Song song với việc giảm lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi của hệ thống ngân hàng đã giảm đến mức thấp nhất từ trước đến nay, bình quân từ 0,6% - 0,7%/tháng. Riêng khu vực nông thôn và các hộ nông dân còn được ưu đãi hơn nữa khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 67/QĐ-Ttg có hiệu lực từ ngày 30/3/1999, cho phép các ngân hàng thương mại cấp tín dụng ở khu vực này. Nông dân được phép vay dưới 10 triệu đồng, chỉ cần họ có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về quyền sử dụng đất hoặc xác nhận đất đã được sử dụng lâu dài chứ không phải thế chấp nữa
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện chú trọng hơn đến hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng phục vụ khách hàng.
Trong 3 năm 1996, 1997, 1998, chính sách tiền tệ được thắt chặt hơn vì lạm phát cao có nguy cơ xuất hiện trở lại vào năm 1995. Nhìn chung, lãi suất thực và lãi suất cho vay vẫn ở mức cao. Lãi suất danh nghĩa năm 1997 là 13,5%, mà CPI của năm này bằng 3,2% nên lãi suất thực là 10,3% hay là cao hơn so với năm 1994 (4,8%) và năm 1995 (7,7%). Do đó, mức tăng trưởng tiền gửi nội tệ cao, chẳng hạn vào tháng 12/1996 so với tháng 12/1995 là 29%, tức là cao hơn mức tăng nhu cầu tiền mặt (18%). Việc thực hiện chính sách tiền tệ như trên đã làm giảm cung tiền trong nền kinh tế, giúp kiềm chế tỷ lệ lạm phát trong hầu hết các năm của giai đoạn này ở mức một con số.
III. Giai đoạn 1999-2003
1. Thực trạng và nguyên nhân
Đây là giai đoạn ghi nhận xu hướng giảm phát ở nước ta. Nếu như năm 1998, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á năm 1997, tỷ lệ lạm phát khá cao 7,9%. Tuy nhiên con số này giảm dần vào các năm tiếp theo. Năm 1999 tỷ lệ lạm phát là 4,1%, đặc biệt năm 2000, thiểu phát đã xảy ra với tỷ lệ -0,6%. Sang năm 2001, lạm phát nhích dần lên con số 0,8% và đạt 4% năm 2002 khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Năm 2003, tỷ lệ lạm phát lại giảm xuống còn 3%. Chúng ta sẽ cùng xem xét biểu đồ lạm phát sau và phân tích tình hình cụ thể của từng năm.
Hình 7: Tình hình lạm phát từ năm 1999 đến năm 2003
Năm 1999, chỉ số giá giảm liên tục trong 8 tháng liền: từ tháng 3 đến tháng 12. Chỉ số giá lương thực, mặt hàng quan trọng nhất trong rổ CPI của Việt Nam đã giảm 7,8% so với tháng 12 năm 1998, thậm chí giảm tới 10,5% ở thời điểm tháng 12/1999. Sự giảm sút giá lương thực được giải thích bởi một vụ mùa lúa bội thu ở nước ta: 33,8 triệu tấn trong khi giá gạo xuất khẩu lại giảm 17,8% so với năm 1998 dưới tác động của xu hướng đi xuống của giá gạo trên thị trường thế giới.
Năm 2000, chỉ số giá tiếp tục giảm và thậm chí còn giảm sâu hơn năm trước, CPI giảm trong nhiều tháng, cũng có những tháng tăng lên nhưng mức tăng không đáng kể. Nguyên nhân chính vẫn là do giá của các mặt hàng lương thực giảm mạnh, trong cả năm này, giá lương thực giảm 9,5%, giá thực phẩm giảm 2,3% so với năm 1999. Tuy một số mặt hàng khác giá có tăng nhẹ nhưng do nhóm hàng LTTP chiếm đến gần một nửa trong rổ tính CPI nên giá hàng này giảm xuống đã kéo chỉ số giá chung xuống theo. Đặ biệt hơn nữa, trong năm 2000, thiểu phát đã xảy ra khi chí số giá đã xuống dưới mức 0 (-0,6%).
