Khóa luận Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong quá trình điều tra thực tế chúng tôi biết rằng trong khoảng 03 năm đầu từ khi trồng mới các hộ có tiến hành trồng xen một số loại cây như: Gừng, sắn, chuối, Huệ để kiếm thêm thu nhập, nhưng nếu không cẩn thận thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và cho mủ của cây cao su. Qua bảng dưới ta thấy rằng với 08 năm kiến thiết cơ bản, tổng chi phí phải bỏ ra để đầu tư cho 1 ha cao su là 28,890 triệu đồng, và thời gian này chưa được bù đắp vì cây cao su chưa cho sản phẩm, do vậy phần chi phí này phải được bù đắp trong giai đoạn kinh doanh của cây cao su kéo dài trong 22 năm còn lại.

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á và nhựa hoá, chiếm 75% tổng chiều dài. Hệ thống giao thông nội vùng ở vùng núi đi vào các vùng sản xuất Lâm nghiệp, sản xuất cao su chưa được đầu tư xây dựng nhiều, đi lại ở vùng này còn khó khăn. - Về hệ thống thuỷ lợi: Trên địa bàn huyện hiện có 34 trạm bơm điện, gồm: 30 trạm bơm tưới, 01 trạm bơm tưới tiêu kết hợp, 02 trạm bơm tiêu, 01 trạm bơm tạo nguồn; 158 máy bơm bằng động cơ chạy dầu; có 6 hồ chứa, 6 đập dâng; tổng số kênh mương: 133,4 km đã bê tông hoá 58,3 km đạt 43,7%. Diện tích gieo trồng được tưới cả năm: 6.331 ha, chủ yếu là diện tích lúa. - Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn chỉ tưới được cho 94,0% diện tích gieo trồng lúa, còn lại các loại cây trồng khác chưa được tưới chủ động. Hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hoá hoàn chỉnh nên hiệu quả sử dụng nước chưa cao. - Các phương tiện thị trường: Các phương tiện tiếp cận thị trường trên địa bàn huyện trong thời gian qua tuy có phát triển nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Toàn huyện hiện có 12 chợ, chủ yếu mua bán phục vụ tiêu dùng sinh hoạt hằng ngày và hàng nông sản, trong đó có một số chợ có vai trò trung gian thu gom hàng để đưa ra thị trưòng bên ngoài như chợ La Chữ, Hương Văn, Hương Hồ, Hương Vinh. Về tiêu thụ sản phẩm, người dân phải tự tìm thị trường ngoài địa bàn (bán sản phẩm nông nghiệp tại các chợ đầu mối ở thành phố). 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG TRÀ Cây cao su đã thực sự đem lại giá trị kinh tế cho người dân toàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Hương Trà nói riêng. Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng với nguồn vốn của dự án 327, huyện Hương Trà đưa cây cao su vào trồng thử nghiệm vào năm 1993, với diện tích 67,69 ha. Nhận thấy cây phát triển tốt và phù hợp với chất đất, địa phương đã tiếp tục nhân rộng diện tích hàng năm. Đến năm 1997, tổng diện tích cao su toàn huyện có 532,5 ha. Vào thời điểm tiếp theo, do nhận thức của người dân về hiệu quả cây trồng chưa cao, nên địa phương hết sức khó khăn trong việc chăm sóc và quản lý và mở rộng vườn cây. Khó khăn nhất là năm 1998 và năm 1999, do địa phương hết vốn, hơn một năm cây trồng không được chăm sóc và quản lý. Nhiều vườn cao su đã trở nên hoang hoá, diện tích cao su cũng giảm đi đáng kể. Do vậy, đến năm 2000, toàn huyện diện tích cao su đã giảm xuống chỉ còn 510 ha. Nhận thấy tình hình khó khăn, Tỉnh đã đầu tư kinh phí và vận động bà con tiếp tục chăm sóc cây