho các công ty con địa phương. Nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng này là các quốc gia bị khủng hoảng đã nới lỏng các quy định về hạn chế quyền nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài. Hàng loạt các công ty Nhật Bản đã tận dụng điều này để tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các chi nhánh nước ngoài của mình lên tới 100% hoặc ở tỷ lệ cho phép họ nắm quyền quản lý công ty.
3.3.2 Cho vay dài hạn
Nhật Bản nổi tiếng với những công ty tài chính khổng lồ với hàng trăm chi nhánh hoạt động khắp nơi ở các thị trường tài chính tiền tệ thế giới. Các ngân hàng Nhật Bản có sức mạnh đáng kể do số dư tài khoản có khổng lồ, đứng hàng đầu trên thị trường tư bản quốc tế. Nếu mười năm trước trong số 10 tổ chức tín dụng lớn nhất thế giới chỉ có một ngân hàng Nhật Bản thì năm 1990 có tới 7. Đứng đầu là ngân hàng "Daiichi Kangyo", thứ hai là tập đoàn tài chính "Taiyo Kobe Mitsu Hinko" mới hình thành cuối năm 1989 do sáp nhập hai ngân hàng "Mitsu" và "Taiyo Kobe". Tài khoản của ngân hàng này gấp đôi tài khoản có của ngân hàng khổng lồ Mỹ "City Corp" vào thời điểm đó. Các cuộc sáp nhập ngân hàng ở Nhật Bản đã đưa các ngân hàng Nhật Bản đạt đến trình độ mà hiện nay cả Mỹ và Tây Âu đều chưa đạt đến do đạo luật chống độc quyền hạn chế. Với sức mạnh tài chính của mình, các công ty tài chính đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thông qua hình thức cung cấp tín dụng dài hạn cho các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó hình thức cho vay vốn có giá trị khá ổn định trong suốt từ năm 1990 đến nay. Năm 1991, tổng số tiền cho vay lên đến 19.097 triệu Yên, chiếm tới 33,5% tổng JDI năm đó, điều này cũng đánh dấu một sự phát triển phồn thịnh của giới tài chính Nhật Bản lúc này. Năm 1992 mặc dù lượng vốn cho vay có giảm nhưng tốc độ giảm chỉ 17% so với năm 1991, thấp hơn tốc độ giảm của tổng lượng vốn JDI là 32% do đó tỷ trọng vốn vay trong JDI vẫn đạt 35%. Năm 1993 tỷ trọng này giảm nhẹ xuống còn 33% và năm 1996 giá trị vốn cho vay đạt mức thấp nhất chỉ còn 12.430 tỷ Yên. Vào thời gian này các công ty tài chính đang phải gánh chịu một khoản nợ khó đòi lên tới 500 tỷ Yên cho hậu quả của những hợp đồng cho vay thiếu cân nhắc kỹ càng trong thời kỳ kinh tế bong bóng. Do đó, các công ty này phải sắp xếp lại các khoản nợ khó đòi cũng như thu hẹp lại các khoản cho vay do hiệu quả của chúng khồng còn cao như trước nữa. Năm 1997, cùng với sự tăng trưởng của các vụ mua lại và sáp nhập thì giá trị của các khoản cho vay cùng tăng lên 22% và năm 1998 lại tăng lên 25% so với năm 1997. Một mặt, các nhà đầu tư bắt đầu di chuyển các khoản cho vay sang Châu Âu, nơi ít bị ảnh hưởng của cơn bão tài chính 1997, mặt khác họ lại tiếp tục tài trợ thêm cho các công ty ở Châu á, địa bàn hoạt động chiến lược của mình để giúp các công ty này vượt qua cơn sóng gió. Tuy nhiên, giá trị các khoản vốn vay lại liên tục tụt dốc vào năm 1999, 2000 và năm 2001 do số công ty bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lâm vào phá sản ngày càng nhiều làm cho các khoản nợ khó đòi ngày một gia tăng trong khi hoạt động tài chính của Nhật Bản ở Châu Âu bị thu hẹp do không đạt được hiệu quả như mong muốn.