Sang năm 2001, giá cả có phần ổn định hơn. Chỉ số lạm phát đã tăng 0,8% so với năm trước do trong cả năm đã có 5 tháng chỉ số giá tăng, 3 tháng chỉ số giá đứng và 4 tháng chỉ số giá giảm. Tuy nhiên do biên độ dao động của chỉ số giá qua các tháng rất nhỏ, chưa đến 0,5%/ tháng (trừ tháng 12/2001, mức giá chung tăng 1%) nên mức tăng giá của cả năm không cao. Tính chung cho 7 tháng đầu năm 2001, lạm phát đã xuống 0,9%, trong đó có 4 nhóm hàng giảm giá, mạnh nhất là lương thực với 6,3%, kế đến là dược phẩm và dịch vụ y tế với 1,6%, bưu điện -1%. Từ đầu năm đến nay, trong khi giá vàng giảm 0,1% thì giá USD tăng 2,3%.Giá hàng lương thực tiếp tục kéo dài chuỗi ngày giảm giá, chỉ đến cuối năm khi hầu hết các loại hàng hóa đều tăng giá thì giá lương thực mới hòa cùng nhịp tăng này. Giá lương thực đặc biệt tăng mạnh vào tháng 12, so với cùng kỳ tăng 6%.
Có thể nhận thấy một nguyên nhân chung dẫn tới chỉ số lạm phát giảm trong 3 năm đầu của giai đoạn này là do giá nhóm hàng lương thực giảm mạnh. Giá lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long vào giữa năm 1998 là 2170 đồng/kg, năm 1999 là 1759 đồng/kg, đến năm 2000 chỉ còn 1300 đồng/kg. Giá các nông sản khác như cà-phê, hạt điều.... cũng diễn biến tương tự. Giá 1 kg cà-phê niên vụ 1998 - 1999 là 22.700 đồng, sang niên vụ 1999 - 2000 và 2000 - 2001, giá tương ứng chỉ còn 9000 đồng và 5000 - 8000 đồng.
Như đã nói ở trên, nguyên nhân giải thích cho việc giảm giá hàng lương thực là do mùa màng bội thu trong khi giá xuất khẩu giảm. Diện tích gieo trồng cũng như sản lượng các nông sản không ngừng gia tăng (riêng năm 2002, có giảm với cây lúa do thực hiện quảng canh). Bình quân mỗi năm (tính trong 10 năm trở lại đây), diện tích trồng lúa tăng thêm 135.000 ha; còn năng suất lúa đã tăng từ 31,1 tạ/ha (năm 1991) lên 42,5 tạ/ha (năm 2001). Cung nông sản tăng trong khi cơn suy thoái sau khủng hoảng tài chính châu Á cùng với sức cạnh tranh thấp của hàng Việt Nam (do chi phí sản xuất như điện, nước, phân bón, thuốc trừ sâu cao làm giá thành cao, chất lượng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của thế giới) khiến cho hoạt động xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn: vừa tồn đọng, vừa bị lỗ. Hơn nữa, do mức sống ngày càng được nâng cao nên nhu cầu nội địa về lương thực có xu hướng giảm tương đối so với các hàng hoá khác. Vì thế, giá nông sản giảm là điều dễ hiểu.