trồng. Sau 02 năm, được sự đầu tư của dự án đa dạng hoá nông nghiệp, địa phương đã nhanh chóng khôi phục và phát triển các vườn cao su. Nhờ quản lý và chăm sóc tốt, năm 2002 một số diện tích cao su ở xã Hương Bình đã cho khai thác mủ lứa đầu tiên và sản lượng năm này đạt 60 tấn, vào thời điểm này, diện tích cao su toàn huyện đã lên đến 915 ha. Bảng 7: Diện tích và sản lượng cao su huyện Hương Trà qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị 1993 2006 2007 2007/2006 +/- % Tổng số hộ Hộ 92 1.697 1.707 10 0,6 Diện tích Ha 67,69 2.129 2.144 15 0,7 Sản lượng Tấn 0 360,90 598 237,1 65,70 Nguồn: Phòng thống kê huyện Hương Trà Cơn bão số 6 (Xangsane) xảy vào năm 2006 làm cho cây cao su trên địa bàn huyện bị thiệt hại khá nặng nề. Diện tích cao su đưa vào khai thác tuy có tăng so với năm 2005 nhưng sản lượng chỉ tăng 2,9 tấn (năm 2005 đạt 358 tấn), năng suất mủ cây bị giảm mạnh do các vườn cây ít nhiều đều bị ảnh hưởng do bão. Ý thức được hiệu quả kinh tế mà cây cao su mang lại cộng với sự quyết tâm vượt khó, nhân dân huyện Hương Trà đã trồng xong phần diện tích cao su gãy đổ, tích cực chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên sản lượng mủ khai thác được trong năm 2007 đã tăng vọt, so với năm 2006 là 65,7%. Mặc dù dự án đa dạng hóa nông nghiệp đã kết thúc từ năm 2006 nhưng đến hết năm 2008 dân tự túc trồng mới được 12 ha (Bình Điền 10,65 ha và Bình Thành 1,35 ha), đưa tổng diện tích cao su đến nay là 2.156 ha. Tình hình phát triển diện tích Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà từ năm 1993 đến nay qua CT 327 và Dự Án Đa dạng hóa nông nghiệp (ĐDHNN) được tổng hợp ở bảng 8.           Công tác trồng mới, chăm sóc được nhân dân quan tâm đầu tư thâm canh, thực hiện đúng qui trình kỹ thuật, cây giống đảm bảo yêu cầu nên chất lượng vườn cây được nâng lên. Qua bảng 9, ta thấy được cơ cấu các loại giống được trồng trong đó các loại giống như: PB260, RRIV2, RRIV3, RRIV4 được trồng phổ biến nhất. Đặc biệt, giống PB260 từ năm 2001 – 2006 đã trồng 430,1 ha chiếm 23,4% tổng diện tích các loại giống được trồng. Do giống PB260 là thuộc dòng vô tính có thời gian sinh trưởng đồng đều, thời gian KTCB khoảng 6-7 năm, có thân thẳng. tán cân đối, ít nhiễm bệnh và tăng trưởng khá ở giai đoạn khai thác, năng suất có thể đạt 2-2,5 tấn/ha/năm. Tiếp sau đó là giống RRIV4 với diện tích 264,6 ha. Thấy được giá trị và hiệu quả kinh tế mà loại cây này mang lại nên số lượng Hộ tham gia vào hoạt động trồng mới ngày càng tăng. Năm 1993, khi cây cao su mới được đưa đến địa bàn, do người dân chưa thấy được hiệu quả kinh tế nên chỉ huy động được 92 hộ tham gia, nhưng sau 15 năm số hộ tham gia đã tăng lên đến 1715 hộ (với diện tích 2.156 ha). Tính đến nay, đã có 5/15 xã của huyện trồng Cao su và trong năm 2009 có thêm khoảng 30- 40 ha cao su ở xã Hương Thọ sẽ đi vào khai thác vụ đầu tiên và sản lượng dự kiến sẽ tăng vọt. Đến năm 2010, khi mà phần lớn diện tích sẽ đưa vào khai thác thì điều này cũng có nghĩa là cuộc sống của người dân nơi đây sẽ dần được cải thiện, từ đây họ có thể tự làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện kế hoạch trồng mới 250 ha nếu có dự án (Xã Bình Điền 50 ha, Hương Thọ 100 