Khóa luận tình hình quản lí tài sản và vốn tại công ty TNHH thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1. Lý luận chung về tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp. 3

1.1.1 Tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp 3

1.1.1.1. Tài sản cố định của doanh nghiệp 3

1.1.1.2. Phân loại tài sản cố định 4

1.1.1.3. Vốn cố định của doanh nghiệp 4

1.1.2. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định 5

1.1.2.1. Hao mòn tài sản cố định 5

1.1.2.2. Khấu hao tài sản cố định 6

a. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng 7

b. Phương pháp khấu hao nhanh 8

c. Phương pháp khấu hao theo sản lượng 9

1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ 10

1.1.3.1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 10

1.1.3.2. Hiệu suất sử dụng vốn cố định 11

1.1.3.3. Hàm lượng vốn cố định. 11

1.1.3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định. 11

1.2. Lý luận chung về tài sản lưu động và vốn lưu động của doanh nghiệp 11

1.2.1. Tài sản lưu động và vốn lưu động 11

1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động 11

1.2.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp 12

1.2.1.3. Xác định nhu cầu vốn lưu động 13

a. Các nhân tố ảnh hưởng nhu cầu vốn lưu động 13

b. Vai trò xác định nhu cầu vốn lưu động 14

c. Nguyên tắc xác định nhu cầu vốn lưu động 15

d. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động 15

1.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 16

1.2.2.1. Số vòng quay của vốn lưu động 16

1.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động 16

1.2.2.3. Hàm lượng vốn lưu động. 16

1.2.3. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động 17

1.2.3.1. Khái niệm 17

1.2.3.2. Các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển của vốn lưu động 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THOÁT NƯỚC & PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU. 18

2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Thoát nước & Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 18

2.1.1. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển. 18

2.1.2. Chức năng ngành nghề kinh doanh. 19

2.1.2.1. Hoạt dộng công ích 20

2.1.2.2. Nhận thầu thi công xây lắp 20

2.1.2.3. Đầu tư và phát triển. 20

2.1.2.4. Dịch vụ 21

2.1.2.5. Nghiên cứu khoa học. 21

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn 21

2.1.3.1. Thuận lợi 21

2.1.3.2. Khó khăn 22

2.1.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 22

2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH Thoát nước Và Phát Triển Đô thị tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. 25

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009. 25

2.2.2. Tình hình quản lí vốn và tài sản tại công ty TNHH Thoát nước Và Phát Triển Đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 34

2.2.2.1. Tài sản cố định và vốn cố định 34

2.2.2.1.1. Hao mòn tài sản cố định. 34

a. TSCĐ hữu hình 34

b. TSCĐ vô hình 36

2.2.2.1.2. Phân tích tình hình tăng giảm của tài sản cố định 36

a. TSCĐ hữu hình 36

b. TSCĐ vô hình 38

2.2.2.1.3. Phân tích tình hình tăng giảm vốn cố định 38

2.2.2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dung tài sản cố định và vốn cố định. 39

a. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 39

b. Cơ cấu vốn cố định trên tổng nguồn vốn 40

c. Hiệu suất sử dụng vốn cố định 40

d. Hàm lượng vốn cố định 41

e. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định 41

2.2.2.2. Tài sản lưu động và vốn lưu động 42

2.2.2.2.1. Mối quan hệ giữa vốn lưu động và vốn cố định 43

2.2.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 44

a. Cơ cấu vốn lưu động trên tổng nguồn vốn 44

b. Số vòng quay của vốn lưu động 44

c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động 45

d. Hàm lượng vốn lưu động. 46

e. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động 46

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty TNHH Thoát nước và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 51

2.3.1. Hiệu quả kinh doanh. 51

2.3.2. Hiệu quả kinh tế – xã hội 51

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU. . 53

3.1. Phương hướng hoạt động của BUSADCO trong năm 2010 – 2012 53

3.2. Giải pháp cải thiện tình hình quản lí vốn và tài sản 54

3.2.1. Giải pháp về hoạt động tài chính 54

3.2.2 Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản cố định và vốn cố định 55

3.2.3. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản lưu động và vốn lưu động 56