Một nguyên nhân nữa dẫn tới tình trạng giảm phát ở nước ta trong 3 năm 1999-2001 là những bất cập trong quản lý vĩ mô về đầu tư. Cơ cấu đầu tư thời gian qua đã không đem lại hiệu quả cao. Trong chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu song khi thực hiện, khu vực này chưa thực sự được ưu tiên đúng mức. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào ngành nông nghiệp từ năm 1998 đến năm 1999 chỉ chiếm 3,6% tổng vốn FDI, trong khi chỉ tiêu này đối với công nghiệp là 9,5%. Nếu như công nghiệp tăng được xấp xỉ 2,7 lần thì nông nghiệp chỉ tăng khoảng 1,4 lần so với giai đoạn 1990-1998. Hơn nữa, sau cơn bão tài chính - tiền tệ Châu Á (1997 - 1998), nguồn vốn FDI đăng ký vào nước ta giảm từ năm 1997 đến năm 1999, năm 2000 - 2001 tuy có tăng nhưng vẫn thấp hơn năm 1997 (năm 1997 là 2.768 triệu USD, năm 2000 là 1.900 triệu USD, sơ bộ năm 2001 là 2.100 triệu USD; ước tính 8 tháng đầu năm 2002 chỉ ở mức 1.450 triệu USD). Tổng vốn đầu tư đã giảm, tỷ lệ đầu tư lại thấp so với ngành khác nên người nông dân cứ phải "gồng mình" trong điều kiện "nghĩ thế nào thì làm thế", thiếu những hướng dẫn khoa học thường xuyên, cụ thể, thiếu cả thông tin về thị trường.
Về cơ chế, chính sách cũng như trong quá trình thực hiện đầu tư, việc cấp vốn chưa theo đúng cơ chế thị trường mà vẫn mang tính "xin - cho" nên vốn dễ bị thất thoát lớn; đôi khi cấp vốn mà không xem xét hiệu quả của dự án đầu tư, quan hệ cung cầu cũng như khả năng cung ứng nguyên liệu cho dự án.
Bên cạnh đó, các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, Nga và Brazil cũng như những đợt giảm phát ở Trung Quốc, HongKong, Thái Lan đã thực sự gây lo ngại cho nền kinh tế thế giới. Hàng hóa dư thừa từ các nước này có nguy cơ tràn ngập thị trường Việt Nam kể cả bằng con đường nhập khẩu chính thức và nhập lậu. Mặt khác, trong khu vực, nhiều nước đã phá giá tiền tệ (như Thái Lan phá giá đồng Baht tới 80%) mà tỷ giá hối đoái giữa VND và USD lại được giữ tương đối ổn định với biên độ dao động của tỷ giá bị khống chế ở mức hẹp nên hàng hoá Việt Nam trở nên đắt tương đối so với hàng hóa của nước khác. Hàng ngoại nhập với giá rẻ do vậy càng được nhập về nhiều hơn, làm giảm mức giá cả chung của nền kinh tế.
Trong cơ cấu dân số nước ta hiện nay, nông dân chiếm tới hơn 70%. Khi mà giá nông sản giảm liên tục, đầu tư vào nông nghiệp lại không mấy hiệu quả, mức thu nhập của người nông dân nói chung khó có thể tăng lên được. Cánh kéo giá cả giữa hàng công nghiệp và hàng nông nghiệp lại ngày càng giãn rộng và với mức thu nhập thấp, họ phải mua hàng công nghiệp thiết yếu với giá cao tương đối thì tất yếu họ đành "thắt lưng buộc bụng" các nhu cầu khác. Sức mua của phần lớn dân cư không cao thì chỉ số giá tiêu dùng cũng không thể tăng nhiều.
Năm 2002, chỉ số giá tăng nhẹ, 4%, một tỷ lệ lý tưởng cho các nền kinh tế đang phát triển. Ngay từ những tháng đầu năm, giá hàng lương thực, thực phẩm (đặc biệt là giá một số loại thực phẩm tươi sống) tăng mạnh. Đây chính là kết quả của một nền kinh tế có phần sáng sủa hơn thời kỳ hậu khủng hoảng ở châu Á. Trong năm 2002, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam đều đạt kết quả vượt trội so với các tháng trước, tạo nên một nét đặc trưng của tình hình kinh tế Việt Nam trong năm này là kết quả của tháng sau thường đạt cao hơn tháng trước và càng gần hết năm, tốc độ tăng trưởng càng cao. Công nghiệp bứt phá, FDI chuyển từ số lượng sang chất lượng, xuất khẩu tăng mạnh, GDP đạt 7,08%, các ngành sản xuất hàng hóa dịch vụ đều hoạt động nhộn nhịp. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đề ra đều sớm được hoàn thành và vượt qua. Nền kinh tế phát triển sôi động đã nâng cao mức sống của người dân, dẫn đến tăng nhu cầ sử dụng hàng hóa dịch vụ, chỉ số lạm phát 4% được coi là thuận lợi đối với nền kinh tế sau một thời gian rơi vào giảm phát và thiểu phát.