ha, Bình Thành 50 ha, Hồng Tiến 50 ha) đưa tổng diện tích Cao su toàn huyện đến năm 2010 đạt 2522,82 ha. Bảng 8: Tình hình phát triển diện tích Cao Su trên địa bàn huyện Hương Trà CT- DÁ Tổng số Xã Hương Bình Xã Bình Điền Xã Hương Thọ Xã Hồng Tiến Xã Bình Thành Năm DT (ha) % (ha) Hộ DT (ha) % Hộ DT (ha) % Hộ DT (ha) % Hộ DT (ha) % Hộ DT (ha) % Hộ CT 327 1993 67,69 100 92 67,69 100 92 - - - - - - - - - - - - 1994 72,55 100 105 72,55 100 105 - - - - - - - - - - - - 1995 27,81 100 32 - - - 27,81 100 32 - - - - - - - - - 1996 51,79 100 66 31,98 62 46 19,81 38 20 - - - - - - - - - 1997 69,62 100 79 57,92 83 71 11,7 17 8 - - - - - - - - - ĐDH NN 2001 179,8 100 161 179,8 100 161 - - - - - - - - - - - - 2002 353,1 100 239 216,6 61 154 30,5 9 24 106 30 61 - - - - - - 2003 368,8 100 224 160 43 112 38,8 11 27 170 46 85 - - - - - - 2004 335,9 100 219 173,9 52 105 38,7 12 28 99,3 29 68 24 7 18 - - - 2005 395 100 307 97,4 25 75 35,9 9 28 165,4 42 130 52,3 13 46 44 11 28 2006 207 100 173 20,7 10 18 52,5 25,3 41 1,5 0,7 1 43,3 21 34 89 43 79 2007 15 100 10 15 100 10 - - - - - - - - - - - - 2008 12 100 8 - - - 10,65 89 6 - - - - - - 1,35 11 2 TỔNG 2.156 100 1715 1.094 51 949 266,4 12,5 214 542,2 25 345 119,6 5,5 98 134,4 6 109 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Trung tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế Bảng 9: Cơ cấu các loại giống Cao su được trồng năm 2001- 2006 Năm trồng Diện tích Dòng vô tính Giống khác RRIM 600 GT1 PB260 PB235 RRIV2 RRIV3 RRIV4 RRIC121 2001 179,8 90 89,82 - - - - - - - 2002 353,1 62 - 92 112 14 18 39,3 - 9 2003 368,8 49 36 128,5 - 69,4 18 39,3 - 28,6 2004 335,9 16 19 13 12 30 53 138 20 34,87 2005 395 - - 90 - 74 87 34 94 16 2006 207 - - 106,6 - 20,8 44 14 23 5,4 Tổng 1839,6 217 144,82 430,1 124 208,2 220 264,6 137 93,87 Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của Trung tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra Chúng tôi đã tiến hành điều tra 60 hộ gia đình có diện tích cao su đã đưa vào khai thác trên đia bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cây cao su được đưa vào trồng từ năm 1993 nhưng ban đầu quy mô trên địa bàn còn nhỏ lẻ, ít hộ tham gia. Đến năm 1997, các hộ mới nhận thấy được giá trị kinh tế mà cây cao su mang lại nên đã tiến hành trồng khá nhiều. Do đó chúng tôi tiến hành điều tra những hộ có vườn cây trồng từ năm 1997. Đặc điểm và năng lực sản xuất của các hộ điều tra được thể hiện thông qua bảng 10. Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng: Chủ hộ là lao động chính trong quá trình trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su nhưng phần lớn họ lại xuất thân từ những người nông dân, do vậy nhìn chung họ còn rất hạn chế về trình độ quản lý sản xuất cũng như kỹ thuật canh tác vườn cây. Lần đầu tiên canh tác cây cao su nên sự hiểu biết về kỹ thuật sản xuất cây cao su của người dân vẫn còn nhiều hạn chế, hơn nữa tuổi trung bình của lao động chính khá cao (xấp xỉ 47 tuổi) và trình độ văn hóa nhìn chung còn thấp. Đặc điểm này gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong công tác tiếp cận và vận dụng những kỹ thuật mới vào việc trồng, chăm sóc cũng như khai thác mủ cao su. Ngoài ra, do