3.2.4. Giải pháp về tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động 57

Kết luận 58

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận tình hình quản lí tài sản và vốn tại công ty TNHH thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Đánh giá tác động môi trường. Kiểm định chất lượng công trình. Quản lí dự án các công trình xây dựng. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công các công trình xây dựng. Thẩm tra dự toán. Thẩm tra thiết kế. Lập hồ sơ mời thầu. Giám sát thi công các công trình xây dựng. Kiểm toán công trình. Đánh giá công trình. Đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành nước và vệ sinh môi trường. Thí nghiệm vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng ngành nước và vệ sinh môi trường. - Đấu nối hệ thống thoát nước cục bộ vào hệ thống thoát nước chung. - Bao tiêu tron gói hệ thống cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường cho các tổ chức và hộ gia đình có nhu cầu trong và ngoài tỉnh. - Dịch vụ đấu nối thoát nước, nạo vét cống rãnh thoát nước và vận chuyển, xử lý nước thải và hút hầm vệ sinh. 2.1.2.5. Nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu ứng dụng các công trình khoa học, công nghệ bảo vệ môi trường. - Cung cấp hoặc chuyển giao công nghệ các sản phẩm khoa học - Hợp tác đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành nước và vệ sinh môi trường; thí nghiệm vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng ngành nước và vệ sinh môi trường; kiểm định chất lượng các công trình khoa học. 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn 2.1.3.1 Thuận lợi - BUSADCO đã nhận được rất nhiều sự động viên, khích lệ của các cấp lãnh đạo và nhân dân và sự cổ vũ của giới truyền thông. - Là một doanh nghiệp nhà nước có uy tín, BUSADCO được sự ưu đãi trong chính sách vay vốn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Nhờ mối quan hệ hợp tác uy tín với các công ty khác nên công ty đã có được những ưu đãi trong thanh toán. Đây là một lợi thế rất lớn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty không những ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. - BUSADCO đã thực sự ổn định về mặt tổ chức, có được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban và sự đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên. 2.1.3.2. Khó khăn Chỉ mới đi vào hoạt đông chưa đến 7 năm nên BUSADCO là một công ty Nhà nước hoạt động công ích non trẻ nhất trên địa bàn tỉnh. 2.1.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 1. Chủ tịch kiêm Tổng gám đốc công ty 2. Kiểm soát viên 3. Phó tổng giám đốc 4. Kế toán trưởng 5. Các phòng: văn phòng, kinh tế, tài chính kế toán, kỹ thuật 6. Xí nghiệp thoát nước thành phố Vũng Tàu 7. Xí nghiệp thoát nước thị xã Bà Rịa và các huyện 8. Các công ty con gồm: - Công ty xây lắp. - Công ty đầu tư phát triển - Công ty dịch vụ - Công ty nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty CHỦ SỞ HỮU CHỦ TỊCH KIÊM KIỂM SOÁT VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP THOÁT NƯỚC TX. BÀ RỊA & CÁC HUYỆN CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG CÔNG TY XÂY LẮP PHÒNG KINH TẾ KẾ HOẠCH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP THOÁT NƯỚC TP. VŨNG TÀU PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG TY NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC CN CÔNG TY DỊCH VỤ Chức (Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh) * Chức năng các phòng ban: - Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, là người chịu trách nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo và phân công cho các phó tổng giám đốc, trưởng đơn vị. - Phó tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh và tham mưu cho tổng giám đốc. - Văn phòng: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc về công tác tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất kinh doanh của công ty, công tác tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ lao động, công tác khen thưởng cho cán bộ công nhân viên quản lý sử dụng con dấu, văn thư đi, đến, lưu trữ công văn giấy tờ hồ sơ, tổ chức phục vụ đời sống ăn ở, điện nước, sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên, đón tiếp khách giao dịch của công ty. - Phòng tài chính kế hoạch: chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động liên quan đến chức năng, nhiệm vụ như tổ chức hạch toán tài chính, theo dõi giám sát, lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ,.. - Phòng kinh tế kế hoạch: lập ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp với thực trạng công ty, và những kế hoạch giúp công ty phát triển tốt hơn trong tương lai. Tham gia công tác lập kế hoạch thi công theo dõi đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh từng tháng, quý, năm của công ty. Giải quyết các mặt làm giá đấu thầu và hồ sơ dự thầu, lập trình kế hoạch, khảo giá mua vật tư thiết bị. Mở rộng công tác tiếp thị tìm việc làm, xây dựng chiến lược phát triển ủa công ty và các đơn vị thành viên. - Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước giám đốc, tham mưu cho giám đốc về công tác về kỹ thuật. Quan hệ với chủ đầu tư và các bên A-B giải quyết các thủ tục ban đầu. (Lập kế hoạch thi công) giải quyết các mặt làm giá đấu thầu và hồ sơ dự thầu thiết kế và lập biện pháp tổ chức thi công, giám sát kỹ thuật thi công, nghiệm thu khối lượng sản phẩm, thanh quyết toán thu hồi vốn và bàn giao công trình, giải quyết hồ sơ thiết kế và duyệt các dự trù vật tư thiết bị, theo dõi tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình. - Xí nghiệp thoát nước thành phố Vũng Tàu: có trách nhiệm lắp đặt hệ thống thoát nước trong nội thành. - Xí nghiệp thoát nước thị xã Bà Rịa và các huyện: có trách nhiệm lắp đặt hệ thống thoát nước ở thị xã và các huyện trong địa bàn tỉnh, tránh để xảy ra tình trạng ngập lụt khi có mưa hoặc triều cường. 2.2. Thực trạng tình hình quản lí vốn và tài sản tại công ty TNHH Thoát nước và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007, 2008 và 2009 Bảng 2.1: Bảng phân tích biến động kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tiền tệ: VND CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Chênh lệch 2008 - 2007 2009 - 2008 Tổng doanh thu 52.981.463.390 71.836.494.765 124.505.633.751 18.055.031.375 52.669.138.986 Các khoản giảm trừ 4.765.033 82.038.090 2.856.909 77.273.057 (79.181.181) Doanh thu thuần 52.976.698.357 71.754.456.675 124.502.776.842 18.777.758.318 52.748.320.167 Giá vốn hàng bán 38.729.066.357 51.090.317.639 88.618.769.963 12.361.850.369 37.528.452.324 Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 14.247.631.557 20.664.139.036 35.884.006.879 6.416.507.479 15.219.867.843 Doanh thu hoạt động tài chính 57.969.578 182.270.390 531.028.369 176.300.812 348.757.979 Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay - - 55.943.228 - 4.135.689 - 55.943.228 - (51.807.539) Chi phí bán hàng - 2.880.000 - 2.880.000 (2.880.000) Chi phí quản lí doanh nghiệp 10.171.669.928 15.304.870.548 27.491.976.863 5.133.200.620 12.187.106.315 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.133.931.207 5.482.715.650 8.918.922.696 1.348.784.443 3.436.207.046 Thu nhậpkhác - 3.504.132 183.500.503 3.504.132 179.996.371 Chi phí khác 9.910.568 1.301.918 486.121.018 (8.608.650) 484.819.100 Lợi nhuận khác (9.910.568) 2.202.214 (302.620.515) 12.112.782 (304.822.729) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.124.020.639 5.484.917.864 8.616.302.181 1.360.897.225 3.131.384.317 Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.154.725.779 1.535.777.002 756.304.847 381.051.223 (779.472.155) Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.969.294.860 