Với chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 tăng thêm 0,8%, thì cả năm 2003, chỉ số lạm phát của Việt Nam vào khoảng 3%, đúng như chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Trong năm này, có 4 tháng liên tục từ tháng 5 đến tháng 8, CPI giảm. Các tháng còn lại, mức tăng cũng không đều, chẳng hạn tháng 2 tăng 2,2% thì tháng 9 chỉ tăng 0,1%. Trong tháng 12, mặc dù có sự kiện SEA Games, chỉ số giá nhóm hàng thể thao, giải trí chỉ tăng nhẹ dưới 1%, còn nhóm hàng lương thực, thực phẩm lại tăng tới 2%; giá vàng tăng 5%. Tính chung cả năm, nhóm hàng tăng giá cao nhất là vàng với gần 30%; dược phẩm, y tế trên 20%. Năm 2003, Quốc hội đề ra mục tiêu lạm phát dưới 5%. Điều này xuất phát trên cơ sở mặt bằng lãi suất tương đối cao, trung bình trên 8%/năm; cơ bản thời kỳ giảm phát và thiểu phát 1999-2002 đã qua đi. Vì vậy, khống chế một mức tăng giá tiêu dùng sẽ giúp nền kinh tế không phải đối mặt với những cú sốc, tăng trưởng ổn định.
2. Các giải pháp của chính phủ
Trước tình hình giảm phát và trì trệ kinh tế, một loạt chính sách vĩ mô được Nhà nước đề ra và đưa vào thực hiện nhằm kích thích đầu tư và tiêu dùng, khôi phục phát triển kinh tế: chương trình giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài; nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá.
Thứ nhất, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
Năm 1999, chính phủ đã tăng thêm 50 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động (35 tỷ đồng giành cho các ngành và địa phương, 15 tỷ để hỗ trợ các trung tâm dịch vụ việc làm). Đến năm 2000, thêm 1,3 triệu lao động trong cả nước có việc làm. Nhờ đó, người lao động có nguồn thu nhập và sức mua của xã hội sẽ tăng lên.
Cũng để tăng sức mua của người tiêu dùng, làm tăng tổng cầu, Nhà nước đã bơm tiền từ Ngân sách vào lưu thông thông qua chính sách tăng lương tối thiểu từ 120.000 lên 144.000 (năm), rồi tăng tiếp lên 180.000 (năm 1998) và ở mức 210.000 đồng/ tháng (năm 2000).
Tuy nhiên, chính sách việc làm và thu nhập chưa ăn khớp với chính sách giáo dục, đào tạo dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, nơi thiếu lao động thì vẫn thiếu, còn nơi thừa lao động vẫn có những người đổ xô vào. Lương công chức nhà nước còn thấp, không đảm bảo mức sống trung bình trong điều kiện tỷ lệ lạm phát không ổn định, nên người ta cứ phải ra sức làm thêm, khó lòng mà tận tâm với công việc chính được. Thu nhập của những người về hưu chưa được cộng thêm tỷ lệ trượt giá.
Thứ hai, khuyến khích đầu tư từ trong và ngoài nước
Trước hết phải kể tới việc ban hành luật sửa đổi Luật Khuyến Khích đầu tư trong nước có hiệu lực từ 1/1/1999 và Nghị định 51/1999/NĐ-CP. Theo đó, khi có sự thay đổi các quy định của pháp luật mà phương hại đến lợi ích của nhà đầu tư thì nhà đầu tư vẫn được hưởng những ưu đãi đã quy định cho thời gian còn lại, hoặc Nhà nước sẽ giải quyết một cách thoả đáng quyền lợi cho các nhà đầu tư.