hầu hết các hộ điều tra đều có thu nhập thấp trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên không có điều kiện để đầu tư, họ vẫn chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất cao su của các hộ sau này. Bảng 10: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1. Số hộ điều tra Hộ 60 2. Độ tuổi trung bình Năm 46,68 3. Số lao động bình quân LĐ 2,91 4. Trình độ văn hóa Lớp 6 5. Diện tích đất nông nghiệp Ha 2,1 - Đất trồng cao su Ha 1,52 - Khác Ha 0,58 6. Tham gia tập huấn - Có - Không % 100 0 7. Dụng cụ sản xuất 1000 đ 300 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 Đối với các hộ nông dân thì quy mô diện tích trồng cao su có ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu diện tích lớn thì số tiền đầu tư trung bình trên một đơn vị diện tích sẽ giảm xuống tương đối. Tổng diện tích trồng cao su của các hộ điều tra là 83,27 ha, khoảng một nửa các vườn cây đã bước vào thời kỳ kinh doanh và đã cho sản phẩm, phần còn lại đang được đầu tư chăm sóc và trồng mới do đã gãy đổ trong đợt bão năm 2006. Theo số liệu điều tra, diện tích canh tác cao su bình quân của mỗi hộ là 1,52 ha, diện tích này vẫn chưa đủ lớn để mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, ngoài ra diện tích còn bị chia cắt thành nhiều mảnh khá manh mún, đây là một trở ngại lớn cho người nông dân trong công tác chăm sóc và thu hoạch. 2.3.2. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra 2.3.2.1. Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản Doanh thu, chi phí là hai yếu tố được quan tâm rất lớn trong mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với hoạt động kinh doanh cây cao su, chi phí được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ KTCB và thời kỳ kinh doanh. Thông thường, theo đúng quy trình kỹ thuật thời kỳ KTCB của vườn cây cao su là 07 năm nhưng do mức đầu tư cho thời kỳ này quá thấp lại không ổn định hoặc do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như: chất đất, khí hậu… nên cây cao su chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để cạo mủ. Do vậy, hầu hết các hộ gia đình đều tiến hành cạo mủ vào năm thứ 8. Chi phí cho thời kỳ KTCB chủ yếu là chi phí trồng mới ( bao gồm chi phí giống, chi phí phân bón và hóa chất trừ Mối, chi phí lao động...). Từ năm thứ 2 đến năm thứ 7 chi phí tương đối ổn định, bao gồm chi phí vật tư và chi phí tiền công lao động. Chi phí qua các năm KTCB bằng hiện vật và giá trị được phản ánh qua bảng 11 và bảng 12, cụ thể như sau: Năm 1: Đây là năm đầu tiên các hộ gia đình tiến hành trồng mới cây Cao su, do đó các khoản mục chi phí tương đối cao (bao gồm chi phí về giống ban đầu, chi phí thuê công khai hoang, làm đất, trồng, chăm sóc, lượng phân đầu tư cơ bản nhiều). Theo số liệu điều tra, tổng chi phí của năm trồng mới 1 ha cao su tính cả công lao động gia đình (đào hố, trồng, chăm sóc) là 6,053 triệu đồng trong đó chi phí phân bón và thuốc BVTV chiếm 37,18% trong tổng chi phí bằng tiền mặt, chi phí giống (555 cây/ha) chiếm tỉ trọng lớn là 40,21 % còn lại là chi phí cho phát thực bì và quản lý vườn cây. Do các hộ có diện tích trồng không lớn nên hầu như không có lao động thuê ngoài mà giúp đỡ theo kiểu đổi công cho