Khóa luận Tình hình kinh doanh nhập khẩu tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại và Dịch Vụ Kim Đại Hải

Nắm bắt được nhu cầu thực tếcủa một nước đang phát triển theo hướng

công nghiệp hóa và khảnăng sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ thịtrường

trong lĩnh vực hóa chất và thiết bị dụng cụ, công ty TNHH TM –DV Kim Đại Hải

đã đa dạng hóa các chủng lọai hàng hóa nhập khẩu và được quy thành nhóm mặt

hàng chính nhưsau:

- Nhóm mặt hàng hóa chất

+ Hóa chất xửlýnươc lò hơi – Boiler Water Treatment

+ Hóa chất làm mát động cơ – Engine Cooling Water Treatment

+ Hóa chất cho máy chưng khô – Evaporator Treatment

+ Hóa chất xửlýnhiên liệu – Fuel Treatment

+ Hóa chất bảo trì – Mainternance/ Sea shield cleaner

pdf78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình kinh doanh nhập khẩu tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại và Dịch Vụ Kim Đại Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưa đáp ứng được nên công ty thường chọn đối tác đến từ các nước châu Âu có công nghệ tiên tiến như: Anh, Đức,… Bảng 2.1 Tỷ trọng theo thị trường nhập khẩu công ty từ 2007 đến 2009 Đơn vị tính: Phần trăm (%) Nước Singapo Đài Loan Thái Lan Tr. Quốc H. Quốc Anh Đức 2007 33 23 13 13 9 7 4 2008 29 21 14 13 10 9 5 2009 38 21 12 12 7 7 3 Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Kim Đại Hải SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 33 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH TM-DV Kim Đại Hải 2.2.1 Tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một trong những lĩnh vực quan trọng của công ty TNHH TM- DV Kim Đại Hải. Nguồn doanh thu và lợi nhuận chính của công ty bao gồm kinh doanh nhập khẩu và cung ứng dịch vụ tàu biển. Nhận thức được tầm quan trọng của kinh doanh nhập khẩu công ty đã chú trọng hơn trong họat động này, chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu trong thị trường nội địa. Bảng 2.2 Cơ cấu tổng doanh thu của công ty Đơn vị tính: Đồng Năm 2007 2008 2009 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng NK 3.653.210.000 97.5% 4.367.142.000 96.4% 2.813.830.000 95.2% Dich vụ 91.330.000 2.5% 157.217.000 3.6% 135.064.000 4.8% DT 3.744.540.000 100% 4.524.359.000 100% 2.948.894.000 100% Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Kim Đại Hải SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 34 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tổng doanh thu công ty Qua bảng số liệu về doanh thu của công ty trong 3 năm từ 2007 đến 2009, tuy là hằng năm doanh thu vẫn chưa ổn định. Tuy nhiên với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, ban Giám đốc công ty cũng như tập thể nhân viên đã có những cố gắng nhất định luôn đảm bảo kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, doanh thu kinh doanh nhập khẩu luôn chiếm hơn 95% tổng doanh thu. Năm 2007 trong tổng doanh thu công ty thì doanh thu của hoạt động kinh doanh nhập khẩu chiếm đến 97,5%, trong khi đó doanh thu của việc cung ứng dịch vụ cho tàu biển chỉ đạt 91.330.000 đồng, chỉ chiếm 2,5%. Trong năm 2008, công ty kinh doanh rất thuận lợi, trong tổng doanh thu công ty 4.524.359.000 đồng thì mặc dù doanh thu của dịch vụ cung ứng có tăng lên chiếm 3,6% nhưng vẫn chỉ là con số nhỏ so với mức doanh thu mà họat động kinh doanh nhập khẩu mang lại chiếm đến 96,4%. Tuy công ty vẫn chưa có nhiều sự thay đổi để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình nhưng trong năm 2009, doanh thu công ty vẫn đạt mức cao 2.813.830.000 đồng chiếm 95,2% trong tổng nguồn thu nhập của công ty. Qua bảng số liệu và những phân tích về cơ cấu doanh thu của công ty Kim Đại Hải cho thấy tầm quan trọng của họat động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Chính vì thế công ty cần nghiên