3.3.3 Thành lập các chi nhánh mới
Như đã đề cập ở trên, các nhà đầu tư của Nhật Bản ưa thích hình thức đầu tư mua lại nhà máy đang hoạt động hơn là xây dựng các nhà máy mới, do đó, lượng JDI đầu tư vào hình thức này rất ít cũng như số lượng nhà máy được xây dựng hàng năm cũng không đáng kể. Tuy nhiên, nếu xét riêng hình thức này thì chúng ta sẽ thấy có sự thay đổi về số lượng cũng như quy mô dự án xây dựng trước và sau cuộc khủng hoảng Châu á 1997.
Từ năm 1996 trở về trước, số doanh nghiệp được xây dựng trung bình hàng năm là 31 doanh nghiệp/năm với số vốn trung bình 2 tỷ Yên. Kể từ năm 1991, hầu hết các nhà máy được xây dựng mới hoàn toàn đều nằm ở Châu á, đặc biệt là năm 1994, 36 trong tổng số 39 nhà máy được xây dựng mới khắp thế giới của Nhật Bản được đặt ở Châu á. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi vì hầu hết các nước ở Châu á đang trong quá trình công nghiệp hoá, cơ sở vật chất hạ tầng hầu như chưa có gì, các nhà máy ở đây hầu hết đã lạc hậu, cũ kỹ nên các nhà đầu tư không mặn mà mấy với việc mua lại và sáp nhập. Hơn nữa, chính phủ của các nước này lại tập trung vào xây dựng các khu công nghiệp và kêu gọi đầu tư vào đây nên các nhà đầu tư không còn cách nào khác là phải đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới hoàn toàn nếu như họ muốn làm ăn lâu dài tại địa phương này.
Kể từ năm 1997, số nhà máy được xây dựng mới mỗi năm giảm đi nhanh chóng, từ năm 1998 đến năm đầu năm 2002 chỉ có 25 nhà máy được xây dựng thêm và tất cả nằm ở Châu á. Tuy nhiên quy mô vốn trung bình của mỗi dự án đã lên tới 65,2 tỷ Yên cao gấp ba lần con số của giai đoạn trước khủng hoảng. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư Nhật Bản đã nhận thức được hiệu quả kinh tế theo quy mô và chỉ những doanh nghiệp có số vốn đủ lớn thì mới đủ sức chống chọi trước những biến động của nền kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Bảng 7: Số doanh nghiệp và chi nhánh của Nhật Bản được xây dựng mới ở nước ngoài
Năm
Bắc Mỹ
Châu Âu
Châu á
Khu vực khác
Số nhà máy
Giá trị
Số nhà máy
Giá trị
Số nhà máy
Giá trị
Số nhà máy
Giá trị
1989
46
463
11
341
14
137
2
60
1990
19
62
18
819
8
139
4
147
1991
3
48
11
390
10
160
1
38
1992
3
15
4
94
17
220
2
136
1993
3
107
4
15
24
137
2
40
1994
2
11
-
-
36
298
1
95
1995
6
242
1
65
25
533
1
98
1996
1
36
3
141
14
862
1
120
1997
-
-
2
241
8
330
1
134
1998
-
-
-
-
6
141
-
-
1999
-
-
-
-
6
113
-
-
2000
1
12
1
15
1
250
-
-
2001
-
-
-
-
6
358
-
-
2001
-
-
-
-
6
355
-
-
2002
-
-
-
-
4
312
-
-
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản 17/9/2002
Có thể nói trong những năm 1990, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á 1997, chính sách đầu tư của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản vận động theo hướng tập trung duy trì, nâng cao hiệu quả của các cơ sở sản xuất hiện có và tăng quy mô vốn để nhằm dành lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do đó, hình thức đầu tư của họ cũng được điều chỉnh để phù hợp với chính sách này: các vụ sáp nhập cũng như đầu tư xây dựng nhà máy mới không ngừng tăng lên xét về quy mô vốn, từ đó vị thế của các công ty Nhật Bản cũng được nâng lên trong môi trường kinh doanh toàn cầu.