Ngày 26/3/1999, Quyết định 53/1999/ QĐ-TTg về việc áp dụng một giá thống nhất cho đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước được ban hành. Các nhà đầu tư nước ngoài dần dần được đối xử bình đẳng như các nhà đầu tư trong nước về mặt kinh tế. Các nhà đầu tư nước ngoài càng thêm phấn khởi khi luật sửa đổi bổ sung Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực từ 1/7/2000. Vào đầu năm 2002, bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành việc kiểm tra và phân loại các dự án FDI do bộ quản lý để đưa ra các đề xuất về chính sách với Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà ĐTNN. Với quy mô đầu tư lớn của các dự án do bộ quản lý cũng như ý nghĩa quan trọng của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội thì việc làm này được coi như một bước đi lớn nhằm cải thiện môi trường đầu tư ở nước ta.
Nhờ đó, lượng vốn FDI vào Việt Nam sau sự sụt giảm năm 1999 đã bắt đầu tăng trở lại còn vốn đầu tư trong nước cũng tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng.
Bảng 2: Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2003
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký
(Triệu USD)
Vốn thực hiện
(Triệu USD)
1988
37
341,7
1989
67
525,5
1990
107
735,0
1991
152
1291,5
328,8
1992
196
2208,5
574,9
1993
274
3037,4
1017,5
1994
372
4188,4
2040,6
1995
415
6937,2
2556,0
1996
372
10164,1
2714,0
1997
349
5590,7
3115,0
1998
285
5099,9
2367,4
1999
327
2565,4
2334,9
2000
391
2838,9
2413,5
2001
555
3142,8
2450,5
2002
808
2998,8
2591,0
2003
791
3191,2
2650,0
(Nguồn: TCTK)
Thứ ba, nới lỏng chính sách tài khoá
Nhà nước đã đẩy mạnh đầu tư từ ngân sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước) cải tiến, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư và tái đầu tư phát triển. Từ 19/5/1999 đến 15/7/1999, chúng ta đã huy động được hơn 4000 tỷ đồng công trái để đầu tư xây dựng cơ bản cho các xã nghèo ở nông thôn, miền núi, đẩy mạnh kiên cố hoá kênh mương.
Chính phủ còn giành nhiều ưu đãi về thuế nhằm bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước. Từ năm 1999, thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu và thuế suất thuế xuất khẩu nông sản đều là 0%. Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được giảm nhẹ. Đây là những bước đi có ý nghĩa quan trọng để hạ giá thành hàng xuất khẩu, làm tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết bớt tình trạng hàng hóa trong nước ứ đọng, không tiêu thụ được.
Nghị quyết số 05/NQ- CP ngày 24/25/2001 còn quy định về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2001 cho tất cả các hộ nghèo trên toàn quốc, giảm 50% thuế đất trồng lúa, cà phê nhằm hỗ trợ làm tăng thu nhập của nông dân, nâng cao sức mua của họ. Một số loại thuế, phí và lệ phí khác như thuế sát sinh, thuế buôn chuyến lương thực, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp chứng nhận văn phòng đại diện của nước ngoài cũng được miễn giảm. Những ưu đãi thuế của Chính phủ thực sự là đòn bẩy cho đầu tư, mở rộng sản xuất, kích thích tiêu dùng.