nhau. Đến năm thứ hai 1 ha cao su phải trồng lại khoảng 48 đến 50 cây do bị gãy, chết hoặc không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Chi phí giảm xuống chủ yếu do hộ tự sử dụng lao động gia đình để chăm sóc vườn cây như làm cỏ, bón phân, tỉa cành...Trong năm này chi cho trồng lại (125 nghìn đồng) chiếm 14,9% trong tổng chi phí đầu tư bằng tiền mặt, hầu hết là chi phí cho phân bón và thuốc BVTV chiếm tỉ trọng lớn là 82,24%. Đặc biệt, đến năm thứ 3 (năm 1999) chúng tôi được biết do địa phương hết vốn nên không tiến hành giải ngân phân bón và thuốc BVTV cho người dân. Do đó, chi phí cho năm này chủ yếu là công người dân tự chăm sóc với tổng chi phí là 1,224 triệu đồng, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho mủ của vườn cây sau này và đây là nguyên nhân quan trọng kéo dài thời kỳ KTCB. Từ năm thứ 4 đến năm thứ 7, nhìn chung mức đầu tư tương đối ổn định, chủ yếu tập trung vào chi phí cho phân bón và phun thuốc chống sâu bệnh.Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thị trường nên giá cả của các loại vật tư, phân bón tổng hợp thường không ổn định luôn có xu hướng tăng. Do vậy, tổng chi phí đầu tư qua các năm kiến thiết cơ bản có chênh lệch nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể. Duy chỉ có năm thứ 8, chuẩn bị cho năm thu bói đầu tiên (năm thứ 9) nên công chăm sóc nhiều (120 công) làm cho tổng chi phí khá lớn là 6,730 triệu đồng. Trong quá trình điều tra thực tế chúng tôi biết rằng trong khoảng 03 năm đầu từ khi trồng mới các hộ có tiến hành trồng xen một số loại cây như: Gừng, sắn, chuối, Huệ để kiếm thêm thu nhập, nhưng nếu không cẩn thận thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và cho mủ của cây cao su. Qua bảng dưới ta thấy rằng với 08 năm kiến thiết cơ bản, tổng chi phí phải bỏ ra để đầu tư cho 1 ha cao su là 28,890 triệu đồng, và thời gian này chưa được bù đắp vì cây cao su chưa cho sản phẩm, do vậy phần chi phí này phải được bù đắp trong giai đoạn kinh doanh của cây cao su kéo dài trong 22 năm còn lại. Bảng 11: Tình hình đầu tư sản xuất 1 ha cao su thời kỳ KTCB Chỉ tiêu ĐVT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Tổng - Giống Cây 555 50 - - - - - - 605 - Phân Chuồng Tạ 27 - - - - - - - 27 - Lân+ Vi sinh+ chống Mối Tạ 5,63 - - - - - - - 5,63 - Phân bón NPK Tạ 0 2,8 0 4,2 5 5,5 5,5 5,5 28,5 - Thuốc BVTV Lít 4 2 0 4 4 4 4 4 26 - Khác (quản lý, thiết kế) 1000 đ 180 24 24 - - - - - 228 - Phát thực bì 1000 đ 600 - - - - - - - 600 - Đào hố Hố 555 - - - - - - - 555 - Trồng Công 4 - - - - - - - 4 * Chăm sóc + DCSX Công 55 40 40 40 40 50 50 120 435 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Tổng - Giống 1.387,5 125 0 0 0 0 0 0 1.512,5 - Phân bón ( chuồng, lân NC, vi sinh, chống Mối) 1.023 0 0 0 0 0 0 0 1.023 - Phân bón NPK 0 560 0 924 1250 1375 1375 1.650 7.134 - Thuốc BVTV 260 130 0 280 280 280 280 280 1.790 - Khác (quản lý, thiết kế) 180 24 24 0 0 0 0 0 228 - Phát thực bì 600 0 0 0 0 0 0 0 600 * Lao động GĐ (Đào hố, trồng, chăm sóc)+ DCSX 2.602,5 1.200 1.200 1.400 1.400 2.000 2.000 4.800 16.602,5 Tổng chi phí sản xuất 6.053 2.039 1.224 2.604 2.930 3.655 3.655 6.730 28.890 Bảng 12: Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản ĐVT: 1000đ Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 2.3.2.2. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh Sau 08 năm đầu tư chăm sóc, đến năm thứ 09 các hộ mới thu bói vụ đầu tiên, từ đây vườn cây bước vào thời kỳ kinh doanh. Tình hình đầu tư cho vườn cây đã đi vào ổn định. Bón phân và phun thuốc trừ cỏ 2 lần/năm, lần 1 vào đầu vụ khai thác và lần 2 vào độ giữa vụ. Bảng 13: Tình hình đầu tư sản xuất 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh Chỉ tiêu ĐVT Năm 1 (thu bói) Năm 2 Năm 3 Năm 4 Tổng - Phân bón NPK Tạ 5,5 5,5 5,5 4 20,5 - Dụng cụ sản xuất, thuốc BVTV Lít 6 6 6 5 23 - Thuê lao động Công 40 40 40 40 160 * Công gia đình Công 140 150 170 180 640 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 Tổng chi phí thời kỳ kinh doanh bao gồm: chi phí nhân công, chi phí phân bón hóa chất, chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí tài chính (trả lãi tiền vay). Chi phí bằng hiện vật và giá trị thời kỳ kinh doanh của 1 ha cao su được thể hiện cụ thể thông qua bảng 13 và bảng 14. Bảng 14: Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh của 1 ha cao su ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 N3/ N2 N 4/ N 3 +/- % +/- % - Phân bón NPK 2.145 1.925 3.685 4.800 1.760 91,4 1.115 30,3 - Dụng cụ sản xuất, thuốc BVTV 450 450 570 750 120 26,7 180 31,6 - Thuê lao động 1.600 1.600 2.000 2.800 400 25 800 40,0 * Công gia đình 5.600 6.000 8.500 12.600 2.500 41,7 4.100 48,2 Tổng chi phí sx 9.795 9.975 14.755 20.950 4.780 47,9 6.195 42 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng chi phí sản xuất qua các năm của thời kỳ kinh doanh luôn tăng và mức tăng những năm sau so với năm trước càng lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá phân bón NPK qua các năm 2007 và 2008 tăng cao lên đến 12 triệu đồng/tấn đồng thời giá vật tư, thuốc BVTV cũng tăng làm cho tổng chi phí năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó, giá nhân công cũng tăng làm cho công gia đình và thuê nhân công tăng lên rõ rệt. Thuê nhân công chủ yếu cho việc bón phân và phun thuốc chống sâu bệnh, còn công gia đình chủ yếu là cạo mủ hàng ngày. Thời gian đầu, càng về sau cây cho mủ càng nhiều chính vì thế công khai thác càng tăng (từ 140 công năm thu bói lên 180 công năm thứ tư- bảng 13). Tổng chi phí sản xuất năm 3 là 14,755 triệu đồng tăng 4,780 triệu đồng so với năm thứ 2, tương ứng với mức tăng 47,9%. Trong đó, chi phí trung gian năm 3 so với năm 2 tăng 2,28 triệu đồng. các hộ sử dụng lao động gia đình nhiều hơn nên chi phí lao động gia đình cũng tăng lên một cách đáng kể 41,7%. Chi phí phân bón và thuốc BVTV trong năm thứ 4 (tức năm 2008) về hiện vật có giảm do giá cả năm qua tăng cao dẫn đến việc giải ngân không được như dự kiến. Lượng phân bón không đủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng cho mủ cũng như tuổi thọ của vườn cây, chi phí cho phân bón và thuốc BVTV năm thứ 4 là 5,55 triệu đồng chiếm đến 66,5 % tổng đầu tư bằng tiền mặt của nông hộ. Đầu tư phân bón yêu cầu lượng tiền mặt đầu tư cao, trong khi lượng tiền mặt của các hộ vào thời điểm này lại có phần hạn chế, điều này đã gây ra khó khăn chung cho hầu hết các hộ được điều tra