4. Đánh giá về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990
4.1 Những thành tựu đạt được
4.1.1 Hoạt động JDI đã góp phần thực hiện thành công chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Từ năm 1990 đến nay, Nhật Bản đã chuyển mạnh từ chính sách lấy xuất khẩu làm lợi ích sống còn sang chính sách đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài làm nội dung chủ yếu của chiến lược kinh tế đối ngoại. Về cơ bản hoạt động đầu tư nước ngoài của Nhật Bản đã góp phần thực hiện thành công chiến lược kinh tế đối ngoại này. Bắt đầu từ nửa sau những năm 80, chiến lược kinh tế đối ngoại của Nhật Bản đã được điều chỉnh nhằm giải quyết những yêu cầu sau đây: Một là, giảm sự lệ thuộc tự nhiên vào các nguồn cung cấp nguyên liệu của nước ngoài; Hai là, đa dạng hoá thị trường và sản phẩm xuất khẩu trong trường hợp có biến động bất lợi cho nền kinh tế Nhật Bản; Ba là, giảm thiểu những mất cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu, gây tình trạng tách nền kinh tế Nhật Bản ở chừng mực nhất định với thị trường thế giới; Bốn là, giải quyết tình trạng dư thừa tư bản, thặng dư cán cân thanh toán do tình trạng thường xuyên xuất siêu của nền kinh tế. Về thực chất, các yêu cầu này đặt ra cho nền kinh tế Nhật Bản tham gia thực sự vào phân công lao động quốc tế mới, hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng quốc tế.
Nếu như các hãng của Mỹ chủ yếu tập trung vào cung ứng cho thị trường nước ngoài hơn là chuyển một phần thành phẩm về Mỹ thì ngược lại, các công ty của Nhật Bản lại rất chú ý hướng về thị trường Nhật Bản trong khi mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Khoảng 10% trong tổng sản lượng của các hãng thuộc sở hữu của Nhật Bản được tái nhập về Nhật Bản vào năm 1995, trong khi tỷ lệ này năm 1986 chỉ là 4%. Hầu như tất cả các công ty của Nhật Bản tại Mỹ bán sản phẩm tại thị trường này thì các chi nhánh của Nhật Bản tại Châu á lại ngày càng tăng cường xuất khẩu về Nhật Bản. Ví dụ như 87% các dự án đầu tư của Nhật Bản vào Thái Lan đầu năm 1994 để cung cấp hàng xuất khẩu, sẽ cung cấp 80% sản phẩm của mình trở lại Nhật Bản. Đây cũng là hướng trở nên hấp dẫn hơn đối với công ty Nhật Bản, nhất là những ngành chế tạo cần nhiều lao động, nguyên liệu và kỹ thuật thấp đã không tìm thấy lợi nhuận nếu còn được tiếp tục được sản xuất trong nước. Năm 1998, nhập khẩu từ các chi nhánh nước ngoài chiếm 14% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản (năm 1992 con số này là 4%). Về thực chất, phương thức tái nhập những hàng hoá do các cơ sở Nhật Bản sản xuất ở nước ngoài là sự chu chuyển mậu dịch nội bộ ngành công nghiệp và nội bộ các công ty Nhật Bản trên quy mô khu vực và toàn cầu. Một mặt nó phản ánh ở chừng mực nhất định tính chất khép kín của các công ty Nhật Bản, sự ảnh hưởng của tàn dư bảo hộ nền kinh tế Nhật Bản khá chặt chẽ từ các thập kỷ trước. Mặt khác, nó cũng phản ánh xu hướng tận dụng lợi thế so sánh về lao động, nguyên liệu thị trường ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản qua việc liên kết chặt chẽ các mạng lưới chi nhánh với công ty mẹ và theo sự phân công lao động của công ty mẹ. Như vậy, với những điều chỉnh của chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài được bổ sung hữu hiệu với chính sách ngoại thương và chính sách chuyển giao công nghệ không trọn gói đã cơ bản đáp ứng được các mục tiêu mà chính sách đối ngoại đã đặt ra trong từ năm 1990 đến nay. Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản không ngừng tăng lên trong khi thặng dư thương mại đã giảm dần, giảm được sức ép về thặng dư cán cân thanh toán cũng như làm dịu được những căng thẳng trong quan hệ buôn bán với các nước bạn hàng.