Thứ tư, nới lỏng chính sách tiền tệ
Ngoài các biện pháp quan trọng kể trên, cần kể tới một biện pháp có tác dụng tích cực trong kích cầu đầu tư và tiêu dùng là chính sách tiền tệ nới lỏng. NHNN đã liên tục giảm lãi suất cơ bản. Riêng trong năm 2001, lãi suất cơ bản được giảm 4 lần: từ 0,75%/ tháng (vào ngày 1/3/2001) xuống còn 0,72%/ tháng (1/4/2001), 0,65%/ tháng (1/6/2001) và 0,6% (vào ngày 1/10/2001), nhưng biên độ dao động vẫn là 0,3% và 0,5% tưong ứng với các khoản vay ngắn hạn và dài hạn. Việc nới lỏng chính sách lãi suất của NHNN tạo điều kiện cho các NHTM giảm lãi suất cho khách hàng, kích thích hoạt động vay vốn của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế để chi dùng và đầu tư vào hoạt động sản xuát kinh doanh. Tháng 7/2002, Thống đốc NHNN đã ra quyết định 546/2002/QĐ - NHNN về thực hiện lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận phản ánh bước chuyển đổi mạnh mẽ trong chính sách lãi suất ở nước ta theo nguyên tắc thị trường hơn. Điều 1 của quyết định này có nêu: "Tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam, pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Điều này đòi hỏi một chế độ thông tin minh bạch và cập nhật về tình hình tài chính của các doanh nghiệp, chế độ kế toán và kiểm soát đạt chuẩn mực quốc tế để ngân hàng có thể đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng, mức độ rủi ro, từ đó mới xác định được mức lãi suất thoả thuận phù hợp với từng doanh nghiệp. Nhưng hiện nay điều này rất khó thực hiện vì các lý do: thứ nhất, việc công khai tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam (đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước) gặp nhiều trở ngại; thứ hai, các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm đa số về quy mô cũng như thị phần (6 ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm trên 70% thị phần huy động vốn và tín dụng, gần 80% tổng tài sản có của hệ thống ngân hàng thương mại của nước ta) và chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước vay mà thực chất là "ngầm" bao cấp (cho vay chỉ định, giảm lãi suất, điều kiện tín dụng dễ dàng) hơn nữa, chính hệ thống ngân hàng thương mại nước ta còn nhiều yếu kém, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần (từ 53 ngân hàng thương mại cổ phần năm 1997, do quản lý yếu kém nên bị sát nhập, mua lại, đến nay chỉ còn 43) mà việc đánh giá uy tín của ngân hàng chưa được xác định rõ ràng.
Song song với việc giảm lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi của hệ thống ngân hàng đã giảm đến mức thấp nhất từ trước đến nay, bình quân từ 0,6% - 0,7%/tháng. Riêng khu vực nông thôn và các hộ nông dân còn được ưu đãi hơn nữa khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 67/QĐ-Ttg có hiệu lực từ ngày 30/3/1999, cho phép các ngân hàng thương mại cấp tín dụng ở khu vực này. Nông dân được phép vay dưới 10 triệu đồng, chỉ cần họ có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về quyền sử dụng đất hoặc xác nhận đất đã được sử dụng lâu dài chứ không phải thế chấp nữa.
Về lãi suất cho vay ngoại tệ, NHNN vẫn quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng lãi suất SIBOR kỳ hạn 3 tháng cộng với 1%, còn lãi suất cho vay trung hạn bằng SIBOR kỳ hạn 6 tháng cộng với 2,5%. Từ ngày 1/6/2001, biên độ này đã được bãi bỏ và các tổ chức tín dụng được phép sử dụng lãi suất thoả thuận với khách hàng căn cứ vào lãi suất trên thị trường thế giới và cân bằng cung cầu trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Đây là cơ chế tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ, làm cho lãi suất phản ánh cung cầu thị trường.
Công cụ này được bắt đầu sử dụng vào năm 1990 theo quy định của pháp lệnh ngân hàng. Đến 1/10/1998 luật NHNN có hiệu lực và thay thế pháp lệnh ngân hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc khá linh hoạt, với mức "từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ" (Điều 2, Luật NHNN). Sự cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc giúp các tổ chức tín dụng có thêm vốn để cho khách hàng vay, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, khắc phục giảm phát.
Theo quy định của NHNN, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nội tệ được giảm từ mức 5% xuống còn 3% luợng vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng kể từ ngày 1/12/2001. Như vậy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đã giảm mạnh so với mức giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho nội tệ và điều này làm cho lãi suất tiền gửi VND cao hơn tương đối so với lãi suất tiền gửi bằng USD, góp phần hạn chế tình trạng đô-la hóa tiền gửi trong hệ thống ngân hàng, cải thiện lòng tin của người dân vào VND trong tương lai.