trên địa bàn. Hơn nữa, việc phải thuê lao động từ bên ngoài và giá ngày công lao động thuê tương đối cao đây chính là lý do làm cho chi phí đầu tư qua các năm luôn tăng và mức tăng ngày một lớn. Bên cạnh đó, khó khăn mà chúng tôi nhận thấy được qua các hộ điều tra chủ yếu là do trình độ học vấn có phần hạn chế nên việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất không hiệu quả, đặc biệt là kỹ thuật về chăm sóc và khai thác vườn cây cao su thời kỳ kinh doanh. Vì vậy, tuy đa số hộ đã tham gia tập huấn nhưng cạo mủ không đúng kỹ thuật dẫn tới sản lượng không được cao như mong muốn. 2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra. 2.3.3.1. Kết quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra Đối với nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng thì kết quả sản xuất được thể hiện rõ qua năng suất và sản lượng thu được. Năng suất của cây trồng không chỉ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương mà còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư thâm canh và nhiều điều kiện khác của nông hộ. Qua số liệu điều tra được thể hiện ở bảng 15 ta thấy: Bình quân 1ha cao su thời kỳ kinh doanh có năng suất là 27 tạ vào năm thứ nhất (năm thu bói, trung bình 15kg/ha/ngày); 36 tạ vào năm thứ hai; 39,6 tạ vào năm thứ ba và vào năm thứ 4 đạt 54 tạ, tăng 36,4 % so với năm thứ ba và 50% so với năm thứ 2. Theo lý thuyết nếu vườn cây được chăm sóc tốt thì năng suất của vườn cây sẽ tăng khá đều đặn trong những năm đầu thời kỳ kinh doanh. Quả đúng như vậy, qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy: năm thứ hai năng suất bình quân của các vườn cây tăng 7 tạ/ha so với năm đầu khai thác đạt 36 tạ/ha, và đến năm thứ 3 ( tăng 3,6 tạ/ha so với năm 2) đến năm 4 tăng so với năm 3 là 14,4 tạ/ha. Qua điều tra thực tế chúng tôi được biết nguyên nhân của tình hình trên là do người dân thấy giá cao su ngày càng tăng cao, mặt khác cây thời kỳ đầu khai thác còn khỏe nên mủ tăng tăng đều theo năm. Bên cạnh đó, người dân muốn có tiền để nhanh chóng trả nợ và hoàn vốn đầu tư nên cạo mủ ồ ạt. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến quá trình tồn tại và cũng như sản lượng mủ của vườn cây trong thời kỳ kinh doanh sau này . Bảng 15: Kết quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Năm 1 (thu bói) Năm 2 Năm 3 Năm 4 N 4/N3 +/- % Diện tích BQ hộ Ha/hộ 1,52 1,52 1,52 1,52 0 0 Năng suất Tạ/ha 27 36 39,6 54 14.4 36,4 Sản lượng Tạ/hộ 41,04 54,72 60,192 82,08 21,9 36,4 Giá mủ 1000đ/tạ 800 800 900 1.100 200 22,2 Giá trị SX BQ 1000đ/ha 21.600 28.800 35.640 59.400 23.760 66,7 1000đ/hộ 32.832 43.776 54.173 90.288 36.115 66,7 Nguồn: Số liệu điều tra 2008 Bình quân 1 ha cao su vào thời kỳ kinh doanh có tổng giá trị sản xuất năm thứ nhất là 21,6 triệu đồng; năm thứ hai 28,8 triệu đồng; năm thứ ba 35,64 triệu đồng và đạt 59,4 triệu đồng vào năm thứ 4, tăng 66,7% so với năm thứ ba. Xét trung bình trên một hộ mà chúng tôi điều tra thì năm 1 là 32,832 triệu đồng, đến năm 4 đạt 90,288 triệu đồng tăng 36,115 triệu đồng so với năm thứ 3. Như vậy, nhìn chung qua các năm giá trị sản xuất đều tăng lên một cách đáng kể. Đây là một kết quả tương đối khả quan cho các hộ trồng cao su, một