Đồng thời xu hướng vận động của dòng JDI cũng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập thị trường Nhật Bản do cạnh tranh ở đây bớt gay gắt hơn, tận dụng được những lợi thế về thị trường hơn một trăm triệu dân với mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất nhì thế giới. Chính luồng vốn đầu tư này đã bổ sung hữu hiệu vào những khiếm khuyết của nền kinh tế Nhật Bản cũng như tăng tính cạnh tranh của thị trường nội địa, thúc đẩy sản xuất phát triển. Việc tăng cường thu hút FDI trước hết là một yêu cầu khách quan do quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ buộc chính phủ Nhật Bản phải mở cửa thị trường vốn được bảo hộ rất chặt chẽ từ mấy thập kỷ trước. Hơn nữa, để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài, chính phủ phải ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song và đa phương. Do đó, Nhật Bản không thể không ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài tại nước mình. Bên cạnh đó, do FDI là biện pháp có sức mạnh để xâm nhập thị trường nước chủ nhà, đây cũng là phương pháp để chiếm được nhiều thị phần quốc tế nên Mỹ và Tây Âu đã nhiều lần gây sức ép đối với Nhật Bản, bắt nước này phải sớm thực hiện việc tự do hoá đầu tư, dỡ bỏ những trở ngại để tư bản nước ngoài lọt vào Nhật Bản. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản đã trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nhật Bản. Kết quả là, Nhật Bản đã phần nào giải quyết được những căng thẳng do tình trạng thặng dư cán cân thanh toán gây ra
4.1.2 Cơ hội kinh doanh của các công ty Nhật Bản ngày càng được mở rộng.
Thông qua hoạt động JDI, cơ hội kinh doanh của các công ty Nhật Bản ngày càng được mở rộng, lợi nhuận thu được ngày càng tăng, ưu thế cạnh tranh với các công ty khác cùng ngành được củng cố. Cho dù từ năm 1991, chịu ảnh hưởng của giá cả chứng khoán trong nước sụt xuống và hiệu quả đầu tư vào Châu Âu và Mỹ cuối thập niên 80 không cao, nhưng tốc độ và quy mô mở rộng ở nước ngoài của các tập đoàn công ty của Nhật Bản vào nửa đầu thập kỷ 90 vẫn tăng nhanh đáng kể. Năm 1992 trong bảng xếp hạng 10 TNCs kiểu dịch vụ tổng hợp lớn nhất thế giới thì có 9 công ty là của Nhật Bản, mức tiêu thụ hàng năm của 5 công ty Nhật Bản trong giai đoạn này lên tới 130 tỷ USD. Trong 100 ngân hàng thương mại lớn nhất thời đó, số lượng ngân hàng thương mại của Nhật Bản chiếm 1/3. Việc các công ty Nhật Bản với tư cách là người đến sau trong kinh doanh xuyên quốc gia cũng đã xâm nhập thành công trên thị trường quốc tế, chủ yếu nhờ áp dụng chiến lược đặc biệt về kinh doanh và tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Các công ty tổng hợp của Nhật Bản đã phát huy được tác dụng trong chiến lược xây dựng đất nước bằng buôn bán và đầu tư, biến một nước bị tàn phá sau chiến tranh thành một cường quốc kinh tế số hai, chỉ đứng sau Mỹ, kẻ đã chiến thắng Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai. Cho đến nay, chỉ tính riêng 9 TNCs lớn nhất của Nhật Bản đã có tới 1.000 chi nhánh ở nước ngoài với hai vạn nhân viên làm việc rải rác cả năm châu lục. Với những đặc trưng rõ rệt như: Thực lực hùng hậu, nghiệp vụ chuyên sâu, chức năng đa dụng, những công ty của Nhật Bản đã phát triển thành những tập đoàn xuyên quốc gia kiểu chủ đạo trong buôn bán quốc tế hiện đại. Trong danh sách xếp hạng của "Business week" về 500 TNCs lớn nhất có tới 65 công ty là của Nhật Bản.