cứu những mặt đạt được và những khó khăn tồn tại cần khắc phục để tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty trong những năm tới. 2.2.2 Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty 2.2.2.1 Các kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Trong những đầu thành lập, công ty đã gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là vấn đề tìm kiếm đối tác cung ứng và khách hàng. Không chỉ riêng công ty mà hầu như công ty mới thành lập đều gặp phải những vấn đề này do chưa tạo lập được uy tín, chưa có bề dày kinh nghiệm. Tuy nhiên nhờ vào sự nỗ lực của bản thân, luôn SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 35 đảm bảo thực hiện đúng các cam kết trong các hợp đồng ký kết, công ty đã đạt được những thành công nhất định. Cùng với việc gia nhập WTO của nước ta vào ngày 11/01/2007, đã tạo điều kiện rất tốt cho các doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong đó có công ty Kim Đại Hải. Điều đó thể hiện qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh như sau: Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 Tổng doanh thu 3.653.210.000 4.367.142.000 2.813.830.000 Doanh thu thuần 3.641.332.000 4.300.621.000 2.793.829.000 Vốn kinh doanh 474.321.000 526.890.000 603.224.000 Giá vốn mua 2.591.187.000 3.508.334.000 1.774.123.000 Giá vốn bán 3.275.960.000 3.441.245.000 1.868.473.000 Lợi nhuận gộp 365.372.000 882.736.000 845.357.000 Chi phí bán hàng 163.033.000 474.487.000 323.513.000 Chi phí quản lý 173.119.000 282.634.000 285.483.000 Tổng lợi nhuận trước thuế 35.178.000 118.879.000 87.718.000 Thuế thu nhập DN phải nộp - 27.166.000 15.363.000 Lợi nhuận sau thuế 35.178.000 91.713.000 72.355.000 Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Kim Đại Hải Dựa vào bảng kết quả đã phản ánh thực trạng kinh doanh nhập khẩu của công ty trong 3 năm gần đây 2007, 2008 và 2009. Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty dực trên 3 chỉ tiêu chính đó là: doanh thu, lợi nhuận và thuế phải nộp cho ngân sách. SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 36 Lợi nhuận Bảng 2.4: So sánh chỉ tiêu lợi nhuận giữa các năm Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối 08/09 07/08 08/09 07/08 Tổng LN trước thuế 35.178.000 118.879.000 87.718.000 - 31.161.000 83.701.000 -26,2% 237,9% Lợi nhuận sau thuế 35.178.000 91.713.000 72.355.000 -19.358.000 56.535.000 -21,1% 160,7% Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Kim Đại Hải - Những năm đầu khi mới thành lập, công ty đã gặp không ít những khó khăn nên kết quả kinh doanh của những năm đầu có số âm, góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của công ty vẫn chưa sinh lời. Đến năm 2007 tình hình chung của Việt Nam năm hết sực khả quan, “kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ trên 10 tỷ USD” (Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu năm 2007, www.dddn.com.vn, 26/12/2007). Và vì thế lợi nhuận sau thuế của công ty cũng đạt được 35.178.000 đồng. Đây là con số khả quan cho 1 công ty có bề dày lịch sử chỉ vỏn vẹn 5 năm. Để có được thành tựu này, tập thể nhân viên công ty đã hết sức nỗ lực, tận dụng tiềm năng của mình và tận dụng vị thế của 1 nước mới gia nhập tổ chức WTO, tận dụng việc miễn giảm thuế cho các nước thành viên ASEAN để nhập khẩu các mặt hàng mà một thị trường kinh tế mở đang cần. - Kết quả kinh doanh năm 2008 của công ty có những dấu hiệu phát triển tốt khá rõ rệt hơn năm 2007. Lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng từ 35.178.000 đồng lên 118.879.000 đồng năm 2008 tương đương với tốc độ tăng trưởng hơn 3 lần so với năm 2007 ( tức tăng tuyệt đối 83.701.000 đồng và tăng tương đối 237,9% ).Và lợi nhuận sau thuế của năm 2008 đạt con số 91.713.000 đồng. Có mức tăng lợi nhuận cao