3.949.140.862 7.859.997.334 979.846.002 3.910.856.472 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy tình hình tăng giảm của các chỉ tiêu đạt mức khá cao và đang có chiều hướng tăng trưởng tốt. Hầu như tất cả các chỉ tiêu đều tăng trong đó chi phí cũng tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Cụ thể như: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng 38.777.758.318 VND, tương ứng tăng 35,44% so với năm 2007, năm 2009 tăng 52.748.320.167 (VND) so với năm 2008, tương ứng với mức tỷ lệ tăng là 73,5%. Doanh thu thuần tăng một phần là do các khoản giảm trừ của công ty trong năm 2009 giảm xuống rất nhiều so với năm 2008 (giảm 79.181.181 VND). - Giá vốn hàng bán qua các năm đều tăng, cụ thể là trong năm 2008 tăng 12.361.850.369 VND, tương ứng tăng 31,91%; năm 2009 tăng 37.528.452.324 (VND) so với năm 2008, đạt mức tỷ lệ 73,4%. Doanh thu tăng và giá vốn hàng bán tăng là điều hợp lý. - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 cũng tăng cao 15.219.867.843 (VND) so với năm 2008, tương ứng với mức tỉ lệ là 73.6%. Điều này là do doanh thu trong kỳ tăng cao. - Trong năm 2009 doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng 348.757.979 (VND) so với năm 2008, tương ứng đạt mức tỷ lệ 191%. Nguồn doanh thu này của công ty chủ yếu là do lãi tiền gửi trong kì. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng 3.436.207.046 (VND), tương ứng đạt mức tỷ lệ tăng 62,6%. Lợi nhuận thuần có giảm 11% so với lợi nhuân gộp, tương ứng giảm 26.965.084.183 (VND). Điều này là do chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2009 tăng 12.187.106.315 (VND), tương ứng đạt mức tỷ lệ là 79,6% so với năm 2008. Lợi nhuận thuần tăng là biểu hiện tốt, công ty cần phát huy. Đồng thời cũng cần tìm biện pháp để hạn chế việc tăng chi phí quản lí doanh nghiệp. - Lợi nhuận sau thuế của công ty năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là năm 2008 tăng 979.846.002 VND, tương ứng tăng 33% so với năm 2007; năm 2009 tăng 99%, tương ứng tăng 3.910.856.472VND so với năm 2008. Điều này cho thấy hiệu quả trong kinh doanh của công ty là khá tốt. Để thấy rõ hơn về tình trạng tăng giảm của tài sản và nguồn vốn như thế nào ta phân tích bảng cân đối kế toán qua các năm 2007, 2008, 2009 Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán Đơn vị tiền tệ: VND CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Chênh lệch 2008 - 2007 2009 - 2008 TÀI SẢN A.Tài sản ngắn hạn 55.019.203.247 72.529.022.441 104.037.492.679 17.509.819.194 31.508.470.238 I. Tiền 6.963.058.556 5.008.040.139 11.966.822.719 (1.955.018.417) 6.958.782.580 1.Tiền mặt 6.963.058.556 5.008.040.139 11.966.822.719 (1.955.018.417) 6.958.782.580 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - III. Các khoản phải thu 40.517.173.538 53.253.048.828 81.718.802.810 12.735.875.290 28.465.753.892 1.Phải thu khách hàng 9.023.911.783 17.982.513.244 10.316.691.930 8.958.601.461 (7.665.821.314) 2.Trả trước cho người bán 31.428.584.950 34.670.563.482 71.210.248.917 3.241.978.532 36.539.685.435 3.Các khoản phải thu khác 64.676.805 599.972.102 285.248.383 533.295.297 (314.723.719) 4.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi - - (93.386.420) - (93.386.420) IV.Hàng tồn kho 7.364.377.733 11.223.710.313 8.254.290.398 3.859.332.580 2.969.419.915 1.Hàng tồn kho 7.364.337.733 11.223.710.313 8.254.290.398 3.859.332.580 2.969.419.915 V.Tài sản ngắn hạn khác 174.593.420 3.044.223.161 2.097.576.752 2.869.629.741 (946.646.409) 1.Chi phí trả trước ngắn hạn - 40.334.824 81.636.459 40.334.312 41.301.635 2.Thuế GTGT được khấu trừ 37.036.026 144.640.312 205.385.710 107.604.286 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước - - 130.147.357 - 130.147.357 4.Tài sản ngắn hạn khác 137.557.394 2.859.248.025 1.680.407.226 