Bảng 8: Sự phân bổ của 500 TNCs có giá trị lớn nhất thế giới năm 1999
Thứ tự
Nước
Số TNCs
Thứ tự
Nước
Số TNCs
1
Mỹ
239
6
Hà Lan
14
2
Nhật Bản
65
7
Italia
12
3
Anh
50
8
Thụy Sỹ
10
4
Pháp
23
9
Canađa
9
5
Đức
21
10
Tây Ban Nha
9
Nguồn: Business Week tháng 11/1999
Các công ty của Nhật Bản đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài thông qua hình thức mua lại sáp nhập để biến mình thành những công ty hàng đầu thế giới. Sau khi sáp nhập với công ty thuốc lá RJ Reynolds International, công ty thuốc lá Nhật Bản Japan Tobaco đã nhảy lên vị trí thứ ba thế giới xét về mặt doanh thu, chiếm 7,3% thị phần thị trường thuốc lá toàn cầu. Tương tự như thế, doanh thu của tập đoàn Toyota Loom cũng đã tăng lên từ chỗ chiếm 13% thị phần thế giới đến 21% và xếp từ thứ ba lên thứ nhất trong bảng xếp hạng các công ty cùng ngành. Tập đoàn hoá chất khổng lồ của Nhật Bản Shin-Etsu sau khi mua lại liên doanh Robin BV của Hà lan và Anh thì khả năng sản xuất lên tới 5,55 triệu tấn hoá chất mỗi năm, trở thành hãng sản xuất hoá chất lớn nhất thế giới. Một ví dụ nữa là vào tháng 7/1999, tập đoàn khai khoáng và luyện kim Nippon Mining & Metals đã thôn tính chi nhánh khai thác quặng đồng của tập đoàn LG, và vào tháng 9 năm đó, cả hai tập đoàn này đã thành lập liên doanh mang tên LG-Nikko Copper. Kết quả là tập đoàn Nippon Mining & Metals đã leo lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng toàn cầu về lĩnh vực sản xuất quặng đồng so với vị trí thứ 7 năm 1998. Ngành công nghiệp quảng cáo cũng chứng kiến sự thành công của tập đoàn Dentsu, vốn xếp thứ năm thế giới năm 1999 xét về lợi nhuận gộp, sau khi mua lại 20% cổ phần của tập đoàn mới Bcom3 đã nhảy lên vị trí thư tư ngay một năm sau đó. Như vậy, chỉ nhờ hoạt động FDI thì các tập đoàn lớn của Nhật Bản mới có thể nâng cao ưu thế cạnh tranh của mình trong môi trường kinh doanh quốc tế thông qua hoạt động liên minh thôn tính với các hãng có tên tuổi nhằm phát huy các lợi thế so sánh của mình.
Cơ hội kinh doanh của các công ty Nhật Bản ngày càng được mở rộng còn được thể hiện ở chỗ các mặt hàng với nhãn mác "Sản xuất từ Nhật Bản" hoặc "Sản xuất theo công nghệ Nhật Bản" có mặt khắp nơi trên thế giới. Theo điều tra của tạp chí The Economist, công ty Toyota của Nhật Bản đã có 258 nhà máy chế tạo ô tô ở 116 nước trên toàn thế giới và có cơ sở bán hàng ở hầu hết các nước trên thế giới. Doanh thu bán hàng của hãng năm 1999 ở Châu Phi là 580 triệu USD, con số này tuy chỉ chiếm chưa đầy 0,1% doanh số bán hàng của hãng trong năm đó xét trên quy mô toàn cầu nhưng với doanh thu năm 1996 là 140 triệu USD thì con số này đã tăng lên đáng kể. Theo một cuộc điều tra về sự nổi tiếng của các hãng ô tô do Hiệp hội các nhà sản xuất Nhật Bản (JAPA) tiến hành tại Nam Phi thì 85,5% người được hỏi trả lời họ đã nghe đến nhãn hiệu Toyota và con số này đối với General Motor là 80% và Mitsubishi là 50%. Hãng Sony của Nhật Bản lại đặc biệt thành công ở Châu á. Hàng năm hãng này cung cấp tới 25% các loại mặt hàng điện tử dân dụng ở đây, doanh thu đạt tới 740 tỷ Yên vào năm 1999. Sản phẩm của hãng Sony hầu như được sản xuất tại Đài Loan, Hồng Kông hay Singapore rồi lại xuất sang một nước Châu á thứ ba khác, do đó giá thành sản phẩm thấp sức cạnh tranh cao. Tờ báo European News đã bình luận về sức cạnh tranh của hàng hoá Nhật Bản như sau: "Tên tuổi của các hãng Nhật Bản có mặt ở khắp nơi, từ các tiện nghi sang trọng tại các toà nhà cao ốc phương Tây đến các đồ dùng gia đình tinh giản tại các nước Châu á, từ các sợi quang chất dẻo tổng hợp trên các linh kiện tàu vũ trụ con thoi cho đến các đồ dùng nhựa tổng hợp hàng ngày, ... Trong một ngày khoảng 50% dân số được phục vụ bởi ít nhất 1 sản phẩm sản xuất bởi các hãng Nhật Bản một cách trực tiếp."