và nhanh như vậy do yếu tố bên ngoài tác động rất nhiều. Về mặt hàng công cụ, dụng cụ cơ khí, thị trường trong nước cần để đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh. Còn về mặt hàng hóa chất thì trong nước vẫn chưa sản xuất được hoặc sản xuất đủ nhưng không có hiệu quả bằng nhập khẩu. - Năm 2009, lợi nhuận sau thuế của công ty có sự sụt giảm, nhưng không nhiều, thấp hơn so với năm 2008 là 19.358.000 đồng tương ứng với giảm tương đối là 21,1%. Tình hình biến động tỷ giá trong năm này đã trở thành rào cản cho các SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 37 doanh nghiệp nhập khẩu. Trước những tác động của tình trạng lạm phát và cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới gần đây đối với nền kinh tế, Chính phủ đã áp dụng những biện pháp có hiệu quả, tiến hành kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong suốt năm. Do đó lợi nhuận của công ty có giảm nhưng vẫn chấp nhận được. Doanh thu Bảng 2.5 So sánh chỉ tiêu doanh thu giữa các năm Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối 08/09 07/08 08/09 07/08 Tổng DT 3.653.210.000 4.367.142.000 2.813.830.000 -1.553.312.000 713.932.000 -35,5% 19,5% DT thuần 3.641.332.000 4.300.621.000 2.793.829.000 -1.506.792.000 659.289.000 -35,0% 18,1% Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Kim Đại Hải - Do mở rộng thị trường và phong phú thêm chủng loại hàng nhập khẩu năm 2007 tổng doanh thu của công ty đạt 3.653.210.000 đồng. Việc đạt được doanh thu cao này do nhu cầu phát triển trong nước tăng, cần nhập khẩu dụng cụ, máy móc, nguyên vật liệu và hóa chất phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Công ty chính là chiếc cầu nối giúp các doanh nghiệp tiếp cận với sản phẩm chất lượng cao của quốc tế. Nguyên nhân thứ hai là “Trong thời gian qua, việc giá cả thế giới tăng đã làm cho giá nhập khẩu tăng cao, như giá các loại hóa chất tăng 62%... “ (ông Nguyễn Thành Biên,Thứ trưởng Bộ Công Thương, www.vneconomy.vn, 04/03/2008). - Không dừng lại ở con số 3 tỷ, doanh thu thuần của công ty đã tăng mạnh lên con số 4.300.621.000 đồng, tăng tuyệt đối 659.289.000 đồng so với năm 2007. Do biết nắm bắt cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2007, công ty đã tận dụng hết nguồn lực của mình, tạo uy tín trên thị trường sẵn có, mở rộng thêm thị trường mới nên đã liên tục ký kết được các hợp đồng có giá trị cao dưới hình thức vừa nhập khẩu trực tiếp vừa nhập khẩu ủy thác. Và việc kinh doanh nhập khẩu hiệu quả như vậy giúp công ty mở thêm 1 chi nhánh giao dịch tại Quận 6, TP Hồ Chí Minh. - Năm 2009 được đánh giá là năm khó khăn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và của Kim Đại Hải nói riêng. Vì tình hình biến động tỷ giá hối SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 38 đóai, giá cả thế giới tăng và hơn hết là cuộc khủng hoảng vẫn còn dư âm. Tổng doanh thu của công ty giảm còn 2.813.830.000 ồng, tương ứng với tỷ lệ giảm tương đối 35,5%, đây là mức giảm khá cao so với năm kinh doanh phát đạt của công ty 2008. Tuy nhiên, công ty đã đối phó với tình hình bằng cách đưa ra các biện pháp hợp lý nên lợi nhuận của công ty vẫn đạt con số dương là 72.355.000 đồng, chỉ giảm 21,1% so với năm 2008. Thuế: Đi đôi với họat động kinh doanh, công ty không thể quên thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước đó là nộp ngân sách Nhà nước. Cụ thể là: - Đối với năm 2007, công ty không có số liệu về nộp ngân sách, do những năm đầu thành lập , họat động kinh doanh có số âm, báo cáo tài chính mấy năm liền lỗ nên được khấu trừ đến tận năm 2007, do đó thời điểm năm 2007 công ty chưa phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. - Năm 2008 nộp 27.166.000 đồng - Năm 2009 nộp 15.363.000 đồng 2.2.2.2 Phân tích các tỷ số tài