2.721.690.631 1.178.840.799 B. Tài sản dài hạn 47.067.537.994 69.964.985.377 140.610.278.911 22.897.447.383 70.645.293.534 I.Các khoản phải thu dài hạn - - - - - II. Tài sản cố định 46.359.117.453 69.874.930.682 132.209.256.576 23.515.813.229 62.434.325.894 1.TSCĐ hữu hình 13.072.201.159 14.233.354.697 10.064.580.494 1.151.153.538 4.168.774.203 Nguyên giá 18.040.761.459 22.335.886.294 24.443.855.198 4.295.124.835 2.107.968.904 Hao mòn lũy kế (4.968.560.300) (8.102.531.597) (14.397.274.704) (3.133.971.297) (6.276.743.107) 2.TSCĐvô hình 2.515.628 16.903.200.000 16.903.200.000 16.900.684.372 0 Nguyên giá 11.500.000 16.914.700.000 16.914.700.000 16.903.200.000 0 Hao mòn lũy kế (8.984.372) (11.500.000) (11.500.000) (2.515.628) 0 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 33.284.400.666 38.738.375.985 105.241.476.082 5.453.975.319 66.503.100.097 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - 8.196.500.000 - 8.196.500.000 1. Đầu tư vào công ty con 200.000.000 200.000.000 2. Đầu tư vào công ty liên doanh 7.996.500.000 7.996.500.000 IV. Tài sản dài hạn khác 708.420.541 90.054.695 204.522.335 (618.365.846) 114.467.640 1. Chi phí trả trước dài hạn 708.420.541 90.054.695 204.522.335 (618.365.846) 114.467.640 TỔNG CỘNG 102.086.741.241 142.494.007.818 244.647.771.590 40.407.266.577 102.153.763.772 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 14.292.361.131 13.465.216.384 27.755.573.698 (827.144.747) 14.290.357.314 I. Nợ ngắn hạn 14.109.567.351 13.282.422.604 27.374.433.241 (827.144.747) 14.092.010.637 1.Vay ngắn hạn 627.800.000 627.800.000 627.800.000 0 0 2. Phải trả cho người bán 985.797.253 909.966.044 3.436.787.529 (75.831.209) 2.526.821.485 3.Người mua trả tiền trước 177.653.500 126.318.500 627.371.924 (51.335.000) 501.053.424 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.807.426.188 1.402.897.207 1.647.603.602 (404.528.981) 244.706.395 4.Phải trả công nhân viên 10.461.850.923 10.010.940.183 14.110.645.623 (450.910.741) 4.099.705.440 5. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 49.039.487 204.500.670 6.924.224.563 155.461.183 6.719.723.893 II. Nợ dài hạn 182.793.780 182.793.780 381.140.457 0 198.346.677 1. Dự phòng trợ cấp mất việc 182.793.780 182.793.780 381.140.457 0 198.349.677 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 87.794.380.110 129.028.791.434 216.892.197.892 41.234.411.324 87.863.406.458 I. Vốn chủ sở hữu 87.749.733.095 129.540.818.950 213.543.456.405 41.791.085.855 84.002.637.455 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 20.004.712.500 41.049.652.301 41.449.435.281 31.044.939.801 399.782.980 2. Quỹ đầu tư phát triển 2.557.637.378 1.740.094.221 3.852.471.262 (817.543.157) 3.678.377.041 3. Quỹ dự phòng tài chính 802.166.181 394.914.086 1.064.689.268 (407.252.095) 669.775.182 4. Nguồn vốn đầu tư XDCB 64.385.217.036 86.356.158.342 167.176.860.594 21.970.941.306 80.820.702.252 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 44.647.015 (512.027.516) 3.348.741.487 (467380501) 3.860.769.003 1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 39.339.174 (512.027.516) 3.348.741.487 (472.688.342) 3.860.769.003 2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 5.307.841 - - (5.307.841) - Tổng cộng 102.086.741.241 142.494.007.818 244.647.771.590 40.407.266.577 102.153.763.772 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Tổng số tài sản cuối năm 2008 so với năm 2007 đã tăng lên: 40.407.266.577 (VND), tương ứng tăng 39,58%. Và đến năm 2009, tăng 102.153.763.772 (VND) tương ứng tăng 71,68% so với năm 2008. Điều này cho thấy tài sản của công ty đều tăng qua các năm chứng tỏ quy mô của công ty ngày càng tăng. Nguyên nhân của sự tăng tài sản là do: - Tài sản dài hạn năm 2008 tăng 48,6% tương ứng tăng 22.897.447.383 VND so với năm 2007; năm 2009 tăng 100% tương