4.1.3 Thế cân bằng trong quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với Mỹ và EU được tạo lập
Một thành công khác mà hoạt động JDI từ năm 1990 đến nay mang lại là đã tạo lập được thế cân bằng trong quan hệ kinh tế với Mỹ và EU. Nhật Bản đã vươn lên thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới nhưng xét trên bình diện kinh doanh quy mô toàn cầu thì Nhật Bản vẫn là người đến sau. Hơn nữa kinh tế của Nhật Bản lại phụ thuộc rất sâu sắc nền kinh tế thế giới đặc biệt là hai trung tâm kinh tế Mỹ và EU. Do đó, Nhật Bản luôn bị sự o ép từ phía Mỹ và EU đặc biệt là từ phía Mỹ với những đạo luật chính sách vô lý gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của các công ty Nhật Bản. Hoạt động JDI từ năm 1990 đến nay đã hướng mạnh vào chiến lược sản xuất tiêu thụ tại chỗ, kiềm chế xuất khẩu vào hai khu vực thị trường này nhằm xoa dịu bớt những căng thẳng trong quan hệ quốc tế.
Khi thặng dư buôn bán của Nhật Bản đối với Mỹ lên đến mức mà "người Mỹ không thể chịu nổi" thì Mỹ đã dựng lên các hàng bảo hộ đối với hàng hoá của Nhật Bản. Các phong trào kêu gọi tẩy chay hàng hoá Nhật Bản vào đầu những năm 90 tại Mỹ dường như không tỏ ra hiệu quả vì nhập siêu của Mỹ từ Nhật Bản lên tới 131 tỷ USD vào năm 1991. Đã đến lúc chính phủ phải ra tay bằng các cuộc đàm phán cấp cao giữa Tổng thống Mỹ B.Clinton và thủ tướng Nhật Bản Hosokawa buộc Nhật Bản phải mở cửa thị trường và giảm thặng dư buôn bán với Mỹ. Cùng lúc đó, Mỹ đã áp dụng các biện pháp trả đũa đối với Nhật Bản theo điều luật "Super 301". Theo luật này thì Mỹ sẽ tăng thuế đánh vào các sản phẩm của Nhật Bản nhập vào Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm thuộc ngành viễn thông. Các công ty của Nhật Bản đã phản ứng lại với điều luật này bằng cách tăng đầu tư trực tiếp vào Mỹ, do đó, JDI vào đây đã tăng vọt từ 2,95 tỷ USD năm 1993, lên đến 5,5 tỷ USD năm 1994 rồi 8,1 tỷ USD năm 1995 và 13,3 tỷ USD năm 1996. Đầu tư vào ngành điện tử, thiết bị viễn thông tăng với tốc độ cao. Nếu như năm 1990 đầu tư của tập đoàn NEC vào Mỹ chỉ 820 triệu USD thì năm 1997 con số này đã lên đến 1960 triệu USD với 13 chi nhánh sản xuất khắp nước Mỹ. Số máy điều hoà nhiệt độ của hãng Toshiba nhập khẩu vào Mỹ năm 1995 đã giảm đi một nửa so với năm 1989 trong khi số máy điều hoà của hãng này được sản xuất ở đây tăng từ 2900 ngàn chiếc năm 1991 lên đến 4200 ngàn chiếc năm 1997(Quan hệ giữa FDI và thương mại-Báo cáo của V