chính Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Bảng 2.6 So sánh tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối 08/09 07/08 08/09 07/08 LN 35.178.000 91.713.000 72.355.000 -19.358.000 56.535.000 -21,1% 160,7% CP 336.152.000 757.121.000 608.996.000 -148.125.000 420.969.000 -19,5% 125,2% Tỷ suất LN/CP 0.104 0.121 0.118 -0.003 0.017 -2,4% 16,3% Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Kim Đại Hải - Năm 2007, đây là thời điểm mà công ty chỉ mới đi vào hoạt chính thức không lâu nên có thể chưa nắm vững thị trường, chưa có đối tác ổn định, tuy hoạt động kinh doanh đã bắt đầu có lãi nhưng con số 35.178.000 đồng không xứng với tầm hoạt động của công ty. Tuy nhiên đây cũng là biểu hiện đáng mừng vì sau 3 năm họat động thua lỗ thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu đã bắt đầu mang về lợi nhuận cho công ty. SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 39 - Lợi nhuận năm 2008 tăng từ 35.178.000 đồng lên 91.713.000 đồng so với năm 2007, với mức tăng tuyệt đối là 56.535.000 đồng. Đây là con số mong muốn hằng năm của công ty. Trong khi đó, chi phí bỏ ra cho việc kinh doanh tăng 125,2% tương ứng tăng 420.969.000 đồng. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty đang có dấu hiệu tốt về lợi nhuận khi 1 đồng chi phí bỏ ra đã thu về được 0.121 đồng lợi nhuận. Xét về mặt hiệu quả kinh doanh thì trong năm 2007 tỷ lệ 1 đồng chi phí chỉ tạo ra 0.104 đồng lợi nhuận. Con số này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì sau những năm hoạt động trì trệ thì công ty bắt đầu có lãi, đây cũng là động lực kích thích tinh thần hưng phấn, nỗ lực làm việc của tòan thể nhân viên trong công ty nhằm đạt được mục tiêu chung mà công ty đã đề ra. - Năm 2007 tuy lợi nhuận giảm so với năm 2008 21,1% nhưng chi phí lại được sử dụng hiệu quả. 1 đồng chi phí bỏ ra thì mang lại lợi nhuận cho công ty là 0.117 đồng. Đây là dấu hiệu tốt khi tác nhân từ thị trường bên ngoài gây ảnh hưởng chung đến các doanh nghiệp nhập khẩu. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Bảng 2.7 So sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối 08/09 07/08 08/09 07/08 LN 35.178.000 91.713.000 72.355.000 -19.358.000 56.535.000 -21,1% 160,7% DT 3.641.332.000 4.300.621.000 2.793.829.000 -1.506.792.000 659.289.000 -35,0% 18,1% Tỷsuất LN/DT 0.009 0.021 0.026 0.005 0.012 23,8% 133,3% Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Kim Đại Hải - Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty chỉ đạt mức 0.009, nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu đạt được thì công ty thu về 0.009 đồng lợi nhuận. Trong khi đó con số này đã tăng lên nhiều trong năm 2008. 1 đồng doanh thu thu được mang lại 0.021 đồng lợi nhuận. Bước qua năm 2009 tuy lợi nhuận của công ty giảm nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty là 0.026. Tức là 1 đồng doanh thu lại mang lại lợi nhuận được 0.026 đồng. Có được con số khả quan như SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 40 vậy do công ty ngày càng tìm kiếm được nhiều nguồn khách hàng và ký kết được nhiều hợp đồng. 2.2.2.3 Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty Công ty TNHH TM DV Kim Đại Hải từ khi thành lập đến nay hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nhập khẩu mà mặt hàng thế mạnh là dụng cụ cơ khí và hóa chất tàu biển. Nhờ có hoạt động nhập khẩu, công ty dự trữ được các mặt hàng cần thiết cho thị trường trong nước, tránh tình trạng khan hiếm hàng tạo điều kiện cho đầu cơ ép giá, ổn định được nguồn hàng cung ứng đầu vào cho sản xuất trong nước. Hàng hóa nhập khẩu của công ty biến động qua các năm do sự tác động chung của nền kinh tế trong nước và thế giới, điều này thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 2.8 Tổng kim ngạch nhập khẩu