ứng tăng 70.645.293.534 VND so với năm 2008. Tài sản dài hạn tăng là do trong năm 2009 và 2008 công ty có khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang rất lơn, cụ thể là: năm 2008 tăng 5.453.975.319 VND, tương ứng tăng 16,38%, nhưng tại thời điểm năm 2009 chi phí này tăng rất mạnh, tăng đến 171,6% tương ứng tăng 66.503.100.097 VND. Đây cũng là điều dễ hiểu vì đây chính là đặc thù của công ty, trong kì vẫn còn nhiều công trình chưa kịp hoàn thành. Ngoài ra, ở các năm trước công ty không có các khoản đầu tư tài chính dài hạn nhưng đến năm 2009 công ty bắt đầu chú trọng đến việc vào công ty con và công ty liên doanh. - Tài sản lưu động năm 2008 tăng 31,8% tương ứng tăng 17.509.819.194 (VND) so với năm 2007. Và đến năm 2009 tốc độ tăng của chỉ tiêu này là 43,4%, tương ứng tăng 31.058.470.238 VND. Trong tài sản lưu động năm 2008 thì tiền mặt chiếm tỷ trọng thấp nhất, giảm 1.955.018.556 VND với tỷ lệ giảm tương ứng là 28% nhưng đến năm 2009 tốc độ tăng tiền mặt rất cao tăng 139%, tương ứng tăng 6.958.782.580 VND so với năm 2008. Các khoản phải thu tăng qua các năm, cụ thể là năm 2008 các khoản phải thu tăng: 31,4% so với năm 2007, năm 2009 tăng 53,4%. Điều này chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn . - Hàng tồn kho năm 2008 tăng 52,4% so với năm 2007 và năm 2009 giảm 26,5% tương ứng giảm 2.969.419.915 VND. Hàng tồn kho của công ty trong kì giảm, đặc biệt là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, giảm 9.910.237.191 – 5.404.758.920 = 4.505.478.271 (VND), đây là một biểu hiện tích cực. Tuy nguyên vật liệu trong kho tăng 1.916.241.717 - 373.631.675 = 1.542.610.042 (VND) và công cụ, dụng cụ tăng: 135.046.640 - 64.889.835 = 70.156.805 (VND) nhưng không đáng kể, điều này cho thấy công ty đã có kế hoạch phân bổ hợp lý nguyên vật liệu cho các tổ đội trực tiếp quản lý và sử dụng. Nhìn chung, hầu hết các chỉ tiêu về tài sản đều tăng một cách đáng kể nên đã làm cho tổng tài sản của công ty tăng mạnh (71,68%). Điều nay cho thấy công ty đã đẩy mạnh quy mô hoạt động kinh doanh của mình. Còn nguồn vốn của công ty tăng qua các năm 2007, 2008, 2009 và tăng mạnh nhất là năm 2009. Cụ thể là năm 2008 nguồn vốn tăng 40.407.266.577 VND, tương ứng tăng 39,58%; tại thời điểm năm 2009 nguồn vốn tăng rất nhanh, đã tăng lên 102.153.763.772 VND, tương ứng tăng 71,68%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có được kế hoạch huy động vốn một cách hiệu quả để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Việc tăng vốn này là do các nguyên nhân: - Các khoản vay nợ ngắn hạn của năm 2008 và năm 2009 vẫn giữ nguyên so với năm 2007 (627.800.000 VND). Các khoản chiếm dụng từ người bán năm 2009 đã tăng 2.526.821.485 VND, tương ứng tăng 277%. Các khoản chiếm dụng từ khách hàng tăng 501.053.424 VND. Điều này chứng tỏ trong năm 2009 doanh nghiệp thực hiện việc chiếm dụng vốn ngắn hạn tốt hơn. Các khoản phải trả, phải nộp cho Nhà nước và công nhân viên cũng đã góp phần làm tăng thêm nguồn vốn của công ty. - Nợ dài hạn năm 2009 tăng 198.346.677 VND, tương ứng tăng 108,5%. Khoản nợ dài hạn này là do công ty dự phòng trợ cấp mất việc làm. Các khoản vay dài hạn, hay chiếm dụng dài hạn từ khách hàng đều không được công ty chú ý đến. - Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng qua các năm. Cụ thề là năm 2008 tăng 41.234.411.324 VND, tương ứng tăng 47% so với năm 2007, còn năm 2009 tăng rất mạnh, tăng 68%, tương ứng tăng 87.863.406.458 VND so với năm 2008. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng nhanh chủ yếu là do vốn chủ sở hữu tăng, tại thời điểm năm 2009 đã tăng 84.002.637.455 VND, tương ứng tăng 64,8%. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu tăng nhanh chủ yếu là do nguồn vốn đâu tư xây dựng cơ bản, không phải là do vốn đầu tư của chủ sở hữu. Nguồn vốn đâu tư xây dựng cơ bản năm 2009 tăng 93,5%, tương ứng tăng 80.820.702.252 VND là vì đây cũng chính đặc thù của công ty Nhà nước hoạt động công ích. Như vậy qua phân tích có thể thấy được tổng nguồn vốn của công ty tăng là do các khoản nợ ngắn hạn và nguồn vốn chủ sở hữu. 2.2.2.Tình hình quản lí vốn và tài sản tại công ty TNHH Thoát nước và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 2.2.2.1.Tài sản cố định và vốn cố định. 2.2.2.1.1.Hao mòn tài sản cố định. a.TSCĐ hữu hình: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình: - TSCĐ hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn. - Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới TSCĐ được tính vào giá trị tài sản, chi phí bảo trì sữa chữa được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kì. Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi (lỗ) nào phát sinh do thanh lý tài sản đều được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang được thể hiện theo nguyên giá. Nguyên giá này bao gồm chi phí xây dựng, giá trị máy móc thiết bị và các chi phí trực tiếp khác. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang không được tính khấu hao cho đến khi các tài sản có liên quan được hoàn thành và đưa vào sử dụng Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng và phương pháp khấu hao nhanh cho các khoản mục TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Để thấy được tình trạng các TSCĐ hữu hình và vô hình còn mới hay củ, ta cần phân tích hệ số hao mòn. Hệ số hao mòn TSCĐ = Bảng 2.3: Phân tích hệ số hao mòn TSCĐ hữu hình Đơn vị tính: VND CHỈ TIÊU NGUYÊN GIÁ TSCĐ HAO MÒN LŨY KẾ HỆ SO HAO MÒN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2009 Nhà, vật kiến trúc 4.909.834.269 5.309.617.249 769.981.047 1.101.879.282 0,15 0,21 Máy móc thiết bị. 1.501.630.460 1.901.347.005 577.508.872 1.110.415.493 0,38 0,58 Phương tiện vận tải 13.517.729.749 14.554.398.393 4.904.479.282 9.733.785.688 0,36 0,66 Thiết bị và dụng cụ quản lý 2.406.691.816 2.678.492.551 1.850.562.396 2.433.194.241 0.77 0,91 Tổng cộng 22.335.886.294 24.443.855.198 8.102.531.597 14.379.274.704 0,36 0,59 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng số liệu đã tính toán có thể thấy được mức độ hao mòn tài sản của công ty khá lớn. Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2009 tăng so với năm 2008 0,23 (0,59 – 0,36) hay 23%. Điều này cho thấy TSCĐ tương đối của công ty tương đối cũ. - Nhà, vật kiến trúc năm 2008 có tỷ lệ khấu hao là 15% và năm 2009 là 21%. Điều này cho thấy nhà, vật kiến trúc công ty còn khá mới một phần là do công ty chỉ mới thành lập được vài năm. - Máy móc thiết bị năm 2008 có hệ số hao mòn là 38% và năm 2009 là 58%. Điều này cho thấy sau năm 2009 hệ số còn sử dụng của các máy móc thiết bị là 42%, công ty cần có kế hoạch đầu tư để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh. - Phương tiện vận tải năm 2009 có hệ số hao mòn tăng so với năm 2008, cụ thể là năm 2008 tỷ lệ khấu hao là 36%, còn năm 2009 là tăng 30%. - Thiết bị và dụng cụ quản lý có hệ số hao mòn rất cao. Cụ thể là năm 2008 tỷ lệ khấu hao là 77%, còn năm 2009 là 91%. Điều này cho thấy các thiết bị và dụng cụ quản lý đã sắp hết hạn sử dụng, công ty cần đầu tư để kịp thời phục vụ cho hoạt động quản lí doanh nghiệp. b. TSCĐ vô hình Trong kì công ty có các TSCĐ vô hình là phần mềm máy vi tính và quyền sử dụng đất. Bảng 2.4: Bảng phân tích hệ số hao mòn TSCĐ vô hình Đơn vị tính: VND CHỈ TIÊU NGUYÊN GIÁ TSCĐ HAO MÒN LŨY KẾ HỆ SO HAO MÒN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2009 Phần mềm máy tính 11.500.000 11.500.000 11.500.000 11.500.000 1 1 Quyền sử dụng đất 16.903.200.000 16.903.200.000 - - - - Tổng cộng 16.914.700.000 16.914.700.000 11.500.000 11.500.000 - - (Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV chinh.doc
  • docchinh.doc
Tài liệu liên quan