Những nỗ lực của Chính phủ nhằm khắc phục giảm phát và kích cầu đã khôi phục lại tổng đầu tư xã hội và tăng trưởng GDP thực tế, chặn đứng đà sút giảm tăng trưởng kinh tế và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á .
IV. Giai đoạn 2004-2008
1. Thực trang và nguyên nhân
Đây là giai đoạn mà lạm phát tăng tốc, làm đau đầu các nhà quản lý mĩ mô và ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống của người dân. Từ 3% năm 2003, lạm phát tăng vọt lên 9,5% năm 2004, sau đó giảm nhẹ vào 2 năm 2005, 2006 nhưng lại bùng phát trở lại vào năm ngoái với lạm phát phi mã 12,6% và năm nay dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục ở mức 2 con số khi tính đến hết tháng 5/2008, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 15,96%.
Biểu đồ dưới đây thể hiện cả tỷ lệ lạm phát của những năm của thời kỳ trước, qua đó chúng ta thấy rõ được tốc độ tăng chóng mặt của lạm phát khi bước vào thời kỳ này.
Hình 8: Tình hình lạm phát từ năm 2000 đến năm 2008 (dự báo)
* Năm 2004
Năm 2003, lạm phát dừng lại ở con số khiêm tốn 3%, thế nhưng con số này đã đột ngột tăng tốc ngay sau năm đó và lên gần 10%. Chỉ số tăng giá trong vòng 5 tháng đầu năm 2004 đã lên tới 6,3%, cao hơn mức dự kiến cả năm là 5% trong đó nhóm hàng thực phẩm tăng 12,6%. Giá cả một số mặt hàng thuỷ hải sản tăng do thị trường xuất khẩu ổn định và mở rộng, giá cả được cải thiện. Giá đường trắng tiêu thụ trong nước bình quân tăng tới 40 - 45% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm mặt hàng tăng giá cao đứng thứ hai là lương thực, tăng tới 10,9%. Nguyên nhân chủ yếu là do khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng, giá bán cũng khá hơn trước. Chỉ có duy nhất chỉ số tiêu dùng của nhóm “hàng” giáo dục là giảm tuy nhiên tỷ lệ giảm không quá lớn và nhóm này cũng không chiếm tỷ trọng lớn nên không làm ảnh hưởng đến xu thế tăng của chỉ số giá chung.
Bảng 3: Chỉ số CPI các tháng trong năm 2004 so với tháng 12/2003
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chỉ số tăng CPI (%)
1,1
4,1
4,9
5,4
6,3
7,2
7,7
8,3
8,6
8,6
8,8
9,5
(Nguồn: TCTK)
Có thể chỉ ra 3 nguyên nhân chính khiến chỉ số giá trong năm 2004 tăng mạnh lên mức gần 2 con số:
Một là, dịch cúm gia cầm đã làm cho nhóm hàng thực phẩm có chỉ số giá tiêu dùng đạt mức tăng kỷ lục từ trước đến nay. Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm xẩy ra trên diện rộng và kéo dài, nguồn cung sản phẩm gia cầm ra thị trường giảm mạnh 20-25%, trong khi nhu cầu thực phẩm tiếp tục tăng lên, làm cho giá cả mặt hàng gia cầm nói riêng tăng lên. Đồng thời nhu cầu của người tiêu dùng được chuyển sang các mặt hàng thực phẩm khác nên đã làm cho nhóm hàng thực phẩm nói chung tăng cao, tới 16,8% trong 9 tháng đầu năm 2004. Ngoài ra, việc NSNN phải chi để bù đắp những thiệt hại và khôi phục đàn gia cầm cũng là những yếu tố kích thích lạm phát.
Hai là, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam được cải thiện và khối lượng gạo xuất khẩu tăng lúa gạo thu hoạch bị thất bát ở miền Trung và thu hoạch muộn ở các tỉnh miền Bắc đã khiến cho giá gạo trong nước tăng lên. Giá bán và giá xuất khẩu, khối lượng xuất khẩu của một loạt mặt hàng : thuỷ hải sản, cao su, cà phê, hạt điều... cũng tăng khá so với trước. Do đó đã làm cho giá LTTP, một số mặt hàng nông, lâm, thuỷ hải sản khác tăng lên.