trong những nguyên nhân dẫn tới giá trị sản xuất tăng là do yếu tố giá bán sản phẩm mủ cao su tăng lên khá cao. Đặc biệt vào thời điểm giữa năm 2008 đạt 12 triệu đồng/tấn mủ cao su. Đây là một nguyên nhân khách quan có tác động tích cực đến các hộ trồng cao su nói chung và người trồng cao su trên vùng đất Hương Trà nói riêng. Ngoài ra, do đất đai, thổ nhưỡng của vùng đất này phù hợp với những yêu cầu của cây cao su nên năng suất và sản lượng của các vườn cây nhìn chung khá cao và ổn định. Tuy nhiên, nhược điểm mà chúng tôi nhận thấy từ người dân là tình trạng khai thác vườn cây quá dày, trung bình mỗi tháng người dân khai thác vườn cây khoảng 20 đến 22 ngày (theo đúng định mức kỹ thuật chỉ khoảng 15 – 18 ngày) thậm chí trong thời kỳ rụng lá có một số ít người dân vẫn tiến hành cạo mủ. Người dân chỉ nhìn thấy lợi ích kinh tế trước mắt chứ chưa thấy được ảnh hưởng của hoạt động khai thác trên đối với chất lượng và khả năng cho mủ của vườn cây sau này. Đây là một thực trạng đáng báo động và cần thiết có sự can thiệp, hướng dẫn của các bộ phận chức năng cũng như chính quyền địa phương để hạn chế tình trạng trên. Bên cạnh đó, việc hạn chế về diện tích canh tác là một trong những nguyên nhân khống chế kết quả sản xuất của nông hộ. Qua điều tra chúng tôi thấy rằng số hộ có diện tích canh tác trên 2 ha là rất ít lại không tập trung, số hộ có diện tích 1 ha thì không phải hầu hết các cây đều đủ điều kiện để khai thác (trung bình khoảng 480/555 cây). Một số khu vực canh tác nằm ở quá xa khu dân cư, đồi núi hiểm trở, chưa có đường vào các lô Cao su… cũng là một trở ngại không nhỏ, gây khó khăn cho người dân trong việc đầu tư cũng như mở rộng sản xuất. 2.3.3.2. Hiệu quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra Sản xuất nông nghiệp ngày nay là nền sản xuất hàng hóa, do vậy hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến quyết định của người dân. Để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su của các nông hộ, chúng ta tiến hành phân tích số liệu ở bảng 16. Qua bảng số liệu ta thấy rằng, trong 4 năm đầu thuộc thời kỳ kinh doanh thì năm thứ nhất có mức thu thấp nhất. Trung bình 1ha cao su thu được 21,6 triệu đồng trong khi đó tổng chi phí TC trong năm này là 9,795 triệu đồng, trung bình một đồng chi phí bỏ ra tạo được 2,21 đồng giá trị sản xuất và 1,21 đồng giá trị gia tăng. Như vậy, đây là năm hoàn vốn hoạt động, là năm đầu tiên của thời kỳ kinh doanh nên các hộ thường đầu tư mạnh về phân bón cho cây trồng để chuẩn bị cho việc mở miệng cạo, hoạt động này chiếm một khoản chi phí khá lớn đối với hộ nông dân. Ngoài ra, trong năm đầu này trên địa bàn huyện bị thiệt hại bởi cơn bão số 6 nên năng suất cũng chưa cao (khoảng 15kg/ha/ngày). Vào năm thứ 2 của thời kỳ kinh doanh, do bà con kịp thời chăm sóc tốt vườn cây nên số lượng diện tích đưa vào khai thác vẫn đáp ứng dự kiến và do giá đầu ra tăng nên kết quả sản xuất từ cây cao su vẫn tăng đều, hiệu quả sản xuất tăng nhiều so với năm thứ nhất. Bình quân 1ha cao su thu được 28,8 triệu đồng tăng 33,3 % so với năm thứ nhất. Đây là mức tăng khả quan đúng với đặc tính của cây Cao su năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Tài liệu liên quan