qua các năm Đơn vị tính: USD Chỉ tiêu Năm So sánh 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối 08/09 07/08 08/09 07/08 Kim ngạch NK 143,954.83 184,907.44 120,562.37 -64,345.07 +40,952.61 -34,8% +28,4% Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Kim Đại Hải Biểu đồ 2.4 Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 - 2009 - Năm 2007 kim ngạch nhập khẩu của công ty đạt mức 143,954.83 USD, đây là con số thể hiện sự nỗ lực của công ty trong những năm đầu mới thành lập. Năm 2008 kim ngạch nhập khẩu tăng 40,952.61 USD tương ứng tăng 28.4% nhưng đến năm 2009 thì kim ngạch nhập khẩu của công ty đã có chiều hướng giảm còn 120,562.37 USD tương ứng với mức giảm tương đối là 34.8% SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 41 Kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã thực hiện được nhiều hợp đồng có giá trị từ thấp đến cao. Hoạt động nhập khẩu của công ty đã có những nét nổi bật trong những năm gần đây, chính là nhờ sự năng động tìm kiếm các nguồn hàng từ những thị trường khác nhau và đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn với nhiều bạn hàng mang tính chất lâu dài. 2.2.2.4 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là: - Nhóm mặt hàng hóa chất: xử lý nươc lò hơi, làm mát động cơ,… - Nhóm mặt hàng dụng cụ: cơ khí, hơi điện - Nhóm mặt hàng khác: máy khoan, cắt, thiết bị kiểm tra. Bảng 2.9 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu qua các năm Đơn vị tính: USD Năm 2007 2008 2009 Mặt hàng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nhóm hóa chất HC xử lý nước lò hơi 19,185.45 13% 21,948.00 12% 13,939.25 12% HC làm mát động cơ 17,239.26 12% 23,511.11 13% 12,860.74 11% HC máy chưng khô 16,115.23 11% 22,663.75 12% 12,860.74 10% HC xử lý nhiên liệu 13,955.99 10% 21,145.45 11% 12,285.77 10% HC bảo trì 23,020.38 16% 35,070.78 19% 12,506.20 21% Tổng 89,516.31 62% 124,339.09 67% 25,268.80 64% Nhóm dụng cụ Dụng cụ cơ khí 33,279.37 23% 37,030.84 20% 24,327.00 20% Dụng cụ hơi/điện 17,626.63 12% 18,120.09 10% 13,046.28 11% Tổng 50,906.00 35% 55,150.93 30% 37,373.28 31% Nhóm máy móc khác Khoan/cắt/mài-thiết bị kiểm tra 3,532.52 3% 5,417.42 3% 6,328.33 5% Tổng kim ngạch 143,954.83 100% 184,907.44 100% 120,562.37 100% Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Kim Đại Hải SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 42 Biểu đồ 2.5 Cơ cấu nhập khẩu nhóm hóa chất - Hiện nay công ty đang là đại lý độc quyền của tập đòan Nafleet chuyên cung cấp về các sản phẩm hóa chất cho ngành tàu biển, do đó nhìn chung kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty chủ yếu là hóa chất. Tỷ trọng nhóm hàng hóa chất hàng hải luôn chiếm hơn 60% trong tổng tỷ trọng các nhóm hàng đang kinh doanh nhập khẩu của công ty. Với kim ngạch nhóm hàng hóa chất năm 2007 đạt 89,516.31 USD, năm 2008 đạt cao nhất 124,339.09 USD và năm 2009 là 76,860.76 USD. Trong đó, nhóm hóa chất bảo trì chiếm tỷ trọng cao nhất, kim ngạch đạt 23,020.38 USD năm 2007 và tăng lên 35,070.78 USD năm 2008. - Các nhóm hàng hóa chất khác thì chiếm tỷ trọng từ 10% đến 13% trong tổng kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty. - Về nhóm hàng công cụ, dụng cụ thì kim ngạch đạt cao nhất vào năm 2008 ở mức 55,150.93 USD. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao hơn cả là dụng cụ cơ khí. Mặt hàng này được dùng trong nhà xưởng, trong công nghiệp sửa chữa ôtô. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt cao nhất vào năm 2007 là 33,279.37 USD chiếm tỷ trọng 23%. SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 43 - Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng máy khoan, cắt, mài và thiết bị kiểm tra vẫn còn đạt mức thấp. Kim ngạch đạt cao nhất vào năm 2009 đạt mức 6,328.33 USD. Trong thời gian tới công ty sẽ mở rộng thêm các mặt hàng kinh doanh cũng như đưa vào họat động mạnh các dịch vụ cung ứng cho tàu biển nên con số về kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng sẽ còn nhiều thay đổi. 2.2.2.5 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường Đối với một doanh nghiệp việc nghiên cứu thị trường đóng vai trò rất quan trọng. Môi trường kinh doanh tạo ra cơ hội thuận lợi và cả những sức ép, đe dọa đến kết quả hoạt động kinh doanh, và nhất là đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thì việc nghiên cứu thị trường là rất cần thiết. Việc nghiên cứu thị trường cho biết lường cầu trong nước, tình trạng cạnh tranh của các mặt hàng để lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp. Sau khi đã lựa chọn được mặt hàng kinh doanh công ty nghiên cứu thị trường nước ngòai, cụ thể là đối tác cung ứng nước ngòai để tìm hiểu giá cả, đặc tính, công dụng của hàng hóa của từng nhà cung cấp để lên phương án kinh doanh và lựa chọn đối tác. Đối với công ty Kim Đại Hải thị trường các nhà cung ứng chủ yếu là các công ty con , các chi nhánh của các công ty lớn, các tập đòan lớn có trụ sở tại châu Á: Singapo, Thái Lan, Đài Loan,… các thị trường này có những đặc điểm về giá, về quy định nhập hàng, về chi phí nhập khẩu phù hợp với khả năng kinh doanh của công ty. Sau đây là bảng số liệu về kim ngạch nhập khẩu theo các thị trường chính của công ty qua các năm từ 2007 đến 2009. SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 44 Bảng 2.10 Cơ cấu thị trường nhập khẩu qua các năm Đơn vị tính: USD Năm 2007 2008 2009 Thị trường Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Singapo 48,164.39 33% 53,114.00 29% 45,936.81 38% Đài Loan 33,325.11 23% 38,163.65 21% 24,859.83 21% Thái Lan 18,252.35 13% 26,l23.39 14% 14,256.49 12% Trung Quốc 18,442.60 13% 24,676.74 13% 15,000.00 12% Hàn Quốc 12,734.29 9% 18,270.70 10% 8,069.38 7% Anh 9,739.72 7% 15,849.56 9% 8,748.61 7% Đức 5,296.37 4% 8,709.40 5% 3,691.25 3% Tổng 145,954.83 100% 184,907.44 100% 120,562.37 100% Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Kim Đại Hải Biểu đồ 2.6 Cơ cấu thị trường nhập khẩu - Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chủ yếu thị trường nhập khẩu của công ty đến từ các nước châu Á, trong đó Singapo luôn chiếm tỷ trọng cao với 33% năm 2007 và 29% năm 2008 và 38% năm 2009 trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Mức kim ngạch cao như vậy là do công ty hiện là địa lý của các chi nhánh công ty có trụ sở tại Singapo và vì phí vận chuyển từ thị trường này sang Việt Nam SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 45 khá hợp lý. 53,114.00 USD là mức kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong 3 năm mà thị trường này mang lại. - Đứng thứ hai trong tổng kim ngạch của công ty là Đài Loan và thị trường này hiện cũng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai về nhập khẩu hóa chất của Việt Nam nói chung. Thị trường này có những thuận lợi là cung ứng các sản phẩm hóa chất đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong nước. Tỷ trọng của thị trường này năm 2008 và 2009 là 21% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty và đạt mức cao nhất là năm 2007 với tỷ trọng 23%. - Ngòai ra trong nhóm các thị trường châu Á mà công ty có kim ngạch nhập khẩu cao thì Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đáng được nhắc tới. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của thị trường Trung Quốc là 24,676.74 USD, chiếm tỷ trọng 13% và kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc trong năm này cũng đạt mức tương ứng là 18,270.70 USD. Qua đó cho thấy hai thị trường này còn rất nhiều tiềm năng, công ty cần phải khai thác thêm các đối tác cung ứng đến từ các nước châu Á để giảm chi phí nhập khẩu. - Ở châu Âu, công ty hiện đang có các đối tác chính đến từ Anh và Đức và hiện là 2 thị trường đứng đầu về nhập khẩu các dụng cụ cơ khí của công ty với kim ngạch năm 2007 của Đức là 5,296.37 USD chiếm 4%. Còn thị trường Anh năm 2008 công ty đã nhập khẩu nhiều nhất trong 3 năm với kim ngạch đạt 15,849.56 USD. Đây là những đất nước phát triển với trình độ khoa học kỹ thuật cao, nên hầu hết các mặt hàng đòi hỏi tính năng tiên lợi, sự chuẩn xác thì công ty không ngần ngại nhập về từ thị trường này, mặc dù chi phí có cao. Qua những phân tích trên ta thấy, tiềm năng về nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của công ty vẫn còn rất nhiều từ đó nên đẩy mạnh thêm công tác nghiên cứu thị trường. 2.2.3 Quy trình tổ chức thực hiện nhập khẩu các mặt hàng của công ty Quy trình nhập khẩu hàng hóa của công ty TNHH TM – DV Kim Đại Hải được thực hiện qua các bước sau đây: SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 46 Sơ đồ 2.2 Quy trình nhập khẩu 2.2.3.1 Nghiên cứu thị trường. Thị trường là yếu tố hàng đầu, nắm vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại của công ty, việc nghiên cứu thị trường một cách thận trọng và có phương pháp cụ thể sẽ khiến cho công ty tránh được các rủi ro. Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường, công ty Kim Đại Hải cũng tập trung nghiên cứu các thị trường của mình một cách nghiêm túc, công ty chia thị trường làm hai loại: ¬ Nghiên cứu thị trường trong nước. Nghiên cứu thị trường trong nước là một khâu vô cùng cần thiết, nó quyết định đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, quyết định đến khả năng tiêu thụ hàng nhập khẩu. Nghiên cứu nhu cầu thị trường phải căn cứ vào giá cả, quy cách, chủng loại, kích cỡ, thị hiếu, tập quán người tiêu dùng…Đồng thời phải dự báo được nhu cầu trong thời gian tới. Qua nghiên cứu nhu cầu thị trường phải chỉ ra được thị trường Giao dịch, Đàm Phán, Ký kết HĐNK Xin giấy phép nhập khẩu Më L/C khi bªn b¸n b¸o Thuª tµu và mua bảo hiểm Lµm thñ tôc h¶i quan NhËn hµng và kiểm tra hàng Lµm thñ tôc thanh to¸n KhiÕu n¹i (nÕu cã) Nghiên cứu thị trường SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí 47 đang cần loại hàng gì?, số lượng là bao nhiêu?, giá cả ra sao?, từ đó có cơ sở cho các bước tiếp theo. Như vậy, đối với hoạt động nghiên cứu thị trường trong nước của công ty Kim Đại Hải cũng không nằm ngoài mục tiêu trên. Thông thường, việc nghiên cứu thị trường trong nước do phòng Kế họach thị trường thực hiện. Phòng sẽ nghiên cứu nhu cầu của các công ty trong nước, điều đó sẽ giúp cho công ty nhập khẩu những hóa chất hàng hải và dụng cụ cơ khí mà thị trường đang cần nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phòng Kế hoạch thị trường còn phải nghiên cứu xem hiện tại thị trường đang cần loại hóa chất, dụng cụ máy móc nào,nhu cầu về các loại mặt hàng này tăng hay giảm. Hóa chất và dụng cụ của hãng nào được thị trường ưa chuộng nhất? Tuy nhiên đây cũng là bước khó khăn đối với công ty, bởi nhu cầu của khách hàng luôn biến động, rất khó xác định chính xác, đặc biệt là trong lĩnh vực dự báo nhu cầu thị trường còn khó khăn hơn. - Nghiên cứu giá cả trong nước. Việc nghiên cứu giá cả trong nước của công ty do tất cả các nhân viên trong công ty thực hiện do công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt. Việc nghiên cứu này không mang tính chuyên sâu. Thường thì công ty chỉ tìm hiểu giá cả của các mặt hàng mình đang quan tâm thông qua một số công ty trong ngành, báo chí. - Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Khi nghiên cứu đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTình hình kinh doanh nhập khẩu tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại và Dịch Vụ Kim Đại Hải.pdf
Tài liệu liên quan