Ba là, do biến động giá tăng cả trên thị trường thế giới, tập trung là giá xăng dầu, phôi thép, nguyên liệu nhựa, phân đạm U rê, bột giấy, thuốc chữa bệnh, vật phẩm y tế,... mà Việt Nam nhập khẩu cũng tăng cao, làm cho giá bán lẻ trong nước cũng tăng lên. Chỉ riêng mặt hàng xăng dầu tính đến năm 2004 đã được điều chỉnh tăng 4 lần (lần thứ 4 được thực hiện chỉ riêng đối với giá bán lẻ xăng, từ cuối ngày 1/11/2004, tăng thêm 500 đồng/1 lít xăng) với mức tăng từ 8% đến 28%. Tình hình đó làm cho chi phí của một loạt lĩnh vực tăng lên, nhất là giao thông vận tải. Giá cước vận chuyển hàng không tăng 8%, vận tải đường sắt tăng 10% nhằm thực hiện chính sách hoà đồng giá vé giữa người Việt Nam và người nước ngoài,... Bên cạnh đó chi phí xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu,... của người nông dân cũng tăng cao. Giá sắt thép tăng làm cho ngành xây dựng và cơ khí chế tạo tăng chi phí. Nguyên liệu nhựa và bột giấy tăng... cũng làm cho chi phí của một loạt ngành sản xuất và một loạt sản phẩm phải tăng giá bán lên...
Ngoài ra cũng cần kể đến yếu tố tâm lý của dân chúng, dù đây không phải là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát. Khi thị trường bất động sản ở Việt Nam đang rối loạn, giá cả một số mặt hàng đang leo thang hàng ngày gây tâm lý bất ổn trong dân chúng thì tiếp đó (đầu năm 2004) Bộ Nội vụ công bố dự kiến tăng lương mới (thực tế tăng từ 1/10/2004) đã kích thích tâm lý tăng tiêu dùng của dân chúng, làm cho giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng nhanh từ đầu năm (thông thường là tăng vào cuối năm). Mặt khác khi dân chúng đang lo sợ sự sụt giá của đồng tiền Việt Nam thì NHNN Việt Nam lại phát hành thêm loại tiền mệnh giá 100.000 đồng mới vào lưu thông (gấp đôi mệnh giá lớn nhất trước đó). Vào cuối năm 2003, NHNN lại đựa tiếp loại tiền polyme mới vào các mệnh giá 50.000, 500.000, 100.000 vào lưu thông. Đặc biệt là đồng tiền với mệnh giá 500.000 (lớn gấp mười lần so với đồng tiền có mệnh giá lớn nhất trước đó), đã tiếp tục tác động xấu đến tâm lý của dân chúng. Dân chúng cho rằng NHNN đang đưa thêm vào lưu thông một khối lượng tiền rất lớn và vì vậy giá trị đồng tiền Việt Nam sẽ giảm mạnh. Do đó dân chúng càng có xu hướng chuyển từ tài sản tiền tệ VND sang các tài sản tài chính khác và càng khuyến khích tâm lý tiêu dùng. Kết quả là giá cả các mặt hàng trong nền kinh tế tiếp tục gia tăng.
* Năm 2005
Năm 2005, chỉ số lạm phát có giảm đi so với năm trước nhưng vẫn tiếp tục ở mức cao. Chỉ số giá tiêu dùng của cả nước đã lên tới 8,4%, vượt xa so với mức 6,5% theo Nghị Quyết của Quốc hội đề ra từ đầu năm, thấp hơn so với mức 9,5% của năm 2004 và cao gấp 3 lần so với mức 3,0 % của năm 2003 [29]. Tăng giá cao nhất trong cả năm 2005 là nhóm mặt hàng LTTP. Tính chung trong cả 12 tháng năm 2005, nhóm lương thực- thực phẩm tăng 10,8%, thấp hơn so với mức tăng kỷ lục 15,6% của cả năm 2004, trong đó riêng nhóm hàng thực phẩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc